Luận văn Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Đông sơn, tỉnh Thanh Hóa

Lời cam đoan.i

Lời cám ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Các chữ viết tắt.iv

Danh mục các bảng biểu .v

Danh mục các sơ đồ, biều đồ . vii

Mục lục. viii

MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

DNNVV .4

1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .4

1.1.1. Khái niệm .4

1.1.2. Đặc điểm của DNNVV .8

1.1.3. Vai trò của DNNVV.11

1.1.4. Các nhân tố tác động đến DNNVV.12

1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.13

1.2. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV .15

1.2.1. Khái niệm hỗ trợ phát triển DNNVV.15

1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

Việt Nam được rút ra từ một số nước trên thế giới.24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỔ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV Ở

HUYỆN ĐÔNG SƠN .33

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN ĐÔNG SƠN .33

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội .33

Trường Đại học Kinh tế Huế

pdf94 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Đông sơn, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ký thành lập là 239 doanh nghiệp, tăng 24,5% so với cùng kỳ. Tỷ lệ giải thể, ngừng hoạt động tăng 32,9% so cùng kỳ, chiếm 5,7% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Trong tổng số 706 (8,4%) doanh nghiệp phá sản, giải thể thuộc mẫu điều tra có đến 69,4% là do sản xuất kinh thua lỗ, 28,4% doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, 15,1% doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm; 11,7% doanh nghiệp khó khăn về địa điểm sản xuất kinh doanh; 4,4% doanh nghiệp phải đóng cửa để thành lập doanh ngiệp mới/chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh và 4,7% doanh nghiệp đóng cửa để sáp nhập với doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp phá sản, giải thể có đến 89,7% cho biết sẽ không tiếp tục thành lập doanh nghiệp mới. Cũng tại bản báo cáo khảo sát lần này của Tổng cục Thống kê cho hay, năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp không nộp thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt là 22,1%. Khu vực FDI có tỷ lệ doanh nghiệp không nộp thuế giá trị gia tăng/thuế tiêu thụ đặc biệt cao nhất với 38,4%. Lý do chính khiến 92,5% số doanh nghiệp không nộp thuế là do không phải nộp thuế theo quy định. Chỉ có 7,5% doanh nghiệp trong số này thuộc diện phải nộp thuế nhưng không có khả năng nộp. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 31 c. Một nửa doanh nghiệp vừa và nhỏ mù mờ chính sách hỗ trợ Khi được hỏi về tình hình vay vốn, có tới 46,1% doanh nghiệp vừa và nhỏ không biết về những chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cho đối tượng doanh nghiệp mình. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, tới 41,9% doanh nghiệp không vay vốn. Trong số những doanh nghiệp đang vay vốn, đáng chú ý là có tới 75,3% doanh nghiệp nhà nước vay vốn từ ngân hàng quốc doanh trong khi doanh nghiệp FDI chỉ 25,4%. Về vấn đề lao động, theo kết quả điều tra, hiện tại, khu vực doanh nghiệp nhà nước có số doanh nghiệp dư thừa lao động cao nhất với 13,8%. Tiếp đến là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 8,2% trong khi doanh nghiệp FDI chỉ 3,9% là thừa lao động. Ngược lại doanh nghiệp FDI có tỉ lệ thiếu lao động cao nhất với 23,2%, đến khu vực doanh nghiệp nhà nước với 14,4% và thấp nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước với 10,7%. Có tới 54,8% số doanh nghiệp đang dư thừa lao động cho biết nguyên nhân do đang gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất kinh doanh. Báo cáo cũng đặc biệt lưu ý đến 6 yếu tố gây cản trở lớn nhất đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo thứ tự, các yếu tố này được sắp xếp lần lượt: lãi suất vốn quá cao (27,5%), lạm phát cao và biến động thất thường (19,2%), tiếp cận vốn khó khăn (17,5%), các yếu tố chi phí đầu vào như: chi phí vận tải cao (9,6%), điện giá cao cung cấp không ổn định (7%), xăng dầu, khí đốt liên tục tăng. Với những con số thống kê cụ thể như trên, nhà điều hành chính sách sẽ có cái nhìn toàn cảnh, khách quan và chân thực hơn về bức tranh kinh tế, thị trường hiện nay. Bởi, có hiểu, có “bắt đúng bệnh” thì “phương thuốc” đưa ra mới phù hợp và hiệu quả. 1.3.2.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian gần đây Những đổi mới về pháp luật kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp từ việc thành lập, đến việc thực hiện hoạt động kinh doanh dễ dàng và hiệu quả hơn, loại bỏ được phân biệt đối sử giữa các thành phần kinh tế về mặt pháp lý. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 32 Tổng kết bốn năm thi hành Luật Doanh nghiệp 1999, số lượng doanh nghiệp được đăng ký thành lập từ 2005-2010 tăng gấp 3 lần so với cả giai đoạn từ 2000-2004. Pháp luật về đất đai cũng được hình thành và từng bước hoàn thiện. Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, 17/2006/NĐ-CP, 84/2007/NĐ-CP đã quy định nhiều vấn đề cụ thể, trong đó có quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, về giải phóng mặt bằng... tạo điều kiện giải quyết mặt bằng cho doanh nghiệp. Pháp luật về tài chính như thuế, chế độ kế toán đã có nhiều đổi mới ngày càng hoàn thiện, theo hướng thuận lợi, công khai và minh bạch hơn, phù hợp với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế, kê khai thuế điện tử, chế độ một cửa vận hành tốt, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước về miễn giảm, gia hạn nộp thuế TNDN là bước tiến mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN trong thời kỳ khủng hoảng trên diện rộng. “Nghị quyết 08/2011/QH13 về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường [12],[13]”. Chế độ kế toán đối với DNNVV đã được từng bước cải thiện theo hướng đơn giản hoá chế độ kế toán, dễ áp dụng. Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 về chế độ kế toán đối với DNNVV thay thế quyết định 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2000. Pháp luật về tiền tệ, tín dụng đã tạo lập môi trường bình đẳng xoá bỏ sự phân biệt đối sử giữa các thành phần kinh tế. Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/01/2003 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho một số đối tượng là DNNVV vay vốn của tổ chức tín dụng không phải bảo đảm bằng tài sản. Ngoài ra, phát luật về tiền tệ, tín dụng còn tạo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, thả nỗi theo lãi xuất thị trường dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà Nước. Trư ờng ạ i họ c K inh tế H uế 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỔ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV Ở HUYỆN ĐÔNG SƠN 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN ĐÔNG SƠN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội 2.1.1.1. Vị trí địa lý Đông Sơn là huyện đồng bằng, nằm trong lưu vực của sông Mã, phía Đông giáp thành phố Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Thiệu Hóa, phía Tây giáp huyện Triệu Sơn, phía Nam giáp huyện Quảng Xương và huyện Nông Cống. Diện tích 82,41 km². Dân số năm 2012 là 74.217 người. Dân tộc kinh chiếm chủ yếu [18]. Triệu Sơn Thiệu Hoá Thành phốThanh Hoá Triệu Sơn B Thành phố Thanh HoáT huyện Đông Sơn Đ N Triệu Sơn Nông Cống, Quảng Xương Thành phốThanh Hoá Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đông Sơn bao gồm [18]: Thị trấn Rừng Thông nằm kẹp giữa hai quốc lộ 45 và 47, được thành lập theo Quyết định số 49/QĐ- TCCB ngày 28/01/1992. 1. Xã Đông Hoàng 2. Xã Đông Ninh 3. Xã Đông Khê 4. Xã Đông Hòa 5. Xã Đông Yên 6. Xã Đông Minh 7. Xã Đông Thanh 8. Xã Đông Thịnh 9. Xã Đông Văn 10. Xã Đông Phú 11. Xã Đông Nam 12. Xã Đông Quang 13. Xã Đông Xuân 14. Xã Đông Anh 15. Xã Đông Tiến Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 34 2.1.1.2. Lịch sử phát triển Đông Sơn là vùng đất cổ, nơi quần cư của người Việt cổ. Đây là một địa chỉ khảo cổ nổi tiếng ở Việt Nam, nơi phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn của người Lạc Việt, là địa điểm tìm thấy số lượng trống đồng nhiều nhất Việt Nam nên trống đồng được tìm thấy ở đây được gọi là trống đồng Đông Sơn. Sau Cách mạng Tháng Tám. Năm 1948, các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đông Sơn được tổ chức lại từ 22 xã xuống còn 13 xã đặt tên theo tên huyện, gồm Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Lĩnh, Đông Tiến, Đông Anh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Hưng, Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Hương... Cuối năm 1954, huyện lại được chia thành 25 xã gồm: Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Lĩnh, Đông Minh, Đông Thanh, Đông Tiến, Đông Anh, Đông Xuân, Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Phú, Đông Nam, Đông Quang, Đông Vinh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Cương, Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải, Đông Giang. Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn cùng với xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa sáp nhập vào thị xã Thanh Hoá. Nay thuộc địa bàn các phường Hàm Rồng, Nam Ngạn và Trường Thi, thành phố Thanh Hóa. Ngày 28 tháng 8 năm 1971, các xã Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương sáp nhập vào thị xã Thanh Hoá. Ngày 5-7-1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 177/CP trong đó sáp nhập 16 xã của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu, thành lập huyện Đông Thiệu (phần còn lại của huyện Thiệu Hoá sáp nhập với huyện Yên Định, thành lập huyện Thiệu Yên). Huyện Đông Thiệu có 31 xã, gồm: Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Lĩnh, Đông Minh, Đông Thanh, Đông Tiến, Đông Anh, Đông Xuân, Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Phú, Đông Nam, Đông Quang, Đông Vinh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Cương, Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Minh, Thiệu Tâm, Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế 35 Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu, Thiệu Vân, Thiệu Giao, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Thiệu Tân. Năm 1982, theo Quyết định số 149/QĐ-HĐBT ngày 30/8/1982, huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn. Năm 1992, thành lập thị trấn Rừng Thông trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Đông Lĩnh, Đông Tiến, Đông Xuân, Đông Tân. Ngày 18 tháng 11 năm 1996, tách 16 xã ở hữu ngạn sông Chu để tái lập huyện Thiệu Hóa theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ. Cũng trong năm 1996, xã Đông Cương sáp nhập vào thành phố Thanh Hoá. Năm 2006, thành lập thị trấn Nhồi trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Đông Hưng và Đông Tân. Tháng 2 năm 2012, một phần diện tích và dân số với 24,00 km² và 31.761 người của huyện Đông Sơn (gồm các xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi) được chuyển về thành phố Thanh Hoá. 2.1.1.3. Văn hoá, xã hội, giáo dục Đông Sơn là huyện có truyền thống khoa cử. Dân gian có câu: thầy đồ Hoằng Hoá, thầy khoá Đông Sơn. Nổi tiếng với hệ thống trò diễn dân gian: ngũ trò Viên Khê (dân ca, dân vũ Đông Anh, ở xã Đông Anh), ngũ trò Bôn (nay thuộc xã Đông Thanh), ngũ trò Rủn (nay thuộc xã Đông Khê). Ngày nay, nghệ nhân Thiều Quang Tùng (xã Đông Tiến) là một trong 2 nghệ nhân của tỉnh Thanh Hoá đã đúc phục chế được trống đồng (nghệ nhân còn lại ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, xưa cũng thuộc Đông Sơn). Tại thị trấn Rừng Thông có khu di tích lịch sử quốc gia tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dịp Người về thăm Thanh Hoá 2.1.1.4. Giao thông và các nguồn tài nguyên thiên nhiên Đường bộ: Quốc lộ 45, chạy từ thành phố Thanh Hóa, cắt ngang phía bắc huyện, qua thị trấn Rừng Thông, sang huyện Thiệu Hóa. Quốc lộ 47, chạy từ thành phố Thanh Hóa, cắt ngang phía bắc huyện, qua thị trấn Rừng Thông, sang huyện Triệu Sơn. Đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam, chạy từ thành phố Thanh Hóa, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, sang huyện Nông Cống. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 36 Đông sơn có nguồn tài nguyên từ núi đá, trữ lượng lớn (khu núi Nhồi), có làng nghề sản suất kinh doanh các sản phẩm từ đá như đá ốp lát, đá mỹ nghệ, đá xây dựng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nổi tiếng cả nước và trên thế giới. Là huyện có số lượng doanh nghiệp hoạt động nhiều thứ 2 sau Thành Phố Thanh Hoá. Các doanh nghiệp sản xuất đá ốp lát chủ yếu tập trung ở Đông Sơn. Thu NSNN trên địa bàn huyện chủ yếu từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. 2.1.1.5. Dân số và lao động Bảng 2.1: Dân số và lao động huyện Đông Sơn thời kỳ 2000-2012 ĐVT: Người Dân số Năm 2000 Năm 2005 Năm 2012 Tổng dân số 73.455 73.557 74.217 Phân theo giới tính Nam 36.502 36.595 36.890 Nữ 36.953 36.962 37.327 Lao động có việc làm Nam 16.780 16.730 16.838 Nữ 16.005 16.928 16.947 Tổng lao động có việc làm 33,785 33,658 33,456 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 huyện Đông Sơn. Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động cao, điều này phải ánh dân số trong huyện trẻ, sức lao động dồi dào. Sự biến động của lao động qua các năm không có sự thay đổi lớn nào, không thấy có sự di cư lớn, điều này phản ánh nhân dân trong huyện ít phải rời bỏ quê hương đi lằm ăn xa, chứng tỏ các DNNVV trong huyện đã thu hút được lượng lớn lao động địa phương. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 37 Bảng 2.2: Lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế huyện Đông Sơn thời kỳ 2000-2012 ĐVT: người Ngành nghề 2000 2005 2012 Ngành sản xuất 11.250 11.100 12.800 Ngành xây dựng 4.220 4.350 5.050 Ngành vận tải 2.560 1.660 1.500 Ngành thương nghiệp 5.500 4.500 2.500 Ngành dịch vụ 3.500 4.030 4.250 Ngành ăn uống 2.755 2.968 3.106 Ngành khác 4.000 4.050 4.250 Tổng 33.785 33.658 33.456 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 huyện Đông Sơn. Theo số liệu bảng 2.2 ta thấy số lao động hoạt động trong ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất (Sản xuất đá các loại và các thành phẩm từ đá) chiếm 29,77%, tiếp theo là ngành xây dựng, ngành dịch vụ, ngành vận tải chiếm tỷ trọng thấp nhất. Bảng 2.3: Trình độ lao động của DNNVV huyện Đông Sơn thời kỳ 2000-2012 ĐVT: người Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2012 Số lao động % Số lao động % Số lao động % Tổng số (lao động) 33.785 100 33.658 100 33.456 99 Trên đại học 24 0,07 67 0,20 130 0,39 Đại học, cao đẳng 1.672 4,95 2.359 7,01 4.483 13,40 Các ngành kỹ thuật 493 1,46 724 2,15 1.000 2,06 Trung học chuyên nghiệp 2.405 7,12 2.753 8,18 4.761 14,23 Công nhân viên kỹ thuật 10.342 30,61 19.949 59,37 16.688 49,88 Lao động chưa qua đào tạo 18.849 55,79 7.805 23,19 6.393 19,11 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 huyện Đông Sơn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 38 Theo kết quả cuộc khảo sát, điều tra doanh nghiệp tại 30 tỉnh phía bắc năm 2004 của Bộ KH&ĐT với sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, có 0,31% có trình độ trên đại học, 8,72 % có trình độ đại học, cao đẳng (trong đó 1,58% thuộc các ngành kỹ thuật), 10,5% có trình độ trung học chuyên nghiệp, 43,14% là trình độ công nhân kỹ thuật, có 37,34% là lao động chưa qua đào tạo. Tuy còn nhiều khó khăn do trình độ của lao động còn hạn chế nhưng nếu so với chỉ tiêu lao động qua đào tạo chung của toàn tỉnh là 26% năm 2004, thì trình độ lao động trong doanh nghiệp đã có những cải thiện đáng kể so với những năm trước đây. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Sơn Đông Sơn là cửa ngõ quan trọng của các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, có đầy đủ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ được những thuận lợi đó, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Đông Sơn luôn chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, lấy CN - TTCN làm mũi nhọn trong chiến lược phát triển toàn diện. Những năm qua, với sự chỉ đạo đúng hướng, kịp thời của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, nền kinh tế Đông Sơn đã có những chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt mức kế hoạch đặt ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 10%. Với mục tiêu lấy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làm nền tảng trọng tâm cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn, huyện Đông Sơn đã có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm làng nghề, chú trọng khôi phục nghề truyền thống, thu hút nghề mới, hỗ trợ các xã đầu tư phát triển mạng lưới giao thông huyện. Đồng thời, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, UBND Huyện đã phối hợp các ngành thành lập Hiệp hội đá Đông Sơn - Thanh Hóa, đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia tìm kiếm thị trường tại các nước châu Âu. Trong 2 năm qua, huyện Đông Sơn đã triển khai thực hiện một cách sâu rộng Nghị quyết 05 ngày 09/5/2003 của BCH Đảng bộ Huyện về phát triển CN - TTCN giai đoạn 2003 – 2010. UBND huyện Đông Sơn đã thể chế hóa thành đề án để tổ chức thực hiện, chỉ đạo các phòng chức năng, các ban ngành liên quan thực hiện. Trư ờ g Đạ i họ Kin h tế Hu ế 39 Bước đầu tiên là tập trung chỉ đạo xây dựng, lập quy hoạch các khu công nghiệp, chủ yếu là khu công nghiệp Đông Lĩnh (8,6 ha), Vức (176 ha) và 5 cụm nghề chính: Đông Hưng, Đông Tân, Đông Anh, Đông Tiến, Đông Nam để mời gọi các doanh nghiệp trong huyện và trong tỉnh vào đầu tư. Bên cạnh đó, Huyện còn đặc biệt chú trọng đến việc duy trì, khôi phục nghề truyền thống từ nguồn tài nguyên quý giá là đất để sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ trong nước và đá để sản xuất ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Hiện tại, Huyện đang chỉ đạo triển khai hoàn thành Dự án Đá mỹ nghệ làng Nhồi. Dự án này đã xây dựng được mô hình 3 doanh nghiệp, 30 lao động có tay nghề được cấp chứng chỉ chế tác đá. Ngoài duy trì và khôi phục các nghề truyền thống, huyện Đông Sơn còn mở rộng việc thu hút, du nhập, nhân cấy ngành nghề mới. Để đẩy mạnh hơn nữa việc tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Đông Sơn đã tiến hành du nhập, nhân cấy nghề mới vào các xã thuần nông. Trong 2 năm qua, các cấp chính quyền và nhân dân trong Huyện đã phát huy có hiệu quả tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng đất ở các xã phía Nam để xây dựng 2 nhà máy và một số xí nghiệp sản xuất gạch tuynen. Ngoài ra, Huyện đã du nhập được nghề chế tác đá mỹ nghệ trang sức vào 2 xã Đông Hoàng và Đông Minh. Từ chỗ chỉ có 2 hộ với 30 lao động, đến nay, Đông Hoàng đã phát triển thành 15 hộ với 322 lao động có mức thu nhập ổn định, bình quân từ 400 - 500 ngàn đồng/người/tháng. Trong tương lai, Huyện còn dự kiến đưa nghề mây tre đan, may mặc và một số nghề khác du nhập vào các xã. Cùng với những thế mạnh sẵn có. Hai năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế theo tinh thần NQ 05/ BCH Đảng bộ Huyện, tình hình sản xuất trên địa bàn đã đi vào ổn định và phát triển có hiệu quả. Chỉ tính riêng năm 2004, doanh thu công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp là 194 tỉ đồng. Trong quá trình phát triển, huyện ủy HĐND và UBND huyện Đông Sơn luôn quan tâm đúng mức đến các lĩnh vực kinh tế khác như thương mại, dịch vụ du lịch và nông nghiệp. Đây là những lợi thế lớn cho việc phát triển thương mại dịch vụ. Hiện nay, Huyện đang tiến hành quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm nghề và từng bước hình thành các thị trấn, thị tứ, các trung tâm kinh tế, đây là tiền đề cho việc phát triển các trung tâm Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 40 thương mại, các cơ sở kinh doanh thương mại cho những năm tiếp theo. Hiện nay, toàn huyện có 1.897 hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ, trong đó, kinh doanh thương nghiệp có 1038 hộ, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa có 504 hộ, kinh doanh ăn uống có 240 hộ, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 20 hộ, phục vụ y tế 15 hộ, photo 20 hộ, phục vụ cá nhân cộng đồng 60 hộ. Thị trường xuất khẩu của Huyện có chiều hướng phát triển tốt, hiện tại có 16 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, thị trường chủ yếu là Bỉ, Hà Lan, Mỹ, Úc, Hàn Quốc ... Năm 2004, tổng doanh thu thương mại đạt khoảng 23.341 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2003. Riêng xuất khẩu đạt 5.279.300 USD đạt 105,6% kế hoạch, tăng 47,7% so với năm 2003. Mặc dù có lợi thế lớn để phát triển thương mại, đặc biệt là phát triển lĩnh vực xuất khẩu, nhưng do xuất khẩu đang ở dạng tiểu ngạch, mặt hàng chưa đa dạng, chủ yếu là xuất khẩu thô, cạnh tranh tự phát dẫn đến sản phẩm bị ép giá, phá giá nên kết quả trên lĩnh vực thương mại còn khiêm tốn. Trong công tác quản lý và sản xuất nông nghiệp, huyện luôn coi trọng chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, xây dựng một số trang trại, thực hiện chỉ tiêu sản xuất lúa lai, giành một phần đất xây dựng vùng chuyên canh: giống lúa thơm, ớt, dược liệu, hoa, rau an toàn; tập trung mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi, nhất là thủy lợi nội đồng, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Với những thành tựu đáng kể đạt được trong quá trình phát triển kinh tế cùng với sự cố gắng quyết tâm của các cấp, ngành và nhân dân huyện Đông Sơn, trong tương lai, nền kinh tế của cả Huyện sẽ phát triển vững mạnh toàn diện hơn nữa. Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội huyện Đông Sơn thời kỳ 2000-2010 Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 11 13 16 Tổng sản lượng lương thực 1000 tấn 25 23 22,5 Tổng thu Ngân sách Tỷ đồng 5 8 15 Tổng doanh thu Tỷ đồng 780 1.190 2.148 Nguồn: BC kinh tế - xã hội huyện Đông Sơn, niên giám thống kê 2006-2010. Trư ờng Đạ i ọ Kin h tế Hu ế 41 Kinh tế - xã hội của huyện Đông Sơn trong giai đoạn 2005-2010 đã có những khởi sắc, phát triễn nhanh hơn các năm trước, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều tăng trưởng mạnh, đặc biệt xuất khẩu đá xẽ, đá ốp lát, sang các nước, thị trường châu âu, châu phi.... đạt kết quả cao, tiềm năng thế mạnh của huyện đã được khai thác đúng hướng. Việc đầu tư máy móc, trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến vào SXKD có chuyển biến tích cực. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu tiếp tục được đầu tư xây dựng. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, các khu công nghiệp, khu trung cư được đầu tư xây dựng với quy mô lớn. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp sang các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và công nghệp hóa tăng nhanh. Huy động được nội lực, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, các mô hình kinh tế hộ khai thác đá, khắc đá mỹ nghệ đang được triễn khai và nhân rộng. Các vấn đề tệ nạn xã hội có xu hướng giảm hơn xo với các năm trước. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV Ở HUYỆN ĐÔNG SƠN DNNVV trên địa bàn thực sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng hoạt động kể từ khi có Luật Doanh nghiệp ra đời. Theo số liệu tổng kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tăng gấp 4 lần giai đoạn 2000- 2004, làm cho bộ mặt huyện có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng khang trang, giao thông thủy lợi được đầu tư mạnh. Kết quả phát triển DNNVV được thể hiện trên một số khía cạnh như sau: 2.2.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, từ năm 1991, các DNNVV ở Đông Sơn có bước phát triển vượt bậc. Số lượng doanh nghiệp huyện Đông Sơn phát triển nhanh qua các năm từ 40 DN (năm 2000) tăng lên 88 DN (năm 2005) gấp hơn 2 lần, mà đỉnh điểm của sự tăng về số lượng trên là từ năm 2005 đến 2010 số lượng DNNVV tăng đột biến. Tr ng Đ ại h ọc K inh tế H uế 42 Bảng 2.5: Số lượng và tỷ trọng DNNVV giai đoạn 2000 - 2012 ĐVT: Doanh nghiệp Loại hình DN 2000 2005 2010 2012 Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Tổng số 40 100 88 100 210 100 241 100 CT TNHH 13 33 20 23 85 40 101 42 Công ty CP 4 10 10 11 18 9 31 13 DN tư nhân 15 38 48 55 94 45 97 40 HTX 8 20 10 11 13 6 12 5 Nguồn: Cục Thuế Thanh Hoá 2000, 2012. Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng DNNVV theo loại hình DN huyện Đông Sơn năm 2012 2.2.2. Quy mô các DNNVV Biểu đồ 2.2. Quy mô vốn DNNVV trên địa bàn huyện Đông Sơn năm 2012 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Dưới 2 tỷ đồng Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ Từ 10 tỷ trở lên 65% 18% 13% 4% Dưới 2 tỷ đồng Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ 0% 10% 20% 30% 40% 50% CT TNHH CT CP DNTN HTX 42% 13% 40% 5% CT TNHH CT CP DNTN HTX Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 43 Bảng 2.6: Số lượng DNNVV theo loại hình doanh nghiệp và quy mô vốn huyện Đông Sơn năm 2012 ĐVT: Doanh nghiệp Loại hình DN Theo quy mô vốn năm 2012 Số DN dưới 2 tỷ 2 đến 5 tỷ 5 đến 10 tỷ >10 tỷ % 100 65 18 13 4 Tổng số 241 157 43 32 9 Công ty TNHH 101 62 20 16 3 Công ty cổ phần 31 12 6 8 5 Doanh nghiệp tư nhân 97 73 15 8 1 Hợp tác xã 12 10 2 0 0 Nguồn: Cục Thuế Thanh Hoá 2012 DNNVV chiếm tỷ trọng cao về số lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giai đoạn 2005-2010 đạt được tốc độ tăng cao là do kết quả triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp trên địa bàn. Quy mô doanh nghiệp chủ yếu thuộc loại siêu nhỏ và nhỏ, vốn bình quân sấp xỉ 3 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tính đến năm 2012, số lượng doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm khoảng 17%, còn 75% là có vốn dưới 2 tỷ đồng; số doanh nghiệp có số lao động từ 100 đến 150 người chỉ chiếm khoảng 1-2%. Có thể nói, nếu không tính đến các hộ kinh doanh cá thể thì doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (chiếm 99% tổng số cơ sở sản xuất - kinh doanh). Biểu 2.3: Tỷ trọng DNNVV theo lao động năm 2012 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Dưới 20ngTừ 20ng đến dưới 50ng từ 50ng đến dưới 100ng Từ 100ng trở lên 73% 19% 6% 2% Dưới 20ng Từ 20ng đến dưới 50ng từ 50ng đến dưới 100ng Từ 100ng trở lên Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 44 Bảng 2.7: Tỷ trọng DNNVV theo loại hình doanh nghiệp và theo lao động huyện Đông Sơn năm 2012 ĐVT: Doanh nghiệp Loại hình DN Theo quy theo lao động Số DN dưới 20 người từ 20 đến 50 người từ 50 đến 100 người 100 người trở lên % 100 73 19 6 2 Tổng số 241 177 45 15 4 Công ty TNHH 101 73 20 6 2 Công ty cổ phần 31 19 6 5 1 Doanh nghiệp tư nhân 97 76 16 4 1 Hợp tác xã 12 9 3 0 0 Nguồn: Cục Thuế Thanh Hoá 2012. Qua bảng 2.6 và 2.7 ta thấy DNNVV có mặt tại tất cả các loại hình doanh nghiệp và giảm dần theo quy mô vốn và lao động. Quy mô vốn càng cao thì số DNNVV càng ít, có 4% DNNVV có số vốn trên 10 tỷ đồng, 13% DNNVV có vốn trên 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, 65% DNNVV có vốn dưới 2 tỷ đồng. Có 2% số DNNVV sử dụng trên 100 lao động, 73% DNNVV sử dụng dưới 20 lao động. Có thể nó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_ho_tro_phat_trien_cac_doanh_nghiep_nho_va_vua_huyen_dong_son_tinh_thanh_hoa_9127_1909270.pdf
Tài liệu liên quan