Luận văn Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Long - Tỉnh Vĩnh Long

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Danh mục các từ viết tắt .iii

Mục lục . . .iv

Danh mục các bảng . . .vii

Danh mục các hình vẽ, đồ thị . .viii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 2

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3

5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN . 6

PHẦN NỘI DUNG. 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .7

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.7

1.1.1 Một số khái niệm.7

1.1.2 Mục tiêu và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.9

1.1.3 Nội dung đào tạo nguồn nhân lực .11

1.1.4 Nội dung phát triển NNL.23

1.1.5 Đặc điểm của nguồn nhân lực trong đơn vị hành chính Nhà nước .25

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển NNL .27

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.31

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính .31

1.2.2 Phương pháp thống kê mô tả .34

Tóm tắt chương 1 . 34

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Long - Tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh. - Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 39 + Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng xã phường, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt; + Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp; + Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn; + Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn Thành Phố; + Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn; + Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn. - Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn Thành Phố và tổ chức thực hiện sau khi được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt; + Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xóa mù chữ và các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử; 40 + Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào về văn hóa, hoạt động của các trung tâm văn hóa - thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý; + Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; + Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm; + Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức thực hiện phong trào xóa đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo. - Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương; + Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; + Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa trên địa bàn thành phố; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương. - Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ Thành Phố; quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân 41 tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ; + Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; + Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân Thành Phố vững mạnh, bảo vệ bí mật Nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; + Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương; + Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo; + Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt; + Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân ở địa phương; + Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Trong việc thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước 42 cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân Thành phố; + Tổ chức thực hiện và chỉ đạo UBND xã, phường thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, tài sản và lợi ích hợp pháp của công dân; + Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn; + Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật; + Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra Nhà nước; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hòa giải ở xã, phường. - Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật; + Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của UBND cấp trên; + Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp trên; + Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của Thành Phố; + Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân Thành Phố thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định. + Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị của Thành Phố trình Hội đồng nhân dân Thành Phố thông qua để trình cấp trên phê duyệt; + Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đô thị của Thành Phố trên cơ sở quy hoạch chung; kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị; biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị; biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống dân cư trên địa bàn; 43 + Thực hiện quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật; + Quản lý, kiểm tra đối với việc sử dụng các công trình công cộng được giao trên địa bàn; việc xây dựng trường phổ thông quốc lập các cấp; việc xây dựng và sử dụng các công trình công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, nội thành, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị ở địa phương; + Quản lý các cơ sở văn hóa - thông tin, thể dục thể thao của Thành Phố; bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do Thành Phố quản lý. 2.1.3 Bộ máy tổ chức 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo UBND thành phố Vĩnh Long gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch. Người đứng đầu UBND thành phố Vĩnh Long là Chủ tịch UBND, trên danh nghĩa là do Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Long bầu. Đồng thời, Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Long cũng là Phó Bí thư Thành ủy. Các thành viên UBND thành phố Vĩnh Long có 09 thành viên, gồm Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và các ủy viên. Thực hiện theo Nghị định số 16/NĐ-CP, ngày 10/4/2009 trên cơ sở nâng cấp từ thị xã Vĩnh Long lên thành phố Vĩnh Long. Thành phố Vĩnh Long có 12 phòng ban chuyên môn. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp Thành phố là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp Thành phố và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp Thành phố chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Cụ thể như sau: + Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ quan hành 44 chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; CBCC, viên chức Nhà nước; CBCC xã, phường; hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ Nhà nước; thi đua - khen thưởng. Hình 2. 3 Sơ đồ tổ chức của UBND Thành phố Vĩnh Long Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Vĩnh Long tháng 5/2016 Theo Hình 2.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của UBND thành phố Vĩnh Long gồm 02 cấp: Lãnh đạo UBND thành phố Vĩnh Long (01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch) và các phòng ban chuyên môn (12 đơn vị): + Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm chung về công tác quản lý Nhà nước trên các địa bàn; các Phó Chủ tịch được phân công phụ trách 03 lĩnh vực chính: Kinh tế, Đô Thị và Văn hóa – Xã hội. Các Phó Chủ tịch có quyền chỉ đạo điều hành tất cả các phòng ban khi cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện được công việc cấp trên giao. + Các phòng ban chuyên môn chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn và Chủ Tịch UBND Thành Phố Vĩnh Long Phó Chủ Tịch Đô Thị Phó Chủ Tịch Kinh Tế Phó Chủ Tịch Văn xã Phòng Q L Đ T Phòng Y T ế Phòng tư Pháp V P U B N D - H Đ N D Phòng T hanh T ra Phòng V H T T Phòng G D -Đ T Phòng L Đ –T B & X H Phòng T N & M T Phòng kinh T ế Phòng T C -K H Phòng N ội V ụ X Phòng Q L Đ T Phòng Y T ế Phòng tư Pháp V P U B N D - H Đ N D Phòng T hanh T ra Phòng V H T T Phòng G D -Đ T Phòng L Đ –T B & X H Phòng T N & M T Phòng kinh T ế Phòng T C -K H Phòng N ội V ụ 45 tham mưu thường trực UBND Thành Phố chỉ đạo các nội dung liên quan đến lĩnh vực đơn vị phụ trách. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được nêu ở trên. + Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp UBND cấp Thành Phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác. + Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp Thành Phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. + Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp Thành Phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ. + Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp Thành Phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới. + Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp Thành Phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản. + Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp Thành Phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn CBCC quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo. + Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp Thành Phố thực hiện 46 chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: Y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số. + Phòng Thanh tra Thành Phố: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp Thành Phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp Thành Phố; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. + Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân cấp Thành Phố về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan Nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. + Phòng Kinh tế: Tham mưu, giúp UBND Thành Phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại. + Phòng Quản lý Đô thị: Tham mưu, giúp UBND Thành Phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: Cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị). 2.1.3.2 Chế độ làm việc UBND Thành Phố làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Chủ tịch UBND Thành Phố quyết định tất cả vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Thành Phố và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước UBND tỉnh về tất cả mặt hoạt động của UBND Thành phố và trước pháp luật. Các Phó Chủ tịch UBND Thành Phố được Chủ tịch UBND Thành Phố phân công phụ trách một số lĩnh vực 47 công tác. Phó Chủ tịch UBND Thành Phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành Phố, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về phần công việc được phân công phụ trách. UBND Thành Phố đảm bảo họp giao ban hàng tuần để kiểm điểm tình hình thực hiện công tác trong tuần và xây dựng chương trình công tác cho tuần kế tiếp. Đồng thời tổ chức các cuộc họp bất thường để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm có báo cáo về UBND tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,.. trên địa bàn và đề ra chương trình, kế hoạch kỳ sau, kiến nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác được giao. Thủ trưởng các phòng ban và tương đương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành Phố về tất cả công việc được giao của phòng. Phó Trưởng phòng và tương đương, những người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách một số công tác và được ủy quyền điều hành toàn bộ công việc của phòng khi trưởng phòng vắng mặt. 2.1.4 Thực trạng cơ cấu NNL tại UBND thành phố Vĩnh Long 2.1.4.1 Cơ cấu lao động theo giới tính Bảng 2.1 Số liệu thu thập phân theo giới tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giới tính Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Nam 60 61,2 64 59,8 69 60,5 76 60,8 82 60,3 Nữ 42 42,8 43 40,2 45 39,5 49 39,2 54 39,7 Tổng cộng 98 100 107 100 114 100 125 100 136 100 Nguồn: Số liệu Phòng nội vụ thành phố Vĩnh Long Qua kết quả thống kê Bảng 2.1, ta thấy tỷ lệ nam và nữ tăng hàng năm, trong đó tỷ lệp nam cao hơn nữ. Đây có thể do đặc thù riêng của đơn vị nên cơ cấu số 48 lượng cán bộ nữ ít so với nam. Đa phần lãnh đạo là nam chỉ cơ cấu nữ theo tỷ lệ phần trăm cấp trên yêu cầu. Hình 2.4 Cơ cấu lao động theo giới tính của CBCC thành phố Vĩnh Long Nguồn: Số liệu Phòng nội vụ thành phố Vĩnh Long 2.1.4.2 Cơ cấu lao động theo vị trí công tác Bảng 2.2 Số liệu thu thập phân theo vị trí công tác Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chức vụ Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Lãnh đạo 22 20 24 21 27 22 30 23 32 23,5 CBCC 88 80 90 79 94 78 98 77 104 76,5 Tổng 110 100 114 100 121 100 128 100 136 100 Nguồn: Số liệu Phòng nội vụ thành phố Vĩnh Long Qua kết quả thống kê Bảng 2.2, ta thấy năm 2015 số lượng lãnh đạo là 32 người và 104 CBCC. Điều này phản ảnh đúng trong thực tế vì do Thành phố có quy mô dân số và diện tích nhỏ, tình hình kinh tế phát triển mạnh nên theo quy định của UBND tỉnh Vĩnh Long, các phòng ban được phép bình quân gồm 01 Trưởng và 02 đến 03 Phó trưởng phòng hoặc tương đương. Với 12 phòng ban chuyên môn thuộc 49 thành phố, số lượng và tỷ lệ giữa lãnh đạo và CBCC như kết quả khảo sát là phù hợp với số liệu thực tế của địa phương. Hình 2.5 Cơ cấu lao động theo vị trí công tác của CBCC thành phố Vĩnh Long Nguồn: Số liệu Phòng nội vụ thành phố Vĩnh Long 2.1.4.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi Phần này phân tích cơ cấu độ tuổi của CBCC tại UBND Thành Phố và tìm hiểu mối quan hệ giữa độ tuổi với năng lực làm việc. Theo kết quả thu thập được độ tuổi của CBCC tại UBND Thành Phố được thống kê như sau: Bảng 2.3 Số liệu thu thập phân theo độ tuổi Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Độ tuổi Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người ) % Dưới 30 tuổi 4 3,8 6 5,4 10 8,3 14 10,8 16 11,8 Từ 30 đến 44 55 52,4 59 53,2 65 53,7 69 53,5 74 54,4 Từ 5 đến 54 28 26,7 30 27 32 26,4 34 26,4 36 26,5 Trên 55 18 17,1 16 14,4 14 11,6 12 9,3 10 7,3 Tổng 105 100 111 100 121 100 129 100 136 100 Nguồn: Số liệu Phòng nội vụ thành phố Vĩnh Long 50 Hình 2.6 Cơ cấu lao động theo độ tuổi của CBCC thành phố Vĩnh Long Nguồn: Số liệu Phòng nội vụ thành phố Vĩnh Long Qua kết quả thống kê Bảng 2.3, ta thấy trong năm 2015 số lượng CBCC có độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ khá cao (Dưới 30 tuổi chiếm 11,8 %; Từ 30 đến 44 tuổi chiếm 54,4%), có thể do một số nguyên nhân dưới đây: + Trước đây (năm 2007) Thị Xã Vĩnh Long chỉ có 8 phòng ban, nay tăng lên thành 12 phòng ban nên cần tuyển thêm nhân sự mới. + Nhu cầu trẻ hóa CBCC, tinh giản biên chế theo hướng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn. Những lao động lớn tuổi không có trình độ, không đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời kỳ mới sẽ được vận động nghỉ hưu sớm theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ. Đồng thời những CBCC này cũng muốn được nghỉ hưu sớm theo chính sách trên vì được hưởng một số tiền trợ cấp nhưng vẫn có chế độ hưởng lương hưu như bình thường. 2.1.4.4 Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo Phần này phân tích trình độ đào tạo chuyên môn của nhân viên để có cơ sở đánh giá trình độ CBCC hiện nay của UBND Thành Phố . Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm CBCC bên cạnh các yêu cầu về trình độ chính trị và phẩm chất đạo đức; đồng thời cũng là một trong những cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao. 51 Bảng 2.4 Số liệu thu thập phân theo trình độ đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chỉ tiêu Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Sau đại học 1 0,9 3 2,6 6 5 8 6,3 12 8,8 Đại học 85 78 90 78,9 95 79,2 102 79,7 108 79,4 Cao đẳng 14 12,8 12 10,5 11 9,2 8 6,3 7 5,2 Trung cấp 9 8,3 9 8 8 6,6 10 7,7 9 6,6 Tổng cộng 109 100 114 100 120 100 128 100 136 100 Nguồn: Số liệu Phòng nội vụ thành phố Vĩnh Long Hình 2.7 Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo của CBCC thành phố Vĩnh Long Nguồn: Số liệu Phòng nội vụ thành phố Vĩnh Long Qua kết quả thống kê Bảng 2.4, trong năm 2015 số lượng CBCC có trình độ trên Đại học là 12 người, chiếm 8,8%, nguyên nhân do cấp độ đào tạo này đòi hỏi khắc khe hơn; đồng thời việc thu hút nhân lực có trình độ trên đại học vào làm việc tại cơ quan Nhà nước là rất khó khăn. Số CBCC có trình độ cao đẳng và trung cấp là 16 người, chiếm tỷ lệ tương đối thấp 11,8 %; nguyên nhân do chủ yếu các CBCC này làm công tác văn thư, lưu trữ và đã lớn tuổi nên không có nhu cầu học lên. Riêng số CBCC có trình độ Đại học tính đến 31/12/2015 là 108 người, chiếm tỷ 52 lệ rất cao 79,4 %; nguyên nhân do khi tuyển dụng mới sẽ yêu cầu cần người có trình độ đại học, hoặc do CBCC học lên để đáp ứng công việc hoặc do yêu cầu chuẩn hóa CBCC theo quy định về các tiêu chuẩn CBCC. Theo quan điểm của tác giả đối với tiêu chí này, đã không xét đến mối quan hệ giữa trình độ đào tạo và năng lực làm việc trong cùng một điều kiện nhất định vì thực tế đây là điều dĩ nhiên. Thông thường người có trình độ bao giờ cũng làm việc tốt hơn do đặc thù công việc của CBCC là làm việc bằng trí óc nhiều hơn lao động chân tay. 2.1.4.5 Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác Khác với mô hình tổ chức của các công ty, doanh nghiệp; tại các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tuyển dụng theo biên chế hoặc hợp đồng lâu dài, giúp người lao động yên tâm trong công tác. Do đó, tác giả đã tạm chia thành 03 nhóm thâm niên công tác nhằm tìm ra mối quan hệ của chúng với năng lực làm việc. - Xét theo tỷ lệ %, ta có biểu đồ thống kê như sau: Hình 2.8 Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác của CBCC thành phố Vĩnh Long Nguồn: Số liệu Phòng nội vụ thành phố Vĩnh Long Qua kết quả thống kê Hình 2.8 ta thấy số lượng CBCC làm dưới 10 năm chiếm tỷ lệ khá cao 26,5% qua đó cho thấy công tác tạo nguồn CBCC cho UBND Thành Phố là khá tốt nhằm kế thừa CBCC đến tuổi về hưu, ngoài ra nguồn nhân 53 lực chủ chốt của Thành Phố có thời gian làm việc từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ lệ 60,3% rất cao và CBCC làm trên 20 năm chiếm tỷ lệ tối đối thấp 13,2%. Qua đó cho thấy NNL của UBND Thành Phố tương đối trẻ, có kinh nghiệm và giàu lòng nhiệt huyết với công việc. Trên đây là phần phân tích cơ cấu nguồn nhân lực của UBND Thành Phố giai đoạn 2011-2015 và sự ảnh hưởng của nó. Đây chính là cơ sở để tác giả phân tích sâu hơn, có những đánh giá khách quan về thực trạng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND Thành Phố dựa trên các phân tích ở phần kế tiếp. 2.1.5 Tình hình công tác đào tạo CBCC tại UBND thành phố Vĩnh Long trong 5 năm (2011-2015) Về chủ trương, lãnh đạo UBND Thành Phố rất quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển NNL của UBND Thành Phố , luôn chỉ đạo sâu sát và kịp thời đến các phòng ban lập danh sách cử CBCC đi học và khuyến khích CBCC tự túc đi học để nâng cao nghiệp vụ, chuẩn hóa CBCC. Tuy nhiên, số đối tượng thực tế được cử đi học chủ yếu là theo học các lớp Anh văn, các lớp nghiệp vụ; số đối tượng được cử đi học các lớp cao cấp chính trị, cử nhân chính trị còn tương đối ít vì phải qua nhiều cấp xét duyệt và ngoài thẩm quyền của Lãnh đạo Thành Phố. Bên cạnh đó, định kỳ vào cuối năm, mỗi phòng ban đều rà soát, có báo cáo về nhu cầu cần đào tạo về chín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_hoan_thien_cong_tac_dao_tao_va_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan