BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG 5
LỜI CAM ĐOAN 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ
10
1.THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ 10
1.1.Khái niệm, đặc điểm của thuế 10
1.1.1.Khái niệm 10
1.1.2. Đặc điểm 11
1.2.Vai trò của thuế 15
2.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ SẮC THUẾ CHỦ YẾU 18
2.1.Một số loại thuế chủ yếu 18
2.1.1.Thuế môn bài 18
2.1.2. Thuế GTGT 20
2.1.3.Thuế TNDN 23
3.QUẢN LÝ THUẾ 25
3.1. Khái niệm 25
3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế 25
3.3.Nội dung cơ bản của công tác quản lý thuế 28
3.3.1.Tổ chức bộ máy 28
3.3.2.Chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế các cấp 29
3.4.Nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý thuế 30
3.4.1.Quản lý đối tượng nộp thuế 31
3.4.2.Quản lý đối tượng tính thuế 31
3.4.3.Công tác tính thuế 32
3.4.4.Nộp thuế vào ngân sách 33
3.4.5. Công tác thanh tra,kiểm tra chống thất thu thuế 33
4.MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG
TÁC QUẢN LÝ THUẾ
34
5.KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC 40
Kết luận chương I 43
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU THUẾ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH
44
2.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 44
2.1.1.Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 44
2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội 44
2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 47
2.2.2.Phương pháp phân tích 47
2.2.2.1.Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng 47
112 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại địa bàn huyện Nam trực, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoán
x
Tỷ lệ
GTGT
x
Thuế suất
Thuế GTGT
Thuế
TNCN
=
Doanh thu
khoán
x
Tỷ lệ
TNCN
x
Thuế suất
Thuế TNCN
Thuế
Tài nguyên
=
Doanh thu
khoán
x
Thuế suất
Thuế Tài nguyên
2.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế
- Tỷ lệ huy
động thuế
=
Số thuế thực thu
Tổng thu nhập quốc nội (GDP)
- Tỷ lệ nợ đọng thuế
- Chi phí quản lý thu thuế/tổng thuế thu được.
- Hiệu quả đầu tư
chi phí thu thuế
=
Tổng thuế thu
Tổng chi phí đầu tư cho thu thuế
- Hiệu quả đầu tư
cho lao động thu thuế
=
Tổng thuế thu
Tổng chi phí cho lao động thu thuế
2.3. TÌNH HÌNH THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM
TRỰC GIAI ĐOẠN 2008 -2012
2.3.1. Tình hình thực hiện nguồn thu thuế
(%)
(lần)
(lần)
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 50 Khóa 2012A
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp về nghiệp vụ, chính
sách của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế và sự chỉ đạo thường xuyên
của Thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự phối kết hợp của các
ban ngành, sự đồng thuận của nhân dân, sự đóng góp của các doanh nghiệp,
cùng với sự vươn lên không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn ngành,
Chi cục thuế huyện Nam Trực đã đạt được những kết quả như sau (xem bảng
2.3 trang 50):
Qua bảng số liệu về tình hình thực hiện ngân sách hàng năm cho thấy
ngành thuế Nam Trực đã tổ chức công tác hành thu đạt chỉ tiêu ngân sách
của tỉnh và trung ương giao. Mức động viên vào ngân sách nhà nước hàng
năm đều tăng. Nguồn thu chủ yếu tập trung vào các khoản thu thuế từ khu
vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và các biện pháp tài
chính khác: như thu cấp quyền sử dụng đất và các khoản thu khác.
Bảng 2.3: Biến động cơ cấu nguồn thu thuế của huyện qua 3 năm 2010-2012
STT CHỈ TIÊU
SỐ THU QUA CÁC NĂM
2010 2011 2012 So sánh 12/10
TỔNG
THU
%
TỔNG
THU
%
TỔNG
THU
%
+
%
-
TỔNG THU 52.223.613 100 94.314.122 100 74.022.327 100 21.798.714 1.377
1
Thu từ DNNN
TW 317.435 0,61 380.603 0,40 33.344 0,05 -284.091 10,50
2
Thu từ DNNN
ĐP 5.365.304 10,27 6.117.383 6,49 5.766.293 7,79 400.989 107,47
4
Thu từ khu vực
NQD 13.649.587 26,14 16.045.956 17,01 22.291.051 30,11 8.641.464 163,31
5
Thu lệ phí
trước bạ 5.073.983 9,72 5.992.349 6,35 6.901.085 9,32 1.827.102 136,01
6
Thuế nông
nghiệp 18.595 0,04 1.547 0,00 1.793 0,00 -16.802 9,64
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 51 Khóa 2012A
STT CHỈ TIÊU
SỐ THU QUA CÁC NĂM
2010 2011 2012 So sánh 12/10
TỔNG
THU
%
TỔNG
THU
%
TỔNG
THU
%
+
%
-
7 Thuế nhà đất 1.343.512 2,57 1.500.257 1,59 1.016.297 1,37 -327.215 75,64
8 Thuế TNCN 677.814 1,30 1.962.786 2,08 1.599.434 2,16 921.620 235,97
9 Tiến cấp đất 22.068.264 42,26 58.508.710 62,04 32.090.627 43,35 10.022.363 145,42
10 Tiền thuê đất 310.709 0,59 324.273 0,34 493.838 0,67 183.129 158,94
11 Thu phí, lệ phí 956.243 1,83 1.077.203 1,14 1.562.307 2,11 606.064 163,38
12 Thu khác NS 418.401 0,80 173.424 0,18 307.738 0,42 -110.663 73,55
13
Thu cố định tại
xã 2.023.766 3,88 2.229.631 2,36 1.958.520 2,65 -65.246 96,78
(Nguồn: Chi cục thuế Nam Trực).
Tuy nhiên tổng nguồn thu từ các đối tượng có đăng ký mã số thuế,
lập sổ bộ thuế, theo dõi thu nộp và quyết toán thuế chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng thu ngân sách nhà nước, xấp xỉ 75%, bao gồm: các doanh nghiệp nhà
nước, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông
nghiệp và thuế nhà đất. Đây là nguồn thu ổn định hàng năm, ít biến động và
nếu quản lý tốt sẽ khích thích sản xuất phát triển, bồi dưỡng nguồn thu và
tăng thu ngân sách.
Để đạt những thành quả trên, ngoài những yếu tố khách quan thì phải
khẳng định rằng bộ máy quản lý của ngành thuế Nam Trực đã có sự phấn
đấu không ngừng từ việc sắp xếp cơ cấu tổ chức đến cải cách quy trình quản
lý thuế mới và ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngoài kết quả thu tốt Ngân sách đáp ứng cho nhiệm vụ chi tiêu ngày
càng tăng trong quá trình phát triển chung của huyện nhà. Trong những năm
qua, công tác quản lý thuế của Chi cục thuế Nam Trực cũng đã góp phần đẩy
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 52 Khóa 2012A
nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống xã hội. Cụ thể những
kết quả đã đạt được như sau :
+ Công tác quản lý thuế đã thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế vĩ
mô có hiệu quả của Nhà nước, đã góp phần khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư đổi mới TSCĐ, khuyến khích xuất khẩu, ổn định và phát triển SXKD, góp
phần tích cực vào việc lấy lại đà tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao cho địa
phương huyện nhà.
+ Công tác quản lý thuế ở huyện Nam Trực đã góp phần ổn định được
giá cả, thị trường, tạo thụân lợi cho sự phát triển kinh tế ở địa phương.
+ Công tác quản lý thuế đã tạo nguồn thu lớn góp phần tăng thu cho
Ngân sách địa phương, từng bước ổn định và cân đối thu chi ngân sách. Đáp
ứng nhiệm vụ chi thường xuyên ngày càng tăng của ngân sách huyện nhà
đồng thời giành một phần thích đáng để tăng khả năng tái đầu tư mở rộng
phát triển kinh tế. Là cơ sở cho chiến lược phát triển kinh tế -xã hội và chính
sách tài chính trong những năm sau. Tốc độ thu tăng trưởng năm sau cao hơn
năm trước. Cụ thể kết quả số liệu trình bày tại bảng 2.3.
Không chỉ hệ thống chính sách thuế mà công tác quản lý thuế cũng
có tác động toàn diện đến mọi thành phần, mọi đối tượng trong xã hội với
quan điểm: Quản lý thu thuế phải phù hợp với lòng dân, dựa vào dân, dân
hiểu dân biết mới quản lý thuế được. Đây là một nội dung, một yêu cầu mới
theo hướng cải cách công tác quản lý thuế trong qúa trình hội nhập khu vực,
hội nhập thế giới. Với thực tế hiện nay khi ý thức chấp hành chính sách,
pháp luật của mọi bộ phận dân cư chưa cao, đời sống kinh tế còn nhiều khó
khăn thì việc bảo đảm thực hiện đúng nội dung, yêu cầu trên của công tác
quản lý thuế lại càng cực kỳ khó khăn. Thấy được điều đó, trong những năm
qua bằng công tác quản lý thuế được đổi mới, được cải cách và đẩy mạnh
công tác giáo dục, tuyên truyền, Chi cục thuế Nam Trực đã từng bước đưa
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 53 Khóa 2012A
được nhận thức về thuế đến tận người dân để hiểu và chấp hành, đã làm nhân
dân trong huyện ngày càng hiểu rõ hơn về chính sách thuế của Đảng và Nhà
nước, xác định rõ trách nhiệm của mình đối với nghĩa vụ nộp thuế. Không
những vậy mà thông qua các tổ chức mặt trận đoàn thể, chính quyền các cấp,
các tổ chức cơ sở đảng đã đưa được công tác thuế vào cuộc sống vào nội
dung sinh hoạt mang tính xã hội cao.
Với quan điểm trên hiệu quả về mặt xã hội của công tác quản lý thuế
ở Chi cục thuế huyện Nam Trực trong những năm qua còn thể hiện qua
những kết quả sau :
+ Ngoài trách nhiệm nộp thuế, công tác quản lý thuế ở Chi cục thuế
huyện Nam Trực luôn chú trọng đến quyền và lợi ích của người nộp thuế.
Thông qua chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội và chế độ
ưu đãi về thuế thể hiện ở sự công bằng trong xã hội về cả 2 mặt quyền lợi và
nghĩa vụ, góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân, động viên họ ra sức lao động sản xuất thực hiện tốt nghĩa vụ
với Nhà nước, nâng cao chất lượng cuộc sống chính mình. Góp phần chung
vào việc phát triển kinh tế giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại
địa phương. Cụ thể:
+ Với Chính sách miễn giảm thuế và việc hoàn thuế Giá trị gia tăng
được Chi cục thuế huyện Nam Trực thực hiện kịp thời, đúng chế độ. Đặc biệt
là việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã thực hiện việc miễn giảm
đến tận hộ gia đình. Giải quyết tốt chính sách miễn giảm kịp thời, đúng chế
độ đã động viên các hộ nông dân phấn khởi an tâm sản xuất trong nông
nghiệp.
Về hoàn thuế GTGT, để tạo điều kiện cho Doanh nghiệp theo chủ
trương của Đảng và Nhà nước đồng thời đề cao trách nhiệm trước Pháp luật
của các đối tượng nộp thuế trong việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế tạo sự
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 54 Khóa 2012A
công bằng trong xã hội. Trong mấy năm thực hiện việc hoàn thuế, Chi cục
thuế Nam Trực đã hoàn thuế cho 43 lượt cơ sở, số thuế đã hoàn là 56,68 tỷ
đồng, trong đó:
+ Hoàn thuế cho 03 lượt doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và
sản xuất gia công hàng xuất khẩu, số thuế hoàn: 4,23 tỷ đồng.
+ Hoàn thuế cho 40 lượt đối tượng nộp thuế có số thu thuế GTGT
khấu trừ đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra, số thuế đã hoàn: 52,45 tỷ
đồng.
2.3.2. Hiệu quả công tác quản lý thuế
Hiệu quả công tác quản lý thuế thể hiện qua tỷ trọng giữa 2 yếu tố chi
chí cho hoạt động quản lý thuế với kết quả số thuế thu được về cho Ngân
sách hàng năm.
Ở Chi cục thuế huyện Nam Trực trong quá trình đổi mới phát triển đi
lên thì chỉ tiêu này luôn được chú trọng và quan tâm rất lớn, vì đây là tiêu
thức hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong công tác quản lý
thu thuế, liên quan đến việc sắp xếp, bố trí nhân lực, bố trí các khoản chi cho
từng địa phương, từng bộ phận quản lý thu sao cho hợp lý nhất, khoa học
nhất. Tiêu thức này còn dùng để đánh giá quá trình đổi mới hình thức và chất
lượng quản lý thuế. Nhưng những năm qua để giải quyết vấn đề này còn có
nhiều phức tạp không chỉ riêng ở Chi cục thuế huyện Nam Trực mà chung
ngành thuế cả nước, đó là việc đảm bảo yếu tố chi phí cho con người làm
công tác thuế đang cần được cải thiện hơn, để đáp ứng nhu cầu đời sống vật
chất tối thiểu tạo điều kiện cho người quản lý thu thuế an tâm công tác, góp
phần chống biểu hiện tiêu cực trong công tác thu thuế, thế nhưng thời gian
qua yêu cầu này chưa đáp ứng được trong bối cảnh tiền lương chung của xã
hội cần được xem xét lại. Tuy vậy, hiệu quả công tác quản lý thuế ở Chi cục
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 55 Khóa 2012A
thuế huyện Nam Trực những năm qua theo số liệu sau đây cũng đánh giá
phần nào hướng tích cực của quá trình đổi mới.
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu hiệu quả công tác quản lý thu thuế tại huyện Nam
Trực
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tổng thu (K) tỷ đồng
42,584 47,090 52,223 94,314 74,042
Tổng Chi phí bỏ ra (Z)
Trong đó :
+ Chi cho con người (v)
+ Chi khác (c)
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
3,8
3,4
0,4
4,7
4,3
0,4
4,5
3,9
0,6
4,6
3,9
0,7
6,2
4,5
1,7
Hiệu quả :
+ Tỷ số K/Z (P)
+ Tỷ số K/V (P/v)
lần
lần
11,21
12,52
10,01
10,95
11,61
13,39
20,50
24,18
11,94
16,45
Nguồn: Chi cục thuế Nam Trực và tính toán của tác giả
Qua số liệu trên, nhận thấy hiệu quả chi phí bỏ ra cho công tác quản
lý thuế qua quá trình đổi mới hàng năm được tăng lên dần, từ chi phí bỏ ra 1
đồng thu được 11,21 đồng của năm 2008 được tăng lên 11,94 đồng năm
2012. Có thể nói đây là một chỉ tiêu hiệu quả khá thành công trên 2 mặt: xét
về nhân tố con người, mặc dù trong những năm qua số lượng cán bộ công
chức ngành thuế giảm dần từ 53 năm 2010 đến năm 2012 chỉ còn 48, thế
nhưng chi phí cho con người chẳng những không giảm mà còn được tăng lên
khá lớn đó là do việc tăng thu nhập cho người làm công tác thuế đảm bảo
đúng yêu cầu cải thiện đời sống, tăng mức thu nhập. Tuy chi phí cho con
người tăng lên nhưng hiệu quả đem lại cũng tăng tương ứng: từ 1 đồng chi
phí cho con người làm công tác quản lý thuế thu được 12,52 đồng của năm
2008 thì năm 2012 là 16,45 đồng.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 56 Khóa 2012A
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI
HUYỆN NAM TRỰC
2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngành thuế Nam Trực
Chi cục thuế huyện Nam Trực đến thời điểm năm 2012 tổng số cán bộ
công chức là 48 công chức, số công chức làm việc tại văn phòng Chi cục
thuế chiếm 75,5%, số công chức làm việc tại 2 đội thuế liên xã là 24,5%; Cơ
cấu tổ chức gồm 1 Chi cục trưởng; 3 Phó Chi cục trưởng; 06 đội thuế văn
phòng chi cục; 02 đội thuế Liên xã, thị trấn.
2.4.2. Tình hình phân bố CBCC ngành Thuế Nam Trực
Năm 2010 Cục thuế đã giao chỉ tiêu biên chế cho Chi cục thuế Nam
Trực là 53 lao động. Tuy nhiên, để quản lý tốt toàn bộ đối tượng nộp thuế
Đội Hành
chính -
Nhân sự -
Tài vụ -
Ấn chỉ
Đội kiểm
tra thuế và
kiểm tra
nội bộ
02 Đội
liên xã,
trị trấn
và Đội
thu trước
bạ và thu
khác
Đội kê
khai -kế
toán thuế
- tin học -
Nghiệp vụ
dự toán
và Đội
tuyên
tuyền hỗ
trợ NNT
nộp thuế
Đội quản
lý nợ &
cưỡng chế
nợ thuế
Chi cục trưởng
Phó Chi cục
trưởng
Phó Chi cục
trưởng
Phó Chi cục
trưởng
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 57 Khóa 2012A
hiện nay, Cục thuế đã phải sử dụng thêm lực lượng lao động ngoài chỉ tiêu
biên chế được giao, bao gồm: lao động hợp đồng có thời hạn xác định (hợp
đồng dài hạn) 05 lao động. Định mức lao động đối với các doanh nghiệp
quốc doanh và ngoài quốc doanh bình quân mỗi cán bộ quản lý từ 30 đến 40
doanh nghiệp và hộ khoán từ 70 đến 90 hộ.
2.4.3. Công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Nam Trực
2.4.3.1. Phân cấp quản lý thu
Theo phân cấp quản lý hiện hành, Chi cục thuế trực tiếp quản lý thu
các doanh nghiệp nhà nước, các cơ sở kinh doanh ngoài quốc doanh nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ, các khoản thu từ đất, lệ phí trước bạ đối với xe
ôtô, mô tô, nhà đất và các khoản thu khác cấp huyện. Riêng các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được
phân cấp như được trình bày tại bảng 2.7 (trang 60).
Bảng 2.5: Tình hình phân bố, tổ chức cán bộ công chức ngành thuế Nam Trực
Số
TT
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
So sánh
2012/2010
SL % SL % SL % +/- %
1 Tổng số CBCC 53 100 52 100 48 100
1,1 Trong đó : Biên chế 48 90,5 47 90,4 43 89,6 -5 99
1,2 Hợp đồng 5 9,5 5 9,6 5 10,4 0 109,5
2 Phân theo trình độ
chuyên môn : 53 100 52 100 48 100
2,1 Trên ĐH 0 0 0 0 0 0 0 0
2,2 Đại học 14 26,4 13 25 12 25 -2 94,7
2,3 Trung học 36 67,9 36 69,2 33 68,8 -3 101,3
2,4 Sơ cấp và khác 3 5,7 3 5,8 3 6,2 0 108,8
3 Phân theo giới tính 53 100 52 100 48 100
3,1 Nam 42 79,2 42 80,8 38 79,2 -4 100
3,2 Nữ 11 20,8 10 19,2 10 20,8 -1 100
(Nguồn: Chi cục thuế Nam Trực).
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 58 Khóa 2012A
Việc phân cấp quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu
thuế, chủ động trong việc lập kế hoạch kiểm tra tình hình sản xuất kinh
doanh, thu nộp thuế. Trên cơ sở nắm sát tình hình sản xuất từng ngành nghề,
có kế hoạch kiểm tra hoặc điều chỉnh kịp thời đảm bảo sự công bằng về thuế.
Về phía đối tượng nộp thuế tạo sự thuận lợi trong việc lập và gửi tờ
khai thuế, giải đáp kịp thời các vướng mắc về chính sách thuế, tạo sự tự giác
trong việc kê khai nộp thuế.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại: do thực hiện việc uỷ quyền từng
phần công việc nên còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, hướng dẫn
chính sách thuế, kế toán cho các đối tượng nộp thuế chưa kịp thời. Chưa có
sự phối hợp đồng bộ giữa các Đội trong Chi cục thuế về việc kiểm tra, tập
hợp và lưu chuyển tờ khai tính thuế làm ảnh hưởng đến thời gian tính thuế và
ra thông báo thuế. Mặt khác việc cung cấp và trao đổi các báo cáo, thông tin
về đối tượng nộp thuế giữa các cấp, các bộ phận quản lý chưa được thông
suốt làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chung.
2.4.3.2. Công tác quản lý với các đối tượng nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ
a, Đối với doanh nghiệp nhà nước
Trong nền kinh tế quốc gia, kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo,
nhằm định hướng phát triển kinh tế đúng hướng cho các thành phần kinh tế
khác, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm một vị trí hết sức quan trọng.
Chính vì vậy Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư và có các chính sách ưu đãi
riêng, đồng thời quy định chặt chẽ về chế độ giữ sổ sách kế toán đầy đủ và
đảm bảo tuân thủ chế độ thu nộp NSNN cũng như các quy định về thanh tra,
kiểm tra nguồn vốn của Nhà nước. Nguồn thu từ khu vực kinh tế này tại địa
bàn có số thu chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong
NSNN, bởi nó có tính ổn định. Xuất phát từ đặc điểm đó, Chi cục thuế tổ
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 59 Khóa 2012A
chức giám sát mọi hoạt động kinh doanh trong từng doanh nghiệp, tăng
cường kiểm tra đôn đốc thu nộp sát với nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực
hiện nghiêm chế độ hoá đơn, kế toán. Những khoản chi ngoài chế độ, không
có chứng từ hợp lệ phải được loại trừ ra khỏi chi phí hợp lý khi xác định thu
nhập chịu thuế, khẩn trương duyệt quyết toán thuế, thu dứt điểm các khoản
tồn đọng. Ngành thuế có nhiều nỗ lực đặt ra kế hoạch kiểm tra thường xuyên
kết hợp với kiểm tra trọng điểm, đột xuất đối với các đơn vị có số thu lớn;
mở sổ theo dõi, ghi chép cập nhật tình hình kinh doanh, nộp thuế từng doanh
nghiệp, đồng thời nắm bắt khó khăn để kiến nghị tháo gỡ, nhằm tăng sự phát
triển kinh doanh cho các DN tạo tích luỹ ngày càng lớn cho NSNN.
Việc quản lý thu thuế áp dụng cải tiến quy trình quản lý thuế các loại
thuế khác, thực hiện cải cách quản lý hành chính thuế, áp dụng phương pháp
quản lý thu thuế hiện đại tự tính, tự khai và nộp thuế, thông qua tờ khai hàng
tháng của các doanh nghiệp, cơ quan thuế ra thông báo thuế và đối tượng
nộp thuế tự nộp vào kho bạc. Số thu qua các năm ở khu vực này như sau:
Bảng 2.6 : Tình hình lập bộ thuế (GTGT& thu nhập doanh nghiệp)
ĐVT : triệu đồng
Số
TT
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh 12/10
+/- %
1 Tổng số ĐTNT 159 163 182 23 114,46
2 Tổng thuế lập bộ 9.148 11.025 18.409 9.261 201,23
3 Nợ cuối kỳ 2.442 1.652 4.127 1.685 169
4 Tỷ lệ nợ (%) 26 25 22
Nguồn: Chi cục thuế Nam Trực
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 60 Khóa 2012A
Nhìn qua bảng 2.6 ở trên về việc báo cáo chung đối với tình hình lập
bộ thuế, ta thấy số đối tượng và mức đóng góp NS tăng đều. Nhưng tỷ lệ nợ
đọng cũng khá lớn, nguyên nhân là do công tác quyết toán cuối năm tiến
hành còn chậm, chưa huy động kịp vào ngân sách nhà nước số thuế tồn đọng
sau quyết toán. Hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa có sự chủ động, tự giác
nộp đủ số thuế đã kê khai vào kho bạc nhà nước theo thời hạn quy định của
luật thuế. Một số doanh nghiệp nộp thuế thực hiện không đúng quy định làm
ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán.
b, Đối với doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ thuế
Những năm gần đây nhất là từ khi có Luật DN ra đời, khu vực kinh tế
này phát triển rất sôi động, đa dạng, nhanh chóng tạo vị trí quan trọng trong
sự phát triển kinh tế của huyện nhà. Với thủ tục thành lập và giải thể đơn
giản nhiều doanh nhân đã mạnh dạn bỏ vốn làm ăn do đó số lượng DN phát
triển nhanh chóng, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, phức tạp trong
công tác quản lý. Việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp này cũng
thực hiện quy trình tương tự như doanh nghiệp nhà nước, nhưng công tác
quản lý thu thuế các đối tượng này phức tạp hơn nhiều.
Qua các năm thực hiện hai luật thuế mới kết quả như sau
Bảng 2.7 : Tình hình thu thuế đơn vị khấu trừ
Đơn vị tính: triệu đồng
Số
TT
Ngành nghề
2010 2011 2012 So sánh (+;-)
Số thu % Số thu % Số thu %
2011/
2010
2012/
2011
Tổng số 13.840 100 17.491 100 22.625 100 3.651 5.134
1 - Sản xuất 9.234 67 11.049 63 14.649 65 1.815 3.600
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 61 Khóa 2012A
+ CB nông sản 0 0 0 0 2 0,01 0 2
+ SX cơ khí 2.052 22 3.216 29 4.363 30 1.164 1.147
+ XDCB 1.040 11 1.320 12 3.700 25 280 2.380
+ Dệt 562 6 605 5 725 5 43 120
+ Gạch 5.580 60 5.908 53 5.859 40 328 -49
2 - Thương nghiệp 4.352 31 6.108 35 7.672 34 1.756 1.564
+ Xăng dầu 118 3 389 6 240 3 271 -149
+ VLXD 404 9 715 12 1.492 19 311 777
+ Cây cảnh 3.533 81 3.630 59 4.714 61 97 1.084
+ Khác 297 7 1.374 22 1.226 16 1.077 -148
3 - Dịch vụ 254 2 334 2 304 1 80 -30
+ Nước sạch 41 16 83 25 46 15 42 -37
+ Tín dụng 10 4 21 6 67 22 11 46
+ Vận tải 203 80 230 69 191 63 27 -39
(Nguồn: Chi cục thuế Nam Trực).
- Ngành xây dựng cơ bản khi thực hiện Luật thuế GTGT được khấu
trừ thuế đầu vào của hầu hết giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào. Một số công
trình đã ứng vốn nhưng doanh nghiệp kê khai không kịp thời, tiến độ ứng
vốn chậm so với tiến độ thi công hoặc công trình đã đi vào hoạt động nhưng
chưa được quyết toán. Do đó hầu như thuế GTGT phát sinh thấp hơn so với
thuế doanh thu trước đây. Vì vậy Chi cục thuế đã tuyên truyền, hướng dẫn
kết hợp với kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các DNXD nên số thu trong
lĩnh vực này năm sau cao hơn năm trước.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 62 Khóa 2012A
- Đối với lĩnh vực sản xuất cơ khí, kinh doanh cây cảnh là hai ngành
truyền thống của huyện nhà (làng nghề cơ khí Vân Tràng, Đồng Côi, làng
nghề kinh doanh hoa cây cảnh Vị Khê). Số thu của hai ngành này chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng số thu khối đơn vị khấu trừ.
- Về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu: trước đây thực hiện khoán doanh
thu (bình quân 300 triệu đồng/năm/doanh nghiệp). Sau khi thực hiện Luật
thuế GTGT nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, các doanh nghiệp này có
doanh thu kê khai cao gấp 2,5 lần so với doanh thu khoán nhưng do số chênh
lệch giữa giá bán với giá mua thấp (chênh lệch giá kê khai khoảng từ 30-60
đồng/lít) nên số thuế GTGT kê khai phải nộp thấp so thuế khoán. Nguyên
nhân khác là do nhà nước quy định giá trần nên vào những thời điểm khan
hiếm hàng, doanh nghiệp có bán cao hơn giá trần nhưng không phản ảnh vào
hoá đơn sổ sách vì nếu ghi đúng giá thực tế thì bị xử lý vi phạm bán phá giá;
mặt khác do tiêu thụ chủ yếu phục vụ cho người mua đều không đòi hỏi hoá
đơn, đây cũng là điều kiện để cơ sở kinh doanh phản ảnh kết quả kinh doanh
không trung thực cả về số lượng và giá bán.
Tóm lại, việc quản lý và nộp thuế các đối tượng này chưa tương xứng
với sự tăng trưởng kinh tế của huyện nhà còn để tình trạng thất thu lớn.
2.4.3.3. Công tác quản lý đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp
Ngành thuế thường xuyên phối hợp với Cục thống kê, Sở kế hoạch và
đầu tư, Sở thương mại, các phòng kế hoạch huyện để đối chiếu số cơ sở đã
thống kê qua các năm, số cơ sở đã cấp giấy đăng ký kinh doanh và thực tế đã
đăng ký nộp thuế quản lý được hết đối tượng có kinh doanh; phối hợp với cơ
quan quản lý thị trường tăng cường kiểm tra xử lý các trường hợp kinh
doanh trái phép, trốn lậu thuế.
Nộp thuế theo phương pháp trực tiếp có 3 hình thức khác nhau:
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 63 Khóa 2012A
- Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng: thực hiện đối với hộ kinh
doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ lập hoá đơn chứng từ theo quy định; hàng
hoá, dịch vụ mua vào bán ra đều có hoá đơn, chứng từ hợp lệ thì thuế
GTGT phải nộp bằng GTGT nhân (x) với thuế suất. GTGT được xác
định căn cứ vào doanh số bán ra phản ánh trên hoá đơn, chứng từ hợp lệ trừ
đi giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào phản ánh trên hoá đơn
chứng từ hợp lệ.
- Phương pháp trực tiếp trên doanh số: áp dụng đối với hộ kinh doanh
đã thực hiện lập chế độ hoá đơn chứng từ khi bán hàng hoá dịch vụ nhưng
không đủ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào thì thuế
GTGT phải nộp bằng doanh số bán nhân (x) tỷ lệ GTGT nhân (x) thuế suất;
trong đó doanh số bán là doanh thu thực tế theo hoá đơn, chứng từ bán hàng
thực tế; tỷ lệ GTGT là tỷ lệ ấn định theo quy định của cơ quan thuế.
- Phương pháp khoán doanh thu: áp dụng đối hộ kinh doanh không
thực hiện chế độ kế toán, chế độ lập hoá đơn, chứng từ khi mua bán hàng
hoá, dịch vụ. Về nguyên tắc, những hộ kinh doanh này thường là những hộ
kinh doanh nhỏ, bán lẻ và kinh doanh nhiều mặt hàng lặt vặt, hàng bán có
thể không có hoá đơn, chứng từ. Những hộ này nộp thuế theo doanh số và tỷ
lệ GTGT ấn định : Thuế GTGT phải nộp bằng doanh số ấn định nhân (x)
tỷ lệ GTGT nhân (x) thuế suất.
Các đối tượng này được phân cấp cho Chi cục thuế quản lý, thực hiện
theo quy trình quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh công thương nghiệp.
Công tác quản lý theo hướng phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa các
bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế Chi cục. Xoá bỏ dần phương pháp
một cán bộ thuế quản lý cố định một số đối tượng nộp thuế. Tăng cường
công tác kiểm tra thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp trốn, lậu thuế,
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Huy Dự 64 Khóa 2012A
chống thất thu thuế, giảm hiện tượng tiêu cực trong công tác qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273260_282_1951372.pdf