Luận văn Giải pháp hoàn thiện hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển Thừa Thiên Huế

Việc quy định về hồ sơ XLRR hiện nay quá nhiều, việc xem xét giải quyết các

hồ sơ XLRR phải qua nhiều bộ phận, thời gian xử lý kéo dài (có khi lên đến vài

năm), đặc biệt là các hồ sơ vượt quá thẩm quyền của NHPT Việt Nam. Điều này

ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của VDB Chi

nhánh Huế nói riêng, hệ thống NHPT Việt Nam nói chung trong việc xử lý các tồn

tại của tiền thân NHPT (Quỹ HTPT trước đây). Vì vậy Bộ Tài chính cần nghiên cứu

đơn giản hóa thủ tục xử lý, quy định thời hạn xử lý hồ sơ XLRR, tránh tình trạng

“treo” các hồ sơ XLRR như hiện nay.

2.2. Kiến nghị đối với NHPT Việt Nam

- Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định liên quan của Nhà nước đến công

tác tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đề nghị NHPT thường xuyên cập nhật,

hệ thống hóa và hoàn thiện các quy định chồng chéo giữa các ban nghiệp vụ, tạo

điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh NHPT trong quá trình thực thi các nghiệp vụ.

Ngoài ra, để hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh được hoàn thiện

hơn, đề nghị NHPT xem xét soạn thảo, ban hành một sổ tay hướng dẫn thẩm định

DA ĐT, tách bạch với sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư như hiện nay.

- Để công tác tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đáp ứng kịp thời nhu

cầu của khách hàng, đề nghị NHPT đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác thanh

toán trong nước. Hiện nay, NHPT đã xây dựng và triển khai chương trình VDB

Online phục vụ cho công tác kế toán nói chung, công tác thanh toán nói riêng.

Chương trình này đã giúp cho công tác thanh toán trong nước bước đầu được cải

tiến, tuy nhiên vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp và phổ biến. Vì vậy, trong thời gian

tới, NHPT cần đẩy mạnh công tác thanh toán trong nước theo hướng chuyên nghiệp

và hiện đại hơn, nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tại Chi nhánh,

đặc biệt là khách hàng đang vay vốn tại NHPT, từ đó hỗ trợ cho công tác thu nợ

 

pdf126 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
63.800 66.684 3.3. Kiên cố hóa kênh mương 60.000 30.000 30.000 85.000 210.000 3.4. Nhà ở thu nhập thấp - 2.000 4.500 - - 3.5. Các dự án thực hiện tại các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn 9.535 45.271 - - - 4. DSCV phân theo cơ cấu ngành nghề tr. đ 535.564 742.703 731.976 425.349 340.391 4.1. Công nghiệp 475.564 644.703 651.476 276.549 73.239 4.2. Dịch vụ 0 66.000 46.000 63.800 57.152 4.3. Nông, lâm ngư nghiệp 0 0 0 0 0 4.4. Khác 60.000 32.000 34.500 85.000 210.000 Nguồn : Báo cáo cho vay thu nợ vốn tín dụng ĐTPT của chi nhánh NHPT qua các năm Nếu phân theo chương trình phát triển, doanh số cho vay đầu tư của VDB Chi nhánh Huế trong 5 năm 2009- 2013 chủ yếu tập trung vào Chương trình phát triển các dự án thủy điện trên địa bàn, chiếm đến 75% trên tổng doanh số cho vay của Chi nhánh trong 5 năm (2.083.194 triệu đồng). Hiện tại, VDB Chi nhánh Huế đang quản lý và cho vay xây dựng 4 dự án thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức vốn vay là 2.911.091 triệu đồng. Cụ thể: Dự án thủy điện Bình Điền, tổng số vốn vay là 520.000 triệu đồng; Dự án thủy điện Hương Điền, tổng số vốn vay là 500.000 triệu đồng; Dự án thủy điện A Lưới, tổng số vốn vay là 1.656.091 triệu đồng; Dự án thủy điện Tả Trạch, tổng số vốn vay là 235.000 triệu đồng. Với tổng công suất lắp máy của cả 4 dự án là 315 MW và tổng sản lượng điện bình quân hàng năm đạt khoảng 1.250 triệu kWh, đến nay, ba trên bốn dự án đã cơ bản hoàn thành đưa vào hoạt động, đã hòa vào lưới điện quốc gia, giải quyết một phần vấn đề thiếu điện hiện nay. Ngoài nhiệm vụ phát điện, các dự án đã góp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 phần điều tiết nước, đẩy mặn vào mùa khô và phòng chống ngập lụt cho vùng hạ lưu vào mùa mưa lũ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Nếu phân theo cơ cấu ngành nghề, vốn tín dụng đầu tư tại VDB Chi nhánh Huế tài trợ tập trung vào ngành công nghiệp, chiếm 76,4% tổng doanh số cho vay trong 5 năm 2009-2013 của Chi nhánh. Trong đó, vốn được tập trung vào phát triển các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh, chiếm đến 98% tổng số vốn giải ngân của ngành công nghiệp. Điều này cho thấy, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đã góp phần tài trợ vốn cho tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhà nước. Tóm lại, mặc dù số lượng dự án mà VDB Chi nhánh Huế giải ngân cho vay trong 5 năm 2009- 2013 rất ít (9 dự án) nhưng tổng số vốn vay đã tài trợ rất lớn (2.775.983 triệu đồng), trong đó chương trình phát triển thủy điện có mức vốn vay lớn nhất. Việc cho vay tập trung vốn vào một số ít loại hình dự án như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động tài trợ vốn của VDB Chi nhánh Huế trong việc quản lý vốn TDĐT của Nhà nước. 2.2.2. Tình hình thu nợ gốc, lãi 2.2.2.1. Tình hình thu nợ gốc và lãi chung  Thu nợ gốc: Theo số liệu hiển thị trên bảng 2.2 cho thấy, doanh số thu nợ của VDB Chi nhánh Huế có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Doanh số thu nợ năm 2013 đạt 224.110 triệu đồng, tăng 327% so với doanh số thu nợ năm 2009 (68.480 triệu đồng). Kết quả này giải thích bởi các lý do sau: Bảng 2.2. Doanh số thu nợ gốc, lãi của VDB Chi nhánh Huế từ năm 2009-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Thu nợ gốc tr.đồng 68.480 83.450 134.040 211.769 224.110 2. Tỷ lệ tăng trưởng thu nợ % 121,86 160,62 157,99 105,83 3. Thu nợ lãi tr.đồng 77.980 89.020 225.964 244.553 208.924 4. Tỷ lệ tăng trưởng thu lãi % 114,16 253,84 108,23 85,43 Nguồn : Báo cáo cho vay thu nợ vốn tín dụng ĐTPT của chi nhánh NHPT qua các năm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 - Các dự án vay vốn sau thời gian giải ngân và ân hạn đã đến hạn trả nợ gốc theo HĐTD đã ký; - Các dự án vay vốn với khối lượng lớn có mức trả nợ hàng năm lớn; - Năm 2009, 2010 là những năm mà tình hình KT-XH trong nước, cũng như trên thế giới có nhiều biến động phức tạp, lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, thiên tai,... nên đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dự án cũng như hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí giải thể, phá sản, dẫn đến không trả được nợ.  Thu lãi: Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy doanh số thu lãi có mức tăng trưởng cao qua các năm. Tổng số thu lãi trong 5 năm là 846.440 triệu đồng. Rõ ràng, cùng với hoạt động thu nợ gốc, thu lãi đối với các nguồn vốn tài trợ đã được chi nhánh chú ý. Đây cũng hoạt động đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động cho quản lý nguồn vốn đồng thời đảm bảo nguồn vốn được duy trì và phát triển. 2.2.2.2. Tình thu nợ gốc và lãi theo chương trình cho vay Số liệu thống kê (bảng 2.3) cho thấy doanh số thu thu nợ (gốc, lãi) có sự khác biệt rõ rệt giữa các chương trình phát triển, trong đó, doanh số thu nợ của chương trình phát triển thủy điện có đạt ở mức cao nhất trong tất cả các chương trình phát triển kinh tế mà CN, NHPT Thừa Thiên Huế tài trợ vốn. Theo số liệu thống kê, doanh số thu nợ của chương trình này trong 5 năm từ 2009-2013 là 1.087.146 triệu đồng, chiếm đến 69% tổng doanh số của cả Chi nhánh trong 5 năm qua. Đặc biệt, doanh số thu nợ của các dự án thủy điện trong năm 2012 và 2013 có mức tăng trưởng cao nhất, gấp 4 lần so với năm 2009. Điều này là do từ năm 2012, dự án thủy điện A Lưới với tổng mức cho vay cao nhất từ trước đến nay của Chi nhánh (1.656.091 triệu đồng) bắt đầu trả nợ gốc, với mức trả nợ gốc lãi hàng tháng lên đến 50.000 triệu đồng . Đây là dự án thủy điện có hiệu quả mà Chi nhánh là đơn vị cho vay chủ yếu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Bảng 2. 3: Tình hình thu nợ theo Chương trình phát triển kinh tế Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng cộng 1. Chương trình phát triển thủy điện 79,110 88,982 246,162 343,332 329,561 1,087,146 2. Chương trình cung cấp nước sạch và y tế 4,979 1,616 4,499 5,998 17,770 34,862 3. Chương trình kiên cố hóa kênh mương 30,000 11,250 46,250 45,000 49,375 181,875 4. Chương trình nhà ở thu nhập thấp 0 0 2,070 3,645 1,586 7,301 5. Các dự án thực hiện tại các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn, khác 32,372 70,621 61,023 58,347 34,743 257,106 Tổng cộng 146,460 172,469 360,004 456,322 433,034 1,568,290 Nguồn : Báo cáo cho vay thu nợ vốn tín dụng ĐTPT của chi nhánh NHPT qua các năm Đối với chương trình cấp nước sạch và y tế, do dự án Trung tâm điều trị theo yêu cầu và quốc tế- Bệnh viện Trung ương Huế được ân hạn đến hết năm 2012, do vậy, doanh số thu nợ trong 4 năm từ 2009-2012 chủ yếu là của các dự án cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh. 2.2.2.3. Tình thu nợ gốc và lãi theo ngành nghề Xét về phương diện cơ cấu ngành nghề, doanh số thu nợ của VDB Chi nhánh Huế trong 5 năm 2009-2013 chủ yếu là ngành công nghiệp, chiếm đến 85% tổng doanh số thu nợ của cả Chi nhánh. Cũng như phân tích theo chương trình phát triển kinh tế, doanh số thu nợ chủ yếu của ngành này là từ các dự án thủy điện, trong đó, thu từ dự án thủy điện A Lưới là lớn nhất (bảng 2.4). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Đối với doanh số thu nợ của nhóm nông, lâm, ngư nghiệp, đây là những khoản tận thu đối với các dự án thuộc lĩnh vực này do hầu hết các dự án đều thuộc diện phá sản, khó khăn, không còn khả năng trả nợ. Bảng 2.4. Doanh số thu nợ gốc, lãi theo cơ cấu ngành nghề tại VDB Chi nhánh Huế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Công nghiệp 77.569 87.133 222.674 241.174 195.630 2. Dịch vụ 5 1.454 2.699 3.025 13.149 3. Nông, lâm ngư nghiệp 406 433 172 8 109 4. Khác - - 420 345 36 Tổng cộng 77.980 89.020 225.964 244.553 208.924 Nguồn : Báo cáo cho vay thu nợ vốn tín dụng ĐTPT của chi nhánh NHPT qua các năm 2.2.3. Tình hình dư nợ tín dụng ĐTPT tại VDB Chi nhánh Huế Kết quả thống kê hoạt động kinh doanh của chi nhánh và thống kê số liệu các đơn vị tín dụng trên toàn tỉnh cho thấy vốn tín dụng ĐTPT tại VDB Chi nhánh Huế đóng góp một phần không nhỏ vào vốn tín dụng ĐTPT của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chiếm trên 25% tổng dư nợ tín dụng ĐTPT của toàn tỉnh và mức đóng góp ngày càng gia tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối (bảng 2.5) Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng đầu tư phát triển tại VDB Chi nhánh Huế Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Dư nợ tín dụng ĐTPT tr.đồng 1.526.096 2.238.689 2.836.625 3.050.205 3.166.485 2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ % 0 46,7% 26,7% 7,5% 3,8% 3. Dư nợ tín dụng ĐTPT toàn tỉnh tr.đồng 6.009.163 7.352.071 7.780.021 8.094.149 9.006.449 4. Tỷ lệ dư nợ tín dụng ĐTPT/Tổng dư nợ tín dụng ĐTPT toàn tỉnh % 25,4% 30,4% 36,5% 37,7% 35,2% Nguồn : Báo cáo cho vay thu nợ vốn tín dụng ĐTPT của chi nhánh NHPT qua các năm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Trong giai đoạn 5 năm 2009- 2013, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại VDB Chi nhánh Huế đóng góp đến 38% vốn vay ĐTPT của toàn tỉnh (năm 2012). Điều này cho thấy tầm quan trọng của vốn ĐTPT của Nhà nước đối với sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc dù tỷ lệ tài trợ vốn trên địa bàn lớn nhưng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước không đầu tư dàn trải, mà chỉ tập trung vào một số dự án lớn thuộc đối tượng quy định. Qua số liệu thống kê thể hiện tại bảng 2.5 cho thấy, dư nợ cho vay ĐTPT tại VDB Chi nhánh Huế tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2009-2013. Dư nợ cho vay đến cuối năm 2013 (3.166.485 triệu đồng) tăng gấp đôi so với năm 2009 (1.526.096 triệu đồng). Trong đó, dư nợ các dự án thủy điện chiếm trên 80% tổng dư nợ cho vay hàng năm của cả Chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng dư nợ có sự gia tăng qua các năm, trong đó, năm 2010 có sự gia tăng cao nhất, lên đến 47% so với năm 2009. Điều này là do các nguyên nhân sau: - Các dự án đến hạn trả nợ được gia hạn nợ trong năm 2010: Cuối năm 2009, do ảnh hưởng của cơn bão Ketsana, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chịu thiệt hại nặng nề và các dự án được tài trợ vốn ĐTPT của Nhà nước cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là các dự án thủy điện. Do đó, hoạt động SXKD của các dự án gặp khó khăn, không đảm bảo nguồn để trả nợ. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, NHPT đã đồng ý gia hạn nợ cho các dự án chịu ảnh hưởng tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng dự án trong năm 2010. - Từ năm 2010, dự án thủy điện A Lưới có nhu cầu giải ngân vốn với khối lượng lớn nhằm đáp ứng cho việc thực hiện dự án đúng tiến độ. Trong năm 2010, số vốn ĐTPT giải ngân cho dự án là 587.980 triệu đồng. - Năm 2010 là thời điểm NHPT có quyết định chuyển toàn bộ dư nợ vay vốn thí điểm trung dài hạn cho các dự án vào hoạt động cho vay đầu tư. VDB Chi nhánh Huế có 01 dự án thuộc đối tượng này. - Các dự án thuộc diện phá sản của Chi nhánh đã được NHPT thẩm định hồ sơ đồng ý trình Bộ Tài chính xóa nợ vẫn chưa được giải quyết triệt để. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 2.2.4. Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ Nợ quá hạn tại VDB Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2009-2013 có sự biến động qua các năm. NQH chủ yếu tập trung vào các dự án mà CN.NHPT Huế nhận bàn giao từ Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Thừa Thiên Huế. Riêng 2 năm 2010 và 2013, NQH ở mức cao so với các năm còn lại, nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ các dự án thủy điện (bảng 2.6). - Do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu làm cho hạn hán, lũ lụt thất thường và ngày càng nghiêm trọng, khó xác định, đã gây thiệt hại không nhỏ đến các dự án của Chi nhánh, đặc biệt là các dự án thủy điện, gây nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD, dẫn đến dự án thiếu nguồn trả nợ theo HĐTD đã ký. Bảng 2.6. Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ tại VDB Chi nhánh Huế từ năm 2009-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Nợ gốc quá hạn triệu đồng 55.620 109.776 54.875 91.489 117.557 2. Nợ lãi quá hạn triệu đồng 17.808 57.379 40.458 71.946 125.495 3. Tỷ lệ nợ gốc quá hạn/dư nợ % 3,6 4,9 1,9 3,0 3,7 4. Tỷ lệ nợ gốc và lãi quá hạn/dư nợ % 4,8 7,5 3,4 5,4 7,7 Nguồn : Báo cáo cho vay thu nợ vốn tín dụng ĐTPT của chi nhánh NHPT qua các năm - Đặc điểm về thời hạn thanh toán tiền điện của EVN đối với các dự án thủy điện (40 ngày kể từ ngày kết thúc của tháng thực hiện) khác với thời hạn trả nợ (định kỳ vào cuối mỗi tháng). - Các dự án thủy điện có mức vốn vay lớn, mức trả nợ định kỳ lớn, do vậy chỉ cần gặp khó khăn, dự án sẽ bị NQH và khó có khả năng trả do nợ trước chưa trả, nợ sau đã đến hạn trả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Bảng 2.7. NQH và cơ cấu NQH phân theo ngành nghề tại VDB Chi nhánh Huế Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Sản xuất công nghiệp tr.đ 33.354 31.265 32.777 31.177 31.175 2. Nông, lâm, thủy sản tr.đ 22.266 21.973 22.098 22.312 22.262 3. Thủy điện tr.đ 0 56.538 0 38.000 64.120 4. Tỷ lệ NQH của SX công nghiệp % 60,0 28,5 59,7 34,1 26,5 5. Tỷ lệ NQH của nông, lâm, thủy sản % 40,0 20,0 40,3 24,4 18,9 6. Tỷ lệ NQH của thủy điện % 0,0 51,5 0,0 41,5 54,5 Nguồn : Báo cáo cho vay thu nợ vốn tín dụng ĐTPT của chi nhánh NHPT qua các năm NQH tại VDB Chi nhánh Huế chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực cơ bản: sản xuất công nghiệp, nông lâm thủy sản và thủy điện. Trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp; nông, lâm, thủy sản là những dự án mà VDB Chi nhánh Huế nhận bàn giao từ Quỹ Hỗ trợ phát triển Thừa Thiên Huế, phát sinh NQH từ nhiều năm trước, kéo dài từ năm này sang năm khác và đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm được chẳng hạn: Các dự án của Công ty Thủy sản TTH (02 dự án); Công ty SXKD xuất nhập khẩu Thái Hòa (02 dự án); Công ty cổ phần (CTCP) Sông Hương (04 dự án); CTCP phát triển nuôi trồng thủy sản TTH (02 dự án); Các dự án chăm sóc cây cao su tiểu điền (03 dự án); Dự án vùng nuôi tôm công nghiệp Lộc Vĩnh – Phú Lộc của CTCP nuôi và dịch vụ thủy đặc sản TTH; Dự án Nhà máy bánh kẹo Huế của CTCP công nghiệp thực phẩm Huế; Dự án Trại nuôi tôm giống của hộ tư nhân ông Phan Toàn Dự án phát triển cà phê chè tại huyện A Lưới - TTH. Mặc dù tỷ lệ NQH của VDB Chi nhánh Huế chưa vượt mức quy định nhưng một điều đáng lo ngại trong thực trạng NQH trong hoạt động tài trợ tín dụng ĐTPT tại VDB Chi nhánh Huế là NQH của các dự án thuộc diện phá sản, ngừng hoạt động kéo dài từ năm này sang năm khác mà vẫn chưa được xử lý dứt điểm làm cho NQH tại Chi nhánh luôn tồn tại. Mặt khác, do tính chất đặc thù của TDĐT, phần lớn các dự án vay vốn tại NHPT nói chung và CN.NHPT Huế nói riêng có số vốn vay lớn; thời gian đầu tư và thu hồi vốn kéo dài; tập trung vào một số ít ngành, lĩnh vực nhất định nên mức độ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 tập trung vốn của NHPT rất cao và chứa đựng nhiều rủi ro, ngoài ra thời gian cho vay dài cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động tài trợ tín dụng của NHPT. Ngoài ra, chính sách ĐTPT của Nhà nước là ưu tiên tập trung đầu tư vào các địa bàn khó khăn, nên CN.NHPT Huế cũng thực hiện cho vay đối với nhiều dự án tại các khu vực này, và do vậy mức độ rủi ro tín dụng đối với các dự án này cũng cao hơn. Bên cạnh đó, CN.NHPT Huế cũng cho vay nhiều dự án, chương trình theo chỉ định của Chính phủ có tỷ lệ sinh lời thấp, mục tiêu xã hội cao như: Chương trình phát triển thủy sản, Chương trình phát triển cây cao su Các dự án này có mức độ rủi ro cao hoặc hiệu quả tài chính thấp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NHPT trong hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của mình. 2.2.5. Phân loại dư nợ cho vay đầu tư tại VDB Chi nhánh Huế từ năm 2009-2013 Bảng 2.8: Cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ CVĐT tại VDB Chi nhánh Huế giai đoạn 2009-2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Tổng dư nợ 1.526.096 100,0 2.238.689 100,0 2.836.625 100,0 3.050.205 100,0 3.166.485 100,0 Nợ nhóm 1 372.826 24,4 1.137.587 50,8 1.726.884 60,9 2.012.668 66,0 2.129.832 67,3 Nợ nhóm 2 1.049.124 68,7 967.211 43,2 1.053.555 37,1 982.978 32,2 982.258 31,0 Nợ nhóm 3 7.096 0,5 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Nợ nhóm 4 12.191 0,8 16.873 0,8 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Nợ nhóm 5 84.859 5,6 63.678 2,8 56.186 2,0 54.559 1,8 54.395 1,7 Tổng nợ xấu (3+5) 104.146 6,8 80.551 3,6 56.186 2,0 54.559 1,8 54.395 1,7 Nguồn : Báo cáo phân loại nợ của chi nhánh NHPT qua các năm Qua số liệu Bảng 2.8 cho thấy, dư nợ của VDB Chi nhánh Huế chủ yếu tập trung ở nhóm 2, chiếm trên 30% so với tổng dư nợ. Đặc biệt năm 2009, dư nợ nhóm 2 tăng cao, chiếm đến 68% tổng dư nợ. Như đã phân tích ở các phần trên, nguyên nhân chủ yếu là do các dự án chịu hậu quả của cơn bão Ketsana, đặc biệt là các dự án thủy điện. Tuy nhiên đây không phải là nhóm nợ cấu thành nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ ít chịu ảnh hưởng, mặc dù nợ xấu năm 2009 vẫn ở mức cao 6,8%, cao vượt mức ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 cho phép của NHNN (5%). Điều này là do năm 2009, CN.NHPT vẫn còn tồn tại một số dự án khó khăn, hoạt động không hiệu quả trong nhiều năm, không có khả năng trả nợ, một số dự án thuộc diện phá sản ngừng hoạt động nhưng chưa thanh lý được tài sản. Tuy nhiên nợ xấu từ năm 2010 có xu hương giảm xuống cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Điều này là do VDB Chi nhánh Huế đã tích cực phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cơ cấu nợ làm giảm áp lực cho đơn vị trong hoạt động sản xuất cũng như đôn đốc trong công tác thu hồi nợ đối với các dự án khó khăn. Dư nợ xấu nhóm 5 từ năm 2011 chủ yếu là của các dự án thuộc diện phá sản trong nhiều năm, đang trong thời gian hoàn thiện thủ tục khởi kiện. Mặc dù tỷ lệ đạt thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu/tổng dự nợ tín dụng của toàn tỉnh (từ năm 2009-2013 tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 2,5% ; 3,6% ;3,96%; 4,86%; 3,45% nhưng do đặc thù của các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tiềm ẩn rất nhiều rủi ro . Do đó, trong thời gian tới, CN.NHPT Huế cần có các giải pháp cụ thể nhằm phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu tỷ lệ NQH trong tổng dư nợ CVĐT, là vấn đề hết sức cấp bách. 2.2.6. Tình hình cấp hỗ trợ sau đầu tư Cùng với việc tài trợ tín dụng đầu tư trực tiếp cho các dự án đủ điều kiện, chi nhánh thực hiện chức năng hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư nhưng vay vốn NHTM để thực hiện dự án. Những hỗ trợ này nhằm hỗ trợ cho các dự án được tài trợ bởi ngân hàng hoạt động có hiệu quả, từ đó hạn chế các khó khăn mà các dự án có thể gặp phải và làm tăng hiệu quả của các dự án, tăng khả năng thu hồi vốn đối với các dự án. Sang năm 2011, Chi nhánh đã thực hiện cấp HTSĐT cho 8 dự án/9 dự án đang quản lý. Số tiền đã cấp năm 2011 là 708 triệu đồng. Công tác cấp HTSĐT chỉ đạt 38% kế hoạch do Chi nhánh thực hiện tạm dừng cấp HTSĐT theo chủ trương của NHPT và không thực hiện ký hợp đồng cấp HTSĐT mới theo Công văn số chính sách mới của NHPT. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Bảng 2.9 : Tình hình hỗ trợ sau đầu tư của Chi nhánh từ năm 2009-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế hoạch giao triệu đồng 2.527 2.318 1.883 1.079 0 Thực hiện triệu đồng 2.487 2.314 708 1.079 0 Tỷ lệ đạt % 98,4 99,8 37,6 100,0 - Nguồn : Báo cáo tình hình cấp HTSĐT của chi nhánh NHPT qua các năm Trong năm 2012, Chi nhánh thực hiện cấp hỗ trợ sau đầu tư cho 06 dự án theo kế hoạch năm 2011 và 04 dự án theo kế hoạch năm 2012. Số đã cấp theo kế hoạch 2011 là 1,090 tỷ đồng. Số tiền đã cấp theo kế hoạch năm 2012 là 1,079 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, góp phần giúp doanh nghiệp giảm áp lực về chi phí lãi vay trong điều kiện lãi suất vay vốn cao. Năm 2013, NHPT không giao KH cấp HTSĐT cho Chi nhánh. Hiện nay, chi nhánh còn 02 dự án cấp hỗ trợ sau đầu tư gồm dự án Đầu tư nhà máy kéo sợi chất lượng cao 12.520 cọc sợi của Công ty Cổ phần sợi Phú Thạnh và Đầu tư nhà máy kéo sợi chất lượng cao 20.000 cọc sợi của Công ty Cổ phần sợi Phú Nam. Các dự án trên đã thực hiện xong kế hoạch trả nợ NHTM năm 2013. Tuy nhiên, Ngân hàng Phát triển vẫn chưa bố trí kế hoạch cấp hỗ trợ sau đầu tư năm 2013 cho các dự án. Ngày 04/12/2013, Ngân hàng Phát triển đã có văn bản số 4189/NHPT - HTUT cho phép Chi nhánh đăng ký kế hoạch hỗ trợ sau đầu tư năm 2013 vào kế hoạch năm 2014. Bằng nguồn vốn đầu tư phát triển, công tác hỗ trợ sau đầu tư đã giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt áp lực lãi vay từ thị trường, qua đó giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Và quan trọng hơn cả là thông qua việc hỗ trợ sau đầu tư đã lôi kéo nguồn vốn của các NHTM hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư vào các dự án cần khuyến khích đầu tư hoặc các dự án tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 2.2.7. Tác động của hoạt động tài trợ vốn ĐTPT đến kinh tế xã hội địa phương Như đã trình bày ở Chương 1, hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của NHPT là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mục tiêu hướng đến của hoạt động này là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của các lĩnh vực, ngành nghề và vùng thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi. Cùng với việc đánh giá tình hình hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của VDB Chi nhánh Huế, tác giả đánh giá thêm một số tác động của hoạt động này đến kinh tế- xã hội của địa phương 2.2.7.1. Tác động của hoạt động tài trợ vốn đến giải quyết công ăn việc làm của địa phương Kết quả phân tích cho thấy tác động của hoạt động các dự án được tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại VDB Chi nhánh Huế trong giai đoạn từ năm 2009-2013 đến giải quyết việc làm ở địa phương là chưa cao. Trong tổng số việc làm được tạo ra toàn tỉnh trong giai đoạn này, số công ăn việc làm tạo ra từ các dự án tài trợ vốn đầu tư chưa cao. Tỷ lệ tạo việc làm của các dự án so với toàn tỉnh ở mức thấp, dưới 5% (bảng 2.10). Bảng 2.10: Tình hình giải quyết việc làm của các dự đầu tư từ năm 2009-2013 Chỉ tiêu/năm (tính đến 31/12) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng số lao động đang làm việc tăng thêm của tỉnh (người) 10.899 14.622 14.041 16.600 16.590 2. Tổng số việc làm tăng thêm từ các dự án (người) 519 595 256 204 160 3. Tỷ lệ giải quyết việc làm từ các dự án (%) 4,76 4,07 1,82 1,23 0,96 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế và Báo cáo của các đơn vị vay vốn qua các năm Nguyên nhân là do: - Đặc thù của vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là tài trợ cho một số lượng nhỏ dự án thuộc đối tượng ưu tiên của Nhà nước ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 - Các dự án được tài trợ vốn tín dụng ĐTPT thường có thời gian vay dài. Trong khi đó, giai đoạn 2009-2013, số lượng dự án vay mới phát sinh ít, chủ yếu là các dự án đã giải ngân vốn trong giai đoạn trước, đã đi vào hoạt động và đang trong thời gian trả nợ do đó lực lượng lao động của dự án đã ổn định, số lượng lao động tăng thêm qua các năm trong giai đoạn này ít 2.2.7.2. Tỷ lệ đóng góp ngân sách của các dự án đầu tư Bảng 2.11: Tình hình đóng góp vào NSNN của các các dự án đầu tư Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng thu ngân sách của tỉnh tr.đ 2.580.000 3.223.375 3.782.462 6.220.294 4.609.000 2. Tổng số đóng góp vào ngân sách từ các dự án đầu tư tr.đ 117.643 69.368 112.017 114.539 137.322 3. Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của các dự án đầu tư % 4,6 2,2 3,0 1,8 3,0 Nguồn : Báo cáo tài chính của các đơn vị vay vốn và báo cáo của UBND tỉnh qua các năm Nhìn vào số liệu thống kê tại Bảng 2.11 cho thấy, hàng năm các dự án đầu tư được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh hàng trăm tỷ đồng, đảm bảo được mục tiêu kinh tế mà dự án đề ra. Tuy nhiên, xét về số liệu tương đối thì mức đóng góp này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu ngân sách của toàn tỉnh, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của các dự án đầu tư hiện có của VDB Chi nhánh Huế so với tổng thu ngân sách của tỉnh trong 5 năm chỉ đạt dưới 5%. Trong đó, số đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp trung ương chiếm tỷ lệ cao (40%) so với số đóng góp của các doanh nghiệp trung ương toàn tỉnh. Điều này có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 - Đặc thù của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các dự án lớn, hoạt động vì mục đích an sinh xã hội, hướng đến mục tiêu hiệu quả xã hội là chủ yếu. - Các dự án lớn vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của VDB Chi nhánh Huế phần lớn có trụ sở chính đặt tại địa phương khác nên mức đóng góp vào ngân sách của dự án được phân chia cho 02 địa phương: nơi Chủ đầu tư đặt trụ sở chính và nơi dự án được đầu tư. - Một số dự án vừa hoàn thành đi vào hoạt động vào cuối năm 2012, đầu năm 2013. 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA CHI NHÁNH NHPT THỪA THIÊN HUẾ Như đã trình bày ở Chương 1, chất lượng hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, vì vậy để xác định những nhân tố chủ chốt có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng công tác tài trợ này từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT tại VDB Chi nhánh Huế, tác giả sử dụng phương pháp định lượng phân tích nhân tố khám phá EFA để rút gọn và tóm tắt các dữ liệu. Sau khi đã rút trích được các nhân tố từ kết quả phân tích nhân tố, tác giả dự kiến xây dựng mô hình hồi quy tuyến tích bội nhằm đánh giá mức độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_hoan_thien_hoat_dong_tai_tro_von_tin_dung_dau_tu_phat_trien_tai_chi_nhanh_ngan_hang_phat_t.pdf
Tài liệu liên quan