Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc Kmer tỉnh Trà Vinh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .3

LỜI CẢM ƠN .4

MỤC LỤC.5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .7

DANH MỤC CÁC BẢNG .

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ.

MỞ ĐẦU.9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CLCS DÂN CƯ.18

1.1. Những vấn đề lý luận .18

1.1.1. Quan niệm về CLCS .18

1.1.2. Các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư .19

1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư .27

1.2. Khái quát về CLCS dân cư .29

1.2.1. Về HDI của Việt Nam.29

1.2.2. Về chỉ tiêu kinh tế .30

1.2.3. Về giáo dục – việc làm.33

1.2.4. Chỉ số về y tế, chăm sóc sức khoẻ .36

1.2.5. Về nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt .37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .38

Chương 2. THỰC TRẠNG CLCS ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH.40

2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .40

2.1.1. Vị trí địa lí.40

2.1.2. Phạm vi lãnh thổ .40

2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .40

2.1.4. Kinh tế - xã hội.42

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh .49

2.2.1. Vị trí địa lý .49

2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội .49

2.2.3. Các nhân tố tự nhiên .49

2.2.4. Một số chính sách dân tộc Khmer được hưởng .49

2.3. Khái quát về CLCS dân cư tỉnh Trà Vinh.57

2.3.1 Về kinh tế.57

2.3.2. Về giáo dục .60

2.3.3. Về y tế và chăm sóc sức khoẻ .62

2.3.4. Về sử dụng điện, nước sạch và nhà ở.64

2.3.5. Văn hoá, tinh thần .67

2.3.6. Lao động và việc làm.67

2.3.7. Về môi trường .67

2.3.8. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.67

2.4.Thực trạng CLCS của dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.70

2.4.1. Về thu nhập .70

2.4.2. Về giáo dục .72

2.4.3. Về y tế, chăm sóc sức khoẻ.75

2.4.4. Về nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt .79

2.4.5. Về văn hoá, tinh thần .81

2.4.6. Lao động - việc làm .82

2.4.7. Xoá đói giảm nghèo .83

2.4.8. Môi trường sống.856

2.4.9. Về đoàn kết dân tộc, ổn định chính trị, trật tự xã hội.85

2.5. Đánh giá về CLCS dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.86

2.6. So sánh CLCS dân tộc Khmer với CLCS dân cư toàn tỉnh .90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .94

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CLCS ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER

TỈNH TRÀ VINH .95

3.1. Cơ sở đưa ra định hướng.95

3.1.1.Theo định hướng phát triển của quốc gia.96

3.1.2. Theo định hướng phát triển của tỉnh .98

3.2. Các mục tiêu.102

3.2.1. Mục tiêu về tăng trưởng kinh tế.102

3.2.2. Mục tiêu về tiến bộ xã hội và xoá đói giảm nghèo .102

3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư.103

3.3.1. Giải pháp nâng cao CLCS chung cho dân cư toàn tỉnh .103

3.3.2. Giải pháp cụ thế nâng cao CLCS dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh .106

3.4. Kiến nghị.117

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .119

KẾT LUẬN.120

TÀI LIỆU THAM KHẢO.122

PHỤ LỤC.126

pdf131 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc Kmer tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toàn tỉnh có 141 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, trong đó có 07 chùa được công nhận di tích lịch sử, kiến trúc. Bên cạnh đó các chùa còn là trung tâm bảo tồn và lưu giữ các loại hình văn hóa truyền thống như: văn học dân gian, văn học viết, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, Tỉnh có 02 đoàn nghệ thuật Khmer (Ánh Bình Minh và Triều An) lưu diễn trong và ngoài tỉnh, với nhiều kịch bản được dàn dựng kết hợp nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật sân khấu hiện đại, vừa phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân vừa góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay, bảo tàng văn hóa dân tộc của tỉnh đã sưu tầm, hệ thống hóa, trưng bày hơn 1.000 hiện vật. Năm 2012, tỉnh đã duy tu, bảo dưỡng với 1.614,6 triệu đồng. 57 2.3. Khái quát về CLCS dân cư tỉnh Trà Vinh 2.3.1 Về kinh tế 2.3.1.1. Thu nhập bình quân đầu người Cùng với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế cả nước, hơn 20 đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Trà Vinh, sự nổ lực và đoàn kết của nhân dân, nền kinh tế tỉnh chuyển biến tích cực, đời sống dân cư tỉnh không ngừng nâng lên. Bảng 2.3. GDP và GDP/ người tỉnh Trà Vinh theo giá thực tế Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 GDP (tỷ đồng) 8.982 9.398 11.142 15.645 19.625 GDP/người (triệu đồng/ người) 9,0 9,3 11,1 15,5 19,3 Nguồn: [46] Bảng 2.3 cho thấy GDP/ người của tỉnh ngày càng tăng từ 9,0 triệu đồng/ người (2007) tăng lên 19,3 triệu đồng/ người (2011), tăng gấp 2lần trong 4 năm. Nhưng nếu so mức trung bình của cả nước và vùng ĐBSCL thì thu nhập bình quân đầu người của tỉnh còn thấp, khoảng 67 % mức trung bình của cả nước và 69 % toàn vùng ĐBSCL. Cơ cấu thu nhập của người dân cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng CNH – HĐH, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm Bảng 2.4. Cơ cấu thu nhập phân theo các khoản thu giai đoạn 2004 - 2010 Đơn vị: nghìn đồng Năm Tổng số Phân theo nguồn thu Tiền lương, tiền công N- L - TS Phi N- L - TS Khác 2004 395,3 85,7 182,9 61,9 64,8 2006 509,0 120,0 206,7 106,4 75,9 2008 772,2 185,5 282,0 155,2 149,5 2010 1.088,8 312,8 373,3 258,5 144,2 Nguồn: xử lí từ số liệu niên giám thống kê Trà Vinh Bảng 2.4 cho thấy thu nhập từ các khoản đều tăng, trong đó khoản thu từ tiền lương, tiền công tăng nhanh nhất, thu từ N- L- TS tăng chậm hơn nhưng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn thu. Cơ cấu nguồn thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất NN, năng suất lao động chưa cao. Các nguồn thu từ hoạt động phi NN chưa cao ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân và điều này chứng tỏ còn một bộ phận rất lớn dân cư có mức sống chưa cao. Hoạt 58 động sản xuất CN- DV còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, làm cho việc cải thiện cơ cấu thu nhập của người dân gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, mức thu nhập của người dân còn có sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn. Mức thu nhập ở thành thị luôn cao hơn nông thôn. Tuy nhiên hiện nay do thực hiện quá trình đô thị hóa nên giảm dần mức chênh lệch về thu nhập của người dân. Nếu thu nhập đánh giá “ đầu vào” thì chi tiêu là đánh giá “đầu ra”. Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu góp phần thể hiện rõ hơn thực trạng CLCS dân cư tỉnh. Trong cơ cấu chi tiêu, chi cho đời sống, chi cho ăn, uống, hút khá cao, chiếm 92,3% (2010). Biểu hiện mức sống cao thì tỷ lệ chi cho ăn uống không vượt quá 40% tổng chi cho đời sống. Điều đó chứng tỏ mức sống của dân cư tỉnh Trà Vinh còn thấp. Ngoài ra, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu trong dân cư. Bảng 2.5. Chi tiêu bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế Đơn vị: nghìn đồng Nhóm thu nhập 2006 2008 2009 2010 Nhóm 1 255,7 317,5 389,7 540,0 Nhóm 2 335,5 402,2 547,1 646,3 Nhóm 3 358,4 506,0 627,3 830,2 Nhóm 4 502,3 730,1 924,8 1.185,5 Nhóm 5 813,5 1.353,0 1.603,8 1.763,2 Nguồn:[46] Sự chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất năm 2006 là 3,2 lần; năm 2008: 4,3 lần; năm 2009: 4,1 lần và năm 2010: 3,3 lần. Điều đó có nghĩa là khi thu nhập cao, mức sống người dân được nâng cao, khả năng tiêu xài dân cư rất lớn, tạo nguồn thu lớn cho phát triển kinh tế xã hội. 2.3.1.2. Tỷ lệ hộ nghèo Theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo chung tỉnh 51.306 hộ nghèo, chiếm 20,13% tổng số hộ, giảm 8,47 % so năm 2007, trong đó khu vực thành thị chiếm 7,08% và nông thôn 22,16%. Số xã thuộc diện đói nghèo giảm từ 30 xã (35,7%) năm 2006 còn 12 xã (14,2%) năm 2010 trong tổng số 85 xã của tỉnh, chủ yếu các xã có đông dân tộc thiểu số sinh sống. Tỷ lệ nghèo chung của tỉnh giảm rõ rệt, tỷ lệ nghèo tại khu vực thành thị mặc dù thường xuyên thấp hơn ở các khu vực nông thôn, 59 song tốc độ giảm còn chậm hơn, điều đó thể hiện mức sống của người dân nông thôn tỉnh đã được nâng cao rõ rệt. Cụ thế từ năm 2009 đến năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo thành thị giảm 0,59%, trung bình giảm 0,19%/năm; nông thôn giảm 1,51 %, trung bình giảm 0,5%/năm.[45] Số hộ nghèo của tỉnh giảm đáng kể từ 63.970 hộ (2006) còn 44.497 hộ (2010), trong đó số hộ người dân tộc chiếm 23.924 hộ, tương ứng với 54,69% so với hộ nghèo của tỉnh và cũng giảm đáng kể vào năm 2009 nhưng đến năm 2010 thì tỷ lệ này tăng lên từ 52,72% tăng lên 54,69 %, nguyên nhân chủ yếu do số hộ nghèo trước đây đã thoát nghèo nay lại tái nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo tăng lên. Bảng 2.6. Số hộ nghèo và thoát nghèo của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Số hộ nghèo (hộ) 63.970 54.832 50.854 50.988 44.497 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 28,90 23,65 21,15 21,10 23,81 Số hộ thoát nghèo (hộ) 3.127 9.138 3.978 134 22.868 Nguồn:[46] Để có được thành tựu trên là nhờ vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung. Các công tác xóa đói giảm nghèo của Nhà nước và của tỉnh đã từng bước xã hội hóa cao và đi vào chiều sâu với những nội dung hỗ trợ thiết thực nhằm giảm nghèo vững chắc. Tuy nhiên, hiện nay các huyện vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng đói nghèo ở địa phương, điều này gây khó khăn rất lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh một cách đồng bộ và nhanh chóng. Trong những năm gần đây các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Huyện Cầu Kè năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo 28,81 % đến năm 2012 giảm còn 17,01%, giảm 11,8%. Tương tự lần lượt tỷ lệ này ở các huyện Trà Cú: 34,53%-24,35%, giảm 10,19%; huyện Tiểu cần: 21,92% - 14,95%: giảm 6,97%. Trong đó huyện có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhất là huyện Cầu Kè, giảm 11,8%. Bảng 2.7. Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện, thành phố giai đoạn 2007 - 2012 Đơn vị: % Đơn vị hành chính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Toàn tỉnh 23,65 21,28 21,10 23,58 20,13 16,64 TP. Trà Vinh 9,54 7,45 7,45 7,34 6,07 3,95 60 H. Càng Long 19,40 16,97 15,57 18,55 15,09 12,79 H.Cầu Kè 28,81 25,88 24,61 25,24 21,81 17,01 H. Cầu Ngang 24,01 21,74 22,89 26,76 22,17 19,57 H. Châu Thành 24,73 22,95 23,00 26,90 23,28 18,90 H. Duyên Hải 18,03 15,57 13,43 18,14 16,54 13,28 H. Tiểu Cần 21,92 18,97 20,23 22,27 18,22 14,95 H. Trà Cú 34,54 32,38 33,31 33,16 29,08 24,35 Nguồn: [8] Nhìn chung so cả nước, công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong những năm qua có những thành công đáng kể. Ngoài việc giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới mức chỉ tiêu thì mức sống của người dân cũng được nâng lên đáng kể so với 5 năm trước đây, thể hiện qua tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại phân bố không đều, khu vực nông thôn thường có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn khu vực thành thị, đặc biệt khu vực vùng sâu, vùng xa với chủ hộ là người dân tộc thiểu số. 2.3.2. Về giáo dục 2.3.2.1. Tỷ lệ người lớn biết chữ Tỉnh Trà Vinh đã có một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh ở tất cả các cấp học với mạng lưới các cơ sở giáo dục mở rộng đều khắp các xã, phường. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 98% năm 2010. Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2008 được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục TH và hoàn thành phổ cập THCS, số huyện đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS năm 2010 là 8 huyện tăng 4 huyện so năm 2006, đạt 100% và tiếp tục phổ cập THPT. Tỷ lệ trường đạt tiêu chuẩn quốc gia năm 2010 là 32% tăng 21% so 2006. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt khá giỏi đạt khá cao, số HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, GV giảng dạy theo hướng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn đảm bảo. Hoạt động giáo dục và đào tạo đi vào nề nếp và có hiệu quả; cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, góp phần năng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. 2.3.2.2. Giáo dục mầm non 61 Đây là ngành học cần được quan tâm nhất vì đối tượng là trẻ em, là tương lai của đất nước. Chính vì vậy việc chăm sóc, giáo dục thế hệ mầm non trong những năm qua đã được các ban ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm và đạt kết quả tốt. Bảng 2.8. Số trường, lớp và HS mẫu giáo qua các năm Năm học Số trường (trường) Số lớp (lớp) Số phòng (phòng) Số GV (người) Số HS (người) Số HS bình quân 1 lớp (người ) HS bình quân/GV (người) 2007-2008 80 976 519 1.108 25.507 26,1 23,0 2008-2009 81 1.044 583 1.252 27.397 26,2 21,9 2009-2010 82 1.093 616 1.144 28.515 26,1 24,9 2010-2011 83 1.137 624 1.216 29.137 25,6 23,9 2011-2012 83 1.146 675 1.290 30.159 26,3 23,4 Nguồn: [46] Năm học 2011 -2012, tỷ lệ HS mẫu giáo chiếm khoảng 20,4% tổng số HS trong toàn tỉnh. Hệ thống trường, lớp và đội ngũ GV có sự gia tăng đáng kể. Năm học 2011-2012 so với năm học 2007- 2008 tăng 3 trường mầm non, số GV cũng tăng mạnh, từ 1.108 GV tăng lên 1.290 GV, 100% số xã, phường đã xây dựng được trường mầm non. Năm 2010 toàn tỉnh đã huy động các cháu mẫu giáo 3- 5 tuổi đến lớp đạt 70%, Thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi năm học 2011 -2012, tỷ lệ trẻ em đi mẫu giáo đạt 60,63% so với trẻ em trong độ tuổi (3-5 tuổi). 2.3.2.3. Giáo dục phổ thông Đây là hệ thống giáo dục có số HS đông nhất trong hệ thống giáo dục tỉnh, bao gồm 3 cấp học: TH, THCS, THPT. Mạng lưới phục vụ cho giáo dục phổ thông ngày càng mở rộng, đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao. Đến nay, tất cả các xã đều có từ 1 đến 2 trường TH và THCS, mỗi huyện có từ 2 đến 5 trường THPT. Bảng 2.9. Các chỉ tiêu giáo dục phổ thông của tỉnh Trà Vinh Năm học 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 Tổng số trường học - trường 333 336 340 344 346 Tiểu học 213 214 214 215 215 THCS 92 94 94 96 97 THPT 24 24 27 28 28 62 Tổng số lớp học- lớp 5.444 5.376 5.458 5.453 5.435 Tiểu học 3.150 3.173 3.283 3.381 3.366 THCS 1.554 1.481 1.484 1.495 1.537 THPT 740 722 691 577 532 Tổng số phòng học – phòng 4.660 4.632 4.631 4.538 5.441 Tiểu học 2.806 2.761 2.754 2.687 3.221 THCS 1.286 1.285 1.292 1.223 1.514 THPT 568 586 585 628 706 Tổng số giáo viên -người 9.757 9.753 9.739 10.011 9.973 Tiểu học 4.485 4.417 4.560 4.732 4.789 THCS 3.486 3.513 3.437 3.525 3.476 THPT 1.786 1.823 1.742 1.754 1.708 Tổng số học sinh - học sinh 153.665 150.393 146.540 148.204 148.077 Tiểu học 77.917 76.385 79.003 81.608 81.014 THCS 50.942 50.373 47.877 48.344 50.215 THPT 24.806 23.635 19.660 18.252 16.848 Nguồn: [46] Như vậy, từ năm 2007 đến nay tổng số trường học và phòng học có xu hướng tăng lên, trong khi đó tổng số HS giảm, từ 153.665 em còn 148.077 em, giảm 5.588 em, trong đó giảm nhiều nhất là HS THPT, giảm 7958 em. Số HS THCS có xu hướng tăng lên, nhưng HS tiểu học lại giảm. Điều này phản ánh kết quả phát triển dân số ổn định và thấp của Trà Vinh trong những năm gần đây. Trong khi số HS giảm thì số GV có xu hướng tăng nhẹ, từ đó GV có điều kiện quan tâm hơn tới HS, chất lượng giáo dục cũng thay đổi. Tỷ lệ HS lưu ban giảm đáng kể từ 3,21% (2008) còn 2,38% (2011), giảm 0,38%. Tỷ lệ HS bỏ học giảm từ 1,96 % còn 0,48%, giảm 1,48%, tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT năm học 2010 – 2011 đạt 90,91%, bổ túc THPT đạt 70,02%, thi HS giỏi Quốc gia lớp 12 đạt 12 giải, thi Olympic xếp hạng 2 khu vực ĐBSCL. Như vậy có thể thấy trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo Trà Vinh đã có những bước phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 2.3.3. Về y tế và chăm sóc sức khoẻ 63 Những thành tựu trong phát triển kinh tế đã giúp ngành y tế tỉnh từng bước phát triển, đạt được kết quả trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đến năm 2011 số cơ sở y tế của toàn tỉnh là 115 cơ sở, trong đó có 9 bệnh viện, 15 phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, phường là 91 trạm. Số giường bệnh không ngừng tăng lên từ 1.440 giường (2007) lên 2.071 giường (2011), tăng 69,5%. Trong đó xã, phường, thị trấn có trạm y tế là 100%; có bác sĩ là 96,15%; đạt chuẩn quốc gia về y tế là 67,31% và có nữ hộ sinh là 100% vào năm 2011. Hệ thống y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, nâng cấp trang thiết bị, tăng cường cán bộ y, bác sĩ, mở rộng hệ thống cung cấp các dịch vụ y tế. Các trang thiết bị y tế phục vụ chuẩn đoán, điều trị được đầu tư từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện như máy chụp X- Quang, máy chụp Citi, máy xét nghiệm sinh hóa, máy nội soi, Bảng 2.10. Số cán bộ y tế tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 - 2011 Đơn vị: người Hạng mục 2007 2008 2009 2010 2011 Số cán bộ y tế 1.641 1.745 1.899 2.090 2.212 Ngành y Bác sĩ 408 448 514 499 507 Y sĩ 570 603 620 763 772 Y tá 464 482 562 592 687 Nữ hộ sinh 199 212 203 236 246 Số cán bộ dược 189 217 252 319 356 Ngành dược Dược sĩ cao cấp 19 33 30 43 42 Dược sĩ trung cấp 160 177 218 272 311 Dược tá 10 7 4 4 3 Nguồn: [46] Số cán bộ y tế được đào tạo chuyên môn ngày càng đông đảo. Năm 2011 toàn tỉnh có 2.212 cán bộ ngành y và 356 cán bộ ngành dược. Từ đó nâng tỷ lệ số bác sĩ/ 1 vạn dân là 5,01 bác sĩ và số giường bệnh / 1vạn dân là 20,45 giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 97%. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em ngày càng được đẩy mạnh, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ngày càng giảm. Năm 2007 là 15,90% nhưng đến năm 2011 giảm xuống còn 10,76%. 64 Năm 2011 tỉnh đã cấp 208.842 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo (kinh phí 89,8 tỷ đồng), vận động hộ cận nghèo mua 37.853 thẻ bảo hiểm y tế (7,1 tỷ đồng) và 16.206 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội (kinh phí 6,1 tỷ đồng). Bảng 2.11. Số cán bộ, cơ sở y tế và số giường bệnh tỉnh Trà Vinh năm 2011 Hạng mục Số cán bộ y tế Số cơ sở y tế Số giường bệnh Ngành y Ngành dược Toàn tỉnh 2.212 356 115 2.071 TP. Trà Vinh 924 137 12 755 H. Càng Long 202 35 15 160 H.Cầu Kè 141 22 12 155 H. Cầu Ngang 245 40 16 266 H. Châu Thành 163 32 16 250 H. Duyên Hải 137 28 11 120 H. Tiểu Cần 169 22 13 150 H. Trà Cú 231 40 20 215 Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2012. Qua bảng 2.11 cho thấy mật độ cán bộ y tế và số giường bệnh có sự chênh lệch giữa các địa phương. Số cơ sở y tế và số giường bệnh tập trung chủ yếu ở thành phố Trà Vinh, số giường bệnh/ vạn dân ở đây là 7.55 cao gấp 6 lần so với huyện có tỷ lệ thấp nhất. Nếu so sánh giữa các huyện thì huyện Trà Cú có số cơ sở y tế cao nhất và số giường bệnh, số cán bộ y tế cao nhất ở huyện Cầu Ngang. Huyện Duyên Hải có số cơ sở y tế, số giường bệnh và cán bộ y tế thấp nhất tỉnh.. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành y tế tỉnh Trà Vinh cũng tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Mạng lưới các sơ sở y tế phân bố chưa đồng bộ, có sự chênh lệch lớn về cơ sở hạ tầng, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ y tế. Với những hạn chế trên, tỉnh cần có những chính sách để quan tâm hơn nữa tới việc phát triển y tế, tăng cường mọi mặt về cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị cho ngành y tế, đào tạo đội ngũ cán bộ y bác sĩ chuyên môn cao nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 2.3.4. Về sử dụng điện, nước sạch và nhà ở * Sử dụng điện 65 Điện sinh hoạt tỉnh những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Hiện nay 100% xã, phường, thị trấn toàn tỉnh đều có điện sử dụng. Tỷ lệ hộ sử dụng điện cũng không ngừng tăng lên, năm 2007 là 89,9% đến năm 2011 đạt 91,5%. [45] Mức tiêu thụ điện sinh hoạt còn có sự phân hóa không đều giữa các vùng và các khu vực trong tỉnh, nhất là giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt ở thành phố là 98,9% và ở nông thôn là 90,1% năm 2011. Hiện tượng thiếu điện còn phổ biến dẫn tới tình trạng cắt điện luân phiên trong mùa hè tại các vùng nông thôn, làm ảnh hưởng lớn đến CLCS dân cư. * Về sử dụng nước sạch Sử dụng nước sạch có bước cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 88,5% (2007) lên 94,8% (2011). Trong khu vực thành thị đạt 95%, nông thôn 91,3% (2011) [45]. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng các trạm cấp nước hợp vệ sinh ở trung tâm các huyện, xã và vùng nông thôn sâu, đưa vào sử dụng thêm 89 trạm, đảm bảo nguồn cung cấp nước hợp vệ sinh trong tỉnh. Tuy nhiên, ở các xã vùng sâu, xa thì nhu cầu nước sạch của người dân chưa được đảm bảo, đa số người dân sử dụng nước giếng khoan, ao hồ, * Về việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh Trong những năm gần đây tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư nâng cấp, cải tạo hố xí hợp vệ sinh nhưng tỷ lệ sử dụng còn rất thấp mặc dù có xu hướng tăng, từ 18,2% (2007) tăng lên 29,6% (2011), trong đó khu vực thành thị là 68,7 % và nông thôn là 22,1% (2011). [45]. Nếu như trước đây người dân ở nông thôn đa phần sử dụng nhà vệ sinh tự tạo, trực tiếp thải ra môi trường tự nhiên, thì nay một số hộ đã chuyển sang sử dụng nhà vệ sinh có hố xí tự hoại. Điều đó cho thấy mức sống của người dân đang dần được nâng lên, nhất là ở nông thôn. * Về nhà ở Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009 thì phần lớn người dân ở tỉnh Trà Vinh còn đang ở nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ còn rất nhiều. Tuy nhiên đã có sự thay đổi, giảm dần tỷ lệ nhà ở từ đơn sơ và thiếu kiên cố sang nhà kiên cố. Cụ thể năm 1999, tỷ lệ hộ nhà ở đơn sơ cao nhất: 79,4% nhưng đến năm 2009 giảm còn 35,2%; tỷ lệ nhà kiên cố tăng từ 1,7% lên 2,6%. 66 Từ thực trạng nhà ở các huyện trong tỉnh cho thấy chất lượng nhà ở tỉnh chưa cao, tỷ lệ nhà kiên cố chỉ chiếm 17,9% thấp hơn so với một số tỉnh, thành phố trong cả nước và rất thấp so với tỷ lệ nhà ở kiên cố bình quân của cả nước (52%). Bảng 2.12. Tỷ trọng hộ chia theo loại nhà tỉnh Trà Vinh Năm Tỷ trọng hộ chia theo loại nhà đang ở (%) Kiên cố Bán kiên cố Thiếu kiên cố Đơn sơ Năm 1999 1,7 11,7 7,2 79,4 Năm 2009 2,6 35,3 26,9 35,2 Nguồn: Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 1999,2009 Đây là một thử thách không nhỏ trong quá trình phát triển nhà ở của tỉnh, trong đó mục tiêu tăng cường cải thiện chất lượng nhà ở tiến tới xóa bỏ nhà tạm là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. * Lương thực, thực phẩm Con người muốn tồn tại và tham gia các hoạt động sản xuất thì trước nhất phải đảm bảo nhu cầu ăn hàng ngày, đảm bảo nhu cầu về lương thực thực phẩm. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá CLCS của dân cư. Giá trị sản xuất NN theo giá hiện hành năm 2011 của tỉnh đạt 19.561.692 triệu đồng, tăng 11.659.050 triệu đồng so năm 2007. Sản lượng cây lương thực có hạt và bình quân lương thực có hạt trên đầu người không ngừng tăng lên. Bảng 2.13. Sản lượng lương thực có hạt và bình quân lương thực đầu người Hạng mục 2007 2008 2009 2010 2011 Sản lượng lương thực có hạt (tấn) 953.694 1.114.606 1.102.854 1.182.972 1.184.269 Bình quân lương thực có hạt /người (kg/ người) 956 1.114 1.099 1.176 1.169 Nguồn: [46] Từ năm 2007-2011, sản lượng lương thực tăng từ 953.694 tấn (2007) lên 1.184.269 tấn (2011) tăng 230.575 tấn, nên lương thực bình quân đầu người tăng từ 956 lên 1.169 kg/người, tăng 213kg/người. Riêng năm 2010 – 2011 giảm. Nhưng nhìn chung lương thực đầu người vẫn tăng vì cùng với sự gia tăng về sản lượng lương thực thì yếu tố gia tăng dân số cũng ảnh hưởng tới lương thực bình quân. Mặt khác, Trà Vinh là địa phương có thế mạnh 67 về thuỷ sản. Do vậy, không thể chỉ dựa vào lương thực bình quân/ người để đánh giá CLCS tỉnh này. Ngoài ra, sản lượng lúa năm 2011 là 1.155.261 tấn, sản lượng thuỷ sản 165.845 tấn, sản lượng thịt lợn hơi xuất chồng 59.841 tấn, thịt gia cầm bán giết 10.691 tấn, cũng góp phần cải thiện cơ cấu cũng như làm gia tăng hàm lượng dinh dưỡng cho bữa ăn. 2.3.5. Văn hoá, tinh thần Hoạt động thể dục thể thao quần chúng được phát triển, tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 24% dân số; số gia đình thể thao đạt 14%, số trường học thực hiện thể dục thể thao ngoại khoá đạt 87,4%. Tổ chức 20 giải thể thao cấp tỉnh và nhiều giải cấp huyện, ban ngành; tham dự 27 giải thể thao cấp khu vực và toàn quốc, đạt 74 huy chương các loại. Tại SEA Games 26, tỉnh có 02 vận động viên đạt 01 huy chương vàng và 01 huy chương bạc. Quan tâm đầu tư, bồi dưỡng các lớp năng khiếu. 2.3.6. Lao động và việc làm Với sự nỗ lực của các ban ngành tỉnh Trà Vinh, số lao động được giải quyết việc làm ngày càng tăng lên từ 40.500 người (2006) tăng lên 50.000 (2011). Hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng lao động cũng được quan tâm đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 16,5% (2006) - 31,0% (2011)[33] 2.3.7. Về môi trường Do trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có khu công nghiệp Long Đức với 10 dự án đi vào hoạt động và nằm xa khu dân cư, quy mô còn nhỏ, lại chủ yếu là công nghiệp chế biến nên mức độ ô nhiễm môi trường không đáng kể, chủ yếu là ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi trong quá trình hoạt động. Tỷ lệ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của tỉnh cũng đạt kết quả đáng kể, 74% năm 2011. Trong khu dân cư, tình trạng rác thải vẫn chưa được xử lí triệt để mặc dù ở các phường nội thành đã có công ty vệ sinh môi trường đảm nhiệm việc thu gom rác.Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom chỉ đạt 86%. Đối với rác thải y tế cũng đã được tỉnh chú trọng xử lí chỉ đạt 86% (2011). Đối với hộ dân sống gần sông, kênh rạch thì vẫn thải rác và nước bẩn xuống xuống sông, cống rãnh gây mùi khó chịu trong mùa mưa. 2.3.8. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật Về hạ tầng giao thông, đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 317 km đường nhựa, 225 km đường đal bê tông cốt thép và 8 km đường đá cấp phối. Bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, toàn tỉnh đến nay đã có trên 600km đường láng nhựa và trên 1.500km đường giao 68 thông nông thôn được bê tông hoá, có 102/105 xã, phường, thị trấn có đường ôtô đến tận trung tâm, đưa vào hoạt động phà Cổ Chiên, thông tuyến Quốc lộ 60, xây dựng cầu Láng Chim, nâng cấp mở rộng các Quốc lộ 53,54,60, thi công Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh đào Trà Vinh), chuẩn bị triển khai cầu Long Bình 3 và cầu Tầm Phương, khởi động đầu tư cầu Cổ Chiên, đường tỉnh 915, đường vào Đền thờ Bác, cảng Trà Cú, Về công nghệ thông tin, tỉnh đã đầu tư dịch vụ Internet, điện thoại. Hoạt động bưu chính viễn thông đảm bảo thông tin, có bước phát triển tích cực. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước phục vụ cải cách hành chính, cổng thông tin điện tử của tỉnh đi vào hoạt động bằng 3 ngôn ngữ: Việt, Khmer, Anh. Về thuỷ lợi, đầu tư mới kênh cấp 2, nạo vét kênh cấp 3, kè sông, đê biển, lắp đặt trạm bơm, cống bọng, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt nhân dân. 69 BẢN ĐỒ 2.1 70 2.4.Thực trạng CLCS của dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh 2.4.1. Về thu nhập Nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu thu được từ sản xuất nông nghiệp. Những người có trình độ học vấn từ bậc phổ thông trở lên tham gia vào hoạt động trong khu vực nhà nước thì thu nhập của họ ổn định và cao hơn, cộng với nguồn thu từ làm rẫy cũng góp phần làm tăng thu nhập. Tuy nhiên, số lao động này chiếm tỷ lệ không lớn. Riêng những hộ có hoạt động kinh tế thuần nông, thì thu nhập của họ phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả của nông phẩm hoặc những hộ không có ruộng đất sản xuất phải đi làm thuê thì thu nhập phụ thuộc vào mùa vụ, bấp bênh, không ổn định. Nhưng nền kinh tế thị trường có nhiều biến động không thể lường trước được cộng với ảnh hưởng của thiên nhiên nên nguồn thu nhập của nông dân không đảm bảo, dễ bị thay đổi. Tuy nhiên, những năm gần đây thu nhập bình quân đầu người của đồng bào Khmer tăng và đạt 17,1 triệu đồng/người/ năm (2011) là nhờ chính quyền địa phương và lãnh đạo các cấp cũng đã hổ trợ bà con đồng bào về giống, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, những máy móc hiện đại để góp phần tăng năng suất và hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường của thương phẩm. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào Khmer bình quân hàng năm giảm 4%, h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_17_9630528853_6083_1871568.pdf
Tài liệu liên quan