Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Phân bón Lam Sơn

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC C ÁC HÌNH MỤC LỤC. vi

MỤC LỤC. vii

PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết.1

2. Mục tiêu nghiên cứu:.2

3. Câu hỏi nghiên cứu .3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

5. Phương pháp nhiên cứu.3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP.7

1.1. Một số khái niệm nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực .7

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .7

1.1.2. Vai trò nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .9

1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.10

1.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực.10

1.2.2. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực .12

1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá .12

1.2.2.2. Phương pháp đánh giá.13

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. 13

1.2.3.1. Nhân tố bên trong nguồn nhân lực.13

1.2.3.2. Nhân tố bên ngoài nguồn nhân lực .15

1.2.4. Mục tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty .17

1.3. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.23

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Nhật bản.23

1.3.2. Kinh nghiệm của Singapore [29] .24

 

pdf111 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Phân bón Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường, xây dựng mạng lưới nghiên cứu thị trường để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu. b, Nhiệm vụ: - Bán hàng và phát triển thị trường: - Nghiên cứu thị trường, phát triển thị trường, phát triển thương hiệu, phát triển sản phẩm, phát triển các kênh bán hàng đảm bảo cho hoạt động bán hàng của Công ty đạt hiệu quả cao, nâng cao giá trị sản phẩm Công ty. - Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch bán hàng năm, vụ, quí trình Ban Giám đốc, HĐQT phê duyệt. - Xây dựng chính sách bán hàng: Năm, vụ trình Ban Giám đốc, HĐQT phê duyệt. - Tổ chức mạng lưới bán hàng nhằm đạt các mục tiêu đã được phê duyệt. - Khảo sát mở các đại lý tiêu thụ sản phẩm. - Tổ chức nghiên cứu thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ bán hàng tại các đơn vị, chủ hợp đồng mía, đại lý. - Phục vụ tốt nhất các đơn vị thành viên, xí nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bán hàng. - Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của Công ty. - Báo cáo kết quả bán hàng theo định kỳ và thường xuyên. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 - Ký hợp đồng vận chuyển phân bón và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. - Theo dõi công nợ của khách hàng, thanh quyết toán và thu hồi công nợ bán hàng. - Lập kế hoạch, tổ chức điều vận xe vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ. 4- Phòng Hành chính - Quản trị: a, Chức năng: Thừa hành để thực hiện công tác quản trị hành chính. là chiếc cầu nối công tác từ Ban lãnh đạo xuống các phòng chức năng và ngược lại, truyền tin, truyền mệnh lệnh của lãnh đạo đến nơi cần thiết một cách kịp thời, chính xác. b, Nhiệm vụ: - Tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến Công ty. Xử lý các thông tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình. - Tổ chức hội nghị và các buổi khánh tiết của Công ty. - Theo dõi lưu trữ phân phát tài liệu văn bản: Công văn đi, công văn đến, hệ thống văn bản pháp qui của Nhà nước và toàn bộ tài liệu văn bản của Công ty ban hành. - Quản lý, sử dụng toàn bộ con dấu Công ty theo qui định của pháp luật. - Lái xe con phục vụ cán bộ trong Công ty đi công tác. Chuẩn bị giấy tờ thủ tục đầy đủ cho cán bộ trước khi đi công tác (giấy điều xe, giấy đi đường, ứng tiền công tác phí, tiền mua xăng dầu...) Chăm lo nơi ăn nghỉ cho cán bộ Công ty trong quá trình đi công tác; đến nơi công tác phải lấy xác nhận (có đóng dấu) vào giấy đi đường để làm cơ sở thanh toán tiền công tác phí, xăng dầu. Sau mỗi đợt công tác phải lập thủ tục thanh toán hoàn ứng theo qui định của Công ty. - Đảm nhận công tác nấu ăn ca, bếp ăn tập thể trong Công ty. 5- Phòng Kỹ thuật: a, Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra. Quy trình sản xuất phân bón. Công tác quản lý sử dụng phương tiện, máy móc thiết bị. b, Nhiệm vụ: - Lập hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, quản lý kiểm định đo lường các thiết bị an toàn. Tổng hợp phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu cải tiến công nghệ hợp lý hoá sản xuất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 - Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. - Xây dựng quy trình công nghệ, qui trình vận hành thiết bị. - Nghiệm thu chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra trước khi nhập kho. - Khảo sát lập dự toán kiểm tu sửa chữa lớn TSCĐ; theo dõi , giám sát, nghiệm thu kỹ thuật quá trình thực hiện công tác kiểm tu sửa chữa lớn TSCĐ. - Xây dựng, rà soát sửa đổi ban hành và giám sát các quy trình công nghệ, quy trình vận hành máy móc thiết bị trong Công ty. - Theo dõi kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động toàn bộ máy móc thiết bị cơ giới, dây chuyền sản xuất phân bón, lập kế hoạch vật tư thay thế và dự phòng cho các loại máy móc thiết bị trong Công ty. - Lấy mẫu phân tích chất lượng nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra theo quy định của Công ty và cơ quan quản lý Nhà nước. - Tham gia điều tra nguyên nhân và lập biên bản khi có sự cố máy móc thiết bị, vật tư - sản phẩm hư hỏng. 2.1.5. Tình hình sử dụng lao động Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mà còn phải chú trọng đến công tác chất lượng nguồn nhân lực của mình. Nguồn nhân lực là một yếu tố có tầm quan trọng trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và là một trong những yếu tố then chốt nhất giúp cho doanh nghiệp thành công. Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn là một doanh nghiệp chuyên sản xuất phân bón hữu cơ cung cấp sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Với qui mô, năng lực hiện có của Công ty đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ cán bộ công nhân lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề bậc thợ cao đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua, Công ty không ngừng chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để bổ sung nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực trạng lao động của Công ty được thể hiện qua bảng 2.2. giai đoạn 2011-2013. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 Bảng 2.1. Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty qua 3 năm từ năm 2011 - 2013 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Công ty) Phân loại lao động 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số 200 100 205 100 173 100 5 2,5 -32 -15,6 1. Theo trình độ Trên đại học 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Đại học 19 9,5 26 12,7 30 17,3 7 36,8 4 15,4 Cao đẳng & Trung cấp 36 18,0 39 19,0 43 24,9 3 8,3 4 10,3 Sơ cấp & Công nhân kỹ thuật 145 72,5 140 68,3 100 57,8 -5 -3,4 -40 -28,6 2. Theo giới tính Nam 120 60 125 61,0 113 65,3 5 4,2 -12 -9,6 Nữ 80 40 80 39,0 60 34,7 0 0,0 -20 -25,0 3. Theo độ tuổi Dưới 30 30 15 26 12,7 47 27,2 -4 -13,3 21 80,8 Từ 30 đến 40 90 45 93 45,4 78 45,1 3 3,3 -15 -16,1 Từ 41 đến 50 50 25 61 29,8 33 19,1 11 22,0 -28 -45,9 Từ 51 đến dưới 60 30 15 26 12,7 47 27,2 -4 -13,3 21 80,8 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Năm 2012 tổng số lao động của Công ty so với năm 2011 tăng 5 người tương ứng tăng 2,5% số lượng lao động; năm 2013 lao động giảm 32 người tương ứng giảm 15,6%. Trình độ học vấn, nguồn nhân lực của doanh nghiệp có chất lượng tương đối cao; phần lớn cán bộ nhân viên của Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật. Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy trong đó số lượng cán bộ có trình độ đại học tăng mạnh hơn so với mức độ giảm đi đáng kể của nhóm công nhân kỹ thuật. Năm 2011 tỷ lệ cán bộ nhân viên có trình độ đại học chiếm 9,5%, năm 2012 chiếm 12,7% tăng 7 người tương ứng tăng 36,8% so với năm 2011, đến năm 2013 số cán bộ có bằng cấp đại học chiếm 17,3% trong tổng số lao động, tăng 4 người tương ứng tăng 15,4% so với năm 2012. Đối với nhóm cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp, năm 2011 chiếm 18% năm 2012 chiếm 19% tăng 3 người tương ứng tăng 8,3% so với năm 2011, năm 2013 chiếm 24,9% tăng 4 người tương ứng tăng 10,3% so với năm 2012. Đối với nhóm cán bộ có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật, năm 2011 chiếm 72,5%, năm 2012 chiếm 68,3% giảm 5 người tương ứng giảm 3,4% so với năm 2011, năm 2013 chiếm 57,8% giảm 40 người tương ứng giảm 26,6% so với năm 2012. Nguyên nhân nhóm lao động này giảm nhiều là do công ty đưa máy móc thiết bị tự động hóa vào dây chuyền sản xuất nên đã cắt giảm đi một số lao động trực tiếp, cán bộ công nhân lao động về hưu và một số lao động thuyên chuyển công tác. Khi phân tích chất lượng nguồn nhân lực cho thấy do ngành nghề sản xuất phân bón của doanh nghiệp thì công nhân trực tiếp sản xuất phân bón thuộc danh mục công việc nặng nhọc độc hại. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất nằm vào trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp chiếm từ 57,8% - 72,5% trong tổng số lao động của Công ty. Trong khi đó, các công việc như quản lý, các phòng ban chức năng, như Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Thị trường - Tiêu thụ, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Kỹ thuật... đội ngũ cán bộ ở các bộ phận này thường có trình độ cao đẳng và đại học. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Phân tích cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính, với lĩnh vực sản xuất phân bón thuộc ngành nghề công việc nặng nhọc độc hại do đó số lượng lao động nam chiếm tỷ lệ lớn hơn so với số lượng lao động nữ. Số lượng lao động nam năm 2011 là 60%, nữ là 40%; đến năm 2013 nam chiếm 65,3%, nữ chiếm tỷ lệ 34,7%. Đánh giá một cách tổng quát mức chênh lệch giới tính là rất đáng kể, điều này chứng tỏ công việc của công ty cần nhiều về lực lượng lao động nam để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Phân tích nguồn nhân lực của doanh nghiệp theo độ tuổi, phần lớn cán bộ nhân viên của Công ty có độ tuổi từ 30 đến 40 giai đoạn 2011 - 2013 với tỷ lệ bình quân khoảng 45% tổng số nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng đây là một thế mạnh của doanh nghiệp khi nhóm tuổi này có sức khỏe, kinh nghiệm và trình độ. Nhóm tuổi dưới từ 40 - 50 tuổi là nhóm cán bộ nhân viên quan trọng của doanh nghiệp. Nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm bình quân 18,3% tổng số cán bộ nhân viên của doanh nghiệp. Bảng 2.2. Số lượng nguồn nhân lực phân theo chức năng. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ công nhân lao động 200 100,0 205 100,0 173 100,0 Ban giám đốc 3 1,5 3 1,5 3 1,7 Phòng Kế hoạch- Tổng hợp 4 2,0 4 2,0 4 2,3 Phòng Tài chính - Kế toán 6 3,0 8 3,9 7 4,0 Phòng Hành chính - Quản trị 6 3,0 6 2,9 6 3,5 Phòng Thị trường-Tiêu thụ 20 10,0 22 10,7 22 12,7 Phòng Kỹ thuật 7 3,5 7 3,4 7 4,0 Tổ bảo vệ-Phục vụ 14 7,0 14 6,8 14 8,1 Bộ phận sản xuất 140 70,0 141 68,8 110 63,6 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch - Tổng hợp) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Qua bảng số liệu 2.2. về số lượng nguồn nhân lực phân theo chức năng của doanh nghiệp cho ta thấy, việc phân bổ cán bộ công nhân lao động của Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn là tương đối hợp lý, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2011-2012 Ban Giám đốc 3 người chiếm tỷ lệ 1,5% trong tổng số cán bộ công nhân lao động, sang năm 2013 chiếm tỷ lệ 1,7% trong tổng số cán bộ công nhân lao động; Phòng Kế hoạch - Tổng hợp năm 2011-2012 số cán bộ 4 người chiếm tỷ lệ 2% trong tổng số cán bộ công nhân lao động, năm 2013 chiếm tỷ lệ 2,3% trong tổng số cán bộ công nhân lao động; Phòng Tài chính - Kế toán năm 2011 - 2012 chiếm tỷ lệ bình quân 3,5% trong tổng số lao động, năm 2013 giảm 1 người về hưu còn 7 người chiếm tỷ lệ 4% trong tổng số lao động; Phòng Hành chính - Quản trị số lượng lao động không biến đổi từ năm 2011 - 2013 là 6 người chiếm tỷ lệ bình quân là 3,1% trong tổng số lao động; Phòng Thị trường - Tiêu thụ bình quân 3 năm từ 2011 - 2013 số lao động chiếm tỷ lệ 11,13% trong tổng số cán bộ công nhân lao động của Công ty, Phòng Thị trường - Tiêu thụ có số lượng nhân viên cao nhất so với các Phòng chức năng khác vì có lực lượng cán bộ bán hàng và làm công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty; Phòng Kỹ thuật 7 người chiếm tỷ lệ bình quân qua 3 năm từ 2011 - 2013 là 3,6% trong tổng số cán bộ công nhân lao động của Công ty. Tổ Bảo vệ - Phục vụ từ năm 2011 – 2013 số lượng lao động ổn định 14 người chiếm tỷ lệ bình quân là 7,3% trong tổng số lao động của Công ty; Bộ phận sản xuất giai đoạn năm 2011 - 2012 lao động chiếm tỷ lệ bình quân là 69,4% trong tổng số lao động toàn Công ty đây là lực lượng lao động có số lượng lớn nhất, sang năm 2013 lao động có chiều hướng giảm do Công ty đưa máy móc thiết bị tự động hóa vào sản xuất thay thế con người trực tiếp làm việc, đồng thời do khủng hoảng kinh tế sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty cũng giảm một cách đáng kể, do đó có một số lao động đã xin chuyển công tác vì việc làm không ổn định thường xuyên phải nghỉ việc luân phiên. Điều này cũng đặt ra những vấn đề hết sức quan trọng đối với bộ phận quản lý nguồn nhân sự của Công ty trong việc ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn là một đơn vị hoạt động sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ cung cấp cho vùng mía đường Lam Sơn và các vùng cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của Công ty đã được nhận giải Sản phẩm vàng - dịch vụ, Cúp vì môi trường xanh... chính vì vậy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm vừa qua tương đối tốt, thu được lợi nhuận cao và đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước mặc dù bối cảnh kinh tế suy thoái. Kết quả cụ thể về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2011 đến 2013 được trình bày cụ thể ở Bảng 2.3. Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (2011 - 2013) TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Chênh lệch (+/-%) 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) 1 Sản lượng tiêu thụ phân bón các loại Tấn 43.275 44.504 30.582 102,84 68,72 2 Doanh thu (chưa VAT) Tr.đ 173.310 216.555 147.753 124,95 68,23 3 Lợi nhuận (trước thuế TNDN) Tr.đ 3.011 3.800 2.137 126,20 56,24 4 Nộp ngân sách Tr.đ 2.576 3.095 2.096 120,15 67,72 5 Thu nhập B/q (Người/năm) Tr.đ 65 70 55 107,69 78,57 (Nguồn: Số liệu phòng Tài chính - Kế toán của Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn năm 2011, 2012, và 2013) Kết quả phân tích báo cáo hoạt động của doanh nghiệp cho thấy sản lượng tiêu thụ năm 2012 so với năm 2011 tăng 2,84%, nhưng năm 2013 thì sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 68,72% so với năm 2012. Nguyên nhân sản lượng tiêu thụ năm 2013 đạt thấp là do giá cả các loại hàng nông sản giảm mạnh, dẫn đến việc đầu tư chăm sóc ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 cho các loại cây trồng cũng giảm theo, đặc biệt phân bón của Công ty cung ứng cho vùng mía đường Lam Sơn giảm một lượng đáng kể do nguyên nhân giá mía giảm mạnh nên bà con trồng mía đầu tư chăm sóc chỉ mang tính chất cầm chừng. Về doanh thu: Năm 2012 so với năm 2011 tăng 24,95%, sang năm 2013 doanh thu so với năm 2012 chỉ đạt 68,23%. Nguyên nhân do sản lượng đạt ở mức thấp dẫn đến doanh thu không đạt được kế hoạch đề ra của doanh nghiệp. Về lợi nhuận sau thuế: Kết quả phân tích cho thấy lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp năm 2011 và năm 2012 đạt ở mức từ 3 tỷ đến 3,8 tỷ đồng, sang năm 2013 sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt thấp dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm theo chỉ đạt 56,24% so với năm 2012. Về nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước: Nhìn chung qua 2 năm 2011 và 2012 doanh nghiệp nộp ngân sách từ 2,5 tỷ đến 3,1 tỷ đồng, nhưng sang năm 2013 do khủng hoảng kinh tế, giá cả các loại mặt hàng nông sản mất giá việc tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt thấp nên doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng dẫn đến nộp ngân sách cho Nhà nước cũng giảm theo. Nộp ngân sách Nhà nước năm 2013 là 2,096 tỷ đồng chỉ đạt 67,72% so với năm 2012. Về thu nhập bình quân hàng năm của cán bộ công nhân lao động trong doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 thu nhập tăng 7,69%, sang năm 2013 sản lượng tiêu thụ đạt thấp, dẫn đến thu nhập của người lao động cũng giảm theo , thu nhập năm 2013 chỉ đạt 78,57% so với năm 2013 Nhìn chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 - 2013 thì năm 2011 và 2012 kết quả đạt được là rất cao, tuy nhiên sang năm 2013 do khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta đã làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong nước phải đóng cửa, trước bối cảnh kinh tế như vậy nhưng Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, điều này nói lên sự nổ lực cố gắng của doanh nghiệp trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 2.2. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn 2.2.1. Công tác đào tạo nội bộ Hàng năm Trưởng các phòng ban, Bộ phận dựa trên khối lượng phạm vi công việc, nhiệm vụ trong tương lai và trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công nhân để xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo bổ sung cho năm tới. Dựa vào kết quả tổng hợp cơ sở lý luận cho thấy một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp là công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp hay còn gọi là xây dựng nguồn kế nhiệm. Công tác đào tạo nội bộ của doanh nghiệp được thể hiện trong Bảng 2.4. Bảng 2.4. Công tác đào tạo nội bộ qua 3 năm từ 2011 - 2013 Nội dung đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 200 205 173 Đào tạo An toàn lao động - Vệ sinh lao động 140 70 141 68,78 110 63,6 Đào tạo tay nghề bậc thợ từ bậc 2/6 - 5/6 46 23 53 25,85 64 37,4 (Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp) Qua bảng biểu 2.4. cho ta thấy doanh nghiệp luôn quan tâm đến công tác đào tạo an toàn lao động trong sản xuất, vệ sinh môi trường và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra và thực hiện theo Bộ luật lao động của Nhà nước về đào tạo công tác an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất. Hàng năm doanh nghiệp đào tạo cho người lao động liên quan đến sản xuất về an toàn vệ sinh lao động từ 110 người đến 140 người, chiếm tỷ lệ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 bình quân qua 3 năm 2011- 2013 là 67,5% trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Công tác đào tạo tay nghề bậc thợ hàng năm từ 46 - 64 người chiếm tỷ lệ bình quân qua 3 năm 2011- 2013 là 28,6% trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Như vậy công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp đã được Ban lãnh đạo doanh nghiệp hàng năm tổ chức đào tạo nội bộ cho người lao động, đây là một hướng đi và cách làm đúng đắn để các doanh nghiệp khác học tập và làm theo. 2.2.2. Công tác đào tạo bên ngoài Trên cơ sở kế hoạch đào tạo được Giám đốc Công ty phê duyệt, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Doanh nghiệp không chỉ tổ chức đào tạo nội bộ cho người lao động mà còn tạo điều kiện cho người lao động được tham gia các lớp đào tạo trình độ chuyên môn về công tác quản lý doanh nghiệp, công tác phân tích mẫu trong sản xuất, công tác điều hành phân xưởng sản xuất, công tác Bảo hiểm xã hội, Luật thuế, Bộ Luật lao động ... do các cơ quan của Nhà nước tổ chức. Ngoài ra còn tạo điều kiện về vật chất cho cán bộ công nhân lao động tham gia học tập liên thông từ cao đẳng lên Đại học, đào tạo thạc sỹ được thể hiện qua bảng biểu 2.5. Bảng 2.5. Công tác đào tạo bên ngoài qua 3 năm từ 2011 - 2013 Nội dung đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 200 100 205 100 173 100 Đào tạo công tác phòng chống cháy chữa cháy 16 8,0 16 7,8 16 13,6 Đào tạo nghiệp vụ bảo vệ 12 6,0 12 6.0 12 10,3 Đào tạo An toàn vệ sinh cho cán bộ quản lý 10 5,1 10 4,9 10 5,8 Đào tạo cán bộ quản lý 5 2,5 5 2,4 5 2,9 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Nội dung đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) Đào tạo cán bộ điều hành phân xưởng sản xuất 6 3,4 6 2,9 6 3,5 Đào tạo An toàn thực phẩm cho công nhân nấu ăn tập thể và ăn ca 3 1,5 3 1,5 3 1,7 Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học 4 2,0 3 1,5 3 1,7 Đào tạo cài đặt tin học và tin học văn phòng. 15 7,5 15 7,3 15 8,8 (Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp) Qua bảng biểu 2.5. cho ta thấy doanh nghiệp luôn chú trọng đến công tác chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác phòng cháy chữa cháy, hàng năm doanh nghiệp đăng ký với Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của công an tỉnh Thanh Hóa để tổ chức đào tạo nghiệp vụ phòng cháy cho tổ phòng cháy chữa cháy của Công ty. Ngoài ra doanh nghiệp liên hệ với Sở công an tỉnh Thanh hóa về việc đào tạo nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên bảo vệ để nhân viên bảo vệ có đủ năng lực trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trong toàn Công ty. Đào tạo công tác an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý do Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh Thanh Hóa đào tạo và cấp chứng chỉ cho cán bộ quản lý, nhằm mục đích cán bộ quản lý của Công ty năm vững các qui định của pháp luật trong công tác an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, phòng ngừa những rủi ro tai nạn có thể xảy ra, đồng thời tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho công nhân trực triếp sản xuất của doanh nghiệp. Số lượng cán bộ quản lý được đào tạo hàng năm là 5 người/năm . ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Đào tạo công tác quản lý doanh nghiệp cho cán bộ trẻ giữ vai trò nòng cốt và có tính kế thừa cho tương lai của doanh nghiệp nhằm mục đích nắm vững về mặt quản lý doanh nghiệp mà Luật doanh nghiệp đề ra, cách ứng xử của lãnh đạo trong giao tiếp với cán bộ công nhân lao động trong doanh nghiệp cũng như trong giao tiếp với khách hàng, doanh nghiệp đào tạo số cán bộ quản lý hàng năm là 5 người trên/năm. Đào tạo cho cán bộ quản lý phân xưởng nhằm mục đích cho người quản lý phân xưởng có được trình độ chuyên môn hóa trong khâu tổ chức điều hành sản xuất một cách có hiệu quả về năng suất lao động và chất lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. Hàng năm doanh nghiệp lập danh sách gửi Sở Lao động thương bình xã hội để đăng ký số lượng cán bộ công nhân lao động có liên quan đến công tác phụ trách về an toàn sản xuất và an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể để tham gia tập huấn nhằm mục đích nâng cao nhận thức thức cho người lao động trong công tác phòng ngừa tai nạn lao động trong sản xuất và giữ gìn vệ sinh trong việc tổ chức bếp ăn tập thể cho cán bộ công nhân lao động một cách an toàn tuyệt đối. Để định hướng cho tương lai và mang tính kế thừa cho cán bộ trẻ, doanh nghiệp không ngừng động viên khuyến khích cho cán bộ trẻ tham gia các lớp liên thông Đại học, các lớp cao học và các lớp đào tạo lập trình tin học, tin học văn phòng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cho cán bộ nhân viên trong Công ty đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra cũng như duy trì và nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.3. Công tác đào tạo đột xuất Đào tạo đột xuất là đào tạo cho người lao động trong trường hợp được Công ty tiếp nhận lao động mới vào làm việc hoặc người lao động được điều chuyển làm công việc mới khác với công việc trước đây mà người lao động thực hiện, người lao động được Công ty tổ chức đào tạo bổ trợ thêm về công việc của từng cương vị như vận hành máy nghiền, hệ thống máy trộn phân bón tự động hóa, máy sấy thành phẩm, hệ thống cân - đóng bao tự động hóa, máy công trình v.v... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Đào tạo đột xuất không chỉ đào tạo cho công nhân sản xuất mà còn đào tạo cho nhân viên được tiếp nhận thử việc, trong thời gian thử việc nhân viên được doanh nghiệp cử cán bộ hướng dẫn kèm cặp để tiếp cận được với công việc mới, hết thời hạn thử việc bộ phận nhân sự thuộc Phòng kế hoạch - Tổng hợp báo cáo nhận xét của đơn vị có nhân viên thử việc để lãnh đạo ra quyết định có tiếp nhận chính thức vào Công ty hay không. 2.2.4. Công tác tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Qui trình tuyển dụng lao động của Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn được thực hiện theo các bước như sau: 1- Xác định nhu cầu tuyển dụng: Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và dự báo nhu cầu cần thiết, các đơn vị phòng ban Công ty có nhu cầu về lao động lập phiếu đề nghị tuyển dụng gửi về bộ phận nhân sự. 2- Lập kế hoạch tuyển dụng và phê duyệt: Bộ phận nhân sự tổng hợp kế hoạch tuyển dụng của các đơn vị trên cơ sở rà soát lao động từng bộ phận, đối chiếu với định mức lao động Công ty đã ban hành, dự báo nguồn lao động nghỉ hưu, lao động cần thiết phải thay thế và lao động mới tăng thêm do mở rộng mạng lưới kinh doanh để lập kế hoạch. Cụ thể về số lượng cần tuyển dụng, chất lượng lao động, đối tượng lao động, trình độ, năng lực công tác,... sao cho phù hợp với yêu cầu, đáp ứng đủ điều kiện vận hành của bộ máy Công ty, trình Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt. Nếu được Chủ tịch HĐQT phê duyệt, Giám đốc giao bộ phận nhân sự tổ chức thực hiện. Nếu kế hoạch không được phê duyệt thì bộ phân nhân sự lập lại trình Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt. 3- Thông báo tuyển dụng: Sau khi kế hoạch tuyển dụng được phê duyệt bộ phận nhân sự có trách nhiệm: 4- Thông báo tuyển dụng công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và tiến hành tiếp nhận hồ sơ dự tuyển. 5- Thông báo ghi rõ vị trí cần tuyển, số lượng tuyển, ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_tai_cong_ty_co_phan_phan_bon_lam_son_1651_1909285.pdf
Tài liệu liên quan