LỜI CẢM ƠN.i
LỜI CAM ĐOAN .ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC BẢNG.v
DANH MỤC HÌNH VẺ .vi
DANH MỤC VIẾT TẮT .vii
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG VÀ QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG .3
1.1. Dự án đầu tư xây dựng.3
1.1.1. Dự án:.3
1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình: .3
1.1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng:.4
1.1.4. Tác dụng của dự án đầu tư xây dựng: .5
1.1.5. Phân loại Dự án đầu tư xây dựng:.5
1.1.6. Vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng:.9
1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng .11
1.2.1. Bản chất, mục tiêu và tác dụng của quản lý dự án.11
1.2.2. Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng .15
1.2.3. Các hình thức quản lý dự án ĐTXD .20
1.2.4. Một số phương pháp thực hiện công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình: .23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI DỰ ÁN ĐƢỜNG
CAO TỐC NỘI BÀI LÀO CAI .31
2.1 Tổng quan về dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.31
2.1.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy mô xây dựng .33
89 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án tại dự án đường cao tốc nội bài Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số lượng các cấp bậc của sơ đồ phân tách công việc phụ thuộc vào quy mô và
độ phức tạp của dự án.
Trong thực tế, các nhà quản lý dự án có thể sử dụng kết hợp các phương pháp
nêu ở bảng. Tuy nhiên, không nên kết hợp nhiều phương pháp trong cùng một cấp
bậc. Có thể sử dụng sáu cấp độ để phân tách công việc: ba cấp độ đầu phục vụ cho
yêu cầu quản lý, ba cấp độ cuối phục vụ cho yêu cầu kỹ thuật.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 25 VÕ VĂN QUÝ
Bảng 1.3: Thứ bậc phân tách công việc theo các phương pháp
Cơ cấu phân tách công việc Phương pháp
Thứ bậc Thể hiện
Phân tích
hệ thống
Chu kỳ Tổ chức
1 Mức độ tổng quát
Toàn bộ dự án
(nhóm dự án )
Toàn bộ dự án
(nhóm dự án)
Toàn bộ dự án
(nhóm dự án)
2 Mức độ dự án Hệ thống lớn
Những giai đoạn
chính (chu kỳ)
Các bộ phận cấu
thành chính
3
Các nhóm nhiệm
vụ chính
Các phân hệ Các hệ thống lớn
Các phòng ban,
đơn vị, thành
viên
4 Nhiệm vụ bộ phận
Nhiệm vụ bộ
phận
Các phân hệ Tổ đội
5 Nhóm công việc
Nhóm công
việc
Nhóm công việc Nhóm công việc
6 Công việc cụ thể
Công việc cụ
thể
Công việc cụ thể Công việc cụ thể
Phân tách công việc cần tiến hành ngay từ khi xác lập xong ý tưởng dự án. Người
thực hiện là đội ngũ cán bộ chủ chốt tham gia quản lý dự án trong tất cả các lĩnh vực.
Phân tách công việc cần đảm bảo yêu cầu: Dễ quản lý, các công việc độc lập tương đối
nhưng vẫn liên quan với nhau và phản ánh được tiến độ thực hiện dự án.
Phân tách công việc là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ quản lý khác nhau
của dự án, nó có tác dụng:
+ Trên cơ sở sơ đồ phân tách công việc, có thể giao nhiệm vụ, xác định trách
nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận đối với mỗi công việc dự án.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 26 VÕ VĂN QUÝ
+ Phân tách công việc là cơ sở phát triển trình tự và thứ tự quan hệ trước sau
giữa các công việc, là cơ sở lập sơ đồ mạng PERT/CPM.
+ Sơ đồ phân tách công việc là cơ sở xây dựng các kế hoạch chi tiết và điều
chỉnh các kế hoạch tiến độ thời gian, phân bổ các nguồn lực cho từng công việc dự
án. Ví dụ, việc bố trí lao động, máy móc thiết bị cũng như lập dự toán chi phí theo
phương pháp từ dưới lên đều căn cứ vào sơ đồ phân tách công việc dự án.
+ Là cơ sở để đánh giá hiện trạng và kết quả thực hiện các công việc dự án
trong từng thời kỳ.
Với sơ đồ phân tách công việc, các nhà QLDA trong quá trình điều phối kế
hoạch tiến độ, nguồn lực và chi phí sẽ tránh được những sai sót hoặc bỏ quên một
số công việc nào đó.
c) Biểu đồ GANTT :
Biểu đồ GANTT được giới thiệu năm 1917 bởi GANTT. Nội dung và phương
pháp của GANTT là xác định thứ tự thực hiện các hoạt động của dự án từ chuẩn bị
đến hoàn thành kết thúc dự án lên biểu đồ dạng sơ đồ ngang tuỳ thuộc vào: độ dài
thời gian của mỗi hoạt động, các điều kiện có trước của các hoạt động, các kỳ hạn
cần phải tuân thủ, khả năng thực hiện và xử lý những vấn đề.
Kế hoạch thực hiện dự án được thể hiện trên biểu đồ GANTT sẽ làm cơ sở cho
việc điều khiển quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra, đây là phương pháp
đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng.
- Để sử dụng phương pháp GANTT, ta cần phải tiến hành một số công việc:
+ Cố định một dự án
+ Xác định khối lượng công tác những hoạt động khác nhau cần phải thực
hiện trong khuôn khổ của một dự án đó
+ Xác định độ dài thời gian thực hiện và lực lượng tham gia, nhu cầu nguồn
lực cần thiết cho các hoạt động đó
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 27 VÕ VĂN QUÝ
+ Xác định mối liên hệ giữa các hoạt động
+ Xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc, thời gian dự trữ của hoạt
động
- Ưu điểm của phương pháp GANTT:
+ Phương pháp biểu đồ GANTT dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế cũng
như kế hoạch của từng công việc cũng như tình hình chung của toàn bộ dự án.
+ Dễ xây dựng, do đó nó được sử dụng khá phổ biến.
+ Thông qua biểu đồ có thể thấy được tình hình thực hiện các công việc nhanh
hay chậm và tính liên tục của chúng. Trên cơ sở đó, có biện pháp đẩy nhanh tiến
trình, tái sắp xếp lại công việc để đảm bảo tính liên tục và tái phân phối lại nguồn
lực cho từng công việc nhằm đảm bảo tính hợp lý trong sử dụng nguồn lực.
+ Biểu đồ thường có một số ký hiệu riêng để nhấn mạnh những mốc thời gian
quan trọng, những vấn đề liên quan đặc biệt đến các công việc.
+ Biểu đồ GANTT là cơ sở để phân phối nguồn lực và lựa chọn phương pháp
phân phối nguồn lực hợp lý nhất. Khi bố trí nguồn lực cho dự án, có thể bố trí theo
hai sơ đồ GANTT: sơ đồ thời gian bắt đầu sớm nhất (ES) và sơ đồ thời gian triển
khai muộn nhất (LS). Trên cơ sở hai biểu đồ GANTT bố trí nguồn lực này có thể
lựa chọn một biểu đồ hợp lý nhất.
- Nhược điểm của phương pháp GANTT:
+ Không cho người quản lý thấy rõ mối liên hệ giữa các hoạt động của dự án.
+ Không phản ánh rõ những hoạt động quan trọng cần chú ý trong quá trình
điều khiển để đảm bảo tiến độ đã vạch ra .
+ Không phản ánh cho người quản lý biết cách phải làm thế nào để rút ngắn
tiến độ thực hiện dự án .
- Phạm vi áp dụng:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 28 VÕ VĂN QUÝ
+ Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để lập kế hoạch tiến độ và quản lý
thực hiện dự án .
+ Phương pháp này sử dụng thích hợp khi số hoạt động của dự án không quá
nhiều.
+ Phương pháp này còn sử dụng để bổ sung phương pháp sơ đồ PERT trong
quản lý thực hiện dự án
d) Sơ đồ mạng PERT/CPM :
Sơ đồ mạng là một đồ thị bao gồm toàn bộ khối lượng của một bài toán lập kế
hoạch, nó ấn định một cách logic trình tự kỹ thuật và mối quan hệ về tổ chức giữa
công tác sản xuất, ấn định thời gian thực hiện các công tác và tối ưu hoá kế hoạch
đề ra. Trong quá trình thực hiện và quản lý kế hoạch ta vẫn có thể điều chỉnh sơ đồ
mạng cho sát với thực tế.
Lịch sử ra đời: Sơ đồ mạng PERT và phương pháp đường găng được phát
triển vào những năm 50 để giúp các nhà quản lý vạch kế hoạch, điều tiết và quản lý
các dự án lớn và phức tạp. Có thể PERT/CPM là công cụ để quản lý và điều tiết các
hoạt động của dự án theo một trình tự nhất định nhằm giúp tiết kiệm tối đa các chi
phí của dự án.
- Điều kiện áp dụng sơ đồ PERT:
+ Phải phân chia quá trình thực hiện dự án thành các hoạt động rành mạch và
hợp lý. Tức là chia đối tượng quản lý thành các quá trình thành phần (sau đây gọi là
các hoạt động, hoặc các công việc) theo đặc điểm kỹ thuật và đặc điểm về tổ chức
quản lý .
+ Các hoạt động (các quá trình thành phần) phải xác định rõ nội dung công
việc, khối lượng công việc, và phải xác định được thời gian cần thiết để thực hiện
khối lượng các công việc đó .
+ Phải xác định được mối quan hệ giữa các công việc với nhau. Đối với quản
lý hoạt động xây dựng đó là mối quan hệ công nghệ trong xây dựng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 29 VÕ VĂN QUÝ
+ Phải xác định được thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của từng hoạt động
(công việc) theo mối quan hệ công nghệ nhất định.
- Các nguyên tắc xây dựng sơ đồ PERT:
+ Các hoạt động được biểu diễn theo một hướng nhất định từ trái sang phải,
bắt đầu từ sự kiện bắt đầu triển khai dự án đến sự kiện kết thúc dự án.
+ Một sơ đồ PERT chỉ có một điểm bắt đầu (sự kiện bắt đầu) và một điểm
cuối (sự kiện kết thúc). Không có sự kiện bắt đầu hoặc hoàn thành trung gian.
+ Mỗi hoạt động được biểu diễn chỉ bằng một cung nối giữa hai đỉnh (nút) có
mũi tên chỉ hướng.
+ Đánh số các sự kiện: được tiến hành theo số thứ tự tăng dần theo chiều triển
khai các hoạt động từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Số ghi của sự kiện tiếp
đầu của một hoạt động phải nhỏ hơn số ghi của sự kiện tiếp cuối của nó.
+ Giữa hai sự kiện chỉ tồn tại một mũi tên hoạt động. Nếu có nhiều hoạt động
nối liền giữa hai sự kiện thì phải sử dụng sự kiện phụ và hoạt động giả.
+ Không cho phép tồn tại một chu trình kín trong mạng.
+ Trong một sơ đồ mạng, không thể có hoạt động cắt nhau. Trong trường hợp
này phải sử dụng quy tắc tương đương.
+ Thiết lập sơ đồ mạng phải thể hiện đúng mối liên hệ phụ thuộc theo trình tự
công nghệ hoặc tổ chức trong quá trình thực hiện dự án.
- Ưu điểm:
+ Cho biết tổng thời gian thực hiện dự án
+ Mối quan hệ giữa các công việc
+ Chỉ ra những công việc tới hạn ảnh hưởng đến thời gian của toàn dự án
+ Xác định các công việc nhanh chậm mà không ảnh hưởng đến tiến độ thực
dự án
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 30 VÕ VĂN QUÝ
- Nhược điểm :
+ Các công việc trong PERT/CPM được xác định sẵn và theo một trình tự nhất
định có điểm bắt đầu và kết thúc nhưng trên thực tế có thể thay đổi .
+ Việc kiểm soát dự án theo mô hình PERT tập trung vào các công việc trên
đường găng và bỏ qua các công việc không thuộc được găng nhưng trên thực tế có
thể các công việc đó mới là quan trọng dẫn đến tình trạng làm chậm tiến độ dự án .
+ Hoạt động mô hình PERT/CPM tuân theo phân bố chuẩn nhưng thực tế các
dự án không giống nhau thì các sai lệch cũng không giống nhau.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 31 VÕ VĂN QUÝ
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI DỰ ÁN ĐƢỜNG
CAO TỐC NỘI BÀI LÀO CAI
2.1 Tổng quan về dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai là một phần trong dự án Hành lang
đường bộ Côn Minh - Hải Phòng nối thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam -
Trung Quốc và thành phố Hải Phòng - Việt Nam. Nó có vai trò rất lớn trong việc
phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội vùng Bắc - Tây Bắc tổ quốc; tăng cường quan
hệ mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc; góp phần bảo đảm an toàn giao thông.
Tuyến đường nằm trong chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng,
nhằm thúc đẩy mối quan hệ và hợp tác của 6 nước có chung dòng sông Mê Kông,
đó là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Vân Nam (Trung Quốc).
Hình 2.1. Vị Trí Tuyến
Đoạn tuyến từ Côn Minh đến biên giới Việt Nam (khoảng 400km) hiện tại đã
được thi công và hoàn thành trong năm 2008.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 32 VÕ VĂN QUÝ
Phạm vi dự án
Hình 2.2. Phạm vi dự án
Điểm đầu tuyến
Đoạn Hà Nội (Nội Bài) - Việt Trì (Đền Hùng)
Điểm đầu (km0) từ đường vành đai III - trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài
(Km10+450 đường Bắc Thăng Long - Nội Bài), nối với đường cao tốc Nội Bài - Hạ
Long.
Đoạn Việt Trì (Đền Hùng) - Lào Cai
Điểm đầu tuyến (Km11+056) vị trí tuyến cao tốc giao cắt QL2 (trùng
Km56+056-lý trình đường cao tốc đoạn Hà Nội-Việt Trì).
Điểm cuối tuyến
Khu vực đội 13, thôn An Quang xã Quang Kim huyện Bát Xát vị trí đấu nối
với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 33 VÕ VĂN QUÝ
Giai đoạn I: điểm cuối nối vào đường Trần Hưng Đạo Km197+300 trùng
Km242+300 lý trình tính từ Hà Nội (QL4E đoạn Lào Cai - Cam Đường).
Giai đoạn II: hoàn thiện đường cao tốc từ Yên Bái đến Lào Cai theo quy mô
mặt cắt ngang phù hợp 4 làn xe cơ giới để đấu nối với đường cao tốc từ Côn Minh
đến Hà Khẩu, cập nhật quy hoạch Thị xã Cam Đường, khu kinh tế mở Kim Thành,
tuyến cao tốc đi phía Tây các khu quy hoạch và khu kinh tế mở Kim Thành, song
song với đường chuyên dụng mỏ Appatit và kết thúc tại Đội 13, thôn An Quang xã
Quang Kim huyện Bát Xát nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu.
Chiều dài toàn tuyến L = 264.33 km, chiều dài tuyến giai đoạn I là : 245.04 km.
2.1.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy mô xây dựng
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Căn cứ vào yêu cầu giao thông, ý nghĩa của tuyến đường đồng thời để phù hợp
qui hoạch phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020, phù hợp tiêu chuẩn tuyến
hành lang ASIAN, phù hợp với tiêu chuẩn tuyến đường cao tốc Côn Minh - Hà
Khẩu. Tuyến đường từ Hà Nội - Lào Cai xây dựng theo tiêu chuẩn đường ôtô cao
tốc loại A, tốc độ thiết kế 80 - 100Km/h (TCVN 5729-97).
Đoạn Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái: vận tốc thiết kế Vtk = 100km/h;
Hình 2.3. Thiết kế điển hình đường chính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 34 VÕ VĂN QUÝ
Đoạn Yên Bái - Lào Cai: vận tốc thiết kế Vtk = 80 - 100 km/h.
Hình 2.4. Thiết kế điển hình
Quy mô xây dựng
Xét về nhu cầu vận tải và nguồn vốn đầu tư, dự án được xây dựng theo 2 giai
đoạn.
- Giai đoạn I từ năm 2010 đến năm 2030: đoạn từ Hà Nội đến Yên Bái xây
dựng đường cao tốc quy mô 4 làn xe cơ giới; đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai xây
dựng đường tiền cao tốc 2 làn xe cơ giới.
- Giai đoạn II sau năm 2030: đoạn từ Hà Nội đến Yên Bái mở rộng đường cao
tốc lên quy mô 6 làn xe cơ giới; đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai mở rộng đường cao
tốc lên quy mô 4 làn xe cơ giới.
2.1.2 Quy mô mặt cắt ngang
Đoạn Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái
- Giai đoạn I: xây dựng nền đường rộng Bn = 27,00m gồm 4 làn xe cơ giới:
Bề rộng mặt đường xe chạy: 4x3.75 = 15 m
Hai làn dừng xe khẩn cấp: 2x3 = 6 m
Dải an toàn bên cạnh dải phân cách giữa: 2x0.75 = 1.5 m
Dải phân cách giữa đường: = 3.0 m
Lề đường: 2x0.75 = 1.5 m
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 35 VÕ VĂN QUÝ
- Giai đoạn II hoàn thiện: mở rộng nền đường Bn = 34,50m để đủ 6 làn xe cơ
giới:
Bề rộng mặt đường xe chạy: 6x3,75 = 22,5 m
Hai làn dừng xe khẩn cấp: 2x3 = 6 m
Dải an toàn bên cạnh dải phân cách giữa: 2x0,75 = 1,5 m
Dải phân cách giữa đường: = 3,0 m
Lề đường: 2x0,75 = 1,5 m
Đoạn Yên Bái - Lào Cai
- Giai đoạn I: mặt cắt ngang nền đường, cống xây dựng theo quy mô 2 làn xe
cơ giới chạy 1 bên, với bề rộng phù hợp Bnền = 13,0m.
Bề rộng mặt đường xe chạy: 2x3,5 = 7,0 m
Hai làn dừng xe khẩn cấp: 2x2,5 = 5,0 m
Lề đường: 2x0,5 = 1,0 m
- Giai đoạn II: mở rộng nền đường và công trình phù hợp Bnền = 24,0m với 4
làn xe cơ giới.
Bề rộng mặt đường xe chạy: 4x3,75 = 15 m
Hai làn dừng xe khẩn cấp: 2x2,5 = 5,0 m
Dải an toàn bên cạnh dải phân cách giữa: 2x0,5 = 1,0 m
Dải phân cách giữa đường: = 1,5 m
Lề đường: 2x0.75 = 1.5 m
Các nút giao
Nút giao khác mức liên thông
- Đoạn Hà Nội - Việt trì: 6 nút giao;
- Đoạn Việt Trì - Yên Bái: 7 nút giao;
- Đoạn Yên Bái - Lào Cai: 6 nút giao.
Tổng cộng: 19 nút giao khác mức liên thông, từ Hà Nội đến Lào Cai.
Nút giao khác mức trực thông
Tổng cộng: 20 nút giao nút giao khác mức trực thông, từ Hà Nội đến Lào Cai.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 36 VÕ VĂN QUÝ
Hình 2.5. Thiết kế nút giao
Bảng 2.1. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 37 VÕ VĂN QUÝ
2.1.3 Tổ chức thực hiện dự án Đƣờng Cao Tốc Nội Bài Lào Cai
Dự án đường cao tốc Nội Bài Lào Cai được Bộ Giao Thông vận tải phê duyệt
quết định đầu tư theo quyết định số 3415/QD-BGTVT ngày 5-11-2007 và quyết
định phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đường cao Tốc Nội Bài Lào Cai theo quyết
định số 4060/QD-BGTVT ngày 25-12-2017 gồm các nội dung sau:
Nguồn vốn
Tổng mức đầu tư cho Dự Án là 1249 triệu USD, được phân bổ như sau:
Kinh phí dự án vay của ADB 1096 triệu USD, kinh phí này Tổng Công Ty
Phát Triển Đường Cao Tốc Việt Nam (VEC) vay lại của chính phủ, trong đó
+ Vay ưu đãi-ADF : 200 triệu USD
+ Vay thông thường- OCR: 896 triệu USD
Kinh phí đối ứng: VEC phát hành trái phiếu công trình có bảo lãnh của chính
phủ 120 triệu USD, và 33 triệu USD lãi phát hành trái phiếu công trình do VEC
phát hành trong thời gian xây dựng.
Cơ chế quản lý nguồn vốn
Vốn vay thực hiện đúng trình thanh toán của bên cho vay và các quy định của
chính phủ.
Vốn đối ứng được sử dụng chủ yếu cho mục đính giải phóng mặt bằng và rà
phá bom mìn, VEC phát hành trái phiếu công trình có bảo lãnh của Chính Phủ.
Trong đó kinh phí GPMB được chuyển giao cho các địa phương theo các tiểu dự án
GPMB.
Phương thực đầu tư: Thu phí hoàn Vốn. Mức thu phí là 1000d/km/xe qui đổi.
Thời gian hoàn vốn bằng thời gian hoàn trả vốn vay của ADB là 32 năm.
Hình thức thực hiện dự án
Bộ Quản lý chuyên ngành: Bộ Giao Thông Vận Tải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 38 VÕ VĂN QUÝ
Chủ Đầu Tư: Công Ty Đầu Tư Phát Triển Đường Cao Tốc Việt Nam(VEC)
Ban Quản lý dự án: Ban Quản Lý Dự Án đường Cao Tốc Nội Bài Lào Cai
(EPMU) thuộc VEC
Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu quốc tế rộng rãi.
Tiến độ thực hiện giai đoạn 1:
+ Khởi công xây dựng: 2008
+ Hoàn Thành: 2012
Phân chia nguồn vốn và các gói thầu
Phần công việc không đấu thầu: Kinh phí 6.270.000.000.000 đồng gồm các
công việc sau:
Các hạng mục gồm: chi phí dự phòng là 2074 tỷ đồng, lãi suất vay trong quá trình
xây dựng 4.084 tỷ đồng và chi phí khác (chỉ có chi phí quản lý dự án) là 112 tỷ đồng.
Nguồn vốn: Vốn vay ADB (có ưu đãi ADF và thông thường OCR), vốn đối ứng.
Các chi phí trên được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư được phê duyệt,
trong quá trình triển khai VEC có trách nhiệm thực hiện đảm bảo đúng theo các quy
định hiện hành.
Hạng mục đền bù GPMB: Kinh phí 1.600 tỷ đồng (nguồn vốn đối ứng)
Công tác GPMB được tách ra thành tiểu dự án riêng giao cho UBND tỉnh có
tuyến đi qua.
Phần công việc đấu thầu
c.1) Phần xây lắp: 11.250 tỷ đồng
Toàn bộ gói thầu được chia thành 8 gói thầu xây lắp từ A1-A8
Pham vi và trắc ngang điển hình của các gói thầu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 39 VÕ VĂN QUÝ
Bảng 2.2. Phân chia gói thầu
Gói thầu Từ Đến Chiều dài
Trắc ngang
(giai đoạn 1)
Trắc ngang
(giai đoạn 2)
Unit Km Km Km Ways * lanes Ways * lanes
A1 -0,080 26,700 26,780 2*2 2*3
A2 26,700 48,820 22,120 2*2 2*3
A3 48,360 80,000 31,640 2*2 2*3
A4 80,000 109,750 29,750 2*2 2*3
A5 109,750 150,900 41,150 1*2 (2*2) 2*2 (2*3)
A6 150,900 190,420 39,520 1*2 2*2
A7 190,420 218,040 27,620 1*2 2*2
A8 218,040 244,155 26,115 1*2 2*2
Bảng 2.3. Giá trị hợp đồng các gói thầu
Gói thầu
Hợp đồng xây lắp Thanh toán
Nhà Thầu Quốc gia
Giá trị hợp đồng
% theo đơn vị tiền
tệ
( VND-qui đổi) VND USD
A1 POSCO E&C Hàn Quốc 2,544,826,400,000
69.69
%
30.31%
A2 POSCO E&C Hàn Quốc 2,278,882,405,562
69.52
%
30.48%
A3 POSCO E&C Hàn Quốc 2,385,936,000,000
57.00
%
43.00%
A4 Keangnam E&C Hàn Quốc 1,635,194,244,819
70.00
%
30.00%
A5 Keangnam E&C Hàn Quốc 1,974,676,417,653
70.00
%
30.00%
A6 DOOSAN Hàn Quốc 2,412,903,280,732
80.00
%
20.00%
A7
Cầu Đường
Quảng Tây
Trung Quốc 1,600,234,117,315
72.00
%
28.00%
A8 VINACONEX Việt Nam 1,627,131,089,727
100.00
%
0.00%
Tổng 16,459,783,955,808
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 40 VÕ VĂN QUÝ
c.2) Tư Vấn giám sát
Ngày 6 tháng 11 năm 2009, Hợp đồng cung cấp Dịch vụ Tư vấn Giám sát thi
công dự án xây dựng Đường Cao tốc Nội Bài- Lào Cai đã được ký kết giữa Getinsa
Ingenieria S.L và Công ty Đầu tư Phát triển Đường Cao tốc (VEC).
Tình hình thực hiện của các gói thầu và của dự án
Tiến độ tổng thể
Tất cả các gói thầu đã thi công, tiến độ đạt được khác nhau theo từng gói. Các
hoạt động đang được thực hiện trong tất cả các gói thầu là Phát quang công trường,
công tác đất, Thoát nước và Công tác bê tông và công tác mặt đường. Tất cả các
hạng mục này đều chậm.
Ngày 27/12/2013 Gói thầu A1 đã thông tuyến. Việc hoàn thiện kỹ thuật của
tuyến trong tháng này cho phép thông tuyến Gói đầu tiên giữa hầm chui AL2 (Km
0+472) và nút giao IC04 (Km 25+540). Hiện nay nhà thầu đang thi công IC03 (Km
14+600), khu dịch vụ SA-01 (Km 22+900), đường gom và các hạng mục nhỏ còn
lại dọc tuyến. Công tác xây lắp sẽ hoàn thành trong tháng 02/2014.
Kết cấu mặt đường.
Subbase: đến nay, 78.79% subbase đã hoàn thành. Tất cả các gói thầu đang thi
công subbase. Tiến độ subbase phân chia theo gói thầu như sau, PA1: 99.61%, PA2:
89.60%, PA3: 77.26%, PA4: 66.11%, PA5: 60.18%, PA6: 66.35%, PA7: 90.51% và
PA8: 94.92%.
Base: 7 gói thầu đang thi công base (ngoại trừ A4) và đạt 52.51% tổng công
tác base. Tiến độ công tác base phân chia theo Gói thầu như sau, PA1: 99.40%,
PA2: 83.87%, PA3: 42.04%, PA5: 11.21%, PA6: 45.13%, PA7: 89.88% và PA8:
93.65%.
Asphalt: 7 gói thầu đã hoàn thành một số đoạn bê tông asphalt (ngoại trừ
PA4). Tiến độ công tác Asphalt đạt 97.15% ở PA1, 79.10% ở PA8, 71.75% ở PA7,
33.62% ở PA2, 22.76% ở PA6, 13.40% ở PA3 và 0.25% ở PA5. Gói thầu A1, A2,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 41 VÕ VĂN QUÝ
A3, A7 và A8 hoàn thành một số đoạn bê tông asphalt mặt. Tiến độ thi công đạt
35.08%.
Tiến độ tổng thể. Tiến độ tổng thể đến nay đạt 76.77%. Tiến độ này chưa đủ
để đạt thời hạn của dự án, hiệu suất phải được cải thiện. Chênh lệch giải ngân tổng
thể so với kế hoạch là -18.06%.
Bảng 2.4: Tình hình tiến độ thi công tổng thể
Tình hình tiến độ thi công tổng thể
Gói
thầu
Tổng giá
trị Đã hoàn thành Theo tiến độ tổng thể
Chậm so với kế hoạch
(S-curve)
Tỷ VND Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND %
A1 2,027.64 2,019.214 99.58% 2,027.640 100.00% -8.426 -0.42%
A2 1,808.64 1,487.071 82.96% 1,808.637 100.00% -321.566 -17.04%
A3 1,893.60 1,441.092 76.10% 1,893.600 100.00% -452.508 -23.90%
A4 1,297.77 719.942 53.87% 1,038.089 79.99% -318.146 -26.12%
A5 1,567.20 801.883 51.17% 1,567.204 100.00% -765.320 -48.83%
A6 1,771.24 1,387.400 78.33% 1,362.087 76.90% 25.312 1.43%
A7 1,270.03 1,065.242 85.63% 1,270.027 100.00% -204.785 -14.37%
A8 1,291.37 1,002.104 91.22% 1,291.374 100.00% -289.270 -8.78%
Total 12,927.50 9,923.948 76.77% 12,258.657 94.83% -2,334.710 -18.06%
2.2. Thực trạng quản lý dự án
Các bên tham gia dự án, bao gồm Chủ Đầu Tư VEC, Tư vấn Getinsa SL (Tây
Ban Nha) và các nhà thầu xây lắp A1-A8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 42 VÕ VĂN QUÝ
Hình 2.6 Các bên tham gia thực hiện dự án
Hình 2.7. Sơ đồ tổ chức của ban quản lý dự án
CHỦ ĐẦU TƯ
TƯ VẤN Nhà Thầu
Ban Quản Lý dự Án NBLC
EPMU (Thuộc VEC)
Công Ty GETINSA SL
Tây Ban Nha
Chia thành 8 gói thầu A1-A8
Các công ty lớn của Hàn Quốc
và Việt Namm
Tổng công ty Phát Triển
đường Cao tốc (VEC)
Ban QLDA Nội Bài Lào
Cai(EPMU)
Ban Giám Đốc
Phòng Kỹ
Thuật
Phòng Kế
Hoạch
Phòng Hành
chính kế toán
Các phân ban
quản lý phụ
trách các gói
thầu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 43 VÕ VĂN QUÝ
2.2.1Quản lý công tác lập kế hoạch
Kê hoạch thiết kế: Kế hoạch thiết kế tổng thể được nhà thầu lập trước khi bắt
đầu triển khai, và được chủ đầu tư và tư vấn kiểm tra.
Kế hoạch quản lý chất lượng QCP (Quality Control Plan) được các nhà thầu
lập cho từng gói thầu và trình Tư vấn và chủ đầu tư chấp thuận
Lập tiến độ: Tiến độ tổng thể, tiến độ tháng và tiến độ tuần được các nhà thầu
lập cho từng gói thầu và trình tư vấn và chủ đầu tư chấp thuận.
- Kế hoạch quản lý chi phí: bảng Kế hoạch giải ngân được tư vấn lập cho từng
gói thầu dựa trên tiến độ thi công và trình chủ đầu tư.
2.2.2 Công tác quản lý điều phối thực hiện
Công tác thiết kê: Thiết kế kỹ thuật được tư vấn thiết kê lập, thiết kế bản vẽ thi
công do nhà thầu lập dựa vào kế hoạch thiết kế và được
Quản lý chất lượng do nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của chủ đầu tư: quy
trình thi công, nghiệm thu tuân theo tiêu chuẩn dự án và tiêu chuẩn nhà nước về xây
dựng công trình. Nhà thầu bố trí các phòng thí nghiệm hiện trường để kiểm tra chất
lượng thi công. Chủ đầu tư cũng có phòng thí nghiệm độc lập để đối chứng kết quả.
Công tác quản lý tiến độ: Căn cứ trên bảng tiến độ được lập hàng tuần, nhà
thầu, Tư vấn, Chủ đầu tư tổ chức kiểm tra hiện trường, kiểm tra báo cáo khối lượng
và tiến hành họp tiến độ để đánh giá tiến độ thực hiện.
quản lý chi phí: Hàng tháng dựa vào khối lượng thực hiện của nhà thầu đã
được tư vấn giám sát xác nhận, nhà thầu trình Chủ đầu tư bản thanh toán tháng, chủ
đầu tư căn cứ vào kế hoạch giải ngân để thực hiện thanh toán
2.2.3 Công tác quản lý giám sát
Kiểm tra và phê duyệt thiết kế: Khi thiết kế thi công được Nhà Thầu trình, tư
vấn có trách nhiệm kiểm tra thiết kế, so sánh với thiết kế tổng thể và tiêu chuẩn dự
án để phê duyệt hoặc yêu cầu sửa đổi thiết kế.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QTKD 44 VÕ VĂN QUÝ
Giám sát thi công: Toàn bộ quá trình thi công của nhà thầu được Tư vấn kiểm
tra và nghiệm thu theo đúng qui trình nghiệm thu, công tác nghiệm thu bao gồm,
nghiệm thu hạng mục, nghiệm thu chuyển giai đoạn và nghiệm thu hoàn thành.
Giám sát tiến độ:Tư vấn căn cứ trên bản tiến độ đã được chấp thuận để theo
dõi công việc thi công, kiểm soát tiến độ nhằm yêu cầu nhà thầu thi công đúng tiến
độ đề ra.
Báo cáo khối lượng, chi phí: Tư vấn có nhiệm vụ xác nhận khối lượng thi
công của nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273466_6475_1951505.pdf