Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Nam định (BIDV Nam Định)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỀU ĐỒ, SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN

HÀNG . 3

1.1. Bản chất, nội dung và vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng . 3

1.1.1 Bản chất của bảo lãnh ngân hàng. 4

1.1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng:. 4

1.1.1.2 Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng. 5

1.1.1.3 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng . 5

1.1.2 Phân loại bảo lãnh ngân hàng . 6

1.1.3 Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng. 10

1.1.3.1 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng . 10

1.1.3.2 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng . 12

1.1.4 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng . 13

1.2. Phương pháp đánh giá tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng. 15

1.2.1. Các chỉ tiên phản ánh tình hình bảo lãnh của NHTM. 15

1.2.1.1. Tăng số món bảo lãnh . 15

1.2.1.2. Tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh. 15

1.2.1.3. Tăng lợi nhuận của hoạt động bảo lãnh . 16

1.2.2. Nguồn dữ liệu. 16

1.2.3. Chuẩn so sánh . 17

1.3. Những yếu tố quyết định tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng. 17

pdf102 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Nam định (BIDV Nam Định), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phát hành cam kết bảo lãnh Các bước được tiến hành cụ thể như sau: * Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Đây là giai đoạn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về nhu cầu phát hành bảo lãnh ngân hàng. Nhân viên tác nghiệp thực hiện các công việc sau: - Tìm hiểu về nhu cầu phát hành thư bảo lãnh của khách hàng và tư vấn về các điều khoản, điều kiện liên quan trong hợp đồng gốc, các rủi ro của khách hàng liên quan đến cam kết bảo lãnh khi được phát hành và biện pháp phòng ngừa, các điều khoản, điều kiện về phát hành cam kết bảo lãnh và biện pháp bảo đảm cho việc Tiếp nhận hồ sơ Phát hành cam kết bảo lãnh Xử lý sau khi phát hành cam kết BL 37 phát hành cam kết bảo lãnh. Đối với những nhu cầu bảo lãnh có giá trị lớn mà bên thụ hưởng ở các nước chưa có quan hệ với BIDV hoặc các nước có nhiều nguy cơ lừa đảo, nhân viên hướng dẫn hồ sơ thường tham vấn phòng Quản lý rủi ro Thị trường và Tác nghiệp và trung tâm thanh toán tại Hội sở để có cách hướng dẫn phù hợp và hạn chế rủi ro cho khách hàng và Ngân hàng; - Hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục về yêu cầu phát hành bảo lãnh ngân hàng theo quy định hiện hành của pháp luật và của BIDV. Đối với các trường hợp từ chối, nhân viên hướng dẫn hồ sơ phải giải thích rõ cho khách hàng lý do từ chối và trả lời bằng văn bản. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tuỳ vào biện pháp bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh, hồ sơ bảo lãnh được chia thành hai loại: bảo lãnh ký quỹ và bảo lãnh có bảo đảm bằng các biện pháp khác hoặc không có bảo đảm (còn gọi là bảo lãnh không ký quỹ). Trong đó: + Bảo lãnh ký quỹ: bao gồm các hồ sơ bảo lãnh mà giá trị bảo lãnh được bảo đảm đủ, bằng tài khoản mở tại BIDV (gồm tài khoản tiền gửi, chứng nhận tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu do BIDV phát hành) hoặc chứng nhận tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu do kho bạc Nhà nước và các NHTM có uy tín phát hành; + Bảo lãnh không ký quỹ: bao gồm các hồ sơ bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản là bất động sản, động sản và các tài sản khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm bằng hình thức khác hoặc không có bảm đảm. Ngoài ra, còn có trường hợp khách hàng đề nghị ký quỹ thấp hơn giá trị của cam kết bảo lãnh, phần giá trị không ký quỹ được bảo đảm bằng biện pháp khác hoặc không được bảo đảm. Trong trường hợp này, cách thức thực hiện tương tự như bảo lãnh không ký quỹ. Việc phân chia này phục vụ cho công tác phát hành cam kết bảo lãnh và xử lý sau khi phát hành cam kết bảo lãnh được thực hiện tại các bước sau đó diễn ra thuận lợi và đảm bảo yêu cầu về quản trị rủi ro. * Bước 2: Phát hành cam kết bảo lãnh Với bảo lãnh ký quỹ: với loại bảo lãnh này, rủi ro đã được kiểm soát thông qua biện pháp bảo đảm có tính thanh khoản cao, vì vậy, việc phát hành cam kết bảo 38 lãnh thuần tuý mang tính chất dịch vụ, có thu phí và ít rủi ro. Công việc cụ thể được tiến hành như sau: - Đối với khách hàng mới khi có nhu cầu phát hành bảo lãnh lần đầu tiên và trước đây chưa có quan hệ tại BIDV, cán bộ quan hệ khách hàng hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ và điền thông tin (đối với tổ chức cung cấp giấy đăng ký KD, mã số thuế, mẫu dấu, đối với cá nhân chứng minh thư nhân dân hộ chiếu còn hiệu lực..) theo mẫu của BIDV để khai báo thông tin khách hàng vào cơ sở dữ liệu của BIDV. Đồng thời hướng dẫn khách hàng cung cấp, khai báo hồ sơ thông tin về món bảo lãnh của khách hàng sau đó cán bộ quan hệ khách hàng lập tờ trình chuyển lãnh đạo phê duyệt, khi đã được lãnh đạo phê duyệt chuyển sang Phòng quản trị Tín dụng thực hiện khai báo thông tin vào cơ sở dữ liệu đối với khách hàng, nhập hạn mức bảo lãnh có ký quỹ cho khách hàng để sử dụng trong một khoảng thời gian vào hệ thống phần mềm tin học hỗ trợ đồng thời soạn thư bảo lãnh trình Giám đốc ký thư. Nếu giám đốc đi công tác hoặc nghỉ phép thì trình các phó giám đốc với điều kiện các phó giám đốc được phân cấp uỷ quyền . Đối với các khách hàng đã có thông tin trong hệ thống BIDV thì khách hàng chỉ cần cung cấp hồ sơ liên quan đến món bảo lãnh. * Với bảo lãnh không ký quỹ: loại bảo lãnh này có mức độ rủi ro cao hơn bảo lãnh ký quỹ nên việc xem xét và thẩm định hồ sơ phức tạp hơn. Đây cũng là loại bảo lãnh chủ yếu trong hoạt động bảo lãnh tại BIDV Nam Định hiện nay và . Cách thức thực hiện như sau: - Với khách hàng mới có quan hệ lần đầu, thông thường chi nhánh sẽ tư vấn cho khách hàng làm một hạn mức tín dụng có hiệu lực trong một năm, trong đó bao gồm hạn mức cho vay, hạn mức bảo lãnh và hạn mức phát hành thư tín dụng. Việc thẩm định hồ sơ tín dụng sẽ do nhân viên phòng Quan hệ Khách hàng đảm nhiệm và trình cấp có thẩm quyền phụ trách Quan hệ khách hàng phê duyệt. Nếu hạn mức tín dụng vượt quá thẩm quyền của chi nhánh, thì sau khi chi nhánh thẩm định sẽ chuyển đến phòng Quan hệ khách hàng tại Hội sở chính thẩm định lại và phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, hồ sơ sẽ được chuyển cho Phòng Quản trị Tín dụng tại hội sở chính quản lý dữ iệu khách hàng và mở hạn mức hạn mức bảo lãnh trên hệ thống phần mềm tin học hỗ trợ, đồng thời thông báo cho chi nhánh về việc 39 chấp nhận cấp hạn mức cho khách hàng, khi khách hàng đã được cấp hạn mức thì khi phát sinh nhu cầu bảo lãnh sẽ do chi nhánh tiếp nhận và cấp bảo lãnh trong hạn mức đã được hội sở chính phê duyệt; - Khi khách hàng đã có hạn mức bảo lãnh, đối với mỗi nhu cầu về phát hành cam kết bảo lãnh phát sinh trong năm, cán bộ Quan hệ khách hàng tại chi nhánh thẩm định nhu cầu bảo lãnh như từng phương án cụ thể dựa trên cơ sở hạn mức bảo lãnh đã cấp, lập tờ trình và nêu rõ quan điểm và đề xuất khi thẩm định về tính hợp pháp và cần thiết của nhu cầu bảo lãnh, sự phù hợp của nhu cầu bảo lãnh đối với hạn mức đã được cấp và các rủi ro liên quan khi phát hành cam kết bảo lãnh; và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý về phương án phát hành cam kết bảo lãnh, cán bộ quan hệ khách hàng chuyển hồ sơ đã được phê duyệt sang phòng quản trị tín dụng nhập chi tiết các thông tin về giao dịch bảo lãnh của khách hàng vào hệ thống phần mềm quản lý và tiến hành thu phí và soạn thảo cam kết bảo lãnh để trình cấp có thẩm quyền kiểm soát và phê duyệt. Cam kết bảo lãnh có thể phát hành dưới hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc phát hành bằng điện SWIFT, Telex. Ngôn ngữ sử dụng có thể là tiếng Việt, tiếng Anh, hoặc các ngôn ngữ khác phù hợp với nhu cầu của khách hàng, các quy định hiện hành của pháp luật và thông lệ quốc tế. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, cam kết bảo lãnh có thể được giao cho khách hàng để chuyển đến bên thụ hưởng, hoặc được gửi trực tiếp đến bên thụ hưởng, hoặc được gửi đến bên thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. * Bước 3: Xử lý sau khi phát hành cam kết bảo lãnh Sau khi phát hành cam kết bảo lãnh, nhân viên tác nghiệp lưu hồ sơ, theo dõi và xử lý các tình huống phát sinh liên quan. Cụ thể: - Điều chỉnh cam kết bảo lãnh: Khi có yêu cầu của khách hàng, việc điều hỉnh cam kết bảo lãnh được chi nhánh BIDV Nam Định xem xét và thực hiện nếu có sự chấp thuận bằng văn bản của bên thụ hưởng. Một số điều chỉnh thường gặp là: thay đổi thời hạn của cam kết bảo lãnh, thay đổi trị giá bảo lãnh, ... Trong trường hợp này, nhân viên tác nghiệp sẽ lập tờ trình nêu rõ nhu cầu điều chỉnh của khách hàng và rủi ro liên quan và ý kiến đề xuất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 40 Sau khi có ý kiến đồng ý của cấp có thẩm quyền, nhân viên tác nghiệp cập nhật thông tin thay đổi vào hệ thống phần mềm tin học quản lý và soạn thảo tu chỉnh cam kết bảo lãnh, bằng văn bản hoặc bằng điện, trình cấp lãnh đạo kiểm soát, phê duyệt và chuyển cho bên thụ hưởng. Theo yêu cầu của khách hàng, tu chỉnh cam kết bảo lãnh có thể được giao trực tiếp cho khách hàng để chuyển đến bên thụ hưởng, hoặc được gửi trực tiếp đến bên thụ hưởng, hoặc được gửi đến bên thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. - Thanh toán theo cam kết bảo lãnh và truy đòi khách hàng: Nếu trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, bên thụ hưởng có yêu cầu đòi tiền toàn bộ hay một phần trị giá cam kết bảo lãnh và đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trong cam kết bảo lãnh, BIDV Nam Định sẽ thông báo cho khách hàng và tiến hành thanh toán cho bên thụ hưởng theo đúng cam kết bảo lãnh và truy đòi khách hàng. Cụ thể, cán bộ QHKH tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ: sự đầy đủ của chứng từ xuất trình, tính hợp pháp và hợp lệ của chữ ký trên công văn đòi tiền, hiệu lực cam kết bảo lãnh, Nếu bộ chứng từ hợp lệ, cán bộ QHKH thông báo bằng điện thoại đến khách hàng, đồng thời lập tờ trình về yêu cầu đòi tiền của bên thụ hưởng và kiến nghị xử lý khoản ký quỹ của khách hàng (nếu là bảo lãnh ký quỹ) hoặc yêu cầu khách hàng nhận nợ bắt buộc (nếu là bảo lãnh không ký quỹ), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó chuyển hồ sơ đến Phòng Giao dịch khách hàng để thực hiện việc chuyển tiền (nếu là bảo lãnh ký quỹ) hoặc chuyển Phòng Quản trị tín dụng tiến hành thủ tục nhận nợ của khách hàng (đối với bảo lãnh không ký quỹ). - Giải tỏa cam kết bảo lãnh: Có các trường hợp sau: - Giải tỏa khi hết thời hạn bảo lãnh: nếu suốt thời hạn bảo lãnh không nhận được yêu cầu đòi tiền của bên nhận bảo lãnh thì sau khi hết thời hạn bảo lãnh từ 02 đến 15 ngày làm việc, tuỳ loại cam kết bảo lãnh, chi nhánh BIDV Nam Định sẽ giải tỏa cam kết bảo lãnh đã phát hành. Riêng với bảo lãnh thanh toán thuế, thời hạn bảo lãnh chỉ kết thúc khi bên được bảo lãnh xuất trình chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Giải tỏa trước hạn: nếu việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biên pháp bảo đảm khác, hoặc bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn trừ trách nhiệm thực hiện 41 nghĩa vụ bảo lãnh cho BIDV Nam Định, hoặc khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật thì BIDV Nam Định sẽ tiến hành giải tỏa cam kết bảo lãnh và thông báo đến các bên có liên quan. Khi xảy ra một trong các trường hợp trên, nhân viên tác nghiệp lập tờ trình nêu rõ các thông tin liên quan, đề nghị giải khoanh (nếu là bảo lãnh ký quỹ bằng tài khoản mở tại BIDV) hoặc soạn thông báo giải tỏa việc phong tỏa quyền sử dụng khoản ký quỹ của khách hàng (nếu là bảo lãnh ký quỹ bằng chứng từ có giá của tổ chức khác), đề nghị xuất ngoại bảng đồng thời tiến hành các thao tác cần thiết trên hệ thống tin học và trình cấp có thẩm quyền kiểm soát và phê duyệt. Tại BIDV Nam Định, bên cạnh phòng QHKH, phòng Quản trị Tín dụng chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phát hành cam kết bảo lãnh và xử lý sau khi phát hành cam kết bảo lãnh đối với các bảo lãnh nằm trong mức phán quyết của chi nhánh, còn có phòng quản lý rủi ro thực hiện việc quản lý rủi ro phụ trách việc kiểm tra, kiểm soát sau khi phát hành cam bảo lãnh. Ngoài ra, các chi nhánh cũng có sự phối hợp với các phòng ban có liên quan tại Hội sở như: Quan hệ khách hàng, Quản lý tín dụng, Trung tâm thanh toán, Phòng quản lý rủi ro tác nghiệp, Quản lý Rủi ro, Trung tâm công nghệ thông tin, trong việc nhận biết và quản lý rủi ro trong hoạt động này. Việc quản lý hoạt động kinh doanh cúng như bảo lãnh toàn hệ thống BIDV hiện nay được thực hiện tại Hội sở. Trong đó, Phòng Quản lý tín dụng phụ trách quản lý chung, Quản lý rủi ro hướng dẫn việc thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật và của BIDV và phòng Quan hệ khách hàng thực hiện việc phê duyệt các hồ sơ và hạn mức bảo lãnh vượt quá mức phán quyết của chi nhánh. Ngoài ra, còn có Trung tâm công nghệ thông tin phụ trách việc hỗ trợ về công nghệ và tin học; và Trung tâm thanh toán, phòng quản lý rủi ro tác nghiệp thu thập, tổng hợp thông tin từ các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới và các trung tâm an ninh quốc tế, đồng thời phối hợp kiểm tra chữ ký, con dấu và các vấn đề khác có liên quan để góp phần ngăn ngừa các rủi ro do gian lận, lừa đảo và giả mạo trong hoạt động bảo lãnh cho các chi nhánh. Như vậy, tuy việc phát hành cam kết bảo lãnh được thực hiện tại BIDV 42 Nam Định, nhưng nhờ kết nối dữ liệu toàn hệ thống, đồng thời có sự quản lý tập trung, phối hợp và hỗ trợ từ các phòng ban liên quan tại chi nhánh và Hội sở chính đã giúp cho hoạt động bảo lãnh trên toàn hệ thống của BIDV khá thông suốt và góp phần trong việc quản lý rủi ro của hoạt động này. 2.2.4. Đánh giá tình hình hiệu quả hoạt động bảo lãnh trong 5 năm qua Bảng 2.1 - Một số số liệu phản ánh tình hình hoạt động của BIDV Nam Định Đơn vị; Triệu đồng, tỷ lệ % Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1 Tổng tài sản 1.826.000 2.227.800 2.620.800 2.912.000 3.200.000 % tăng trưởng 22,00 17,64 11,11 9,89 2 Tổng lợi nhuận 45.300 52.100 64.200 81.000 67.000 % tăng trưởng 15,01 23,22 26,17 - 17,28 3 Lợi nhuận bảo lãnh 6.200 8.100 15.600 22.860 14.200 % tăng trưởng 30,65 92,59 46,54 - 37,88 4 Roa 0,0248 0,0234 0,0245 0,0278 0,0209 % tăng trưởng - 5,73 4,75 13,55 - 4,73 5 Tỷ trọng lợi nhuận BL trong tổng lợi nhuận 13,69 15,55 24,30 28,22 21,19 6 Doanh số bảo lãnh 1.302.000 1.801.600 2.758.000 4.300.100 3.010.000 % tăng trưởng 38,37 53,09 55,91 - 30,00 7 Số dư bảo lãnh bình quân 401.000 594.000 780.000 1.193.000 710.000 % tăng trưởng 48,13 31,31 52,95 - 40,49 -Trong đó dư BL trong nước 238.000 380.480 439.910 737.800 402.400 % tăng trưởng 59,87 15,62 67,72 - 45,46 % tỷ trọng 59 64 56 62 57 -Trong đó dư BL nước ngoài 163.000 213.520 340.090 455.200 307.600 % tăng trưởng 30,99 59,28 33,85 - 2,43 % Tỷ trọng 41 36 44 38 43 8 Dư bảo lãnh quá hạn 50 - 780 596 360 -Tỷ lệ dư BL quá hạn/Số dư BL 0,0001 0,0000 0,0010 0,0005 0,0005 (Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Nam Định năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012) 43 Bảng 2.2-Tham khảo bảng một số số liệu phản ánh tình hình hoạt động của Vietinbank Nam Định Đơn vị; Triệu đồng, tỷ lệ % Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1 Tổng tài sản 1.720.000 2.050.000 2.310.000 2.640.000 2.851.000 % tăng trưởng 19,19 12,68 14,29 7,99 2 Tổng lợi nhuận 36.300 55.500 74.200 112.000 96.000 % tăng trưởng 52,89 33,69 50,94 - 14,29 3 Lợi nhuận bảo lãnh 4.000 7.300 20.600 34.720 31.052 % tăng trưởng 82,50 182,19 68,54 - 10,56 4 Roa 0,021 0,027 0,032 0,042 0,034 % tăng trưởng 28,28 18,65 32,08 - 20,63 5 Tỷ trọng lợi nhuận BL trong tổng lợi nhuận 11,02 13,15 27,76 31,00 32,35 6 Doanh số bảo lãnh 1.201.002 1.456.000 2.827.500 4.325.000 3.345.200 % tăng trưởng 21,23 94,20 52,96 - 22,65 7 Số dư bảo lãnh bình quân 235.000 572.000 1.131.000 1.780.000 1.584.000 % tăng trưởng 143,40 97,73 57,38 - 11,01 -Trong đó dư BL trong nước 158.000 360.910 589.910 867.800 802.400 % tăng trưởng 128,42 63,45 47,11 - 7,54 % tỷ trọng 67 63 52 49 51 -Trong đó dư BL nước ngoài 77.000 211.090 541.090 912.200 781.600 % tăng trưởng 174,14 156,33 68,59 - 14,32 % Tỷ trọng 33 37 48 51 49 8 Dư bảo lãnh quá hạn 500 450 80 150 120 -Tỷ lệ dư BL quá hạn/Số dư BL 0,0021 0,0008 0,0001 0,0001 0,0001 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank Nam Định năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012) 2.2.4.1. Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua một số chỉ tiêu định lượng a/ Đánh giá chung về quy mô, và lợi nhuận của BIDV Nam Định: - Về quy mô: Qua bảng số liệu về số liệu cho thấy quy mô của BIDV Nam Định không ngừng tăng trưởng qua các năm là một định chế tài chính có quy mô tài sản lớn nhất 44 trên địa bàn, xếp sau BIDV Nam Định về tổng tài sản trên địa bàn là Vietinbank Nam định. Tổng tài sản của BIDV Nam Định tăng không ngừng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước với tỷ lệ tương đối cao từ khoảng 10% đến 22% năm. Tại thời điểm cuối năm 2008, tổng tài sản là 1.826.000 triệu đồng, đến cuối năm 2009 đã là 2.227.800 triệu đồng tăng trưởng 22% đây là mức tăng tương đối cao khẳng định sự cố gắng không ngừng của BIDV Nam Định, nhưng ngược lại nó cũng đặt ra dấu hỏi lớn về sự tăng trưởng nóng có thể tiềm ân những rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Năm 2010 tổng tài sản đã đạt 2.620.800 triệu đồng tăng trưởng 17,64% tốc độ tăng trưởng có chậm hơn so với năm trước nhưng cũng vẫn là mức tăng trưởng tương đối cao trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu chững lại, hoạt động tín dụng rủi ro bắt đầu bộc phát. Chính từ tình hình thị trường gặp nhiều khó khăn nên năm 2011 BIDV Nam Định đã điều chỉnh mức tăng trưởng tổng tài sản xuống mức 11% tổng tài sản năm 2011 đạt 2.912.000 triệu đồng. Đến năm 2012 tình hình kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục BIDV Nam Định tíêp tục giảm mức tăng trưởng tổng tài sản chỉ còn là 9.89% so với năm 2011 và đạt 3.200.000 triệu đồng và vẫn là Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trên địa bàn, điều này khẳng định vị thế của BIDV Nam Định trên địa bàn, mặc dù vậy trong hoạt động cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến việc lợi nhuận đem lại chưa xứng tầm với quy mô của đơn vị. b/ Về lợi nhuận của BIDV Nam Định: Từ bảng 2.1 cho thấy lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Định tăng dần từ năm 2008 đến 2011, sang năm 2012 thì có sự sụt giảm đáng kể cụ thể: Năm 2008 lợi nhuận đạt được 45,3 tỷ đồng, khả năng sinh lời của tài sản tương đối tốt đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị với mỗi đồng tài sản thu lợi được 0.025 đồng lợi nhuận. Năm 2009 lợi nhuận đạt được 52,1 tỷ đồng tăng trưởng 15,01% so với năm 2008, mặc dù tăng truởng 15,01% nhưng mức tăng truởng lợi nhuận chưa tương xứng với mức tăng truởng của tổng tài sản vì tổng tài sản tăng so với năm trước là 22% điều này dẫn tới khả năng sinh lời của tài sản giảm sú,t cụ thể với mỗi một đồng tài 45 sản chỉ sinh lời được 0.023 đồng lợi nhuận, giảm so với năm trước 0,2% . Năm 2010 lợi nhuận đạt mức 64,2 tỷ đồng tăng trưởng so với năm 2009 23,22% đây cũng là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tương đối tốt, nó còn khả qua hơn nữa vì với mức tăng trưởng lợi nhuận 23,22% trong khi mức tăng của tài sản chỉ là 17,64% chính từ điều này đã kéo khả năng sinh lời của tài sản tốt hơn so với năm trước, mỗi đồng tài sản sinh ra 0,024 đồng lợi nhuận. Mặc dù khả năng sinh lời của tìa sản vẫn kém so với năm 2008 nhưng đã cải thiện rất đáng kể so với năm 2009. Năm 2011 lợi nhuận đạt 81 tỷ đồng tăng trưởng so với năm 2010 là 26,16%, tài sản tăng 11,11%, khả năng sinh lời của mỗi đồng tài sản là 0.028 đồng lợi nhuận, có thể nói đây là năm thành công nhất về mặt hiệu quả của BIDV Nam Định so với mấy năm qua, với mức lợi nhuận tăng trưởng 26,16% trong khi tài sản tăng chỉ chỉ là 11,11% đã đưa tỷ lệ sinh lời của tài sản tăng đột biến so với những năm trước, sự tăng trưởng này phần nào nói lên chất lượng gia tăng của tài sản. Năm 2012 lợi nhuận của BIDV Nam Định bị sụt giảm đáng kể đang từ 81 tỷ đồng năm 2011 giám xuống còn 67 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2012 chỉ bằng 82.71% của năm 2011, trong khi tổng tài sản vẫn tăng trưởng 9,89%, khả năng sinh lời của tài sản giảm sút đáng phải báo động, với mỗi đồng tài sản chỉ sinh ra được 0.021 đồng lợi nhuận, thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Khả năng sinh lời chỉ bằng 75% so với năm 2011, 87,5% so với năm 2010, 91,3% so với năm 2009, 84,0% so với năm 2008 c/ Đánh giá về hoạt động bảo lãnh tại BIDV Nam Định - Đối với số dư bảo lãnh bình quân: Là ngân hàng được phép thực hiện bảo lãnh nước ngoài nên số dư bảo lãnh của BIDV Nam Định gồm số dư bảo lãnh phát hành mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân trong nước (bảo lãnh trong nước) và số dư bảo lãnh phát hành mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (bảo lãnh nước ngoài). Đối với bảo lãnh nước ngoài, loại tiền bảo lãnh thường là các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, ... Trong một số trường hợp có thể sử dụng một số đồng ngoại tệ theo yêu cầu của bên thụ hưởng. Các số liệu được sử dụng trong luận văn này được lấy theo giá trị quy đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá báo cáo BIDV sử dụng tại thời điểm cuối mỗi năm. 46 238.000 370.480 439.910 737.800 402.400 163.000 213.520 340.090 455.200 307.600 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 2008 2009 2010 2011 2012 năm Bảo lãnh nước ngoài Bảo lãnh trong nước 67% 33% 2009 63% 37% 2010 52% 48% 2011 49% 51% 2012 51% 49% 2013 Số liệu về số dư bảo lãnh bình quân năm 2008, 2009, 2010 và 2011 cho thấy hoạt động bảo lãnh tại BIDV có sự tăng trưởng qua các năm và năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2008, số dư bảo lãnh bình quân là 401.000 triệu đồng, năm 2009 là 594.000 triệu đồng, năm 2010 đã là 780.000 triệu đồng và đạt 1.193.000 triệu đồng vào cuối năm 2011. Tương ứng với đó, số dư bảo lãnh trong nước cũng như bảo lãnh nước ngoài liên tục có sự gia tăng. Số dư bảo lãnh trong nước đã tăng từ từ 238.000 triệu đồng năm 2008, lên 380.480 tiệu đồng năm 2009, tăng lên 439.910 Triệu đồng Biểu đồ 2.1: Số dư và cơ cấu bảo lãnh từ năm 2008 - 2012 47 triệu đồng cuối năm 2010 và 737.800 triệu đồng vào cuối năm 2011. Cùng với đó, số dư bảo lãnh nước ngoài cũng tăng từ 163.000 triệu đồng vào cuối năm 2008, lên 213.520 triệu đồng năm 2009, tăng lên 340.090 triệu đồng cuối năm 2010 và 55.200 triệu đồng vào cuối năm 2011. Về cơ cấu, bảo lãnh trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao, từ 56% - 64% tổng số dư bảo lãnh, phần còn lại là bảo lãnh nước ngoài. Trong thời gian này, tỷ trọng bảo lãnh nước ngoài tăng trưởng không ổn định từ 41% vào 2008 giảm còn 36% vào 2009 và tăng lên 44% vào năm 2010 nhưng đến năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 38% và đến 2012 tỷ trọng lại tăng lên 43%. Tuy nhiên, đến năm 2012, hoạt động bảo lãnh của BIDV có dấu hiệu chậm lại và biểu hiện rõ qua sự sụt giảm số dư bảo lãnh bình quân, chỉ còn 710.000 triệu đồng. Trong đó, bảo lãnh nước ngoài lại giảm xuống còn 307.600 triệu đồng, nhưng tốc độ giảm vẫn chậm hơn so với tốc độ giảm của bảo lãnh trong nước do đó tỷ trọng bảo lãnh nước ngoài lại chiếm 43% tổng số dư bảo lãnh; và bảo lãnh trong nước chiếm tỷ trọng 57% còn 402.400 triệu đồng. - Doanh số bảo lãnh: căn cứ vao bảng số liệu 2.1 ta có biểu đồ 1,302,000 1,801,600 2,758,000 4,300,100 3,010,000 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 2008 2009 2010 2011 2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2013 Năm Biểu đồ 2.2: Doanh số bảo lãnh từ năm 2008 - 2012 Doanh số bảo lãnh của BIDV Nam Định đã có sự gia tăng nhanh chóng, từ 1.302.000 triệu đồng năm 2008 lên 1.801.600 triệu đồng trong năm 2009 lên 2.758.000 triệu đồng trong năm 2010 và đến năm 2011 đã đạt 4.300.100 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2012, doanh số bảo lãnh của BIDV Nam Định chỉ đạt 3.010.000 triệu đồng, thấp hơn doanh số bảo lãnh năm 2011. Triệu đồng 48 Như vậy, qua các số liệu về số dư bảo lãnh và doanh số bảo lãnh cho thấy từ năm 2009 đến năm 2012, tình hình bảo lãnh của BIDV Nam Định có thể chia thành thời kỳ. Thời kỳ đầu là từ năm 2009 đến năm 2011. Đây là giai đoạn mà hoạt động bảo lãnh tại BIDV Nam Định có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số dư bảo lãnh cũng như doanh số phát hành. Kết quả này có được là nhờ những tác động tích cực từ nền kinh tế đất nước và các nỗ lực của BIDV Nam Định trong thời gian này. Tình hình khả quan của nền kinh tế trong nước và thế giới cũng như việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác và thương mại quốc tế, nhờ đó nhu cầu bảo lãnh tăng lên nhanh chóng. BIDV Nam Định đã đón đầu xu thế này và không ngừng đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh bằng chính sách phí cạnh tranh, đồng thời tích cực phát huy lợi thế là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có uy tín và giàu kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên, đến năm 2012, hoạt động bảo lãnh của BIDV Nam Định có dấu hiệu chậm lại. Điều này trước hết là do kinh tế thế giới có dấu hiệu chững lại rồi dần rơi vào suy thoái và tác động bất lợi đến nền kinh tế trong nước làm cho nhu cầu bảo lãnh giảm. Mặt khác, trong năm 2012 BIDV Nam Định chủ động giảm hoạt động bảo lãnh, nhất là bảo lãnh nước ngoài, để đảm bảo vấn đề kiểm soát và quản lý rủi ro trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh của BIDV Nam Định ngày càng có dấu hiệu giảm sút so với các ngân hàng khác cũng là nguyên nhân của sự sụt giảm này. - Về nguồn lợi nhuận từ bảo lãnh Phí bảo lãnh là một trong những nguồn thu quan trọng của BIDV Nam Định trong nhóm doanh thu dịch vụ và góp phần đa dạng hóa cơ cấu doanh thu. Trong những năm gần đây, nguồn thu này ngày càng được ngân hàng này quan tâm bên cạnh nguồn thu từ lãi của hoạt động cho vay truyền thống. 49 6,200 45,300 8,100 52,100 15,600 64,200 22,860 81,000 14,200 67,000 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2008 2009 201

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273265_9554_1951375.pdf
Tài liệu liên quan