Luận văn Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa .

Lời cam đoan .

Lời cảm ơn .

Mục lục .

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt trong luận văn .

Danh mục bảng, biểu .

Danh mục các hình (hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị.) .

Mở đầu . 1

1 Tính cấp thiết của đề tài . 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2

2.1 Mục tiêu chung . 2

2.2 Mục tiêu cụ thể . 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu . 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu . 3

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn . 3

5 Bố cục của luận văn . 3

Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài . 4

1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển SXKD nước sạch 4

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về nước và nước sạch . 4

1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về SXKD và phát triển SXKD nước sạch . 13

1.1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch . 22

1.2 Phương pháp nghiên cứu . 29

1.2.1 Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết . 29

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu . 29

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 34

Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty . 35

2.1 Đặc điểm chung của Công ty . 35

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty . 35

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và lao động của Công ty . 37

2.1.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty . 43

2.2 Thực trạng về tài chính . 43

2.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh nước sạch của Công ty 46

2.3.1 Thực trạng sản xuất . 46

2.3.2 Thực trạng nước thất thoát . 51

2.3.3 Thực trạng tiêu thụ nước sạch . 52

2.4 Phân tích, đánh giá về tình hình SXKD nước sạch của công ty . 61

2.4.1 Kết quả sản xuất kinh doanh nước sạch . 61

2.4.2 Các biện pháp mà Công ty đã thực hiện nhằm phát triển SXKD . 63

2.4.3 Lập ma trận SWOT . 67

Chương 3 Phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển SXKD nước sạch . 70

3.1 Quan điểm . 70

3.1.1 Một số quan điểm phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch . 70

3.1.2 Những căn cứ chủ yếu nhằm phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch . 72

3.2 Phương hướng và mục tiêu . 73

3.2.1 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch 73

3.2.2 Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch . 75

3.3 Giải pháp . 76

3.3.1 Mở rộng khách hàng, đối tượng sử dụng nước sạch . 76

3.3.2 Tập trung đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh tại địa bàn thành

phố cũng như các địa bàn huyện trong tỉnh Thái Nguyên .

81

3.3.3 Giải pháp tổ chức bộ máy . 87

Kết luận và kiến nghị 90

1 Kết luận . 90

2 Đề nghị . 91

Danh mục tài liệu tham khảo 93

Phụ lục luận văn . 96

pdf109 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2006 số lượng lao động toàn Công ty đã lên đến 372 người, với đầy đủ các ngành nghề khác nhau. Bảng 2.1 Số lƣợng cán bộ công nhân viên chức của Công ty năm 2006 ĐVT: người Vị trí công việc Trình độ, chuyên ngành đào tạo Lãnh đạo, trƣởng phó phòng … Chuyên viên, kỹ thuật các phòng ban Công nhân lao động Cộng 1. Kỹ sư cấp thoát nước 03 03 2. Trung cấp cấp thoát nước 01 03 05 09 3. Công nhân cấp thoát nước 69 69 4. Kỹ sư ngành kỹ thuật khác 07 12 08 27 5. Cử nhân kinh tế 11 17 32 60 6. Trung cấp Kinh tế, kỹ thuật khác 20 78 98 7. Công nhân ngành khác 106 106 Cộng 22 52 298 372 (Nguồn Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên) - Số lượng lao động tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo: Hầu hết đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty đều được đào tạo ít nhất một ngành nghề trước khi vào làm việc trong Công ty, với đủ các lĩnh vực mà Công ty đang cần. Tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm vị trí khá cao trong toàn Công ty (90/372, bằng 24,19%%). - Vị trí lao động trong các bộ phận của Công ty : Hiện tại, vị trí bố trí sắp xếp các lạo động trong Công ty còn chưa hợp lý. Số người làm việc trái ngành nghề được đào tạo rất nhiều, chưa khai thác được hết khả năng, thế mạnh của từng người công nhân. Số lượng người được đào tạo các ngành kinh tế, kỹ thuật khác còn quá cao so với số lượng người được đào tạo chuyên ngành cấp nước, dẫn đến tình trạng thừa và thiếu nhân lực theo yêu cầu của công việc. Số lao động không có chuyên 41 ngành cấp nước nhưng đang đảm nhận công việc sửa chữa đường ống, ghi chỉ số đồng hồ..... còn đang rất phổ biến trong Công ty. 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty có nhiệm vụ chính là SXKD sản phẩm nước sạch cho các đối tượng tiêu dùng sản phẩm này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện thi công, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình chuyên ngành nước. 2.1.2.3 Sự phối hợp giữa các bộ phận trong Công ty Hiện nay, sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong Công ty cũng chưa đạt được hiệu quả, vẫn còn có sự chồng chéo ở một số khâu hay một số công việc cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tuy đã được quy định cụ thể, song đôi khi vẫn có sự giải quyết công việc chồng chéo, lẫn công việc của nhau. Điều này gây lãng phí nguồn nhân công vì có thể cùng lúc có nhiều bộ phận cùng đến giải quyết và việc xử lý công việc bị rối, nhầm lẫn. Sự phối kết hợp giữa các phòng ban đôi khi còn xảy ra tình trạng phòng nào cũng cho rằng công việc của mình là quan trọng nhất cho nên không tích cực trong việc phối hợp với nhau để giải quyết công việc cho nhanh chóng, suôn sẻ. 2.1.2.4 Cơ cấu tổ chức, quản lý các nguồn lực - Quản lý về nhân sự: +/ Khả năng thích ứng với công việc: Hầu hết lao động trong Công ty là lao động trẻ được đào tạo tay nghề bài bản từ các trường dạy nghề, có sức khoẻ đáp ứng được mọi yêu cầu công việc, không ngại khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, ngành SXKD nước sạch lại là một ngành kinh doanh đặc biệt. Vì vậy, lao động không chỉ cần có sự nhiệt tình mà cần phải có cả kinh nghiệm trong xử lý công việc. Chẳng hạn như việc kiểm tra áp lực đường ống, nếu là người công nhân có nhiều năm công tác, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sẽ rất dễ dàng trong việc kiểm tra, xử lý, họ biết khi nào thì cần vặn thêm một vòng van nữa hay là dừng lại. Điều đó cho thấy rằng có được đội ngũ công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm thực sự là một nguồn vốn vô cùng quý báu cho Công ty. 42 +/ Chuyên môn, ngành nghề được đào tạo: Hiện nay, trong Công ty hầu hết lao động đều có trình độ tối thiểu từ bậc 3/7 trở lên. Số lượng lao động đạt trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ khá lớn trong toàn Công ty. +/ Kiến thức khoa học và lý luận chính trị: Tương đương với trình độ chuyên môn, hàng năm những lao động ưu tú của Công ty còn được cử đi bồi dưỡng, học tập thêm những lớp đào tạo về lý luận chính trị, hay đăng ký học thêm ngành nghề thứ 2, thứ 3 tuỳ theo khả năng và năng lực của mỗi cá nhân. Số lượng cán bộ công nhân viên lao động trong Công ty được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. +/ Số lượng cán bộ công nhân viên hiện có: Số lượng công nhân lao động trong toàn Công ty tính đến thời điểm năm 2006 là 372 người. Trong đó, lao động sản xuất trực tiếp là 326 người chiếm tỷ lệ 89,77%, số lượng lao động gián tiếp là 46 người, chiếm tỷ lệ 12,31 %. - Quản lý vốn: Căn cứ vào tình hình tài chính của Công ty, thấy rằng việc quản lý vốn của Công ty khá tốt, tuy nhiên vẫn có thể tiết kiệm một số chi phí để kết quả SXKD đạt kết quả cao hơn. - Quản lý đất đai: Công ty quản lý số đất đai được Nhà nước giao đúng mục đích là dành cho sản xuất, và văn phòng, không sử dụng vào cho thuê kinh doanh hay cấp đất bừa bãi cho bất cứ đối tượng nào. - Quản lý nguồn khai thác: Nguồn khai thác chủ yếu của Công ty là nguồn nước mặt lấy từ hồ Tích Lương và nước ngầm từ các giếng khoan. Công ty thực hiện đúng các quy định về khai thác và quản lý nguồn nước. Chế độ khai thác nước cũng luôn bảo đảm không làm cạn kiệt hay ô nhiễm nguồn tài nguyên nước. - Quản lý về công nghệ: Những công nghệ hiện đại mới được đầu tư đã được sự quan tâm cần thiết của Công ty, sử dụng những lao động có trình độ, đúng ngành nghề đào tạo vào những vị trí có dây chuyền công nghệ cao, điển hình là dây chuyền sản xuất nước của NMN Tích Lương. 2.1.2.5 Thu nhập của người lao động trong Công ty Với thu nhập bình quân khoảng 1.900.000 đồng/người/tháng năm 2006, thấy rằng người lao động trong Công ty có mức thu nhập khá cao so với mức lương tối 43 thiểu theo quy định của Nhà nước. Điều đó giúp cho người lao động ổn định được cuộc sống và có thể yên tâm công tác. 2.1.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Trước thời điểm năm 2003, tình hình trang thiết bị của Công ty còn khá thiếu thốn. Nơi làm việc chưa được mở rộng, chưa có đủ các kho lưu trữ vật tư thiết bị, nơi làm việc phù hợp cho các bộ phận. Số lượng máy móc thiết bị chuyên dụng của ngành nước và thi công công trình còn ít, không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá của ngành cấp nước. Sự hạn chế về máy móc thiết bị cũng là một nguyên nhân không nhỏ trong việc SXKD của Công ty, không có thiết bị phát hiện kịp thời những nơi rò rỉ nước dẫn đến việc thất thoát nước cao, giảm doanh thu và gây lãng phí nước sạch. Sau khi hoàn thành Dự án Cấp nước, tình hình trang thiết bị của Công ty đã được cải thiện đáng kể. Khu làm việc được tu sửa, xây thêm hệ thống kho bãi, đầu tư thêm máy móc thiết bị văn phòng, các gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị được thực hiện, có thêm một số máy móc chuyên dụng cho ngành nước như thiết bị kiểm tra rò rỉ chống thất thoát nước, máy bơm bùn cát, máy nén khí…., các xe tải cẩu phục vụ thi công và lắp đặt đường ống nước…. góp phần vào việc phát triển SXKD của Công ty. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của các trang thiết bị này, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như người sử dụng, quản lý nó, tình hình thi công lắp đặt các công trình….. 2.2 Thực trạng về tài chính Ngành nước là một ngành đặc thù, cho nên các Công ty Cấp nước cũng có nhiều thuận lợi hơn các ngành khác trong việc SXKD và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, cũng như những đơn vị sản xuất kinh doanh khác, Công ty cũng phải đảm bảo được tình hình SXKD để Công ty tồn tại và phát triển. 44 (Nguồn Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên) Nhìn vào biểu đồ trên thấy rằng, nguồn vốn vay ADB chiếm tới 38,4% trên tổng nguồn vốn của Công ty. Nguyên nhân, do Công ty nhận giá trị dự án bàn giao sang với khoản nợ vay thực hiện dự án lớn. Tuy nhiên, Công ty đã xây dựng kế hoạch trả nợ khoản vay được Uỷ ban Nhân dân tỉnh đồng ý phê duyệt. Qua bảng phân tích dưới đây, thấy rằng lượng tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ lệ lớn trên tổng tài sản của Công ty. Đây là những tài sản được mua và bổ sung từ dự án cấp nước hoàn thành bàn giao cho Công ty sử dụng. Cũng vì vậy mà tỷ lệ nợ phải trả chiếm trên 50% nguồn vốn của Doanh nghiệp. Tuy nhiên để phát triển SXKD thì Công ty phải mạnh dạn đầu tư và nợ vay là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là Công ty sẽ có phương án SXKD như thế nào để có thể hoàn trả được phần vốn vay đó và Công ty vẫn có thể tồn tại và phát triển. Cũng qua bảng dưới thấy rằng, một số khả năng thanh toán của Công ty ở mức thấp, do giá trị nợ vay quá lớn. Tuy nhiên, ta cũng không thể đánh giá năng lực của Công ty qua những con số đó, mà phải tính đến nội lực, thế mạnh của Công ty để xem xét đến việc phát triển của Doanh nghiệp. Nợ vay ADB, Tỷ lệ 38,4%/nguồn vốn Vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ 43,7%/nguồn vốn Nợ ngắn hạn. Tỷ lệ 12,4%/nguồn vốn Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2006 45 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu khái quát đánh giá thực trạng tài chính của Công ty TT Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 1 Cơ cấu tài sản (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 - Tài sản cố định/tổng tài sản 73,62 73,83 83,36 79,12 - Tài sản lưu động/tổng tài sản 26,38 26,17 16,64 20,88 2 Cơ cấu nguồn vốn (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nợ phải trả/tổng nguồn vốn 16,96 71,43 51,03 50,78 - Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn 83,04 28,57 48,97 49,22 3 Khả năng thanh toán (lần) - Khả năng thanh toán hiện hành 5,90 1,40 1,96 1,78 - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,58 1,58 4,20 1,40 - Khả năng thanh toán nhanh 0,42 0,34 1,19 0,57 - Khả năng thanh toán nợ dài hạn 0,77 0,76 0,84 0,78 4 Tỷ suất sinh lời (%) - Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp/doanh thu thuần 7,96 (0,19) (35,97) (0,21) + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp/doanh thu thuần 5,42 (0,19) (35,97) (0,21) - Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp/tổng tài sản 1,64 (0,04) (0,69) (0,04) + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp/tổng tài sản 1,11 (0,04) (0,69) (0,04) - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 4,58 (0,17) (1,40) (0,09) (Nguồn Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên) Đơn cử phân tích một khả năng thanh toán của Công ty như khả năng thanh toán nhanh để chứng tỏ nhận định đó của tác giả. Khả năng thanh toán nhanh = tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn / tổng nợ ngắn hạn. Công thức này vô hình chung đã triệt tiêu năng lực thanh toán "không dùng tiền" của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn. Tức là chưa tính đến khả năng doanh nghiệp dùng một lượng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao có thể bán ngay được hoặc xuất đối lưu; chưa tính đến khoản phải thu mà khi cần đơn vị có thể thỏa thuận để bù trừ khoản nợ phải trả cho các chủ nợ. Và như vậy sẽ là sai lầm khi lượng tiền của doanh nghiệp có thể ít, khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không có 46 nhưng lượng hàng hóa, thành phẩm tồn kho có thể bán ngay bất cứ lúc nào cũng được lớn, khoản phải thu có thể bù trừ ngay được cho các khoản phải trả nhiều, mà lại đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp.Mặt khác, nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. Nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả mà buộc doanh nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải trả hoặc quá hạn trả lại không tính đến thì sẽ là không hợp lý. Do chi phí sản xuất quá lớn cao hơn doanh thu đạt được cho nên trong 3 năm 2004-2006 Công ty luôn bị lỗ và tỷ suất sinh lời luôn bị âm. 2.3 Thực trạng SXKD nƣớc sạch của Công ty 2.3.1 Thực trạng sản xuất 2.3.1.1 Sản lượng nước sản xuất toàn Công ty ( m3/ngày đêm) - Sản lƣợng nƣớc sản xuất của NMN Túc Duyên: NMN Túc Duyên có thời gian hoạt động lâu đời nhất so với 3 NMN hiện nay của Công ty. Qua nhiều lần cải tạo và nâng cấp hệ thống các giếng khoan khai thác, hiện nay sản lượng sản xuất của NMN Túc Duyên vẫn ổn định và có kết quả tốt. Bảng 2.3 Sản lƣợng sản xuất nƣớc bình quân một ngày đêm của NMN Túc Duyên Chỉ tiêu Năm Sản lƣợng nƣớc theo thiết kế (m 3/ngđ) Sản lƣợng nƣớc sản xuất bình quân (m 3/ngđ) Tăng (+), giảm (-) so với thiết kế (%) (m 3 ) Năm 2003 10.000 9.722 - 2,8 - 278 Năm 2004 10.000 8.320 - 16,8 - 1.680 Năm 2005 10.000 8.450 - 15,5 - 1.550 Năm 2006 10.000 8.420 - 15,8 - 1.580 (Nguồn Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên) Tuy nhiên, để duy trì tuổi thọ và bảo vệ nguồn nước ngầm cho NMN Túc Duyên, nên hiện nay sản lượng nước khai thác của NMN chỉ duy trì ở mức trên dưới 9.000m 3 /ngày đêm. 47 - Sản lƣợng nƣớc sản xuất của NMN Tích Lƣơng: NMN Tích Lương bắt đầu hoạt động chính thức vào tháng 01/2003. Việc đưa NMN Tích Lương vào khai thác, sử dụng đã làm tăng đáng kể lượng nước sản xuất của Công ty. Với dây chuyền công nghệ hiện đại, với công suất thiết kế đạt 20.000 m3/ngày đêm, NMN Tích Lương đang là đơn vị khai thác sản lượng nước nhiều nhất Công ty. Bảng 2.4 Sản lƣợng sản xuất nƣớc bình quân một ngày đêm của NMN Tích Lƣơng Chỉ tiêu Năm Sản lƣợng nƣớc theo thiết kế (m 3/ngđ) Sản lƣợng nƣớc sản xuất bình quân (m 3/ngđ) Tăng (+), giảm (-) so với thiết kế (%) (m 3 ) 2003 20.000 8.528 - 42,64 - 11.472 2004 20.000 11.930 - 59,65 - 8.070 2005 20.000 13.852 - 69,26 - 6.148 2006 20.000 16.577 - 17,11 - 3.423 (Nguồn Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên) - Sản lƣợng nƣớc sản xuất của NMN Sông Công: Do đường ống, hệ thống cấp nước của NMN Sông Công đã cũ nát nên lượng nước sản xuất ra còn rất nhỏ. Mặc dù NMN được thiết kế 15.000m3/ngày đêm, nhưng do tuổi thọ công trình đã cao cho nên công suất nước khai thác chỉ đạt được khoảng 5.000m3/ngày đêm cộng với đường ống cấp nước thường xuyên vỡ hỏng, gây thất thoát nước, áp lực nước yếu, nhất là vào các giờ cao điểm trong ngày, gây tâm lý bực bội cho người tiêu dùng vì nhu cầu không được đáp ứng. Hiện tại, NMN Sông Công không thể tăng thêm khách hàng sử dụng nước nếu không đầu tư xây dựng hoặc cải tạo lại hệ thống cấp nước.Dự kiến sau khi Dự án Cải tạo và Nâng cấp hệ thống cấp nước Sông Công hoàn thành chuyển giao đi vào hoạt động vào năm 2010 sẽ giúp cho tình hình khai thác sản xuất nước sạch của NMN Sông Công phát triển. 48 Bảng 2.5 Sản lƣợng sản xuất nƣớc bình quân một ngày đêm của NMN Sông Công Chỉ tiêu Năm Sản lƣợng nƣớc theo thiết kế (m 3/ngđ) Sản lƣợng nƣớc sản xuất bình quân (m 3/ngđ) Tăng (+), giảm (-) so với thiết kế (%) (m 3 ) Năm 2003 15.000 3.480 - 76,8 - 11.520 Năm 2004 15.000 3.494 - 76,71 - 11.506 Năm 2005 15.000 3.500 - 76,67 - 11.500 Năm 2006 15.000 3.889 - 74,07 - 11.111 (Nguồn Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên) - Sản lƣợng sản xuất nƣớc toàn Công ty: Bảng 2.6 Sản lƣợng nƣớc sản xuất bình quân toàn Công ty từ 2003 -2006 Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Sản lƣợng sản xuất một ngày đêm (m 3/ngày đêm) 21.730 23.744 25.802 28.886 NMN Túc Duyên 9.722 8.320 8.450 8.420 NMN Tích Lương 8.528 11.930 13.852 16.577 NMN Sông Công 3.480 3.494 3.500 3.899 Sản lƣợng sản xuất cả năm (m3/năm) 7.822.800 8.547.840 9.288.720 10.402.560 NMN Túc Duyên 3.499.920 2.995.200 3.042.000 3.031.200 NMN Tích Lương 3.070.080 4.294.800 4.986.720 5.967.720 NMN Sông Công 1.252.800 1.257.840 1.260.000 1.403.640 (Nguồn Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên) Hiện nay, sản lượng sản xuất nước toàn Công ty phục vụ được cho khoảng 38.600 khách hàng trong khu vực được cấp nước. Khả năng cung cấp nước vào mọi thời điểm của Công ty cũng rất lớn, không bị hạn chế về áp lực nước hay công suất sản xuất (ngoại trừ NMN Sông Công). Nhưng căn cứ vào sản lượng sản xuất của từng nhà máy, thì sản lượng sản xuất nước của từng nhà máy vẫn thấp, chưa đạt yêu cầu thiết kế. Lý do sản lượng nước sản xuất ra phải cân đối tỷ lệ nước tiêu thụ, mức 49 tiêu thụ thấp thì sản lượng nước sản xuất ra cũng thấp theo, tránh lãng phí chi phí, nguồn nước. Tốc độ phát triển khách hàng chưa phù hợp với công suất thiết kế. 2.3.1.2 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nước Bảng 2.7 Chi phí sản xuất 1m3 nƣớc sạch năm 2006 Mã hiệu Mức hao phí ĐVT Định mức Đơn giá (đ) Thành tiền (đ/m3) NS2.01.00 Chi phí sản xuất của NMN Tích Lƣơng 1.461,32 - Nước thô m3 1,05 350 367,50 - Vôi kg/m3 0,003 500 1,50 - Phèn kg/m3 0,045 3.000 135,00 - Clo kg/m3 0,0041 10.500 43,05 - Vật iệu khác % vật liệu chính 7 38,29 - Nhân công thợ bậc 4/7 công 0,0055 62.560 344,08 - Điện sản xuất kwh/m3 0,54 985 531,90 NS2.01.00 Chi phí sản xuất của NMN Sông Công 1.076,82 - Vôi kg/m3 0,003 500 1,50 - Phèn kg/m3 0,045 3.000 135,00 - Zaven kg/m3 0,025 2.048 51,20 - Vật iệu khác % vật liệu chính 7 13,14 - Nhân công thợ bậc 4/7 công 0,0055 62.560 344,08 - Điện sản xuất kwh/m3 0,54 985 531,90 NS1.01.00 Chi phí sản xuất của NMN Túc Duyên 915,57 - Vôi kg/m3 0,002 500 1,00 - Phèn kg/m3 0,005 3.000 15,00 - Clo kg/m3 0,002 10.500 21,00 - Vật iệu khác % vật liệu chính 7 2,59 - Nhân công thợ bậc 4/7 công 0,0055 62.560 344,08 - Điện sản xuất kwh/m3 0,54 985 531,90 (Nguồn Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên) Căn cứ định mức ban hành theo quyết định số 14/QĐ-BXD, ban hành ngày 14/05/2004 của Bộ Xây dựng, công ty xây dựng định mức chi phí sản xuất nước sạch. Qua bảng 2.7, ta thấy chi phí sản xuất 1m3 nước sạch của NMN Túc Duyên là thấp nhất. Nhưng hiện nay Công ty vẫn đang có kế hoạch ưu tiên khai thác công suất của NMN Tích Lương vì lý do đã đề cập ở phần 2.3.1.1 50 Bảng 2.8 Giá thành toàn bộ cho 1m3 nƣớc tiêu thụ năm 2006 ĐVT: đồng TT Chỉ tiêu Số tiền 1 Giá thành sản xuất 13.007.511.483,0 2 Chi phí bán hàng 8.983.808.644,0 3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.800.684.813,0 4 Nợ + lãi vay dự án 5.936.834.316,0 5 Khấu hao tài sản cố định 7.518.059.974,0 Tổng cộng 39.246.899.230,0 Giá thành / 1m3 nước tiêu thụ 5.452,3 (Nguồn Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên) 2.3.1.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sản xuất nước Việc sản xuất nước sạch toàn Công ty chưa đạt được công suất thiết kế do nhiều nguyên nhân như: đường ống quá cũ nát (đối với NMN Sông Công), tuổi thọ công trình (đối với NMN Túc Duyên), nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do lượng khách hàng chưa đáp ứng được so với công suất nước thiết kế, lượng nước sử dụng của mỗi hộ gia đình còn thấp do các hộ dân còn sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau, nước máy chỉ là một nguồn cung cấp nhỏ cho sinh hoạt gia đình. Vì vậy, để phát huy hết công suất các NMN thì Công ty cần phải đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng khách hàng và chính sách chăm sóc khách hàng, có những hành động cụ thể trong việc khuyến khích người dân sử dụng hoàn toàn sản phẩm nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. 2.3.2 Thực trạng nƣớc thất thoát Mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc giảm thất thoát nước như: lắp đặt thêm đồng hồ tổng để kiểm soát sản lượng, sửa chữa kịp thời các điểm nước bị bục vỡ, rò rỉ ....., nhưng với tỷ lệ thất thoát nước ở thời điểm nghiên cứu năm 2006 vẫn ở mức trên 30%, điều đó là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả SXKD của Công ty. Để đạt được kết quả SXKD nước tốt hơn nữa thì Công ty cần phải có những biện pháp để khắc phục, hạn chế tỷ lệ thất thoát ở mức thấp nhất. 51 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2003 2004 2005 2006 NMN Túc Duyên + Tích Lương NMN Sông Công Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nƣớc thất thoát toàn Công ty qua các năm (ĐVT:%) Từ biểu đồ Tỷ lệ nước thất thoát ở trên có thể tính ra sản lượng nước thất thoát của từng năm Bảng 2.9 Sản lƣợng nƣớc thất thoát toàn Công ty qua các năm ĐVT: 1.000 m3/ngày đêm NMN Năm 2003 2004 2005 2006 Túc Duyên + Tích Lương 2.746,3 2.568.3 2.495,3 2.753,7 Sông Công 536,2 416,7 413,0 450,7 Toàn Công ty 3.282,5 2.985,0 2.908,3 3.204,4 Phân tích nguyên nhân: - Do hệ thống đường ống cấp nước của Công ty: +/ Ngoài số đường ống cấp nước được trang bị từ Dự án Cấp nước và vệ sinh thành phố Thái Nguyên, thì hiện tại công ty vẫn còn một số đường ống cũ chưa thực hiện cắt bỏ và có một số điểm Công ty không xác định được vị trí vì không có bản vẽ mặt bằng tuyến ống cũng như vị trí lắp đặt. +/ Do lượng nước sử dụng để súc xả, rửa đường ống nước. 52 +/ Do thi công, đấu nối, sửa chữa đường ống. - Do năng lực quản lý của Công ty: +/ Sử dụng lao động không có kinh nghiệm. +/ Không tìm hiểu, nghiên cứu về mạng lưới cấp nước trong quá khứ để có giải pháp xử lý. - Do ý thức người lao động trong Công ty: chưa có tinh thần chống thất thoát nước, còn nghĩ đây là việc của toàn Công ty chứ không phải là việc của cá nhân mình. Do nhân viên ghi đọc không tìm hiểu về khách hàng không tìm hiểu những bất thường trong quá trình ghi đọc chỉ số đồng hồ hoặc thông đồng với khách hàng..... - Do chính khách hàng sử dụng nước: bằng hành vi lấy trộm như dùng nước không qua đồng hồ, vặn nước chảy nhỏ giọt khiến đồng hồ không quay được. 2.3.3 Thực trạng tiêu thụ nƣớc sạch 2.3.3.1 Khách hàng: - Thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh: Theo thống kê sơ bộ năm 2006 của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, thì thu nhập bình quân của người dân tỉnh Thái Nguyên là: 456.320 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành phố Thái Nguyên là 725.650 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn thấp hơn chỉ khoảng: 396.800 đồng/người/tháng. Với mức thu nhập này, người dân còn phải chi trả nhiều khoản cho cuộc sống và để tích luỹ. Vì vậy có nhiều người không ưu tiên chi trả cho việc sử dụng nước sạch. - Nhận thức của khách hàng: Bên cạnh khả năng chi trả tiền mua nước sạch của một số người dân Thái Nguyên, thì vấn đề nhận thức cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng giảm sản lượng nước tiêu thụ của Công ty. Vì vậy, để phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch, tăng số khách hàng sử dụng nước sạch, tăng chỉ tiêu nước cho từng hộ khách hàng, thì công việc ưu tiên hàng đầu của Công ty là việc nghiên cứu khách hàng, tuyên truyền, vận động về ích lợi của việc sử dụng nước sạch và mức giá bán cho đối tượng này phải hợp lý, thấp hơn các đối tượng sử dụng nước khác. - Nhu cầu của khách hàng: Phụ thuộc vào thu nhập, nhận thức và tâm lý tiêu dùng. 53 Bảng 2.10 Tình hình tiêu thụ nƣớc sạch cho các hộ dân của Công ty từ 2003 - 2006 Năm Tổng dân số (hộ) Số dân cƣ đƣợc cấp nƣớc (hộ) Tỷ lệ hộ dân cƣ đƣợc cấp nƣớc (%) TP Thái Nguyên TX. Sông Công TP Thái Nguyên TX. Sông Công TP Thái Nguyên TX. Sông Công 2003 57.464 7.362 19.668 1.907 34,22 25,91 2004 58.379 7.418 26.982 2.244 46,22 30,25 2005 58.895 7.863 33.681 2.700 57,18 34,34 2006 60.170 7.926 34.442 3.150 57,24 39,74 Hiện nay, Công ty đang có một lượng khách hàng khoảng 38.516 hộ, trong số khách hàng là hộ dân cư có khoảng 37.592 hộ, trong đó 34.442 hộ ở khu vực thành phố Thái Nguyên, còn lại 3.150 hộ ở khu vực thị xã Sông Công và thị trấn Ba Hàng - huyện Phổ Yên . Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch của các hộ dân tại khu vực thành phố Thái Nguyên đạt 57,24%, khu vực Sông Công đạt 39,74%. Như vậy, ở cả hai khu vực mà Công ty đang bán sản phẩm thì số hộ dân cư sử dụng nước mới chỉ chiếm trên dưới 50%. Vậy nguồn khách hàng tiềm năng mà Công ty có thể tiếp thị bán sản phẩm nước sạch trong những năm tới còn rất cao, vấn đề còn lại là phụ thuộc vào Công ty có tận dụng được cơ hội của mình để phát triển hay không. Bảng 2.11 Lƣợng khách hàng đang sử dụng nƣớc sạch của Công ty TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 2004 2005 2006 I Khách hàng Khách hàng 22.106,0 29.858,0 37.107,0 38.516,0 1 Hộ dân Khách hàng 21.575,0 29.226,0 36.381,0 37.592,0 2 Hành chính sự nghiệp Khách hàng 292,0 304,0 321,0 429,0 3 Sản xuất vật chất Khách hàng 175,0 182,0 191,0 261,0 4 Kinh doanh dịch vụ Khách hàng 42,0 119,0 181,0 196,0 54 5 Công cộng Khách hàng 22,0 27,0 33,0 38,0 II Sản lƣợng tiêu thụ theo đối tƣợng 4.499,7 5.708,6 6.418,1 7.198,2 1 Hộ dân Nghìn m3/năm 2.420,9 3.399,2 4.047,7 4.570,0 2 Hành chính sự nghiệp Nghìn m3/năm 1.181,0 1.409,9 1.406,4 1.477,5 3 Sản xuất vật chất Nghìn m3/năm 779,4 751,2 786,6 892,8 4 Kinh doanh dịch vụ Nghìn m3/năm 59,8 85,7 103,2 162,1 5 Công cộng Nghìn m3/năm 58,6 62,6 74,2 95,8 (Nguồn Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên) - Mức độ đạt được (m3/ hộ khách hàng là dân cư): với 37.592 hộ, và sản lượng nước tiêu thụ năm 2006 của đối tượng này là: 4.570.000 m3 nước sạch. Chia theo lượng bình quân hộ dân sử dụng thì đạt: 121,57m3/hộ/năm. Bình quân mỗi tháng 1 hộ sử dụng 10,13m3 nước sạch. Nếu tính cả khu vực thành phố Thái Nguyên và Sông Công, bình quân 5 người/hộ gia đình, thì mức sử dụng nước của một người/ngày là: 67,5 lít. Mức sử dụng này còn thấp so với tiêu chuẩn đề ra. Nguyên nhân chủ yếu do người dân tự hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên.pdf
Tài liệu liên quan