Luận văn Giảng dạy truyện hiện đại Việt Nam ở trường trung học pho thông

MỤC LỤC

MỤC LỤC .3

MỞ ĐẦU.5

1. Lí do chọn đề tài.5

2.Lịch sử vấn đề .6

3.Nhiệm vụ của đề tài .13

4.Phương pháp nghiên cứu.14

5.Đóng góp của luận văn.14

6. Kết cấu của luận văn .14

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT

NAM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.16

1.1.NHẬN XÉT VỀ PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN VĂN ở TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG .16

1.2.VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG

TRÌNH VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.18

1.2.1.NHÌN LẠI MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN

HỌC NÓI CHUNG, DẠY TRUYỆN NÓI RIÊNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HIỆN NAY .18

1.2.1.1.Về khuynh hướng giảng dạy văn chương.18

1.2.1.2.Về phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương.21

1.2.1.3.Nhận xét tổng quát .26

1.2.2.MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, GIẢNG DẠY THỂ LOẠI

TRUYỆN .29

1.2.2.1.Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyện.29

1.2.2.2.Phân tích, giảng dạy truyện theo đặc trưng thể loại .32

pdf153 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giảng dạy truyện hiện đại Việt Nam ở trường trung học pho thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong hiện tại Hộ phải sống khác với hoài bão, ước mơ của mình? - Từ khi sống với Từ, Hộ có cả một gia đình phải chăm lo, gánh vác nên Hộ không thể khinh thường đồng tiền, "khinh thường những lo lắng tủn mủn về vật chất" như trước đây. - Hộ phải ra sức kiếm tiền, phải viết cẩu thả, vội vàng "Phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng..., phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc" -> Hộ nhận thây "sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". - Hộ cảm thấy xấu hổ, đau đơn về những cái mình đã viết "Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phang và quá ư dễ dãi" và cho rằng mình chỉ là "một kẻ vô ích, một người thừa". - Điều đau đớn của Hộ là phải viêt những thứ văn chương khổng có tư tưởng, không hề sáng tạo, đi ngược lại với lý tưởng nghệ thuật cao đẹp, có lương tâm của Hộ -> đây là điều mà Hộ không thể nào chấp nhận được: "Chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương!". * Nhận xét: > Đây chính là bi kịch tinh thần đau đớn nhất của nhà văn có tâm huyết với nghề:"Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì để nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì". 62 > Hộ đau đớn là vì do gánh nặng cơm áo nên không thể thực hiện hoài bão lớn để "nâng cao giá trị đời sống" và có ích cho xã hội, được xã hội công nhận. > Hộ đau đớn vì thấy mình "là một kẻ vô ích, một người thừa", "còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình". > Hộ buồn bã chán chường vô hạn vì thấy đời mình đã bỏ đi "Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi" ==> Đó là nỗi đau tinh thần to lớn, không nguôi và khó có gì xoa dịu được của người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống, khao khát được sống có ý nghĩa, muốn tự khẳng định mình bằng sự nghiệp có ích cho xã hội mà phải sống cuộc "đời thừa". b- Mâu thuẫn với tư cách con người * GV: Nguyên tắc sống của Hộ là gì? Bi kịch của Hộ với tư cách là một con người ? - Nguyên tắc sống của Hộ: con người phải có tình thương, không có tình thương, con người chỉ là "một thứ quái vật" -> với Hộ, tình thương chính là tiêu chuẩn xác định tư cách làm người. - Hộ giàu lòng nhân ái, vị tha: lấy Từ làm vợ khi Từ rơi vào hoàn cảnh éo le, nhận làm bố của con Từ, nuôi mẹ Từ, chôn cất mẹ Từ khi bà chết. - Có triết lý sống nhân đạo: "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình". - Hi sinh ước mơ của mình vì tình thương con người: "Ta đành phí đi một vài năm để kiếm tiền. Khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn". - Hộ rơi vào bi kịch: + Hộ sống có trách nhiệm với vợ con nhưng vì cuộc sống "áo cơm ghì sát đất" mà Hộ lại có thái độ tàn nhẫn, gắt gỏng, càu có với vợ con "Ngày mai... mình có biết không?... Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này... Hắn rít lên như vậy". + Có lúc có ý nghĩ thoát ly vợ con để theo đuổi nghiệp văn chương, nghĩa là dứt bỏ sợi dây ràng buộc của tình thương, "phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ" nhưng Hộ lại 63 không chấp nhận sự tàn nhẫn vứt bỏ tình thương "hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi nhưng hắn không thể bỏ lòng thương". + Hộ hy sinh vì tình thương nhưng vẫn ngấm ngầm đau khổ và mặc cảm cay đắng vì mình đang sống vô ích "hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ con". + Say rượu, Hộ đối xử phũ phàng với vợ con nhưng khi tỉnh rượu Hộ lại hối hận, đau đớn tự xỉ vả mình "chỉ là...một thằng... khốn nạn!" "=> Đây chính là bi kịch của một người coi tình thương là nguyên tắc sống cao nhất, đã hy sinh tất cả chỉ vì tình thương nhưng lại vi phạm vào lẽ sống tình thương của chính mình. * GV: Theo em, trong hai bi kịch của Hộ, bi kịch nào đau đớn hơn? Tại sao? * HS trao đổi sau đó GV giải thích: bi kịch thứ 2 đau đớn hơn vì ở bi kịch 1 còn chút an ủi do đó là sự hy sinh cho đạo lý tình thương; còn ở bi kịch 2 không thể bào chữa được nên nỗi đau gấp bội => The hiện tâm sự u uất của người ý thức sâu sắc về mình mâu thuẫn với thực tại xã hội không cho phép con người phát triển lành mạnh. c- Quan điểm nghê thuật của Nam Cao gởi gắm qua nhân vật Hộ * GV: Khi tả Hộ mỗi lần đọc cuốn sách viết vội vàng, cẩu thả của mình lại "càu mày, nghiến răng vò nát sách" và mắng mình như "một thằng khốn nạn", "một kẻ bất lương", Nam Cao muốn gởi gắm quan điểm về nghệ thuật như thế nào? - Văn chương chân chính không phải là thứ "tả chân" hời hợt mà "Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn" -> một tác phẩm văn chương có giá trị "phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người" => văn chương chân chính phải thấm nhuần một tinh thần nhân đạo lớn lao, sâu sắc. - Người viết văn phải là người "biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có" và phải tỏ ra hết sức nghiêm khắc trong yêu cầu đối với lao động văn học, đối với lương tâm nghề văn. 64 => "Đời thừa" thể hiện quan điểm tiến bộ về nghệ thuật của Nam Cao - một nhà văn lớn luôn suy nghĩ về "sống và viết" trong suốt cuộc đời cầm bút. 2- Nghệ thuật đặc sắc của "Đời thừa" - Lối viết truyện tự nhiên, giản dị. - Cốt truyện đơn giản, khung cảnh rất hẹp; mạch truyện dựa vào bi kịch tâm lý của nhân vật; kết câu truyện thoải mái, tự nhiên, không theo trình tự thời gian nhưng vẫn nổi bật được chủ đề. - Miêu tả và phân tích tâm lý con người đặc sắc . - Giọng văn lạnh lùng, khách quan nhưng chứa đầy nỗi xót thương của tác giả. III – Tổng kết 1 - Ý nghĩa nhan đề "Đời thừa" * GV: Qua việc phân tích bi kịch của Hộ, em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề? - Hộ là người sống thừa trong nghề văn vì Hộ không sáng tạo được cái mới, Hộ đang trượt trên con đường tạo ra những áng văn chương vô tích sự và những dằn vặt đau đớn trong lương tâm nghề nghiệp => Hộ đang bị chết mòn những ước mơ lớn. - Hộ là người sống thừa trong gia đình vì rất thương yêu vợ con nhưng không làm gì được cho vợ con đỡ khổ => Hộ đang bị chết mòn những tình cảm và cử chỉ đẹp. => Hộ bất lực, bế tắc trong việc sáng tạo nghệ thuật và trong việc nuôi gia đình => Hộ là hình ảnh đau đớn dằn vặt của lương tâm trước bi kịch tha hóa của cuộc đời. 2- Chủ đề - Bi kịch không lối thoát của người trí thức nghèo trong xã hội thực dân phong kiến. 3 - Kết luận - Tác phẩm đã đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa xã hội, nhân sinh sâu sắc, mới mẻ, bất ngờ gây xúc động cho người đọc. - Tác phẩm vừa đậm sắc thái chân thật, vừa đượm ý vị triết lý sâu xa, đem đến cho tác phẩm một chiều sâu tư tưởng và giọng điệu đặc biệt. 65 IV - Bài tập thực hành củng cố kiến thức - Phân tích tấn bi kịch của Hộ - người trí thức nghèo. - Quan niệm nghệ thuật của Nam Cao trong tác phẩm. CHÍ PHÈO Nam Cao A - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Giúp HS: - Hiểu được số phận bi thảm của người nông dân bị áp bức bóc lột trước Cách mạng và sức mạnh tố cáo độc đáo của tác phẩm. - Hiểu được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. - Hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. B - CHUẨN BỊ 1 - Tài liệu tham khảo - Sách hướng dẫn GV. - Lê Dy: Nguồn sáng tâm hồn. (Ve sự thức tỉnh trong tính cách Chí Phèo). - Phan Trọng Luận: Chí Phèo (trong Thiết kế bài học tác phẩm văn chương) - Nguyễn Hoành Khung: Chí Phèo (trong Giảng văn văn học Việt Nam) - Trần Tuấn Lộ: Qua truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao. - Nguyễn Thanh Hùng: Chí Phèo - sự gào thét và nỗi bàng hoàng nhân thế. - Nguyễn Mạnh Quỳnh: Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng. - Lê Thị Hải Vân: Vấn đề cải tạo hoàn cảnh sống cho con người trong truyện của Nam Cao. - Trần Đình Sử: Chí Phèo (trong Đọc văn học văn) 66 2 - Chuẩn bị của HS - Đọc và tóm tắt cốt truyện. - Trả lời câu hỏi trong SGK. C - PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH - Đọc sáng tạo. - Phát vấn, trao đổi. - So sánh, tổng hợp. D - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG * Thời gian giảng bài qui định 2 tiết, bài thiết kế này đề nghị 3 tiết. * Lời vào bài: Nam Cao là một nhà văn không giống với những nhà văn hiện thực khác. Ong đã làm một cuộc chia tay với những nhân vật văn học đương thời đẹp đẽ như những pho tượng không có chút sinh lực. Nhân vật của ông gần với cuộc đời thực hơn. Trong đề tài về người nông dân thì Chí Phèo có một vị trí khá đặc biệt, đánh dấu sự thành công của nhà văn cả về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật. Nếu như trong Tắt đèn Ngô Tất Tố mô tả hình ảnh người nông dân bị đẩy vào con đường cùng thì trong Chí Phèo Nam Cao mô tả người nông dân từ chỗ bần cùng bị lưu manh hóa, thể hiện bi kịch bị tha hóa của họ. Ta hãy đi vào tìm hiểu tác phẩm. I – Giới thiệu 1 – Vị trí - "Chí Phèo" là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao, đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong đội ngũ các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. - "Chí Phèo" thể hiện cái nhìn mới mẻ, độc đáo, có chiều sâu của Nam Cao về người nông dân trước Cách mạng qua lời kể nhiều giọng điệu đan xen nhau. 2 - Xuất xứ * GV cho HS đọc và đánh dấu phần Tiểu dẫn trong SGK về xuất xứ của tác phẩm. 3- Tóm tắt nội dung 67 Truyện viết về cuộc đời Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi, không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích. Chí Phèo được người làng nhặt đem về nuôi, đến năm hai mươi tuổi Chí Phèo làm canh điền cho bá Kiến. Vì ghen tuông với Chí Phèo, bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy, tám năm trở về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một kẻ lưu manh gây bao tội ác cho dân làng. Chí Phèo trở thành tay sai đắc lực cho bá Kiến. Sau đó, bất ngờ Chí Phèo gặp Thị Nở, khiến cho bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo trỗi dậy. Chí Phèo khao khát được trở về cuộc sống bình thường nhưng không được. Quá uất ức, Chí Phèo uống rượu, cầm dao đến nhà bá Kiến đâm chết bá Kiến và tự kết liễu đời mình. * GV: Em hãy cho biết cốt truyện được xây dựng chủ yếu xoay quanh những trục quan hệ nào? - Chủ yếu xoay quanh hai trục chính: trục thứ nhất: mối quan hệ Chí Phèo - bá Kiến, gắn liền với sự hủy diệt linh hồn của Chí; trục thứ hai: xoay quanh quan hệ Chí Phèo - Thị Nở, gắn liền với sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo. 4 - Đề tài tác phẩm * GV: Qua phần tóm tắt, em hãy cho biết tác phẩm viết về vấn để gì? - Viết về bi kịch của người nông dân và xung đột giai cấp đối kháng giữa bọn địa chủ cường hào thống trị và người nông dân bị áp bức ở nông thôn trước Cách mạng => Chí Phèo có phạm vi phản ánh tương đối rộng, có sức khái quát xã hội cao; có giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán độc đáo. II - Phân tích * Chí Phèo là một tác phẩm đặc sắc của Nam Cao. Từ trước đến nay đã cổ nhiều bài nghiên cứu, bài giảng về tác phẩm này theo nhiều hướng khác nhau ở phạm vi khá rộng. Do bị hạn chế về thời gian, giáo án này chỉ khai thác một số khía cạnh về tác phẩm cho đối tượng là HS phổ thông theo hướng sau đây: 1 - Nhân vật bá Kiến * GV: Em hãy cho biết bá Kiến là con người như thế nào? - Là một tên địa chủ khét tiếng gian ác và xảo quyệt 68 + Có giọng quát "rất sang", lối nói ngọt nhạt, cái cười Tào Tháo "Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười". + Có nhiều thủ đoạn, âm mưu thâm độc trong việc sử dụng những kẻ "đầu bò", nhất là Chí Phèo, để đàn áp, thống trị nông dân và trị những kẻ không ăn cánh với mình. Bá Kiến tiêu biểu cho bộ mặt tàn ác xấu xa của bọn thống trị cường hào ở nông thôn trước Cách mạng. 2 - Nhân vật Chí Phèo a- Tiếng chửi đẩy thách thức của Chí Phèo ở đầu tác phẩm * GV: Em có cảm giác như thế nào khi đọc đoạn mở đầu tác phẩm là tiếng chửi của Chí Phèo? - Mở đầu tác phẩm là hình ảnh sống động, độc đáo: Chí Phèo say rượu, khật khưỡng vừa đi vừa chửi: + Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại với hy vọng được người nào đó chửi lại nhưng "không ai lên tiếng cả " + Hắn vô cùng tức tối đau khổ nên "chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn", vẫn không có ai lên tiếng. + Hắn xoay sang chửi "đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn". =>Tiếng chửi của Chí Phèo không hẳn là bâng quơ vô thức: dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn cảm nhận thấm thìa "nông nỗi" khốn khổ của thân phận: không có ai chịu chửi nhau với hắn. * GV: Tại sao mọi người không chửi lại Chí Phèo? Tìm hiểu ý nghĩa đằng sau tiếng chửi của Chí Phèo? + Người ta không chửi nhau với hắn là vì họ không còn coi hắn là người, không giao tiếp với hắn, "chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu"; đồng thời không chửi nhau với Chí bởi họ đã quen sống trong tăm tối, đã trở thành vô cảm trước mọi sự đời, họ khôngthể hiểu được nỗi khổ của Chí Phèo. 69 + Qua tiếng chửi, người đọc cảm giác như đang đối diện với một con người - vật quái gở, kỳ dị, đơn độc, ở tận cùng của sự khổ đau đang trút lên cuộc đời tất cả tiếng nói hằn học, phẫn uất của mình => Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau bức chân dung kẻ say rượu lảm nhảm ấy là sự vật vã của một linh hồn đau đớn, tuyệt vọng; là tiếng chửi bất mãn, uất hận chống lại số phận. Tiếng chửi ấy chứng tỏ Chí Phèo còn có một con người bên trong. =>Cảnh mở đầu vừa giới thiệu tính cách độc đáo của Chí Phèo, vừa hè cho người đọc thấy tình trạng bi đát của Chí. * GV có thể cho HS thảo luận mở rộng vấn đề: So sánh tâm trạng và hành dộng của Chí Phèo ương những lần say rượu. b- Bi kịch không được làm người của Chí Phèo * GV: Bản chất Chí Phèo là con người như thế nào? - Là người lương thiện, chất phác: + Là đứa trẻ "trần truồng, xám ngắt" bị vứt bỏ ở lò gạch bỏ không, được người làng đem về nuôi. + Sống lương thiện bằng chinh sức lao động của mình "hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ + Từng mơ ước có cuộc sống bình dị "chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải...". + Là thanh niên có lòng tự trọng trước hành động của bà vợ ba của bá Kiến. * GV: Nguyên nhân nào làm cho Chí Phèo thay đổi? - Hai mươi tuổi, Chí làm canh điền cho bá Kiến; vô cớ bị đẩy vào tù, ra tù trở thành một người hoàn toàn khác: + Hình dạng: "cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cổng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết". 70 + Hành vi: không còn hiền lành, nhẫn nhịn như trước nữa mà "hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó ", "rồi say khướt", đến nhà bá Kiến chửi, rồi rạch mặt ăn vạ và cuối cùng trở thành tay sai cho bá Kiến. + Cuộc đời hắn không có ngày tháng bởi nhũng cơn say triền miên "Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận". + Mất hết ý thức về bản thân mình: "có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng có hắn ở đời" + Trỏ thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại" tác oai, tác quái cho dân làng "hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện". * Nhận xét: > Chí Phèo từ một người lương thiện bị xã hội thực dân phong kiến tước hết cả nhân hình lẫn nhân tính, bị đẩy xuống cuộc sống của một con vật, một con quỷ dữ, bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, bị mọi người xa lánh "Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua" -> bi kịch đau đớn xót xa của người nông dân: không được làm người => ý nghĩa tố cáo của tác phẩm. > Thái độ của Nam Cao: giọng văn có vẻ lạnh lùng nhưng mỗi trang viết chất chứa bao nỗi thống khổ của một thân phận đã không còn được sống cuộc sống của con người. Qua việc mô tả nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã chỉ rõ: Chí Phèo là sản phẩm, là công cụ (công cụ cho chính kẻ thù mà không biết) để thống trị của giai cấp thống trị. * GV liên hệ so sánh với nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố: chị Dậu phải bán chó, bán con, bán sữa nhưng chị còn là một con người; còn Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình và trở thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại". c- Bi kịch bi từ chối quyền làm người của Chí Phèo * GV đọc đoạn văn tả cảnh Chí Phèo và Thị Nở gặp nhau và tâm trạng thức tỉnh của Chí Phèo, chú ý giọng đọc diễn cảm, sau đó đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về một Thị Nở xấu xí, 71 ngớ ngẩn với một Thị Nở làm thay đổi tâm trạng Chí Phèo? Điều gì đã làm cho "con quỷ dữ của làng Vũ Đại" thay đổi? Thái độ của Nam Cao trong đoạj văn này? - Chí Phèo bất ngờ gặp Thị Nở - một người phụ nữ xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng - trong một đêm trăng và đang say rượu. - Tình cảm mộc mạc, chân thành của Thị Nở đã làm cho bản chất lương thiện của người nông dân trong Chí Phèo trỗi dậy: +Lần đầu tiên, sau bao năm không còn ý thức được bản thân, Chí Phèo bỗng cảm thấy lòng "bâng khuâng", "mơ hồ buồn" -> Chí Phèo đã tỉnh táo để sống thực với những cảm xúc thật của mình. + Lần đầu tiên, sau bao năm chìm trong những cơn say triền miên Chí Phèo mới lại nghe thấy âm thanh bình dị của cuộc sống lao động xung quanh, những âm thanh có sức vang động sâu xa trong lòng Chí. + Lần đầu tiên hắn tỉnh táo để nhìn lại cuộc đời mình từ quá khứ "rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ", đến hiện tại đáng buồn "chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ" và tương lai chắc chắn sẽ là "đói rét và ốm đau và cô độc" -> lần đầu tiên Chí Phèo đối diện với chính mình và nhận ra tình trạng tuyệt vọng của bản thân. + Bát cháo hành của Thị Nở làm Chí Phèo "rất ngạc nhiên", xúc động "thấy mắt hình như ươn ướt" và ăn rất ngon -> hương vị cháo hành chính là hương vị tình yêu thương chân thành của hạnh phúc giản dị lần đầu tiên Chí có được, làm khơi dậy khát khao tình người, hơi ấm gia đình trong Chí Phèo "Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ ". + Chí Phèo đã trở lại đúng bản chất lương thiện, trong sáng của mình "Hắn thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao!". + Chí Phèo hồi hộp mong đợi được thu nhận trở lại xã hội "bằng phẳng,thân thiện của những người lương thiện" và tin rằng Thị Nở sẽ mở đường cho Chí "Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được". * Nhận xét: 72 > Chí Phèo đã hồi sinh trở lại làm người với tất cả những năng lực vốn có của con người: cảm xúc, thương yêu, ươc mơ... nhờ sức mạnh cảm hóa của tình thương. > Nam Cao đã hòa vào nhân vật để chia sẻ, cảm thông những giây phút hạnh phúc hiếm hoi của Chí Phèo, đã soi vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo đẹp đẽ. * GV: Theo em, ngoài tình thương của Thị Nở giúp cho Chí Phèo thay đổi, còn lý do nào nữa không? Gợi ý: trận ốm của Chí cũng là nguyên nhân làm Chí thay đổi: Chí cảm thấy tất cả sự yếu đuối, rũ rượi của cơ thể, cảm thấy mình không còn đủ mạnh để dọa nạt người khác, nhất là cảm nhận được sự cô độc đang đến... * GV cho đọc SGK trang 232 + 233 + 234 mô tả bi kịch của Chí. - Bi kịch của Chí Phèo: + Chí Phèo không thực hiện được ước muốn trở lại là người lương thiện: bà cô của Thị Nở dứt khoát không chấp nhận cho cháu lấy kẻ "chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ " -> Chí Phèo không thể thắng nổi định kiến của xã hội và lòng thiếu khoan dung của mọi người. + Bị từ chối ước muốn trở lại làm người lương thiện, Chí Phèo rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn: bi kịch của con người không được công nhận làm người. Đau đớn, Chí Phèo lại uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, lại càng buồn, càng thấm thìa nỗi đau khôn cùng của thân phận "Hắn ôm mặt khóc rưng rức" - đây là những giọt nước mắt tỉnh táo nhất, chân thành nhất của Chí Phèo => phút hồi sinh là phút Chí Phèo thấm thìa nỗi đau cực điểm của mình "không thể là người lương thiện được nữa" => nguyện vọng "muốn làm người lương thiện" và thực tế "không thể là người lương thiện" đã tạo thành một mâu thuẫn không thể dung hòa. - Rơi vào tuyệt vọng, Chí Phèo đã cầm dao đến nhà bá Kiến giết bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình => Chí Phèo chết vì ý thức nhân phẩm đã trở về, không thể chấp nhận trở lại kiếp sống thú vật, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống, chết trong tâm trạng bi kịch đau đớn => cái chết của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép xã hội vô nhân đạo và là tiếng kêu cứu về quyền làm người. - Cũng qua hành động của Chí Phèo, Nam Cao cho người đọc thấy được xung đột giai cấp ở nông thôn hết sức gay gắt, không có gì có thể xoa dịu được. * GV có thể dừng lại ở chỗ này để đặt một số câu hỏi cho HS trao đổi: 73 1 - Theo em, hành động giết bá Kiến của Chí Phèo có đúng không? 2 - Thực chất của hành động này là hành động có tính chất lưu manh hay có ý nghĩa khác? 3 - Có người cho rằng hành động tự sát của Chí Phèo thể hiện sự bế tắc của chính Nam Cao, ý kiến của em? * GV định hướng cho HS: > Chí Phèo giết bá Kiến là giết đúng kẻ thù của mình, kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, biến Chí Phèo thành kẻ lưu manh mất hết nhân tính, kẻ đại diện cho thế lực tàn bạo, gây nên bi kịch cho Chí Phèo... > Hành động giết bá Kiến không phải là hành động lưu manh mà là hành động kết liễu cái ác và chính vì hành động này mà Chí là người lương thiện. > Hành động tự sát của Chí Phèo như sự cố gắng chấm dứt một bi kịch xã hội mà sự cố gắng ấy chỉ của bản thân thôi cũng chưa thay đổi được số phận. Cái chết của Chí chính là sự lựa chọn thực sự của một con người. Trước đây, để bám lấy sự sống, Chí đã bán linh hồn cho quỷ dữ; nay ý thức về nhân phẩm thức dậy, linh hồn đã trở về thì Chí lại phải thủ tiêu cuộc sống của mình => bi kịch của người nông dân bị tha hóa. d- Ý nghĩa hình tượng Chí Phèo * GV: Em hãy rút ra những vấn đề có ý nghĩa điển hình từ việc phân tích hình tượng Chí Phèo? - Chí Phèo tiêu biểu cho người nông dân lương thiện bị lưu manh hóa, bị tàn phá về tâm hồn, bị hủy diệt cả nhân tính trong một xã hội tàn bạo, hủy diệt linh hồn, vùi dập nhân phẩm con người -> Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật, tiêu biểu của tình trạng tha hóa ở người nông dân, là sản phẩm của tình trạng áp bức tàn khốc ở nông thôn trước Cách mạng. - Chí là điển hình của tình trạng con người không được làm người, bị xã hội từ chối. - Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra vấn đề nhân sinh lớn: làm thế nào để con người được sống đúng nghĩa là người trong xã hội tàn bạo, phi nhân tính đương thời? Vì vậy, tác phẩm là lời kêu cứu bảo vệ con người => có giá trị nhân đạo sâu sắc và thể hiện sự "sáng tạo những cái gì chưa có " của nhà văn Nam Cao. 74 3 – Nghệ thuật độc đáo của tác phẩm - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, phong phú, nhiều giọng điệu đan xen. - Xây dựng được những nhân vật sống động, có cá tính độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm. - Miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo, có khả năng đi sâu vào nội tâm diễn tả những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật. - Bút pháp trần thuật mới mẻ, linh hoạt, kết cấu thoải mái, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự chặt chẽ, tự nhiên, hấp dẫn. * GV: cho HS tìm hiểu, giải thích cụ thể một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm như: + Giọng điệu: gồm những giọng điệu nào? + Kết cấu: gồm các kiểu kết cấu nào? III - Tổng kết 1 - Chủ đề - Số phận bi thảm của người nông dân lương thiện bị xô đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi không lối thoát trong xã hội thực dân nửa phong kiến. 2 - Kết luận - Chí Phèo xứng đáng là kiệt tác của văn chương Việt Nam hiện đại, có giá trị nhân văn cao cả, làm rung động tâm hồn các thế hệ bạn đọc. IV - Bài tập thực hành củng cố kiến thức - Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm rõ chủ đề tác phẩm. 2.2.Những truyện, trích đoạn truyện được giảng trong chương trình lớp 12 - Sang chương trình văn lớp 12, học sinh tiếp tục học về xu hướng văn học cách mạng của văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945, trong đó có truyện ngắn "Vi hành" của lãnh tụ Nguyễn Ấi Quốc. Phần hai của chương trình học sinh được học văn học giai đoạn 1945 đến 1975 (phần văn học hiện đại Việt Nam). Đây là giai đoạn văn học ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ba mươi năm liên tục chống giặc ngoại xâm của dân tộc, vấn đề vận mệnh đất nước được đặt lên hàng đầu. Văn học giai đoạn này phục vụ đắc lực cho hai nhiệm vụ chiến lược: Đấu tranh 75 chống ngoại xâm, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội (ở miền Bắc). Vì thế, văn học 1945 -1975 có những đặc điểm: + Là nền văn học thể hiện lý tưởng và nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. + Là nền văn học cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc. + Là nền văn học có nhiều thành tựu về sự phát triển của thể loại và phong cách tác giả. - Các tác phẩm truyện (giai đoạn văn học 1945 - 1975) giảng trong chương trình lớp 12 chia làm ba nhóm: *Nhóm về quan điểm, lập trường của nhà văn trong chặng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có "Đôi mắt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_23_2659493409_0989_1869308.pdf
Tài liệu liên quan