LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ . ix
LỜI NÓI ĐẦU. x
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG . 1
1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM . 1
1.1.1. NHTM và các hoạt động chủ yếu của NHTM. 1
1.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM. 3
1.2. Phương thức thư tín dụng (L/C). 8
1.2.1. Khái niệm. 8
1.2.2. Ưu thế của phương thức L/C . 8
1.2.3. Một số loại L/C cơ bản . 9
1.2.4. Quy trình nghiệp vụ . 10
1.2.5. Cơ sở pháp lý . 11
1.3. Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức L/C. 13
1.3.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro thanh toán quốc tế. 13
1.3.2. Các dạng rủi ro TTQT theo phương thức L/C của NHTM . 14
1.4. Hạn chế rủi ro TTQT tại các NHTM. 27
1.4.1. Hậu quả khi phát sinh rủi ro TTQT đối với NHTM. 27
1.4.2. Phương pháp hạn chế rủi ro TTQT của các NHTM. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 31
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG TẠI BIDV QUẢNG NINH. 32
2.1. Giới thiệu tổng quan về BIDV Quảng Ninh . 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 32
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức . 35
115 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thư tín dụng (l/c) tại BIDV Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỳ 3219 4442 6159 38.0% 38.7%
3 Tỷ trọng HĐV so với khối NHTM 16.3% 17.7%
4 Huy động vốn BQ đầu người 17.91 21.65 32.59 20.9% 50.5%
5 Cơ cấu huy động vốn 3219 4442 6159 38.0% 38.7%
Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn 2291 4017 1763 75.3% -56.1%
- Trung và dài hạn 928 425 4396 -54.2% 934.4%
Theo đối tượng khách hàng
- HĐV từ KH ĐCTC 63 27 36 -57.1% 33.3%
- HĐV từ KH DN 483 533 468 10.4% -12.2%
- HĐV từ KH cá nhân 2673 3882 5655 45.2% 23.2%
6 Thị phần 9.4% 11.4% 12.2%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
Trong giai đoạn 2010-2012, tốc độ tăng bình quân hàng năm nguồn vốn huy
động của BIDV Quảng Ninh đạt mức 35%/năm - cao hơn tốc độ tăng trưởng tín
dụng bình quân (20%) và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của Cụm các chi
nhánh động lực phía Bắc. Tuy nhiên so với địa bàn thị phần huy động vốn của Chi
nhánh thì vẫn ở mức trung bình, từ 9,4% năm 2010 lên 11,4% năm 2011 và 12,2%
năm 2012; huy động vốn bình quân đầu người tăng 36%/năm.
Trong những những năm qua kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, cuộc chạy
đua cạnh tranh về lãi suất huy động vẫn diễn ra quyết liệt giữa các NHTM thì kết
quả trên là một nỗ lực lớn của BIDV Quảng Ninh. So với hệ thống và với cụm động
lực phía Bắc thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn của BIDV Quảng Ninh ở mức khá
cao. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trung, dài hạn có xu hướng tăng dần. Tỷ trọng
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 40 Lớp 11AQTKD-HL
huy động vốn ngắn hạn không ổn định: 71% (năm 2010); 90% (năm 2011) và 29%
(năm 2012).
Cơ cấu nguồn vốn khá ổn định do nguồn tiền gửi chủ yếu là tiền gửi dân cư
luôn chiếm tỷ trọng cao từ 83-91%. Đây là một điều rất đáng mừng bởi vì nguồn
vốn huy động dân cư là nguồn vốn ổn định lâu dài và nguồn vốn này vẫn tăng
trưởng đều qua các năm thậm chí với tốc độ cao 23% - 45,2%. Tuy nhiên nếu nhìn
nhận theo hướng chi phí bỏ ra để huy động vốn thì đây lại là một hình thức huy
động có chi phí cao nhất. Công tác huy động vốn từ khách hàng ĐCTC và khách
hàng doanh nghiệp vẫn tăng ở mức thấp.
2.2.3. Hoạt động tín dụng
Trong giai đoạn 2010-2012 tăng trưởng tín dụng của BIDV Quảng Ninh khá
ổn định. Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ và bình quân trong kỳ đều đạt mức tăng
trưởng khá, đặc biệt dư nợ bình quân đạt mức tăng trưởng 23%/năm, tăng trưởng tín
dụng cuối kỳ bình quân 20%/năm.
Thị phần tín dụng trên địa bàn có sự tăng trưởng nhưng không nhiều: từ
7,8% năm 2010 lên 8,5% năm 2012. Cơ cấu tín dụng và nền khách hàng có sự
chuyển dịch tích cực, phù hợp với thông lệ quốc tế: Tỷ trọng dư nợ trung, dài
hạn/TDN từ mức khá cao (54.7%) giảm xuống còn 43.6% năm 2011 và còn 37.9%
năm 2012; dư nợ bán lẻ tăng dần, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư
nợ. Tỷ trọng dư nợ có bảo đảm bằng tài sản luôn đạt mức xấp xỉ 70%. Hệ số dư
nợ/nguồn vốn huy động giảm dần qua các năm lần lượt là 106.4%; 95.5% và 80.4%.
Chi nhánh tự cân đối được nguồn vốn để cho vay.
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 41 Lớp 11AQTKD-HL
Bảng 3 - Hoạt động cấp tín dụng giai đoạn 2010-2012
Tăng trưởng (%)
TT Tên chỉ tiêu
Năm
2010
(tỷ đ)
Năm
2011
(tỷ đ)
Năm
2012
(tỷ đ) 11/10 12/11
1 Tổng dư nợ tín dụng bình quân 3236 3944 4891 21.9% 24.0%
2 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 3426 4244 4953 23.9% 16.7%
3 Cơ cấu tín dụng
Theo kỳ hạn
- Dư nợ cho vay ngắn hạn 1552 2393 3075 54.2% 28.5%
- Dư nợ cho vay trung và dài
hạn 1874 1851 1878 -1.2% 1.5%
Theo đối tượng khách hàng
- Dư nợ của KH ĐCTC
- Dư nợ của KH doanh nghiệp 2803 3461 4203 23.5% 21.4%
- Dư nợ của KH cá nhân 623 783 750 25.7% -4.2%
Theo loại tiền
- VNĐ 2927 3784 4558 29.3% 20.5%
- Ngoại tệ 499 460 395 -7.8% -14.1%
Theo ngành nghề
- Ngành than 641 569 1317 -11.2% 131.5%
- Ngành điện 413 428 434 3.6% 1.4%
- Vật liệu XD( xi măng ) 905 1364 975 50.7% -28.5%
- Thi công xây lắp 126 154 150 22.2% -2.6%
- Khác 1341 1729 2077 28.9% 20.1%
4 Tỷ trọng dư nợ nhóm 2 / Tổng dư
nợ
3.6% 10.1% 15.7% 180.6% 55.4%
5 Thị phần 7.8% 8.3% 8.5%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
Thay vì trước đây dư nợ tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào một số ngành kinh
tế mũi nhọn thì trong giai đoạn 2010- 2012 đã có sự chuyển dịch sang các ngành
kinh tế khác như xi măng, vận tải, công nghiệp chế biến, dịch vụ; mặc dù vậy tỷ
trọng dư nợ đối với DNNN trung ương vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Dư nợ cho vay
ngoại tệ còn ở mức thấp và chỉ tập trung vào một số khách hàng. Chất lượng tín
dụng luôn được đảm bảo dưới mức kiểm soát, tuy nhiên vẫn có xu hướng tăng: nợ
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 42 Lớp 11AQTKD-HL
xấu 2010-2012 lần lượt 0,11%; 0,28% và 0,53%; Nợ nhóm II có xu hướng tăng:
3,6%; 10,1% và 15,7%. Hàng năm BIDV Quảng Ninh thực hiện trích đủ 100% dự
phong rủi ro theo quy định.
2.2.4. Hoạt động dịch vụ
Bảng 4 - Hoạt động dịch vụ giai đoạn 2010-2012
Tăng trưởng (%)
Chỉ tiêu
Năm
2010
(tỷ đ)
Năm
2011
(tỷ đ)
Năm
2012
(tỷ đ)
2011 so
2010
2012 so
2011
BQ
10-12
Thu dịch vụ ròng 27.97 38.3 35.7 36.9% -6.8% 15%
Trong đó
- Thu phí dịch vụ thanh toán 18.87 23.7 20.01 25.6% -15.6% 5%
- Thu dịch vụ thẻ 1.90 2.6 2.71 36.8% 4.4% 21%
- Thu dịch vụ bảo lãnh 2.00 4.12 4.40 106.0% 6.7% 56%
- Tài trợ thương mại 1.05 1.19 1.05 13.1% -11.7% 1%
- Thu khác 4.15 6.69 7.53 61.4% 12.5% 37%
Thị phần 20% 16.5% 18%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
Tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ ròng trong giai đoạn 2010-2012 của Chi
nhánh đạt 15%/năm. Thị phần dịch vụ của Chi nhánh trên địa bàn có sự sụt giảm từ
20% (năm 2010) xuống 16,5% (năm 2011) và mới chỉ tăng nhẹ vào năm 2012.
Tăng trưởng bình quân năm từ 2010- 2012 về thu dịch vụ ròng của BIDV
Quảng Ninh là 15% , tỷ trọng thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế có xu hướng
giảm dần từ 32% (năm 2010) xuống 19,5% (năm 2012).
Thu dịch vụ còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, tỷ trọng thu dịch
vụ ròng/lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm dần, chưa tương xứng với tiềm năng
của địa bàn và chưa khai thác được mảng kinh tế mũi nhọn của tỉnh là du lịch và
dịch vụ vì thực tế lĩnh vực dịch vụ và du lịch của địa phương đang phát triển theo
hướng tự phát, định hướng chưa rõ ràng nên khả năng tiếp cận khó.
Nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh vẫn là các sản phẩm dịch vụ truyền thống
như Thanh toán, bảo lãnh. Thu dịch vụ thẻ mặc dù khá cao, nhưng cũng phụ thuộc
nhiều vào hoạt động tín dụng vì phần lớn số lượng thẻ phát hành là của CBCNV
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 43 Lớp 11AQTKD-HL
thuộc các doanh nghiệp lớn đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. Trong năm
2012, các NHTM cổ phần trên địa bàn đưa ra nhiều chính sách miễn giảm, ưu đãi
dành cho các đơn vị trả lương qua thẻ ATM nên thị phần dịch vụ thẻ của Chi nhánh
có sự sụt giảm rõ rệt. Các dịch vụ tiện ích như IBMB, thanh toán hóa đơn rất khó
phát triển do dịch vụ mới triển khai trong khi các NHTM trên địa bàn như VCB,
Vietinbank, Techcombank.đã chiếm lĩnh thị trường.
2.3. Hoạt động TTQT theo phương thức L/C tại BIDV Quảng Ninh
2.3.1. Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ
Trong quá trình tác nghiệp hoạt động TTQT theo phương thức L/C, ngoài
việc áp dụng các quy tắc, thông lệ quốc tế hiện hành như UCP600, ISBP681,
URR725, các Nghị định, Pháp lệnh, Thông tư có liên quan của Chính phủ,
NHNN, BIDV Quảng Ninh còn đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định, văn bản
hướng dẫn do BIDV đề ra như:
- Quy trình Thanh toán quốc tế năm 2005 và các bản sửa đổi, bổ sung.
- Công văn số 5953/CV-PTSP ngày 31/10/2008 về hướng dẫn nghiệp vụ
chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ hàng xuất theo hình thức chuyển tiền điện (TTR)
và công văn sửa đổi số 1572/CV-PTSP ngày 9/4/2010.
- Quy định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/7/2009 về trình tự, thủ tục, thẩm
quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp và các bổ sung sửa đổi, thay
thế quy định này.
- Quy định số 5051/QĐ-TTTM ngày 31/8/2009 về nghiệp vụ tác nghiệp tài
trợ thương mại và Quyết định sửa đổi số 5648/QĐ-TTTM ngày 17/11/2010.
- Quy định Chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C số
5488/QĐ-PTSP ngày 12/11/2010.
2.3.2. Quy trình xử lý giao dịch
Hiện nay, BIDV Quảng Ninh vẫn chưa thành lập bộ phận TTQT chuyên
trách. Giao dịch TTQT ký quỹ 100% hoặc các giao dịch không liên quan đến hoạt
động tín dụng sẽ được thực hiện tại Phòng Giao dịch khách hàng (P.GDKH). Các
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 44 Lớp 11AQTKD-HL
giao dịch TTQT khác sẽ thực hiện thông qua nhiều bộ phận tại các phòng chức năng
khác nhau. Cụ thể nhu cầu phát hành L/C bằng vốn vay của khách hàng sẽ được tiến
hành theo trình tự như sau:
- Khách hàng xuất trình hồ sơ vay vốn tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp
(P.KHDN);
- Cán bộ KHDN tiến hành thu thập, phân tích thẩm định khách hàng, phương
án sản xuất kinh doanh, trả nợLập báo cáo đề xuất tín dụng đối với hồ sơ đạt yêu
cầu và chuyển sang Phòng Quản lý rủi ro (P.QLRR);
- P.QLRR tiến hành thẩm định, lập báo cáo thẩm định rủi ro, phê duyệt hoặc
trình Hội đồng tín dụng phê duyệt đối với các khoản vay vượt thẩm quyền. Chuyển
hồ sơ được duyệt về P.KHDN;
- P.KHDN soạn thảo hợp đồng vay vốn, thực hiện các thủ tục có liên quan,
chuyển hồ sơ tín dụng sang Phòng Quản trị tín dụng thực hiện đăng ký, chuyển hồ
sơ TTQT sang P.GDKH thực hiện tác nghiệp;
- P. GDKH tiếp nhận, kiểm tra, yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần),
thực hiện giao dịch, phát hành L/C tới ngân hàng đại lý ở nước ngoài; in chứng từ
để lưu hồ sơ và chuyển trả L/C cho P.KHDN.
- P.KHDN nhận chứng từ, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ vay vốn và trả L/C đã
phát hành cho khách hàng.
Quy trình xử lý giao dịch phát hành L/C được tiến hành theo lưu đồ dưới đây:
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 45 Lớp 11AQTKD-HL
Khách hàng P.KHDN P.QLRR P.GDKH NHĐL
(Nguồn: Phòng Giao dịch khách hàng)
Hình 5 - Lưu đồ quy trình phát hành L/C
Nhu cầu TTQT
bằng vốn vay
Tiếp nhận hồ sơ
vay vốn
Kiểm tra
Từ
chối
Đồng
ý Kiểm
tra
Không đạt
Đạt Lập hồ sơ khoản
vay
Tạo hạn mức
L/C
Nhu cầu TTQT
ký quỹ 100%
Tiếp nhận hồ sơ
TTQT
Kiểm
tra
Không
đạt
Đạt
Hồ sơ bổ sung,
sửa đổi
Thực hiện giao dịch
In, trả chứng từ,
lưu hồ sơ L/C
Nhận chứng từ,
đối chiếu
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 46 Lớp 11AQTKD-HL
2.3.3. Kết quả hoạt động TTQT
BIDV Quảng Ninh là ngân hàng thành lập rất sớm trên địa bàn, nhưng với
chức năng nhiệm vụ ban đầu là ngân hàng chuyên cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ
bản nên hoạt động TTQT không phải là thế mạnh. Khi BIDV Quảng Ninh bắt đầu
triển khai nghiệp vụ TTQT thì các ngân hàng như VCB, Vietinbank, Agribank đã
chiếm lĩnh thị trường. Mặt khác, tuy Quảng Ninh là tỉnh có thế mạnh vượt trội về
ngành than, thủy sảnsong những doanh nghiệp XNK thuộc các ngành hàng này
thường lựa chọn ngân hàng giao dịch theo ngành dọc. Do vậy, thị phần TTQT của
BIDV Quảng Ninh chưa thật sự tương xứng với quy mô của Chi nhánh.
(Nguồn: NHNN Quảng Ninh)
Hình 6 - Thị phần TTQT của các NHTM trên địa bàn năm 2012
Mặc dù thị phần đứng thứ 3 trên địa bàn nhưng khoảng cách giữa BIDV
Quảng Ninh với tốp trên (VCB, Vietinbank) khá xa trong khi khoảng cách với tốp
dưới (Agribank, Eximbank) lại rất hẹp.
Tình hình cụ thể hoạt động TTQT của BIDV Quảng Ninh được phản ánh
trong bảng số liệu dưới đây:
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 47 Lớp 11AQTKD-HL
Bảng 5 - Hoạt động TTQT giai đoạn 2010-2012
Năm Năm Năm Tăng trưởng (%)
GIAO DỊCH 2010
(nghìn
USD)
2011
(nghìn
USD)
2012
(nghìn
USD)
2011/2010 2012/2011 BQ 10-12
1.L/C nhập khẩu
1.1.Mở L/C hàng nhập 15,831.47 20,427.35 18,428.08 29% -10% 7.89%
1.2.Thanh toán L/C 16,010.17 18,724.71 17,415.79 17% -7% 4.30%
2.L/C xuất khẩu
2.1.Thông báo 12,895.06 24,007.45 42,878.71 86% 79% 82.35%
2.2.Thanh toán 12,803.35 21,739.69 45,231.38 70% 108% 87.96%
3.Chuyển tiền đi
3.1.Mậu dịch 11,144.52 13,385.51 16,689.24 20% 25% 22.37%
3.2.Phi mậu dịch 69.18 164.72 268.51 138% 63% 97.01%
4.Chuyển tiền đến
4.1.Mậu dịch 13,269.36 35,125.20 26,698.37 165% -24% 41.85%
4.2.Phi mậu dịch 1,880.29 1,612.37 1,506.83 -14% -7% -10.48%
Tổng doanh số XK 26,072.71 56,864.89 71,929.75 118% 26% 66.10%
Tổng doanh số NK 27,154.69 32,110.22 34,105.03 18% 6% 12.07%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
Năm 2012 là năm hoạt động TTQT của cả nước tăng mạnh nhưng lại là năm
tương đối khó khăn đối với địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa trên địa bàn Quảng Ninh năm 2012 đạt hơn 1.800 triệu USD, giảm 28,4%
so với năm trước. Theo phân tích của các cơ quan chức năng thì nguyên nhân tình
hình xuất nhập khẩu hàng hóa giảm sút so với cùng kỳ, một mặt do bối cảnh suy
thoái kinh tế toàn cầu mặt khác chịu sự ảnh hưởng những chính sách điều tiết và
tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch giữa hai bên biên giới. Do đó, nhiều
loại hàng hóa kinh doanh đã không tham gia xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, làm
giảm đáng kể kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh. Hàng loạt các doanh nghiệp kinh
doanh thương mại làm ăn thua lỗ hoặc phá sản nên hoạt động TTQT cũng có phần
chững lại.
Xuất phát từ thực trạng này, doanh số TTQT năm 2012 qua BIDV Quảng
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 48 Lớp 11AQTKD-HL
Ninh có sự giảm sút so với năm 2011. Doanh số thanh toán L/C hàng nhập từ 18,7
triệu USD (năm 2011) giảm xuống 17,4 triệu USD (năm 2012). Sự sụt giảm này
đến từ các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thường xuyên nhập hàng hóa từ thị
trường Trung Quốc. Doanh số xuất khẩu qua hình thức chuyển tiền điện cũng bị ảnh
hưởng rất lớn (giảm 24%) do hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu ra thị
trường này cũng có phần chững lại.
Riêng doanh số thanh toán L/C hàng xuất có sự tăng trưởng ngoạn mục từ
21,7 triệu USD (năm 2011) lên 45,2 triệu USD (năm 2012) với tốc độ tăng trưởng
bình quân cả 3 năm đạt 87,96%. Sự gia tăng này là do BIDV Quảng Ninh đã tích
cực phát triển khách hàng TTQT hoạt động trong ngành hàng dăm gỗ xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản. Với một số khách hàng xuất khẩu chủ lực như Công ty
chế biến & XNK dăm mảnh, Công ty CP 12-11 Hạ Long, Cty TNHH MTV Lâm
nghiệp Cẩm Phả có nguồn hàng xuất khẩu lớn và ổn định, hoạt động thanh toán
L/C hàng xuất của BIDV Quảng Ninh trong những năm qua đã gia tăng mạnh mẽ.
Ngoài ra còn có một số mặt hàng xuất khẩu khác như: antimon, kim loại màu, vật
liệu xây dựng, giấy
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
Hình 7 - Cơ cấu mặt hàng L/C xuất khẩu năm 2012
Về cơ cấu doanh số TTQT, có thể thấy tỷ lệ doanh số xuất khẩu có xu hướng
áp đảo doanh số nhập khẩu. Điều này được minh họa trong hình dưới đây:
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 49 Lớp 11AQTKD-HL
Đơn vị: nghìn USD
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
Hình 8 - Doanh số TTQT giai đoạn 2010-2012
Số liệu trên cho thấy trong 3 năm 2010-2012, doanh số thanh toán XNK qua
BIDV Quảng Ninh ổn định và gia tăng, đặc biệt là doanh số thanh toán XK. Năm
2010, doanh số thanh toán XK chiếm 48,98% tổng doanh số thanh toán XNK, đến
năm 2012, tỷ trọng này đã tăng lên 67,84%. Điều này đã hỗ trợ BIDV Quảng Ninh
cân đối nguồn cung ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của khách hàng.
Doanh số thanh toán NK qua ngân hàng cũng có sự gia tăng nhưng không
nhiều. Năm 2011, doanh số thanh toán NK đạt 32,11 triệu USD, tăng 18,2% so với
năm 2010; năm 2012 doanh số đạt 34,11 triệu USD, tăng 6,2% so với năm 2011.
Hiện nay phương thức TTQT chủ yếu mà các NHTM Việt Nam thường thực
hiện là chuyển tiền (TTR), nhờ thu và thư tín dụng (L/C). Nếu như trước kia,
phương thức L/C thường chiếm tới trên 70% giao dịch TTQT thì trong một vài năm
trở lại đây, xu hướng lựa chọn phương thức TTQT đã bắt đầu có sự thay đổi.
Năm 2012, Việt Nam ghi nhận kỷ lục mới về kim ngạch thương mại với kim
ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đạt lần lượt 114,6 và 114,3 tỷ USD. Trong đó, 57%
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 50 Lớp 11AQTKD-HL
giá trị xuất khẩu được thực hiện thông qua phương thức TTR, 31% thông qua L/C
và 12% thông qua nhờ thu. L/C có vai trò quan trọng hơn đối với nhập khẩu khi hỗ
trợ hơn 50% giá trị giao dịch, TTR và nhờ thu đóng góp 38% và 12% trong tổng
kim ngạch nhập khẩu. Theo đó, giá trị giao dịch theo từng phương thức thanh toán
ước tính đạt 109 tỷ USD đối với TTR, 93 tỷ USD đối với L/C và 27 tỷ USD đối với
nhờ thu.
Như vậy, có thể thấy, tại Việt Nam, khách hàng đang có xu hướng lựa chọn
hình thức TTR hơn là L/C trong các giao dịch thương mại. Điều này cũng phù hợp
với sự dịch chuyển đang thịnh hành trên thế giới, được lý giải là do các thương gia
muốn giảm chi phí thông qua việc hạn chế mở L/C, vốn là một hình thức tốn kém
và tốn nhiều thời gian xử lý hơn so với TTR. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận
rằng, các phương thức thanh toán truyền thống như L/C, nhờ thu vẫn được sử dụng
rộng rãi do những ưu việt của nó trong việc đảm bảo rủi ro, quyền lợi giữa các bên
liên quan so với hình thức TTR.
Tại BIDV Quảng Ninh, xu hướng này cũng được thể hiện khá rõ. Doanh số
thanh toán qua hình thức TTR qua ba năm 2010, 2011, 2012 lần lượt đạt 24,4; 48,5 và
43,4 triệu USD, tương ứng với tỉ lệ từ 40-55%, so với doanh số thanh toán qua hình
thức L/C qua các năm lần lượt đạt 28,8; 40,4 và 62,6 triệu USD. Phương thức nhờ thu
hầu như không được khách hàng của BIDV Quảng Ninh sử dụng trong TTQT.
Đơn vị: nghìn USD
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 51 Lớp 11AQTKD-HL
Hình 9 - Doanh số TTQT theo phương thức thanh toán
Số liệu trên cho thấy phương thức thanh toán L/C vẫn được sử dụng phổ biến
song không chiếm tỷ trọng áp đảo như trước đây. Nguyên nhân thường thấy là các
doanh nghiệp Việt Nam thường bị lép vế, xử ép trong các giao dịch với đối tác nước
ngoài. Trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam thường
bị yêu cầu chuyển tiền trước khi nhận hàng và khi xuất khẩu phải chấp nhận thanh
toán TTR sau khi giao hàng. Thực trạng này xảy ra phổ biến ở các công ty tư nhân,
các công ty mới bước vào thương trường quốc tế, vì muốn bán nhiều hàng nên
thường chấp nhận các yêu cầu do phía nước ngoài đưa ra mà không quan tâm đến
sự an toàn trong thanh toán.
Mặt khác, các doanh nghiệp không muốn sử dụng phương thức L/C một
phần là do phương thức này phát sinh phí dịch vụ nhiều và thời gian thanh toán dài
hơn các phương thức thanh toán khác, mặt khác là do mức độ phức tạp và tiềm ẩn
nhiều rủi ro.
2.4. Thực trạng rủi ro TTQT theo phương thức L/C tại BIDV Quảng Ninh
Một phương thức thanh toán dù có hoàn thiện đến mấy thì vẫn luôn có khả
năng xảy ra rủi ro bởi vì luôn có những yếu tố bất ngờ thường nằm ngoài tầm kiểm
soát của chúng ta và hậu quả của nó thì cũng rất khó lường. Mặc dù phương thức
thanh toán L/C có rất nhiều ưu điểm so với các phương thức thanh toán khác song
như vậy không có nghĩa đó là một phương thức hoàn hảo nên tất yếu phương thức
này vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát 179 bộ hồ sơ
TTQT theo phương thức L/C thực hiện tại BIDV Quảng Ninh năm 2012, ngoài
những lỗi bất đồng có thể khắc phục, còn lại 47 trường hợp sai lỗi, tiềm ẩn rủi ro cụ
thể như sau:
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 52 Lớp 11AQTKD-HL
Bảng 6 - Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức L/C năm 2012
Hàng xuất Hàng nhập
Năm 2012
Số món
Số tiền
(nghìn USD)
Số món
Số tiền
(nghìn USD)
Tổng cộng 64 45,231.38 115 17,415.79
Rủi ro 14 13,744.46 33 8,267.25
Tỷ lệ rủi ro 22% 30.4% 29% 47.5%
Qua bảng trên có thể thấy giá trị rủi ro trong TTQT theo phương thức L/C
nhập khẩu cao hơn L/C xuất khẩu cả về số món và giá trị giao dịch. Với phương
thức L/C hàng nhập, BIDV Quảng Ninh giữ vai trò là ngân hàng phát hành nên
tham gia sâu hơn vào quá trình thanh toán giữa các bên có liên quan. Do vậy, những
tình huống rủi ro cũng phát sinh nhiều hơn. Các dạng tình huống rủi ro cụ thể xảy ra
như sau:
2.4.1. Rủi ro trong phương thức L/C xuất khẩu
2.4.1.1. Vai trò và nhiệm vụ của BIDV Quảng Ninh
Trong phương thức L/C xuất khẩu, ngân hàng giữ vai trò ngân hàng thông
báo và/hoặc xác nhận/thương lượng/chiết khấu bộ chứng từ. Việc xác nhận L/C
hàng xuất thường chỉ diễn ra tại Hội sở chính NHTM hoặc các chi nhánh ngân hàng
nước ngoài nên với L/C hàng xuất, vai trò chủ yếu của BIDV Quảng Ninh là thông
báo, thương lượng và chiết khấu.
Tương ứng với các vai trò trên là những nhiệm vụ cụ thể như sau:
a. Thông báo L/C
- Kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi thông báo.
- Thông báo L/C không chậm trễ cho khách hàng hoặc báo ngay cho ngân
hàng phát hành nếu từ chối thông báo L/C.
- Tư vấn các điều khoản của L/C cho khách hàng.
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 53 Lớp 11AQTKD-HL
b. Thương lượng, chiết khấu:
- Nhận và kiểm tra bộ chứng từ từ khách hàng.
- Thông báo bất đồng của chứng từ (nếu có) và chờ chỉ dẫn của khách hàng.
- Chiết khấu bộ chứng từ theo đề nghị của khách hàng và/hoặc gửi chứng từ
đòi tiền theo chỉ dẫn của L/C.
2.4.1.2. Các rủi ro đối với BIDV Quảng Ninh
Trong thực tế thanh toán L/C hàng xuất khẩu, BIDV Quảng Ninh thường
đồng thời giữ vai trò ngân hàng thông báo L/C và thương lượng bộ chứng từ hàng
xuất. Khách hàng xuất khẩu chủ lực của BIDV Quảng Ninh là các doanh nghiệp
xuất khẩu dăm gỗ sang thị trường Nhật Bản. Tuy số giao dịch không nhiều, nhưng
giá trị của các giao dịch tương đối lớn. Có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau:
Bảng 7 - Thực trạng rủi ro đối với L/C xuất khẩu năm 2012
Loại
rủi ro Tình huống cụ thể
Số
món
Số tiền
giao dịch
(USD quy
đổi)
Ghi chú
Rủi ro
chính trị
pháp lý
RR2- Chiết khấu bộ chứng từ
L/C chuyển nhượng có tranh
chấp
1 85,730.00
Ngân hàng chuyển
nhượng thanh toán
chậm 3 tháng
Rủi ro tín
dụng
RR5- Nhà nhập khẩu nước ngoài
mất khả năng thanhh toán 2 985,013.62
Khách hàng cho vay
tài trợ xuất khẩu
không trả được nợ
đúng hạn
RR7- Nhà nhập khẩu và ngân
hàng phát hành không tuân thủ
thông lệ quốc tế
3 73,200.00
Hàng xuất khẩu sang
thị trường mới phải
giảm giá Rủi ro
đạo đức RR10- Người nhập khẩu phát
hành L/C giả mạo
1 111,200.00
BIDV cẩn thận hợp lý
trong xác thực L/C
nên không xảy ra tổn
thất
RR14- Đòi tiền điện bộ chứng từ
có bất đồng 5 11,433,200.00
Bị trừ 800USD phí
bất đồng, việc thanh
toán phụ thuộc thiện
chí của người mua
RR16-Chiết khấu bộ chứng từ
chưa hoàn thiện 1 720,115.20
Thông báo cho các
ngân hàng, thu hồi
chứng từ còn thiếu
Rủi ro
tác
nghiệp
RR18-Thất lạc bộ chứng từ hàng
xuất
1
336,000.00
BIDV Quảng Ninh bị
thu 550USD phí
Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý - Luận văn cao học
Nguyễn Thị Anh Thư 54 Lớp 11AQTKD-HL
2.4.1.3. Phân tích các dạng rủi ro gặp phải
RR-2: Chiết khấu bộ chứng từ L/C chuyển nhượng có tranh chấp
- Tình huống:
Ngày 05/04/2012 Công ty TNHH A gửi hồ sơ yêu cầu kiểm tra chứng từ và
đề nghị thực hiện chiết khấu theo L/C chuyển nhượng. Sau khi kiểm tra, BIDV
Quảng Ninh xác định bộ chứng từ phù hợp, thực hiện chiết khấu theo quy định và
gửi bộ chứng từ đòi tiền.
Ngày 20/04/2012, BIDV Quảng Ninh nhận được điện từ ngân hàng chuyển
nhượng B thông báo số tiền liên quan đến L/C hiện đang bị phong tỏa theo thông báo
của Tòa án do người hưởng thứ nhất hiện đang bị nghi ngờ gian lận thương mại.
Đến ngày 03/06/2012, hết thời hạn chiết khấu, BIDV Quảng Ninh không thu
hồi được nợ.
- Phân tích:
Do L/C chuyển nhượng có điều khoản quy định: Ngân hàng chuyển nhượng
sẽ thanh toán bộ chứng từ theo chỉ dẫn trên cơ sở nhận được tiền thanh toán từ ngân
hàng phát hành. Như vậy, kể cả bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp xuất trình theo L/C
chuyển nhượng cũng không đảm bảo chắc chắn sẽ được ngân hàng chuyển nhượng
thanh toán. Đây chính là rủi ro mang tính đặc thù trong giao dịch liên quan đến L/C
đã chuyển nhượng. Để hạn chế rủi ro, BIDV Quảng Ninh đã thực hiện:
+ Gia hạn thời gian chiết khấu đến khi nào vụ kiện được giải quyết xong và
ngân hàng chuyển nhượng thanh toán tiền cho người thụ hưởng thứ hai.
+ Áp dụng bổ sung các Quy định về tài sản đảm bảo đối với giao dịch chiết
khấu đã thực hiện nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro mất vốn.
RR-5: Khách hàng nước ngoài mất khả năng thanh toán
- Tình huống:
Côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272649_2155_1951733.pdf