Luận văn Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân gia đình năm 2000

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ QUAN HỆ

TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN

8

1.1. Một số khái niệm chung 8

1.1.1. Khái niệm ly hôn 8

1.1.2. Khái niệm hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng

khi ly hôn

10

1.2. Đặc điểm của hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ

chồng khi ly hôn

10

1.3. Ý nghĩa của các quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ tài

sản giữa vợ chồng khi ly hôn

11

1.4. Khái quát hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng

khi ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

13

1.4.1. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn

trong cổ luật Việt Nam

13

1.4.2. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn

thời kì Pháp thuộc (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)

15

1.4.3. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn ở

miền Nam nước ta giai đoạn 1954 - 1975

16

1.4.4. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn

theo Luật Hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945

đến nay

pdf103 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân gia đình năm 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất không có khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán cho bên kia giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Vì 51 vậy, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để TAND các cấp có thể thống nhất về đường lối giải quyết trong trường hợp này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên. 2.1.3.2. Chia tài sản của vợ chồng khi vợ chồng sống chung với gia đình Điều 96 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: 1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia [32]. Trong thực tế đời sống xã hội, sau khi kết hôn, nhiều đôi vợ chồng cùng sống chung với gia đình cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ. Một mặt, đây là phong tục tập quán của một số vùng miền, một mặt việc sống chung này tạo điều kiện để con cháu được chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ cũng có điều kiện giúp đỡ con cháu. Điều này là phù hợp với truyền thống đùm bọc, đoàn kết của gia đình Việt Nam. Quá trình sống chung cùng gia đình, nhiều cặp vợ chồng đã có công sức tạo lập, đóng góp làm phát triển khối tài sản cho gia đình. Khi ly hôn, họ có quyền yêu cầu được xem xét và chia một phần tài sản từ công sức mình đóng góp. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận được với nhau và với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ thì tài sản của vợ chồng sẽ được chia theo thỏa thuận đó. Trường hợp không thỏa thuận 52 được, vợ, chồng hoặc gia đình có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Chia tài sản vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình, tòa án cần xem xét thật kỹ những vấn đề sau: Nếu hai vợ chồng thuộc trường hợp mới kết hôn, và mới chung sống với gia đình một thời gian ngắn, phần tài sản chung của vợ chồng chưa có gì đáng kể, công sức đóng góp của vợ chồng vào gia đình chung chưa nhiều đối với việc phát triển tài sản của gia đình chung thì vợ chồng ly hôn, cách giải quyết mà tòa án thường áp dụng là tài sản của ai vẫn thuộc về người đấy và không chia tài sản chung của gia đình. Ngược lại, nếu hai vợ chồng đã có quá trình chung sống lâu dài, đóng góp to lớn cho việc tạo lập, phát triển và tăng giá trị cho tài sản chung của gia đình thì khi có yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung của gia đình, tòa án xem xét trích một phần giá trị tài sản chung của gia đình cho các bên vợ chồng trên cơ sở đóng góp của họ. Nói tóm lại, khi giải quyết vấn đề ly hôn Tòa án cần áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và lợi ích hợp pháp của người khác. Quy định của pháp luật như vậy, tuy nhiên, thực tiễn thực hiện, các tòa gặp vô vàn khó khăn vướng mắc. Xác định được phần đóng góp của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng ngay cả khi xác định được phần tài sản đó rồi, việc thi hành trên thực tế cũng gặp nhiều vướng mắc. Chia như thế nào? Giá trị phần đóng góp tính ra bằng tiền rồi nhưng nếu gia đình không có điều kiện thanh toán cho vợ chồng thì phần đóng góp đó xử lý ra sao? Vợ chồng muốn bán tài sản chung gia đình để phân chia phần đóng góp nhưng không được các thành viên khác đồng ý thì giải quyết như thế nào? Thực tế áp dụng pháp luật trong trường hợp này vẫn còn rất nhiều vấn đề đang để ngỏ và được xử lý phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của thẩm phán thụ lý giải quyết vụ việc. 53 Có thể nói, các quy định của pháp luật HN&GĐ năm 2000 về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tương đối đầy đủ và cụ thể. Các quy định này tạo cở sở pháp lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp về quan hệ tài sản phát sinh khi vợ chồng ly hôn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên và các thành viên trong gia đình, hạn chế thấp nhất những tiêu cực xảy ra góp phần ổn định các quan hệ xã hội. 2.1.3.3. Xác định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng khi ly hôn Về nguyên tắc, khi vợ chồng ly hôn, "Tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó" [32, Điều 95]. Như vậy, khi ly hôn, tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó và bên đó có quyền lấy về. Tuy nhiên, người có tài sản riêng phải chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của mình dựa trên cơ sở các quy định về tài sản riêng tại Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 hoặc thông qua sự thừa nhận của bên kia (thỏa thuận), Văn bản khước từ hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu của vợ chồng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, di chúc, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nếu người có tài sản riêng không chứng minh được đó là tài sản riêng của mình thì xác định đó là tài sản chung của vợ chồng để chia [32, Điều 27]. Trường hợp, vợ chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì người có tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc đòi đền bù. Khi ly hôn, những tài sản đó được xác định là tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng để chia. Riêng đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên đã được tu sửa bằng tài sản chung làm tăng giá trị tài sản lên nhiều lần thì khi ly hôn Tòa án cần xác định phần giá trị tăng lên để nhập vào tài sản chung để chia. Các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định khi chia tài sản là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng mà có tranh chấp, cần lưu ý đã có sự trộn lẫn, ẩn chứa các loại tài sản chung và tài sản riêng trong quá trình 54 sử dụng ở thời kỳ hôn nhân. Trường hợp tài sản riêng của một bên được tu sửa bằng tài sản chung làm tăng giá trị lên nhiều lần thì khi có yêu cầu Tòa án cũng cần xem xét giá trị phần tăng lên và có sự phân chia hợp lý. Đối với những đồ trang sức mà vợ, chồng được cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng tặng cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng, nhưng nếu những thứ đó được cha mẹ cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn nhất định thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Khi ly hôn, Tòa án áp dụng chia theo nguyên tắc chia tài sản chung, nếu bố mẹ cho riêng thì là tài sản riêng. Tuy nhiên, vấn đề cho chung hay cho riêng trên thực tế là rất khó xác định. Đặt trong hoàn cảnh cha mẹ cho tài sản là khi đám cưới diễn ra, việc cho tặng luôn bằng miệng và không có bất cứ một văn bản nào ghi nhận, mà chỉ có sự chứng kiến của quan viên hai họ. Tuy nhiên, sự chứng kiến ấy cũng chỉ xảy ra trong giây lát, tính đến thời điểm diễn ra sự kiện ly hôn thường là rất lâu sau đó, rất ít người có khả năng nhớ được và cũng rất ít khi bên được tặng cho thừa nhận những tài sản này là tài sản cho chung khi có tranh chấp xảy ra. Và rất khó để chúng ta xác định được đâu là cho riêng, đâu là cho chung? Trường hợp với nghĩa vụ dân sự riêng mà người vợ hoặc người chồng đã vay mượn tiền hoặc tài sản của người khác để chi dùng cho nhu cầu, mục đích riêng của mình thì họ phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng của mình [32, khoản 3 Điều 33]. Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ để thanh toán thì phải thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng. Thực tế hiện nay, khi ly hôn, vợ chồng thường có tranh chấp gay gắt về tài sản. Việc xác định tài sản đang có tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng để chia hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Vì tài sản đã được sử dụng trong thời kỳ hôn nhân đã qua nhiều năm hoặc đã qua nhiều lần luân 55 chuyển, biến đổi hoặc có sự trộn lẫn, ẩn chứa các loại tài sản chung và tài sản riêng, hoặc tài sản mua được từ thu nhập do lao động của mình nhưng họ lại nói rằng tài sản đó họ mua được là do bố, mẹ, anh, chị, em tặng cho riêng một khoản tiền, nhất là đối với những tài sản có giá trị như: quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô, xe máy, Vì thế, Tòa án gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc xác định đâu là tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng. Để xác định một cách chính xác tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng của một bên, Tòa án phải tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, căn cứ vào tình hình thực tế hoặc thu nhập thực tế của mỗi bên. Có như vậy mới giải quyết thấu tình, đạt lý các tranh chấp phát sinh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản của vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình. Thông qua việc phân tích đánh giá về hậu quả pháp lý quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn, có thể thấy: Mặc dù pháp luật quy định nguyên tắc tài sản riêng của ai thì thuộc về người đấy, tài sản chung chia đôi có xét đến công sức đóng góp của vợ chồng song thực tế áp dụng pháp luật vẫn cho thấy, pháp luật HN&GĐ chưa dự liệu hết một số vấn đề sau: Thứ nhất, việc quy định chia tài sản do các bên thỏa thuận [32, Điều 95] đã thực sự hợp lý chưa. Nếu như vấn đề tài sản chung và tài sản riêng chỉ là vấn đề nội bộ giữa hai vợ chồng đầy đủ năng lực hành vi thì có thể thấy quy định này là phù hợp. Tuy nhiên, quan hệ HN&GĐ luôn tồn tại song song với quan hệ của xã hội, quyền lợi của người thứ ba luôn đồng hành cùng quyền lợi của vợ chồng. Trường hợp, việc thỏa thuận trên nếu vi phạm quyền lợi của bên thứ ba hoặc vi phạm quyền lợi của con cái thì được xử lý như thế nào? Giả sử, để đạt được việc ly hôn, người vợ mong muốn được nuôi con nên đồng ý với yêu cầu của người chồng, công nhận toàn bộ tài sản của hai vợ chồng hiện nay là tài sản riêng của người chồng. Điều này đồng nghĩa với việc khi người con về ở với mẹ là quyền lợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thỏa thuận giữa vợ chồng trong trường hợp này được coi là vi phạm nghiêm trọng 56 đến quyền lợi của người con. Vậy, pháp luật có cho phép? Hoặc giả, nếu hai bên vợ chồng thống nhất nhằm mục đích tẩu tán tài sản thì cơ chế nào để tòa án giải quyết? Nhất là sau khi người thứ ba có quyền lợi liên quan không hay biết về việc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn và khi biết được thì tài sản đã chuyển hóa qua rất nhiều chủ thể, việc bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho họ là vô cùng khó khăn. Thứ hai, quá trình chung sống giữa hai vợ chồng, việc cùng nhau sử dụng cả tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng có khả năng dẫn đến tài sản bị trộn lẫn, chuyển hóa từ riêng sang chung. Vậy, căn cứ nào để xác định tài sản chung và tài sản riêng làm căn cứ để chia tài sản? Nếu quá trình chung sống có việc một bên dùng tài sản chung vợ chồng làm tăng giá trị của tài sản riêng thì sẽ được xem xét chia một phần giá trị tăng lên của tài sản. Quy định nghe qua tưởng chừng rất hợp lý nhưng đi vào thực tiễn có thể thấy, quá trình gia tăng giá trị tài sản rất khó để chứng minh, vậy làm cách nào để có thể bảo vệ được quyền lợi của bên không có tài sản? Nói tóm lại, vấn đề chia tài sản chung giữa vợ và chồng khi ly hôn là vấn đề cốt lõi trong hệ thống các vấn đề về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000. Đây cũng là vấn đề được Luật HN&GĐ năm 2000 dành nhiều quy định và cũng có rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Bởi lẽ, đây là vấn đề được vợ chồng quan tâm hàng đầu khi ly hôn và cũng là vấn đề gây ra nhiều tranh chấp nhất giữa vợ và chồng khi ly hôn. Nhìn chung, các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 nói riêng và pháp luật HN&GĐ nói riêng quy định về vấn đề này khá cụ thể, tuy nhiên, do bản chất phức tạp của quan hệ này, các nhà làm luật vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật theo định hướng minh bạch hóa tài sản giữa vợ và chồng mà vẫn đảm bảo tài sản chung để phục vụ lợi ích của gia đình. Mong muốn ấy đã được các nhà làm luật hôn HN&GĐ thể hiện trong Luật HN&GĐ năm 2014. Điều 147 Luật HN&GĐ năm 2014 là 57 một bước tiến vượt bậc của các nhà làm luật khi quy định về chế độ tài sản vợ chồng: "Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn". Bản chất của dân sự là tự do thỏa thuận. Xét về một khía cạnh nào đó, quan hệ HN&GĐ cũng là quan hệ dân sự, do vậy, để vợ chồng tự do thỏa thuận về chế độ tài sản là điều hợp lý. Về mặt thực tiễn, quy định này giúp vợ chồng minh bạch hóa tài sản ngay từ lúc kết hôn, tránh việc kết hôn vì mục đích kinh tế và cũng phần nào giảm thiểu gánh nặng cho tòa án cũng như các bên đương sự phải chứng minh tài sản chung, riêng khi ly hôn. Quy định về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận là một điểm mới tiêu biểu trong Luật HN&GĐ năm 2014. Ngoài ra, khi quy định về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có một số quy định mới về quyền lưu cư [38, Điều 63], giải quyết quyền và nghĩa vụ của người thứ ba khi ly hôn [38, Điều 60], việc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn có tính đến yếu tố „Lỗi" của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng [38, Điều 59]. Những đổi mới này góp phần khắc phục cơ bản những hạn chế về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000. 2.2. CẤP DƯỠNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN Theo quy định tại Khoản 11 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của luật này [32, Điều 8]. 58 Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng đã từng được quy định trong Luật HN&GĐ năm 1959 (Điều 30) và Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 43). Hai luật này đều quy định giống nhau: Khi ly hôn, nếu một bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng, thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình. Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận; trường hợp hai bên không thỏa thuận với nhau được thì Tòa án nhân dân sẽ quyết định. Khi người được cấp dưỡng lấy vợ, lấy chồng khác thì không được cấp dưỡng nữa [27, Điều 30], [29, Điều 43]. Tiếp nối quy định trên và tiếp tục ghi nhận truyền thống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hau_qua_phap_ly_ve_quan_he_tai_san_giua_vo_chong_kh.pdf
Tài liệu liên quan