MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: JAMES JOYCE VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHƯƠNG HƯỚNG
KHẢO SÁT. 20
1.1. James Joyce và hiện tượng song đề. 20
1.1.1. Giới thuyết thuật ngữ song đề. 20
1.1.2. Cội nguồn của hiện tượng song đề trong phong cách sáng tác của
James Joyce. 31
1.2. James Joyce và Jacques Lacan . 35
1.2.1. Phân tâm học cấu trúc của Jacques Lacan. 35
1.2.2. Phương cách nghiên cứu song đề trong Chân dung một nghệ sĩ trẻ
của James Joyce dưới ánh sáng phân tâm học Lacan. 41
Chương 2: CÁI THỰC VÀ SONG ĐỀ TRỰC GIÁC . 46
2.1. Cái Thực theo quan niệm của Jacques Lacan. 46
2.2. Song đề trực giác từ sự quy chiếu của cái Thực. 49
2.2.1. Song đề trực giác từ giác quan. 51
2.2.2. Hòa giải song đề trực giác. 66
Chương 3: CÁI TƯỞNG TƯỢNG VÀ SONG ĐỀ BẢN THỂ . 77
3.1. Cái tưởng tượng theo quan niệm của Jacques Lacan . 77
3.2. Song đề bản thể từ sự quy chiếu của cái Tưởng tượng . 82
3.2.1. Chủ thể và cái Khác . 85
3.2.2. Cái tôi và cái Khác như là tôi. 98
165 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của James Joyce, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng hòa
giải của sự định danh, vì thế giới của cha Dolan hay của cô Dante (cô Dante
đi đến tận cùng đối nghịch khi loại bỏ bàn chải màu xanh đại diện cho
Parnell) đầy những mâu thuẫn, bạo loạn, bất an, phủ nhận sự tồn tại của chức
năng định danh như là phương cách hòa giải (đó là dự báo của một thế giới
thực tại mà Stephen sẽ rơi vào khi rời bỏ thế giới cái Thực, ở giai đoạn phát
triển thứ hai). Thế nên cả cha Dolan và cô Dante đều là những người khơi
mào cho xung đột xảy đến. Trong khi thầy hiệu trưởng lại nhớ tên cậu bé dù
Stephen chưa hề xưng danh trước đó: người nhớ tên Stephen tức đã công
nhận khả năng hòa giải của tên cậu bé, nên Stephen đã được thầy hiệu trưởng
“giải oan” từ sự gán tội của cha Dolan – người không nhớ tên cậu. Đó là một
dẫn chứng minh xác cho nỗ lực viện dẫn tên làm thành phương cách hòa giải
những song đề trực giác của Stephen.
Phương cách trò chơi
Nếu phương cách định danh giữ chức năng hòa giải song đề nổi lên từ
thế giới bên ngoài và bên trong, cái Thực và thực tại, thì phương cách trò chơi
có khả năng biến tính chất bất khả của song đề dưới sự chi phối của cái Thực
thành ra khả thể. Có thể làm được như vậy vì, trò chơi là một cách “đối đáp”
của con người lại hiện thực xã hội. Theo Freud, trò chơi là để “tìm cách thỏa
mãn một xu hướng thống trị” và “biến đổi sự thụ động ra hành vi chủ động”
[61]. Trong trò chơi, con người có toàn quyền định đoạt diễn biến, thời gian,
sự kiện và chính mình với tư cách là người chơi. Trò chơi cũng giúp cho
người chơi thực hiện những ước muốn vốn nằm trong thế tiềm năng hoặc
72
không thể đạt đến trong đời sống, vì khi thất bại trong cuộc chơi, người chơi
có thể chơi lại cho đến khi đạt được mục đích. Vì thế, khả năng của trò chơi là
tái diễn và đồng nhất: tái diễn sự kiện theo ý muốn của người chơi và đồng
nhất thế tiềm năng với khả năng, hiện thực với ngụy tạo để hướng đến mục
đích là làm cho cái bất khả thành ra khả thể. Do đó, trò chơi được xem như
một phương cách để Stephen hòa giải song đề giữa cái Thực và thực tại bằng
cách đồng nhất hóa chúng.
“Trò chơi” hiện ra ở phương diện bề mặt là những trò đùa theo nghĩa
đen: đó là trò chơi biến đổi nghĩa hiện thực trong những cái biểu đạt như
những chữ viết trong buồng tắm của trường: Đằng sau một cánh cửa buồng
tắm có hình vẽ một người đàn ông có râu mặc đồ La Mã, tay cầm gạch với lời
đề: “Balbus đang xây một bức tường” [26, 72], trong một buồng tắm khác là
dòng chữ “Julius Caesar đã viết The Calico Belly” [88, 50]1. Tính chất trò
chơi thể hiện ở chỗ: Balbus2 được vẽ thêm bộ râu trên khuôn mặt: “Ai đó đã
vẽ hình này ở đây để làm trò đùa. Gương mặt trong hình vẽ trông buồn cười
nhưng giống một người đàn ông có râu” [26, 72], còn dòng chữ “The Calico
Belly” thực ra là biến âm và đảo vần của De Bello Gallico – tên một tác phẩm
do hoàng đế Caesar viết về cuộc chiến tranh Gallic. Tất cả “trò đùa” này
nhằm diễn đạt tính hư ngụy của cái biểu đạt: hình vẽ, chữ viết vì chúng có
thể bị bóp méo, bị xuyên tạc so với “bản gốc” – những cái được biểu đạt, tức
những vật thật. Đó cũng là lí do vì sao khi trong giờ tập viết chính tả, Stephen
“đã cố gắng đánh vần đầu bài [] Nhưng những dòng chữ như những sợi
1 Bản dịch Tiếng Việt dịch dòng “Julius Caesar wrote The Calico Belly” (theo văn bản
gốc) là “Julius Caesar đã viết những lời bình luận trên những bức tường của Pháp” [26,
72]. Chúng tôi dịch sát theo bản gốc vì có cách lí giải khác.
2 Marcus Nonius Balbus là một quan trấn thủ tỉnh Herculaneum sống vào khoảng những
năm 30 trước Công Nguyên. Ở đây có rất nhiều những bức tượng điêu khắc ông, như một
cách tôn vinh cho người bảo trợ và xây dựng thành phố. Một trong những bức tượng nổi
tiếng đó được tìm thấy gần những nhà tắm ngoại ô Herculaneum, với khuôn mặt nhẵn
nhụi [chúng tôi nhấn mạnh], mặc đồ La Mã, một tay giơ cao. (Chú thích của chúng tôi)
73
dây vô hình và chỉ bằng cách nhắm mắt phải thật chặt và mở mắt trái nó mới
có thể tạo ra được những đường cong của những chữ cái viết hoa” [26, 76].
Đó giống như một thái độ “từ chối” nghĩa biểu đạt của chữ. Từ chối sự biểu
đạt cũng có nghĩa là từ chối mọi quy ước mà thực tại tạo ra. Các quy ước là
“luật” nhằm phân cách giữa cái Thực và thực tại, phá bỏ quy ước mang ý
nghĩa đồng nhất hai thế giới lại với nhau (“phá bỏ quy ước” cũng chính là
điều mà năm thằng bé đã làm với tội danh: tình dục đồng giới ngay tại nhà
tắm có những hình vẽ và dòng chữ mang tính “trò chơi” ấy – điều này cũng lí
giải câu hỏi của Stephen: vì sao tội mà năm thằng bé phạm phải lại diễn ra ở
đây). Dù chỉ xuất hiện như một tín hiệu rất nhỏ, nhưng đó là mầm mống cho
cuộc “vượt thoát” sau này của Stephen khi trò chơi biến đổi nghĩa biểu đạt
này hiển lộ thành những dòng nhật kí kết thúc tác phẩm (sẽ phân tích ở
chương 4).
Đồng nhất không chỉ bằng con đường phá bỏ quy ước mà cái biểu đạt
tạo ra, trò chơi đồng nhất thực ra đã được báo trước ngay đầu tác phẩm, giữa
hiện thực và huyền thoại: “Ngày xửa ngày xưa vào một thời rất tươi đẹp, có
một con bò cái đi xuôi xuống con đường dài, đang đi thì nó gặp một cậu bé
xinh đẹp tên là bé Tuckoo [] Cậu bé là bé Tuckoo” [26, 13]. Huyền thoại
Ireland có kể về những con bò thần mang trẻ con tới một hòn đảo nơi chúng
được trút bỏ mọi giam hãm và sự lệ thuộc của tuổi ấu thơ và rèn luyện phép
thuật để trở thành những người anh hùng trước khi trở lại với cha mẹ và cộng
đồng. Trong cuốn Book of Invasions (Quyển sách về những cuộc xâm lăng –
[120]), cuốn sách có thể xem là lịch sử buổi ban đầu hình thành dân tộc và đất
nước Ireland, đầy rẫy những tình tiết hiện thực xen lẫn hoang đường như thế.
Lịch sử ở đây đã được trộn lẫn với Kinh thánh và huyền thoại Hy Lạp, La Mã.
Đó cũng là phương cách mà Stephen đã sử dụng khi “kể” về quãng đời thơ ấu
của mình – một hiện thực pha lẫn yếu tố huyền thoại cổ xưa – trong đó
74
Stephen, với biệt danh là cậu bé Tuckoo, giữ vai chính trong cuốn sách huyền
thoại-sử mà cậu “viết” nên. “Once upon a time” (ngày xửa ngày xưa) – mấy
chữ quen thuộc mào đầu cho những câu chuyện cổ tích, thần thoại – đã biến
toàn bộ những tình tiết xảy ra sau đó thành lời kể chuyện, và quan trọng hơn,
thành một hiện thực ảo hóa. Trò chơi kể chuyện này của Stephen vô tình trở
thành phương cách đồng nhất thực tại – cuộc đời hiện hữu – và cái Thực –
huyền thoại bất khả – lại với nhau, nó giải thích được tất cả những điều khó
hiểu, những câu hỏi không lời đáp, những cảm giác cảm nhận bằng trực giác
trái với cảm nhận thông thường nói cách khác, nó hòa giải được mọi vấn đề
thuộc về song đề trực giác.
Phương cách định danh và phương cách trò chơi là thái độ ứng xử của
Stephen nhằm hòa giải hiện tượng song đề nổi lên từ sự cảm nhận trực giác,
tựu trung là song đề giữa thế giới bên ngoài và bên trong, cái Thực và thực
tại. Qua đó, còn cho thấy những dự báo cho sự phát triển tâm hồn, tính cách
về sau của Stephen: nỗ lực bước đầu trong sự khẳng định, hoàn thiện chính
mình (bằng sự định danh) và ham muốn vượt thoát khỏi những ràng buộc theo
lề thói (theo tính chất của trò chơi).
75
Tiểu kết chương 2
Từ tìm hiểu nội hàm cái Thực trong học thuyết Lacan, chúng tôi sử
dụng cách hiểu cái Thực như một tồn tại bên trong, là trạng thái vẹn nguyên
của chủ thể, đồng nhất với sự thuần nhất của tự nhiên, nằm ngoài ý thức và
ngôn ngữ, để vận dụng vào phân tích hiện tượng song đề trong giai đoạn phát
triển tâm hồn ban đầu của cậu bé Stephen, thuộc phần một tác phẩm.
Đó là những song đề trực giác từ các giác quan cảm giác thị giác, xúc
giác, khứu giác, thính giác. Những song đề ấy đều chịu sự chi phối của nội
hàm cái Thực nên vấn đề đặt ra của nó đều xoay quanh quan hệ đối lập và
tương chiếu giữa thế giới bản nguyên trong tâm hồn Stephen (thế giới cái
Thực) và thế giới hiện thực bên ngoài chịu sự chi phối của các quy ước xã hội
như gia đình, nhà thờ và trường học. Nhưng Stephen không dừng lại ở sự
phân vân chọn lựa những song đề này, mà nhân vật nỗ lực hòa giải chúng
bằng phương cách định danh và phương cách trò chơi.
Tiến trình đi từ phát hiện song đề đến hòa giải song đề là tiến trình phát
triển tất yếu của bản thể con người. Nhân loại được sinh ra như một tờ giấy
trắng (bản nguyên vô thức), khi có sự va chạm với cuộc đời (song đề xuất
hiện) thì mới nảy sinh những vấn đề liên quan đến sự tồn tại của chủ thể. Chủ
thể muốn tự viết những dòng chữ đầu tiên trên “tờ căn cước” hình thành nhân
cách của mình thì phải bước qua những song đề này để đạt đến giai đoạn phát
triển cao hơn. Một tiến trình phát triển như thế rất giống mô hình biện chứng
của Hegel (chính đề - phản đề - hợp đề), nhưng khác nhau về tính chất bên
trong: song đề không phải là mâu thuẫn để có thể phá vỡ đi lên rồi lại tiếp tục
hình thành mâu thuẫn khác và lại phá vỡ đi lên, theo hình xoắn ốc; ở đây sự
phát triển của chủ thể dựa trên nguyên tắc tạo lập và hòa giải song đề nhưng
những vấn đề song đề đặt ra không hề mất đi, không bị hóa giải triệt để, mà
76
vẫn tiếp tục lặp lại y như thế, chỉ có phức tạp hơn do chủ thể đã phát triển
nhận thức hơn.
Từ những điều này sẽ cho thấy mọi giai đoạn phát triển đều là quá trình
tái diễn lại song đề mang tính chất giống nhau, chỉ khác ở sự chi phối khác
nhau của các cấp độ: cái Thực, cái Tưởng tượng, cái Biểu tượng. Do đó, sự
hòa giải song đề trực giác bằng các phương cách khác nhau là tín hiệu dự báo
cho sự phát triển tất yếu của giai đoạn tiếp theo của chủ thể: cái Thực dần tan
vỡ, chủ thể tách rời thế giới bản nguyên – thế giới của trực giác – để nhường
chỗ cho sự định hình bản thể ở cái Tưởng tượng. Đó cũng tương tự như quá
trình phát triển của nhân loại thời hiện đại: khi luồng gió thời đại mới thổi
đến, nhân loại tự cảm nghiệm sự tồn tại bằng cái nhìn của một đứa bé; luồng
gió ấy sẽ thâm nhập vào từng ngóc ngách tâm hồn để thổi bùng những vấn đề
về triết lí nhân sinh, và câu hỏi tiếp theo sẽ là: cái gì làm nên sự tồn tại?
77
Chương 3: CÁI TƯỞNG TƯỢNG VÀ SONG ĐỀ BẢN THỂ
3.1. Cái Tưởng tượng theo quan niệm của Jacques Lacan
Cái Tưởng tượng (the Imaginary) nằm ở vị trí thứ hai trong cấu trúc
tinh thần, sau cái Thực. Nếu cái Thực là bản nguyên, một tồn tại hoàn hảo bên
trong tâm hồn con người và chỉ cảm nhận được rõ khi con người chưa hình
thành ý thức và ngôn ngữ, thì cái Tưởng tượng gắn liền với sự hình thành bản
thể con người như là một tồn tại cá biệt. Đó là khi chủ thể từ trạng thái
nguyên sơ của cảm xúc, trực giác trong nhận thức thực tại (trong cái Thực)
chuyển sang nhận thức chính mình như một tồn tại trong thực tại ấy trước khi
tiếp cận với xã hội bằng một ý thức độc lập và khả năng ngôn ngữ hoàn bị
(trong cái Biểu tượng). Do đó, Lacan đã đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan
trọng của giai đoạn này trong phân tích cấu trúc tâm thần của con người,
thông qua bài viết “The Mirror Stage as Formative of the Function of the I as
Revealed in Psychoanalytic Experience” – được xem là đóng góp đầu tiên của
Lacan cho ngành phân tâm học. Từ bài viết ấy, nhiều khái niệm mới được đặt
ra và trở thành những chìa khóa quan trọng khi nghiên cứu về cấp độ này, như
giai đoạn gương (mirror stage), hình ảnh phản chiếu (specular image), sự
thiếu (lack)
Theo cách hiểu thông thường, tưởng tượng là hoạt động nội tại làm nảy
sinh ảo tưởng, tức những hình ảnh không thực thông qua thị giác hoặc xuất
hiện trong tâm trí. Trong phân tâm học Lacan, hệ quả của cái Tưởng tượng
cũng xoay quanh sự sản sinh những điều nằm bên ngoài thực tại, nhưng cơ
chế hoạt động của nó lại khá phức tạp, bắt đầu từ giai đoạn gương. Giai đoạn
gương là một cách nói hình tượng của Lacan chỉ khả năng tưởng tượng phát
sinh trong chủ thể khi chủ thể bắt đầu nhận diện chính mình: Giống như một
đứa bé sơ sinh (từ 6 đến 18 tháng tuổi) khi phát hiện thấy tấm gương, nó nhìn
vào và bắt gặp hình ảnh của chính nó, nhưng nó không nhận biết ngay đấy là
78
nó, nó phải trải qua những “thử nghiệm” bằng hành động để đi tới sự đồng
nhất hình ảnh trong gương – sự phản chiếu – và chính nó – một tồn tại thực.
Giai đoạn gương được hình thành từ mối quan hệ song đôi này, giữa chủ thể
và hình ảnh phản chiếu. Hình ảnh phản chiếu ấy được tạo nên từ sự “soi
ngắm” – phóng chiếu chính bản thân mình vào một tấm gương. “Tấm gương”
ấy có thể là chính bản thân chủ thể, cũng có thể là một đối tượng khác bên
ngoài chủ thể nhưng đối tượng ấy giúp chủ thể “nhìn thấy” chính mình. Như
vậy, “tấm gương” đóng vai trò là cái Khác so với chủ thể.
Cái Khác ở đây hiểu theo hai nghĩa, cái Khác như một tồn tại khác và
cái Khác như sự phân đôi trong chính chủ thể, là hình ảnh khác của chủ thể
(khi đi vào phân tích chúng tôi sẽ áp dụng cả hai hướng này). Dù hiểu theo
nghĩa nào thì cái Khác cũng phải quy chiếu về chủ thể tôi. Đây là điểm khác
nhau cơ bản giữa cái Tưởng tượng và cái Biểu tượng về sau, nếu ở cái Biểu
tượng, cái Khác hoàn toàn là đối tượng ở bên ngoài, làm thành thế lực áp đặt
lên chủ thể bằng các loại diễn ngôn khiến cho “ham muốn [của chủ thể] luôn
là ham muốn của cái Khác” – công thức quen thuộc của Lacan – tức quan hệ
giữa cái Khác và chủ thể ở cái Biểu tượng là quan hệ hoàn toàn hướng ngoại,
chủ thể phụ thuộc vào cái Khác bên ngoài; thì quan hệ giữa cái Khác và chủ
thể ở cái Tưởng tượng lại là quan hệ hướng nội, cái Khác (tuy có thể là thực
thể khác bên ngoài) hoàn toàn được nhìn qua sự phóng chiếu của chủ thể, nói
cách khác là cái Khác đóng vai trò bồi đắp cái nhìn cho chủ thể về chính
mình. Do đó, cái Khác sẽ mang tính chất lí tưởng, là một thể hoàn hảo trong
cách nhìn của chủ thể, mà Lacan gọi là cái tôi lý tưởng (ideal-ego hay ideal-I).
Vì sao cái Khác phải là một cái tôi lý tưởng, hay vì sao chủ thể lại nhìn cái
Khác – hình ảnh phóng chiếu từ mình – ra một thể lí tưởng và hoàn hảo? Vì
nguyên nhân sau:
79
Khi rời khỏi thế giới cái Thực, chia tách khỏi người mẹ, chủ thể hoang
mang và có cảm giác mất mát. Sự thiếu ở đây ám chỉ trạng thái bơ vơ khi “lạc
mất thiên đường”, đánh mất bản nguyên của chính mình. Do đó sự thiếu thốn
này không quy vào một cái gì tất định mà chỉ một sự mất mát trừu tượng: mất
mát bản nguyên, mất mát thế giới cái Thực – thế giới thiên đường – khi chủ
thể bước vào cái Tưởng tượng để bắt đầu nhận thức về mình.
Trong trạng huống mất mát ấy, cái tôi lý tưởng trở thành một cứu cánh
cho chủ thể vin vào để tìm kiếm nguồn an ủi: “Hình ảnh là một ảo tưởng mà
đứa trẻ tạo nên để bù đắp cho ý nghĩa thiếu sót hay mất mát của nó” [111].
Khi tách khỏi cái Thực, chủ thể trở nên bơ vơ nên cái tôi lý tưởng là đại diện
cho sự hiện thực hóa sự đòi hỏi (demand) của chủ thể về sự độc lập, lớn
mạnh, tự trị. Sự đòi hỏi này sẽ dẫn đến ham muốn (desire) được yêu chính
mình hay yêu người khác là hình bóng của mình. Yêu chính mình, quy chiếu
cái Khác vào hình ảnh của mình chính là chứng tự si (narcissism1) theo cách
gọi của Lacan.
Như vậy, về tính chất, cái tôi lý tưởng là một hình ảnh tưởng tượng
manh tính tự si của chủ thể nảy sinh do chủ thể nhận thức về sự thiếu của
mình khi rời khỏi cấp độ cái Thực. Về phương pháp, cái tôi lý tưởng là một
hình ảnh được hình thành qua sự phóng chiếu: chủ thể tự phóng chiếu bản
thân lên chính mình hay phóng chiếu mình lên đối tượng bên ngoài, nhưng
đều mang tính chất lý tưởng hóa để thỏa mãn tính tự si của chủ thể. Về mục
đích, khi tự si và thỏa mãn chứng tự si thông qua hình ảnh lý tưởng, chủ thể
truyền đặc tính của hình ảnh ấy vào sự hình thành bản thể của mình, làm nên
cái nhìn mang tính cá nhân, sự độc lập của chủ thể ít nhiều mang tính tự tôn
1 Thần thoại Hy Lạp có kể câu chuyện về vị nam thần Narcissus đem lòng yêu chính hình
bóng dưới nước của mình, nhưng thất vọng vì không sở hữu được hình bóng ấy vì mỗi khi
chạm vào là nó liền tan biến, nên chàng tuyệt vọng mà chết, biến thành hoa thủy tiên.
80
mà chủ thể sẽ mang theo suốt cuộc đời – một cơ sở hình thành cá tính, phong
cách của một nghệ sĩ đích thực.
Một điều nữa cần lưu ý, những hình ảnh tưởng tượng thường xuyên
hiện lên thông qua một phương tiện rất quen thuộc đối với phân tâm học, là
giấc mơ: “Hình ảnh phản chiếu có vẻ là ngưỡng cửa đầu tiên của thế giới có
thể nhìn thấy, nếu ta đi qua sự sắp đặt tấm gương, cái mà imago của cơ thể
chính chúng ta hiện diện trong ảo giác hay giấc mơ” [92, 443]1. Giấc mơ,
theo quan niệm của Freud, là sự bộc phát những ẩn ức bị dồn nén do sự kiểm
duyệt bên ngoài; theo tính chất này, giấc mơ không chỉ trong lúc ngủ mà còn
có loại “giấc mơ khi thức” – tức những ảo ảnh sinh ra từ vô thức, hiện lên
giữa đời thực qua thị giác. Khi chủ thể ham muốn một điều gì mà không thể
thực hiện, ham muốn ấy lặn vào vô thức và chuyển hóa vào trong mơ. Như
vậy, với Freud, hình ảnh trong mơ bảo vệ ước muốn không được thỏa mãn
của con người trong thế giới thực. Khi “trở về Freud” từ những nghiên cứu về
giấc mơ, Lacan có sự lí giải thú vị khác: với Lacan, giấc mơ giúp ta thỏa mãn
ham muốn, nhưng ngược lại, cũng khiến chủ thể có nguy cơ gặp chấn thương
nhiều hơn, vì mơ đưa chủ thể trở vào thế giới của vô thức, cũng là thế giới cái
Thực, nơi chủ thể phải đối mặt với tình trạng thiếu khuyết của mình rõ ràng
hơn, nên chủ thể ngay lập tức tỉnh thức, trở về thực tại để tránh cái Thực này2.
1 “the mirror-image would seem to be the threshold of the visible world, if we go by the mirror
disposition that the imago of one's own body presents in hallucinations or dreams”
2 Ví dụ: Phân tích của Lacan từ một giấc mơ được Freud trình bày trong cuốn Diễn giải giấc
mơ: Một người cha ngủ quên khi canh chừng chiếc quan tài của đứa con trai, trong giấc mơ,
đứa con đã chết hiện lên trước mặt ông và khẩn khoản thốt lên: “Cha ơi, cha không thấy con
đang cháy sao?”, khi người cha tỉnh dậy, ông phát hiện tấm vải trên quan tài con mình đang bắt
lửa vì một cây nến ngã xuống. Đây là lí giải của Lacan: “khi giấc ngủ của người cha bị quấy
phá bởi làn khói, ông nhanh chóng xây dựng một giấc mơ kết hợp với yếu tố quấy rối này
(khói) để kéo dài giấc mơ của mình; tuy nhiên, điều ông phải đối mặt trong mơ là một chấn
thương (về trách nhiệm của ông với cái chết của đứa con trai) mạnh hơn rất nhiều so với thực
tại, vì vậy, ông thức dậy, về lại thực tại để tránh cái Thực” [122]
81
Có thể rút ra một số kết luận từ lí giải của Lacan: một là, nó cho thấy mối
quan hệ đan cài giữa cái Thực, cái Tưởng tượng và thực tại vẫn tiếp diễn, dù
chủ thể ở giai đoạn nào; hai là, tưởng tượng trong mơ vừa thể hiện nhu cầu tự
bộc lộ của chủ thể, đồng thời thể hiện chấn thương của chủ thể; ba là, tưởng
tượng là một hoạt động mang tính chủ quan, nhưng cũng không phải là chủ
quan: “Tưởng tượng đúng hơn là thuộc về phạm trù kì dị của chủ quan một
cách khách quan – những thứ dường như đến với bạn một cách thực sự,
khách quan, ngay cả khi chúng không có vẻ đến với bạn” [122] – một quan
niệm của Slavoj Zizek (nhà phê bình phân tâm học Lacan) – tức chủ thể có
thể nhận thức mình đang tưởng tượng (như một hành động chủ quan), hình
ảnh hiện lên qua những gì mình mong muốn; nhưng nhiều khi chủ thể không
ý thức được điều ấy, hình ảnh khi mơ xuất hiện có thể không do sự chủ động
ý thức của chủ thể (sự tưởng tượng trong tác phẩm Chân dung một nghệ sĩ trẻ
chủ yếu là loại tưởng tượng “chủ quan một cách khách quan” này).
Tóm lại, nếu cái Thực là giai đoạn của trực giác thì cái Tưởng tượng là
lĩnh vực của hình ảnh và trí tưởng tượng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình
thành bản thể con người, tức một tồn tại hiện hữu một cách cá biệt đặc thù.
Bản thể ấy được nhận diện ở cái Tưởng tượng, dựa theo học thuyết phân tâm
của Jacques Lacan, từ những bình diện: tưởng tượng bằng cách phóng chiếu
chính mình để tạo nên cái tôi lý tưởng, tưởng tượng thông qua hình thức giấc
mơ hay những ảo tưởng (giấc mơ khi thức). Chúng đều thể hiện sự thiếu
khuyết của chủ thể, một tồn tại bất ổn khi bước đầu tách khỏi thế giới cái
Thực, một bản thể đòi hỏi những nhu cầu không thể hiện thực hóa nên dẫn
đến chấn thương. Chấn thương là tất yếu phải có trong cuối mỗi giai đoạn
phát triển.
82
3.2. Song đề bản thể từ sự quy chiếu của cái Tưởng tượng
Bản thể (tiếng Hy Lạp: ousia) theo quan niệm của Aristotle là “những
cái đặc thù, là những sự vật mà ta có kinh nghiệm cá nhân trực tiếp về chúng
[] Chúng có phẩm tính của tính cá biệt” [54, 46], như cái cây này, con
người kia Ông phân biệt phạm trù bản thể với các phạm trù giống, loài –
những phạm trù dùng để định nghĩa một vật thể nào đó theo cấp bậc; theo đó,
định nghĩa càng ít khái quát thì càng có tính bản thể. Như vậy, Aristotle xem
giống, loài thuộc về những cái phổ biến, còn bản thể là một khái niệm mang
tính đặc thù, quy chiếu vào sự tồn tại cá biệt.
Chúng tôi hiểu nội hàm bản thể theo nghĩa này. Khi phân tích nhân vật
Stephen ở giai đoạn hình thành bản thể, thuộc phần hai và ba của tác phẩm
Chân dung một nghệ sĩ trẻ, chúng tôi quy chiếu vào phạm trù cái Tưởng
tượng theo phân tâm học Lacan và gọi đó là tiến trình phát triển của song đề
bản thể. Song đề bản thể tức trạng thái song đề gắn với việc tự nhận thức
chính mình như một tồn tại, ở đó có những băn khoăn, day dứt, những phân
vân trong quyết định trở thành một tôi như thế nào.
Song đề bản thể nối tiếp sau nỗ lực hòa giải song đề trực giác của
Stephen Dedalus. Khi song đề trực giác phần nào được hòa giải, nhân vật dần
dần từ thế giới phi logic, bất khả của cái Thực cảm nhận ngày càng rõ ràng
hơn thế giới hiện thực nơi mình đóng vai trò là một tồn tại riêng. Áp dụng lí
giải của Aristotle, ta thấy, nếu sự định danh ở phần một tác phẩm là phương
cách hòa giải song đề bằng tên gọi, vì cái tên lúc ấy thực ra được quy chiếu
vào phạm trù giống, loài, tức mang tính phổ biến, thì khi nhận thức chính
mình không chỉ bằng tên gọi mà bằng hình ảnh phóng chiếu, song đề bản thể
liền nổi lên vì hình ảnh vốn thuộc phạm vi của cái Tưởng tượng mang tính cá
biệt đặc thù.
83
Nhận thức chủ thể bằng hình ảnh phóng chiếu: đó không phải là sự suy
diễn từ phía người nghiên cứu, đó là gợi ý về cách đọc của James Joyce. Đầu
phần hai tác phẩm, James Joyce tái dựng những chi tiết cho thấy thế giới cái
Thực của Stephen đang dần tan rã, nhường chỗ cho nhận thức thực tại về thế
giới xung quanh: đó là khi Stephen lắng nghe câu chuyện giữa bác Charles và
cha mình: “Stephen nghe những câu chuyện đó với tất cả niềm khao khát của
mình. Những từ mà nó không hiểu, nó cứ thầm nói lại, nói lại cho đến khi nó
thuộc lòng thì thôi: và qua họ nó có một ý niệm mơ hồ về thế giới thực của họ.
Giờ khắc mà nó cũng được tham dự vào cuộc sống của thế giới đó dường như
đang đến gần” [26, 102]. Những thắc mắc bất khả trước đây trong thế giới
người lớn đã được Stephen “giải quyết” bằng cách nghe và ghi nhớ dù vẫn
chưa nắm bắt ý nghĩa, giống như việc quan sát và lặp đi lặp lại một hành động
khi đứa trẻ nhìn thấy chuyển động của chính mình trong gương, vì nó không
biết đấy là hình ảnh của nó. Thêm nữa, tín hiệu mở ra sự nhận thức bản thể
của Stephen được nhà văn xây dựng có liên quan trực tiếp đến hình ảnh tấm
gương: trong phần một, chiếc gương không xuất hiện: “Nó phân vân không
biết có đúng là có cái gì đó trên khuôn mặt nó khiến nó trông giống như một
kẻ mưu mẹo và nó ước chi nó có một cái gương để soi” [26, 88]; đến đầu
phần hai, lần đầu tiên hình ảnh gương soi được đề cập đến: “Nó đi vào phòng
của mẹ và nhìn chăm chú khuôn mặt mình ở trong chiếc gương ở bàn trang
điểm của mẹ” [26, 116]. Từ chiếc gương cụ thể đó, nhà văn đã cung cấp cho
người đọc một tín hiệu về cách đọc ở phần này của tác phẩm: đọc bằng cách
thức phản chiếu gương soi. Có thể hình dung cách đọc ấy dựa theo Lược đồ
L1 sau:
1 Lược đồ L, cũng như các sơ đồ khác, là một trong nhiều nỗ lực của Jacques Lacan nhằm
sơ đồ hóa những lý thuyết chính yếu của phân tâm học. Có tên gọi này vì hình dạng của
lược đồ giống với chữ cái Lambda của Hy Lạp.
84
Lược đồ L
Nguồn: Lacan, J. (1997), The Seminar of Jacques Lacan, Book III: The
Psychoses 1955-1956, Russell Grigg translated with notes, W. W. Norton &
Company, p.14.
Lược đồ L cho phép nhiều cách đọc khả thể khác nhau, ở đây chúng tôi
chọn lựa cách đọc theo hình thức phản chiếu. Theo đó, S là chủ thể, o là cái
tôi (ego) của chủ thể đó, o’ là hình ảnh của chính chủ thể sinh ra do sự tự
phóng chiếu vào bên trong, O là đối tượng ở bên ngoài. Theo chiều các vectơ
trong lược đồ, sự phóng chiếu của chủ thể (S) sẽ đi theo hai hướng:
(1) O S và (2) o’ o
Cả o’ và O đều được Lacan chú thích là cái Khác nhưng bản chất của
chúng khác nhau: o’ là other và O là Other. Sự khác nhau đó là: o’ là cái
Khác trong vai một tồn tại khác bên trong chủ thể, còn O là cái Khác trong
vai người khác. Như vậy, song đề bản thể sẽ hiện lên từ hai cách thức phản
chiếu:
(1) Phản chiếu ở cấp độ bên ngoài (O S): Chủ thể (S) phóng
chiếu mình lên cái Khác ở bên ngoài m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_24_3466264870_0905_1869323.pdf