MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN Trang: i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH, SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
Mở đầu 1
Chương 1 : Cơ sở phương pháp luận về chiến lược và hoạch định 4
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 4
1.1.1.Khái niệm về chiến lược 4
1.1.2.Khái niệm về chiến lược kinh doanh 4
1.2.Đặc trưng của chiến lược kinh doanh 5
1.3.Phân loại chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 6
1.3.1.Chiến lược tổng quát 6
1.3.2.Chiến lược bộ phận 6
1.4.Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp 7
1.5.Quản trị chiến lược kinh doanh 8
1.5.1.Khái niệm về quản trị chiến lược 8
1.5.2.Ý nghĩa của quản trị chiến lược 8
1.5.3.Nội dung của quản trị chiến lược 9
1.6. Nội dung và trình tự hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp 10
1.6.1.Xác định sứ mệnh mục tiêu của doanh nghiệp 11
1.6.2.Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.6.2.1.Phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp 12
1.6.2.2.Phân tích môi trường ngành 15
1.6.2.3.Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp 20
139 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho tổng công ty điện lực thành phố Hà nội đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành thị giảm từ 6,06% năm 2006 xuống còn 5,0% năm 2010.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày
1/4/2009 trong cơ cấu lao động trên khu vực Hà Nội thì khu vực Nông lâm thủy sản
chiếm 31,2%, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 20,4%, khu vực dịch vụ chiếm
48,4%. Dân số và việc làm ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ điện năng.
2.3.1.7 Môi trường quốc tế, toàn cầu
Việt nam chính thức trở thành thành viên tổ chức Thương mại thế giới (WTO)-
World Trade Organization. Đây là sự kiện rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
__________________________________________________________________
Nguyễn Văn Phúc 58 Viện Kinh tế và Quản lý
trong nền kinh tế. Sự kiện này đã tạo cơ hội hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt
Nam với các cường quốc về công nghệ của các hãng nổi tiếng như Siemens, ABB,
Alstom Pháp..buộc các doanh nghiệp phải hoạch định có chiến lược dài hơi, để vươn xa
ra khu vực quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.3.2.Môi trường ngành của TCTĐLTP Hà Nội
2.3.2.1. Áp lực của người mua
Điện năng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước nó ảnh
hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước đang
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, như Việt Nam; bởi vì hiện đại hoá chỉ có thể
tiến hành được trên cơ sở công nghiệp hoá mà điện năng là một loại "nhiên liệu" đặc biệt
không thể thiếu được cho sự phát triển của mọi công nghệ trong quá trình công nghiệp
hoá; bên cạnh đó điện năng còn có vai trò to lớn trong lĩnh vực phục vụ kinh tế - xã hội
của con người trong một xã hội hiện đại.
Nói cách khác điện năng rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn tới mọi nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước đồng thời về phương diện kỹ thuật, khâu truyền tải
và phân phối mang tính chất độc quyền tự nhiên về sở hữu và vận hành. Chính vì vậy mà
trước đây người ta thường quan niệm rằng điện là một ngành độc quyền tự nhiên.
Từ năm 1995 đến nay, khi nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi dần sang nền kinh
tế thị trường và cùng với sự chuyển mình của đất nước, ngành điện Việt Nam cần sớm
xoá bỏ độc quyền và tạo ra một môi trường cạnh tranh trước tiên là trong khâu sản xuất
điện, dần dần tiến tới cạnh tranh trong các khâu còn lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với
xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như trong khu vực.
2.3.2.2. Sản phẩm thay thế
Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, nó đặc biệt ở chỗ gần như không thể dự
trữ được, không thể cất giữ trong kho để dùng dần được như các loại hàng hoá khác. Quá
trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng điện năng chuyển
hoá ngay thành các dạng năng lượng khác: Nhiệt năng, cơ năng, quang năng.v.v. để thoả
mãn nhu cầu cho đời sống của nhân dân và các hoạt động của nền kinh tế, trong xã hội.
Một đặc điểm của điện năng là quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá từ nơi
sản xuất tới nơi tiêu dùng phải thông qua hệ thống điện bao gồm các hệ thống lưới điện
truyền tải, phân phối, các máy biến áp cao thế, trung thế, hạ thế.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
__________________________________________________________________
Nguyễn Văn Phúc 59 Viện Kinh tế và Quản lý
Đến nay, điện năng được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ hoạt động sống của con
người từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng ngày. Trong các ngành
công nghiệp, điện năng có thể được thay thế bằng những nguồn năng lượng khác như
than đá, dầu mỏ, khí ga. Nhưng về cơ bản, những nguồn năng lượng này không thể thay
thế được điện năng do việc sử dụng các nguồn năng lượng này sẽ tạo ra chất thải công
nghiệp ngay tại nơi sử dụng.
Hơn thế nữa, việc tự động hoá các quá trình sản xuất để tăng năng suất lao động
được áp dụng rất rộng rãi trên các máy công cụ sử dụng điện năng, trong khi các máy
móc sử dụng các nguồn năng lượng khác muốn hoạt động vẫn phải do con người trực
tiếp điều khiển. Trong tương lai, con người vẫn chưa có khả năng phát minh ra dạng
năng lượng khác đủ để có thể thay thế cho điện năng trong hoạt động sản xuất vật chất,
hàng hoá cũng như trong các hoạt động khác.
2.3.2.3. Áp lực của nhà cung ứng
Với đặc tính riêng có của sản phẩm điện năng, vấn đền nhà cung cấp, mối quan hệ
gắn kết hữu cơ giữa nhà cung cấp với các Công ty kinh doanh điện năng vì thế cũng có
những điểm đặc thù nhất định. Các nhà cung cấp đối với Tổng Công ty Điện lực TP Hà
Nội phải đề cập đến là: Công ty Mua bán điện (EPTC) nhà cung cấp về điện; EVN và hệ
thống các ngân hàng trong nước và Quốc tế cung cấp về vốn; và các nhà cung cấp trang
thiết bị điện.v.v.
Hiện nay, thị trường điện mới chỉ vận hành chủ yếu ở khâu phát điện, thị trường
này đã vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh từ 1/7/2012, thực tế đang hoạt động với
cơ chế một người mua duy nhất đó là Công ty Mua bán điện - thuộc Tập đoàn Điện lực
Việt Nam. Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội trực tiếp ký hợp đồng mua điện với EPTC
và được cung cấp qua hệ thống lưới của Công ty Truyền tải điện 1, hệ thống lưới của
Tổng Công ty Điện lực 1 và chịu sự điều hành của Trung tâm điều độ hệ thống điện
Quốc gia (A0) trực thuộc EVN, để cấp điện phục vụ các hoạt động kinh tế, chính trị và
sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn Thủ Đô.
Như vậy, đối với các Công ty phân phối ở Việt Nam hiện nay chỉ có một nhà
cung cấp duy nhất. Thực tế áp lực từ phía nhà cung ứng đối với các Công ty phân phối
thể hiện rất rõ trong hoàn cảnh thiếu điện như hiện nay, các Công ty thường phải đàm
phán thoả thuận để đề nghị được cấp thêm công suất và sản lượng điện năng, tránh phải
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
__________________________________________________________________
Nguyễn Văn Phúc 60 Viện Kinh tế và Quản lý
cắt tiết giảm phụ tải điện.
Để có được một hệ thống lưới điện phân phối trải rộng và đan xen đến từng phụ
tải điện, đòi hỏi các Công ty kinh doanh phân phối điện năng phải có vốn đầu tư rất lớn.
Trước đây, ở Việt Nam phần lớn các hệ thống lưới điện phân phối đều do Nhà nước tập
trung đầu tư và giao lại cho Sở phân phối điện ở các khu vực quản lý vận hành trên
nguyên tắc hạch toán phụ thuộc, các nguồn vốn đầu tư, cải tạo sửa chữa, nâng cấp hàng
năm đều do Nhà nước cung cấp. Kể từ năm 1995 đến nay, Các Công ty phân phối đã
được tách ra thành doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập là đơn vị thành viên của
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
Cùng với việc tăng trưởng chung của nền kinh tế xã hội, nhu cầu phát triển của
phụ tải điện đặc biệt là ở các Thành phố lớn, đòi hỏi các Công ty kinh doanh phân phối
điện phải thường xuyên cải tạo, nâng cấp và phát triển mở rộng lưới điện. Hàng năm,
bên cạnh phần vốn khấu hao và phần vốn do EVN cấp bổ sung, các Công ty sẽ phải đi
vay từ các nguồn tài trợ quốc tế, vay thương mại hoặc tiến hành huy động vốn theo các
kênh khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay các hoạt động kinh doanh tài
chính.Điều này dẫn đến tình trạng các Công ty kinh doanh phân phối điện ở Việt Nam có
số tiền nợ ngày một tăng.
Về vấn đề cung cấp vật tư, thiết bị, do yêu cầu cao và rất đặc thù về tiêu chuẩn kỹ
thuật công nghệ của hệ thống lưới điện phân phối, đòi hỏi phải có các nhà cung cấp trang
thiết bị riêng cho ngành điện. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với các Công
ty Kinh doanh phân phối điện. Bởi vì ở Việt Nam, do trình độ khoa học kỹ thuật và năng
lực tài chính còn hạn chế nên các nhà cung cấp trên thị trường trong nước hầu hết chỉ
cung cấp được các vật tư, thiết bị có yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ ở mức trung
bình như dây, cáp điện, máy biến áp và một vài chủng loại vật tư thông thường khác.
Những trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật cao cần cho hệ thống điện hiện đại như
Automat, máy cắt, tủ điều khiển, các thiết bị thông tin phục vụ điều hành .v.v, hầu như
chưa sản xuất được trong nước, các Công ty phải nhập khẩu từ một số nước tiên tiến trên
thế giới như Đức, Pháp, Thụy Điển, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này đòi hỏi các Công
ty phải nắm vững các quy định về Luật thương mại quốc tế cũng như thông thạo các thủ
tục xuất nhập khẩu, nắm rõ thông tin phía đối tác để hạn chế đến mức thấp nhất những
rủi ro khi ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị, tránh ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
__________________________________________________________________
Nguyễn Văn Phúc 61 Viện Kinh tế và Quản lý
quả đầu tư các công trình điện.
2.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội độc quyền kinh doanh điện năng trên địa bàn
Thủ đô. Về nguyên tắc, Tổng Công ty chưa có đối thủ thực sự xứng tầm trên thương
trường. Nhưng trong thực tế vẫn tồn tại các đối thủ cạnh tranh với Tổng Công ty.
Nguyên nhân là do Nhà nước cho phép một số tổ chức tham gia vào thị trường điện bằng
cách mua buôn điện của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội sau đó bán lẻ cho người tiêu
dùng cuối cùng. Điển hình của mô hình này là các hợp tác xã dịch vụ điện hay các Công
ty hoặc doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng các khu hạ thế sau đó tổ chức bán lại cho nông
dân hoặc các hộ tiêu dùng sinh hoạt.
Tuy nhiên, những đối thủ này không có khả năng đe doạ đến vị thế độc tôn của
Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội vì những tổ chức này không có đầy đủ các nguồn lực
như: Nhân lực, vật lực và đặc biệt năng lực cũng như bề dày kinh nghiệm để cạnh tranh
với Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Sự tồn tại của các tổ chức này chủ yếu để giải quyết
những tồn tại của lịch sử (chuyển đổi mô hình từ các hợp tác xã dịch vụ điện) hoặc do
ngành điện chưa có đủ tiền đầu tư để phát triển lưới điện (tại các khu công nghiệp của
doanh nghiệp khác). Do không có chức năng và chuyên môn quản lý bán điện nên theo
thời gian, các doanh nghiệp này sẽ dần bàn giao lại lưới điện cho ngành điện kinh doanh.
Khi thị trường bán lẻ điện được thành lập và lưới điện truyền tải do Nhà nước độc
quyền quản lý, các đối thủ tiềm tàng cạnh tranh với Công ty Điện lực có thể sẽ là:
- Các doanh nghiệp sản xuất: Những doanh nghiệp này có thể chủ động đầu tư
máy biến áp và lưới điện để phục vụ cho chính họ chứ không phải bị phụ thuộc vào
Công ty Điện lực. Điển hình cho đối tượng này là các khu công nghiệp, khu chế xuất
hoặc các nhà máy sản xuất lớn, các khu đô thị dich vụ trung tâm thương mại lớn
- Các Công ty với các hình thức sở hữu khác nhau nhưng có đầy đủ năng lực về
tài chính và bộ máy quản lý, hoạt động sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Tổng Công ty
Điện lực Hà Nội. Tuy nhiên, sự cạnh tranh chỉ có thể diễn ra tại các khu vực mới phát
triển hoặc mới được đô thị hoá bởi vì những khu nay chưa hình thành hệ thống lưới điện
hoàn chỉnh của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội.
2.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối với các hàng hoá khác, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
__________________________________________________________________
Nguyễn Văn Phúc 62 Viện Kinh tế và Quản lý
ngành thường diễn ra vô cùng khốc liệt do họ cùng sản xuất và kinh doanh một hay
nhiều hàng hoá dịch vụ giống nhau.
Đối với điện năng thì khác, cũng như tại các nước trên thế giới, do đặc điểm của
hàng hoá điện năng nên người ta không thể xây dựng trên cùng một địa bàn hai hệ thống
lưới điện song song để cạnh tranh với nhau vì điều này sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng phá
vỡ không gian công cộng, lãng phí tiền của tài nguyên của xã hội. Việc cạnh tranh trong
nội bộ ngành điện chỉ diễn ra tại các khu vực giáp ranh giữa lưới điện của hai doanh
nghiệp hoặc hai Công ty Điện lực. Về cơ bản, các Công ty Điện lực sẽ phân chia thị
trường để cùng hưởng lợi.
Tóm lại, về cơ bản, môi trường ngành có thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh
doanh điện năng của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội, cụ thể là: chưa có sản phẩm
thay thế, Công ty nắm giữ 98,6% thị phần và khách hàng, đối thủ tiềm năng ít và gần
như chưa tham gia cạnh tranh ngay, cạnh tranh trong ngành ít và không gay gắt. Tuy
nhiên,Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội cần tận dụng các cơ hội để củng cố phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những cạnh tranh của các
đối thủ trong tương lai.
2.3.3.Nhận diện các cơ hội và thách thức
Từ kết quả phân tích môi trường vĩ mô và môi trường kinh doanh vi mô ở trên, có
các cơ hội và thách thức đối với TCTĐLTP Hà Nội như sau:
2.3.3.1. Cơ hội do môi trường mang lại
a.Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ giúp cải tiến thiết bị nhằm
nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất điện năng, tăng tính ổn định cấp điện...
b.Dân số tăng, quan điểm về mức sống thay đổi, kéo theo nhu cầu điện tăng .
c Môi trường chính trị ổn định sẽ giúp cho kinh tế phát triển và được Chính phủ
quan tâm và ưu tiên về nguồn lực để cho ngành điện đi trước một bước.
d. Kinh doanh điện năng trên địa bàn Hà Nội, Tổng Công ty sẽ có nhiều thuận lợi
do đa số trình độ dân trí cao nên rất hiểu và tuân thủ những cam kết trong hợp đồng mua
bán điện giữa hai bên. Bên cạnh đó do Kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng có
mức thu nhập của khách hàng cao hơn so. với các vùng miền khác nên có nhiều khách
hàng sử dụng điện ở mức giá cao, phụ tải lớn và tập trung góp phần tăng doanh thu của
Công ty.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
__________________________________________________________________
Nguyễn Văn Phúc 63 Viện Kinh tế và Quản lý
e.Đổi mới chính sách và đổi mới cơ chế quản lý ngành điện là cơ hội để ngành
điện khẳng định mình trong việc tái cấu trúc và tăng khả năng cạnh tranh hội nhập.
2.3.3.2.Thách thức do môi trường mang lại
a. Ảnh hưởng của độc quyền nhà nước: Độc quyền nhà nước trong lĩnh vực Điện
lực đã tạo ra những khó khăn, thách thức nhất định cho các doanh nghiệp tham gia trong
ngành như đội ngũ cán bộ làm việc còn cửa quyền, nhũng nhiễu và tạo cơ chế xin cho,
khó khăn trong việc tiếp cận với chủ đầu tư, khó khăn trong giải quyết các vướng mắc
trong quá trình thực hiện hợp đồng, quá trình thanh quyết toán công trình gặp nhiều khó
khăn thậm chí bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn trong một thời gian dài dẫn đến một số
doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do không quyết toán được công trình.Mặt khác về giá
bán điện lại chịu sự điều tiết của chính phủ nên khi các chi phí đầu vào tăng theo biến
động của giá thị trường làm giá thành điện tăng lên gây khó khăn cho Tổng công ty.
b.Các máy, thiết bị và vật tư đầu vào đại bộ phận do nước ngoài sản xuất do đó
Tổng công ty bị phụ thuộc rất lớn và bị động trong hoạt động SXKD và thay thế.
c.Sự thay đổi bất thường của thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cấp từ các nhà
máy thủy điện, cũng như sự tăng công suất đỉnh của tải quá lớn, hay do mưa, bão,
sét..gây sự cố lưới..ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động SXKD của Tổng công ty.
d. Các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài, tuy hiện nay chỉ chiếm thị phần không
đáng kể nhưng do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện nên có điều kiện để lựa chọn
những phần thị trường tiềm năng để lấn chiếm, gây ra thiếu công bằng trong cạnh tranh
(ví dụ như giá mua điện đầu nguồn giữa các đơn vị hoạt động điện lực là rất khác nhau).
e. Nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, có trình độ cao, có chất lượng cao bị
thu hút về các ngành khác có thu nhập cao hơn, khó tuyển dược người tài và khó giữ
chân người tài.
2.3.3.3. Ma trận yếu tố bên ngoài
Qua phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp ta nhận dạng được các cơ
hội cũng như các thách thức, khó khăn của doanh nghiệp từ đó xây dựng được ma trận
các yếu tố bên ngoài từ việc đánh giá mức ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường
bên ngoài theo mức độ quan trọng của các yếu tố đối với các doanh nghiệp trong ngành
và mức độ tác động của các yếu tố đối với Tổng công ty bằng cách cho điểm đánh giá.
Tác giả đã sử dụng phiếu khảo sát phát cho 10 người là Ban giám đốc, HĐQT, trưởng
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
__________________________________________________________________
Nguyễn Văn Phúc 64 Viện Kinh tế và Quản lý
các ban chức năng của Tổng Công ty về đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố bên
ngoài và sự phản ứng chiến lược hiện tại đến TCTĐLTP Hà Nội (Nội dung chi tiết trong
phụ lục 4 của Luận văn). Từ kết quả khảo sát và sau khi tính toán tác giả đưa ra bảng
tổng hợp như sau từ các cơ hội và thách thức do môi trường bên ngoài tác động đến cho
doanh nghiệp.
Bảng 2.12. Ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix)
STT Các yếu tố bên ngoài
Trọng
số
Giá
trị
Giá trị có
trọng số
I Cơ hội
O1 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. 0,116 3,5 0,41
O2
Dân số tăng, sự thay đổi quan điểm về mức sống kéo
theo nhu cầu về điện tăng lên.
0,125 3,0 0,38
O3 Chính trị-xã hội ổn định được Chính phủ ưu tiên vốn 0,085 2,7 0,23
O4 Khách hàng tăng có sức mua lớn, địa bàn có phụ tải
tập trung, khách hàng có dân trí và có thu nhập tăng.
0,081 2,6 0,21
O5 Đổi mới chính sách và đổi mới quản lý ngành điện. 0,084 2,5 0,21
II Thách thức
T1 Giá bán chịu sự điều tiết của Chính phủ. 0.125 3,5 0,44
T2 Máy, thiết bị và vật tư do các hãng nước ngoài cấp. 0,121 3,0 0,36
T3 Sự thay đổi bất thường của thời tiết. 0,106 3,0 0,32
T4
Áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành ngày
càng lớn
0,082 3,3 0,27
T5
Nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ cao bị thu
hút về các ngành khác có thu nhập cao hơn.
0,076 2,5 0,19
Tổng 1 3,01
Qua kết quả tính toán trong bảng 2.36 của Ma trận EFE dưới đây có tổng số điểm
quan trọng của các yếu tố này là 3,01>2,5 cho thấy các phản ứng của TCT ĐLTP Hà Nội
ở trên mức trung bình với những tác động của môi trường bên ngoài.Trong việc theo
đuổi các chiến lược Tổng công ty cần tận dụng các cơ hội có được từ bên ngoài và phải
ứng phó kịp thời, nhạy bén để làm giảm thiểu các đe dọa từ môi trường bên ngoài.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
__________________________________________________________________
Nguyễn Văn Phúc 65 Viện Kinh tế và Quản lý
2.4. Phân tích môi trường nội bộ của Tổng công ty điện lực TP Hà Nội.
2.4.1. Mạng lưới phân phối điện và cơ sở hạ tầng:
Hệ thống lưới điện Hà nội được Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội quản lý vận hành
với các cấp điện áp từ 110kv trở xuống được tổng hợp theo bảng sau :
Bảng 2.13: Số liệu lưới điện Cao áp,Trung áp và hạ áp, Công suất đỉnh (2002-
2012) do Tổng công ty điện lực TP Hà Nội quản lý vận hành
Năm Lưới
110 kv
đv:(km)
Lưới
6-35 kv
(km)
Lưới hạ
áp (km)
Số TBA
110 kv
Số TBA
6-35/0,4
Số TBA
35/10 kv
35/6 kv
Công suất
phụ tải
max(MW
2002 356,8 2110,8 1844,9 16 4.464 26 595,0
2003 358,6 2422,1 3460,0 16 4.979 19 674,0
2004 358,6 2313,6 4927,6 16 5.339 26 783,0
2005 358,6 2546,3 6647,8 16 5.654 27 846,0
2006 391,6 2811,5 7155,5 18 5.941 32 915,7
2007 391,6 2951,0 10881,0 19 6.215 35 1013,1
2008 608,6 5940,0 10624,0 25 9.978 70 1365,0
2009 608,8 6233,8 15524,4 27 11.073 62 1620,5
2010 622,5 6725,1 18393,5 28 12.045 52 1837,6
2011 625,4 7052,5 21303,5 29 12.678 53 2028,0
2012 650,4 7218,0 24937,0 31 13.10 50 2218,0
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp vận hành tháng 7/2013 của Ban kỹ thuật TCTĐLTP Hà nội)
-Lưới 110kv: Tổng công ty quản lý vận hành 650,4 km đường dây 110kv, với 32TBA
với 58 MBA có tổng dung lượng 2838 MVA.
- Lưới trung áp gồm ( các cấp điện áp 35kv, 22kv, 10kv và 6kv ), Tổng công ty quản lý
có tổng chiều dài đường dây trung áp là 7.218 km với 13358 TBA phân phối với 14.590
MBA có tổng công xuất là 7.447,7 MVA.
- Lưới hạ áp Tổng công ty quản lý 24.937 km đường dây hạ áp.
Trong công tác quản lý vận hành lưới truyền tải và phân phối điện thì giảm suất
sự cố lưới điện nhằm cấp điện liên tục với chất lượng điện năng ngày càng tốt hơn với
dịch vụ ngày càng hoàn hảo hơn thì chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy lưới điện phân phối là rất
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
__________________________________________________________________
Nguyễn Văn Phúc 66 Viện Kinh tế và Quản lý
quan trọng, qua chỉ tiêu này cho ta biết lưới điện vận hành có ổn định, hay sự cố vĩnh
cửu và thoáng qua với tần suất nhiều hay ít, nó phản ảnh chất lượng dịch vụ cung cấp
điện cho khách hàng hay chính là chất lượng của sản phẩm của hàng hóa điện năng.
Độ tin cậy trong hệ thống điện là xác xuất để hệ thống hay phần tử lưới điện hoàn
thành nhiệm vụ chức năng cho trước, duy trì được giá trị các thông số làm việc đã được
thiết lập trong một giới hạn đã cho, ở một thời điểm nhất định, trong những điều kiện
làm việc nhất định.
Còn thiệt hại ngừng cấp điện được đánh giá đầy đủ gồm: Thiệt hại từ các công ty
điện lực và thiệt hại của khách hàng dùng điện.
Các chỉ số đánh giá độ tin cậy về mất điện kéo dài và mất điện thoáng qua:
Ở Việt Nam áp dụng ba chỉ số SAIDI, SAIFI và MAIFI để đánh giá độ tin cậy
cung cấp điện, cụ thể như sau:
-Chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống (System Average Interruption
Frequency Index – SAIFI): Chỉ số này cung cấp thông tin về số lần mất điện trung bình
của một khách hàng (trong một khu vực) trong 1 năm.
- Chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống (System Average Interruption
Duration Index – SAIDI): Chỉ số này cung cấp thông tin về thời gian (phút hoặc giờ) mất
điện trung bình của một khách hàng (trong một khu vực) trong một năm. SAIFI và
SAIDI là hai chỉ số của mất định vĩnh cửu.
- Chỉ số tần suất mất điện thoáng qua trung bình của hệ thống (Momentary
Average Interruption Frequency Index –MAIFI): Chỉ số này cung cấp thông tin về số lần
(con số) mất điện thoáng qua trung bình của một khách hàng (trong một khu vực) trong
một năm.Dưới đây là các chỉ số tin cậy cấp điện năm 2012 và mục tiêu kế hoạch năm
2013 cho theo bảng sau:
Bảng 2.14: Độ tin cậy cấp điện năm 2012 và kế hoạch năm 2013:
Năm
Mất điện do sự cố của
lưới phân phối
Mất điện do cắt có
kế hoạch
Tổng hợp các trường
hợp mất điện
MAIFI SAIDI SAIFI MAIFI SAIDI SAIFI MAIFI SAIDI SAIFI
2012 2,2 2500 9 2,5 3.700 11 4,47 6383 20,5
2013 1,64 1.800 6,4 0,07 2.500 4,24 2,05 4.900 12
(Nguồn: Báo cáo độ tin cậy cấp điện của Ban kỹ thuật EVNHANOI)
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
__________________________________________________________________
Nguyễn Văn Phúc 67 Viện Kinh tế và Quản lý
Thông qua việc tổng hợp khối lượng về cơ sở hạ tầng mạng phân phối của Tổng
công ty :(Nguồn Ban Kỹ thuật EVNHANOI) cho thấy có các đặc điểm sau:
Hệ thống lưới điện và thiết bị điện trung thế chưa được đầu tư đồng bộ về công
nghệ hiện đại. Mặc dù đã được Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội quan tâm sửa chữa,
thay thế, nâng cấp, song do khối lượng trang thiết bị của hệ thống là quá lớn so với số
vốn đầu tư hạn hẹp hàng năm cho nên về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phụ tải.
Hiện nay còn nhiều thiết bị điện đang hoạt động trên lưới điện Hà Nội đã được
xây dựng và đưa vào sử dụng từ nhiều năm qua và theo các công nghệ cũ ( do tiếp nhận
lưới điện Hà Tây). Nên hiệu quả trong cung ứng điện thấp, mức độ ổn định và an toàn
trong quá trình vận hành chưa đạt yêu cầu mong muốn, mặc dù số vụ vi phạm hành lang
an toàn lưới điện (HLATLĐ) đã giảm từ 2016 vụ năm 2011 còn 1555 vụ năm 2012 dẫn
đến làm giảm sản lượng bán điện, tổn thất điện năng kỹ thuật vẫn còn cao hơn mức tiêu
chuẩn (ở địa bàn mới tiếp nhận lưới hạ áp).
Phân tích số liệu ở Bảng 2.18 phần phụ lục 8:Trong 38 Trạm biến áp 110 KV gồm
73 MBA với tổng dung lượng 2.838 MVA cấp điện cho Hà Nội thì chỉ có 44 máy biến
áp có dung lượng 63 MVA, còn lại các máy biến áp đã lắp đặt từ khá lâu và đều có dung
lượng nhỏ hơn so với tiêu chuẩn Quy hoạch các trạm 110 kV trên địa bàn Hà Nội.
Vẫn còn nhiều trạm chưa được trang bị Hệ thống kiểm soát và thu thập thông tin
tình trạng vận hành từ xa (SCADA); hệ thống cáp ngầm hầu hết chỉ được chôn trực tiếp
dưới lòng đất mà không được đặt trong các hệ thống hầm cáp (Tunnel), hoặc đã đưa vào
vận hành đã quá lâu nhưng chưa được thay thế nâng cấp; Tỷ lệ đường dây trung cao thế
nổi vẫn còn khá lớn: Phía 110kv hạ ngầm đạt 1,2% và lưới trung thế hạ ngầm đạt 27% .
Lưới trung thế còn 6328,382km của Tổng công ty và 1265,33 km của khách hàng
quản lý. Tình trạng lấn chiếm vi phạm hành lang lưới điện khá phổ biến, do đó sự cố
thường xuyên xảy ra dẫn đến tình trạng mất điện ở những khu vực khá rộng.
Song song với quá trình hình thành và phát triển của ngành điện Việt Nam, mạng
lưới điện phân phối trên địa bàn Hà Nội cũng ngày càng được mở rộng, hệ thống các
trạm biến áp và đường trục cấp điện đã được lắp đặt vươn tới tất cả các khu vực phường,
xã, thôn xóm để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động
kinh tế, chính trị và văn hoá của Thủ đô Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273152_4426_1951350.pdf