Luận văn Hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng Bình

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC CÁC BẢNG. viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.x

PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ .1

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .1

2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2

2.1.Mục tiêu chung.2

2.2.Mục tiêu cụ thể.2

3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

3.1.Đối tượng nghiên cứu.3

3.2.Phạm vi nghiên cứu.3

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU .3

4.1.Phương pháp tiếp cận.3

4.2.Khung nghiên cứu chuỗi cung .4

4.3.Phương pháp nghiên cứu .5

4.3.1.Phương pháp nghiên cứu định tính.5

4.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.5

4.4.Phương pháp thu thập thông tin .5

4.4.1.Thu thập số liệu thứ cấp .5

4.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp.5

4.5.Phương pháp phân tích số liệu .6

4.5.1. Phương pháp thống kê kinh tế .6

4.5.2. Phương pháp phân tích chuỗi cung.7

 

pdf126 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó đất sản xuất nông nghiệp có 8.077,57 ha, chiếm 6,78%; Đất lâm nghiệp có 99.811,67 ha, chiếm 83,75%; Đất nuôi trồng thủy sản có 408,68 ha, chiếm 0,34%; Đất nông nghiệp khác có 43,62 ha, chiếm 0,04%. Quảng Ninh là huyện có diện tích đất nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng đến 90,91% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0,34% với diện tích là 408,86 ha, cho thấy đây là diện tích tương đối nhỏ so với đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Do đó cần phải có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại các vùng theo hệ thống sông suối, khu vực ven biển để mở rộng đất nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm. 2.1.2.3. Tình hình phát triển xã hội 2.1.2.3.1. Tình hình dân số và lao động: Theo số liệu tại Bảng 6 cho thấy, dân số trung bình của huyện năm 2014 có 89.062 người, chiếm khoảng 10,32% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số của huyện năm 2014 đạt 75 người/km2. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Số người trong độ tuổi lao động là 58.025 người chiếm 65,2% dân số. Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 46.074 người, chiếm 79,4% trong độ tuổi lao động. Trong đó: Ngành Nông - Lâm - Thủy sản: 30.441 người, chiếm 66,07%; Ngành Công nghiệp - Xây dựng: 5.561 người, chiếm 12,07%; Ngành Thương mại - Dịch vụ: 10.072 người, chiếm 21,86%. Bảng 2.3.: Dân số và lao động trên địa bàn huyện Quảng Ninh 2012-2014 Thứ tự Chi tiêu ĐVT Năm 2012 2013 2014 1 Dân số trung bình người 87.794 88.682 89.062 2 Dân số trong độ tuổi lao động người 56.152 57.088 58.025 3 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi % 64,0 64,4 65,2 4 Lao động trong các ngành kinh tế Người 45.418 45.971 46.074 4.1 Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản % 66,07 66,07 66,07 4.2 Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng % 12,07 12,07 12,07 4.3 Tỷ trọng dịch vụ % 21,86 21,86 21,86 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh. Với số liệu phản ánh trên cho thấy nguồn nhân lực lao động của địa phương khá dồi dào và tập trung nhiều trong lĩnh vực nông lâm thủy sản và chủ yếu là nguồn lao động ở nông thôn. Như vậy việc tạo điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy nói riêng và phát triển về lĩnh vực nông nghiệp là cần thiết để giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân ở địa phương. 2.1.2.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Về cơ bản những năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đã có những thay đổi đáng kể. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vực Nhà nước tăng từ 502 tỷ đồng năm 2012 lên 865 tỷ đồng năm 2014, hệ thống Điện - Đường - Trường - Trạm phát triển đến hầu khắp các xã và đã góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 - Hệ thống giao thông: Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ và giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được đầu tư theo hướng kiên cố, đảm bảo giao thông đi lại khá thuận lợi. Đến nay, 100% số xã có đường ô tô về đến các trung tâm xã trong huyện.Về giao thông các tuyến đường tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 11, đường Hiền Ninh– Xuân Ninh– An Ninh - Vạn Ninh và đường Dinh Mười - Hải Ninh đã được nâng cấp kiên cố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại và vận chuyển hàng hóa cho người dân ở đây và góp phần phát triển sản xuất tại vùng khó khăn như Hải Ninh, Hiền Ninh. - Hệ thống điện lưới: Tính đến năm 2014 toàn huyện có 15 trên15 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia, với 23.390 hộ sử dụng và chiếm 96,02% số hộ toàn huyện. Huyện Quảng Ninh có 92 trạm biến áp với tổng công suất 18.400 KVA đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. - Bưu chính viễn thông: Trên địa bàn huyện có 2 tổng đài, 3 bưu cục, và có 13 trên 15 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Ngoài ra, một số doanh nghiệp bưu chính đã bắt đầu triển khai các dịch vụ chuyển phát bằng nhiều hình thức, phương thức mới, mang lại nhiều cơ hội sử dụng dịch vụ cho xã hội, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, nâng cao chất lượng phục vụ và giảm giá cước phục vụ. Về lĩnh vực viễn thông với 15 trên 15 xã, thị trấn có điện thoại, trên 80% lưu vực không gian của huyện được phủ sóng thông tin di động, truy cập và kết nối Internet băng thông rộng và ngày càng phát triển, mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được nâng cao. 2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội Quảng Ninh là một huyện có đặc điểm địa hình gồm cả miền núi, đồng bằng và ven biển, cùng với hệ thống sông ngòi, ao hồ và đồng ruộng khá thuận lợi để phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông lâm và thủy sản. Song do khí hậu khá khắc nghiệt về mùa hè và lũ lụt về mùa mưa nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp của người dân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Tuy nhiên về mặt kinh tế xã hội cũng khá thuận lợi, nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động khá dồi dào, cơ sở hạ tầng đặc biệt hệ thống giao thông đi lại, điện lưới, viễn thông đã giúp cho hoạt động sản xuất và trao đổi thông tin. Nguồn cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nói chung khá phong phú về chung loại và chất lượng giúp cho người dân có cơ hội tiếp cận và lựa chọn các dịch vụ phù hợp cho sản xuất. Nhìn chung đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Quảng Ninh hiện nay khá thuận lợi trong phát triển thủy sản, đặc biệt trong việc phát triển ngành nuôi tôm và góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều người dân tại địa phương. 2.2. THỰC TRẠNG NGÀNH TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.2.1. Tổng quan nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng Ninh Theo số liệu thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Quảng Ninh tại Bảng 2.4, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2012 là 1013 ha đến năm 2014 là 1082 ha, trong đó diện tích thủy sản mặn lợ chiếm khoảng 12%. Tuy nhiên, diện tích tăng giảm qua các năm, năm 2013 diện tích thủy sản mặn lợ giảm 14 ha, đến 2014 tăng 20 ha. Sản lượng thủy sản năm 2012 là 3.100 tấn đến 2014 là 3.600 tấn, năm 2014 sản lượng tôm chân trắng là 850 tấn chiếm gần 24% trong tổng sản lượng thủy sản của huyện. Bảng 2.4: Diện tích NTTS huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2014 STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 Số lượng (ha) % Số lượng (ha) % Số lượng (ha) % (+/-)(ha) % (+/-) (ha) % 1 Mặn lợ 126 12,44 112 12,15 132 12,20 -14 -11,11 20 17,86 2 Ngọt 887 87,56 810 87,85 950 87,80 -77 -8,67 140 17,27 Tổng cộng 1.013 100,00 922 100,00 1.082 100,00 -91 -8,97 160 17,34 Nguồn:Phòng NN&PTNT huyện Quảng Ninh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Theo số liệu ở Bảng 2.4 cho thấy tổng diện tích nuôi trồng thủy sản gồm nước mặn và ngọt ở huyện Quảng Ninh năm 2013 đều giảm dưới 10% so với năm 2012, nhưng đến năm 2014 diện tích nuôi trồng thủy sản các loại tăng lên rất cao hơn 17% so với năm 2013. Đặc biệt đối với diện tích nuôi nước mặn lợ năm 2014 đã tăng lên 17% trong đó theo Phòng nông nghiệp huyện số diện tích tăng lên chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng. Diện tích NTTS tăng lên chủ yếu do thời gian qua huyện Quảng Ninh đã có nhiều chính sách hỗ trợ đất đai đối với người dân nuôi tôm tại các xã như Hải Ninh, Võ Ninh, Hàm Ninh 2.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Quảng Ninh 2.2.2.1. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng Nuôi tôm thẻ chân trắng có ở huyện Quảng Ninh từ năm 2008, ban đầu thử nghiệm từ Công ty Thanh Hương nuôi trên cát của xã Hải Ninh và đến năm 2010 phong trào nuôi tôm chân trắng bắt đầu phát triển với quy mô hộ, nhóm hộ gia đình ở các xã Hải Ninh, Hàm Ninh, Võ Ninh và tình hình hiện nay đang duy trì và phát triển trên nhiều xã của huyện Quảng Ninh. Tính đến năm 2014 toàn huyện Quảng Ninh có 6 xã nuôi tôm chân trắng với 156 cơ sở nuôi. Riêng nuôi tôm trên cát có 15 cơ sở với 60 hộ và 3 doanh nghiệp nuôi, ngoài ra có hơn 270 hộ thuê đất ngoài xã để nuôi với 66 cơ sở. [7] Từ số liệu Bảng 2.5 cho thấy diện tích nuôi tôm chân trắng tính đến năm 2014 toàn huyện có 97 ha, trong đó ao đất là 45 ha, chiếm 46,4% và ao cát là 52 ha, chiếm 53,6%. Nếu so với các năm 2013 diện tích nuôi tôm chân trắng đã giảm 8,5%, trong đó diện tích ao cát giảm và ngược lại diện tích ao đất tăng lên 28,2%. Qua điều tra nghiên cứu cho thấy diện tích có thay đổi do năm 2014 nuôi tôm trên cát gặp dịch bệnh, tỷ lệ tôm chết cao, nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi bị lỗ nặng nên đã không còn duy trì nuôi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Bảng 2.5: Diện tích TTCT nuôi tại huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2014 STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 (+/-) % (+/-) % 1 TTCT ao cát (ha) 75 70,9 52 -4,10 -5,47 -18,90 -26,66 2 TTCT ao đất (ha) 29,1 35,1 45 6,00 20,62 9,90 28,21 Tổng cộng 104,1 106 97 1,90 1,83 -9,00 -8,49 Nguồn: Phòng NN&PTNT Quảng Ninh, 2014 2.2.2.2. Năng suất và sản lượng tôm thẻ chân trắng Về sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng, năm 2014 huyện Quảng Ninh đạt 940 tấn và có sản lượng cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh. Trong đó tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát đạt sản lượng 850 tấn chiếm 90,4%. Qua Bảng 2.6 cho thấy tổng sản lượng tôm nuôi và sản lượng tôm nuôi qua ao đất, ao cát đều tăng qua hàng năm mặc dù năm 2014 diện tích có giảm như đã phân tích ở trên. Năm 2014 so với năm 2013 sản lượng tăng 28,2% và năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 45,2%. Qua nghiên cứu cho thấy sản lượng tăng lên do các vụ nuôi thả từ gần cuối năm 2013 và thu hoạch đầu năm 2014 đều đạt năng suất cao, đồng thời theo cách nuôi mới của người dân thả giống ở mật độ cao nên sản lượng đạt ở mức rất cao. Theo Phòng NN&PTNT huyện Quảng Ninh, người dân nuôi tôm chân trắng ao cát đã áp dụng phương thức nuôi thâm canh, mật độ cao lên đến 500 con/m2 và thay nước thường xuyên. Năm 2013, cá biệt có hộ nuôi tại xã Hải Ninh cho sản lượng 24 tấn/ao 3600 m2 . Nếu so sánh năng suất và sản lượng tôm nuôi ở ao đất và ao cát có sự chênh lệch rất lớn, mặc dù diện tích nuôi tôm trên ao đất lớn hơn diện tích ao cát. Năng suất ao cát năm 2014 đạt 16,3 tấn/ha, nhưng ao đất có năng suất đạt chỉ 2 tấn/ha, chênh lệch tới 14 tấn/ha. [7] ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Bảng 2.6: Sản lượng và năng suất TTCT huyện Quảng Ninh2012 – 2014 Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/ 2012 2014/ 2013 (+/-) % (+/-) % 1 Sản lượng (tấn) 505,10 733,30 940,00 228,20 45,18 206,70 28,19 TTCT ao cát 427,10 647,00 850,00 219,90 51,49 203,00 31,38 TTCT ao đất 78,00 86,30 90,00 8,30 10,64 3,70 4,29 2 Năng suất (tấn/ha) 3,45 5,46 7,27 2,02 58,58 1,81 33,09 TTCT ao cát 5,69 9,13 16,35 3,43 60,25 7,22 79,13 TTCT ao đất 2,68 2,46 2,00 -0,22 -8,27 -0,46 -18,66 Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Bình 2.3. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG TÔM CHÂN TRẮNG Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1. Cấu trúc chuỗi và các tác nhân trong chuỗi Qua kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy chuỗi cung sản phẩm tôm chân trắng tại huyện Quảng Ninh được thể hiện ở Hình 2.2 dưới đây. Qua sơ đồ cho thấy chuỗi cung tôm nuôi thể hiện qua 4 khâu gồm: Cung ứng đầu vào; Sản xuất (nuôi tôm); Tiêu thụ sản phẩm tôm và tiêu dùng sản phẩm tôm nuôi. Bốn khâu tương ứng với 4 nhóm tác nhân tham gia các hoạt động trong chuỗi cung gồm: Tác nhân cung cấp đầu vào (giống, thức ăn, thuốc thủy sản); Cơ sở nuôi tôm; Tác nhân tiêu thụ tôm; và Khách hàng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Hình 2.2: Chuỗi cung sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại huyện Quảng Ninh Nguồn: Tác giả điều tra, 2014 Các tác nhân hỗ trợ (ngân hàng, khuyến nông, cơ quan quản lý nhà nước về thú y, môi trường...)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 2.3.1.1. Tác nhân cung cấp đầu vào Nhà cung cấp đầu vào nuôi tôm được xác định trong chuỗi gồm các công ty, đại lý cung ứng giống tôm, cung ứng thức ăn nuôi tôm và cung ứng thuốc thú y thủy sản, hóa chất và men vi sinh. Về cơ sở cung ứng giống tôm: Qua kết quả điều tra cho thấy hiện tại Quảng Ninh có 5 đơn vị cung cấp giống tôm nuôi như Công ty Việt Úc, CP Quảng Bình, CP Ninh Thuận, Trường Thịnh, Tuấn Linh Hiện nay toàn tỉnh có 18 cơ sở sản xuất giống thủy sản gồm 7 trại tôm giống và 11 trại cá giống. Trong giai đoạn 2012 -2014, số lượng tôm giống sản xuất tôm giống trong tỉnh tăng nhanh, năm 2012 trong tỉnh sản xuất được 37,17 triệu con, đến năm 2014 số lượng này là 1098,69 triệu con. Số lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh chủ yếu từ Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Quảng Bình, chủ yếu là tôm chân trắng, tuy nhiên trong số này năm 2013 cấp trong tỉnh là 7,8%; năm 2014 tỷ lệ này là 13,85%, trong khi đó tỷ lệ tôm giống nhập tỉnh các năm 2013, 2014 lần lượt là 23,06%, 28,87%. [8] Hằng năm lượng tôm giống nhập tỉnh khá lớn trên 460 triệu con tôm sú, chân trắng từ các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận,vv. Riêng đối tôm chân trắng, tỷ lệ số lượng nhập tỉnh rất lớn. Theo khảo sát, có trên 10 đơn vị cunng cấp giống tôm chân trắng tại địa bàn Quảng Bình, trong số này chỉ có hai đơn vị cung cấp giống trong tỉnh là Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Quảng Bình và Công ty Giống Thủy sản Quảng Bình. [8] Trên thị trường giống tôm chân trắng tại Quảng Bình, Công ty Cổ phần Việt Úc chiếm thị phần lớn nhất khoảng 50%, trong tỉnh cung cấp khoảng 35%, số còn lại là các đơn vị khác. Như vậy, theo số liệu trên cho thấy, số lượng tôm sản xuất trong tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu về giống của người nuôi tôm. Việc mua giống ở các đơn vị ngoài tỉnh khiến người dân phải bỏ ra nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Mặt khác, do khác nhau về nguồn nước, điều kiện thời thiết và vận chuyển xa, trong thời gian dài, những điều này làm ảnh hưởng đến sức tôm. Theo đó, công ty Việt Úc thì hiện nay công ty có 6 trại giống phân bố trên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 toàn quốc, việc cung ứng giống cho các vùng sẽ ưu tiên lấy tại các trại giống gần nhất. Đối với thị trường Quảng Bình thì giống Việt Úc chủ yếu được lấy tại trại giống đặt ở tỉnh Bình Đình. Điều này cũng giúp thuận tiện cho hộ nuôi có thể trực tiếp đến trại để kiểm tra giống. Trong khi đó tập đoàn CP Group có trại giống được xây dựng tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, nên người dân có thể tự thuê xe để chở giống nhằm giảm bớt chi phí. Về cơ sở cung ứng thức ăn nuôi tôm: Theo Sở NN&PNT Quảng Bình, tính đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh không có cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, thuốc thú ý và hóa chất xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Theo đó, toàn tỉnh có 03 doanh nghiệp và 07 đại lý kinh doanh và bao gồm cả thức ăn công nghiệp, thuốc, hóa chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Quá trình nuôi tôm trên cát đòi hỏi phải cần một lượng lớn thức ăn cho tôm. Kết quả khảo sát tại 92 hộ nuôi cho thấy với tổng số 101 ao của 92 hộ thì mỗi năm tiêu thụ một lượng thức ăn là khoảng hơn 2200 tấn. Như vậy bình quân người nuôi phải dùng đến 22 tấn thức ăn/1 ao nuôi cho tổng hai vụ nuôi trong năm. Theo khảo sát có đến 94,5% lượng thức ăn được mua tại các đại lý ở trong tỉnh và chỉ có 5,5% được mua trực tiếp tại nhà máy. Theo kết quả khảo sát có trên 5 nhãn hiệu thức ăn được sử dụng tại Quảng Bình, trong đó loại thức ăn phổ biến đang được những người nuôi tôm chân trắng trên cát tại Quảng Ninh sử dụng là của nhãn hàng Grobest (chiếm 47,3%) và Uni (29,1%). Bảng 2.7: Các nhãn hàng cung cấp thức ăn tôm TT Loại thức ăn Tỉ lệ (%) 1 Grobest 47,3 2 Uni (Uni-President) 29,1 3 Thăng Long 9,1 4 Nhãn hàng khác 14,5 Tổng 100 Nguồn: Kết quả khảo sát các xã nghiên cứu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Về cơ sở cung cấp thuốc, hóa chất: Quá trình nuôi tôm đòi hỏi cần phải sử dụng nhiều hóa chất, thuốc. Trong đó hóa chất chủ yếu dùng để xử lý nước ao nuôi, nước thải, vệ sinh phòng dịch môi trường xung quanh ao. Các chế phẩm sinh học sử dụng để gây màu nước, tức là phát triển các loại thực vật như tảo, sinh vật phù du làm thức ăn cũng như tạo môi trường sống cho tôm. Ngoài ra qua quá trình tìm hiểu cho thấy, người dân hiện nay đang sử dụng nhiều loại thuốc cho tôm, bên cạnh các nhóm thuốc cần thiết cho tôm như men tiêu hóa, thuốc bổ gan .v.v. đang sử dụng một lượng lớn các loại thuốc kháng sinh để nhằm tăng cường khả năng chống chịu của tôm trước các loại dịch bệnh gây hại. Thuốc và hóa chất được cung cấp phổ biến thông qua nhiều hình thức, bao gồm: qua đại lý của các nhà máy, qua đại lý bán lẻ, qua cơ sở thú y và cả đại lý thức ăn. Trong đó, hình thức mua bán thông qua đại lý thức ăn, thuốc chiếm cao nhất với 63,5%, thông qua người bán lẻ khoảng 32%, số còn lại mua tại các cơ sở thú y và thuốc tây. Bảng 2.8: Kênh cung cấp thuốc, hóa chất TT Kênh cung cấp Tỉ lệ (%) 1 Đại lí của nhà máy 38,6 2 Qua cơ sở thú y, thuốc tây 4,5 3 Qua người bán lẻ 31,8 4 Qua đại lý thức ăn 25,0 Tổng 100 Nguồn: Kết quả khảo sát các xã nghiên cứu 2.3.1.2. Tác nhân tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi: Tác nhân tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi trong chuỗi cung tôm ở huyện Quảng Ninh bao gồm người thu gom lớn, người thu gom nhỏ, người bán lẻ và công ty chế biến xuất khẩu. Theo Sơ đồ chuỗi cho thấy, có hơn 80% sản phẩm tôm nuôi được bán cho các người thu gom tôm lớn thông qua các môi giới. Các môi giới trung gian có ở tỉnh Quảng Bình trực tiếp liên hệ với các nhà thu gom lớn từ các tỉnh phía bắc ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội để tiến hành thu gom toàn bộ số tôm của hộ gia đình khi thu hoạch theo thông tin của người nuôi tôm. Mỗi chuyến khoảng 5- 6 xe chở hết khoảng 8-9 tấn tôm. Tại địa phương có khoảng 2-3 người làm môi giới cho việc thu gom tôm. Người thu gom nhỏ là những người thường mua với lượng tôm ít hơn, chiếm khoảng 20% lượng tôm bán ra của các hộ nuôi tôm. Tại huyện Quảng Ninh có khoảng 35 người thu gom nhỏ và được thành lập thành 3 nhóm để thu mua tôm trong địa bàn huyện và các nơi khác trong và ngoài tỉnh. Trong khuôn khổ tiếp cận nghiên cứu tại huyện Quảng Ninh cho thấy người buôn lẻ trong các chợ trong huyện có khoảng 50 người bán lẻ. Người bán lẻ mua lại tôm từ các người thu gom nhỏ, khả năng tiêu thụ mỗi người bán lẻ khoảng từ 3-5 kg/buổi chợ. 2.3.1.3. Cơ sở nuôi tôm: Đặc điểm cơ sở nuôi: Nuôi tôm thẻ chân trắng có ở huyện Quảng Ninh từ năm 2008, ban đầu được thử nghiệm tại Công ty Thanh Hương nuôi trên cát ở xã Hải Ninh và đến năm 2010 phong trào nuôi tôm chân trắng bắt đầu phát triển với quy mô hộ, nhóm hộ gia đình ở các xã Hải Ninh, Hàm Ninh, Võ Ninh. Tình hình hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng đang duy trì và phát triển trên nhiều xã của huyện Quảng Ninh. Tính đến năm 2014 toàn huyện Quảng Ninh có 6 xã nuôi tôm chân trắng với 156 cơ sở nuôi. Riêng nuôi tôm trên cát có 15 cơ sở với 60 hộ và 3 doanh nghiệp nuôi, ngoài ra có hơn 270 hộ thuê đất ngoài xã để nuôi với 66 cơ sở. Nuôi tôm là một nghề nuôi đòi hỏi kĩ thuật cao và thực hiện nhiều công việc phải thực hiện lặp đi lặp lại hàng ngày chẳng hạn như: cho tôm ăn, kiểm tra môi trường nước, theo dõi sức khỏe tôm, sử dụng thuốc, hóa chất, xử lý môi trường Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều công lao động trong suốt quá trình nuôi. Hiện nay tại các địa bàn khảo sát thì trung bình với 1 ao nuôi cần có ít nhất 3 lao động, trong đó gồm 2 nhân công và 1 cán bộ kỹ thuật. Nhân công nuôi tôm chủ yếu là người ở địa phương với tuổi trung bình khoảng từ 18-45 tuổi, chiếm 64% độ tuổi từ 18-35. Đa số công nhân đều không qua ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 các khóa đào tạo tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi tôm mà chủ yếu là tự tham gia nuôi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tỉ lệ trung bình giữa lao động tự có và lao động thuê của các trại nuôi được khảo sát là 60/40. Như vậy phần nhiều các hộ nuôi sử dụng chính lao động là người nhà và nuôi theo hình thức vừa làm vừa học, việc thuê lao động bên ngoài cũng ít hơn. Nuôi tôm đòi hỏi đầu tư lớn cho nên những người nuôi này cũng đồng thời trực tiếp tham gia lao động hoặc đưa người nhà cùng tham gia để giảm bớt chi phí thuê nhân công cũng như đảm bảo cho việc tính cam kết và tính trách nhiệm của nhân công cao hơn, góp phần hạn chế các rủi ro trong quá trình nuôi do các nguyên nhân xuất phát từ người lao động. Về kinh nghiệm nuôi tôm hiện nay, qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn nhân công đang tham gia nuôi đều có kinh nghiệm trong khoảng từ 1 đến 3 năm nuôi. Do phần lớn những người nuôi tôm chân trắng trên địa bàn đều mới tham gia nuôi trong thời gian trở lại đây. Theo kết quả điều tra tại 92 hộ và thể hiện tại Bảng 2.9 cho thấy, bình quân một ao nuôi diện tích 3000 m2 với mật độ thả là 330 con/m2 và đạt sản lượng trung bình vụ hè là 7,36 tấn và vụ đông là 7,77 tấn. Với sản lượng cho đơn vị diện tích nuôi là 3000m2/ao nuôi, tương ứng với sản lượng cho vụ hè là 24,53 tấn/ha và vụ đông là 25,90 tấn/ha. Như vậy mỗi cơ sở nuôi tôm có bình quân khoảng 4 ao nuôi và cung cấp cho thị trường hàng năm khoảng 30 tấn tôm nuôi. Bảng 2.9: Sản lượng tôm chân trắng vụ hè và vụ đông cho ao 3000m2 TT Sản lượng Sản lượng vụ hè (tấn) Sản lượng vụ đông (tấn) 1 Trung bình 7,36 7,77 2 Thấp nhất 2 1,75 3 Cao nhất 17 18 Nguồn: Kết quả khảo sát 2 xã nghiên cứu. Hình thức nuôi tôm: Tại huyện Quảng Ninh có 3 hình thức tổ chức nuôi tôm đó là loại hình doanh nghiệp, nhóm hộ gia đình và hộ gia đình. Tính đến năm 2014, Quảng Ninh có khoảng 156 cơ sở nuôi nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, trong đó có 3 doanh nghiệp và số còn lại là hộ gia đình và nhóm hộ gia đình [7]. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Qua kết quả khảo sát tại 2 xã nghiên cứu Hải Ninh và Võ Ninh và thể hiện ở Bảng 2.10 cho thấy phần lớn các trại nuôi tôm hiện nay nuôi theo hình thức nhóm hộ, chiếm khoảng 69,8%. Việc đầu tư nuôi tôm cần kinh phí rất lớn, qua số liệu điều tra cho thấy mỗi cơ sở nuôi bình quân mức đầu tư khoảng 1,4 tỉ đồng cho chi phí cố định và khoảng hơn 1 tỉ đồng nữa cho chi phí lưu động cho việc nuôi 1 ao nuôi. Do đó phần lớn các hộ phải liên kết lại với nhau bằng hình thức góp vốn để thực hiện nuôi. Về quy mô nuôi thì thực tế trung bình mỗi hộ có khoảng 3 ao nuôi với diện tích bình quân là 3000m2/ao. Hiện nay không có quy định về diện tích cụ thể của ao nuôi tôm, việc xây dựng ao nuôi tùy thuộc vào diện tích đất tự có và năng lực đầu tư của người nuôi tôm. Bảng 2.10: Hình thức tổ chức nuôi tôm tại huyện Quảng Ninh Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Nuôi theo hộ gia đình 25 30,2 Nuôi theo nhóm hộ 67 69,8 Tổng cộng 92 100 Nguồn: Tác giả điều tra Tại huyện Quảng Ninh nuôi tôm chân trắng theo phương thức nuôi quảng canh cải tiến và thâm canh. Nếu phân theo vùng nuôi được chia ra hai loại gồm vùng ven sông nước lợ nuôi ao đất và vùng ven biển nuôi ao cát. Tuy nhiên quy trình nuôi cơ bản là gần như nhau. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng: Hiện nay các hộ nuôi tôm chân trắng áp dụng quy trình như sau: nguồn nước nước ngọt và nước mặn được bơm vào ao nuôi đã được xử lý nuôi, sau đó hàng ngày nước được thải qua ao xử lý môi trường và xả ra biển hoặc sông. Tuy nhiên thực tế nguồn nước thải ra môi trường tự nhiên không được xử lý. Do đó tình trạng bị nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng và nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. Theo kết quả khảo sát các hộ thì diện tích ao xử lý nhỏ nhất là 100 m2, không đạt theo tiêu chuẩn với diện tích ao thải chiếm từ 10% diện tích ao nuôi trở lên, tức bình quân ít nhất là 300 m2. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Trong quy trình kĩ thuật nuôi cần có ao lắng để xử lý nguồn nước đảm bảo trước khi nuôi, việc này nuôi tôm ao đất có áp dụng nhưng đối ao cát theo điều tra 100% các hộ nuôi không có ao lắng. Như nguồn nước nuôi hoàn toàn bơm trực tiếp từ biển như vậy nguy cơ dịch bệnh là rất cao và ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi tôm khi dịch bệnh xảy ra. Mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng: Vụ nuôi tôm của người dân trong năm có 2 vụ, vụ hè trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 8 và vụ đông thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, thời điểm thả giống nuôi giữa các vụ thường cách nhau 1 tháng để người nuôi có thời gian chuẩn bị vốn đầu tư và xử lý môi trường, ao hồ nuôi giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh. Lịch vụ nuôi cơ bản nằm trong khung thời vụ do Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã ban hành1. Thời gian một lứa tôm nuôi: Thời gian một lứa nuôi từ khi thả giống đến khi thu hoạch bình quân đối với vụ hè khoảng 4 tháng, nhưng vụ đông có thời gian nuôi dài ngày hơn và mất khoảng 6 tháng nuôi. Thời gian nuôi trong một vụ người dân có thể kéo dài 1-2 tháng mục đích để điều chỉnh cỡ tôm và chờ giá tăng để bán. Tuy nhiên thời gian nuôi kéo dài có thể gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh, tôm chết dần làm giảm sản lượng và biến động giảm của giá cả đầu vào. Mật độ thả giống: Qua khảo sát cho thấy mật độ thả trung bình của 2 vụ là gần giống nhau, trong đó mật độ thả cao nhất là 667 con/m2 vào vụ đông trong khi đó cao nhất của vụ hè là 500 con/m2. Điều này là do vào mùa hè thời tiết ấm nóng, giúp cho tôm sinh trưởng nhanh hơn, thời gian thu hoạch trung bình là 4 tháng thấp hơn so với thời gian trung bình vụ đông là 6 tháng. Tôm sinh trưởng nhanh do đó việc nuôi với mật độ quá cao sẽ kéo theo lượng thức ăn cung cấp dư thừa và lượng chất thải nhiều, gây ô nhiễm môi trường ao và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Trong khi đó mật độ thả thấp nhất của cả hai vụ là 100 con/m2. Đây cũng là mật độ thả được 1Hướng dẫn chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_chuoi_cung_san_pham_tom_the_chan_trang_o_huyen_quang_ninh_tinh_quang_binh_2959_1909364.pdf
Tài liệu liên quan