Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN.i

TÓM TẮT LUẬN VĂN. iii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .iv

MỤC LỤC .v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .xi

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Lý do lựa chọn đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu .2

2.1 Mục tiêu chung.2

2.2 Mục tiêu cụ thể.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3

3.1 Đối tượng .3

3.2 Phạm vi.3

4 Phương pháp nghiên cứu .3

4.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu .3

4.1.1 Thông tin, số liệu thứ cấp.3

4.1.2 Thông tin, số liệu sơ cấp.3

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .4

5. Kết cấu luận văn .4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH

THỨC .4

1.1 Dự án đầu tư XDCB .5

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư XDCB.5

1.1.2 Đặc điểm dự án đầu tư XDCB .6

1.1.3 Phân loại dự án đầu tư XDCB.7

1.2 Quản lý dự án đầu tư XDCB .10

1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư XDCB.10

1.2.2 Nội dung quản lý dự án đầu tư XDCB.10

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

pdf120 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lai, nếu biết tận dụng những thế mạnh của mình, nền kinh tế tỉnh sẽ có tốc độ phát triển cao hơn, đem về nguồn thu nhiều hơn. 2.2 Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 2.2.1 Cơ chế phối hợp giữa tỉnh và các nhà tài trợ vốn ODA Nhằm thu hút tối đa và nâng cao hiệu quả vận động, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, tỉnh Quảng Trị đã chủ động Xây dựng đề án thu hút và sử dụng nguồn viện trợ Phát triển chính thức (ODA) Giai đoạn 2010 – 2015. Đề án này được xem là dấu mốc quan trọng, là cơ sở để các ngành, địa phương và nhà tài trợ sử dụng trong quá trình xây dựng các kế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 hoạch hợp tác phát triển; xây dựng các chương trình, dự án cung cấp vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho tỉnh Quảng Trị, đồng thời là cơ sở minh bạch hóa chính sách của tỉnh Quảng Trị trong việc thu hút, quản lý và sử dụng đối với nguồn vốn này. a) Cơ chế phối hợp giữa tỉnh và nhà tài trợ Tỉnh đã chủ động Xây dựng danh mục các công trình, dự án ưu tiên; tiến hành công tác vận động đối với nhà tài trợ và các cơ quan của Chính Phủ. Giữa tỉnh Quảng Trị và các nhà tài trợ đã có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình xác định, chuẩn bị và thực hiện dự án ODA. b) Cơ chế phối hợp giữa tỉnh và nhà tài trợ trong triển khai thực hiện dự án Tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ trong tổ chức, thẩm định dự án, phê duyệt nội dung văn kiện; tham gia đàm phán; ký kết điều ước quốc tế; tổ chức thực hiện dự án (GPMB, đấu thầu, ký kết hợp đồng, giải ngân các nguồn vốn theo tỷ lệ cam kết...), nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả chương trình, dự án ODA. c) Cơ chế phối hợp giữa tỉnh và nhà tài trợ trong giám sát, đánh giá dự án Tỉnh đã phối hợp với nhà tài trợ trong việc theo dõi, đánh giá dự án, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Chính Phủ và nhà tài trợ. Đặc biệt là tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ dự án đề nhằm xem xét tính phù hợp của kết quả thực hiện chương trình dự án so với mục tiêu đã đề ra để có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo hiệu quả của dự án. Sau khi dự án kết thúc, tỉnh cũng đã phối hợp với nhà tài trợ để thực hiện đánh giá tính bền vững của các dự án ODA, rút ra bài học kinh nghiệm về chuẩn bị, triển khai thực hiện các dự án ODA trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng thường xuyên báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án với các Bộ, nhành Trung ương và nhà tài trợ để có biện pháp xử lý kịp thời. 2.2.2 Thu hút, vận động nguồn vốn ODA Năm 1996, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc tế của tỉnh Quảng Trị sau khi chúng ta chính thức tiếp nhận và thực hiện các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA). Từ đây, một nguồn vốn đầu từ mới đã được huy động, sử dụng và thực sự đã tạo ra được những đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua hơn gần 20 năm (1996-2014) tiếp nhận, đã có trên 20 Đối tác Phát triển song phương và đa phương đã và đang nỗ lực hỗ trợ tỉnh Quảng Trị đổi mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Trong các nhà tài trợ nguồn vốn ODA cho tỉnh Quảng Trị, Ngân hàng Thế Giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á là một trong những nhà tài trợ nguồn vốn ODA lớn nhất cho tỉnh Quảng Trị trong gần hai thập kỷ qua. Vốn viện trợ của ADB chiếm gần 52% tổng vốn ODA và vốn viện trợ của WB chiếm hơn 18% tổng vốn ODA dành cho tỉnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Từ năm 1996 đến nay, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tài trợ cho Quảng Trị 27 dự án với tổng vốn ODA khoảng 234,25 triệu USD, trong đó vốn vay là 224,31 triệu USD và viện trợ không hoàn lại là 9,94 triệu USD. Ngân hàng Thế Giới (WB) đã tài trợ cho tỉnh 13 dự án với tổng vốn ODA khoảng 84,31 triệu USD, trong đó vốn vay khoảng 69,57 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 12,56 triệu USD. Một mặt, các cấp chính quyền của tỉnh không ngừng cũng cố và tăng cường mối quan hệ với một số đối tác truyền thống như ADB, WB, JICA, KOICA... mặt khác, việc mở quan hệ với các đối tác mới như Na Uy, Ả rập Xê út, OFID, Italia, Áo... đã có tác động lớn trong quá trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cũng góp phần mang lại những kết quả rất tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực khác. Nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm khoảng 33,90% tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 1996-2014 và tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Điện - Giao thông - Cơ sở hạ tầng đô thị (chiếm 36,04% tổng vốn ODA); Nông nghiệp PTNT - XĐGN (28,39%); Thủy lợi - Cấp thoát nước - VSMT (25,69%). Nhiều công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA được hoàn thành, đưa vào sử dụng đã và đang phát huy tác dụng tích cực, tiêu biểu như: Dự án Chia Sẻ (Thụy Điển); Chương trình PTNT Quảng Trị (Phần Lan); Dự án Giảm nghèo Miền Trung (ADB); Dự án cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện tại các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong và Hải Lăng (JICA); Dự án Nâng cấp Hệ thống thuỷ lợi Nam Thạch Hãn (ADB); Dự án chống lũ vùng trũng huyện Hải Lăng (WB)... Trong giai đoạn 2006-2014, tỉnh Quảng Trị đã vận động và thu hút được 63 chương trình, dự án ODA thực hiện mới với tổng mức đầu tư là 358,63 triệu USD (tương đương khoảng 7.459 tỷ đồng). Đây là kết quả rất tích cực nếu biết rằng trong giai đoạn 1998-2005, chỉ có 43 dự án ODA được ký Hiệp định thực hiện mới với tổng mức đầu tư là 145,89 triệu USD (tương đương khoảng 3.035 tỷ đồng). Nếu xét về quy mô vốn đầu tư thì giai đoạn 2006-2013 đạt được bằng 246% so với giai đoạn 1998-2005. Không chỉ lớn hơn về số lượng các dự án vận động được, trong giai đoạn 2006- 2013, đánh dấu nhiều dự án ODA có quy mô vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay cũng đã được tiếp nhận và thực hiện, điển hình như: Dự án Phát triển đô thị hành lang tiểu vùng sông Mê Kông do ADB tài trợ (101,56 triệu USD); Dự án Phát triển cấp nước Đông Hà và vùng phụ cận - giai đoạn I do ADB tài trợ (23,6 triệu USD); Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Nam Thạch Hãn - Giai đoạn II do ADB tài trợ (23,49 triệu USD); Dự án Đường giao thông Thạch Kim - Hiền Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Trị do Quỹ Phát triển Ả rập Xê út tài trợ (19,20 triệu USD); Dự án Thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Đông Hà do WB tài trợ (17,05 triệu USD); Dự án Đường Cao Xá - Thụy Khê do WB tài trợ (16,54 triệu USD) ... Hiện nay, Tỉnh đang tiếp tục tập trung thu hút, vận động các dự án ODA có quy mô lớn như Dự án kết nối Hành lang kinh tế Đông- Tây (Quốc lộ 9D) với chuỗi các đô thị và khu kinh tế động lực phía Đông Nam Quảng Trị với tổng vốn đầu tư 1.042,6 tỉ đồng; Dự án dịch vụ hạ tầng cơ bản cho tăng trưởng toàn diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị với tổng vốn đầu tư 624,9 tỉ đồng... Trong bối cảnh kết quả vận động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào địa phương tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và môi trường đầu tư của tỉnh chưa thực sự hấp dẫn đồng thời công tác vận động vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO) tuy nhiều về số lượng nhưng quy mô vốn nhỏ thì những kết quả đạt được trong công tác vận động và thu hút vốn ODA có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2014. Bên cạnh đó, việc đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (CG 2012) tại thành phố Đông Hà vào tháng 6 năm 2012 như là một điểm nhấn quan trọng trong bức tranh tổng thể chung về vận động và thu hút vốn ODA trong thời gian qua của tỉnh Quảng Trị. Hội nghị là dịp để Chính phủ Việt Nam đối thoại trực tiếp với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đồng thời cũng là cơ hội để tỉnh Quảng Trị giới thiệu, quảng bá những tiềm năng thế mạnh của mình với bạn bè trong nước và quốc tế. Bảng 2.1 Tình hình thu hút, vận động ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Trị STT Nhà tài trợ Số dự án Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) Tổng vốn Tỷ lệ cam kết ODA Vốn ODA Đối ứngTổng số Vay Viện trợ không hoàn lại 1 Đức 3 7,81 1,57 6,93 1,49 5,44 0,88 2 Ả Rập Xê Út 1 19,24 3,62 16,04 16,04 0 3,2 3 ADB 27 274,471 52,92 234,252 224,312 9,94 40,219 4 Hàn Quốc 3 6,211 1,17 5,186 0 5,186 1,025 5 Italia 1 2,5 0,2 0,89 0,89 1,61 6 JBIC 37 23,987 3,42 15,135 15,135 0 8,852 7 JICA 5 21,59 3,72 16,45 16,45 0 5,14 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 8 NaUy 4 15,08 2,67 11,81 6,41 5,4 3,27 9 Nhật Bản 1 3 0,68 3 0 3 0 10 OFID 1 8,42 1,59 7,02 7,02 1,4 11 Phần Lan 4 23,49 4,74 20,96 0 20,96 2,53 12 Tây Ban Nha 1 1,75 0,37 1,65 1,65 0,1 13 Thụy Điển 3 19,755 3,88 17,17 0 17,17 2,585 14 UNDP 1 1,85 0,42 1,85 0 1,85 15 UN- HABITAT 1 2,61 0,49 2,18 2,18 0,43 16 WB 13 94,854 18,55 82,129 69,569 12,56 12,725 Tổng cộng 106 526,618 100,01 442,652 358,966 83,686 83,966 Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị 2.2.3 Ký kết các Hiệp định tài chính về nguồn vốn ODA cho các dự án Đầu tư XDCB Nhìn vào bảng 2.2 dưới đây trong giai đoạn 2011 – 2014 có 16 dự án ODA được cam kết với tổng mức vốn đầu tư là 4.650,83 tỷ đồng, trong đó cam kết ODA năm 2013 là lớn nhất 5 dự án với tổng mức đầu tư là 2.695,01 tỷ đồng chiếm 57,95% tổng mức vốn đầu tư của cả giai đoạn. Các dự án ODA chủ yếu là dự án ODA vay ưu đãi của các nhà tài trợ như ADB, WB, Hàn Quốc, JICA, Ả Rập Xê Út, Italia, Na Uy... và đầu tư chủ yếu cho các lĩnh vực Giao thông, phát triển đô thị, thủy lợi, cấp nước và thoát nước... Bảng 2.2 Ký kết Hiệp định tài chính vốn ODA cho các dự án đầu tư XDCB tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2014 TT Tên chương trình, dự án ODA Nhà tài trợ Loại ODA Giá trị Tỷ lệ (%) Đơn vị tiền tệ Vốn ODA (nguyên tệ) Quy đổi (tỷ VNĐ) I Năm 2011 152,76 3,28 1 Dự án Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông ADB Viện trợ không hoàn lại USD 2.300.000 42,00 ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 45 2 Dự án Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo dạy nghề cho Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Trị Hàn Quốc Viện trợ không hoàn lại USD 5.320.000 110,76 II Năm 2012 1.050,61 22,59 1 Dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị Na Uy Vay ưu đãi EURO 6.328.572 167,08 2 Dự án Đường liên xã Vĩnh Hòa - Thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh JICA Vay ưu đãi JPY 28,00 3 Dự án Đường giao thông Thạch Kim - Hiền Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Ả rập Xê út Vay ưu đãi Riyal 60.000.000 333,00 4 Dự án Cấp nước xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng Italia Vay ưu đãi EURO 20,48 5 Dự án Cấp nước xã Vĩnh Hà và xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh Italia Vay ưu đãi EURO 31,68 6 Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ, tỉnh Quảng Trị JICA Vay ưu đãi JPY 1.066.000 288,07 7 Dự án Quản lý thiên tai WB Vay ưu đãi USD 182,30 III Năm 2013 2.695,01 57,95 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 1 Dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo và ứng phó biến đổi khí hậu huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị OFID Vay ưu đãi USD 7.000.000 145,60 2 Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, tỉnh Quảng Trị ADB Vay ưu đãi USD 101.000.000 2.102,26 3 Dự án phòng, chống HIV/AIDS Khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng ADB Vay ưu đãi USD 150.000 3,18 4 Dự án Phát triển cấp nước Đông Hà và vùng phụ cận-Giai đoạn I ADB Vay ưu đãi USD 20.500.000 426,40 5 Dự án Hỗ trợ sinh kế cho các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông, tỉnh Quảng Trị ADB Viện trợ không hoàn lại USD 830.000 17,57 IV Năm 2014 752,45 16,18 1 Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới - Tiểu dự án Quảng Trị WB Vay ưu đãi USD 25.994.000 548,47 2 Chương trình Hạnh phúc tỉnh Quảng Trị KOIC A Viện trợ không hoàn lại USD 9.670.000 203,99 Tổng cộng (I,II,III,IV) 4.650,83 100,00 Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Quảng Trị là một tỉnh còn nghèo, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, cộng với một bộ phận đồng bào dân tộc vùng miền núi vẫn gặp nhiều khó khăn, do đó việc vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA có ý nghĩa đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là trong đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và xoá đói giảm nghèo cho vùng nông thôn, miền núi. Trên cơ sở Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm trong thời kỳ 2011 – 2015; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung hạn 3 năm trong thời kỳ 2013 – 2015; Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trong từng thời kỳ 2011 – 2015 của tỉnh Quảng Trị. Trong giai đoạn 2011 đến 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị đã chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và địa phương liên quan tích cực vận động, kêu gọi các chương trình, dự án ODA mới của nhiều nhà tài trợ khác nhau cho đầu tư XDCB. Nhìn chung kết quả vận động ODA của tỉnh cho các dự án đầu tư XDCB giai đoạn này tương đối khả quan, rất nhiều các chương trình, dự án đã được đàm phán và ký kết các Hiệp định tài chính vốn ODA với các nhà tài trợ. Để thấy rõ hơn quá trình vận động ODA giai đoạn 2011-2014 tác giả đã cập nhật số liệu và tính toán kết quả ký kết Hiệp định các chương trình, dự án ODA giai đoạn 2011-2014 so với các giai đoạn trước tại bảng 2.3. Bảng 2.3 So sánh vốn ODA ký kết theo Hiệp định giai đoạn 2011-2014 so với các giai đoạn Chỉ tiêu Giai đoạn Giai đoạn 2011-2014 so với(%) 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 2011- 2014 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 ODA ký kết (triệu USD) 69,85 70,42 76,35 232,55 332,93 330,23 304,58 - ODA vay (Triệu USD) 43,63 50,94 68,61 213,83 490,1 419,77 311,66 So tổng số (%) 62,46 72,34 89,86 91,95 - ODAViện trợ không hoàn lại (Triệu USD) 26,22 19,48 7,74 18,72 71,4 96,1 241,86 So tổng số (%) 37,54 27,66 10,14 8,05 Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị Tại bảng 2.3 ta thấy rằng ODA cam kết giai đoạn 2011-2014 so với các giai đoạn trước tăng hơn rất nhiều, gấp 3 – 4 lần các giai đoạn trước, lớn hơn 300-340%. Đạt được kết quả này là do các dự án ODA giai đoạn này tăng cả về quy mô và số ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 lượng các dự án được tài trợ. Điều này chứng tỏ quan hệ hợp tác của tỉnh với các nhà tài trợ ngày càng phát triển, hiệu quả sử dụng vốn ODA ngày càng cao và thu hút được nhiều vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội cũng như năng lực quản lý các chương trình dự án ODA. 2.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện Dự án Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện dự án Ban quản lý dự án là đơn vị thực hiện, quản lý và quán xuyến tất cả các công việc của dự án, đặc biệt trong đặc thù là một dự án ODA, ban quản lý dự án có vai trò cực kỳ quan trọng đến sự thành công hay thất bại của một dự án. Trong cơ cấu tổ chức từ cơ quan chủ quan đầu tư, tuỳ từng lĩnh vực mà có sự phân công tổ chức, quản lý giám sát. Tuy nhiên tất cả điều dựa trên nguyên tắc chung như sau: Cơ quan thực hiện tiểu dự án là Chủ đầu tư và Ban QLDA (trực thuộc). Cơ quan Chỉ đạo Dự án cấp tỉnh là UBND tỉnh Quảng Trị - là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo thực thi Tiểu dự án. BQLDA phải thường xuyên báo cáo trực tiếp chủ đầu tư, ban điều phối (nếu có), nhà tài trợ. Tham mưu cho chủ đầu tư báo cáo đơn vị chủ quản đầu tư hàng tháng, hàng quý hoặc khi có yêu cầu. Ban quản lý dự án là đơn vị thực hiện, quản lý và quán xuyến tất cả các công việc của dự án, đặc biệt trong đặc thù là một dự án ODA, ban quản lý dự án có vai trò cực kỳ quan trọng đến sự thành công hay thất bại của một dự án. Bộ máy ban quản lý dự án thường bao gồm: Ban Quản lý Dự án Chủ quản đầu tư Chủ đầu tư Các Tư vấn Đơn vị Vận hànhNhà thầu Thiết kế Nhà thầu Thi công Ban điều phối Nhà tài trợ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 + Lãnh đạo Ban QLDA: Giám đốc/trưởng ban, Phó giám đốc/phó trưởng ban/điều phối viên. + Bộ phận quản lý hợp đồng và đấu thầu. + Bộ phận giải phóng mặt bằng, tái định cư. + Bộ phận kế toán, văn phòng. + Bộ phận kế hoạch, kỹ thuật. + Bộ phận an toàn xã hội, môi trường. 2.2.5 Tình hình thực hiện và kết quả giải ngân các dự án ODA 2.2.5.1 Tình hình thực hiện - Trong năm 2011, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang thực hiện 16 chương trình, dự án ODA với tổng vốn đầu tư là 2.096,367 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tài trợ ODA là 1.685,493 tỷ đồng, vốn đối ứng là 410,874 tỷ đồng. Trong 16 dự án thực hiện có 13 dự án chuyển tiếp và 3 dự án được triển khai thực hiện mới là Dự án Đường Cam Chính - Cam Nghĩa với tổng vốn đầu tư là 22,481 là tỷ đồng; Dự án Thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Đông Hà (WB) với tổng mức đầu tư là 332,553 tỷ đồng và Dự án HTKT Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng Mê Kông do ADB tài trợ với tổng vốn đầu tư cho giai đoạn hỗ trợ kỹ thuật là 16,224 tỷ đồng. - Trong năm 2012, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện 23 chương trình, dự án ODA với với tổng vốn đầu tư là 3.902,833 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tài trợ ODA là 3.211,144 tỷ đồng, vốn đối ứng là 691,689 tỷ đồng. Trong số 23 dự án ODA đang thực hiện có 10 dự án do các Bộ, ngành Trung ương làm cơ quan chủ quản với tổng vốn đầu tư là 1.567,896 tỷ đồng, 13 dự án do tỉnh Quảng Trị làm cơ quan chủ quản với tổng vốn đầu tư là 2.334,937 tỷ đồng. - Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 36 dự án ODA triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư là 6.179,911 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn nước ngoài là 5.184,989 tỷ đồng, vốn đối ứng là 994,992 tỷ đồng. - Trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 33 chương trình, dự án ODA thực hiện, trong đó: có 07 dự án đã hoàn thành thi công và bàn giao đưa vào sử dụng; 04 dự án hoàn thành trong năm 2014; 19 dự án chuyển tiếp thực hiện và 03 dự án khởi công mới. Tại bảng 2.4 cho thấy từ năm 2011 đến năm 2014 có 106 dự án được triển khai thực hiện (bao gồm cả dự án khởi công mới và các dự án chuyển tiếp), trong đó có 71 dự án được xếp loại Tốt (Loại A: Dự án có kết quả giải ngân so với kế hoạch > 80%) chiếm 66,99%, 22 dự án xếp loại Khá (Loại B: Dự án có kết quả giải ngân so với kế hoạch từ 60 - 80%) chiếm 20,75%, 13 dự án xếp loại Trung bình (Loại C: Dự án có kết ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 quả giải ngân so với kế hoạch từ 40 – 60%) chiếm 12,26% và không có dự án xếp loại Kém (Loại D: Dự án có kết quả giải ngân so với kế hoạch < 40%). Bảng 2.4 Đánh giá tình hình thực hiện dự án Xếp loại dự án Tổng số Dự án 2011 2012 2013 2014 Tổng Tỉ lệ (%) Tốt (Loại A) 9 18 26 18 71 66,99 Khá (Loại B) 5 2 7 8 22 20,75 Trung Binh (Loại C) 2 1 3 7 13 12,26 Kém (Loại D) 0 0 0 0 0 0 Tổng số dự án 16 21 36 33 106 100 Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị Kết quả thực hiện các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Trị qua các năm đều đạt được kết quả khá cao. Các chương trình, dự án triển khai thực hiện luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định và nguyên tắc về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. Ngoài việc đóng góp, tham gia của người dân hưởng lợi, thì sự chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện, điều hành của Ban quản lý dự án các cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của UBND tỉnh, UBND các huyện cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các Ban, Ngành cấp tỉnh, huyện có liên quan là yếu tố đóng vai trò quan trọng, bảo đảm cho các chương trình, dự án triển khai và hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là tỉnh đã cố gắng tối đa để bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA theo đúng cam kết. Những dự án kết thúc trong năm và những dự án chuyển tiếp được thực hiện đạt kết quả cao. Những dự án khởi công mới đạt kết quả thấp hơn do các dự án phải hoàn tất các thủ tục về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, đền bù bàn giao mặt bằng thi công Nhìn chung các chương trình, dự án ODA đều được các cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hoạt động và được triển khai thực hiện có hiệu quả đã góp phần cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sinh kế, tăng thu nhập cho người dân và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa phương. 2.2.5.2 Kết quả giải ngân Qua bảng 2.4 và 2.5 dưới đây thấy rằng: Nguồn vốn ODA giải ngân thực tế hàng năm cao hơn rất nhiều so với kế hoạch vốn được Trung ương giao, vượt từ 300 % - 567% kế hoạch vốn được giao, trung bình qua 4 năm vượt 239,18%. Đây cũng là một trong những vấn đề bất cập trong quá trình phân bổ vốn từ Trung ương đến địa phương. Kế hoạch vốn được Trung ương giao quá thấp gây khó khăn cho các Chủ đầu tư trong quá trình kiểm soát chi qua Kho Bạc nhà nước và rút vốn qua Bộ Tài chính, đôi khi cũng làm chậm tiến độ giải ngân vốn ODA. Kế hoạch thực hiện của các Dự án ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 và thực tế giải ngân tăng qua các năm, năm sau tăng hơn rất nhiều so với năm trước, năm 2014 tăng gần gấp đôi năm 2011. Bảng 2.5 Kết quả giải ngân các dự án ODA so với kế hoạch vốn được phê duyệt Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Vốn ODA Vốn đối ứng Tổng số Kế hoạch Thực tế Tỉ lệ % Kế hoạch Thực tế Tỉ lệ % Kế hoạch Thực tế Tỉ lệ % 2011 354,33 293,50 82,83 65,13 58,17 89,31 419,46 351,67 83,84 2012 359,46 383,26 106,62 185,37 165,23 89,14 544,83 548,49 100,67 2013 427,82 338,18 79,05 104,14 89,86 86,29 531,96 428,04 80,46 2014 678,97 567,55 83,59 203,58 166,42 81,75 882,55 733,97 83,16 Cộng 1.820,58 1.582,49 86,92 558,22 479,68 85,93 2.378,80 2.062,17 86,69 Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bảng 2.6 Kết quả giải ngân các dự án ODA so với kế hoạch vốn được Trung Ương và UBND tỉnh giao Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Vốn ODA Vốn đối ứng Tổng số Kế hoạch Thực tế Tỉ lệ % Kế hoạch Thực tế Tỉ lệ % Kế hoạch Thực tế Tỉ lệ % 2011 150,00 293,50 195,67 50,00 58,17 116,34 200,00 351,67 175,84 2012 180,00 383,26 212,92 177,79 165,23 92,94 357,79 548,49 153,30 2013 167,00 338,18 202,50 85,93 89,86 104,57 252,93 428,04 169,23 2014 164,64 567,55 344,72 189,10 166,42 88,01 353,74 733,97 207,49 Cộng 661,64 1.582,49 239,18 502,82 479,68 95,40 1.164,46 2.062,17 177,09 Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư Trong giai đoạn 2011 đến 2014 có rất nhiều các dự án đầu tư XDCB thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, các công trình dân dụng đã thi công hoàn thành và được bàn giao đưa vào sử dụng cho đơn vị hưởng lợi như: Dự án Đường liên xã Cam An - Cam Thanh (JICA); Dự án Cải thiện môi trường đô thị Miền Trung (ADB); Dự án Chống lũ vùng trũng Hải Lăng (WB) và Dự án Chia Sẻ - Giai đoạn II do Chính phủ Thụy Điển tài trợ; Dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn (ADB); Hỗ trợ GPMB công trình Nâng cấp Chợ Phương Lang, huyện Hải Lăng thuộc Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung, tỉnh Quảng Trị (ADB); Hỗ trợ GPMB công trình Nâng cấp Đường Phương Lang - Lam Thủy - Thuận Đức và Cầu Thi Ông, huyện Hải Lăng thuộc Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung, tỉnh Quảng Trị (ADB) và Dự án Cầu Đại Lộc (JICA)... đã phát huy hiệu quả cao, góp phần cải thiện điều kiện dân sinh, phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn các xã hưởng lợi. Nhìn chung các dự án chuyển tiếp có khối lượng thực hiện đạt và vượt so với tiến độ thời gian. Một số dự án thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi có thời gian xây ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 dựng kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu do ảnh hưởng của quá trình trượt giá các vật liệu xây dựng và nhân công nên phải phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư như: dự án Đường liên xã Cam An - Cam Thanh (JICA); Dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn (ADB) và Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005, tỉnh Quảng Trị (ADB). Tuy nhiên, các BQL dự án cũng đã đẩy nhanh tiến độ trao thầu, triển khai thực hiện xây lắp và đảm bảo tiến độ giải ngân của các dự án theo cam kết với các nhà tài trợ. Kết quả giải ngân cả nguồn vốn ODA và vốn đối ứng trong giai đoạn này tương đối khả quan và đảm bảo kế hoạch vốn được phê duyệt và được giao, cụ thể: - Năm 2011, lũy kế giải ngân các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh là 351,675 tỷ đồng, bằng 176% kế hoạch năm 2011 Trung ương giao và bằng 92% kế hoạch năm 2011 được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó: + Giải ngân vốn ODA là 293,504 tỷ đồng, bằng 196% kế hoạch Trung ương giao và bằng 92% kế hoạch năm 2011 của các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Giải ngân vốn đối ứng là 58,171 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch Trung ương giao và bằng 92% kế hoạch năm 2011 của các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng khối lượng thực hiện và giải ngân của các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh năm 2011 bằng 101,55% so với năm 2010 (351,675 tỷ đồng/346,320 tỷ đồng), trong đó vốn ODA bằng 99,8% (293,504 tỷ đồng/294,090 tỷ đồng), vốn đối ứng bằng 111,37% (58,171 tỷ đồng/52,230 tỷ đồng). - Tổng vốn giải ngân các dự án ODA trên địa bàn tỉnh trong năm 2012 là 548,488 tỷ đồng, đạt 101 % so với kế hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt 153% so với kế hoạch vốn được Trung ương và UBND tỉnh giao trong năm; bằng 156 % so với kết quả đạt được của năm 2011 (548,488 tỷ đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf_chi_nh_thu_c_tren_di_a_ti_nh_qua_ng_tri_3065_1909372.pdf
Tài liệu liên quan