Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố Thanh Hóa

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT. iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC CÁC BẢNG. ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐÒ. xi

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

4. PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU.3

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .4

6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI:.4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ

HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI CẤP HUYỆN,

THỊ XÃ, THÀNH PHỐ .5

1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.5

1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm .5

1.1.2. Lợi ích của bảo hiểm.7

1.1.3. Bản chất của bảo hiểm .8

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BHXH VÀ THU BHXH.8

1.2.1. Bảo hiểm xã hội .8

1.2.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội .8

1.2.1.2. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội .10

1.2.1.3. Vai trò của BHXH đối với người lao động và xã hội .11

1.2.1.4. Chức năng của Bảo hiểm xã hội .12

 

pdf156 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 2013 kế hoạch thu là 268,236 triệu đồng tăng 2,91 lần. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kế hoạch qua các năm không đồng đều. 2.2.3. Quản lý đối tượng tham gia Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH, là nội dung cơ bản của quản lý thu BHXH, trong đó mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH được đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, BHXH thành phố Thanh Hóa đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp, như: chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vướng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho người lao động; mở rộng hình thức tuyên truyền pháp luật về BHXH. Do đó nếu như năm 2009 BHXH thành phố Thanh Hóa chỉ có 22.601 người tham gia BHXH thì đến năm 2013 BHXH thành phố Thanh Hóa đã có 33.833 người tham gia BHXH bắt, được thể hiện qua bảng sau. Bảng 2.3: Số đơn vị và số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2009 – 2013 của BHXH thành phố Thanh Hóa Năm Số đơn vị tham gia BHXH Số người tham gia BHXH (người) Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (người) Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%) 2009 886 22.601 - - 2010 1.240 27.605 5.004 22,14 2011 1.428 29.592 1.987 7,2 2012 1.732 33.727 4.135 14 2013 1.837 33.833 106 0,31 Nguồn: BHXH TP Thanh Hóa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Qua số liệu trên cho thấy, việc thực hiện chính sách BHXH ở Thanh Hóa ngày một có hiệu quả, thể hiện ở số đơn vị và số người tham gia BHXH bắt buộc năm sau luôn cao hơn năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng liên hoàn không đồng đều và có dấu hiệu giảm (năm 2013 chỉ đạt 0,31% tương ứng 106 người) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung. Điều đó, phải nhìn nhận một thực tế đó là việc phát triển đối tượng năm 2013 tại BHXH thành phố Thanh Hóa là chưa tốt, chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ở Thanh Hóa nếu phân theo khối loại hình tham gia BHXH thì hiện có 8 khối tham gia, được thể hiện qua Bảng số liệu 2.4. Bảng 2.4: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo loại hình (2009-2013) ở thành phố Thanh Hóa Đơn vị: người TT Loại hình Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Khối DN Nhà Nước 1.723 2.326 2.089 2.021 1.946 2 Khối DN có vốn DTNN 63 63 79 72 57 3 Khối DN Ngoài quốc doanh 12.890 16.821 18.620 19.772 19.770 4 Khối HS,Đảng, Đoàn 6.992 7.385 7.700 10.124 10.450 5 Khối ngoài công lập 173 207 240 318 178 6 Khối hợp tác xã 178 218 230 375 371 7 Khối phường xã, thị trấn 320 329 351 750 756 8 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 262 256 283 295 304 Tổng số 22.601 27.605 29.592 33.727 33.833 Nguồn: BHXH TP Thanh Hóa Qua số liệu trên cho thấy: đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo cơ cấu các loại hình tham gia BHXH là tương đối ổn định, biến động không rõ nét. Mặc dù năm 2012 đã chuyển địa giới hành chính 19 xã của 4 huyện về thành phố Thanh Hóa tuy nhiên, khối DNNQD tăng chậm cả về số đơn vị, số lao động và chưa tương xứng với tiềm năng, trong khi đó khối DNNN giảm dần và khu vực HCSN, Đảng đoàn thể nhìn chung ổn định, tuy có tăng, nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 yếu là các DNNN làm ăn kém hiệu quả, quy mô sản xuất giảm, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, giải thể, sáp nhập hoặc chuyển hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH... Đối với lực lượng lao động khu vực HCSN không giảm, điều đó cho thấy việc thực hiện cải cách hành chính công còn những hạn chế, chưa phản ánh đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Năm 2009 số lao động tham gia đóng BHXH là 22.601 người, với tổng số 886 đơn vị tham gia, số tiền thu được trong cả năm là 99.086 triệu đồng thì đến hết năm 2013 số lao động tham gia đã tăng là 33.833 người, số đơn vị tham gia là 1.837 đơn vị với số tiền thu được là 276.438 triệu đồng. Quan sát bảng số liệu 2.1 ta nhận thấy các chỉ tiêu về thu như số lao động, số đơn vị, số tiền đều tăng dần qua từng năm, số tiền thu được đóng góp cho nguồn thu BHXH năm 2013 đã tăng gấp 2,79 lần so với năm 2009, trong đó khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khối Hành chính sự nghiệp chiếm phần lớn số thu BHXH trong toàn thành phố. Năm 2009 số thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ là 46.699 triệu đồng, chiếm 47.13% tổng số tiền thu BHXH thành phố Thanh Hóa thì đến năm 2013 đã tăng là 129.791 triệu đồng, số tiền thu được tăng 2,78 lần, chiếm tỷ lệ 46,95 % tổng số tiền thu BHXH toàn thành phố Thanh Hóa. Tương tự khối Hành chính sự nghiệp cũng tăng mạnh trong các năm, năm 2009 khối khối Hành chính sự nghiệp chỉ thu được 39.850 triệu đồng, chiếm 40,22 % tổng số tiền thu BHXH toàn thành phố. Thì sang đến năm 2013 đã thu được 114.335 triệu đồng tăng gấp 2,87 lần chiếm 41,36 % tổng số tiền thu BHXH toàn thành phố Thanh Hóa. Bên cạnh việc số thu của 2 khối này tăng, ta dễ dàng nhận thấy số thu khối xã, phường năm 2012 so với năm 2009 về số đơn vị, số người và số tiền thu tăng đột biến, có sự gia tăng đột biến này là do việc sáp nhập địa giới hành chính 19 xã của 4 huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn về thành phố Thanh Hóa quản lý, từ đó theo phân cấp thu theo địa giới hành chính thì 19 xã này được theo dõi thu BHXH ở 4 huyện trên sẽ được chuyển về cho BHXH thành phố Thanh Hóa quản lý làm tăng số đơn vị, số người và số tiền thu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Những năm gần đây, các khối HCSN, Đảng, Đoàn thể luôn là khối có sự ổn định về tổ chức cũng như con người, sự tăng giảm về nhân sự của khối này hầu như không có sự biến động lớn, mặt khác khối này hưởng lương và đóng BHXH từ nguồn ngân sách nhà nước nên số tiền thu BHXH tăng lên theo từng năm phần lớn là do mức lương tối thiểu nhà nước quy định tăng và tỷ lệ đóng BHXH tăng cứ 2 năm tăng lên 2% theo từng thời kì, như ta biết lương tối thiểu chung năm 2010 là 730.000 đồng, năm 2011 là 830.000 đồng và năm 2012 là 1.050.000 đồng, tháng 7 năm 2013 tăng lên 1.150.000 đồng. Khối Doanh nghiệp nhà nước cũng là khối ít có sự thay đổi về số đơn vị và số lao động có xu hướng giảm dần, năm 2009 số đơn vị là 19 đơn vị với 1.723 lao động thì đến năm 2013 số đơn vị cũng là 18 với số lao động là 1.946 lao động. Điều này là do những năm gần đây, nhà nước thực hiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thực hiện cơ cấu lại hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả thì tiến hành chuyển dần sang các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân, giải thể hoặc tự sát nhập các công ty này với nhau, chính điều này đã làm cho các công ty nhà nước đang có xu hướng giảm dần do 1 phần lớn đã chuyển thành các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tự hạch toán chi phí. Vì thế ta nhận thấy số tiền BHXH của khối này tuy vẫn tăng theo từng năm nhưng tốc độ tăng chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số tiền BHXH thu được của toàn Thành phố. Bên cạnh 4 khối chính thì khối còn lại bao gồm Khối hợp tác xã, khối phường xã, khối ngoài công lập và khối hộ kinh doanh cá thể tuy chiếm cơ cấu ít trong tổng số thu BHXH toàn Thành phố. Cũng ít có sự biến động về đối tượng tham gia BHXH và số tiền thu qua mỗi năm. 2.2.4. Quản lý tiền lương, tiền công đóng BHXH Tiền lương, tiền công trả cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đối với công chức, viên chức làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm đơn vị HCSN; Đảng, đoàn thể và các doanh nghiệp nhà nước) do Nhà nước trả lương; người lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước do người sử dụng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 lao động quy định và tiền lương này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Trách nhiệm của cơ quan BHXH là căn cứ vào các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương và các quyết định nâng lương của cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định; trường hợp nâng lương không đúng quy định, cơ quan BHXH từ chối thu BHXH, yêu cầu đơn vị sử dụng lao động thực hiện đúng quy định. Nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, bên cạnh sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, BHXH thành phố Thanh Hóa thường xuyên phối hợp với các phòng, ban, ngành chức năng để nắm vững phân cấp quản lý lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc thống kê, phân loại xác định các mức thu, tỷ lệ thu và phương thức thu của từng nhóm đối tượng. Trên cơ sở nắm chắc tổng quỹ tiền lương của từng đơn vị và tiền lương của người lao động, nên trong những năm qua mặc dù Nhà nước thường xuyên thay đổi chế độ tiền lương và đối tượng tham gia BHXH biến động lớn, nhưng việc thu nộp BHXH được thực hiện không có sự sai sót. Số liệu cụ thể được phản ánh qua Bảng sau: Bảng 2.5: Quỹ tiền lương tham gia BHXH bắt buộc (2009 – 2013) theo các loại hình tham gia BHXH ở thành phố Thanh Hóa Đơn vị tính: Triệu đồng TT Khối loại hình Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 DN Nhà Nước 48.045 69.532 74.118 60.700 83.300 2 DN có vốn ĐTNN 1.155 1.200 1.732 2.850 2.588 3 Khối DN NQD 233.495 335.609 443.195 450.954 540.796 4 Khối HCSN 199.250 284.341 323.623 373.171 476.396 5 Khối ngoài công lập 2.245 3.418 5.114 6.171 4.863 6 Khối hợp tác xã 2.625 3.318 4.659 6.392 9.663 7 Khối phường, xã 6.800 8.068 12.350 17.729 27.475 8 Hộ SXKD cá thể 1.185 3.391 4.686 5.460 6.746 Tổng quỹ lương 495.430 708.877 869.477 923.100 1.151.825 Nguồn: BHXH TP Thanh Hóa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 2.2.5. Quản lý nguồn thu BHXH Nguồn thu như trình bầy ở phần trên được hình thành từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước đóng BHXH cho người lao động bằng 17% tổng quỹ tiền lương của đơn vị đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước thông qua người sử dụng lao động. Việc quản lý nguồn thu BHXH trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong những năm qua đảm bảo theo đúng các quy định: - Thực hiện nghiêm ngặt quy trình thu nộp BHXH: căn cứ vào danh sách lao động và tổng quỹ tiền lương của đơn vị đã được đăng ký với cơ quan BHXH; trên cơ sở đó, BHXH thành phố Thanh Hóa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Các đơn vị sử dụng lao động, hằng tháng sau khi cấp phát lương cho cán bộ, CNVC, người lao động, đồng thời trích tỷ lệ 7% tiền lương của họ và đóng 17% trên tổng quỹ tiền lương theo quy định để chuyển cùng một lúc 22% (2% đơn vị được phép giữ lại để chi chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động) vào tài khoản chuyên thu BHXH mở tại Kho bạc hoặc Ngân hàng. Việc thu nộp BHXH thực hiện bằng chuyển khoản, trường hợp thu bằng tiền mặt thì chậm nhất sau 3 ngày cơ quan BHXH nộp vào tài khoản đảm bảo đúng quy định. Với phương thức thu nộp BHXH như vậy luôn đảm bảo an toàn, thuận tiện, quản lý chặt chẽ được nguồn thu. - Thường xuyên phối hợp với hệ thống Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh để cập nhật số tiền thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng tháng cơ quan BHXH thực hiện Thông báo bằng văn bản tình hình lao động tham gia và số tiền phải nộp BHXH đến từng đơn vị tham gia BHXH theo mẫu C12-TS. Đối với những đơn vị có số tháng nợ từ 3 tháng trở lên thì hàng quý cán bộ chuyên quản lập biểu đối chiếu công nợ với đơn vị theo mẫu C05-TS. Với việc Thông báo thay Bản đối chiếu tình hình thu nộp BHXH như trước đây, giảm được nhiều thủ tục giấy tờ, thời gian giao dịch của các bên tham gia BHXH. Đồng thời đảm bảo chính xác số tiền phải đóng, đã đóng và số nợ, số tiền lãi do nộp chậm, nộp thiếu...vì vậy, thu ĐA ̣I H ỌC KI H T Ế H UÊ ́ 60 nộp BHXH trong những năm qua đảm bảo công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn quỹ BHXH, thể hiện ở Bảng 2.6 sau: Bảng 2.6: Tổng thu BHXH trong các năm (2009 – 2013) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Số thu BHXH Lượng tăng (giảm) tuyệtđối liên hoàn (đồng) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) 2009 99.086 . . . . . . 2010 155.953 56.867 57,39 2011 191.285 35.332 22,65 2012 221.544 30.259 15,82 2013 276.438 54.894 27,48 Nguồn: BHXH TP Thanh Hóa Biểu đồ 2.1: Tổng thu BHXH bắt buộc theo các năm (2009-2013) Ta thấy số thu BHXH liên tục tăng lên trong các năm, số thu năm sau luôn cao hơn các năm trước, đặc biệt số thu năm 2010 tăng 1,57 lần đối với số thu năm 2009. Chỉ trong vòng 5 năm, số thu BHXH bắt buộc từ 99,086 triệu đồng năm 2009 lên 276,438 triệu đồng năm 2013, gấp 2,79 lần. Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng số thu BHXH bắt buộc qua các năm. Sự điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của Nhà nước qua các năm làm cho số thu BHXH hàng năm tăng ở các đơn vị áp dụng tháng bảng lương của Nhà nước, cụ thể là khối hành chính sự nghiệp, khối xã - phường và doanh nghiệp áp dụng thang bảng lương của Nhà nước. Do số tiền thu BHXH dựa trên mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động được tăng. Cụ thể, từ tháng 01/2009 đến tháng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 04/2009 lương tối thiểu chung là 540.000 đồng, từ tháng 05/2009 đến tháng 04/2010 là 650.000 đồng từ tháng 05/2010 mức lương tối thiểu đã tăng là 730.000 đồng, năm 2011 là 830.000 đồng và năm 2012 là: 1.050.000 đồng và từ tháng 7/2013 lương tối thiểu chung đổi tên thành lương cơ sở là 1.150.000 đồng. Việc lương tối thiểu tăng theo từng năm, từng thời kì ảnh hưởng tới só tiền thu BHXH, làm số tiền thu BHXH cũng tăng dần lên theo từng năm, từng thời kì. Sự điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị có thuê mướn lao động tăng qua hàng năm: + Từ ngày 01/01/2010, được điều chỉnh theo Nghị đinh số 97/2009/NĐ-CP, ngày 30/10/2009. Mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp theo các vùng như sau: Mức 980.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. Mức 880.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. Mức 810.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. Mức 730.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV. + Từ ngày 01/10/2011 đến hết ngày 31/12/2012 được điều chỉnh theo Nghị định Số: 70/2011/NĐ-CP, ngày 22/8/2011. Mức 2.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. Mức 1.780.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. Mức 1.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV. + Từ ngày 01/10/2013 đến hết ngày 31/12/2013 được điều chỉnh theo Nghị ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 định Số: 103/2012/NĐ-CP, ngày 01/12/2012. Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV. Mức lương tối thiểu vùng trên, là mức lương tối thiểu trả cho người lao động làm những công việc đơn giản nhất trong điều kiện thường. Còn đối với công việc yêu cầu lao động phải qua đào tạo thực hiện theo đúng quy định thu thêm ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng, cộng thêm 5% lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc có chức danh nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc 3 ca. (Đối với địa bàn thành phố Thanh Hóa thực hiện thu BHXH theo mức lương tối thiểu vùng III). Bảng 2.7: Số thu BHXH bắt buộc theo các loại hình ở thành phố Thanh Hóa (2009-2013) Đơn vị: triệu đồng TT Loại hình Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Khối DN Nhà Nước 9.609 15.297 16.306 14.568 19.992 2 Khối DN có vốn DTNN 231 264 381 684 621 3 Khối DN Ngoài quốc doanh 46.699 73.834 97.503 108.229 129.791 4 Khối HS,Đảng, Đoàn 39.850 62.555 71.197 89.561 114.335 5 Khối ngoài công lập 449 752 1.125 1.481 1.167 6 Khối hợp tác xã 525 730 1.025 1.534 2.319 7 Khối phường xã, thị trấn 1.360 1.775 2.717 4.255 6.594 8 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 363 746 1.031 1.232 1.619 Tổng số thu BHXH 99.086 155.953 191.285 221.544 276.438 Nguồn: BHXH TP Thanh Hóa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng (%) số thu BHXH bắt buộc giữa các loại hình giai đoạn 2009-2013 (trong đó khối khác bao gồm các khối còn lại trên bảng 2.6) Bảng số liệu trên cho thấy, trên cơ sở dự toán kế hoạch thu BHXH bắt buộc do BHXH tỉnh giao, hằng năm BHXH thành phố Thanh Hóa đã thực hiện tương đối tốt công tác thu, nộp BHXH. Số thu BHXH bắt buộc của BHXH các huyện, thị xã, thành phố và phòng Thu liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân là do các nhân tố tác động chủ yếu: tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước điều chỉnh tăng bình quân 18,8%/năm từ tháng 01/2009 đến tháng 4/2009 lương tối thiểu chung là 540.000 đ; từ tháng 5/2009 đến tháng 4/2010 lương tối thiểu chung là 650.000đ; từ tháng 5/2010 đến tháng 4/2011 lương tối thiểu chung là 730.000đ; từ tháng 5/2011 đến tháng 4/2012 lương tối thiểu chung là 830.000đ; từ tháng 5/2012 đến tháng 6/2013 lương tối thiểu chung là 1.050.000đ; từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013 lương tối thiểu chung là 1.150.000đ. Lương tối thiểu vùng đóng BHXH bắt buộc, theo quy định của Chính phủ áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (thành phố Thanh Hóa thuộc vùng III) từ tháng 10/2010 đến tháng 12/2012 là 1.550.000đ; từ tháng 1/2013 đến 12/2013 lương tối thiểu để đóng BHXH bắt buộc cho các doanh nghiệp hoạt động trên vùng III là 1.800.000đ. 2.2.6. Nợ và quản lý nợ BHXH Ngoài các kết quả khả quan về số đối tượng tham gia và số tiền thu BHXH tăng dần theo từng năm thì số tiền nợ đọng BHXH của các đơn vị vẫn là một vấn đề ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 cần giải quyết triệt để, số tiền nợ đọng BHXH hàng năm luôn là một thách thức đối với ngành BHXH cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Bảng 2.8: Tổng hợp số tiền nợ BHXH qua các năm 2009 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số phải thu Tổng số nợ BHXH Tỷ lệ nợ (%) so với số phải thu 2009 109.098 10.012 9,2 2010 171.754 15.621 9,1 2011 214.337 23.052 10,7 2012 262.730 41.186 15,6 2013 323.670 47.232 14,6 Nguồn: BHXH TP Thanh Hóa Biểu 2.3 Biểu diễn số nợ BHXH qua các năm (2009-2013) Từ biểu số liệu trên ta thấy rằng từ năm 2009 đến năm 2013 số tiền nợ liên tục tăng, nếu như năm 2009 số nợ BHXH là 10,012 tỷ đồng (chiếm 9,2% số phải thu), thì đến năm 2013 số nợ BHXH là 47,232 tỷ đồng tăng (chiếm 14,6% số phải thu) . Như vậy số nợ BHXH tính đến năm 2013 đã tăng gấp 4,7 lần số nợ năm 2009 tương ứng với số phải thu năm 2013 chỉ tăng 2,97 lần so với năm 2009. Điều này nói lên một điều là số nợ BHXH và số phải thu BHXH đều tăng năm sau tăng hơn năm trước, nhưng tốc độ gia tăng số nợ BHXH nhanh hơn tốc độ tăng số phải thu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Bảng 2.9: Tổng số tiền nợ BHXH đến năm 2013 theo khối loại hình Đơn vị tính: triệu đồng T T Loại hình quản lý Số tiền phải đóng Số tiền đã đóng Số tiền nợ 1 Khối DN Nhà Nước 23.382 19.992 3.390 2 Khối DN có vốn DTNN 669 621 48 3 Khối DN Ngoài quốc doanh 171.072 129.791 41.281 4 Khối HS,Đảng, Đoàn 116.475 114.335 2.140 5 Khối ngoài công lập 1.251 1.167 84 6 Khối hợp tác xã 2.344 2.319 25 7 Khối phường xã, thị trấn 6.697 6.594 103 8 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 1.780 1.619 161 Tổng cộng 323.670 276.438 47.232 Nguồn: BHXH TP Thanh Hóa Năm 2009 BHXH thành phố Thanh Hóa có 163 đơn vị nợ BHXH với số tiền nợ là 10.012 triệu đồng. Năm 2010 BHXH thành phố có 169 đơn vị nợ với số tiền nợ: 15.621 triệu đồng. Năm 2011 BHXH thành phố có 342 đơn vị nợ với số tiền 23.052 triệu đồng. Năm 2012 BHXH thành phố có 473 đơn vị nợ với số tiền 41.186 triệu đồng. Năm 2013 BHXH thành phố có 466 đơn vị nợ với số tiền 47.232 triệu đồng. Biểu 2.4: Biểu diễn tỷ lệ nợ BHXH năm 2013 Trong các khối loại hình tham gia BHXH năm 2013 thì khối DNNQD có số tiền nợ cao nhất (41.281 triệu đồng) chiếm tỷ lệ 87,4%, tiếp đó là khối DNNN (với 3.390 triệu đồng) chiếm 7,1%, ngoài ra ngay cả các đơn vị HCSN hưởng lương từ NSNN cũng nợ BHXH. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ BHXH, BHYT nêu trên là do chế tài xử ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 lý vi phạm trọng lĩnh vực BHXH, BHYT còn nhiều hạn chế; mức xử phạt thấp, quy định lãi suất chậm đóng thấp hơn lãi suất ngân hàng; BHXH Việt Nam không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm. Bên cạnh đó, nhận thức của chủ sử dụng lao động và bản thân người lao động cũng hạn chế, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc danh. Một số đơn vị doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH, BHYT; nhiều người lao động cũng không am hiểu pháp luật, có tâm lý sợ mất việc làm, ngại đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình được quy định trong Luật BHXH, BHYT. Công tác phối hợp thực hiện thanh, kiểm tra cũng chưa chặt chẽ và chưa được thường xuyên; tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản xuất khó khăn hoặc giải thể phá sản không có khả năng đóng BHXH. Ta thấy số đơn vị nợ và số tiền nợ BHXH có xu hướng tăng theo từng năm, đặc biệt năm 2012 số nợ tăng gần gấp đôi so với năm 2011. Số nợ BHXH tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Tuy đã có nhiều biện pháp được áp dụng nhưng do nhiều yếu tố như: văn bản pháp luật nhà nước còn thiếu sót, nhiều kẽ hở, chế tài về chậm nộp BHXH còn chưa mang tính răn đe, sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa hiệu quả, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nên việc nợ đọng BHXH vẫn chưa được giải quyết triệt để, đòi hỏi thời gian tới nhà nước, cũng như các cơ quan chức năng phối hợp cùng ngành BHXH để có các biện pháp hiệu quả hơn trong việc giảm dần nợ đọng BHXH. 2.3. Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch thu và công tác quản lý nợ tại Bảo hiểm xã hội thành phố Thanh Hóa 2.3.1. Mức độ hoàn thành kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội trong năm Địa bàn thành phố Thanh Hóa là nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, số đối tượng tham gia BHXH tăng không ngừng theo từng năm, số lượng lao động, đơn vị tham gia BHXH năm sau luôn luôn cao hơn năm trước, đóng góp một phần lớn số thu cho quỹ BHXH của ngành. Đây là chính là thuận lợi lớn để BHXH thành phố Thanh Hóa khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có, vừa đảm bảo được số thu theo kế hoạch được giao, vừa góp phần an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp BHXH. ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 67 Mặt khác kể từ khi được thành lập vào năm 1995, BHXH thành phố Thanh Hóa đã luôn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của BHXH tỉnh Thanh Hóa, sự phối hợp, quan tâm giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chức năng, trực tiếp như Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, Ngân hàng, Kho bạc và các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, đã giúp cho BHXH thành phố Thanh Hóa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà ngành và BHXH tỉnh giao cho. Đảm bảo thu đủ, đúng kế hoạch, đúng thời gian quy định, đồng thời không để quyền lợi BHXH của người lao động bị thiệt thòi. Bảng 2.10: Báo cáo tổng hợp số tiền thu BHXH của BHXH thành phố Thanh Hóa so với kế hoạch thu được giao (2009 – 2013) Đơn vị: Triệu đồng Năm Số thu BHXH theo kế hoạch (Triệu đồng) Số thu BHXH thực hiện được (Triệu đồng) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch được giao (%) 2009 92.230 99.086 107 2010 149.534 155.953 104 2011 180.766 191.285 106 2012 215.840 221.544 103 2013 268.236 276.438 103 Nguồn:BHXH TP Thanh Hóa Qua bảng số liệu 2.10 ta thấy: Bảo hiểm xã hội thành phố Thanh Hóa luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu BHXH so với kế hoạch được giao từ BHXH tỉnh Thanh Hóa, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu luôn đạt trên 100% so với kế hoạch được giao, cụ thể trong 5 năm từ 2009 đến 2013: Năm 2009 số thu BHXH là 99.086 triệu đồng thì đến năm 2013 đã là 276.438 triệu đồng, Năm 2009 là năm có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao nhất 107,43%. Để đạt được kết quả trên BHXH thành phố Thanh Hóa ngoài các biện pháp quản lý thu hiệu quả, sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng như đã trình bày ở trên còn do BHXH thành phố đã không ngừng cải tiến thủ tục hành chính trong các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 năm qua, nhất là các thủ tục trong công tác quản lý thu BHXH, thực hiện cơ chế một cửa để tiếp nhận hồ sơ thu BHXH đơn giản thuận tiện trong việc đơn vị lên giao dịch. Vì vậy đã giảm thiểu được các tiêu cực, phiền hà cho đơn vị tham gia BHXH, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc về thủ tục, khiếu nại cho đơn vị, khiến đơn vị hiểu rõ hơn về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH, điều đó dẫn tới ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào nghĩa vụ đóng BHXH, khiến số thu BHXH mỗi năm đều phát triển, năm sau cao hơn năm trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_ly_thu_bao_hiem_xa_hoi_tai_bao_hiem_xa_hoi_thanh_pho_thanh_hoa_7469_1909379.pdf
Tài liệu liên quan