Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Quảng Bình

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn . iii

Danh mục những từ viết tắt.v

Danh mục các bảng . vi

Danh mục các biểu đồ . viii

Mục lục. ix

PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1

2. Câu hỏi nghiên cứu .1

3. Mục tiêu nghiên cứu.2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

5. Phương pháp nghiên cứu.3

6. Cấu trúc của luận văn.4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC.5

1.1. Lý luận về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông

đường bộ từ Ngân sách Nhà nước.5

1.1.1. Đầu tư và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ .5

1.1.1.1. Khái niệm đầu tư.5

1.1.1.2. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ .6

1.1.1.3. Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.7

1.1.1.4. Vai trò đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.9

1.1.2. Nguồn vốn đầu tư.12

1.1.2.1. Khái niệm nguồn vốn đầu tư.12

 

pdf170 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% SL % SL % SL % Công tác lập dự án xây dựng CSHT GTĐB hàng năm 133 5 3,76 47 35,34 67 50,38 10 7,52 4 3,01 Tính phù hợp của công tác khảo sát, nghiệm thu và thanh toán 133 15 11,28 56 42,11 48 36,09 13 9,77 1 0,75 Công tác thẩm định dự án xây dựng CSHT GTĐB 133 16 12,03 51 38,35 50 37,59 11 8,27 5 3,76 Việc phê duyệt thiết kế và dự toán trong công tác xây dựng CSHT GTĐB 133 6 4,51 53 39,85 54 40,60 12 9,02 8 6,02 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra với SPSS Qua số liệu tập hợp ở Bảng 2.24, có 50,38% đánh giá công tác tác lập dự án xây dựng CSHT GTĐB đạt ở mức trung bình, 7,52% tốt và 3,01% rất tốt, chứng tỏ đa số dự án ở địa phương đều có tính khả thi, song có 35,34% ý kiến đánh giá công tác này còn kém và 3,76% rất kém; chứng tỏ có một số dự án không khả thi, không sát với thực tế hoặc còn nhiều bất cập. Có 42,11% ý kiến đánh giá tính phù hợp Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế 76 công tác khảo sát, nghiệm thu, thanh toán kém và 11,28% rất kém nên cần phải chấn chỉnh lại công tác này để tránh trường hợp nghiệm thu trước khối lượng để thanh toán vốn, nghiệm thu theo khối lượng dự thầu nên xảy ra chênh lệch giữa khối lượng thực tế thi công và khối lượng ở hồ sơ nghiệm thu... Mặt khác, công tác thẩm định dự án xây dựng CSHT GTĐB để làm cơ sở cho việc phê duyệt thiết kế và dự toán có 38,35% đánh giá kém và 39,85% đánh giá kém cho công tác phê duyệt thiết kế và dự toán nên cần phải xem lại trình độ năng lực của đội ngũ làm công tác thẩm định ở địa phương để tránh trường hợp sai lệch giữa áp dụng định mức, đơn giá và khối lượng... - Đánh giá về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB: Bảng 2.25: Đánh giá về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB Câu hỏi Tổng số ý kiến Ý kiến đánh giá Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt SL % SL % SL % SL % SL % Công tác quản lý và thực hiện các dự án đầu tư 133 1 0,75 3 2,26 54 40,60 32 24,06 43 32,33 Phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng CSHT GTĐB 133 1 0,75 12 9,02 63 47,37 43 32,33 14 10,53 Công tác chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư xây dựng CSHT GTĐB 133 5 3,76 44 33,08 35 26,32 21 15,79 28 21,05 Công tác bảo hành, bảo trì sau khi hoàn thành 133 4 3,01 47 35,34 27 20,30 35 26,32 20 15,04 Năng lực cán bộ của Ban Quản lý dự án 133 0 0,00 2 1,50 59 44,36 42 31,58 30 22,56 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra với SPSS Qua số liệu ở Bảng 2.25, công tác quản lý và thực hiện các dự án đầu tư cơ bản đã đạt được yêu cầu, có 40,60% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, 24,06% đánh giá tốt và 32,33% ý kiến đánh giá rất tốt chứng tỏ địa phương đã chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý dự án có đủ trình độ và đạo đức nghề nghiệp, bố trí đúng người, đúng việc và phù hợp trình độ chuyên môn. Công tác phân cấp quản lý trong Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 77 đầu tư xây dựng CSHT GTĐB cũng đã được quan tâm, chỉ có 9,02% ý kiến đánh giá kém mà thôi. Công tác bảo hành, bảo trì sau khi công trình hoàn thành cơ bản đã được chú trọng, tuy nhiên có 35,34% ý kiến đánh giá đánh giá kém, vì vậy cần có kế hoạch bố trí vốn cho công tác duy tu sửa chữa công trình sau một thời gian khai thác, tránh trường hợp đầu tư tràn lan và bỏ mặc những công trình hoàn thành không được duy tu, sửa chữa nên nhanh chóng xuống cấp và hư hỏng. - Đánh giá về công tác lựa chọn nhà thầu và thanh quyết toán Bảng 2.26: Đánh giá về công tác lựa chọn nhà thầu và thanh quyết toán Câu hỏi Tổng số ý kiến Ý kiến đánh giá Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt SL % SL % SL % SL % SL % Công tác đấu thầu xây dựng CSHT GTĐB đã và đang thực hiện 133 0 0,00 30 22,56 88 66,17 3 2,26 12 9,02 Công tác chỉ định thầu công trình xây dựng CSHT GTĐB 133 0 0,00 31 23,31 78 58,65 16 12,03 8 6,02 Công tác lựa chọn nhà thầu trong xây dựng CSHT GTĐB 133 0 0,00 47 35,34 47 35,34 28 21,05 11 8,27 Công tác nghiệm thu và giám sát 133 0 0,00 16 12,03 85 63,91 23 17,29 9 6,77 Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư 133 0 0,00 28 21,05 82 61,65 12 9,02 11 8,27 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra với SPSS Qua số liệu tập hợp ở Bảng 2.26, ta thấy công tác lựa chọn nhà thầu bao trùm lên công tác đấu thầu và chỉ định thầu trong đầu tư xây dựng CSHT GTĐB, công tác này có 35,34% ý kiến đánh giá kém nên địa phương cần phải làm tốt công tác đấu thầu, chỉ định thầu, tuân thủ đúng yêu cầu quy định của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu. Công tác nghiệm thu, giám sát và công tác thanh quyết toán vốn đầu tư là hai công tác quản lý vốn đầu ra trong đầu tư xây dựng CSHT GTĐB; mặc dầu vậy vẫn có 12,03% ý kiến đánh giá công tác nghiệm thu, giám sát kém; 21,05% ý kiến đánh giá công tác thanh quyết toán vốn đầu tư kém; vì vậy, chủ đầu tư phải xem xét lại Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 78 năng lực cán bộ các phòng ban chuyên môn và chú trọng chỉ đạo các Ban quản lý dự án thực hiện nghiêm túc công tác nghiệm thu, giám sát và thanh quyết toán vốn đầu tư theo hướng dẫn quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Đánh giá về công tác chính sách chế độ trong đầu tư xây dựng CSHT GTĐB: Bảng 2.27: Đánh giá về chính sách chế độ trong đầu tư xây dựng CSHT GTĐB Câu hỏi Tổng số ý kiến Ý kiến đánh giá Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt SL % SL % SL % SL % SL % Các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng CSHT GTĐB 133 0 0,00 47 35,34 83 62,41 2 1,50 1 0,75 Sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng CSHT GTĐB 133 0 0,00 5 3,76 86 64,66 42 31,58 0 0,00 Đánh giá về định mức xây dựng CSHT GTĐB 133 0 0,00 40 30,08 84 63,16 6 4,51 3 2,26 Đánh giá về thực hiện đơn giá 133 0 0,00 37 27,82 80 60,15 15 11,28 1 0,75 Đánh giá về tính phù hợp của chính sách, chế độ trong xây dựng CSHT GTĐB 133 0 0,00 47 35,34 46 34,59 31 23,31 9 6,77 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra với SPSS Với số liệu tập hợp ở Bảng 2.27, ta thấy các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng CSHT GTĐB đã được chú trọng và có 62,41% ý kiến đánh giá trung bình và 1,50% ý kiến đánh giá tốt, bên cạnh đó có 35,34% ý kiến cho rằng công tác này còn kém vì vậy địa phương cần có chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà tài trợ. Tuy nhiên, cũng cần xem lại và kiến nghị cấp trên ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho hợp lý; tránh chồng chéo, mâu thuẫn, khó hiểu, khó vận dụng, vì vẫn còn có 3,76% ý kiến đánh giá sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật kém, chứng tỏ rằng chính sách chế độ trong đầu tư xây dựng CSHT GTĐB còn nhiều bất cập, chưa phù Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 79 hợp nên có tới 35,34% ý kiến đánh giá kém. Ngoài ra định mức đầu tư xây dựng CSHT GTĐB và thực hiện đơn giá cũng còn nhiều bất hợp lý, vẫn còn ý kiến đánh giá cho hai công tác này theo thứ tự là 30,08% và 27,82% kém nên các cấp, các ngành phải xem lại việc xây dựng định mức đầu tư xây dựng CSHT GTĐB, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa áp dụng định mức trong các ngành (Giao thông, Xây dựng, Thủy lợi..) khi cùng thực hiện một công việc như nhau; ngoài ra, việc thông báo giá hàng tháng của liên sở (Tài chính, Xây dựng, .) cũng phải kịp thời và phù hợp với giá cả thay đổi thực tế trên thị trường. Nhận xét: Qua ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra thông qua ý kiến tổng hợp chung về các nhân tố liên quan đến việc quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT GTĐB ở tỉnh Quảng Bình, tác giả thấy được các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cơ bản đã tuân thủ quy trình, quy phạm trong việc sử dụng vốn đầu tư, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vẫn chưa được đánh giá cao là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau: - Nguyên nhân khách quan: Do văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. - Nguyên nhân chủ quan: Do trình độ, năng lực cán bộ quản lý của Chủ đầu tư. Dù ở các lĩnh vực quản lý và trách nhiệm khác nhau nhưng các đối tượng điều tra đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về những hạn chế trong việc quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT GTĐB ở tỉnh Quảng Bình. 2.6. Những ưu điểm, hạn chế và yếu kém trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Quảng Bình Qua quá trình thu thập tài liệu thứ cấp và điều tra khảo sát, các đối tượng điều tra đã cung cấp những tồn tại và vướng mắc trong quá trình quản lý vốn đầu tư; thông qua những câu hỏi mở trong bảng điều tra, đồng thời chứng kiến ý kiến đánh giá của họ cho từng chỉ tiêu điều tra, tác giả thu thập, tổng hợp và rút ra những ưu điểm và những tồn tại yếu kém chủ yếu trong quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN ở tỉnh Quảng Bình. 2.6.1. Những ưu điểm Thứ nhất: Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã nổ lực phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đề ra những chính sách giải pháp về phát Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 80 triển kinh tế - xã hội sát với tình hình thực tế của địa phương. Thứ hai: Tỉnh Quảng Bình đã thực hiện phương châm kết hợp giữa nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế đó là: phân bổ vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh như nguồn vốn "mồi" để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư vào những ngành mũi nhọn và các vùng có nhiều tiềm năng, đồng thời bằng những chính sách về tài chính, tín dụng, đất đai, chính sách hỗ trợ đầu tư trở lại... để thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Thứ ba: Vốn đầu tư từ NSNN chủ yếu tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; tập trung đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước... Thứ tư: Tỉnh đã có cơ chế phân công, phân cấp, quản lý và điều hành ngân sách; tiết kiệm chi ngân sách để tập trung cho đầu tư phát triển. Thứ năm: Tỉnh Quảng Bình đã tận dụng được những lợi thế to lớn mà xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mang lại như: xuất nhập khẩu tăng, tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài và phương thức quản lý tiên tiến, thông qua các chương trình dự án đầu tư như chương trình vốn chia sẻ, vốn plan... Đây là yếu tố quan trọng và tích cực, tạo nên những thuận lợi về học hỏi kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư của nước ngoài. Thứ sáu: Tận dụng khai thác một số tài nguyên như: vật liệu xây dựng, hải sản, quặng titan, đấu giá quỹ đất để bổ sung nguồn vốn đầu tư . Thứ bảy: Chú trọng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư từ quy trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán đến việc tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu, quyết toán... Nhờ vậy phần nào đã rút ngắn được thời gian chuẩn bị đầu tư, một số dự án hoàn thành bàn giao đúng tiến độ . Thứ tám: Công tác quản lý vốn đầu tư đã bắt đầu đi vào nề nếp; đã thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư, chú trọng lựa chọn các tổ chức tư vấn có năng lực và tin học hoá trong quản lý đầu tư, tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng công trình. Bên cạnh những ưu điểm ở trên, công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém thể hiện ở nhiều khâu trong công tác quản lý. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 81 2.6.2. Những hạn chế và yếu kém 2.6.2.1. Công tác quy hoạch Công tác quy hoạch giữa các vùng, ngành còn chồng chéo, chậm triển khai, các quy hoạch chưa đồng bộ, thiếu tính dự báo và ổn định đã dẫn đến việc khai thác, sử dụng, quản lý đầu tư còn bị động. Chất lượng một số dự án quy hoạch còn kém, đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu về số lượng và kém về trình độ, công tác quy hoạch, sử dụng đất đai, thiếu chặt chẽ, vi phạm Luật Đất đai trong việc giao đất và cho thuê đất; vi phạm quy hoạch và lộ giới, làm lãng phí, tốn kém vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2008-2012, tỉnh đã triển khai và phê duyệt khá nhiều quy hoạch (trung bình hàng năm khoảng từ 7 đến 10 dự án quy hoạch) nhưng chủ yếu chỉ dừng ở mức quy hoạch tổng thể, thiếu các quy hoạch chi tiết nên thường bị thay đổi. Có nhiều trường hợp quy hoạch mới phá vỡ quy hoạch cũ, gây hoang mang cho người dân và nhà đầu tư, làm lãng phí vốn đầu tư (phổ biến ở các công trình: điện, nước, viễn thông, giao thông...). Việc quy hoạch còn một số dự án bị treo, quy hoạch các khu công nghiệp, khu kinh tế triển khai còn chậm, trong khi đó lại chưa có chính sách ưu đãi cụ thể kèm theo nên không khuyến khích được các nhà đầu tư. 2.6.2.2. Công tác kế hoạch Việc phân bổ vốn đầu tư cho các vùng chưa thật sự hợp lý; đầu tư còn dàn trải, chưa thực sự tập trung cho các công trình trọng điểm, chuyển tiếp; phân bổ vốn chậm, nhiều dự án chưa đủ thủ tục vẫn ghi kế hoạch vốn. Công tác kế hoạch hóa chưa tốt do kế hoạch hàng năm giao chậm và bố trí dàn trải từ đầu năm đến cuối năm kế hoạch, thậm chí có năm niên độ quyết toán kế hoạch năm là 31/01 hàng năm nhưng đến ngày 30/12 vẫn bổ sung kế hoạch của năm đó. Công tác xây dựng kế hoạch đúng ra phải đi trước một bước nhưng thực tế lại không đúng như vậy. Giai đoạn 2008-2012, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch đầu tư trung và dài hạn nhưng thực thi chưa hiệu quả, nhiều dự án phê duyệt mang tính thủ tục để huy động và thu hút vốn đầu tư nhưng việc phân bổ vốn lại có vấn đề; các công Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 82 trình thuộc dự án nhóm C theo theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/02/2009 phải thanh toán đủ vốn trong thời hạn 02 năm nhưng một số công trình đã hoàn thành thời gian kéo dài 3-4 năm sau vẫn chưa được bố trí vốn trả nợ; trong lúc phải bố trí vốn cho công trình chuẩn bị đầu tư. Một số công trình trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ thì các nhà thầu phải đi vay tổ chức tín dụng nên giá thành công trình phải chịu chi phí lãi suất tiền vay mà dự toán công trình không được tính nên nhiều doanh nghiệp tiến đến con đường phá sản... 2.6.2.3. Công tác quản lý và thực hiện dự án đầu tư a. Trình độ đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư (bao gồm cả chủ đầu tư và các ban quản lý dự án). Nhìn chung trình độ và phẩm chất của một số cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư còn yếu kém, nhiều người có trọng trách trong quản lý dự án đầu tư nhưng không có bằng cấp chuyên môn. Một số cán bộ quản lý dự án có năng lực lại kém phẩm chất. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh còn chồng chéo, quá nhiều Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án. - Căn bệnh quan liêu cửa quyền còn thể hiện rõ trong thái độ giao tiếp hàng ngày của một số cán bộ; đặc biệt là trong giải quyết các thủ tục hành chính đã gây nhiều khó khăn ách tắc trong công tác quản lý vốn đầu tư. - Đội ngũ quản lý dự án còn thiếu kinh nghiệm thực tế, một số cán bộ lâu năm đã thành thạo với công việc thì lại nặng về kinh nghiệm, chưa theo kịp với những đổi mới. b. Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được coi trọng Các chủ đầu tư thường quan tâm đến số lượng dự án và vốn được phân bổ, ít chú trọng đến mặt hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiện tượng khoán trắng cho các đơn vị tư vấn còn khá phổ biến; nhiều dự án thiếu tính khả thi, phải phê duyệt hoặc điều chỉnh nhiều lần; cán bộ làm công tác thẩm định còn mỏng về số lượng, kém về chuyên môn... Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được chú trọng nên có không ít dự án chuẩn bị đầu tư tính khả thi không cao, phải hủy bỏ làm lãng phí không ít vốn của Nhà nước. c. Chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán chưa được quan tâm Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 83 Một số dự án chưa tuân thủ đúng các nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư, áp dụng sai định mức, đơn giá; công tác thẩm định dự án còn kém về hiệu quả, một số dự án phải phê duyệt, điều chỉnh nhiều lần. Một số dự án vừa thiết kế vừa thi công... đến khi công trình thi công xong mới trình duyệt hoặc điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp thức hoá các chi phí đã phát sinh. Chất lượng thiết kế của một số dự án không phù hợp với thực tế và yêu cầu về kỹ thuật nên phải sửa đổi bổ sung, trong quá trình từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi công trình hoàn thành phải nhiều lần phê duyệt điều chỉnh dự án d. Công tác đấu thầu, chỉ định thầu chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đấu thầu Công tác này còn nhiều bất cập: Hồ sơ mời thầu không rõ ràng, một số tiêu chí mâu thuẫn lẫn nhau, khó hiểu, gây nhầm lẫn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu cũng như trong quá trình xét thầu; một số hồ sơ mời thầu có các tiêu chí quá cao, chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng được (thường được chủ đầu tư "chọn" trước hoặc thông báo mời thầu không rộng rãi (trên báo địa phương); hoặc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế nên không có tính cạnh tranh cao trong đấu thầu. Trong đấu thầu có hiện tượng "quân xanh, quân đỏ" dàn xếp trước nên việc đấu thầu chỉ là hình thức, chưa xét thầu cũng đã biết được đơn vị nào sẽ trúng thầu, ảnh hưởng đến văn hóa trong đấu thầu và chất lượng trong việc lựa chọn nhà thầu. Một số thành viên trong hội đồng xét thầu không có chuyên môn, kinh nghiệm, xét thầu chỉ là hình thức dẫn đến tình trạng tiêu cực trong đấu thầu. Trong Luật Đấu thầu cũng như Nghị định của Chính phủ chưa có quy định "giá sàn" nên có rất nhiều nhà thầu khi tham gia đấu thầu bỏ giá quá thấp, vì vậy khi thi công chất lượng công trình không đảm bảo, thậm chí trúng thầu vẫn từ chối thi công nên phải chọn nhà thầu khác hoặc đấu thầu lại, làm cho dự án phải kéo dài. Công tác chỉ định thầu cũng còn nhiều bất cập: Một số dự án được chia nhỏ để chỉ định thầu, chỉ định sai điều kiện quy định của Luật Đấu thầu; lựa chọn nhà thầu kém năng lực, làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ dự án. Hiện tượng "mua bán" thầu hiện nay cũng khá phổ biến; có nhà thầu trúng thầu nhưng không tham gia thi công mà "bán" lại toàn bộ hoặc một phần của dự án Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 84 cho nhà thầu khác; nảy sinh tình trạng gian lận, bớt xén vật tư, vật liệu ... Một số nội dung trong Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu không mang tính khả thi, mâu thuẫn, khó hiểu làm hạn chế đến việc thực hiện quy trình đấu thầu. e. Công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức Hầu hết công tác giải phóng mặt bằng các dự án còn chậm, một số chủ đầu tư chưa triển khai một cách quyết liệt, do chưa có quy hoạch hoặc bị chồng chéo (quy hoạch giao thông, điện, nước..). Nhiều dự án còn vướng mắc về cơ chế, chính sách, giá đền bù và phương thức đền bù chưa được người dân ủng hộ; không có đất tái định cư nên dây dưa từ năm này qua năm khác. Chế độ tài chính trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang có nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh: Thứ nhất, về đền bù thiệt hại đối với đất ở đô thị: Do không thống nhất giữa quy định về xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai và chính sách, điều kiện để được đền bù về đất được quy định tại Luật Đất đai nên rất khó khăn trong việc lập phương án và phương thức đền bù, trợ cấp... Thứ hai, về đền bù đất nông nghiệp: Chưa tính đến các chi phí trong quá trình đầu tư thâm canh làm thay đổi độ phì nhiêu của đất nên nhân dân khiếu kiện, đòi nâng hạng đất để được đền bù cao hơn mức giá của Nhà nước cho phép. Thứ ba, về tái định cư: Đối với các dự án phải tổ chức di dời dân, tỉnh chưa có chính sách ưu đãi thỏa đáng, chưa có các quy định chi tiết về chính sách tái định cư nên tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, ảnh hưởng tiến độ dự án. f. Công tác quyết toán vốn đầu tư còn hạn chế Đa số các chủ đầu tư đều lập báo cáo quyết toán chậm, sơ sài; một số ban quản lý kiêm nhiệm không hiểu cách lập báo cáo quyết toán công trình nên phải chỉnh sửa nhiều lần, kéo dài thời gian thẩm tra và phê duyệt. Chất lượng công tác thẩm tra quyết toán chưa cao, thành phần hội đồng quyết toán thành lập gồm nhiều cơ quan chức năng nhưng do số lượng mỏng nên hạn chế nhiều trong khâu thẩm tra; ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quyết toán công trình. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 85 g. Chất lượng công tác tư vấn còn thấp, nhiều sai sót Công tác tư vấn bao gồm các công việc: Khảo sát, lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, tư vấn quản lý dự án, tư vấn lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ mời thầu tư vấn giám sát, kiểm toán... Bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực: giao thông, thuỷ lợi, dân dụng công nghiệp, hạ tầng... Tuy hoạt động rất rộng, đối tượng công việc phong phú nhưng chất lượng của công tác tư vấn chưa cao, còn sai sót nhiều được thể hiện trên các mặt: - Hầu hết công tác tư vấn trên địa bàn tỉnh ít khi phải đấu thầu nên các chủ đầu tư thường chọn các đơn vị "có mối quan hệ" mà chưa chú trọng đến năng lực và kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng sai sót nhiều, phải bổ sung nhiều lần, làm chậm tiến độ, lãng phí thất thoát vốn đầu tư. - Tay nghề một số đơn vị tư vấn còn yếu, một số đơn vị tư vấn mới thành lập, cán bộ kỹ sư mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, một số tư vấn lâu năm chạy theo sản lượng, chưa có tâm huyết với nghề nghiệp hoặc cố tình thông đồng với chủ đầu tư và đơn vị thi công để lập các hồ sơ khác thực tế, gây thất thoát vốn đầu tư. - Đa số các đơn vị tư vấn đều đăng ký nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng thực tế đội ngũ cán bộ ít, không đủ năng lực thực hiện, đảm nhận các dự án "quá sức" nên một số dự án không khả thi hoặc kém hiệu quả... h. Chất lượng công tác nghiệm thu chưa đáp ứng yêu cầu - Chất lượng công tác nghiệm thu công trình chưa cao do trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ làm trực tiếp công tác này chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, một vài công trình khối lượng nghiệm thu không khớp với khối lượng thực tế thi công, đến khi cấp phát, quyết toán mới phát hiện ra. - Tình trạng gửi khối lượng vào công trình ngay từ khi thiết kế để phân chia quyền lợi và thành lập quỹ“đen” cũng phổ biến hiện nay.. Tình trạng nghiệm thu không đúng khối lượng, định mức, đơn giá, chủng loại vật tư vật liệu đang phổ biến; chủ yếu là nghiệm thu trên giấy tờ và theo dự toán duyệt, làm thất thoát lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước. k. Công tác quản lý giá, ra thông báo giá vật tư, vật liệu chưa kịp thời đầy đủ, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 86 thiếu chính xác. Định mức, đơn giá nhân công, hao phí vật liệu còn nhiều bất cập - Giá vật liệu trên thị trường thay đổi liên tục hàng tháng, thậm chí hàng tuần đều có sự biến động nhưng định kỳ liên Sở Tài chính - Xây dựng mới ra thông báo đơn giá vật liệu, có khi hai quý mới thông báo một lần; điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của dự án do phải điều chỉnh dự toán, nghiệm thu nhiều lần. - Đơn giá vật tư, vật liệu được thông báo không đầy đủ cho một số chủng loại vật tư, vật liệu nên rất khó cho việc lập dự toán và thẩm định dự án - Định mức, đơn giá nhân công, máy thi công và hao phí vật liệu còn bất cập ở một số phần việc của các ngành như: phần đào 1m3 đất mặc dù số lượng công nhân, máy móc; tính chất, thành phần công việc như nhau; nhưng ngành Giao thông áp định mức, đơn giá khác ngành Xây dựng và khác ngành Thủy lợi... Việc áp dụng đơn giá, định mức cho một số cấu kiện như thép, gỗ... cũng còn thiếu chính xác.. 2.6.2.4. Công tác thanh, kiểm tra, giám sát, trong quản lý vốn đầu tư - Qua thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra Tỉnh uỷ, thanh tra Nhà nước tỉnh, thanh tra các Sở, ban, ngành, kiểm toán Nhà nước... phát hiện sai phạm trong quản lý dự án nhưng công tác chỉ đạo, kết luận và xử lý của thanh tra chưa nghiêm và hầu như chỉ nhắc nhở, rút kinh nghiệm. - Các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thực hiện việc giám sát, kiểm tra và thanh tra thường xuyên; lực lượng kiểm tra, thanh tra còn mỏng cả về số lượng và kém về chuyên môn nghiệp vụ... 2.6.2.5. Bất cập trong phân cấp quản lý, trong các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB, trong chính sách khuyến khích đầu tư - Theo quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án; tuy nhiên chất lượng của một số Ban quản lý còn yếu kém, không có nghiệp vụ, không am hiểu nhiều về đầu tư nên dễ dẫn đến sai phạm trong quá trình thực hiện. Mặt khác, do phân cấp quá nhiều chủ đầu tư và các ban quản lý trực thuộc chủ đầu tư lại không đủ năng lực nên lúng túng trong quản lý và điều hành. - Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (Xây dựng, Đấu thầu..) còn nhiều Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 87 chồng chéo, khó hiểu và mang tính chung chung nên rất khó thực thi. Sau khi Luật Xây dựng ban hành, tính đến nay đã có hơn 20 Nghị định, Thông tư hướng dẫn, nhiều văn bản mới áp dụng thì đã có văn bản khác thay thế, làm khó khăn trong việc triển khai thực hiện dự án. - Tỉnh chưa có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bởi vậy hàng năm có hàng chục nhà đầu tư đến tìm hiểu nhưng không muốn đầu tư ngoài nguồn vốn vay ODA mà Chính phủ phân cấp cho tỉnh quản lý. 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém - Trong thời gian qua, nước ta chịu ảnh hưởng lớn tình hìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_ly_von_dau_tu_xay_dung_co_so_ha_tang_giao_thong_duong_bo_tu_ngan_sach_nha_n.pdf
Tài liệu liên quan