Luận văn Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.9

1.1. Nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực .9

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực.9

1.1.2. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực .10

1.1.3. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực .12

1.2. Nội dung chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực.12

1.2.1. Hoạch định nguồn nhân lực.13

1.2.2. Phân tích công việc .14

1.2.3. Tuyển dụng .15

1.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.18

1.2.5. Đánh giá hiệu quả công việc.20

1.2.6. Lương bổng, đãi ngộ.21

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực .21

1.3.1. Môi trường và điều kiện làm việc.21

1.3.2. Mối quan hệ với đồng nghiệp .22

1.3.3. Khen thưởng, động viên .22

1.3.4. Lòng trung thành của người lao động.23

1.4. Các học thuyết nước ngoài liên quan quản trị nguồn nhân lực .24

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .32

2.1. Quy trình nghiên cứu.32

2.2. Phương pháp nghiên cứu .33

2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp .33

2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp:.34

2.3. Thành phần tham gia nghiên cứu .34

2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu.36

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp. Số cán bộ, viên chức có trình độ trên đại học là 160 người, chiếm tỷ lệ 53%; số cán bộ, viên chức trình độ đại học là 140 người, chiếm tỷ lệ 47%. Biểu 2.1. Trình độ cán bộ viên chức tham gia đánh giá (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 35 Độ tuổi của các cán bộ, viên chức tham gia đánh giá chia làm 03 nhóm: Nhóm dưới 30 tuổi, nhóm từ 30 đến 40 tuổi và nhóm trên 40 tuổi. Biểu 2.2. Cơ cấu số phiếu phát theo độ tuổi (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Để các ý kiến đánh giá về công tác quản trị nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, có chiều sâu, tác giả phân bố phiếu khảo sát theo Vị trí việc làm của những người tham gia đánh giá theo tỷ lệ: Cán bộ quản lý 27% (80 người), giảng viên 53% (160 người) và nhân viên các phòng ban chức năng 20% (60 người). Biểu 2.3. Cơ cấu số phiếu theo vị trí việc làm (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Số lượng phiếu phát ra là 300 phiếu, số lượng phiếu thu về 300 phiếu, đạt tỷ lệ 100%. Kết quả cao do tác giả trực tiếp trao phiếu cho từng cá nhân và đi thu lại trong 36 khoảng thời gian từ 01 đến 05 ngày. Hầu hết những cá nhân được hỏi đã trả lời hết các nội dung câu hỏi trong phiếu. 2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu Hình thức phổ biến để thu thập dữ liệu là thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn và phân tích tài liệu. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp định tính để tận dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để thu được những thông tin, dữ liệu cần thiết. Để có thêm những dữ liệu thực tế phục vụ cho nghiên cứu, tác giả đã tích cực đi thực tế và thực hiện rất nhiều cuộc trao đổi, phỏng vấn không chính thức đối với các nhà lãnh đạo, các giảng viên có học hàm học vị cao trong Nhà trường. Ngoài ra, tác giả cũng thu thập được một nguồn thông tin lớn thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo của các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội, Công đoàn Bộ Công Thương mà bản thân được trực tiếp tham dự. 2.5. Công cụ nghiên cứu được sử dụng Tác giả đã tiến hành dùng phiếu khảo sát đối với cán bộ, viên chức tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó người được hỏi lựa chọn đánh giá theo thang likert 05 điểm, đồng thời đề xuất thêm các ý kiến có liên quan. Phiếu khảo sát có đầy đủ các thông tin về người tham gia đánh giá như độ tuổi, thâm niên, công tác, vị trí công tác, các câu hỏi liên quan nội dung và các yếu tố tác động đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong Nhà trường. 2.6. Xử lý dữ liệu và kết quả thống kê Sau khi thu bảng câu hỏi, lập bảng cho các dữ liệu, tác giả tiến hành tóm tắt và xử lý những câu trả lời của những người tham gia. Các dữ liệu về những đánh giá của đối tượng được hỏi ở các cấp độ được tác giả xem xét và đánh giá chéo qua các đối tượng khác nhằm đảm bảo tính trung thực và khách quan của các phiếu khảo sát. Để dữ liệu khảo sát hàng loạt bằng bảng hỏi có giá trị và tin cậy, đối với mỗi câu hỏi trong bản hỏi, tác giả đã sử dụng thang Likert 5 điểm, bao gồm điểm đầu là rất tích cực và điểm cuối là rất tiêu cực. 37 Dữ liệu thu thập được từ các cuộc trao đổi, phỏng vấn, phiếu khảo sát tác giả nhập vào phần mềm SPSS để xử lý và kết quả được sử dụng phục vụ cho luận văn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Để đảm bảo tính khoa học của luận văn, quy trình nghiên cứu công tác quản trị nguồn nhân lực Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng dựa trên học thuyết hai yếu tố của F. Herzberg. Từ đó tiến hành đánh giá các nội dung ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực Trường bằng phương pháp khảo sát; Nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực Trường và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực Trường. Các yếu tố được đề xuất phụ vụ khảo sát bao gồm các hoạt động: Hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực; phân tích công viêc; công tác tuyển dụng; công tác đào tạo và phát triển đội ngũ; công tác đánh giá hiệu quả công việc; chế độ lương bổng và đãi ngộ; môi trường và điều kiện làm việc; khen thưởng, động viên; mối quan hệ đồng nghiệp và lòng trung thành của người lao động đối với Nhà trường. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn bao gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Thành phần tham gia nghiên cứu là cán bộ, viên chức Trường với các tiêu chí về giới tính, nhóm tuổi, đội tuổi phù hợp. Dữ liệu được thu thập qua hình thức phổ biến là thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn và phân tích tài liệu; mức điểm trong bảng hỏi sử dụng theo thang Likert 5 điểm và việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt độ tin cậy cao. 38 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Giới thiệu về trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là một cơ sở đào tạo nghề mang tên Trường Huấn nghiệp Gò Vấp đã ra đời tại xã Hạnh Thông, Quận Gò Vấp, Tỉnh Gia Định vào ngày 11 tháng 11 năm 1956. Trong những tháng ngày mới khai sinh, Trường chỉ là một khu nhà 2 tầng hết sức khiêm tốn, các tu sĩ Dòng Salêdiêng Don Bosco (Việt Nam) đã mở khóa đào tạo nghề đầu tiên cho các thanh thiếu niên trong tỉnh Gia Định, với mục đích hết sức nhân văn là tạo cho các em hành trang nghề nghiệp để bước vào đời lập thân lập nghiệp, tạo dựng cuộc sống tương lai, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Ngay sau khi thành lập, Trường Huấn nghiệp Gò Vấp bắt đầu đi vào hoạt động đào tạo các nghề cơ khí ô tô, điện kỹ nghệ, máy dụng cụ, nguội dụng cụ cho các trẻ mồ côi của cô nhi viện trong tỉnh Gia định và một số thanh thiếu niên tình nguyện học nghề. Hình 3.1. Trường Huấn nghiệp Gò Vấp năm 1956 (Nguồn: tác giả thu thập) 39 Sau hơn mười năm hoạt động, đến năm 1968 Trường đổi tên thành Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhất cấp Don Bosco và đến năm 1970 được mang tên Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhị cấp Don Bosco. Hình 3.2. Trường Trung học Kỹ thuật đệ nhất cấp Don Bosco năm 1968 (Nguồn: tác giả thu thập) Năm 1975 mở đầu một trang mới trong lịch sử phát triển của Nhà trường, gắn liền với trang sử hào hùng nhất của dân tộc khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Ngay sau ngày độc lập, ngày 19 tháng 12 năm 1975, Bộ Cơ khí Luyện kim và Điện tử đã tiếp quản Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhị cấp Don Bosco tại số 12 đường Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh để thành lập một trường công lập với tên gọi Trường Công nhân Kỹ thuật IV. Đến tháng 2 năm 1994, Bộ Công nghiệp nặng quyết định hợp nhất Trường Công nhân Kỹ thuật IV và Trường Trung học Hóa chất II (Biên Hòa) thành Trường Trung cấp Công nghiệp IV trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng với mục tiêu đào tạo và đào tạo lại cán bộ Trung học kinh tế - kỹ thuật và công nhân kỹ thuật với các chuyên ngành chủ yếu: cơ khí, hóa chất, điện - điện tử. Ngày 20 tháng 3 năm 1999, Trường được Chính phủ quyết định nâng cấp thành Trường Cao đẳng Công nghiệp IV trực thuộc Bộ Công nghiệp với mục tiêu đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật các ngành Cơ khí, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật môi trường, Tin học, Công nghệ hóa học, 40 Điện tử công nghiệp, Kế toán. Quy mô đào tạo khoảng 4.000 - 5.000 sinh viên. Với chiến lược phát triển về quy mô, ngành nghề đào tạo để tạo dựng tiềm lực tài chính, chỉ trong vòng 5 năm (1999-2004), quy mô học sinh, sinh viên Nhà trường đã tăng lên trên 20.000 sinh viên. Chất lượng đào tạo được nâng cao một bước, đặc biệt hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư mạnh mẽ, trở thành mô hình được các trường của Bộ Công nghiệp và các trường bạn học tập. Thương hiệu Nhà trường về đào tạo nhân lực kỹ thuật được các doanh nghiệp phía Nam đánh giá cao. Ngày 24/12/2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 214/2004/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp IV, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường. Sau khi được nâng cấp thành trường đại học, Nhà trường đã có bước phát triển vượt bậc về quy mô đào tạo nhờ làm tốt công tác tư vấn tuyển sinh, truyền thông tới các trường trung học phổ thông và xã hội, đồng thời tăng cường mạnh mẽ về cơ sở vật chất. Quy mô học sinh, sinh viên tăng lên nhanh chóng, từ 36.012 học sinh, sinh viên tăng lên đến gần 100.000 học sinh, sinh viên, đưa Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh trở thành một trong những trường đại học có quy mô lớn nhất cả nước. Hình 3.3. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Nguồn: tác giả thu thập) 41 Cùng với sự tăng trưởng quy mô là sự tăng trưởng về nguồn thu tài chính, giúp Nhà trường có nguồn đầu tư mở rộng địa điểm đào tạo tới các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi. Hình 3.4. Cơ sở Thanh Hóa (Nguồn: tác giả thu thập) Hình 3.5. Phân hiệu Quảng Ngãi (Nguồn: tác giả thu thập) Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng nhất và cùng 42 với đó là hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ gắn liến với thực tiễn. Với vị thế là trường đại học hàng đầu của Bộ Công Thương, Nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2025 trở thành trường đại học trọng điểm của ngành công thương, nằm trong nhóm 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam theo định hướng ứng dụng - sáng tạo, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực về đào tạo nhân lực chất lượng cao. Với những nỗ lực thực hiện mục tiêu chiến lược đó, từ năm 2012 đến nay, tập thể Nhà trường đã mạnh dạn đổi mới công tác quản trị đại học, kiện toàn bộ máy tổ chức, thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, đầu tư thiết bị công nghệ cao phục vụ giảng dạy và học tập. Ngày 23/6/2015 Thủ tướng Chính Phủ đã có Quyết định số 902/QĐ-TTg phê duyệt đề án Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2017, với mục tiêu chung “Phát triển Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình của trường đại học hiện đại trên thế giới”. Nhà trường đã xây dựng được 10 chương trình đào tạo thạc sĩ, 42 chương trình đại học (trong đó có 10 chương trình đào tạo chất lượng cao), 29 chương trình cao đẳng chuyên nghiệp theo chuẩn CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành) và 37 chương trình hệ cao đẳng nghề theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Song song đó, từ tháng 01/2016, Nhà trường triển khai tự đánh giá chương trình đào tạo bậc đại học, gồm: + Bộ tiêu chuẩn ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology- tổ chức kiểm định chương trình đào tạo được thành lập bởi các hiệp hội ngành nghề của Mỹ) cho 6 ngành thuộc Khoa Cơ khí, Khoa Công nghệ Thông tin, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm. + Bộ chương trình theo chuẩn AUN-QA (ASEAN University Network - Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) cho 9 ngành thuộc Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Khoa Công nghệ Điện, Khoa Công nghệ Điện tử, Khoa 43 Công nghệ Hóa học, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Khoa Thương mại - Du lịch, Khoa Quản trị Kinh doanh. Hoạt động nghiên cứu khoa học tiếp tục được đẩy mạnh với chủ trương: nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phải gắn liền với thực tiễn, mang lại hiệu quả cả về xã hội và kinh tế cho Nhà trường. Với những thành tích đạt được trong những năm qua, Nhà trường đã vinh dự và tự hào được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động Hạng Ba (năm 1995); Huân chương Lao động Hạng Nhì (năm 2011); Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 2005), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2011), Huân chương Độc lập Hạng Ba, Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2016) và nhiều Bằng khen của Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nhiều tập thể và cá nhân của Trường được trao tặng các danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước vì những cống hiến cho sự phát triển Nhà trường nói riêng và cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà nói chung. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát huy những thành quả đạt được, tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên Nhà trường quyết tâm phấn đấu với phương châm “Đổi mới, nâng tầm cao mới - Năng động, hội nhập toàn cầu”, sẵn sàng vượt qua thử thách để tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 3.1. Thống kê quy mô đào tạo giai đoạn 2016- 2018 TT Hệ đào tạo 2016 2017 2018 1 Tiến sĩ - 04 04 2 Thạc sĩ 575 614 757 3 Đại học 28,353 28,086 29,413 4 Cao đẳng 1,859 2,441 6,190 5 Cao đẳng nghề 4,477 3,410 977 Tổng cộng 35,264 34,555 37,341 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính) 44 3.1.2. Tầm nhìn - sứ mạng - mục tiêu của Nhà trường  Tầm nhìn: Trở thành trường đại học trọng điểm có vai trò tiên phong đối với sự phát triển của các trường thuộc Bộ Công Thương, nằm trong nhóm 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực về đào tạo nhân lực chất lượng cao.  Sứ mạng: Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có kỹ năng nghề nghiệp tiếp cận với thực tiễn trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành Công Thương nói riêng và của đất nước một cách có hiệu quả.  Mục tiêu: Xây dựng công nghệ quản lý hiện đại, hoàn thành cơ bản các điều kiện đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp cho xã hội, tạo ra giá trị thực tiễn và hiệu quả từ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế. 3.2. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, một phân hiệu trực thuộc tại thành phố Quảng Ngãi và một cơ sở trú đóng tại thành phố Thanh Hóa. Cơ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh có 20 đơn vị đào tạo, 14 phòng chức năng, Nhà Xuất bản và Tạp chí Khoa học - Công nghệ; Phân hiệu Quảng Ngãi và cơ sở Thanh Hóa mỗi đơn vị có 03 khoa và 03 phòng chức năng. Trường có đội ngũ đảm bảo về số lượng, cơ cấu độ tuổi hợp lý và có xu hướng trẻ hóa. Tính đến ngày 31/12/2018, toàn Trường có 1.413 người, trong đó có 1.047 giảng viên (tỉ lệ 74,2%). 45 Hình 3.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường (Nguồn: iuh.edu.vn) Lực lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ ngày càng tăng, có kế hoạch và chiến lược thu hút nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lãnh đạo của Trường ngày càng trẻ hóa và có năng lực lãnh đạo và tầm nhìn. HỘI ĐỒNG TRƯỜNG BAN GIÁM HIỆU ĐẢNG ỦY Các tổ chức đoàn thể Các hội đồng tư vấn - Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Kế hoạch - Đầu tư - Phòng Đào tạo - Phòng QL Sau đại học - Phòng Công tác sinh viên - Phòng Khảo thí và ĐBCL - Phòng Thanh tra- Pháp chế - Phòng QLKH và HTQT - Phòng Quản lý Ký túc xá - Phòng Quản trị - Phòng Dịch vụ - Trung tâm TV và Hỗ trợ SV - Trung tâm Thư viện - Nhà Xuất bản - Tạp chí KH và Công nghệ - Viện CNSH và Thực phẩm - Viện KHCN và QLMT - Khoa Công nghệ Cơ khí - Khoa Công nghệ Hóa học - Khoa Công nghệ Điện - Khoa Công nghệ Điện tử - Khoa Công nghệ Đông lực - Khoa Công nghệ Nhiệt lạnh - Khoa Công nghệ thông tin - Khoa Kế toán - Kiểm toán - Khoa May thời trang - Khoa Ngoại ngữ - Khoa Quản trị kinh doanh - Khoa Tài chính - Ngân hàng - Khoa Thương mại - Du lịch - Khoa Lý luận chính trị - Khoa Khoa học cơ bản - Khoa Luật - Khoa Kỹ thuật xây dựng - Trung tâm GDQP và TC - Phòng Tổng hợp - Phòng Giáo vụ và CTSV - Phòng Ký túc xá - Khoa Khoa học cơ bản - Khoa Công nghệ - Khoa Kinh tế - Phòng Tổng hợp - Phòng Giáo vụ và CTSV - Phòng Ký túc xá - Khoa Khoa học cơ bản - Khoa Công nghệ - Khoa Kinh tế PH Quảng Ngãi CS Thanh Hóa Quảng Ngãi Ban Lãnh đạo Ban Lãnh đạo 46 Biểu 3.1. Thống kê số lượng đội ngũ năm 2018 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính) Tỷ lệ đội ngũ giảng viên của Trường có học vị từ tiến sĩ trở lên liên tục tăng trong 5 năm qua theo hướng tăng số lượng phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sĩ, giảm dần trình độ đại học. Biểu 3.2. So sánh trình độ đội ngũ năm 2016, 2017, 2018 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính) Chất lượng nguồn nhân lực được Trường xác định là một tài sản và nguồn lực quan trọng bậc nhất để xây dựng và phát triển Trường trở thành “Trường đại học trọng điểm quốc gia của ngành Công Thương”. 47 Để sớm đạt được mục tiêu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, hội nhập quốc tế, Trường đang ra sức đẩy nhanh thu hút các nhà khoa học có trình độ chuyên môn tầm quốc tế về làm việc tại Trường, và có chế độ đãi ngộ nhằm thu hút một lượng lớn tiến sĩ tốt nghiệp từ nước ngoài về công tác tại Trường để sớm đảm nhận các vị trí chuyên môn quan trọng nhằm tạo thêm thế mạnh cho Trường. Nhà trường đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua các chương trình hợp tác, kế hoạch tuyển chọn và đánh giá đội ngũ giảng viên theo chuẩn quốc tế, nhất là đội ngũ tiến sĩ trở lên. 3.3. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2018 3.3.1. Công tác hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực Thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo Quyết định số 902/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23 tháng 6 năm 2015 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện đối với các hoạt động của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Công tác hoạch định nguồn nhân lực được Nhà trường chủ động thực hiện hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế. Hằng năm, Nhà trường bổ sung quy hoạch cán bộ quản lý các cấp làm cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý. Các cán bộ được quy hoạch phần lớn có tuổi đời còn trẻ, là những người có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu của vị trí quản lý. Đồng thời, Nhà trường cũng đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những người chuyển công tác hoặc không đáp ứng được yêu cầu cán bộ quản lý. Công tác quy hoạch được thực hiện công khai, đúng quy định hiện hành; thực hiện các quyết định bổ nhiệm đối với cán bộ quản lý theo quy định. Căn cứ vào Điều lệ trường đại học, Nhà trường đã gửi kế hoạch thành lập Hội đồng Trường cho Bộ Công thương theo quy định, đồng thời xây dựng các quy định cụ thể triển khai hoạt động của Hội đồng trường có hiệu quả. Từng bước hoàn thiện các quy định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị. Tăng cường phân cấp quản lý cho các đơn vị thuộc trường nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách 48 nhiệm của các cá nhân và đơn vị. Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý được thực hiện theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thuộc Bộ Công Thương được ban hành theo Quyết định số 5086/QĐ-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy định về tiêu chuẩn và quy trình công tác cán bộ Bộ Công Thương và Quy định về tiêu chuẩn và quy trình công tác cán bộ của Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh ban hành ngày 08/6/2017. Biểu 3.3. Mức độ đánh giá công tác hoạch định nguồn nhân lực (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Theo kết quả khảo sát, tiêu chí công khai công tác hoạch định nguồn nhân lực của Nhà trường, có 66% cán bộ, viên chức mức đánh giá từ tốt trở lên, 24% bình thường, 2% không tốt và rất không tốt. Tiêu chí nhận xét về công tác hoạch định chiến lược phát triển của Nhà trường, có 61% đánh giá từ tốt trở lên, 24% đánh giá bình thường và 9% đánh giá mức không tốt và rất không tốt. Qua công tác khảo sát cho thấy, để thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thời gian qua, Nhà trường tương đối quan tâm đến công tác hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Nhà trường, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển giáo dục đại học trong thời kỳ mới. Đặc biệt là sau khi 49 được giao quyền tự chủ, Nhà trường đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển giáo dục đại học theo hướng tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, công tác hoạch định nguồn nhân lực của Nhà trường có thời điểm còn hạn chế, và chưa sát với thực tế; giải quyết nhân sự dôi dư từ các cơ sở chậm trễ nhiều năm làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính phát triển Nhà trường và kết quả khảo sát hiệu quả công tác hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Nhà trường là phù hợp với thực tế. 3.3.2. Tình hình phân tích công việc Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Công Thương, Nhà trường sẽ ban hành hướng dẫn cho các đơn vị do các trưởng phòng, khoa, viện, trung tâm, bộ môn tiến hành dưới sự giám sát của Ban giám hiệu Nhà trường. Việc phân tích công việc dựa trên phương pháp quan sát thực tế tại nơi làm việc. Các trưởng phòng, khoa, viện, trung tâm, bộ môn quan sát trực tiếp cán bộ, viên chức làm việc, sau đó sẽ đánh giá dựa trên hiệu quả công việc, thời gian thực hiện công việc, tính chất, mức độ, tính phức tạp của công việc. Ngoài ra, việc phân tích công việc còn được các trưởng đơn vị đánh giá qua sự đối đáp, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, nhân viên bằng câu hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng của công việc. Qua đó đánh giá được mức độ đáp ứng của cán bộ, nhân viên với công việc mình đang làm, đánh giá được sự quan tâm của cán bộ, nhân viên về công việc và năng lực, phẩm chất của họ đối với công việc. Sau khi đã thu thập được đầy đủ các số liệu, các trưởng đơn vị sẽ tiến hành phân tích công việc thông qua số liệu đó để đưa ra các tiêu chuẩn về thực hiện công việc như: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, sức khỏe, kỹ năng. Tất cả các vị trí làm việc trong Nhà trường đều được mô tả về công việc và tiêu chuẩn công việc rõ ràng hợp lý, giúp cho người lao động vào nhận việc hiểu được nhiệm vụ, quyền hạn, cụ thể của mình. Trên cơ sở đó, tổ chức bộ máy quản lý Nhà trường trong những năm qua, từng bước được nâng cấp, hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trước khi xây dựng được phân tích kỹ và sau đó ban hành qui trình thực hiện. Từng vị trí việc làm đều được mô tả cụ thể; chức danh công việc của vị trí đáp ứng các yêu cầu về trình 50 độ, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, giao tiếp ứng xử và thái độ làm việc. Biểu đồ 3.4. Mức độ đánh giá phân tích công việc (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Đánh giá về nội dung phân tích công việc, tiêu chí tiêu chuẩn công việc phù hợp được 60% đánh giá tốt và 5% rất tốt; tiêu chí công việc được mô tả cụ thể bằng văn bản có 58% đánh giá ở mức tốt và 7% mức rất tốt. Từ số liệu khảo sát và qua ý kiến tổng hợp từ các chuyên gia được phỏng vấn trực tiếp cho thấy phần lớn cán bộ viên chức trường tương đối hài lòng về chất lượng công tác phân tích công việc. Tuy nhiên, còn 14% được khảo sát đánh giá việc phân tích công việc của Nhà trường chưa đạt yêu cầu. Các ý kiến không đồng ý xuất phát từ thực tế trong thời gian qua, việc phân tích chưa đảm bảo tính khoa học, khách quan. Đồng thời chưa có bộ phận chuyên trách nắm giữ và thực hiện phân tích công việc riêng biệt. 3.3.3. Công tác đào tạo và phát triển Xác định rõ tầm quan trọng của đội ngũ thực thi công tác quản lý và giảng dạy; nhằm đạt được mục tiêu phát triển Nhà trường giai đoạn 2016-2020, công tác đào tạo nâng cao và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Cán bộ quản lý, giảng viên được xác định là lực lượng chính 51 trong Nhà trường, là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong 03 năm qua, Nhà trường đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhà nước, quản lý giáo dục cho đội ngũ cán bộ trưởng phó đơn vị và trưởng bộ môn. Hiện tại gần một trăm phần trăm cán bộ đã được trang bị kiến thức về quản lý. Trên cơ sở đó chất lượng tham mưu, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, chương trình kế hoạch phát triển giáo dục đại học, phát triển Nhà trường ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Đối với đội ngũ trực tiếp giảng dạy, Nhà trường khuyến khích giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ ngoại ngữ yêu cầu giảng viên phải thực hiện theo một lộ trình cụ thể. Trên cơ sở đó, hầu hết giảng viên đã tham gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.  Nội dung đào tạo: trong công việc, ngoài công việc - Đào tạo trong công việc: Trưởng các bộ phận hoặc cán bộ có chuyên môn tốt sẽ trực tiếp chỉ dẫn công việc cho nhân viên mới bằn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_tri_nguon_nhan_luc_tai_tru.pdf
Tài liệu liên quan