Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu .iv
Danh mục các hình ảnh .v
Danh mục các bảng biểu .vi
Mục lục .ix
MỞ ĐẦU .1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC,
PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC.6
1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.6
1.2 PHÂN LOẠI THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.7
1.2.1 Thu ngân sách nhà nước .7
1.2.2 Chi ngân sách nhà nước.7
1.2.2.1 Nội dung, đặc điểm chi thường xuyên.8
1.2.2.2 Nội dung, đặc điểm chi đầu tư phát triển.11
1.3 XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM .14
1.3.1 Căn cứ xây dựng dự toán NSNN .14
1.3.2 Quy trình xây dựng dự toán NSNN.14
1.3.3 Các phương pháp xác định dự toán chi thường xuyên của Ngân sách
nhà nước.18
1.3.3.1 Phương pháp tính tổng hợp.18
1.3.3.2 Phương pháp tính theo các nhóm mục chi.18
1.4 NỘI DUNG TỔ CHỨC CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.22
1.4.1 Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước.22
1.4.2 Quản lý quá trình sử dụng Ngân sách nhà nước.23
1.4.2.1 Yêu cầu .23
144 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước tại Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của địa phương, đảm
bảo đủ nguồn để thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội.
Bảng 2.18: Phân bổ chi thường xuyên theo lĩnh vực giai đoạn 2004 - 2007
Chỉ tiêu
Tổng NSNN
phân bổ giai đoạn
2004 - 2007
Trong đó
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Năm 2004
(tỷ đồng )
Năm 2007
(tỷ đồng )
Tốc độ
tăng BQ
năm (%)
Tổng chi TX 2605,2 100 518,7 878,5 19,8
Trong đó:
1. Sự nghiệp Kinh tế 217,4 8,3 46,5 60,5 10,3
2. Sự nghiệp Giáo dục- đào tạo 1205,3 46,3 230,7 416,8 22,5
3. Sự nghiệp Y tế 279,7 10,7 52,5 98,5 24,3
4. Sự nghiệp Văn hóa thể thao 63,9 2,5 13,5 18,0 10,2
5. Sự nghiệp Khoa học công nghệ 33,0 1,3 6,9 9,7 12,1
6. Sự nghiệp Phát thanh truyền hình 18,5 0,7 4,0 5,1 9,2
7. Đảm bảo xã hội 155,7 6,0 40 29,6 (7,3)
8. Quản lý Hành chính 484,7 18,6 97,6 190,4 30,9
9. An ninh – Quốc phòng 76,9 3,0 16,5 17,8 6,8
10. Chi khác 28,9 1,1 5 8,5 26,0
11. Hoạt động môi trường 19,1 0,7 19,1
12. Trợ giá 22,1 0,8 5,5 4,5 (5,1)
Nguồn: Sở Tài chính và tính toán của tác giả
Cơ bản dự toán chi TX giai đoạn 2004-2007 đã được phân bổ chi tiết cho
các địa phương, các đơn vị dự toán đến từng lĩnh vực cụ thể; có tập trung đến
một số nội dung chi theo thứ tự ưu tiên như tăng chi ANQP, sự nghiệp GD-ĐT,
chi sự nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) đảm bảo bằng hoặc cao hơn mức
Chính phủ giao. Năm 2004, địa phương giao chi sự nghiệp GD-ĐT 230,7 tỷ
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
66
đồng vượt 2,8%; chi sự nghiệp KHCN 6,9 tỷ đồng vượt 0,9 % so với mức Bộ tài
chính giao. Năm 2005, chi sự nghiệp GD-ĐT địa phương giao 264,4 tỷ đồng
vượt 1,5 %, chi sự nghiệp KHCN 7,6 tỷ bằng với mức Bộ tài chính giao. Năm
2006, địa phương giao chi sự nghiệp GD-ĐT 293,4 tỷ đồng và sự nghiệp KHCN
là 8,8 tỷ đồng. Năm 2007, chi sự nghiệp GD-ĐT địa phương giao 416,7 tỷ; chi
sự nghiệp KHCN 9,7 tỷ bằng với mức Bộ tài chính giao.
- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí
theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 đối với các cơ quan quản lý
hành chính và Nghị định 43/2006/NĐ - CP ngày 25/04/2006 đối với các đơn vị
sự nghiệp công lập. Việc thực hiện cơ chế theo 2 nghị định này đã được tỉnh
triển khai 100% cho các đơn vị từ năm 2007. Năm 2007, cơ chế này đã được thể
hiện trên dự toán được giao, việc giao dự toán cho các đơn vị khối tỉnh đã thể
hiện rõ 2 nhóm kinh phí phần tự chủ và không tự chủ, kinh phí tự chủ được tính
toán dựa trên số biên chế được giao và định mức chi TX của tỉnh ban hành. Số
kinh phí tự chủ bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn phần kinh phí không tự chủ
chứng tỏ Tỉnh đã làm tốt công tác phân bổ chi TX theo quy định của Nhà nước.
+ Những tồn tại và hạn chế trong phân bổ chi thường xuyên giai đoạn
2004-2007.
Bảng 2.19: Tình hình thực hiện phân bổ chi thường xuyên giai đoạn 2004 - 2007
Chỉ tiêu
Tổng NSNN phân bổ
giai đoạn 2004-2007
Trong đó
Số dự
toán
Số thực
hiện
Năm 2004 Năm 2007
Số dự
toán
Số thực
hiện
Số dự
toán
Số thực
hiện
Chi TX (tỷ đồng) 2605,2 3209,0 518,7 568,3 878,5 1078,0
Tỷ lệ đạt so với
dự toán (%) - 123,2 - 109,5 - 122,7
Nguồn: Sở Tài chính và tính toán của tác giả
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
67
Thực hiện dự toán chi TX trong năm bao giờ cũng cao hơn nhiều so với
số dự toán chứng tỏ dự toán giao chưa sát với thực tế. Năm 2004, tổng chi TX
thực hiện là 568,3 tỷ đồng tăng 9,5% so với dự toán giao; Năm 2005 tổng chi
TX thực hiện là 705,7 tỷ đồng, tăng 24,5% so với dự toán, tăng 24,2% so với
thực hiện năm 2004, năm 2006 thực hiện là 856,7 tỷ tăng 33,6% so với dự
toán và tăng 21,3% so với thực hiện năm 2005; năm 2007 thực hiện là 1.078
tỷ tăng 22,7 % so với dự toán và tăng 25,8 so với thực hiện năm 2006.
- Thực hiện dự toán chi thường xuyên từ năm 2004-2007 có một số chỉ
tiêu quan trọng nhưng không đạt tự toán. Chi sự nghiệp KHCN, đây là chỉ
tiêu được giao cứng của TW tuy nhiên chỉ tiêu này nhiều năm không đạt và 2
năm 2006, 2007 vẫn tiếp tục không đạt dự toán (năm 2006 đạt 93,2% dự
toán, năm 2007 đạt 97,9% dự toán ). Một trong những nguyên nhân không đạt
dự toán là do phân bổ kinh phí chưa sát với thực tế. Một số chỉ tiêu sự nghiệp
kinh tế, sự nghiệp TDTT cũng trong tình trạng nhiều năm không giải ngân
hết, năm 2007 sự nghiệp kinh tế đạt 86,5%, sự nghiệp văn hóa thể thao đạt
90,8%.
- Thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về quản lý biên chế và
kinh phí quản lý hành chính từ cấp tỉnh đến cấp huyện nhằm tiết kiệm kinh
phí nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho CBCC.
Trên thực tế chưa có đơn vị nào ban hành tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn
thành công việc.
- Tỉ trọng chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể trên chi thường xuyên
tăng từ 18,8% năm 2004 lên 21,7% năm 2007, tỉ lệ tăng chi hàng năm đạt
22,1% cao hơn tỉ lệ tăng các sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế nhưng chất
lượng, hiệu quả hoạt động quản lý chưa đạt hiệu quả mong muốn là không hợp
lý. Chi tiêu cho bộ máy quản lý hành chính còn khá lớn do tăng biên chế, tăng
đầu mối và lãng phí còn nhiều.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
68
- Chi hỗ trợ cho một số tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp có tỉ lệ tăng ở
giai đoạn 2004-2007 cho thấy có sự không phù hợp với xu hướng điều chỉnh cơ
cấu chi NSNN, cần phải xem xét giảm.
2.4.2 Đối với lĩnh vực chi đầu tư phát triển
2.4.2.1 Kết quả điều tra, đánh giá hệ thống phân bổ ngân sách nhà nước
chi đầu tư phát triển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004-2007
Tương tự như điều tra trong lĩnh vực chi TX, kết quả điều tra lĩnh vực
chi đầu tư đã thu được kết quả sau:
Bảng 2.20: Đánh giá thực trạng phân bổ chi đầu tư phát triển giai đoạn 2004-2007
đvt: %
TT Nội dung
Tổng
số
Mức độ giảm dần
Rất
tốt
Tốt
Bình
thường
Không
tốt
Rất
không tốt
1 Chi đầu tư
1.1 Đảm bảo Tính minh bạch 100 4 42 44 10 0
1.2 Đảm bảo Tính công bằng 100 0 18 64 14 4
1.3 Đảm bảo Tính khoa học 100 2 26 52 18 2
1.4
Đảm bảo Sự phù hợp với
tình hình thực tế
100 2 20 54 22 2
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Qua kết quả điều tra đã cho chúng ta thấy công tác phân bổ vốn
ĐTPT trong những năm qua chưa được tốt, chỉ mới dừng lại ở mức độ bình
thường. Trong lúc đó yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo công bằng, minh bạch,
khoa học và phù hợp với tính hình thực tế.
2.4.2.1.1 Nguyên tắc xây dựng định mức phân bổ ngân sách chi đầu tư
phát triển
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, cân đối NSNN theo
các tiêu chí và định mức chi ĐTPT được xây dựng cho năm 2007, là cơ sở
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
69
để xác định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách tỉnh cho các
huyện, thành phố được ổn định trong 4 năm của giai đoạn 2007 - 2010.
- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát
triển KTXH của tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, với việc ưu tiên hỗ trợ
các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn
khác để thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và
mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh.
- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của NSNN, tạo điều kiện
để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các
nguồn vốn cho ĐTPT.
- Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê
duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư, ưu tiên bố trí cho các
dự án trọng điểm của tỉnh, huyện, các công trình dự án hoàn thành trong kỳ
kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA. Đảm bảo thời gian từ khi khởi
công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm
C không quá 2 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định rõ
nguồn vốn.
- Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế
hoạch.
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ
vốn đầu tư phát triển.
2.4.2.1.2 Tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư cho các huyện
Bao gồm 5 tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí dân số gồm 2 tiêu chí: Số dân và số người dân tộc thiểu số;
- Tiêu chí về trình độ phát triển gồm 2 tiêu chí: Tỷ lệ hộ nghèo, thu
nội địa (không bao gồm khoản thu về quỹ đất).
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
70
- Tiêu chí diện tích tự nhiên của huyện, thành phố: Đây là tiêu chí mà
TW đã quy định áp dụng tại quyết định 210 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiêu chí về đơn vị hành chính, bao gồm 3 tiêu chí: Số đơn vị hành
chính cấp xã; xã miền núi, bãi ngang cồn bãi; xã vùng cao, biên giới;
Tiêu chí đơn vị hành chính xét gồm 3 tiêu chí nói trên là khá phù hợp
với tình hình của địa phương.
- Các tiêu chí bổ sung, bao gồm:
+ Thành phố thuộc tỉnh.
+ Thị trấn huyện lỵ miền núi.
+ Thị trấn huyện lỵ đồng bằng.
+ Thị trấn.
Với các tiêu chí bổ sung nói trên là khá phù hợp và đảm bảo công bằng
giữa những vùng dân số đông so với những vùng có dân số ít, thể hiện sự ưu
tiên các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác
góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển KTXH giữa các huyện
trong tỉnh.
Tuy nhiên theo chúng tôi nên bổ sung tiêu chí các trung tâm phát
triển của tỉnh, của huyện để có hướng phát triển kinh tế theo từng giai đoạn
phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh đã được phê duyệt.
Xác định số điểm của từng tiêu chí cụ thể
a - Tiêu chí dân số: Bao gồm tổng dân số và số người dân tộc thiểu số
(căn cứ vào số liệu dân số trung bình của Cục Thống kê năm 2005). Cách
tính cụ thể như sau:
Bảng 2.21: Điểm của tiêu chí dân số
Dân số Điểm
< 100.000 người được tính 4
Từ 100.000 người trở lên, cứ tăng thêm 10.000 người được tính thêm 0,4
Nguồn: Nghị quyết HĐND Tỉnh về ĐMPB chi ĐTPT năm 2007
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
71
Bảng 2.22: Điểm của tiêu chí số người dân tộc ít người
Số dân Điểm
Cứ 500 người được tính 0,2
Nguồn: Nghị quyết HĐND Tỉnh về ĐMPB chi ĐTPT năm 2007
Việc xác định điểm của tiêu chí dân số và số người dân tộc như trên là
phù hợp với tình hình thực tế ở Tỉnh và quy định của Nhà nước.
b - Tiêu chí về trình độ phát triển: Bao gồm tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo và
thu nội địa (không bao gồm khoản thu từ cấp quyền sử dụng đất).
Bảng 2.23: Điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới) Điểm
<10% tỷ lệ hộ nghèo Không tính điểm
10% hộ nghèo được tính 1
Cứ tăng thêm 1% thì được tính thêm 0,1
Nguồn: Nghị quyết HĐND Tỉnh về ĐMPB chi ĐTPT năm 2007
Theo chúng tôi cách tính điểm ở trên cần điều chỉnh lại cho phù hợp
với quy định của NN vì với tỷ lệ dưới 10% hộ nghèo theo quy định vẫn
được tính điểm.
Bảng 2.24: Điểm tiêu chí thu nội địa
TT Thu nội địa (không bao gồm số thu sử dụng đất) Điểm
1 Dưới 2 tỷ đồng 1
2 Từ 2 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng, cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,1
3 Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng, cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,15
4 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng, cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được
tính thêm 0,2
5 Từ 40 tỷ đến dưới 60 tỷ đồng, cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,25
6 Từ 60 tỷ đồng trở lên, cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,3
Nguồn: Nghị quyết HĐND Tỉnh về ĐMPB chi ĐTPT năn 2007
Số thu nội địa được xác định căn cứ vào số liệu giao kế hoạch năm
2006 (không bao gồm các khoản thu từ cấp quyền sử dụng đất).
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
72
c - Tiêu chí diện tích tự nhiên: Dựa vào số liệu của Cục Thống kê năm 2005.
Bảng 2.25: Điểm tiêu chí diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên Điểm
Dưới 50.000 ha được tính 2
Từ 50.000 ha trở lên, cứ tăng thêm 10.000 ha được tính thêm 0,2
Nguồn: Nghị quyết HĐND Tỉnh về ĐMPB chi ĐTPT năm 2007
d - Tiêu chí đơn vị hành chính:
- Điểm của đơn vị hành chính cấp xã: Dựa vào số liệu của Cục Thống
kê và Ban Dân tộc năm 2005.
Bảng 2.26: Điểm của đơn vị hành chính cấp xã
Đơn vị hành chính cấp xã Điểm
Cứ 1 xã, phường, thị trấn được tính 0,4
Cứ 1 xã vùng cao, biên giới được tính thêm 0,3
Cứ 1 xã miền núi, bãi ngang được tính thêm 0,2
Nguồn: Nghị quyết HĐND Tỉnh về ĐMPB chi ĐTPT năm 2007
đ - Các tiêu chí bổ sung:
- Điểm của đơn vị hành chính cấp huyện thành phố: Dựa vào số liệu
của Cục Thống kê và Ban Dân tộc năm 2005.
Bảng 2.27: Điểm các tiêu chí bổ sung
Đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố Điểm
Thành phố Đồng Hới được tính 10
Thị trấn huyện lỵ miền núi được tính 4
Thị trấn huyện lỵ đồng bằng được tính 3
Thị trấn được tính 2
Nguồn: Nghị quyết HĐND Tỉnh về ĐMPB chi ĐTPT năm 2007
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
73
2.4.2.2 Kết quả phân bổ ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển
a- Những mặt tích cực trong phân bổ chi ĐTPT giai đoạn 2004-2007
Chi ĐTPT ở Quảng Bình từ năm 2004 cho đến nay thường chiếm tỉ trọng
từ 20-27% chi NSNN tỉnh do nguồn vốn còn nhiều hạn chế trong lúc đó nhu cầu
chi thì lớn Việc nghiên cứu hình thành tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT
cho các huyện, các ngành góp phần thực hiện công bằng, công khai đảm bảo
phân bổ phù hợp với tình hình thực tế, góp phần sử dụng vốn có hiệu quả cần
phải đặc biệt quan tâm và được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý NSNN
nói chung và quản lý chi ĐTPT nói riêng. Tại điều 20 và điều 25 của Luật
NSNN năm 2002 có qui định Chính phủ, HĐND tỉnh quy định và quyết định cụ
thể các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN để làm
căn cứ xây dựng, phân bổ và quản lý NSTW và địa phương. Nhưng cho đến năm
2006, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày
12 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2007-2010. Căn cứ
quyết định này, các Sở có liên quan đến công tác phân bổ vốn ĐTPT đã tham
mưu xây dựng định mức để trình UBND tỉnh nội dung nói trên.
Bảng 2.28: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Quảng Bình từ năm 2004-2007
TT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng số
Tốc độ
tăng BQ
giai đoạn
2004-2007
1 TW quản lý 1762,5 1343,4 290,7 303,5 3700,1 (32,5)
2 Địa phương quản lý 1278,4 1621,2 1683,2 1937,8 6520,6 15,3
3 Vốn nước ngoài 34,1 98,5 0,5 0 133,1 (3,5)
Tổng cộng 4353,4 5901,8 3725 4236,9 18.217,1 4,1
Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và tính toán của tác giả
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
74
Bảng 2.28 cho thấy trong giai đoạn 2004-2007 Quảng Bình huy động
một lượng vốn lớn để đầu tư là 18.217,1 tỷ đồng. Nguồn lực huy động cho
ĐTPT đạt khá và đa dạng hơn, kể cả vốn trong và ngoài nước hàng năm đều
có sự tăng thêm chỉ có năm 2006 giảm so với năm 2005 là 2176,8 chủ yếu
phần lớn giảm vốn TW quản lý. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2005
là 5.901,8 tỷ đồng, tăng 35,5% so với năm 2004; Tổng nguồn vốn ĐTPT năm
2007 là 4236,9 tỷ đồng tăng 13,7% so với năm 2006.
Bảng 2.29: Phân bổ ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển giai
đoạn 2004- 2007
Chỉ tiêu
Tổng NSNN
phân bổ giai
đoạn 2004-2007
Trong đó
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Tốc độ
tăng BQ
năm (%)
Tổng chi NSNN 5477,4 100 959,2 1170,4 1536,1 1811,7 23,7
Tổng chi ĐTPT 2267,7 41,4 390,9 464 679,4 733,4 24,3
Nguồn: Sở Tài chính và tính toán của tác giả
Tổng chi ĐTPT cả giai đoạn đạt 2267,7 tỷ đồng chiếm 41,4 % tỷ trọng chi
NSNN. Năm 2005, tổng chi ĐTPT thực hiện là 464 tỷ đồng, tăng 5,9% so với
dự toán, tăng 24,3% so với thực hiện năm 2004. Năm 2007, chi ĐTPT thực hiện
là 733,4 tỷ tăng 4% so với dự toán và tăng 25,8% so với thực hiện năm 2006.
Việc bố trí vốn tập trung, có trọng điểm, phân bổ vốn đảm bảo đúng đối tượng,
mục tiêu được hỗ trợ theo hướng dẫn của TW, nhất là đối với nguồn vốn hỗ trợ
có mục tiêu của Chính phủ, vốn CTMTQG và đảm bảo cơ cấu vốn cho các lĩnh
vực GD-ĐT và KHCN, thiết kế quy hoạch, chuẩn bị đầu tư. Tập trung bố trí vốn
trả nợ cho các công trình hoàn thành, khối lượng hoàn thành của các công trình
chuyển tiếp. Đã tăng cường lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình, dự án
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
75
cho để đầu tư cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh, và xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh như: giao thông, thuỷ lợi, điện,
trường học, bệnh viện...
b- Những tồn tại và hạn chế trong lĩnh vực chi ĐTPT
- Tổng mức vốn đầu tư từ nguồn NSNN còn hạn chế (chiếm 14,7% tổng
mức đầu tư toàn xã hội).
- Do kế hoạch KTXH giai đoạn 2004 - 2007 còn thiếu cụ thể, chưa gắn
chặt kế hoạch với tác động thị trường, chưa cân đối được nguồn lực một cách
vững chắc nên việc phân bổ vốn chủ yếu theo kế hoạch của từng công trình, dự
án mà chưa tính đến sự phù hợp qui hoạch, định hướng kế hoạch phát triển
KTXH 5 năm và hàng năm của tỉnh đã được phê duyệt.
- Thiếu vốn cho việc đầu tư đồng bộ một số chương trình, công trình cơ
sở hạ tầng chủ lực, cấp thiết phục vụ đẩy nhanh phát triển KTXH của tỉnh, nhất
là hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ và du lịch, công nghệ thông tin và phụ trợ.
- Phần lớn các công trình giao thông lớn nội đô thị mới bố trí được vốn
bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng đã triển khai đầu tư đã cho thấy việc
phân bổ vốn đầu tư dàn trải chậm được khắc phục, quá trình đầu tư kéo dài nên
hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Nhiều dự án đầu tư đã được phê duyệt nhưng
vượt quá khả năng bố trí vốn của NSĐP nên chậm được triển khai hoặc triển
khai kéo dài.
- Các cơ quan tham mưu phân bổ vốn đầu tư chưa làm tốt công tác
chuẩn bị số liệu, tình hình, các chỉ tiêu KTXH, thuyết minh tính hiệu quả, tính
cấp thiết nhằm tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh quyết định việc phân bổ
vốn đầu tư. Chưa thực sự coi trọng việc nghiên cứu chuẩn bị đầu tư và đánh giá
hiệu quả KTXH của dự án trước khi quyết định đầu tư.
- Còn xảy ra tình trạng chạy vốn đầu tư. Việc phân bổ vốn đầu tư chưa
được công khai, minh bạch đầy đủ.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
76
2.4.3 Đánh giá hệ thống định mức phân bổ NSNN tỉnh Quảng Bình
a- Những điểm tích cực
- Định mức phân bổ NSNN góp phần khuyến khích các địa phương, cơ
quan, đơn vị tăng cường công tác quản lý tài chính phù hợp với điều kiện phát
triển KTXH của từng vùng miền
- Góp phần tăng cường tính pháp lý, tính minh bạch, tính ổn định của quá
trình phân bổ chi NSNN tỉnh.
- Tạo điều kiện để thực hiện phân phối công bằng, hợp lý các nguồn lực
của NSNN cho các ngành, các huyện nhằm đạt được một số mục tiêu về phát
triển xã hội, huy động tối đa các nguồn vốn cho phát triển, xã hội hóa các hoạt
động giáo dục, văn hóa, xã hội và TDTT.
- Phân bổ phù hợp với khả năng ngân sách, đảm bảo nhu cầu chi tối
thiểu hợp lý. Ưu tiên tăng định mức chi cho một số ngành Giáo dục- Đào tạo,
KHCN theo chủ trương của Nhà nước. Đồng thời bảo đảm kinh phí thực hiện
nhiệm vụ KTXH, quốc phòng, an ninh ở địa phương. Vận dụng vào tình hình
thực tế, khả năng tài chính NS của mình, địa phương đã lựa chọn tiêu chí phân
bổ dễ thực hiện được, có thể chấp nhận được đối với lần đầu tiên xây dựng
ĐMPBNS.
- Việc phân định “vùng ngân sách” thành các vùng (đô thị, đồng bằng,
miền núi) là một ưu điểm của hệ thống ĐMPBNS. Góp phần hạn chế sự bất bình
đẳng về nguồn tài chính giữa các vùng lãnh thổ một cách tốt hơn, sát thực hơn.
Định mức có tính đến điều kiện thực tế của địa phương, luôn được điều chỉnh
tăng khi có các chính sách mới của NN ban hành.
b- Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu
+ Về việc lựa chọn các tiêu chí xác định ĐMPBNS
- Mỗi địa phương có những đặc thù riêng về cơ cấu, mật độ dân số, trình
độ dân trí, đặc điểm văn hóa nên chỉ phân bổ căn cứ theo tiêu chí dân số đơn
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
77
thuần thì khó đảm bảo được sự công bằng, đôi khi còn mang tính cào bằng
trong phân bổ nguồn lực. Do vậy, ngoài tiêu chí dân số, hệ thống ĐMPBNS
hiện hành cần dựa vào các tiêu chí quan trọng khác phù hợp với từng lĩnh vực
cụ thể.
- Việc phân bổ kinh phí theo số biên chế dễ gây ra hiện tượng xin tăng
biên chế không khuyến khích việc tinh giản biên chế và sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực.
- Các khoản chi cho con người chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu chi
thường xuyên hoạt động quản lý hành chính nên việc xây dựng ĐMPBNS
huyện có thể theo chỉ tiêu biên chế, quỹ lương làm chỉ tiêu chủ yếu nhưng đồng
thời phải tính đến số dân như là chỉ tiêu bổ sung khi xem xét mức chi cụ thể.
+ Chưa xây dựng định mức chi cho một số sự nghiệp của tỉnh mà có thể
tính định mức như sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp đào tạo.
Những sự nghiệp này được xem xét bố trí mức chi cụ thể theo nhiệm vụ và khả
năng cân đối ngân sách hàng năm do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định
là chưa thật hợp lý. Cần nghiên cứu định mức của các cơ quan TW và các tỉnh
bạn để xem xét qui định định mức chi phù hợp.
+ Quản lý ngân sách theo khoản mục đầu vào, không chú trọng đến các
đầu ra và kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược ưu tiên của
quốc gia. Điều này dẫn đến tình trạng nguồn tài trợ cho những kế hoạch phát
triển KTXH không được quan tâm đúng mức dẫn đến sự hụt hẫng về tài chính
nên nhiều công trình phải chờ kinh phí; kinh phí đầu tư dàn trải cho nhiều dự
án khiến những ưu tiên của Tỉnh không được tài trợ tương xứng với tầm quan
trọng của chúng. Phân bổ ngân sách theo các khoản mục đầu vào đã tạo ra
điểm yếu cơ bản là không khuyến khích đơn vị tiết kiệm kinh phí, vì nó
không đặt ra yêu cầu ràng buộc chặt chẽ giữa số kinh phí được phân bổ với
kết quả đạt được ở đầu ra do sử dụng ngân sách đó.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
78
- Xây dựng ĐMPBNS thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát
triển KTXH trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được
dự báo nên dẫn đến các kết quả NS nghèo nàn. Do ngân sách soạn lập theo
chu kỳ hàng năm, nên nó không được đánh giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực
gắn kết với những chương trình phát triển KTXH dài hạn. Nguồn lực của NS
phân bổ mang tính dàn trải; thiếu vắng hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác
định thứ tự ưu tiên chi tiêu.
- Ngân sách chi TX và ngân sách chi ĐTPT được soạn lập một cách
riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Tính minh bạch và trách
nhiệm không thực hiện nghiêm túc, một số khoản mục chi được đưa vào thực
hiện nhưng không công bố, đồng thời hạn chế sự tham gia của xã hội trong
quy trình ngân sách.
2.5 ẢNH HƯỞNG VIỆC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2004-2007
Tổng chi NSNN địa phương giai đoạn 2004 - 2007 là 9463,8 tỷ đồng,
bình quân mỗi năm 2365,9 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm
27,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của giai
đoạn này là 10,9%/năm. Riêng năm 2007, chi NSNN là 3.307,8 tỷ đồng, tăng
31,5% so với năm 2006, đây là năm có mức chi cao nhất và đạt mức tăng cao
hơn trung bình của giai đoạn 2004 - 2007; góp phần vào tăng trưởng kinh tế
của năm 2007 đạt 11%, cao nhất giai đoạn này.
Quy mô GDP của tỉnh năm 2005 là 2.208,9 tỷ đồng (giá so sánh 1994),
đến năm 2006 đạt 2.460,7 tỷ đồng, năm 2007 đạt 2.731,4 tỷ đồng. Tăng
trưởng kinh tế theo GDP của nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,2%,
công nghiệp xây dựng (CN-XD) tăng 17,1%, dịch vụ tăng 9,9% trong thời kỳ
2004-2007. Mức tăng trưởng của khu vực sản xuất (CN - XD và nông, lâm,
ngư nghiệp) là 11,2% theo thời kỳ 2004-2007.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
79
Bảng 2.30: Quy mô GDP và tăng trưởng kinh tế theo GDP của tỉnh
đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Nhịp độ
tăng BQ
2004-2007 (%)
GDP (giá ss1994) 2.002,1 2.208,9 2.460,7 2.731,4 10,9
Nông lâm ngư nghiệp 609,8 636,3 665,6 710,0 5,2
Công nghiệp - xây dựng 623,1 721,4 841,3 1.001,0 17,1
Dịch vụ 769,1 851,1 953,8 1.020,4 9,9
Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và Cục Thống kê
Tăng trưởng vốn đầu tư thời kỳ 2004-2007 đạt 14,37%, gấp 1,25 lần tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng đầu tư so với GDP năm 2006 là 35,6%, năm
2007 là 45,8%. Xu hướng trên cho thấy, đầu tư là động lực chủ yếu của tăng
GDP của tỉnh và ở mức cao so với bình quân cả nước. Xu hướng này cho
thấy, nếu tỷ trọng đầu tư so GDP của tỉnh không tăng thì tăng trưởng kinh tế
của tỉnh sẽ giảm, tạo tiềm ẩn không ổn định trong phát triển kinh tế của tỉnh
trong các năm tiếp theo.
Để đánh giá ảnh hưởng việc phân bổ NSNN địa phương tới tăng trưởng
kinh tế, chúng tôi đi sâu phân tích trong các khu vực và ngành kinh tế.
2.5.1 Nông, lâm, ngư nghiệp
Giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp (giá so sánh 1994) năm 2004 đạt
1237,4 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1349,8 tỷ đồng, năm 2006 đạt 1528 tỷ đồng,
năm 2007 là 1720,7 tỷ đồng; mức tăng trưởng thời kỳ 2004-2007 đạt 11,6%.
Trong cơ cấu kinh tế ngành theo giá trị sản xuất, ngành nông nghiệp chiếm tỷ
trọng cao và có xu hướng giảm từ 72,5% năm 2004 xuống 71,1% năm 2007;
tỷ trọng của ngành lâm nghiệp giảm từ 8,4% xuống 7,9%. Tỷ trọng của ngành
thuỷ sản tăng từ 19,5% lên 20,9%.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
80
Bảng 2.31 Cơ cấu kinh tế ngành theo GTSX của nông, lâm, ngư nghiệp
đvt: %
2004 2005 2006 2007
Cơ cấu nông lâm ngư nghiệp 100,0 100,0 100,0 100,0
+ Nông nghiệp 72,5 72,1 72,0 71,1
+ Lâm nghiệp 8,5 8,4 8,0 7,9
+ Thuỷ sản 19,0 19,5 20,0 20,9
+ Nông nghiệp
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2004 - 2007 tăng 4,02%. Cơ
cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch, tiếp tục chuyển đổi một số
diện tích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_xay_dung_he_thong_dinh_muc_phan_bo_ngan_sach_nha_nuoc_tinh_quang_binh_0928_19120.pdf