LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN . ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ .iv
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .3
3.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.8
7. Kết cấu luận văn .8
Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .10
1.1. Một số khái niệm.10
1.2. Hình thức, phân loại tổ chức khoa học và công nghệ công lập.19
1.3. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học công nghệ công lập.21
1.4. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ công lập.24
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công
nghệ công lập.26
Tiểu kết chƣơng 1 .31
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN HÓA HỌC
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM .33
2.1. Khái quát về Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam .33
2.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam.36
2.3. Thực trạng về hoạt động của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam giai đoạn từ
năm 2007 đến nay.46
2.4. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của Viện Hóa học Công nghiệp VN .53
Tiểu kết chƣơng 2 .61
Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM .62
3.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Viện Hóa học Công nghiệp
Việt Nam.62
3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Viện Hóa học công nghiệp VN.64
Tiểu kết chƣơng 3 .79
KẾT LUẬN .81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .855
95 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của viện hóa học công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghệ của ngành hóa chất; tổ
chức đào tào đại học, trên đại học, công nhân kỹ thuật phục vụ sản xuất – kinh
doanh chuyên ngành;
- Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành
hóa chất;
- Trực tiếp kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật mới,
sản phẩm mới, vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ hóa chất và các ngành
công nghiệp khác.
2.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam
Sau khi chuyển đổi sang mô hình tổ chức khoa học và công nghệ công lập
tự trang trải kinh phí do Nhà nước thành lập và đầu tư, cơ cấu tổ chức của Viện
được sắp xếp theo 3 khối:
+ Khối quản lý và nghiệp vụ: bao gồm Ban Giám đốc, các phòng ban nghiệp
vụ với chức năng quản lý và phát triển các hoạt động của Viện; xây dựng chiến
lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn; dự báo và định hướng thị trường; xúc tiến đầu tư
và thương mại.
+ Khối nghiên cứu khoa học và công nghệ: bao gồm các trung tâm nghiên
cứu khoa học và công nghệ, các phòng thí nghiệm với chức năng nhiệm vụ
nghiên cứu, triển khai công nghệ từ quy mô phòng thí nghiệm đến quy mô pilot
và dịch vụ khoa học kỹ thuật.
+ Khối sản xuất kinh doanh gồm:
- Bộ phận sản xuất kinh doanh trực thuộc Viện gồm: các xưởng sản xuất,
một số trung tâm dịch vụ, và chuyển giao công nghệ.
- Bộ phận sản xuất kinh doanh gồm một số doanh nghiệp khoa học cổ phần.
37
- Bộ phận liên doanh, liên kết với sự góp vốn của Viện.
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Viện Hoá học công nghiệp Việt Nam
(giai đoạn từ sau 2007 đến nay)
Ban Giám đốc
Hội đồng khoa học
công nghệ
Khối nghiên cứu KH và
CN
Khối Sản xuất
kinh doanh và
dịch vụ
Khốinghiệp vụ
P. TN trọng điểm Q.gia
Công nghệ lọchoá dầu
TT. KHCN Hóa dược
TT. KHCN Hoá Hữu cơ
TT. KHCN SX hoá chất
Vô cơ &Phân bón
Trung tâm
Hóa thực vật
TT. KHCN Vật liệu
TT. KHCN Phụ gia dầu
mỡ
Trung tâm công nghệ
Sinh học
TT. Bảo vệ Môi trường
và an toàn hóa chất
DN KH cổ phần
Vật liệu Vô cơ
DN KH cổ phần
Vật liệu Hữu cơ
Doanh nghiệp SX
và KD các SP hoá
học phục vụ tiêu
dùng
Phòng Hành
chính quản trị
Phòng Tổ chức
cán bộ, đào tạo
Phòng Kế hoạch
đầu tư và quản lý
khoa học
Phòng Tài chính
kế toán
DN KH cổ phần
các hợp chất TN
và bán TH
DN CP Khai thác
thị trường - XNK
hóa chất, vật tư,
thiết bị
DN KH cổ phần
tư vấn đầu tư và
chuyển giao CN
Phòng thông tin
và hợp tác
quốc tế
TT. Phân tích và kiểm tra
môi trường
Phòng thị trường
& phát triển SP
mới
Xưởng TN số 1
Xưởng TN số 2
Xưởng TN số 3
Phân viện
Trung tâm
đào tạo
Văn phòng đại
diện trong và
ngoài nước
quốc tế
38
Theo cơ cấu tổ chức của sơ đồ trên, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị,
bộ phận trực thuộc Viện được xác định cụ thể như sau:
* Nhóm các đơn vị nghiệp vụ:
Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các chức năng quản lý theo quy định của
Nhà nước và được tổ chức thành các phòng ban chức năng:
(1) Phòng Kế hoạch đầu tư và quản lý khoa học :
+ Giúp Viện trưởng quản lý về hoạt động khoa học và công nghệ, xây dựng
kế hoạch chiến lược về phát triển khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh trong
toàn Viện
+ Hướng dẫn công tác tổng kết, đánh giá, nghiệm thu và quản lý hồ sơ các
công trình nghiên cứu khoa học.
+ Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện công tác đầu tư xây dựng.
+ Lập hồ sơ theo dõi và quản lý tài sản
+ Hướng dẫn lập hợp đồng, theo dõi hợp đồng và tiến độ thực hiện ...
+ Thực hiện nhiệm vụ thư ký thường trực hội đồng khoa học Viện
(3) Phòng Tài chính kế toán: thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, kế
toán theo quy định, theo dõi quản lý các nguồn kinh phí, nguồn vốn, vật tư, báo
cáo và quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.
+ Lập kế hoạch tài chính và dự toán hàng năm các chương trình dự án đề
tài... theo kế hoạch đã được duyệt.
+ Xây dựng, đề xuất quy chế quản lý tài chính phù hợp với tình hình thực
tế đơn vị,
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện cấp kinh phí theo kế hoạch cho các
chương trình đề tài dự án đã phê duyệt.
+ Xử lý những vấn đề có liên quan về mặt tài chính kế toán trong
phạm vi quản lý.
(4) Phòng Tổ chức Cán bộ và đào tạo:
+ Tư vấn giúp Viện trưởng quản lý Viện về mặt nhân sự.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý và tuyển dụng lao động
39
+ Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ công nhân
viên về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, lao động tiền lương
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học, cán bộ quản lý...
(5) Phòng Hành chính quản trị:
+ Giúp Viện trưởng quản lý về mặt hành chính, theo dõi việc thực hiện
nội quy, quy chế cơ quan.
+ Quản lý tài sản trong phạm vi của Viện (nhà cửa, đất đai, và các tài
sản khác)
+ Giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh trong Viện; phục vụ các hội nghị, hội
thảo, các buổi họp tổng kết và kỳ họp thường kỳ của Viện.
+ Bố trí sắp xếp hợp lý các phương tiện giao thông
+ Hướng dẫn khách, tiếp khách khi đến cơ quan liên hệ công tác...
(6) Phòng Thông tin và hợp tác quốc tế:
+ Quản lý và khai thác thông tin trên các phương tiện khác nhau phục vụ
cho các bộ môn nghiên cứu của Viện
+ Thực hiện các công tác cập nhật, in ấn lưu trữ, các kết quả nghiên cứu,
những tiến bộ khoa học kỹ thuật...
+ Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, trao đổi thông tin,
hợp tác hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ...
+ Tổ chức các cuộc tham quan, hội thảo trong và ngoài nước.
(7) Phòng Thị trường và phát triển sản phẩm mới
+ Tư vấn cho Viện trưởng về công tác thị trường bao gồm : điều tra, khảo
sát và đề xuất phương pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
+ Xây dựng và đề xuất các chương trình quảng cáo nâng cao uy tín các
thương hiệu hàng hoá của Viện.
+ Đề xuất phương án sản xuất sản phẩm mới, thay đổi mẫu mã và chất
lượng sản phẩm.
(8) Trung tâm đào tạo: thực hiện nhiệm vụ đào tạo của Viện bao gồm:
40
+ Đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ cho công nhân kỹ thuật, cán bộ
khoa học và chuyên ngành.
+ Liên doanh, liên kết với các trường, viện nghiên cứu trong các lĩnh
vực đào tạo.
+ Tham gia công tác, đánh giá, nâng bậc cho kỹ thuật viên và công nhân.
+ Tư vấn cho Viện về công tác đào tạo.
(9) Văn phòng đại diện trong và ngoài nước: đại diện cho Viện về các mặt
hoạt động bao gồm:
+ Nghiên cứu khoa học công nghệ, triển khai sản xuất kinh doanh, lien
doanh, liên kết trong công tác nghiên cứu và sản xuất kinh doanh.
+ Tuyên truyền, quảng cáo thương hiệu và năng lực của Viện ở những
vùng và khu vực có mặt văn phòng đại diện của Viện.
* Nhóm các đơn vị khoa học công nghệ:
Được hình thành trên cơ sở các trung tâm nghiên cứu gồm các chuyên
ngành khác nhau của Viện trước đây. Nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị khoahọc
công nghệ là nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng và triển khai
công nghệ từ quy mô phòng thí nghiệm đến xây dựng pilot sản xuất thử nghiệm
cho các nội dung khoa học công nghệ từ các chương trình và đề tài cấp Nhà nước,
các nội dung hợp tác nghiên cứu cũng như hợp đồng với các đơn vị trong và ngoài
công lập. Nhiệm vụ của các đơn vị khoa học công nghệ như sau:
(1)Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia công nghệ lọc, hoá dầu:
Căn cứ Quyết định số 219/QĐ - BKHCN ngày 17/9/2002 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và công nghệ, Quyết định số 185/2003/QĐ - BCN ngày
13/11/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về việc công nhận Viện Hoá học
công nghiệp Việt Nam thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam là cơ quan chủ trì
xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia công nghệ lọc, hoá dầu. Trong
khi chưa có quy định chính thức, Phòng này hoạt động theo quy chế tạm thời về
tổ chức và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm (ban hành kèm theo QĐ
số 01/2002/QĐ - BKHCNMT ngày 31/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
41
công nghệ Môi trường) và của Viện phù hợp với mục tiêu nêu ra trong đề án đầu
tư xây dựng ban đầu đã được cấp trên phê duyệt.
Mục tiêu hoạt động của Phòng Thí nghiệm trọng điểm:
- Góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Đảm bảo việc nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ, giải quyết được những vấn đề cốt lõi nhất của lĩnh vực
KH & CN có liên quan; chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ phải đạt trình độ các nước trong khu vực hoặc quốc tế.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển Khoa học và công nghệ, thu hút
cán bộ Khoa học và công nghệ trong và ngoài nước.
Chức năng của Phòng Thí nghiệm trọng điểm:
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Tham gia đào tạo cán bộ Khoa học và công nghệ thông qua việc thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực
hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.
- Giám định các kết quả phân tích, thí nghiệm, kiểm nghiệm có liên quan.
Nhiệm vụ của Phòng Thí nghiệm trọng điểm:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động 5 năm và hàng năm của
phòng thí nghiệm trọng điểm để tổng hợp vào kế hoạch của cơ quan chủ trì trình
Bộ chủ quản và gửi các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước theo quy
định hiện hành.
- Xây dựng nội quy, quy định cụ thể cho hoạt động của phòng thí nghiệm
trọng điểm phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của phòng thí nghiệm
trọng điểm.
- Định kỳ 6 tháng một lần thực hiện các báo cáo với cơ quan chủ trì, Bộ
chủ quản và các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước về kết quả thực hiện
nhiệm vụ Khoa học và công nghệ được giao và tình hình hoạt động chung của
phòng thí nghiệm trọng điểm
42
- Đăng ký hoạt động Khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành
của Nhà nước.
- Hoàn thành các nhiệm vụ Khoa học và công nghệ được giao hoặc được
hình thành do trúng tuyển qua tuyển chọn
- Quản lý tài sản, duy trì, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
được giao theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Quyền hạn của Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia:
- Ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào
tạo cán bộ khoa học và công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, các hợp đồng
kinh tế khác với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và
ngoài nước về các lĩnh vực khoa học công nghệ có liên quan để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của Phòng Thí nghiệm trọng điểm.
- Tham gia tuyển chọn để được chủ trì thực hiện các nhiệm vụ Khoa học
và công nghệ của Nhà nước, của Bộ, ngành và địa phương có liên quan.
- Trực tiếp tiến hành hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức quốc
tế, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài phù hợp với quy định hiện
hành của pháp luật, kể cả việc tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân này.
Nguồn vốn đầu tư cho Phòng Thí nghiệm trọng điểm:
Vốn đầu tư cho phòng thí nghiệm trọng điểm được hình thành từ các
nguồn sau đây:
- Vốn ngân sách Nhà nước: chi thường xuyên cho sự nghiệp KHCN& môi
trường, sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi cho đầu tư phát triển, vốn vay và viện trợ
của chính phủ nước ngoài, và các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
- Các nguồn vốn khác: hợp đồng, hợp tác, tài trợ của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước
(2) Trung tâm khoa học công nghệ hoá dược: Nghiên cứu sản xuất các
nguyên liệu cho ngành dược; Nghiên cứu sản xuất các tá dược đạt Tiêu chuẩn có
thể thay thế các tá dược nhập khẩu; Nghiên cứu sản xuất các dược liệu trên cơ sơ
cây thuốc Việt Nam; Nghiên cứu sản xuất các phụ gia cho thực phẩm, công nghệ
43
mỹ phẩm; Tham gia xây dựng các Tiêu chuẩn cũng như xây dựng Phòng thí
nghiệm Hoá dược góp phần kiểm soát chất lượng thuốc trên thị trường Việt Nam.
(3)Trung tâm Khoa học công nghệ Hữu cơ: Nghiên cứu tổng hợp và sản
xuất các sản phẩm hữu cơ, các chất hoạt động bề mặt từ nguồn nguyên liệu hoá
dầu, dầu mỡ động thực vật, xenlulô, tinh bột và các hợp chất thiên nhiên khác phục
vụ cho ngành công nghiệp, tuyển khoáng, nông nghiệp, dược phẩm và dân dụng
(4) Trung tâm Khoa học công nghệ sản xuất hoá chất vô cơ và phân bón:
Nghiên cứu sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vào sản xuất
các sản phẩm hoá chất vô cơ (kể cả vật liệu nano) và phân bón phục vụ công
nghiệp hoá chất, nông nghiệp, các ngành công nghiệp khác và tiêu dung; đồng
thời nghiên cứu các công nghệ và sản phẩm phụ trợ cho sản xuất hoá chát vô cơ,
phân bón hoá học và các ngành nghề khác theo yêu cầu.
(5) Trung tâm Hoá thực vật: Nghiên cứu công nghệ chiết tách, bán tổng
hợp và sản xuất thử nghiệm các hoạt chất từ thực vật, động vật và sinh vật biển
phục vụ công nghiệp thực phẩm, hoá dược, mỹ phẩm...
(6) Trung tâm khoa học công nghệ vật liệu: Nghiên cứu sản xuất các vật
liệu polyme, sợi tổng hợp, chất tạo màng, chất phủ, vật liệu composit, chất dẻo, vật
liệu chịu nhiệt, vật liệu cách điện, vật liệu giữ nước phục vụ cho các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, tiêu dùng; Nghiên cứu có chiều sâu để nâng cao khả năng sản
xuất các vật liệu thân thiện môi trường như màng polyme tự phân huỷ...
(7) Trung tâm KHCN Phụ gia dầu mỡ: Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm
dầu mỡ bôi trơn, các phụ gia cho dầu phanh, dầu làm mát, dầu thuỷ lực, dầu
chống cháy...; Xây dựng các tiêu chuẩn về dầu mỡ bôi trơn, kiểm tra đánh giá
chất lượng các sản phẩm dầu mỡ theo các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn
quốc tế.
(8) Trung tâm công nghệ sinh học: Nghiên cứu công nghệ sản xuất các
sản phẩm sinh học phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dược phẩm,
các sản phẩm tiêu dùng; Nghiên cứu công nghệ môi trường theo phương pháp
sinh học và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ mục đích này.
44
(9) Trung tâm Bảo vệ môi trường và an toàn hoá chất:
- Nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao các công nghệ ngăn ngừa và kiểm
soát ô nhiễm.
- Thiết kế, lắp đặt các hệ thống xử lý.
- Tham gia xây dựng chiến lược môi trường, an toàn hoá chất, sản xuất
sạch...cho các ngành công nghiệp, đánh giá tác động môi trường, các vùng công
nghiệp, làng nghề, khu dân cư...
- Mua bán chuyển nhượng thiết bị, vật tư hoá chất liên quan tới lĩnh
vực môi trường.
- Xây dựng và biên soạn TCVN, tiêu chuẩn ngành về môi trường và an
toàn hoá chất.
- Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý môi trường, an toàn hoá chất.
(10) Trung tâm Phân tích và kiểm tra môi trường: Nghiên cứu các
phương pháp phân tích chính xác, các phương pháp phân tích nhanh phục vụ
phân tích các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm tiêu dùng, giám định hàng
hoá xuất nhập khẩu cũng như đánh giá môi trường; Tham gia biên soạn và xây
dựng các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành cho ngành hoá chất; Tham gia
đánh giá tác động môi trường các vùng công nghiệp, làng nghề cũng như các
khu vực dân cư; Nghiên cứu công nghệ xử lý môi trường áp dụng cho các khu
công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, các khu công nghiệp và làng nghề cũ;
Tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh, cao học và đại học.
(11) Phân viện: bao gồm các hoạt động:
+ Hoạt động theo các lĩnh vực của Viện hoặc một lĩnh vực cụ thể tại khu
vực hay vùng có phân viện.
+ Thay mặt cho Viện triển khai các mặt hoạt động như: nghiên cứu khoa học
công nghệ, triển khai sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết...tại khu vực đó.
* Nhóm các đơn vị sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ:
Nhiệm vụ chủ yếu của nhóm các đơn vị sản xuất kinh doanh và chuyển
giao công nghệ là tạo ra lợi nhuận như yêu cầu đối với doanh nghiệp và được ưu
45
đãi trong điều kiện là thành viên của tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự
trang trải. Một phần lợi nhuận được dùng để đầu tư mở rộng tái sản xuất kinh
doanh, nghiên cứu cải tiến công nghệ. Những đơn vị này được tổ chức theo hình
thức các doanh nghiệp trực thuộc hoạt động theo các nguồn vay vốn, vốn góp
- Doanh nghiệp cổ phần sản xuất và kinh doanh các hóa chất phục vụ
ngành vô cơ và phân bón (Doanh nghiệp cổ phần vật liệu vô cơ): Hoạt động
chính theo hướng sản xuất và kinh doanh các vật liệu vô cơ, các phụ gia cho
công nghiệp hóa chất cơ bản và công nghiệp phân bón...
- Doanh nghiệp cổ phần sản xuất các chất hoạt động bề mặt (Doanh
nghiệp cổ phần vật liệu hữu cơ): Hoạt động chính theo hướng sản xuất kinh
doanh các hoá chất, vật liệu hữu cơ, các phụ gia, các sản phẩm hữu cơ phục vụ
các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng...
- Doanh nghiệp cổ phần sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hóa học
phục vụ tiêu dùng: Hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu
sơn phủ, các chất lỏng chuyên dụng, nhiên liệu và dịch vụ thương mại các
nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc...
- Doanh nghiệp cổ phần sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tự nhiên
(Doanh nghiệp cổ phần các hợp chất tự nhiên và bán tổng hợp): Hoạt động theo
hướng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, chế phẩm sinh
học, các chế phẩm phục vụ công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm.
- Doanh nghiệp cổ phần xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ
nghiên cứu và sản xuất hóa chất: Nhiệm vụ chủ yếu hoạt động xuất nhập khẩu
các vật tư hóa chất, máy móc phục vụ công nghiệp sản xuất hóa chất, các loại
thiết bị trang bị cho phòng thí nghiệm...
- Doanh nghiệp cổ phần tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ: Hoạt
động theo hướng nghiên cứu xác lập thị trường công nghệ, lập phương án
khả thi, tư vấn đầu tư và lựa chọn công nghệ, tư vấn hoàn chỉnh công nghệ,
hợp tác chuyển giao công nghệ.
Ngoài cơ cấu tổ chức trên, Viện còn có các tổ chức tư vấn cho Viện
46
trưởng, gồm: Hội đồng Khoa học - Công nghệ; Hội đồng thi đua khen thưởng và
kỷ luật. Khi cần thiết có thể thành lập các hội đồng khác. Các Hội đồng tư vấn
được thành lập theo quyết định của Viện trưởng và có quy chế hoạt động riêng.
2.3. Thực trạng về hoạt động của Viện Hóa học Công nghiệp Việt
Nam giai đoạn từ năm 2007 đến nay
Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây tình hình kinh tế xã hội trên thế
giới cũng như trong nước diễn biến phức tạp, tác động lớn đến hoạt động của
Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.
Khó khăn lớn nhất đối với Viện là sự suy giảm sản lượng của các ngành
hàng apatit và phân bón của Tập đoàn làm cho cung cấp các sản phẩm truyền
thống và chủ lực của Viện suy giảm trong khi các sản phẩm mới khác vỡ chưa
bù đắp được phần doanh thu bị suy giảm này. Bên cạnh đó, sự biến động về giá
nguyên vật liệu, dịch vụ mua vào; sự cạnh tranh trong và ngoài nước liên quan
đến các sản phẩm truyền thống của Viện cũng tác động không nhỏ đến hoạt
động của Viện.
Chính vì thế, mặc dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn và không hoàn
thành kế hoạch về doanh thu song Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam vẫn đạt
được nhiều thành tựu nhất định.
Chỉ tính riêng trong năm gần đây nhất (2017), tổng doanh thu toàn Viện
đạt 163,783 tỷ đồng, giảm 11,7% so với năm 2016, hoàn thành 81%kế hoạch
được Tập đoàn giao (202,255 tỷ đồng) trong đó:
Doanh thu hoạt động khoa học công nghệ đạt 29,703 tỷ đồng, đạt 76% kế
hoạch (39,426 tỷ đồng);
Doanh thu sản xuất kinh doanh dịch vụ đạt 134,080 tỷ đồng, đạt 83% kế
hoạch (162,829 tỷ đồng).
2.3.1.Về hoạt động khoa học công nghệ
Viện dã thực hiện 3 đề tài nghiên cứu cơ bản và NCCB định hướng ứng
dụng (PTNTD); 3 đề tài độc lập cấp nhà nước (PTNTĐ); 3 đề tài thuộc đề án
“Tăng cường kiểm soát môi trường” (PTNTĐ); 1 đề tài thuộc chương trình hóa
47
dược (TT hóa thực vật) 9 đề tài cấp Bộ Công thương (trong đó có 3 đề tài của
PTNTĐ), 7 đề tài cấp Tập đoàn (trong đó có 3 đề tài của PTNTĐ) 6 dự án Hóa
dược, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ công thương (trung tâm hóa dược, Trung tâm
NCTK, trung tâm VL và PTNTĐ) ký hợp đồng thực hiện mới 3 đề tài thuộc
chương trình hóa dược.
Hoàn tất việc thử nhiệm để chuẩn bị nghiệm thu dự án Thuốc tuyển quặng
Apatit loại 2, được Công ty Apatit đánh giá cao về chất lượng.
Hoàn tất việc đầu tư, sản xuất thử nghiệm và các điều kiện cần thiết khác
để nghiệm thu dự án thuốc chống ung thư của Trung tâm Hóa dược và dự án
magie stearat, tiến tới thương mại hóa các sản phẩm này.
Thực hiện 01 đề tài nghiên cứu trực tiếp với Công ty Phân đạm và Hóa
chất Hà Bắc về Phân đạm ure chất lượng cao chứa vi lượng và đã ký hợp đồng
triển khai vào sản xuất kinh doanh; đã ký 1 hợp đồng và đang thương thảo để ký
tiếp 01 hợp đồng nữa với Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí về nghiên
cứu phát triển sản phẩm và thị trường tiềm năng xung quanh vấn đề nguyên liệu
ammoniac, CO2 và urefooc với sự tham gia của một số dơn vị trong Viện;
Khảo sát, nghiên cứu thăm dò và xây dựng phương án xử lý để chuyển
đổi, đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận chất thảo photphagip của DAP
Lào Cai từ chất thải nguy hiểm loại hai sang chất thải công nghiệp, giải quyết
vấn đề môi trường của cơ sở sản xuất;
Phòng Thí nghiệm trọng điểm vẫn là con chim đầu đàn về thuyết minh
nhiệm vụ và kinh phí khoa học công nghệ toàn Viện, với các đề tài/dự án liên
quan đến các vấn đề xúc tác - hữu cơ - hóa dầu, vật liệu, phân bón, môi trường,
hóa dược, nhiên liệu vi nhũ, nhiên liệu sinh học.
Các đơn vị như: Trung tâm NCTK, Trung tâm Hóa dược, Trung tâm
NCHC Tuyển quặng, Trung tâm Vật liệu, Trung tâm Hữu và các đơn vị vẫn
duy trì được nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học đáng kể đáng kể.
Hội đồng Khoa học công nghệ đã tham gia tư vấn nghiêm túc cho Viện
trong công tác thẩm định, lựa chọn nhiệm vụ khoa học công nghệ để thuyết
48
minh với các cơ quan chủ quản cũng như trong công tác xem xét, tư vấn chỉnh
sửa báo cáo nghiệm thu.
Kết thúc năm kế hoạch, phần lớn các đề tài đã được nghiệm vụ cấp cơ,
cấp cơ quan chủ quản hoặc nghiệm thu giai đoạn đúng tiến độ. Tuy nhiên, vẫn
còn một số đề tài chậm tiến độ, nhiều đề tài tính úng dụng chưa cao.
Cụ thể, việc thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ đạt được những kết
quả như sau:
2.3.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
Trung tâm nghiên cứu HC tuyển quặng:với các sản phẩm truyền thống
thuốc tuyển quặng giảm doanh thu khá lớn so với năm 2016, nguyên nhân do
các nhà máy giảm số lượng quặng tuyển và cũng một phần do cạnh tranh của
thuốc tuyển nhập khẩu và thuốc tuyển nội địa khác. Trong thời gian tới, sản
phẩm này vẫn phải tiếp tục được nghiên cứu cỉa tiến về chất lượng, giá thành và
môi trường sản xuất để tham gia cạnh tranh và duy trì hoạt động sản xuất an
toàn hiệu quả.
Trung tâm KHCN hóa chất VCPB:với các sản phẩm phụ gia cho phân bón
và hóa chất xử lý nước tuần hoàn giảm doanh thu do các đơn vị sản xuất đạm
ure và DAP trong tập đoàn giảm sản lượng phân bón hoặc dừng sản xuất dài
ngày. Tuy nhiên, Trung tâm đã có hướng phát triển mới trong năm 2017 với các
sản phẩm như chất chống kết khối ure đặc chủng cho phân đạm Cà Mau, chất bổ
sung vi lượng cho phân đạm Hà Bắc và nano silica cho sơn đặc dụng là kết
quả tự đầu tư nghiên cứu phát triển sau khi nghiệm thu đề tài các cấp.
Trung tâm KHCN thực nghiệm sản xuất:với sản phẩm formalin giảm
doanh thu do giảm sản lượng bởi sự cố về thiết bị 2 tháng đầu năm; bên cạnh đó
giá bán sản phẩm giảm thấp hơn so với năm 2016. Hiện nay, lượng sản phẩm
sản xuất của trung tâm không đủ bán nên cần phải có sự chỉ đạo sâu sắc hơn về
duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo hệ thống dây chuyền công nghệ hoạt động ổn
định, an toàn cùng với kế hoạch thu mua nguyên vật liệu khoa học, kịp thời.
Chất lượng nước cấp cho sản xuất cũng đang là yếu tố ảnh hưởng đến chất
49
lượng formalin, cần phải được nghiên cứu giải quyết.
Trung tâm Hóa dược:đã xây dựng xong xưởng pilot thực nghiệm phục vụ
dự án thuốc chống ung thư đồng thời có thể sẩn xuất các chế phẩm khác. Sản
xuất rutundin và chiết xuất chè xanh của đơn vị này đang là các sản phẩm có thế
mạnh trên thị trường. Sau nhiều năm cố gắng, năm 2017 về cơ bản Trung tâm đã
hoàn thành kế hoạch được giao; đánh dấu sự thành công của tinh thần bền bỉ
trong nghiên cứu triển khai KHCN của lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong
Trung tâm.
Phòng thí nhiệm trọng điểm:là đơn vị bắt đầu khởi sắc về hoạt động triển
khai năm 2017 đạt doanh thu sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên 5 tỷ đồng; hứa
hẹn những bước phát triển chắc chắn năm 2018 và các năm sau.
Trung tâm Hóa thực vật: với sản phẩm curcumin trong năm 2017 vẫn bị
hạn chế về tư cách bán hàng nên doanh thu chưa cao. Vấn đề này đã được giải
quyết tương đối cơ bản vào cuối năm; chức năng nhiệm vụ của Viện đã được
phê duyệt bổ sung trong giấy phép kinh doanh mới. Trung tâm đã đầu tư lại nhà
xưởng và trang bị thiết bị đồng bộ, đang gấp rút hoàn thành việc xin cấp phép
chứng nhận an toàn thực tập để nâng cấp hoạt động vào năm nay;
Trung tâm NCTK CNHH, Trung tâm Phụ gia dầu: với các sản phẩm, dịch
vụ liên quan đến dầu mỡ nhờn đang có xu hướng phát triển ổn định. Các đơn vị
này có phương thức tổ chức và quản lý sản xuất nghiêm túc lại xây dựng được
mạng lưới liên doanh, liên kết với các Công ty cổ phần nên chắc chắn sẽ có
những bước phát triển đột phá năm nay;
Trung tâm môi trường và an toàn hóa chất, Trung tâm phân tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_to_chuc_va_hoat_dong_cua_vien_hoa_hoc_co.pdf