MỞ ĐẦU .7
1. Lý do chọn đề tài. 7
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 9
4. Câu hỏi nghiên cứu . 10
5. Phương pháp nghiên cứu . 10
6. Bố cục luận văn. 11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 12
1.1.1. Nghiên cứu về hôn nhân người Việt nói chung . 12
1.1.2. Nghiên cứu về hôn nhân Công giáo . 14
1.2. Cơ sở lý thuyết . 16
1.2.1. Các khái niệm . 16
1.2.2. Lý thuyết áp dụng. 21
1.3. Khái quát chung về xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã Yên Nhân.
1.3.2. Lịch sử hình thành vùng đất Yên Nhân.
1.3.3.Vài nét về kinh tế - xã hội - văn hóa xã Yên Nhân
1.3.4. Lịch sử hình thành và phát triển Công giáo ở xã Yên Nhân .
25 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã Yên nhân, huyện Ý yên, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười, trải qua các hình thái kinh tế - xã
hội, hôn nhân đã có những bước phát triển và biến đổi để phù hợp với từng giai
đoạn lịch sử. Đồng thời, hôn nhân còn là biểu hiện của văn hóa, thể hiện thế giới
8
quan, đời sống tinh thần của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đối với người Việt Nam
nói chung, hôn nhân là một trong ba việc lớn của đời người “Tậu trâu, cưới vợ,
làm nhà” và hôn nhân nhằm mục đích “duy trì gia thống”; “truyền giống về sau
vĩnh truyền tông tộc” [1, tr.128] . Đối với người Việt theo Công giáo, hôn nhân là
sự tạo dựng và sắp đặt của Thiên Chúa, thực hành hôn nhân là thể hiện tình yêu với
Thiên Chúa. Hòa chung vào với quan niệm hôn nhân truyền thống của người Việt
Nam nói chung, hôn nhân của người Việt theo Công giáo là biểu hiện rõ nét nhất
của sự đa dạng văn hóa Việt, đồng thời thể hiện tính chất mềm dẻo, linh hoạt của
thiết chế hôn nhân.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, đời sống kinh tế - xã hội biến đổi mạnh mẽ,
nhiều yếu tố văn hóa mới được hình thành, những phong tục tập quán cũ bị phai
nhạt và biến mất. Trong bối cảnh đó, hôn nhân của người Việt cũng đang biến đổi
mạnh mẽ để vừa gìn giữ các yếu tố truyền thống đồng thời bắt kịp với lối sống hiện
đại mới mẻ.
Trong nhiều chiều cạnh khác nhau, hôn nhân của người Việt nói chung và
hôn nhân của người Việt theo Công giáo nói riêng đang dần thay đổi. Thực hiện đề
tài nghiên cứu Hôn nhân của người Việt ở làng vạn chài theo Công giáo xã Yên
Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, tôi mong muốn đi sâu, tìm hiểu đời sống
phong tục tập quán, hôn nhân của người Công giáo ở xóm vạn chài. Môi trường
sống là một yếu tố tác động không nhỏ đến việc hình thành quan niệm và lối sống
của cư dân mỗi vùng miền. Thêm vào đó là yếu tố tôn giáo, sẽ hình thành nên đời
sống văn hóa tinh thần, trong đó có hôn nhân vô cùng phong phú và đặc trưng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu Hôn nhân của người Việt ở làng vạn chài theo
Công giáo xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là sự kế thừa và phát huy
nghiên cứu của tôi trước đó Quan hệ hôn nhân lương - giáo của người Việt tại giáo
xứ Phong Lộc, xã Nam Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Với nghiên
cứu trước đó, tôi mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát hình thức hôn nhân khác tôn
9
giáo, cụ thể là hôn nhân của người Công giáo với người khác đạo. Để phát triển
hơn nữa hướng nghiên cứu của mình, tôi lựa chọn nghiên cứu tổng quát hơn về
hôn nhân của người Công giáo tại địa bàn nghiên cứu là làng chài Phong Doanh,
xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định với mong muốn khái quát đặc điểm
nhân hôn nhân của người Công giáo và các trường hợp hôn nhân đặc biệt do yếu tố
tôn giáo.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu đặc điểm hôn nhân truyền thống và biến đổi của người Công giáo
ở làng chài Phong Doanh, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên.
- Chỉ ra những nguyên nhân biến đổi trong hôn nhân của người Công giáo ở
làng chài Phong Doanh, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người Công giáo ở làng chài Phong
Doanh, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Phạm vi nghiên cứu: Hôn nhân của người Công giáo, trong đó bao gồm:
quan niệm hôn nhân, nghi lễ hôn nhân, các trường hợp hôn nhân đặc biệt và biến
đổi hôn nhân.
- Thời gian nghiên cứu: trình bày hôn nhân truyền thống của người Công giáo
ở làng chài Phong Doanh, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên trước năm 1986 và những
biến đổi từ sau 1986 đến nay.
- Địa bàn nghiên cứu: Làng chài Phong Doanh, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định. Làng chài Phong Doanh là địa điểm nghiên cứu khá đặc biệt, là
làng vạn chài ven sông, cư dân nơi đây sinh sống chủ yếu theo hình thức thủy cư,
với nghề nghiệp chính là đánh bắt cá và kinh doanh vận tải đường thủy. Lựa chọn nghiên
cứu hôn nhân Công giáo làng chài Phong Doanh, tôi mong muốn khái quát được đặc
điểm hôn nhân của bộ phận cư dân có hình thức cư trú đặc thù và khác biệt.
10
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm hôn nhân truyền thống của người Việt theo Công giáo làng chài
Phong Doanh, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên là gì?
- Hiện nay, hôn nhân của người Công giáo Phong Doanh biến đổi như thế
nào?
- Những yếu tố nào dẫn đến hôn nhân ở làng chài Phong Danh biến đổi?
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là hệ thống phương
pháp nghiên cứu Dân tộc học/ Nhân học gồm có các phương pháp cụ thể sau:
- Điền dã dân tộc học:
Phương pháp quan sát, quan sát tham dự: Thực hiện đề tài này, tôi tiến
hành khảo sát tại làng chài Phong Doanh, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên trong 3
tháng, từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2015. Sở dĩ lựa chọn thời điểm này, bởi đây
là “mùa cưới”, vì thế, tôi có thể trực tiếp quan sát và tham dự các đám cưới, tìm
hiểu các nghi lễ cưới hỏi, từ dạm ngõ, ăn hỏi, đám cưới, sính lễ của giáo dân
làng chài Phong Doanh đồng thời tìm ra những đặc điểm phong tục tập quán
đặc trưng trong đám cưới của cộng đồng giáo dân cư trú ven sông.
Phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố
nhằm thu thập những dữ liệu lịch sử và hôn nhân của người Công giáo những
giai đoạn trước. Cụ thể, tôi đã thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu với nhiều đối
tượng khác nhau, đặc biệt tập trung vào những người am hiểu về văn hóa, lịch
sử của làng như cán bộ địa phương, trưởng thôn, người cao tuổi. để thấy được
những quan niệm, tư tưởng về hôn nhân của người Công giáo, qua đó đánh giá
nhìn nhận được đặc điểm nổi bật, cũng như sự biến đổi trong hôn nhân Công
giáo thông qua các đối tượng ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, do điều
kiện cư trú đặc thù là thủy cư, với 2/3 số hộ trong hộ không có nhà trên mặt đất
11
mà sinh sống chủ yếu trên thuyền, nên tôi gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận
với người dân ở đây.
Phương pháp thống kê: Trong quá trình làm việc tại địa phương tôi đã thu
thập được tài liệu Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, ghi chép
được các trường hợp hôn nhân lương - giáo và các trường hợp hôn nhân đặc biệt.
Qua đó, thấy được sự biến đổi trong hôn nhân của giáo dân Phong Doanh qua từng
giai đoạn.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng
hợp các nguồn tài liệu thứ cấp để làm sáng tỏ những đặc trưng cũng như những
biến đổi của...
- Phân tích tài liệu: phân tích tài liệu cho tôi cái nhìn tổng quan và khái quát
nhất về đối tượng nghiên cứu, từ đó mở cho tôi những hướng đi nghiên cứu cụ thể
và sát với đề tài nghiên cứu của mình.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, tôi thực hiện một phương pháp quan
trọng khác, kết hợp và so sánh các thông tin từ việc phân tích tài liệu với các thông
tin điền dã thu thập được tại địa bàn đối chiếu các thông tin để kiểm tra độ tin cậy
và tính xác thực của thông tin, từ đó có những những thông tin chính xác giúp tôi
đánh giá khách quan các nội dung cần nghiên cứu.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, kết cấu Luận văn gồm các chương
chính sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái quát địa
bàn nghiên cứu
Chương 2: Hôn nhân truyền thống
Chương 3: Những biến đổi trong hôn nhân
Chương 4: Những yếu tố tác động đến biến đổi và giá trị của hôn nhân
12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI
QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hôn nhân của người Việt từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các
nhà khoa học, cho đến nay đây vẫn là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong từng giai đoạn phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu khai thác đề tài hôn
nhân ở nhiều chiều cạnh khác nhau nhằm đưa ra góc nhìn tổng quan, đánh giá sâu
sắc các giá trị của hôn nhân trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt.
1.1.1. Nghiên cứu về hôn nhân người Việt nói chung
Có rất nhiều công trình nghiên cứu, khảo cứu về hôn nhân của người Việt
với các hướng tiếp cận khác nhau:
Thứ nhất, nghiên cứu theo hướng tập trung chủ yếu vào việc mô tả, miêu
thuật phong tục hôn nhân, khái quát các quan niệm hôn nhân truyền thống nói
chung của người Việt có các công trình: Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy
Anh (2003), đối với gia tộc “mục đích của hôn nhân là cốt duy trì gia thống” và
“nghĩa vụ của người ta đối với gia tộc và tổ tiên là truyền giống về sau để vĩnh
truyền tông tộc” [1, tr.128-129]. Đất lề quê thói (phong tục Việt Nam) của Nhất
Thanh (2001) [34], tác giả dành chương XI: Lấy vợ lấy chồng mô tả những nghi lễ
hôn nhân truyền thống của người Việt, đồng thời đề cập đến những vấn đề khác
của hôn nhân người Việt như chế độ đa thê, rãy vợ, quan hệ mẹ chồng nàng dâu;
Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính (2003) [7], là nghiên cứu tổng hợp về các
phong tục tập quán truyền thống của người Việt, trong đó nghiên cứu hôn nhân là
một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu tổng hợp, cho nên,
tác phẩm mới bước đầu tóm tắt sơ lược được những nghi lễ điển hình và phổ biến
trong hôn nhân truyền thống của người Việt. Công trình Những điều cần biết về hôn
13
lễ truyền thống của Trương Thìn [38], nghiên cứu khá đầy đủ về hôn lễ truyền
thống của người Việt. Trong đó, tác giả tập trung vào một số vấn đề sau:
- Lý giải một số thuật ngữ liên quan đến hôn lễ thông qua việc khảo cứu các
tư liệu lịch sử, nhằm làm rõ ý nghĩa và tục lệ của những thuật ngữ này trong hôn lễ.
- Sự ra đời và phát triển hôn lễ: với nội dung này, tác giả dựa vào những
nghiên cứu về Xã hội học, Dân tộc học, Khảo cổ học, đồng thời dựa vào những tư
liệu lịch sử có ghi chép và đề cập đến hôn nhân để tổng hợp thành một quá trình
xuyên suốt sự phát triển của hôn nhân và hôn lễ từ thời kì sơ khai cho đến ngày
nay. Qua đó thấy được sự phát triển và biến đổi về hôn lễ của người Việt.
- Nghi lễ trong hôn nhân truyền thống: nội dung này đi vào miêu tả cụ thể và
chi tiết những lễ nghi truyền thống trong cưới hỏi của người Việt.
- Hôn lễ trong thời đại ngày nay: tác giả khái quát những nghi lễ của hôn
nhân ngày nay, đưa ra những tiến bộ và sự giản lược trong các nghi lễ so với hôn lễ
truyền thống.
Thứ hai, tiếp cận theo hướng phân tích, đánh giá hôn nhân và lý giải các
hiện tượng của hôn nhân; đặt hôn nhân trong bối cảnh phát triển xã hội để tìm hiểu
quy luật biến đổi. Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này có tác giả Khuất Thu Hồng,
với rất nhiều những công trình nghiên cứu khảo sát sâu về hôn nhân của người Việt
như Luận án Phó Tiến sĩ: Các mô hình hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng từ truyền
thống đến hiện đại [23]. Tác giả mô tả và phân tích một số biến đổi trong hôn nhân
ở đồng bằng sông Hồng trong thế kỷ XX, tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các
biến đổi xã hội và các biến đổi trong hôn nhân và gia đình. Bài viết “Một số biến
đổi trong hôn nhân và gia đình ở Hà Nội trong những năm 1965 -1992”, Ttạp chí
Xã hội học [24]. Tác giả đã góp phần phục dựng và phân tích quá trình biến đổi
của hôn nhân trong gia đình Việt Nam qua ba thời kỳ lịch sử: thời kỳ phong kiến
và thuộc địa; thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hệ thống kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp và thời kỳ đổi mới. Tương ứng với đó là ba mô hình gia đình:
14
truyền thống, bao cấp và hiện đại. Từ nghiên cứu này tác giả đưa ra kết luận vai
trò trung tâm của gia đình trong quá trình tiến tới hôn nhân; sự phân hóa xã hội
tác động đến chuẩn mực về thời điểm kết hôn đối với một số tầng lớp nhất định.
Cùng hướng nghiên cứu về hôn nhân còn có một số bài viết của Mai Huy
Bích “Cách xác định nơi cư trú sau hôn nhân của người Kinh ở đồng bằng sông
Hồng” [6], Mai Văn Hai “Về sự biến đổi mô hình phong tục hôn nhân ở châu thổ
sông Hồng qua mấy thập niên gần đây” [20]; “Sự mở rộng đường bán kính kết hôn
trong hơn một nửa thế kỷ qua ở một số làng châu thổ sông Hồng” [21], trình bày
tại hội thảo Gia đình Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về hôn nhân của người Việt cũng được một số người nước ngoài
tâm, trong đó tiêu biểu là công trình của Lee Mee Sun (2000) “Các tục lệ hôn nhân
của người Kinh ở xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội và sự biến đổi
của nó” [28]. Đây là nghiên cứu chuyên sâu về các tục lệ hôn nhân truyền thống của
người Việt cũng như sự biến đổi từ sau 1954 đến nay và đưa ra một vài so sánh bước
đầu giữa hôn nhân của người Việt với người Hàn.
1.1.2. Nghiên cứu về hôn nhân Công giáo
Bên cạnh những nghiên cứu về hôn nhân của người Việt nói chung, mảng
nghiên cứu hôn nhân người Việt theo Công giáo cũng được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm, khảo cứu ở nhiều chiều cạnh khác nhau.
Nghiên cứu chung về hôn nhân Công giáo có công trình: “Nghi lễ và lối
sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Hồng Dương [8]. Tác giả
mô tả các nghi lễ và cách sống của người Công giáo Việt Nam, chỉ rõ việc đặt các
nghi lễ Công giáo trong sự tương tác và hòa nhập với văn hóa truyền thống của
người Việt Nam, trong đó bao gồm cả nghi lễ hôn nhân. Tác giả tập trung giải
thích những quan niệm của Công giáo về hôn nhân và sự tiếp nhận những tục lệ
truyền thống của người Việt để thấy được sự dung hòa và thích nghi của Công giáo
trong văn hóa Việt Nam. Tác giả đồng thời chỉ ra những điểm tương đồng và khác
15
biệt giữa hôn nhân Công giáo với hôn nhân truyền thống. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng đề cập đến vấn đề hôn nhân lương - giáo, tuy nhiên, đây cũng chỉ là những
nhận xét ban đầu chưa nghiên cứu cụ thể và chi tiết về hôn nhân lương - giáo. Luận
văn thạc sỹ về “Quan hệ hôn nhân gia đình của người Công giáo ở Việt Nam” của
Đỗ Thị Ngọc Anh [3] là nghiên cứu tổng thể về hôn nhân của người Công giáo,
tìm hiểu và trình bày những nội dung về quan niệm giáo lý, giáo luật hôn nhân của
người Công giáo. Đồng thời đặt hôn nhân Công giáo trong sự so sánh với hôn nhân
truyền thống của người Việt và văn hóa Việt để thấy được những nét tương đồng,
khác biệt và sự dung hòa của Công giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Ngoài ra, trong những năm gần đây hướng nghiên cứu chuyên sâu về hôn
nhân của người Công giáo ở một số địa phương cũng được đẩy mạnh như “Nghi
lễ, chuẩn mực và tính linh hoạt trong đời sống đạo ở vùng Công giáo Hố Nai,
Đồng Nai” của Nguyễn Đức Lộc [27]. Tác giả nhận định rằng, nghi lễ hôn nhân và
tang ma được vận hành song hành giữa những nghi thức Công giáo và các nghi
thức tín ngưỡng dân giân có thể được gọi là “nghi lễ kép”. Qua đó thể hiện sự song
hành của hai giá trị Công giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam tạo nên tính bản
sắc trong nghi lễ của người Việt Nam. Luận án tiến sỹ Nhân học: “Hôn nhân và
nếp sống đạo trong gia đình người Việt công giáo ở giáo họ Nỗ Lực, tỉnh Phú
Thọ” của Lê Đức Hạnh [22], nghiên cứu vấn đề giao lưu và hội nhập giữa văn hoá
Công giáo và văn hoá truyền thống của người Việt; truyền thống và biến đổi, tương
đồng và khác biệt giữa hai nhóm Công giáo và không Công giáo; những tương
đồng và khác biệt giữa Giáo luật Công giáo với các chính sách của Nhà nước Việt
Nam, nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình trong bối cảnh hiện nay. “Hôn nhân của
người Việt Công giáo ở làng Yên Mỹ, thị trấn Xuân Hòa, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh
Phúc” [48], miêu tả khá chi tiết về quan niệm, nghi lễ hôn nhân của người Việt
Công giáo ở làng Công giáo toàn tòng Yên Mỹ. Trong nghiên cứu này, tác giả đã
16
làm nổi bật sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố Công giáo và văn hóa truyền
thống Việt Nam trong quan niệm, cách ứng xử và thực hành nghi lễ hôn nhân.
Bên cạnh đó, hôn nhân lương - giáo cũng được một số nhà nghiên cứu quan
tâm như “Quan hệ hôn nhân lương - giáo ở xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh
Bình” của Nguyễn Thành Nam [29]. Dựa vào thống kê các trường hợp hôn nhân
lương - giáo tại địa bàn nghiên cứu tác giả đánh giá và đề cập đến một số vấn đề
liên quan đến hôn nhân giữa hai nhóm cộng đồng này. Tuy nhiên, nghiên cứu này
chỉ dừng lại ở mức mô tả hôn nhân lương - giáo, chưa đi sâu làm nổi bật những vấn
đề phức tạp tồn tại trong đó. Bài viết “Giác Ngộ - Những người có niềm tin tôn
giáo quan niệm ra sao về hiện tượng hôn nhân khác tôn giáo? Có phải hôn nhân
khác tôn giáo là một hệ quả tiêu cực trong cuộc sống?” của Thích Thanh Thắng
(Ủy viên Ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam) [33], đưa ra
những so sánh và nhận xét về hôn nhân khác tôn giáo giữa Phật giáo và Công giáo,
đặt tình yêu và niềm tin tôn giáo trong sự so sánh để thấy được tầm quan trọng của
tình yêu và niềm tin tôn giáo đối với mỗi cá nhân
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Các khái niệm
- Hôn nhân: trong quan niệm dân gian là một danh từ để chỉ việc nam nữ
chính thức lấy nhau làm vợ chồng. Trong tiếng Hán đó là hai từ “hôn” và “nhân”
ghép lại với nhau: “Hôn” có nghĩa là bố mẹ cô dâu; “nhân” có nghĩa là bố mẹ chú
rể. Theo quan niệm xưa “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Trong Hồng Đức Thiện
chính thư và Thiên Nam Dư hạ tập đều không đề cập đến sự ưng thuận của đôi trai
gái dưới bất kỳ hình thức nào. Đây chính là một thể chế nhằm mục đích bảo vệ
quyền thừa kế nam quyền. Như vậy, hôn nhân đúng với nghĩa của từ, rằng đó là
việc của hai bên cha mẹ [38, tr.9].
17
Bên cạnh đó một khái niệm nữa cũng để chỉ hôn nhân đó là Giá thú. Giá thú
là từ hai chữ Hán: giá nghĩa là gái lấy chồng; thú nghĩa là trai lấy vợ. Giá thú là
bằng chứng căn bản của xã hội được pháp luật bảo vệ và đáp ứng nhu cầu của con
người, thỏa mãn tỉnh yêu nam nữ và duy trì nòi giống [38, tr.9-10].
Giáo hội Công giáo định nghĩa “Hôn nhân là giao ước giữa người nam và
người nữ tạo nên với nhau một cuộc thông hiệp trọn cả cuộc sống. Tự bản tính,
giao ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục
con cái. Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn phối giữa người đã chịu phép rửa tội lên
hàng Bí tích” [18, điều 1055].
Khái niệm hôn nhân xuất hiện từ rất sớm và được dùng với những từ khác
nhau nhưng đều chỉ chung sự kết hợp của một người nam và một người nữ được sự
chứng giám của cha mẹ hoặc pháp luật đều gọi là hôn nhân.
Hôn nhân còn là một khái niệm khoa học, trong nghiên cứu Nhân học có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về hôn nhân. Theo Từ điển Nhân học [43], hôn nhân là
mối quan hệ gắn bó được thừa nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một
người đàn bà nhằm mục đích duy trì nòi giống một cách hợp pháp, lập gia đình hạt
nhân mới hoặc nhằm tạo ra hộ gia đình mới.
“Hôn nhân là sự kết giao giữa nam và nữ được hợp thức hóa bởi các tập
quán và luật pháp của xã hội, nhằm chung sống khác giới tính với nhau để tái sản
xuất ra con người, từ đó sản sinh những quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng
trong quan hệ với nhau và con cái của họ” hay “Hôn nhân là một liên minh tình
dục và kinh tế được xã hội thừa nhận, liên quan đến việc gắn bố lâu dài giữa hai
người trở lên. Những người này có nghĩa vụ làm cha mẹ đối với một đứa trẻ được
sinh ra từ liên minh đó”. [26, tr.352]
Khái niệm hôn nhân còn được định nghĩa cụ thể trong hệ thống pháp luật
của từng quốc gia:
18
Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common law), phổ biến một
khái niệm cổ điển mang quan niệm truyền thống về hôn nhân của Cơ đốc giáo, do
Lord Penzance đưa ra trong phán quyết về vụ án Hyde v Hyde (1866): “Hôn nhân
là sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, mà
không vì mục đích nào khác” [19].
Ngoài khái niệm trên, hiện nay, một số luật gia ở Châu âu và Mỹ quan niệm:
“Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một người nữ với tư cách
là vợ chồng”, hoặc: “Hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng chung sống giữa một
người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng” [19]
Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam năm 2014: “Hôn nhân là quan hệ
giữa vợ chồng sau khi kết hôn” và“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ
chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội,
hôn nhân được hiểu là: “sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên
tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung sống
với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hoà thuận” [45, tr.148].
Có thể thấy trong các văn bản luật về hôn nhân đều có những cách giải thích
khác nhau về khái niệm hôn nhân, nhưng đều giống nhau đó là hôn nhân là sự liên
kết của nam nữ theo có sự chứng giám và công nhận của Pháp luật.
Hôn nhân trong quan niệm dân gian, truyền thống hay hôn nhân theo định
nghĩa khoa học và hôn nhân trong quy định của hệ thống pháp luật được định
nghĩa khác nhau để phù hợp với từng nền văn hóa mà nó thuộc vào. Tựu chung lại,
khái niệm hôn nhân luôn bao hàm những tiêu chuẩn cơ bản đó là: “(1) đòi hỏi phải
có một người nam và một người nữ 1 và (2) quy đinh mức độ quan hệ tính giao các
1
Hiện nay, hôn nhân còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn, hôn nhân không chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn đòi hỏi phải có
một nam và một nữ, mà được mở rộng ở việc thừa nhận hôn nhân đồng giới. Tính đến tháng 6/2015, có 23 quốc gia
trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính. Ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ban hành thay thế
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 hết hiệu lực, đã sửa đổi khoản 2 Điều 8: Bỏ quy định “Cấm kết hôn giữa
19
thành viên trong hôn nhân có thể có với nhau, xếp từ quan hệ độc quyền đến quan
hệ ưu tiên. Hôn nhân cũng (3) tạo nên tính hợp pháp của con cái do người vợ sinh
ra, và (4) thiết lập các mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và họ hàng bên chồng”
[16, tr.306].
- Đơn hôn: là hình thức hôn nhân chỉ cho phép lấy một vợ hoặc một chồng,
là hình thức hôn nhân hợp pháp duy nhất được tồn tại trong xã hội hiện đại. Hình
thức hôn nhân một vợ một chồng còn quy tắc hôn nhân căn bản của người Công
giáo [26, tr.362].
- Đa thê: là hình thức hôn nhân cho phép một người đàn ông có thể cưới
nhiều vợ và chế độ này thay đổi tùy theo từng xã hội, những với điều kiện là người
đàn ông này phải có khả năng cấp dưỡng cho các bà vợ cũng như con cái của các
bà một cách đồng đều [26, tr.365]. Hình thức hôn nhân đa thê tồn tại khá phổ biến
trong xã hội phong kiến ở Việt Nam, đặc biệt đây là hình thức hôn nhân được
người Hồi giáo thừa nhận.
- Đa phu: là hình thức hôn nhân hiếm gặp nhất trong ba hình thức hôn nhân.
Chế độ đa phu cho phép một người phụ nữ có thể chung sống với nhiều người
chồng, đó có thể là những anh em trong cùng một gia đình, hoặc là những người
đàn ông không có họ hàng với nhau và tất cả sẽ cùng sống chung với nhau trong
một gia đình duy nhất. Đây là hình thức hôn nhân khá đặc biệt và ít phổ biến và
thường diễn ra trong điều kiện hết sức đặc thù [26, tr.366].
- Nội hôn: Quy tắc nội hôn đòi hỏi rằng hai người kết hôn phải là thành viên
của một nhóm thân tộc, một nhóm xã hội hoặc là một nhóm địa phương nào đó.
Mục đích của nội hôn nhằm duy trì rào cản xã hội giữa những nhóm người có địa
vị khác nhau trong xã hội [26, tr.361].
những người cùng giới tính”, sửa đổi thành “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Nghĩa là về mặt pháp luật, hôn nhân đồng tính không được thừa nhận, người đồng tính không được đăng ký kết hôn,
nhưng có thể tổ chức đám cưới và chung sống với nhau.
20
- Ngoại hôn: Ngược với nội hôn, ngoại hôn là quy tắc hôn nhân mở rộng,
cho phép một người có thể kết hôn với người ngoài nhóm thân tộc, nhóm xã hội
hoặc đơn vị cư trú của mình. Quy tắc ngoại hôn được thực hành nhằm kiểm soát
các trường hợp kết hôn bị cấm kỵ như hôn nhân cận huyết, hôn nhân loạn luân.
- Nghi lễ: là những nghi thức đã được quy định cần tuân theo và cần thực
hiện [44, tr.1194]. Theo đó, nghi lễ hôn nhân là nghi thức, phong tục tập quán đã
được quy định, nhằm hợp thức hóa sự gắn kết giữa người nam và người nữ trước
sự chứng kiến và chấp thuận của cộng đồng và họ hàng hai bên. Nghi lễ hôn nhân
là nghi thức quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ của đôi nam nữ,
xá lập vị trí trong cộng đồng và xã hội.
- Truyền thống: là những quan niệm, hành vi, thói quen hình thành đã lâu
đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền
thống là phản ánh lịch sử, quan niệm và lối sống của một nền văn hóa, một cộng
đồng, xã hội trong quá khứ còn được duy trì và phát huy trong các thế hệ tương lai.
- Biến đổi: Đại Từ điển tiếng Việt định nghĩa biến đổi là “thay đổi thành
khác trước” [44, tr.160]. Dưới tác động của nhiều yếu tố về mặt tự nhiên và xã hội,
các giá trị mang tính truyền thống dần biến đổi khác trước để phù hợp với điều
kiện tự nhiên và xã hội của từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Quá trình biến đổi diễn ra
ở nhiều mặt khác nhau như biến đổi tự nhiên, biến đổi văn hóa, biến đổi xã hội,
biến đổi kinh tế.
- Vùng văn hóa là một khái niệm để chỉ một vùng lãnh thổ, một khu vực địa
lý có sự tương đồng về môi trường tự nhiên, có quá trình lịch sử lâu dài, ở đó có
các dân tộc cư trú lâu đời, giữa họ luôn diễn ra quá trình giao lưu tiếp bi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004423_4276_2006254.pdf