MỞ ĐẦU. 2
1. Lí do chọn đề tài . 2
2.Tình hình nghiên cứu. 3
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu . 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 11
5. Phương pháp nghiên cứu. 12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 13
7. Kết cấu luận văn. 15
NỘI DUNG .
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN . 17
1.1. Thể loại phỏng vấn trên báo in. 17
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thể loại phỏng vấn. 17
1.1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của thể loại phỏng vấn .
1.1.3. Các dạng phỏng vấn. .
1.1.4. Trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong phỏng vấn
1.2. Phỏng vấn khắc họa chân dung. .
1.2.1. Khái niệm. .
35 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
fined.
Biểu đồ 2.2: Các nhóm nhân vật được độc giả quan tâm nhất ................ Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.3. Mức độ quan tâm đáp ứng các nhu cầu thông tin của độc giả các tờ báo
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.4. Các nhóm nguyên nhân khiến độc giả không thích đọc bài PV
khắc họa chân dung ......................................... Error! Bookmark not defined.
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một trong những xu thế nổi bật của báo chí hiện đại là khắc họa đậm nét
hình ảnh con người thay vì chú trọng đưa sự kiện. Điều này quy định nội dung
phản ánh và hình thức thể hiện của các tác phẩm báo chí, đặc biệt thúc đẩy sự
phát triển của phỏng vấn (PV) khắc họa chân dung – dạng thể loại hàng đầu trong
việc thể hiện trực tiếp tiếng nói con người. Chính vì vậy, nghiên cứu về dạng thể
loại PV này cũng góp phần làm rõ thêm xu hướng nổi bật của báo chí hiện đại.
Đặt trong mối tương quan giữa các thể loại báo chí chú trọng phản ánh con
người cá nhân như k{ chân dung, phóng sự, ghi chép thì PV khắc họa chân dung
hiện nay đang chiếm vị trí nổi bật trong việc khai thác thông tin trực diện dưới
dạng đối thoại hỏi – đáp, thể hiện trực tiếp tiếng nói con người, khắc họa được
chân dung những cá nhân nổi bật trong xã hội. Do vậy song song với những
nghiên cứu về phóng sự, k{ chân dung, rất cần những tìm tòi, kiến giải về PV khắc
họa chân dung để làm rõ diện mạo của dạng PV này.
Hiện nay trong sự cạnh tranh quyết liệt giữa các loại hình báo chí, giữa các tờ
báo, việc nhận diện và nâng cao chất lượng từng thể loại báo chí là hướng đi đúng
và cấp thiết. Đối với báo in, một trong những hướng đi mũi nhọn là phát triển dạng
PV khắc họa chân dung. Tuy nhiên thực tế hiện nay dạng PV này trên báo in vẫn tồn
tại không ít những hạn chế do phóng viên chưa hiểu biết sâu sắc về PV khắc họa
chân dung cả trên phương diện l{ luận và thực tiễn nên tác nghiệp chưa hiệu quả.
Do vậy cần có những nghiên cứu nhằm làm rõ đặc trưng, thực trạng các tác phẩm
PV khắc họa chân dung, từ đó rút ra những hạn chế và đưa ra giải pháp để nâng
3
cao chất lượng bài viết, tăng sức cạnh tranh cho báo in nói chung, cho thể loại PV
nói riêng.
Trong cuộc sống gấp gáp hiện nay, bên cạnh nhu cầu nắm bắt thông tin thời
sự, độc giả vẫn cần những giây phút “sống chậm”, cầm trên tay tờ báo in, đọc
những bài PV khắc họa chân dung để chiêm nghiệm và suy ngẫm. Những bài PV
khắc họa chân dung do vậy vẫn có l{ do để tồn tại với sức mạnh tiềm tàng riêng
có. Và đó cũng một trong những căn cứ để nói rằng báo in sẽ không lụi tàn mà
vẫn có chỗ đứng trong lòng công chúng.
Chúng tôi nhận thấy tuy có nhiều công trình nghiên cứu về PV nhưng rất ít
chú { đến các dạng của PV trong đó có PV khắc họa chân dung. Hoặc nếu có quan
tâm nghiên cứu thì mới chú trọng đến cách thức tiến hành PV mà chưa đi sâu tìm
hiểu về đặc trưng, thực trạng nội dung và hình thức của dạng PV khắc họa chân
dung. Do đó chúng tôi đi sâu nghiên cứu về mảng trống này với mong muốn kết
quả nghiên cứu sẽ có { nghĩa không chỉ với phóng viên mà còn cả biên tập và kĩ
thuật viên trong quá trình tiến hành PV, biên tập bài và thể hiện bài PV một cách
hiệu quả, thu hút sự quan tâm của công chúng.
Với những lí do nói trên, chúng tôi chọn đề tài Khắc họa chân dung qua
phỏng vấn trên báo in Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo Thể thao - Văn hóa cuối
tuần, Lao động cuối tuần và Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng
từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2014) để đi sâu nghiên cứu trong luận văn chuyên
ngành báo chí của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
4
2.1. PV ra đời được đánh giá là một phần của “tân báo chí” đã làm đảo lộn
thế giới truyền thông, đã làm cho báo chí trở thành một phương tiện sống động
để thông tin và giải trí cho hàng triệu người. Không chỉ có sức thu hút đặc biệt với
công chúng mà PV còn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà báo,
nhà nghiên cứu, sinh viên báo chí trong và ngoài nước.
Năm 2003, Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành cuốn sách Nghệ thuật phỏng vấn
các nhà lãnh đạo. Các tác giả của cuốn sách bằng những kinh nghiệm tích lũy từ thực
tiễn đã đưa ra những phương pháp, nghệ thuật PV đối với các nhà lãnh đạo chính
phủ, quan chức cao cấp, chính khách Những nội dung trong cuốn sách mang tính
thực tiễn cao, là cẩm nang cho những nhà PV.
Các nhà báo Leonard Ray Jeel và Ron Taylor vào năm 2003 trong cuốn Bước
vào nghề báo đã coi PV là một hoạt động khó khăn để tìm ra sự thật. Các tác giả đã
đưa ra những kĩ thuật, tiến trình để thực hiện một cuộc PV hiệu quả.
Cùng năm này, trong cuốn Sức mạnh của tin tức truyền thông (2003,
Michael Schudson, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội) cũng đi sâu phân tích bản chất
chung của PV. Bản chất tương đối đặc biệt của PV được tác giả phân tích qua các
“thông lệ”, “nghi thức” và “hệ luận” riêng của nó. Những câu hỏi liên quan đến
bản chất của PV được đặt ra như: PV là phương tiện tìm kiếm sự thật? Là phương
tiện để chứng minh quyền lực? Có phải là thứ quảng cáo tâng bốc cho chính trị gia
được PV? Có phải là âm mưu giữa phóng viên và nguồn tin để bịp công chúng báo
chí?...
Trong cuốn sách Cách điều khiển cuộc phỏng vấn (2004, Nxb Thông tấn), tác
giả Makxim Kuznhesop đã trình bày một cách có hệ thống các kĩ năng, thủ pháp
nghệ thuật điều khiển một cuộc PV và cách xử lí các tình huống bất ngờ để đạt
5
hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu những kinh nghiệm của
đồng nghiệp và các nhà báo nổi tiếng về cách PV tránh được những va chạm, xung
đột, cách thuyết phục người đối thoại, cách thương lượng để những người tham
gia PV đều đạt được thắng lợi.
Cuốn sách Kĩ năng phỏng vấn (2006, Nxb Thông tấn) đưa ra cách tìm hiểu và
rèn luyện những nội dung công việc, động thái, cử chỉ giao tiếp ứng xử trong PV.
Cuốn sách lưu { đến việc làm thế nào để tạo ra sự tin cậy trong PV, cần tránh
những câu hỏi rỗng tuếch, nắm bắt được thái độ, phản ứng của người đối thoại,
cách đặt câu hỏi và cách kết thúc một cuộc PV sao cho hợp lí
Cũng trong năm 2006, Nxb Thông tấn ra mắt cuốn sách Để người khác làm
theo ý bạn trong đó các tác giả đề cập tới kĩ năng, thủ thuật giao tiếp để tác động
đến người đối thoại một cách hiệu quả. Cuốn sách tập hợp những mẹo nhỏ giúp
phóng viên biết cách nói chuyện qua điện thoại, cách “moi tin” hiệu quả trong
quá trình PV, cách thuyết phục người đối thoại
Nhà báo Hữu Thọ trong cuốn Công việc của người viết báo (1998, Nxb
Tuyên huấn) coi PV (hỏi chuyện) là một phương pháp thu thập thông tin quan
trọng. Qua kinh nghiệm những năm làm báo, nhà báo lão thành đã phân tích đặc
điểm của từng đối tượng được chọn để hỏi và đưa ra bảy loại câu hỏi đồng thời
đưa ra lời khuyên về cách hỏi chuyện đạt được hiệu quả.
Cuốn sách Nhà báo hiện đại của Ban biên soạn The Missouri Group thuộc
Khoa Báo chí của Đại học Missouri (Mỹ) do Nxb Trẻ ấn hành năm 2007 cũng đã có
một chương về phương pháp PV với các nội dung: Cách chuẩn bị cho một cuộc PV
(phụ thuộc vào thể loại bài viết như tin thời sự, bài chân dung, bài điều tra);
cách diễn đạt câu hỏi, cách thiết lập mối quan hệ với nguồn tin, cách đảm bảo
6
tính chính xác. Ngoài ra các tác giả cuốn sách còn đưa ra những lưu { khi trích dẫn
đối tượng: trích dẫn trực tiếp, cách vận dụng trích dẫn, cách xử lí thông tin có và
không có ghi âm
Cuốn sách Kĩ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo (Nxb Thông tấn, 2007)
của tác giả Sally Adams và Wynford Hicks do Nguyễn Xuân Hồng dịch đã đề cập tới
PV với tư cách là một phương pháp được áp dụng cho tất cả các nhà báo, được
sắp xếp trước theo quy trình, từ nghiên cứu, lên kế hoạch đến kiểm tra và biên
tập câu trích dẫn. Cuốn sách cũng đề cập đến hình thức PV trên điện thoại, kĩ
năng ghi chép, phương pháp tiếp cận những đối tượng như chính trị gia, người
nổi tiếng. Ngoài ra, cuốn sách còn bàn đến vấn đề thuộc về đạo đức, luật pháp
nảy sinh trong thực tiễn PV. Tuy không đề cập đến dạng PV khắc họa chân dung
nhưng ngay trong lời giới thiệu, nhà báo Wynford Hicks đã cho rằng: “Ở đâu có
báo và tạp chí thì PV là một cách đáp ứng mối quan tâm của con người qua những
bài viết, giúp thỏa mãn tính tò mò của độc giả muốn tìm hiểu về đời sống của
những nhân vật nổi tiếng”. Có thể thấy rằng trong quan niệm của Wynford Hicks,
hình thức PV khắc họa chân dung để “tìm hiểu về đời sống của những nhân vật
nổi tiếng” mang tính phổ biến trong hoạt động báo chí và tạo được hiệu quả xã
hội.
Năm 2004, tác giả Lê Thị Nhã trong luận văn thạc sĩ Hoạt động thu thập tư
liệu của phóng viên trong quá trình hình thành phóng sự báo chí đã nghiên cứu
cụ thể về các kĩ năng PV để thu thập tư liệu viết phóng sự. Nhìn chung, các tài
liệu nói trên chỉ đề cập tới PV với tư cách là một phương pháp trong hoạt động
thu thập thông tin. Các tác giả chú trọng vào các kĩ năng cụ thể để PV đạt hiệu
7
quả. Hầu hết các tài liệu nói trên không đề cập đến PV với tư cách là một thể loại
báo chí độc lập.
2.2. Bên cạnh các công trình nghiên cứu chung về PV, còn có nhiều tác giả
đi sâu tìm hiểu thể loại PV với tư cách là một thể loại báo chí độc lập.
Các cuốn sách giáo trình, sách tham khảo dùng trong các trường đại học đào
tạo báo chí trong nước nghiên cứu về thể loại PV báo chí có thể kể đến như: Thể loại
báo chí (2005), nhiều tác giả, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Tác
phẩm báo chí, tập 2 (2006), Nguyễn Văn Dững chủ biên, Hữu Thọ, Nguyễn Thị
Thoa, Lê Thị Thanh Xuân, Nxb L{ luận chính trị; Các thể loại báo chí thông tấn
(2006), Đinh Văn Hường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Kĩ thuật viết tin (2006),
Trần Quang, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các tài liệu trên đề cập một cách khái quát về thể loại PV trên báo in, phát
thanh, truyền hình bao gồm đặc điểm chung, phân loại PV, kĩ năng thực hiện PV.
Trong cuốn Các thể loại báo chí thông tấn, tác giả Đinh Văn Hường đã dành chương 3
để trình bày về thể loại PV. Trong phần “Khi nào thì phỏng vấn”, tác giả đã đề cập
đến các trường hợp cần sử dụng thể loại PV, trong đó “các chính trị gia, chính khách,
những người nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên, vận động viên thể thao, nhà khoa học đạt
nhiều thành tích đặc sắc) là các đối tượng đáng được PV” *32;47+. Hình thức PV hay
“hỏi chuyện”, “tâm sự”, “trò chuyện”, “gặp gỡ” nhằm mục đích “khám phá, tìm hiểu
cuộc đời, sự nghiệp, lối sống của những người nổi tiếng hoặc tạo cơ hội để họ “giãi
bày”, “thanh minh” khi bản thân họ đang có “vấn đề” từ phía dư luận. Hình thức này
thu hút sự quan tâm của công chúng bởi đáp ứng tính “tò mò” của họ”. Như vậy, tác
giả đã hướng tới các đối tượng và nội dung của PV khắc họa chân dung nhân vật.
8
Năm 1987, trong cuốn Cách viết một bài báo, các nhà nghiên cứu Arnold
Hoffmann, Karel Storkan cùng các đồng nghiệp đã đưa ra những quan niệm và
khía cạnh chủ yếu của PV, coi đây là một thể loại tinh vi và sinh động, đòi hỏi
người thực hiện phải đầy tài nghệ. Cuốn Nghề nghiệp và công việc của nhà báo
(1992), Hội nhà báo Việt Nam, nghiên cứu về tính chất của PV và một số công việc
chuẩn bị cho một bài PV.
Trong công trình nghiên cứu Các thể loại báo chí (Nxb Thông tấn), tác giả
A.A Chertưchơnưi bàn đến hai dạng: PV thông tin và PV phân tích.
Năm 2002, cuốn sách Phỏng vấn trong viết báo (2002) của tác giả Eric
Maitrot do Đào Thanh Huyền dịch, Hội nhà báo Việt Nam ấn hành đã dành trọn cả
cuốn sách viết về thể loại PV. Tuy nhiên tác giả chỉ giới thiệu các dạng bài PV qua
những ví dụ minh họa cụ thể mà không đi sâu nghiên cứu lí luận và kĩ năng thực
hiện tác phẩm PV.
Tác giả Eric Fikhtelius trong 10 bí quyết kĩ năng làm báo (NXB Lao động,
2003, Khoa Báo chí – Phân viện Báo chí và tuyên truyền biên soạn) đã nói về thể
loại PV trong mục 5. Ngoài việc đưa ra những phương pháp tiến hành PV, tác giả
phân chia PV ra thành ba dạng: PV { kiến, PV nhân chứng, PV đối lập. Như vậy,
trong cách phân chia của tác giả cuốn sách không xuất hiện PV khắc họa chân
dung.
Cuốn Hướng dẫn cách viết báo của các tác giả Jean, Luc Martin và Lagardette
(Nxb Thông tấn, 2003) đề cập tới thể loại PV với lời khẳng định: “Ngược với vẻ bề ngoài,
PV là một thể loại khó” *35;102+. Cuốn sách liệt kê có 4 dạng PV, trong đó có dạng “PV
để phác họa chân dung”. Tuy nhiên các tác giả cuốn sách không đi sâu trình bày về bất kì
một dạng PV nào.
9
Cũng trong năm này, tác giả Maria Lukina trong cuốn Công nghệ phỏng vấn
(Nxb Thông tấn, 2004) đã tập trung vào các vấn đề: Hình thức tổ chức PV; Đặt PV
trong từng bối cảnh; Phân biệt PV trong các loại hình báo chí. Tác giả cũng đưa ra
một cách chi tiết các khâu trong quá trình PV: Khâu chuẩn bị; nghiên cứu đối tượng
PV; đưa ra câu hỏi; cách điều khiển cuộc PV sao cho thật tự nhiên, để người trả lời
cảm thấy thoải mái khi bày tỏ tư tưởng, quan điểm của mình. Tác giả cuốn sách đưa
ra 5 dạng PV, trong đó có “PV chân dung” với “nhân vật của cuộc PV có thể là một
người đã thể hiện mình trong một phạm vi nào đó của đời sống xã hội và thu hút sự
chú { của đông đảo công chúng” *40;35+. Tuy nhiên, tác giả cuốn sách không đi vào
nghiên cứu lí thuyết của thể loại này mà đưa ra một cách ngắn gọn những kinh
nghiệm để PV trên thực tế về cách chọn đối tượng, gặp gỡ đối tượng như thế nào...
Tác giả Lê Thị Nhã trong luận án tiến sĩ Thể loại phỏng vấn trên báo in Việt
Nam hiện nay (2010) đã khảo sát đánh giá chung về thực trạng của thể loại PV nói
chung trong giai đoạn từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2008. Tuy nhiên tác giả tiến
hành nghiên cứu chung về thể loại PV mà chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu về
dạng PV khắc họa chân dung.
Một số tác giả đã nghiên cứu và khảo sát về thể loại PV để thực hiện khóa
luận tốt nghiệp chuyên ngành báo chí học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn như: Một số vấn đề về thể loại phỏng vấn trên báo chí (1996) của tác giả
Hoàng Linh; Thể loại phỏng vấn – tiếp cận từ góc độ đối tượng được phỏng vấn
(2001) của tác giả Trần Thanh Huyền. Công trình Nghệ thuật thực hiện phỏng vấn
chân dung nhân vật (2003) của tác giả Phạm Thị Lan đã bước đầu nghiên cứu
riêng về dạng PV khắc họa chân dung ở khía cạnh nghệ thuật thực hiện ở các thời
điểm trước, trong và sau PV.
10
Với nguồn tài liệu khá phong phú về PV của các tác giả trong và ngoài nước,
chúng tôi sẽ cố gắng tiếp nối, triển khai những tri thức mà những người đi trước
đề cập, đồng thời bổ sung một số vấn đề còn khiếm khuyết trong nghiên cứu lí
luận và thực tiễn của thể loại PV. Nhìn chung cho đến nay mặc dù PV khắc họa
chân dung đã trở nên phổ biến và ngày càng thu hút sự chú { của công chúng
nhưng chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về dạng PV này trên báo in ở Việt
Nam. Do đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài Khắc họa chân dung qua phỏng
vấn trên báo in Việt Nam hiện nay (Khảo sát Báo Thể thao - Văn hóa cuối tuần,
Lao động cuối tuần và Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng từ
tháng 1/2012 đến tháng 12/2014).
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, qua việc khảo sát thực trạng về nội dung, hình thức của tác phẩm
PV khắc họa chân dung trên báo in Việt Nam hiện nay, luận văn sẽ bổ sung l{ luận
về dạng PV này trong hệ thống l{ luận của thể loại PV nói chung.
Thứ hai, rút ra nhận xét về đặc điểm nội dung và hình thức PV khắc họa
chân dung trên báo in hiện nay.
Thứ ba, nêu những hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng
cao chất lượng tác phẩm PV khắc họa chân dung trên báo in nước ta trong giai
đoạn hiện nay, nhằm tăng sức cạnh tranh của báo in với các loại hình báo chí
khác.
3.2. Nội dung nghiên cứu
11
Từ những mục tiêu nêu trên, luận văn tập trung vào những nội dung cụ thể
như sau:
Thứ nhất, hệ thống và phát triển một số vấn đề lí luận về thể loại PV trên
báo in; về đặc trưng, vai trò của dạng PV khắc chân dung để làm cơ sở cho những
nghiên cứu của đề tài luận văn.
Thứ hai, khảo sát các tác phẩm PV khắc họa chân dung trên các báo Thể
thao - Văn hóa cuối tuần, Lao động cuối tuần và Chuyên đề An ninh thế giới Giữa
tháng – Cuối tháng từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2014) qua các yếu tố: số lượng
bài PV, nhân vật, câu hỏi, đầu đề, sapo, các thông tin bổ trợ khác và các khía cạnh
nội dung phản ánh.
Thứ ba, nêu ra những vấn đề còn tồn tại đối với PV khắc họa chân dung
trên báo in hiện nay và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạng bài này
trên thực tế.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là PV khắc họa chân dung trên báo in
Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên phạm vi một số tờ báo in của Việt Nam hiện nay.
Trên cở sở đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả luận văn xác định đối tượng
và phạm vi khảo sát chủ yếu của đề tài là các tác phẩm PV chân dung được đăng
tải trên ba tờ báo in: Báo Thể thao - Văn hóa cuối tuần, Lao động cuối tuần và
12
Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng từ tháng 1/2012 đến tháng
12/2014.
Lí do chọn các tờ báo trên làm mẫu khảo sát:
- Là các tờ báo chính trị - xã hội có thế mạnh về dạng PV khắc họa chân
dung. Tác phẩm PV chân dung xuất hiện định kz trong các số báo, có chuyên mục
riêng, được đông đảo độc giả yêu thích và thường xuyên đón đọc, tạo được hiệu
ứng xã hội. Tác giả bài PV là những cây bút tài năng và giàu kinh nghiệm PV.
- Mỗi tờ báo có nét riêng về nghệ thuật PV khắc họa chân dung. Khi được đặt
cạnh nhau để nghiên cứu sẽ làm nổi bật được những nét riêng đó. Đồng thời chính
những nét riêng lại bổ sung cho nhau, phản ánh sức sống của PV khắc họa chân dung
trong đời sống báo in Việt Nam hiện nay.
- Là những tờ báo có số lượng phát hành lớn, diện phát hành rộng, có uy tín
và được công chúng quan tâm. Cả ba báo đều được phát hành lại trên các website
trên mạng Internet và được đông đảo độc giả đón đọc.
- Các báo được chọn theo cơ cấu các cơ quan đoàn thể khác nhau: Báo Thể
thao - Văn hóa cuối tuần trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam; Báo Lao động cuối tuần –
Chuyên đề của Báo Lao động – Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Báo
An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng, Chuyên đề của Báo Công an nhân dân - Cơ
quan của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm học thuyết Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vai trò,
tính chất và nhiệm vụ của báo chí và nhà báo cách mạng trong đời sống chính trị - xã
13
hội. Luận văn còn sử dụng các l{ thuyết liên ngành như xã hội học, tâm lí học trong phân
tích, lí giải một số luận điểm trong luận văn.
Các phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đối với các công trình khoa học lý luận về
PV của các tác giả. Đƣợc sử dụng với mục đích khái quát, bổ sung hệ thống lý
thuyết về thể loại PV, dạng PV khắc họa chân dung. Đây chính là những lí thuyết
cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và tìm kiếm những giải pháp
khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích văn bản
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các tác phẩm PV khắc họa
chân dung được lựa chọn trên ba tờ báo in: Báo TT-VHCT, LĐCT và ANTG GT-CT từ
tháng 1/2012 đến tháng 12/2014.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp PV sâu được tiến hành với các nhóm đối tượng:
- PV phóng viên là những người sáng tạo ra các tác phẩm PV.
- PV Ban Biên tập, thư k{ tòa soạn báo, biên tập viên – những người duyệt đăng,
chỉnh sửa nội dung và thể hiện bài PV khắc họa chân dung trên mặt báo.
* Phương pháp điều tra qua bảng hỏi
- Điều tra qua bảng hỏi đối với độc giả là những người tiếp nhận tác phẩm PV
khắc họa chân dung trên báo chí.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
14
6.1. Ý nghĩa lí luận của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống một số vấn đề l{ luận chung về thể loại PV; bổ
sung l{ luận về dạng PV khắc họa chân dung trong hệ thống l{ luận của thể loại PV
nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Lựa chọn dạng PV khắc họa chân dung trên báo in để nghiên cứu là một
hướng đi thiết thực, góp phần thúc đẩy sự đổi mới, chuyển biến của báo in trong
giai đoạn có sự cạnh tranh gay gắt của truyền hình, phát thanh và đặc biệt là báo
mạng điện tử hiện nay, nhằm phát huy thế mạnh và khẳng định vị thế của báo in
trong đời sống báo chí nói chung.
Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ l{ luận và thực tiễn của luận văn
sẽ có tác động đến các cơ quan báo chí, những người làm báo trong việc nhận
thức đặc trưng thể loại, vai trò, vị trí của dạng PV khắc họa chân dung cũng như
thực trạng, nguyên nhân tồn tại và góp phần đưa ra giải pháp nâng cao chất
lượng tác phẩm PV khắc họa chân dung trên hệ thống báo in ở nước ta.
Luận văn của chúng tôi không chú trọng đến các khâu chuẩn bị, thực hiện PV
mà qua việc khảo sát về nội dung và hình thức bài PV sẽ cung cấp cho phóng viên
những hiểu biết và kĩ năng thể hiện bài PV trên trang báo sao cho đạt hiệu quả thông
tin cao nhất, thu hút bạn đọc ở mức tối đa. Đó là sự cần thiết của việc lên { tưởng
thể hiện bài PV cả về hình thức và nội dung một cách bắt mắt để lôi cuốn người đọc,
việc đặt tít, sapo như thế nào, viết box thông tin, trình bày ảnh, đặt tít phụ Sự kết
hợp giữa các cửa thông tin một cách hiệu quả sẽ khiến bài PV trở nên hoàn thiện và
độc đáo trong mắt bạn đọc.
15
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thể loại phỏng vấn
Chƣơng 2: Khảo sát các khía cạnh nội dung và hình thức của các tác
phẩm phỏng vấn khắc họa chân dung trên báo in
Chƣơng 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng tác
phẩm phỏng vấn khắc họa chân dung trên báo in.
16
17
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
1.1. Thể loại phỏng vấn trên báo in
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thể loại phỏng vấn
1.1.1.1. Trên thế giới
PV không phải là một thể loại “gạo cội” trong hệ thống các thể loại báo chí
mà ra đời sau các thể loại tin, tường thuật. Theo tác giả Michael Schudson trong
cuốn Sức mạnh của tin tức truyền thông (Nxb Chính trị Quốc gia, 2003) thì vào năm
1992, nhà báo Anh William Stead cho rằng PV là thể loại do người Mỹ sáng tạo ra.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa xác định được cha đẻ của thể loại này và thời gian
xuất hiện. Có { kiến cho rằng người đầu tiên viết PV là Jannes Gordon Bennett với
bài viết về vụ ám sát Helen Jewett năm 1836. Cũng có người lại xem những ghi
chép về cuộc trao đổi với Brigham Young năm 1859 của Horace Gleeley là dấu mốc
hình thành PV.... Những giả thiết trên đều có điểm chung là gắn với những thập
niên đầu của thế kỷ XIX. Như vậy có thể tạm kết luận là PV ra đời vào khoảng nửa
đầu thế kỷ XIX ở một nền văn hóa có khuynh hướng dân chủ ở nước Mỹ và là một
hình thức báo chí mới.
Không phải ngay từ khi ra đời, PV đã mang tên gọi này và không phải ngay
từ lúc đó hình thức hỏi – đáp đã có chỗ đứng vững chắc trong làng báo chí thế
giới. Trước những năm 1850, công chúng chưa quen với cảnh phóng viên “dám
mon men lại gần” các chính trị gia và các nhân vật quan chức để hỏi chuyện. Bài
PV đầu tiên được Horace Greeley thực hiện hỏi – đáp một cách vụng về và “nó có
vẻ kì quặc” [41; tr.81]. Do vậy tác giả đã phải giải thích ngay trong phần kết luận
bài báo của mình về những gì ông đã làm: “Đó là theo những gì tôi còn nhớ, là nội
18
dung của gần hai giờ đối thoại, trong đó phần nhiều là những mẩu chuyện nói
ngoài lề không đáng tường thuật, dù tôi có thể nhớ và viết lại”.
Vào những năm 1880, PV báo chí trở nên gần gũi và phổ biến tại châu Âu. Từ
chỗ bị xem là hành động phi tự nhiên, thì đến những năm 1890 ở Mỹ, PV đã quen
thuộc đến nỗi ở New York nhân vật chính trị nào từ chối PV lại là điều bất thường
và được đưa lên báo. Tới những năm 1930, PV đã có những bước tiến đáng kể
trong đời sống báo chí. Một số nhà báo đã bắt đầu đúc kết kinh nghiệm của mình
và đưa ra những lời khuyên về kĩ năng, nghệ thuật PV. Từ chỗ là một hình thức
thông tin, PV đã trở thành một hoạt động phổ biến và quan trọng trong tác nghiệp
của các nhà báo. Giới báo chí mặc định PV chính là hoạt động trung tâm của nhà
báo trong quá trình tác nghiệp.
Trải qua hơn 200 năm tồn tại và phát triển, PV ngày càng được sử dụng
rộng rãi trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực báo chí, PV được hiểu theo hai
phương diện: là phương pháp thu thập thông tin và là thể loại báo chí độc lập.
Giữa hai phương diện này có mối quan hệ mật thiết với nhau: Để có bài PV, phóng
viên phải dùng phương pháp PV để khai thác tài liệu, và khi thể hiện trên bài báo
thì tuân thủ theo quy cách đặc thù của thể loại PV. Tuy nhiên phương pháp PV và
thể loại PV lại không thể trùng nhau về mục đích, đối tượng trả lời, quá trình thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004394_1312_2006710.pdf