Luận văn Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .2

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài.1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.2

3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu.3

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .3

5. Lịch sử nghiên cứu đề tài .6

6. Đóng góp chủ yếu của đề tài.8

7. Cấu trúc luận văn .8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.9

VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA.9

1.1. Một số khái niệm và quan niệm .9

1.1.1. Du lịch.9

1.1.2. Văn hóa .9

1.1.3. Du lịch văn hóa.10

1.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn.12

1.1.5. Sản phẩm du lịch.12

1.1.6. Sản phẩm du lịch văn hóa.13

1.1.7. Điểm du lịch văn hóa.14

1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch văn hóa .14

1.2.1. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch .14

1.2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch văn hóa .15

1.3. Thực tiễn khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch trên thế giới

và ở Việt Nam .24

1.3.1. Trên thế giới.24

1.3.2. Ở Việt Nam.27

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN PHỤC

VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .29

2.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh .29

2.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn ở thành phố Hồ Chí Minh.32

2.2.1. Khái quát tiềm năng của trung tâm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.32

2.2.2. Các di tích lịch sử văn hóa .34

2.2.3. Lễ hội .51

2.2.4. Các tài nguyên du lịch khác.54

2.3. Thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Thành

phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2011 .57

2.3.1. Khái quát về thực trạng phát triển du lịch ở TP.HCM.57

2.3.2. Thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch ở thành

phố Hồ Chí Minh.59

2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn để phát triển

du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh .75

pdf129 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đá. Chùa Hội Sơn được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993. Ngoài ra ở TP.HCM còn có nhiếu chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và cấp thành phố như: chùa An Lạc, chùa Bửu Sơn, chùa Phước Tường, chùa Sắc Tứ Huệ Lâm, chùa Sắc Tứ Tập Phước, chùa Sắc Tứ Trường Thọ, chùa Sùng Đức, chùa Thiên Phước, chùa Văn Thánh. Các ngôi chùa đều có một giá trị về kiến trúc nghệ thuật và giá trị văn hóa riêng, gắn liền với tiến trình lịch sử của cư dân mỗi địa phương. Nghiên cứu các ngôi chùa góp phần phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, kiến trúc mà thế hệ trước để lại. Đó cũng là cơ hội để con người hiểu thêm về văn hóa dân tộc, về giá trị cuộc sống.  Điện Ngọc Hoàng (Chùa Phước Hải): tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1. Là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của Sài Gòn xưa. Theo nhận xét của một học giả Pháp thì đây là “một ngôi chùa đẹp nhất ở Nam phần và thú vị nhất do các tư liệu lý thú đã mang lại về tôn giáo của người Hoa ở Đông Dương”. Chùa Phước Hải được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Chùa có sự ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần của người Việt và người Hoa. Du khách đến viếng chùa không chỉ là những người ở quanh vùng, mà còn ở nhiều tỉnh Nam bộ cũng đến chùa chiêm bái và tế lễ.  Đình: là loại hình di tích khá đặc trưng ở TPHCM nói riêng, cả nước nói chung. Đến nay, cả thành phố có 32 ngôi đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật. Mỗi ngôi đình là một kiến trúc trong khuôn viên nhất định với những chi tiết tinh xảo được thiết kế và xây dựng từ trước. Đây đa số là những ngôi đền tiêu biểu cho kiểu đình làng Nam Bộ. Cùng với những truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, các ngôi đình đã góp phần là phong phú di sản lịch sử văn hóa của Thành Phố Hồ Chí Minh. Các ngôi đình tiêu biểu phải kể đến là: đình An Nhơn (quận Gò Vấp) thờ “Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương”; đình Bình Hòa (Quận Bình Thạnh) có kiến trúc nhà tứ trụ với những tác phẩm điêu khắc có giá trị thẩm mĩ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia; đình Bình Quới Tây ( Quận 45 Bình Thạnh) có khuôn viên rộng ra sông Sài Gòn; đình Bình Thọ (Quận Thủ Đức) có khuôn viên rộng hơn 5.000m2 với nhiều cây xanh bóng mát cảnh quan đẹp; đình Bình Tiên (Quận 6) từng là cơ sở cách mạng trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân (1968); đình Bình Trường (Huyện Bình Chánh) là nơi tín ngưỡng dân gian với các lễ cầu an cho cư dân địa phương; đình Cần Thạnh (Huyện Cần Giờ) lưu giữ nhiều di vật có giá trị thẩm mỹ và lịch sử; đình Chí Hòa (Quận 10) gắn liền với sự nghiệp và tên tuổi của cụ đồ nho Võ Trường Toản; đình Hưng Phú (Quận 8) thờ tướng quan Phi Vân Nguyễn Nhục; đình Khánh Hội (Quận 4) có cách bài trí đơn gian nhưng nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của đình làng Nam Bộ; đình Linh Tây (Quận Thủ Đức) được thiết kế theo dạng chữ “tam” gồm 3 căn nhà; đình Linh Thông (Quận Thủ Đức) được xây dựng cách nay gần 200 năm; đình Minh Hương Gia Thạnh (Quận 5) được thiết kế theo kiểu nhà rường, ba gian hai chái, mái ngói, cột gỗ; đình Nam Chơn (Quận 1) được vua Tự Đức ban sắc phong là Bắc Quân Đô Đốc Thái Bảo Trấn Quận Công Bùi Tá Hán; đình Nhơn Hòa (Quận 1) là nơi thờ tổ nghề sân khấu; đình Phong Phú (Quận 8); đình Phú Lạc (Huyện Bình Chánh) đều có chung kiểu kiến trúc nghệ thuật truyền thống cảu đình làng Nam Bộ; đình Phú Nhuận (Quận Phú Nhuận) thờ thần Thành Hoàng; đình Phú Thạnh (Quận 3) từng là trụ sở của tổ chức Thanh Niên Tiền Phong sài Gòn - Chợ Lớn; đình Phú Xuân (Huyện Nhà Bè) tọa lạc trên vùng đất “trị thủy” (nước hội tụ); đình Tân Kiểng (Quận 5) là dấu tích cảu một ngôi làng nổi tiếng sầm uất ở Gia Định đầu thế kỷ 19; đình Tân Quy Đông (Quận 7) lưu giữ những giá trị tinh thần của bà con vùng đất Tân Quy Đông; đình Tân Thới Nhì (Huyện Hóc Môn) xây dựng theo kiến trúc kiểu tứ trụ; đình Tân Thới Tứ (Huyện Hóc Môn) là nơi đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân Tân Thới Tứ; đình tăng Phú (Quận 9) được tô điểm bởi hai màu vàng và đỏ thể hiện sự trang nghiêm, uy nghi; đình Thông Tây Hội (Quận Gò vấp) đến nay vẫn giữ nguyên vẹn cấu trúc và vật liệu xây dựng của một ngôi đình cổ Nam Bộ thế kỷ XVIII – XIX; đình Trường Thọ (Quận Thủ Đức) tọa lạc trên gò đất đỏ, giữa những hàng cây sao cao vút; đình Vĩnh Hội (Quận 8); đình Vĩnh Hội (Quận 4); đình Xóm Huế (Huyện Củ Chi); đình Xuân Hòa (Quận 3) đều được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. 46  Hội quán: là những di tích kiến trúc nghệ thuật không chỉ có giá trị nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của cộng đồng người Hoa mà còn là nguồn tư liệu góp phần nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển của Thành phố, cùng nhau chung sức khám phá, xây dựng nên vùng đất mới. Kiến trúc của các hội quán là kiểu kiến trúc trang trí trên mái, nhất là đỉnh mái với những mảng phù điêu khắc hoặc cụm tượng với chủ đề phản ánh những điển tích của người Hoa. Bảng 2.2: Danh sách hội quán ở TP. Hồ Chí Minh STT Tên hội quán Địa điểm Cấp xếp hạng 1 Hội quán Hà Chương 820 Nguyễn Trãi, P14, Q5 Quốc gia 2 Hội quán Lê Châu 586 Trần Hưng Đạo, P14, Q5 Quốc gia 3 Hội quán Nghĩa An 678 Nguyễn Trãi, P11, Q5 Quốc gia 4 Hội quán Nghĩa Nhuận 27 Phan Văn Khỏe, P13, Q5 Quốc gia 5 Hội quán Nhị Phủ 264 Hải Thượng Lãn Ông, P14, Q5 Quốc gia 6 Hội quán Ôn Lăng 12 Lão Tử, P11, Q5 Quốc gia 7 Hội quán Quỳnh Phủ 276 Trần Hưng Đạo, P11, Q5 Quốc gia 8 Hội quán Quảng Triệu 122 Bên Chương Dương, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 Quốc gia 9 Hội quán Tuệ Thành 710 Nguyễn Trãi, P11, Q5 Quốc gia 10 Hội quán Phước An 184 Hồng Bàng, P12, Q5 Thành phố 11 Hội quán Quần Tân 2 Lý Thường Kiệt, P7,Q Gò vấp Thành phố Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM  Lăng, Miếu, Mộ: là những công trình nhằm tỏ lòng tôn kính, động viên người có công lớn xây dựng vùng đất Sài Gòn – Gia Định, những công trình mang đậm phong cách cổ truyền, được phối trí theo nguyên mẫu đặc thù Nam Bộ, lưu giữ một nét kiến trúc cổ kính của Thành phố hiện nay. 47 Bảng 2.3: Danh sách Lăng, Miếu, Mộ được xếp hạng di tích ở TP. Hồ Chí Minh STT Tên di tích Địa điểm Cấp xếp hạng 1 Lăng Lê Văn Duyệt 1 Vũ Tùng, P1, Bình Thạnh Quốc gia 2 Lăng Trương Tấn Bửu 41 Nguyễn Thị Huỳnh, P8, Phú Nhuận Quốc gia 3 Lăng Võ Duy Nguy 19 Cô Giang, P2, Phú Nhuận Quốc gia 4 Miếu Tân Kỳ và Miếu Ông Bổn 1A/13 Trường Chinh, P14, Tân Bình Thành phố 5 Miếu Thánh Mẫu 284 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3 Thành phố 6 Miếu Thất Phủ Thiên Hậu 128 Nguyễn Thái Sơn, P4, Gò Vấp Thành phố 7 Mộ Tiền Hiền Tạ Dương Minh KP4, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức Thành phố 8 Mộ ông Lý Trường Quang và Bà Mỹ Thị Lâu Đường Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Tân Phú Thành phố Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM  Nhà cổ, Từ đường: Những ngôi nhà cổ, phản ánh đời sống vật chất, văn hóa tương đối mộc mạc, giản dị của người dân Sài Gòn – Gia Định xưa. Từ đường thể hiện đời sống tâm linh, truyền thống văn hóa của một cộng đồng di dân người Hoa luôn cố gắng giữ gìn bản sắc dân tộc nơi vùng đất mới và sự đổi thay của một vùng đất trong quá trình phát triển của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 2.4: Danh sách nhà cổ, từ đường được xếp hạng ở TP. Hồ Chí Minh STT TÊN DI TÍCH ĐỊA CHỈ CẤP XẾP HẠNG 1 Nhà cổ Vương Hồng Sển 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, P14, Bình Thạnh Thành phố 2 Từ đường họ Lý 292 Hải Thượng Lãn Ông, P14, Q5 Thành phố 3 Từ đường Phước Kiến 314 Nguyễn Trãi, P8, Q5 Thành phố Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM 48  Công trình đương đại: TP.HCM có nhiều công trình kiến trúc đẹp như là điểm nhấn cho Thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa. Những công trình tiêu biểu có giá trị về kiến trúc nghệ thuật là trụ sở của Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát Thành phố, Bưu điện trung tâm, Tòa án Nhân dân, Thư viện Khoa hoạc tổng hợp, Trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong, các trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Sài Gòn Trade Centre, và hệ thống các bảo tàng trong Thành phố. Trên địa bàn Thành phố hiện có 11 bảo tàng, bảo tàng lớn và cổ nhất là Bảo tàng lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Mỗi bảo tàng trưng bày mỗi nội dung và khả năng hấp dẫn khách du lịch là khác nhau. Đến TP.HCM, du khách không thể không ghé thăm một trong số bảo tàng nổi bật như: bảo tàng Chứng tích chiến tranh, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bảo tàng TP.HCM, bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bảo tàng Tôn Đức Thắng,. - Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tọa lạc tại số 28 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3. Sau ngày Việt Nam hoàn toàn giải phóng, để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh, ngày 4/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995). Hiện nay, bảo tàng Chứng tích Chiến tranh nằm trong hệ thống các bảo vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). Đây là bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do 49 của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên. Trong 35 năm hoạt động, bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm, bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước. - Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM, hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4. Đây cũng là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm 1863 với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Có kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng. Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến cảng Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh đó là vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người đã đi qua Pháp và nhiều nước với nhiều châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất tổ quốc. 50 Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1315/QĐ- UB, ngày 7/9/1979, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của bảo tàng, đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, Bảo tàng còn phối hợp và liên kết có hiệu quả với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, xuất bản các ấn phẩm, chiếu phim tư liệu, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện những bộ sưu tập hiện vật, những tư liệu hồi ký về Bác Hồ; trưng bày lưu động các chuyên đề có liên quan đến hoạt động của Người. Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng đã thu hút không ít khách tham quan từ khắp nơi trong nước và khách quốc tế, đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và cao cấp các nước đến thăm viếng, tìm hiểu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh... 2.2.2.3. Di tích khảo cổ TP.HCM mới có lịch sử phát triển hơn 300 năm, song có nhiều di tích và di vật khảo cổ được phát hiện có niên đại cách nay hàng nghìn năm. Điều đó cho thấy trên địa bàn Thành phố từ cách nay hàng nghìn năm đã có cư dân sinh sống và có sự giao lưu rộng rãi với những vùng văn hóa khác. Cho đến năm 2011, ngoài những hiện vật được phát hiện từ thời Pháp thuộc, đã có nhiều hiện vật được phát hiện ở quận 2, quận 9, quận 11, quận 12, huyện Hóc 51 Môn, huyện Bình Chánh và huyện Cần Giờ. Trong đó có hai di tích được xếp hạng là Giồng Cá Vồ (huyện Cần Giờ) và Lò Gốm cổ Hưng Lợi (Quận 8). 2.2.3. Lễ hội Tuy là một thành phố trẻ nhưng TP. HCM cũng nổi tiếng với một số lễ hội truyền thống như lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, lễ hội nghinh Ông, lễ hội chùa Phước Hải, Bên cạnh các lễ hội này, trên địa bàn Thành phố còn tổ chức nhiều lễ hội hiện đại và sự kiện văn hóa, nghệ thuật như: lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ, hội Hoa xuân, lễ hội Trái cây Nam Bộ góp phần tạo sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước. Bảng 2.5: Danh sách những lễ hội điển hình ở TP.HCM STT Tên lễ hội Địa điềm Thời gian (theo Âm lịch) 1 Lễ hội chùa Phước Hải Quận 1 9/1 2 Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Quận 3 23/3 3 Lễ kỳ yên đình Bình Đông Huyện Bình Chánh 12, 13/2 4 Hội Chùa ông Bổn Quận 5 15/1 và 15/8 5 Lễ kỳ yên đình Phú Nhuận Quận Phú Nhuận 16, 17, 18/1 6 Hội miếu ông Địa Quận Gò Vấp 2/2 7 Lễ hội giỗ Tổ nghề Kim Hoàn Quận 5 6, 7, 8/2 8 Lễ hội nghinh Ông Huyện Cần Giờ 16/8 9 Lễ hội người Hoa (tết Nguyên Tiêu) Các đền, miếu 15/1 10 Lễ hội lăng ông – bà Chiểu Quận Bình Thạnh 1/8 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh  Lễ hội chùa bà Thiên Hậu: Lễ hội chùa bà Thiên Hậu được tổ chức vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm, tại 710 Nguyễn Trãi, quận 3, TP.HCM. Lễ hội nhằm suy tôn bà Thiên Hậu. Chùa bà Thiên Hậu theo cách gọi của người Việt còn được gọi là chùa bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu 52 Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này. Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc". Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa (Quảng Đông). Chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 07 tháng 01 năm 1993.  Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ: Lễ hội Nghinh Ông là một nét văn hóa đặc trưng của người dân ven biển và đây cũng là dịp để các địa phương thu hút du khách trong và ngoài nước góp phần nâng cao doanh thu cho ngành du lịch. Tại Cần Giờ, lễ hội Nghinh Ông có các hoạt động chính trong phần lễ như: Viếng và thắp hương Nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác, Bia tưởng niệm trận đánh Đồn Cần Giờ, Nhà bia ghi danh thị trấn Cần Thạnh và lễ thượng đại kỳ, Mừng công ngư dân Cần Giờ, Cúng tiền hiền, hậu hiền và bạn cũ lái xưa. Ngoài ra, lễ hội còn có biểu diễn Đoàn thuyền hoa đăng, thả 1.000 đèn hoa đăng trải dài trên 3km tại bờ biển Chợ và công viên Cần Thạnh khi con nước lớn vào lúc 23 giờ đêm 15/8 âm lịch và lễ Nghinh Ông trên biển, đón đoàn Nghinh về tại Lăng Ông Thủy tướng, Cúng đại lễ cổ truyền lúc 10 giờ sáng ngày 16/8 âm lịch tại Lăng Ông Cần Thạnh. 53 Cùng thời điểm rước Nghinh Ông về, tại bến đò cơ khí sẽ diễn ra các trò chơi dân gian thả vịt chạy, bắt vịt, trói cua, quăng chài, vá lưới trên bờ biển. Ngoài ra sẽ có 3 chiếc tàu khách trên biển bán vé phục vụ du khách xem đoàn tàu tham gia rước Nghinh Ông, Đây là nét đẹp văn hóa đã được chính quyền thành phố và người dân địa phương chung tay gìn giữ. TP.HCM đã xác định việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và mục tiêu hàng đầu trong quá trình phát triển của địa phương. Đồng thời, là điểm đến du lịch biển, du lịch tâm linh của TP.HCM, góp phần quảng bá du lịch cho du khách trong và ngoài nước tham quan tìm hiểu và thưởng thức những hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc truyền thống Việt Nam.  Lễ hội Trái cây Nam Bộ: Từ năm 2004 đến nay, Lễ hội trái cây Nam bộ đã trở thành một hoạt động văn hóa du lịch phản ánh và tôn vinh những giá trị thành quả lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của khu vực Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP.HCM phối hợp cùng Khu du lịch Suối Tiên liên tục tổ chức chương trình Lễ hội trái cây Nam bộ hằng năm với quy mô phong phú, đa dạng và từng bước nâng tầm sự kiện thông qua việc tham gia của một số nước trong khu vực như: Lào, Myanma, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc,... Trong những ngày diễn ra lễ hội, lễ hội trái cây kết hợp diễu hành cùng các làng nghề của Suối Tiên và các đoàn nghệ thuật mang lại những màn trình diễn độc đáo. Mỗi tên đường gắn liền với tên một loại trái cây và “Chợ nổi trái cây” với những chiếc xuồng đầy ắp quả tươi ngon sẽ chào đón du khách đến với hành trình thưởng ngoạn vô số đặc sản cây trái Nam bộ như dưa hấu, thanh long, xoài, sầu riêng...Thú vị hơn nữa, nơi đây còn có gian hàng trưng bày giới thiệu các loại trái cây ngon nổi tiếng, các sản phẩm chế biến từ trái cây, các loại cây giống. Thấm mệt sau một chuyến tham quan, du khách có thể nghỉ chân tại nhà hàng Long Phụng Suối Tiên và thưởng thức hơn 30 món ăn ngon, thức uống lạ miệng được chế biến từ trái cây: cocktail, chè, bánh, nước ép 54 Lễ hội trái cây Nam bộ năm 2012 đã đăng ký kỷ lục Guiness lễ hội trái cây có nhiều món ăn chế biến từ trái cây nhất và kỷ lục trái cây khổng lồ, hứa hẹn mang lại cho du khách nhiều chương trình nghệ thuật giải trí độc đáo tại TP.HCM. Các lễ hội truyền thống và hiện đại đã mang lại nhiều điều thú vị và đặc sắc cho du khách khi tham quan du lịch tại TP.HCM. 2.2.4. Các tài nguyên du lịch khác 2.2.4.1. Làng nghề truyền thống Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã TP. HCM, đến năm 2010 toàn Thành phố có 63 làng nghề truyền thống, tập trung ở cả khu vực nội thành, khu vực đô thị hóa và vùng ngoại thành (Phụ lục 4). Các làng nghề tiêu biểu như: làng nghề đan lát Thái Mỹ (huyện Củ Chi), làng nghề nuôi và chế biến cá sấu Sài Gòn (quận 12), làng nghề đồ gỗ gia dụng phường Đông Hưng Thuận (quận 12), làng nghề hoa cây kiểng, Đặc biệt nhất là làng bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi), làng nghề này hiện có hơn 5.000 lao động tham gia với 1.700 lò bánh tráng và 40 cơ sở bánh tráng xuất khẩu. Việc tổ chức tốt các tour du lịch đến với làng nghề truyền thống vừa có tác dụng khôi phục và phát triển làng nghề, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch làng nghề mang dấu ấn địa phương rất hấp dẫn du khách. Phát triển du lịch làng nghề góp phần khai thác chiều sâu các giá trị của nguồn tài nguyên nhân văn của Thành phố. 2.2.4.2. Văn hóa nghệ thuật TP.HCM còn là nơi hội tụ và nuôi dưỡng nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Đến đây, du khách có thể hòa mình trong không gian văn hóa dân gian đặc sắc của nghệ thuật múa rối nước, hát ả đào, hát xẩm, hát bội, nghe nhạc đờn ca tài tử, hoặc thưởng thức loại hình âm nhạc “mộc” vang lên từ những nhạc cụ truyền thống với những làn điệu dân ca nổi tiếng của nhiều dân tộc. Đó là điều mà không phải một thành phố lớn nào trên thế giới cũng có được.  Đờn ca tài tử Nam Bộ: 55 Theo một số tài liệu ghi chép, đây là loại hình nghệ thuật xuất xứ từ nhạc cung đình Huế. Đờn ca tài tử được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XXI, bài bản dựa trên các bài có sẵn của ca nhạc Huế rồi cải biên, sáng tạo ra nhiều loại bài bản mang âm hưởng quê hương, giới chơi nhạc chọn ra 20 bài bản tiêu biểu cho bốn hơi điệu gồm sáu bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), bảy bài Hạ (dung trong tế lễ, trang nghiêm), ba bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và bốn bài Oán (diễn tả cảnh sầu não, đau buồn). Nhạc cụ gồm đờn kìm, đờn tranh, đờn cò, đờn tỳ bà, đờn tam (hoặc đờn sến, đờn độc huyền). Sau này có thêm cây đờn guitar, violon được cải biên đưa vào trong nhạc tài tử. Nghe âm hưởng nhạc đờn ca tài tử, du khách có thể cảm nhận dược không khí yên bình của vùng đất Nam Bộ khó có thể xen lẫn với nơi khác ngay giữa lòng thành phố náo nhiệt.  Múa rối nước: Múa rối nước là một loại hình văn hóa truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam gồm có múa rối cạn và múa rối nước. Múa rối cạn có nhiều thể loại khác nhau như: rối tay, rối que, rối dây, rối bóng, rối mặt nạ, rối nhà mồ, rối lốt... phần lớn các tích trò thường sử dụng các làn điệu chèo, ca trù, tuồng, nhạc cung đình... Đặc biệt trong sự đa dạng, phong phú của nghệ thuật múa rối thế giới, Việt Nam là nước duy nhất có múa rối nước - "độc nhất vô nhị". Múa rối nước đã góp phần làm giàu thêm vốn nghệ thuật truyền thống và là niềm tự hào của văn hóa dân tộc. Múa rối nước là một trong những loại hình sân khấu tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam - thể hiện trí tuệ và sự thông minh, sức sáng tạo của con người Việt Nam. Trong xã hội hiện đại ngày nay, múa rối nước không còn quá xa lạ với quảng đại quần chúng trong nước và trên thế giới. Có lẽ thời gian là một trong những nhân tố giúp múa rối nước định hình, khẳng định và phát triển, được xếp hạng là một trong những loại hình nghệ thuật có giá trị cao, mang tính truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Việt Nam. 56 Múa rối nước thực sự đã gây tiếng vang và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sự hiểu biết và uy tín cho nền văn hóa dân gian - dân tộc Việt Nam. Phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, múa rối nước Việt Nam trong những năm gần đây, không chỉ dừng lại ở vốn cổ, những người yêu nghệ thuật múa rối đã và đang nghiên cứu, đổi mới phương thức dàn dựng và nội dung, phong phú hơn, đa dạng hơn cho nghệ thuật múa rối và không kém phần thu hút đặc biệt đối với du khách nước ngoài. TPHCM có nhiều sân khấu để trình diễn loại hình nghệ thuật này đến du khách nước ngoài.  Văn hóa dân tộc: Bên cạnh người Kinh, TP. HCM còn là địa bàn cộng cư của cộng đồng người Hoa, người Chăm và người Khmer. Hiện nay, Thành phố cũng là nơi có số dân nhập cư khá lớn từ nhiều địa phương trên cả nước. Điều đó đã tạo nên những sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, góp phần tạo nên tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch trên địa bàn. 2.2.4.3. Ẩm thực TP. HCM cũng là một trong những trung tâm văn hóa ẩm thực lớn của cả nước. Đây là nơi hội tụ các món ăn đặc sản rất đa dạng và đặc sắc của ba miền Bắc - Trung - Nam. Bên cạnh đó còn có nhiều món ăn hiện đại của cả phương Đông và phương Tây. Đến Quận 1, Quận 3 hay khu vực Chợ Lớn, du khách đều có thể thưởng thức các món ăn ba miền như phở hay bún chả Hà Nội, bún bò Huế, mì Quảng, hủ tiếu Nam Vang, đặc sản Trảng Bàng, bánh xèo Nam Bộ hay bò tơ Củ Chi, Du khách cũ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_28_2615622550_2932_1872312.pdf
Tài liệu liên quan