Luận văn Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU .1

Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG.7

1.1. Tổng quan về DLST .7

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch.7

1.1.2. Khái niệm về DLST .7

1.1.3. Tài nguyên DLST. .10

1.1.4. Các loại hình DLST. .11

1.1.5. Quan hệ giữa DLST và phát triển.12

1.2. Tổng quan về phát triển Du lịch sinh thái bền vững (DLST BV).17

1.2.1. Khái quát về DLST BV.17

1.2.2. Các bộ phận hợp thành DLST BV .17

1.2.3. Các nguyên tắc trong DLST BV.19

1.2.4. Các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đặt đến sự bền vững.22

1.2.5. Vai trò của các mối quan hệ trong phát triển DLST BV .24

Chương 2 – TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH

THÁI SÓC TRĂNG .28

2.1. Khái quát về tỉnh Sóc Trăng .28

2.1.1. Vị trí địa lí.282.1.2. Đơn vị hành chính.28

2.1.3. Đặc điểm tự nhiên.31

2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội .34

2.1.5. Chính sách ưu đãi của tỉnh. .38

2.2. Những tiềm năng ảnh hưởng đến phát triển DLST.38

2.2.1. Tiềm năng về sinh thái tự nhiên.38

2.2.2. Tiềm năng về sinh thái nhân văn. .42

2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển

DLST. .49

2.3. Hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng. .52

2.3.1. Vị thế của du lịch trong ngành kinh tế Sóc Trăng .52

2.3.2. Du lịch Sóc Trăng trong hệ thống du lịch cả nước.52

2.3.3. Hiện trạng về cơ sở vật chất phục vụ phát triển DLST. .54

2.3.4. Lượng du khách và lao động phụ vụ trong du lịch.59

2.3.5. Các dự án xúc tiến đầu tư DLST tỉnh Sóc Trăng.61

Chương 3 - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI SÓC TRĂNG

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.64

3.1. Các quan điểm cơ bản trong phát triển DLST theo hướng bền vững.64

3.1.1. Quan điểm phát triển. .64

3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch bền vững .64

3.1.3. Quan điểm du lịch với các ngành kinh tế khác.65

3.1.4. Quan điểm du lịch gắn với an ninh quốc gia và trật tự xã hội.65

3.2. Dự báo khả năng phát triển du lịch Sóc Trăng. .65

3.3. Định hướng phát triển DLST theo hướng bền vững.68

3.3.1. Phát triển không gian DLST .68

3.3.2. Phát triển tuyến, điểm DLST.69

3.3.3. Phát triển thị trường du lịch. .74

3.3.4. Phát triển SPDL.74

3.3.5. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ DLST.75

3.3.6. Phát triển DLST gắn với bảo vệ môi trường. .753.3.7. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ DLST .76

3.4. Giải pháp phát triển DLST BV tỉnh Sóc Trăng .77

3.4.1. Giải pháp về quy hoạch và điều chinh quy hoạch .77

3.4.2. Giải pháp về vốn. .77

3.4.3. Giải pháp cho nguồn nhân lực du lịch. .79

3.4.4. Giải pháp về cơ chế chính sách và quản lí trên địa bàn tỉnh. .80

3.4.5. Đa dạng hóa SPDL. .81

3.4.6. Mở rộng và phát triển thị trường.84

3.4.7. Giải pháp phát triển DLST với bảo vệ môi trường.84

3.4.8. Giải pháp trong liên kết với các thành phần kinh tế khác.90

3.5. Mô tả một số dự án du lịch trên địa bàn Sóc Trăng .91

3.5.1. Dự án phát triển nguồn nhân lực cho du lịch.91

3.5.2. Dự án nâng cấp một số cụm DLST ở TP. Sóc Trăng.92

3.5.3. Dự án khu DLST Song Phụng.94

3.5.4. Dự án vùng DLST hạ lưu sông Hậu.96

3.5.5. Dự án khu DLST Hồ Bể .97

3.5.6. Dự án tuyến du lịch Kinh Ba – Côn Đảo.98

3.6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án DLST.99

3.6.1. Hiệu quả về kinh tế - xã hội. .99

3.6.2. Về tài nguyên và môi trường.100

KẾT LUẬN .101

KIẾN NGHỊ.102

TÀI LIỆU THAM KHẢO .104

PHU LỤC SỐ 1

PHỤ LỤC SỐ 2

PHỤ LỤC

pdf146 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản) Khu vực II Công nghiệp và xây dựng Khu vực III Dịch vụ 2000 60,62 18,87 20,51 2002 60,89 20,20 18,91 2004 54,70 23,01 22,29 2006 54,41 20,90 24,69 2008 56,47 17,15 26,38 Tóm lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo xu hướng tăng tỷ trọng các ngành thuộc khu vực II, III giảm các ngành thuộc khu vực I, chuyển dịch ấy đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản nhưng vẫn còn diền ra chậm nhất là trong lĩnh vực dịch vụ 2.2.3.2. Tình hình tăng trưởng GDP. Năm 2005 cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh như sau: khu vực I chiếm 57,70%, khu vực II chiếm 19,76%, khu vực III chiếm 22,54% đến 2009 theo sơ bộ thì con số này theo thứ tự sẽ là 54,50%, 16,91% và 28,59%. Trong cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch qua các năm nhưng trong chuyện dịch đó ngành khu vực I vẫn chiếm tỉ trọng cao và giữa vai trò chủ lực, chiếm hơn 50% giá trị trong cơ cấu GDP của tỉnh. Nếu tính đến mức độ ảnh hưởng thì ngành Thủy Sản là ngành có ảnh hưởng mạnh đến các ngành kinh tế khác. Kết quả phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là sản lượng tôm, không những quyết định sự tăng trưởng của khu vực I mà còn quyết định sự tăng trưởng của công nghiệp địa phương của tỉnh do tôm đông là mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm 70% tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và hơn 95% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đến cuối năm 2010, tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt, thỷ hải sản đạt 164.000 nghìn tấn tăng 1,6 lần so với 2005, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 382 triệu USD, tăng 1,67 lần so với 2005. Lĩnh vực công nghiệp cũng tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, ổn định và mở 51 rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, thực hiện 7.475 tỷ đồng, đạt 79,52% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội và tăng 6,81 lần so năm 2005. Trên cơ sở triễn khai xây dựng khu công nghiệp An Nghiệp, xúc tiến giải phóng mặt bằng triển khai xây dựng cụm công nghiệp Cái Côn, chuẩn bị đầu tư khu công nghiệp Đại Ngãi. Các dự án cũng như các khu công nghiệp được đưa vào hoạt động sẽ góp phần rất lớn vào vấn đề giải quyết việc làm cho địa phương, nâng cao GDP toàn tỉnh. Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch được tập trung chỉ đạo và có sự phát triển đa dạng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 27.137 tỉ đồng, vượt 35,68% chỉ tiêu Nghị quyết đại hội và tăng 2,71 lần so với 2005. Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 421triệu USD, đạt 56,16% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội và tăng 1,41 lần năm 2005. Thu ngân sách nhà nước đạt 1.101 tỉ đồng đạt 91,75% chỉ tiêu [3] Tuy nhiên xét về tổng thể cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ diễn ra chậm: tỷ trọng khu vực I vẫn chiếm vị trí cao, tốc độ phát triển nền kinh tế tỉnh còn bị ảnh hưởng khá nặng nề vào các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, thời tiết và môi trường... 2.2.3.3. Tình hình thu nhập của dân cư và đời sống xã hội. Năm 2010 GDP đầu người (theo giá hiện hành) đạt 917 USD, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội và tăng 1,98 lần so với năm 2005. Tính theo giá thực tế từ 1995 đến 2010 thì bình quân đầu từ tăng liên tục từ 2.610.000 đồng tăng lên 16.411.000 đồng tăng 13.801.000 đồng gấp 6,2 lần năm 1995. Theo tỉ giá USD chỉ số năm 1995 so với 2010 là 236 USD/người tăng lên 917 USD/người tăng 681 USD gấp 3,9 lần năm 2005. Bảng 2.6. Bình quân thu nhập đầu người theo giá thực tế trên địa bàn tỉnh. Nguồn: Niêm giám thống kê Sóc Trăng 2009 Năm Theo Việt Nam Đồng(1000 đồng) Theo tỷ giá USD* 1995 2610 236 2000 4226 298 2002 5380 352 2004 6280 398 2006 8462 528 2008 13924 846 * Giá USD thay đổi theo từng thời kỳ. 52 Trong những năm qua Sóc Trăng đã đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đến nay toàn tỉnh còn 25.553 hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2005), giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,26% (vượt kế hoạch năm 2010 là 9,14%). Qua điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới (thực hiện theo Chỉ thị 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ), kết quả sơ bộ xác định toàn tỉnh có 75.858 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,4% và 43.909 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 14,12%. 2.3. Hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng. 2.3.1. Vị thế của du lịch trong ngành kinh tế Sóc Trăng Du lịch chiếm 11,72% tỷ trọng cơ cấu kinh tế toàn tỉnh, nhưng dịch vụ du lịch chính là ngành giúp quảng bá về du lịch Sóc Trăng, về cây trái, đặc sản địa phương, các công trình kiến trúc. Chính vì vậy luôn được sự quan tâm đầu tư của tỉnh về cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, xây dựng nâng cấp đường xá để phục vụ cho phát triển du lịch. Theo báo cáo của sở VH – TT – DL Sóc Trăng năm 2010 tổng lượt khách lưu trú đạt 96.589 người, tổng lươt khách tham quan đạt 897.542 người với tổng doanh thu đạt 64.589 tỷ đồng. Hinh 2.4. Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch Sóc Trăng từ Nguồn: Sở VH – TT – DL 2.3.2. Du lịch Sóc Trăng trong hệ thống du lịch cả nước. Sóc Trăng có vị trí quan trọng trong hệ thống du lịch quốc gia, đặc biệt là loại hình du lịch gắn liền với sông nước miệt vườn của vùng ĐBSCL. 16.301 16.895 16.807 25.912 36.362 38.43 46.639 50.71 58.079 64.589 0 10 20 30 40 50 60 70 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ đồng Năm 53 Tuy nhiên để thu hút được khách du lịch nhiều nhất, du lịch tỉnh phải tạo nên những đặc điểm khác biệt so với các vùng du lịch khác của Việt Nam. Do tính chất đặc biệt của điều kiện tự nhiên. Chiến lược phát triển tạo ra SPDL riêng, những khu nghỉ mát hiện đại, làng du lịch đa dạng... khu DLST Hồ Bề là một ví dụ. Hiện nay lượng khách du lịch đến Sóc Trăng liên tục tăng. Năm 2002 tổng lượt khách lưu trú lá 46,751 người đến 2010 tăng lên 96,589 người; tổng lượt khách tham quan đạt 284,450 người năm 2002 đến 2010 con số này đạt 897,542 người. Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tình hình du khách đến Sóc Trăng Nguồn: Sở VH – TT – DL Sóc Trăng Nhìn vào hình 2.5 ta thấy được sự tăng trưởng của ngành du lịch Sóc Trăng năm sau cao hơn năm trước. Về lượng khách quốc tế đến Sóc Trăng cùng tăng nhưng nhìn chung vẫn còn chậm như ở hình 2.6. Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tình hình khách quốc tế đến Sóc Trăng Nguồn: Sở VH – TT – DL Sóc Trăng. 305.360 310.000 467.842 587.700 897.542 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2002 2004 2006 2008 2010 Lượt người Năm 3,96 4,5 5,89 7,65 7,82 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2002 2004 2006 2008 2010 Nghìn lượt người Năm 54 Các điểm đến chủ yếu là những vùng sinh thái của tỉnh như: Cồn Mỹ Phước, các di tích ở TP Sóc Trăng... DLST của Sóc Trăng nhìn chung cũng có những bước tiến đáng kể nhưng còn chậm, nếu so với khách du lịch quốc tế hàng năm đến các tỉnh của ĐBSCL thì Sóc Trăng chỉ chiểm 4,48 triệu USD chiếm 0,3% của cả nước. Trong tương lai, ngành du lịch tỉnh cần đầu tư nhiều công trình, hạng mục xây dung, phát triển các khu DLST để giữ chân được du khách. 2.3.3. Hiện trạng về cơ sở vật chất phục vụ phát triển DLST. 2.3.3.1. Hệ thống khách sạn: Theo số liệu thống kê sơ bộ toàn tỉnh năm 2010 có 28 khách sạn với 712 phòng. Trong đó có 1 khách sạn đạt chuẩn 3 sao của Tổng cục Du lịch cấp, có 2 khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước, 2 khách sạn cổ phần còn lại thuộc loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn và Doanh nghiệp tư nhân các khách sạn đều nằm ở nội ô TP Sóc Trăng. Khách sạn ở Sóc Trăng đảm bảo được cho nhu cầu lưu trú của du khách, trong các khách sạn nêu trên thì khách sạn thuộc tư nhân được trang bị tốt và phục vụ khá tốt, với mức giá tương đối mềm. Tính đến nay, Sóc Trăng đã có một khách sạn được Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận hạng 3 sao đó là khách sạn Ngọc Thu (có thể tham khảo tại wedsite: theo khách sạn Ngọc Thu thì giá thành khách sạn ở đây được niêm yết như sau: Bảng 2.7. Bảng giá phòng khách sạn Ngọc Thu – Sóc Trăng Nguồn: Khách sạn Ngọc Thu tỉnh Sóc Trăng Loại phòng Giá phòng Vip 1.200.000đ/ Phòng Suite 600.000đ/ Phòng Deluxe 500.000đ/ Phòng Superior 400.000đ/ Phòng 55 Song song với hoạt động của các khách sạn còn có hệ thống các nhà trọ của các đơn vị ngoài quốc doanh cũng tham gia vào dịch vụ cho thuê phòng, phục vụ cho khách vãng lai và khách du lịch. 2.3.3.2. Hệ thống nhà hàng: Toàn tỉnh hiện có 12 Doanh nghiệp tư nhân nhà hàng trong đó có 5 nhà hàng độc lập với tổng số nghế trên 4.000 ghế; Công ty cổ phần thương mại du lịch Sóc Trăng quản lý 2 nhà hàng có sức chứa 800 ghế; Công ty khách sạn Khánh Hưng 1 nhà hàng với 600 ghế. Các danh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn sở hữu 7 nhà hàng hơn 3.000 ghế. Ngoài ra còn có các nhà hàng với quy mô nhỏ hơn do tư nhân quản lý, mỗi nhà hàng có từ 60 – hơn 100 ghế. Các nhà hàng ở Sóc Trăng đa số đều tổ chức và phụ vụ theo phong cách người Hoa, các đầu bếp có thể nấu nhiều món ăn Âu – Á, tuy nhiên món ăn châu Á vẫn chiếm đa số trong các thực đơn. Đa số các nhà hàng có quy mô vừa và nhỏ có thể phục vụ nhiều loại tiệc khác như: tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật... Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách thì các cơ sở kinh doanh du lịch và ăn uống cần phải tổ chức tốt hơn nữa, nhất là cải tiến về trang thiết bị, điều kiện vệ sinh thực phẩm, thái độ phục vụ, sự đang dạng của các loại thức ăn... 2.3.3.3. Khu vui chơi, giải trí. Các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác do nhà nước đầu tư xây dựng, tư nhân góp vốn trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu ở TP Sóc Trăng như: Trung tâm văn hóa triễn lãm Hồ nước ngọt, khu văn hóa du lịch Bình An. Trung tâm văn hóa Hồ nước ngọt nằm ở phường 6, TP Sóc Trăng, là một trong những lá phổi xanh của TP. với nhiều cây xanh chủ yếu là cây Sao lấy bóng mát và cây Dương liễu được trồng ven hồ, bên trong hồ còn có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống và giải khác. Khu văn hóa du lịch Bình An nằm bên quốc lộ 1A, tại số 71, phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng với diện tích khoảng vài ha là "bản sao" với quy mô nhỏ hơn công viên văn hoá Đầm Sen ở TP. Hồ Chí Minh. 56 Đây là điểm có nhiều hoạt động, dịch vụ: vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, biểu diễn sân khấu, lưu trú... Hệ thống cây xanh, hoa trái, bể bơi, ao cá, đu quay... được bố trí hợp lý, hài hoà, gần gũi với thiên nhiên vừa yên tĩnh nhưng vẫn sinh động. KDL có thể đáp ứng nhu cầu và sở thích của nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng. Qua cổng, phía sau sân khấu ta có thể nhìn thấy khu núi nhân tạo cao khoảng 40m, trên đỉnh là bức tượng Phật Bà Quan Âm khá lớn. Dưới chân núi là ao cá; cây cối được trồng rất tự nhiên; những lối mòn len lỏi giữa những tảng đá to, nhỏ khấp khểnh mô phỏng lối mòn trên núi đá. Dây leo đeo bám cây cối rậm rịt. Trong lòng quả núi là một khách sạn nhỏ. Phía bên trái núi là một ngôi biệt thự hai tầng, mô tuýp kiến trúc kết hợp kiểu Nga - Trung Đông. Nơi đây có thể tổ chức lễ cưới, dạ tiệc, vũ hội... 2.3.3.4. Các dịch vụ hỗ trợ du lịch và tín dụng: - Các công ty du lịch – lữ hành Trong tỉnh hiện có nhiều công ty du lịch nhưng nổi lên một số công ty lớn có vai trò trong phát triển du lịch của tỉnh. + Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Sóc Trăng 131 Nguyễn Chí Thanh, TP. Sóc Trăng + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngọc Thu Km 2127, QL 1A, Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng + Công ty trách nhiễm hữu hạn Ngũ Đạt – chi nhánh Sóc Trăng 119 Phú lợi, P.2, TP. Sóc Trăng + Cty Du lịch sở thương mại kho xăng dầu Tân Thành K. 7, P.8, Tân Thạnh, TP. Sóc Trăng Ngoài ra cũng có nhiều công ty từ nhiều tỉnh, TP. khác bán tour du lịch về Sóc Trăng như Green Traval của Cần Thơ, hay các công ty từ TP. Hồ Chí Minh - Dịch vụ mua sắm: Đến Sóc Trăng, đến với văn hóa ba dân tộc, du khách có thể tham quan mua sắm những gian hang thủ công mỹ nghệ, hải sản tươi sống, rau, quả, trái câycho đến đặc sản của địa phương như: bánh pía, lạp xưởng, mè láo, tôm khô, cá khô, xá pấu đây là những sản phẩm không thể thiếu cho du khách khi tham quan du lịch 57 Sóc Trăng. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỉnh đã cho phép nhiều đơn vị đầu tư xây dựng hệ thống siêu thị bán hàng như: Siêu thị Quang Đại, siêu thị Co.op Mart Sóc Trăng, xây dựng cao ốc – siêu thị tổng hợp Sóc Trăng. Đây là những địa chỉ cần thiết cho du khách tham quan, mua sắm. - Dịch vụ tín dụng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 25 tổ chức ngân hàng và dịch vụ tài chính tín dụng được thiết lập từ tỉnh đến huyện, phục vụ tốt nhu cầu tài chính của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và hộ sản xuất cá thể đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Dọc theo tuyến đoạn đường Trần Hưng Đạo, chúng ta có thể thấy một hệ thống ngân hàng sầm uất và dày đặc. Với đoạn đường chưa tới 500m, tập trung hầu hết các Ngân hàng lớn và có uy tín trên thị trường hiện nay như: Agribank, Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL (MHB), Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV), Sacombank, Vietcombank (đang xây trụ sở mới và sắp đưa vào hoạt động), Vietinbank, Vietbank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam,. Đầu năm 2011, tỉnh Sóc Trăng đã đón nhận thêm hai trụ sở ngân hàng mới khai trương, đó là: ngân hàng An Bình (AB Bank, nằm trên đườn Lê hồng Phong) và ngân hàng Phương Nam (Southern Bank, đặt tại cuối đường Lê Lợi). Và sắp tới đây, vùng đất Sóc Trăng sẽ đón nhận thêm một trụ sở mới của ngân hàng Á Châu (ACB), dự kiến sẽ khai trương và đưa vào hoạt động vào cuối năm 2011. Và hy vọng, trong tương lai, vùng đất Sóc Trăng sẽ là nơi tìm về của nhiều nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực, một vùng đất đầy tiềm năng và đang mời gọi. 2.3.3.5. Phương tiện vận chuyển, đưa, đón khách: Với vị thế giáp biển, có vùng sông nước, đường bộ nối với các địa phương khác bằng QL 1A, QL 60, QL 91C và các tuyến tỉnh lộ làm cho Sóc Trăng đa dạng các loại hình giao thông vận tải thủy bộ. Khoảng cách đường bộ từ tỉnh đi các tỉnh, thành khác trong cả nước: Bạc Liêu 50km, TP. Cần Thơ 63km, Cà Mau 117km, TP. Hồ Chí Minh 237km, 58 Hiện nay trên địa bàn tỉnh các phương tiện vận chuyển, đưa đón khách ngày càng tăng về số lượng và chất lượng dịch vụ. Nhiều cơ sở tư nhân đầu tư mới nhiều đầu xe, thay thế những thiết bị cũ, nâng cao chất lượng phục vụ. Nhiều công ty có tên tuổi ở Sóc Trăng như: Mailinh Express, Hoàng Vinh, Hiền Loan, Tân Vạn Thuận 2, Tân Tiến Lợi, Mỹ Duyên vận chuyển hành khách từ Sóc Trăng đi TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Sóc Trăng còn đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông công cộng (toàn tỉnh hiện có 8 tuyến xe buýt với khoảng 50 đầu xe chạy từ trung tâm TP. đi các huyện), phương tiện thủy chuyên dùng (hơn 731 tàu thuyền các loại) đáp ứng cho nhu cầu du lịch trên sông và trên biển, nhất là phương tiện phục vụ cho tuyến du lịch sông Mekong và tuyến du lịch ra Côn Đảo. 2.3.3.6. Các tuyến điểm tham quan du lịch tỉnh Sóc Trăng Trên cơ sở khai thác các tài nguyên sẵn có, Sóc Trăng đã xây dựng cho mình nhiều tuyến, điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. Các tuyến du lịch: - Nội tỉnh: Bao gồm các tuyến du lịch nối giữa nội ô TP Sóc Trăng với khu DLST cồn Mỹ Phước – Cù Lao Dung, với chợ nổi Ngã Năm – vườn cò Thạnh Trị - rừng tràm Mỹ Phước, với tuyến du lịch ven biển và tuyến du lịch ra Côn Đảo. - Ngoại tỉnh: Gồm các tuyến từ Sóc Trăng đến các tỉnh: Châu Đốc ( An Giang), Rạch Giá – Hà Tiên (Kiên Giang), Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Long Hải, Huế - Đà Nẵng, Hà Nội – Hạ Lọng, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng sông nước Cửu Long khác... - Quốc tế: đến các nước khu vực sông Mekong, các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước thuộc Liên minh châu Âu... Các điểm du lịch: - Trung tâm văn hóa triễn làm Hồ nước ngọt - Bảo tàng Khmer Nam Bộ, - Khu căn cứ tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước. 59 - Vườn cò Tân Long. - Chùa Mã Tộc, chùa Bửu Sơn,... - Vườn cây ăn trái cồn Mỹ Phước. - Điểm du lịch hạ lưu sông Hậu thuộc Cù Lao Dung. - Điểm du lịch Vĩnh Châu Hiện nay, các cơ sở lưu trú, ăn uống ở những nơi xa trung tâm thị xã chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng, nên các tuyến điểm du lịch trên chưa thu hút được du khách. 2.3.4. Lượng du khách và lao động phụ vụ trong du lịch. Năm 2010 toàn tỉnh có 32 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch tăng 5 lần so với 2001. Trong đó có 26 doanh nghiệp khách sạn, 02 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách, 02 doanh nghiệp lữ hành và 02 doanh nghiệp kinh doanh dịch giải trí. Lượng khách du lịch đến Sóc Trăng liên tục tăng năm 2001 có 37,004 lượt khách đến 2010 được 96,589 tăng 59,585 lượt khách gấp 2,6 lần năm 2001. Khách quốc tế đến tỉnh cũng tăng những còn chậm, nếu như năm 2001 có 1, 941 lượt khách đến 2010 có 5,945 lượt khách tăng 4,004 lượt khách. Đối với khách trong nước có bước chuyển biến tương đối mạnh năm 2001 có 35,063 tăng lên 90,644 vào năm 2010. Doanh thu du lịch năm 2001 đạt 16,301 tỉ đồng đến 2010 danh thu tăng lên 64,589 tỉ đồng. Bảng 2.8. Thống kế du lịch Sóc Trăng 2001 – 2010 Nguồn Sở VH – TT – DL Sóc Trăng Đơn vị: lượt khách Chỉ tiêu 2001 2003 2005 2007 2009 2010 Tổn lượt khách lưu trú 37,004 48,793 62,237 72,986 100,086 96,589 Lượng khác quốc tế 1,941 2,271 4,381 4,735 5,439 5,945 Lượng khách trong nước 35,063 46,576 57,748 68,251 94,647 90,644 Tổng ngày khách lưu trú 52,958 70,754 86,407 107,192 105,068 101,163 Ngày khách quốc tế 4,025 5,210 7,995 9,154 7,647 6,811 60 Ngày khách trong nước 48,933 65,544 78,412 98,038 97,421 94,352 Tổng lượt khách tham quan 284,450 309,180 420,441 514,154 597,105 897,542 Lượt khách ngoài nước 280.700 304,900 414,758 508,052 590,515 889,721 Lượt khách trong nước 3,750 4,280 5,683 6,102 6,590 7,821 Với dân số trên 1,2 triệu người, và có cơ câu dân số trẻ, nên lực lượng lao động phục vụ cho du lịch rất dồi dào. Toàn ngành du lịch chó 420 lao động (do sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch quản lý) trong đó 1 lao động có trình độ trên đại học, 59 người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng (14,0%), 84 lao động có trình độ trung sơ cấp (20,0%) và 277 lao động phổ thông (66,0%). Dự báo trong tương lai nhu cầu khách du lịch đến tỉnh cũng tăng do vậy đội ngũ lao động trong du lịch cũng sẽ được bổ sung, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và kỉ năng quản lý trong du lịch. Bảng 2.9. Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn Sóc Trăng Đối tượng thống kê: Bao gồm tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không phân biệt loại hình và thành phần kinh tế Nguồn: Sở VH – TT – DL Sóc Trăng Đơn vị: Người ST T Chỉ tiêu 2005 2010 Nhu cầu đào tạo 2011 Ước KH 2012 Ước KH TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 1397 1442 1468 1696 1 Tổng số lao động du lịch (dài hạn) 464 484 500 571 Phân theo trình độ lao động 2 Trình độ trên đại học 1 1 1 3 Trình độ đại học, cao đẳng 58 59 62 82 4 Trình độ trung cấp 30 35 35 40 5 Trình độ sơ cấp 75 78 79 80 6 Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn) 306 311 323 368 Phân theo loại lao động 7 Đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. 10 12 17 21 8 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở 45 48 50 50 61 lên) 9 Lao động nghiệp vụ 1- Lễ tân 71 75 78 79 2- Phục vụ buồng 78 80 81 83 3- Phục vụ bàn, bar 63 65 65 67 4- Đầu bếp 32 36 36 37 5- Hướng dẫn viên Thẻ HDV quốc tế 0 0 2 Thẻ HDV nội địa 2 3 4 Thẻ thuyết minh viên 0 0 0 6- Nhân viên lữ hành 13 11 15 19 7- Nhân viên khác 152 157 158 213 2.3.5. Các dự án xúc tiến đầu tư DLST tỉnh Sóc Trăng. Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế, xu thế và nhu cầu của thị trường du lịch. Trên cơ sở định hướng về đầu tự du lịch và chính sách của tỉnh, dự kiến danh mục các dự án đầu tư vào du lịch tỉnh Sóc Trăng đến 2020 trên cơ sở khai thác mạnh các giá trị về sinh thái, hướng đến phát triển DLST bền vững. 62 Bảng 2.10. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư du lịch Sóc Trăng Nguồn: Cẩm nang xúc tiến đầu tư Sóc trăng, UBND tỉnh Sóc Trăng STT Tên dự án Địa điểm Mục tiêu dự án Quy mô đầu tư Hình thức đầu tư Địa chỉ liên hệ Ghi chú Diện tích Vốn dự kiến 1 Dự án xây dựng Lâm viên Bắc Tà Ky Khóm 6, phường 9 TP.Sóc Trăng - Tăng mảng xanh cho đô thị, cải thiện môi trường sinh thái. - Xây dựng công viện vui chơi, giải trí. - Tạo không gian sinh hoạt cộng đồng Đầu tư xây dựng lâm viên 22,5 ha Hạ tầng 34,6 tỷ VNĐ 100% vốn của nhà nước Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND TP. Sóc Trăng Lập phương án công bố kêu gọi đầu tư. 2 Dự án xây dụng KDL Song Phụng Xã Song Phụng, huyện Long Phú - Nhằm chuyển hóa một vùng đất cù lao bần tạp, ngập nước thành khu DLST hiện đại với hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt, nghỉ dưỡng nhưng vẫn giữa nét đặc thù của vùng văn hóa ĐBSCL - Tạo không gian kiến trúc cảnh quan, bảo vệ môi trường và định hướng PTBV ngành du lịch. Đầu tư xây dựng KDL 79ha Hạ tầng 35,5 tỷ VNĐ 100% vốn đầu tư Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lập phương án công bố kêu gọi đầu tư. 3 Dự án xây Ấp Huỳnh - Đầu tư xây dựng hệ thống hạ Đầu tư 500 tỷ 100% Sở Văn Lập 6 2 63 dựng Khu DLST Hồ Bể Kỳ, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu tầng kỹ thuật KDL, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt nghỉ dưỡng. - Tạo không gian kiến trúc cảnh quan, bảo vệ môi trường và định hướng PTBV ngành du lịch. xây dựng KDL 300ha VNĐ vốn nhà nước hóa, Thể thao và Du lịch. phương án công bố kêu gọi đầu tư. 4 Dự án xây Tàu khách tuyến du lịch Sóc Trăng – Côn Đảo Xã Trung Bình, huyện Long Phú Khai thác lợi thế về khoảng cách địa lý từ Trần Đề đi Côn Đảo, hình thành tuyến du lịch liên tỉnh đến Sóc Trăng từ Côn Đảo 40 tỷ VNĐ 100% vốn nhà nước Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đăng ký đầu tư. 5 Dự án xây dựng khu DLST ngập mặn Cù Lao Dung Huyện Cù Lao Dung Khai thác vùng sinh thái rừng ngập nước ven biển thành điểm tham quan, vui chơi, giải trí cho khách du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển. Đầu tư xây dựng KDL 100 -200 ha 60 – 70 tỷ VNĐ 100% vốn nhà nước Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lập phương án công bố kêu gọi đầu tư. 6 3 64 CHƯƠNG 3 - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI SÓC TRĂNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 3.1. Các quan điểm cơ bản trong phát triển DLST theo hướng bền vững. 3.1.1. Quan điểm phát triển. Trong văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh khóa XII đã nhấn mạnh: Phát huy ưu thế về môi trường sinh thái ven biển, sông nước để khai thác tiềm năng DLST, nghỉ dưỡng và ưu thế về đặc điểm văn hóa của cộng đồng ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer với các lễ hội hàng năm nhằm khai thác loại hình du lịch văn hóa, lễ hội[3] Phát triển DLST Sóc Trăng phải hợp với mục tiêu chung trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể du lịch của tỉnh phải phù hợp, có mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh khác trong khu vực và phải xây dựng đồng bộ chương trình du lịch ĐBSCL với loại hình đang phát triển mạnh là DLST gắn với sông nước miệt vườn. Là ngành công nghiệp không khói, du lịch Sóc Trăng cần phát huy tối đa nguồn lực hiện có, kết hợp với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL để xây dựng chiến lược phát triển SPDL cho phù hợp, tránh sự trùng lập của nhau dẫn đến lãng phí tài nguyên, tiền của đầu tư 3.1.2. Quan điểm phát triển DLBV Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các thắng cảnh thiên nhiên không bị xâm hại mà ngày càng được tôn tạo, nâng cấp và bảo dưỡng tốt hơn. Đặc biệt đối với HST rừng như: khu bảo tồn rừng tràm Mỹ Phước, rừng bần ngập mặn Cù Lao Dung, những danh thắng quan trọng và các di tích lịch sử Quy hoạch DLST phải gắn với bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hóa xã hội của các địa phương. 65 3.1.3. Quan điểm phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác. Cần quán triệt nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành, không thể coi du lịch là phương tiện triệt để khai thác tài nguyên nguyên mà phải coi du lịch là một ngành sản xuất. Vì vậy, muốn có sản phẩm phải đầu tư, phải lao động để chế tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường; từ đó có hướng chỉ đạo thống thất trong công tác tổ chức, quản lý trong du lịch; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để đưa việc phát triển du lị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_2941094494_8253_1872643.pdf
Tài liệu liên quan