MỤC LỤC
TRANG
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 01
2. Tình hình nghiên cứu 03
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 04
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 05
5. Cơ sở khoa học của đề tài 06
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 06
7 Điểm mới của đề tài 06
8. Cơ cấu luận văn 06
CHƢƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM07
1.1 Khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện
kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình07
1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị
phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự13
1.2.1 Đối tượng kháng nghị phúc thẩm 13
1.2.2 Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự 20
1.2.3 Căn cứ kháng nghị kháng nghị phúc thẩm hình sự 25
1.2.4 Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm hình sự 28
1.2.5 Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự 31
1.2.6 Trình tự, thủ tục kháng nghị phúc thẩm hình sự 32
1.2.7 Hậu quả của việc kháng nghị phúc thẩm hình sự 34
Kết luận chương 1 38CHƢƠNG 2 TÌNH HÌNH KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 200641
2.1 Vài nét về tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân 41
2.2 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong kháng
nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân từ
năm 2002 đến năm 2006.43
2.2.1 Những kết quả đạt được trong kháng nghị phúc thẩm
hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân43
2.2.2 Những tồn tại trong kháng nghị phúc thẩm hình sự của
Viện kiểm sát nhân dân49
2.2.3 Những nguyên nhân gây nên những tồn tại, thiếu sót
trong kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm
sát nhân dân65
Kết luận chương 2 76
CHƢƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG NGHỊ PHÚC
THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG GIẢI
QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ78
3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về
kháng nghị phúc thẩm78
3.2 Những giải pháp về công tác tổ chức cán bộ của Viện
kiểm sát nhân dân89
3.2.1 Nâng cao trình độ năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp
của Kiểm sát viên ngành kiểm sát89
3.2.2 Tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của
lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên đối với các Viện kiểmsát cấp dưới94
3.2.3 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong
giải quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự97
3.3 Một số đề xuất với cơ quan tư pháp trung ương 103
Kết luận chương 3 106
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
13 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Kháng nghị phúc thẩm hình sự của viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THANH TÚ
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – NĂM 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-------- *** --------
NGUYỄN THỊ THANH TÚ
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Ngọc Quang
HÀ NỘI – NĂM 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những
kết luận của luận văn chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ một công trình nào
khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Tú
MỤC LỤC
TRANG
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 01
2. Tình hình nghiên cứu 03
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 04
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 05
5. Cơ sở khoa học của đề tài 06
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 06
7 Điểm mới của đề tài 06
8. Cơ cấu luận văn 06
CHƢƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM
07
1.1 Khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện
kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình
07
1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị
phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự
13
1.2.1 Đối tượng kháng nghị phúc thẩm 13
1.2.2 Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự 20
1.2.3 Căn cứ kháng nghị kháng nghị phúc thẩm hình sự 25
1.2.4 Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm hình sự 28
1.2.5 Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự 31
1.2.6 Trình tự, thủ tục kháng nghị phúc thẩm hình sự 32
1.2.7 Hậu quả của việc kháng nghị phúc thẩm hình sự 34
Kết luận chương 1 38
CHƢƠNG 2 TÌNH HÌNH KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2006
41
2.1 Vài nét về tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân 41
2.2 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong kháng
nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân từ
năm 2002 đến năm 2006.
43
2.2.1 Những kết quả đạt được trong kháng nghị phúc thẩm
hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân
43
2.2.2 Những tồn tại trong kháng nghị phúc thẩm hình sự của
Viện kiểm sát nhân dân
49
2.2.3 Những nguyên nhân gây nên những tồn tại, thiếu sót
trong kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm
sát nhân dân
65
Kết luận chương 2 76
CHƢƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG NGHỊ PHÚC
THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG GIẢI
QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ
78
3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về
kháng nghị phúc thẩm
78
3.2 Những giải pháp về công tác tổ chức cán bộ của Viện
kiểm sát nhân dân
89
3.2.1 Nâng cao trình độ năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp
của Kiểm sát viên ngành kiểm sát
89
3.2.2 Tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của
lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên đối với các Viện kiểm
sát cấp dưới
94
3.2.3 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong
giải quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự
97
3.3 Một số đề xuất với cơ quan tư pháp trung ương 103
Kết luận chương 3 106
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Viện kiểm sát nhân dân đƣợc Đảng và Nhà nƣớc giao giữ một vị trí quan
trọng trong hoạt động tƣ pháp. Từ khi đƣợc thành lập cho đến nay, ngành kiểm sát
nhân dân ngày càng lớn mạnh và có những tiến bộ rõ rệt trong hoạt động thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp, góp phần tích cực vào việc phát hiện,
điều tra, xử lý đúng ngƣời, đúng tội, hạn chế tỷ lệ án oan sai trong tố tụng hình sự,
bảo vệ an ninh chính trị, an toàn xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều đó góp
phần tạo điều kiện cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế nƣớc nhà đƣợc liên tục và
bền vững.
Trong rất nhiều hoạt động của ngành kiểm sát, kháng nghị là một dạng hoạt
động quan trọng nhằm thực hiện chức năng của ngành kiểm sát. Điều 19 Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: “Khi thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà
án nhân dân theo quy định của pháp luật”. Đặc biệt, kháng nghị phúc thẩm hình
sự là một quyền năng riêng của Viện kiểm sát. Điều này đƣợc khẳng định trong Bộ
luật tố tụng hình sự năm 1988 (Điều 206) và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
(Điều 232): “Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền
kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Tuy nhiên, cũng cần nhận
thức một cách đầy đủ rằng đây vừa là quyền vừa là trách nhiệm của Viện kiểm sát
nhân dân nhằm đảm bảo cho các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm đƣợc
tuân thủ đúng quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự.
Thực tiễn khẳng định, kháng nghị phúc thẩm hình sự chính là một biện pháp,
một công cụ sắc bén để kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ
thẩm. Thông qua việc xét xử phúc thẩm, Toà án cấp trên sửa chữa những sai lầm
trong việc áp dụng pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm; hƣớng dẫn Toà án cấp sơ
thẩm khắc phục những thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật, đồng thời nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ toà án cấp sơ thẩm. Vì thế, có thể nói kháng nghị
phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự có vai trò, ý
nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo cho việc xét xử sơ thẩm đƣợc đúng
ngƣời, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
Trong những năm vừa qua, thực tiễn hoạt động kháng nghị phúc thẩm của
Viện kiểm sát nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhƣng bên cạnh đó vẫn
còn nhiều tồn tại, chƣa phát huy đƣợc hết các chức năng, vai trò của mình. Vì thế,
chất lƣợng của công tác này chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi trong tình
hình mới. Điều này thể hiện rõ ở nhiều bản kháng nghị không đạt đƣợc những yêu
cầu cả về nội dung lẫn hình thức, dẫn đến việc cấp trên phải rút kháng nghị hoặc
Toà án cấp phúc thẩm không chấp nhận nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát.
Đây là thực trạng chung của toàn ngành kiểm sát. Qua số liệu thống kê cho thấy:
năm 2004 toàn ngành có 1022 kháng nghị phúc thẩm thì có 140 kháng nghị bị rút ở
cấp phúc thẩm (chiếm 14%); trong số 838 vụ có kháng nghị đƣa ra xét xử phúc
thẩm thì có 203 vụ, Toà phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị chiếm 25%.[31,
tr. 3]. Thực trạng này ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng hoạt động nghiệp vụ của
Viện kiểm sát. Mặt khác, hiện nay trong Bộ luật tố tụng hình sự có những quy định
còn chƣa phù hợp, chƣa tạo điều kiện cho hoạt động kháng nghị của Viện kiểm sát
nhƣ: chƣa quy định những căn cứ để tiến hành kháng nghị phúc thẩm hình sự; hay
có rất nhiều quy định về quyết định sơ thẩm, nhƣng lại không quy định rõ quyết
định nào của Toà án là quyết định thuộc đối tƣợng của công tác kháng nghị phúc
thẩm, nên việc kháng nghị đối với các quyết định của Toà án gần nhƣ bị buông
lỏng. Về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn cũng còn nhiều quan điểm khác nhau về
vấn đề kháng nghị phúc thẩm hình sự là thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố hay chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
Điều đó tạo ra nhận thức không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Ngay trong ngành kiểm sát cũng có nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau
gây khó khăn cho việc thực hiện chức năng của ngành. Ngoài ra, công tác kháng
nghị trong ngành kiểm sát chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức cũng góp phần làm
cho công tác kháng nghị chƣa thực sự phát huy hết vai trò trong quá trình giải
quyết các vụ án hình sự.
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng hoạt động thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tƣ pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 và
Nghị quyết số 49 ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị nhằm “Xây dựng nền tư pháp
trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,
phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư
pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực
cao” [2, tr. 2]. Theo tinh thần đó, hoạt động của ngành kiểm sát phải đƣợc nâng
cao về mặt chất lƣợng cũng nhƣ đổi mới về nhận thức, cách thức thực hiện nhằm
tạo ra những chuyển biến về chất cho hoạt động này.
Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Kháng nghị phúc thẩm
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hình sự” là hết sức
cần thiết cả về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu
về chất lƣợng công tác kiểm sát hình sự và thực hành quyền công tố của ngành
kiểm sát trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã chọn đề tài trên
làm luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về những vấn đề liên quan đến
kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự. Cụ thể là các công trình nhƣ: Thủ tục xét xử các vụ án hình
sự: xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của tác giả Đinh Văn Quế;
Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam của tác giả Đào Trí
Úc; Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của tác giả Phạm Văn
Lợi, Trần Đình Nhã, Nguyễn Tất Viễn v.v. Hay các bài viết của các nhà luật học
nhƣ: Khuất Văn Nga, Dƣơng Thanh Biểu, Trịnh Khắc Triệu, Võ Quang Nhạn,
Đặng Quang Phƣơng .v.vđăng trên Tạp chí kiểm sát, tạp chí Luật học. Một số
giáo trình giảng dạy ở các trƣờng đại học chuyên ngành (Đại học Luật, Khoa luật
Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện An ninh, Đại học cảnh sát) cũng đề cập đến
vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, bài viết cũng nhƣ các giáo trình
giảng dạy này chƣa đi sâu nghiên cứu những vấn đề về lý luận cũng nhƣ thực tiễn
công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân. Mặt khác, nhƣ
đã trình bày rõ ở trên, kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
chƣa đáp ứng hết những đòi hỏi trong thực tiễn, pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực
này còn nhiều vấn đề phải đi sâu nghiên cứu và làm rõ. Vì thế, tác giả cho rằng
việc nghiên cứu, tìm hiểu về chế định này là cần thiết và hữu ích.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật tố tụng
hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm. Nhƣng trong phạm vi đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu
các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về kháng nghị phúc thẩm
hình sự; phân tích số liệu kháng nghị phúc thẩm hình sự của toàn ngành kiểm sát
nhân dân và cụ thể đi sâu phân tích tình hình kháng nghị của Viện kiểm sát nhân
dân thuộc thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây (2002-2006); để từ đó
đánh giá, nhận xét về thực trạng kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân. Đồng
thời, từ những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này và thực trạng hoạt
động kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm sát, tác giả đƣa ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự trong lĩnh vực này cũng
nhƣ để nâng cao công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự trong ngành kiểm sát nhân
dân trong thời gian tới.
Cơ sở pháp lý nghiên cứu của đề tài là Hiến pháp năm 1992, Nghị quyết số
08 ngày 02/01/2002 và số 49 ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị, các quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và một số văn bản hƣớng dẫn của các cơ quan
tƣ pháp trung ƣơng, quy chế nghiệp vụ của ngành kiểm sát về hoạt động kháng
nghị phúc thẩm hình sự.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề về mặt lý luận và những
quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về kháng nghị phúc thẩm hình sự trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân. Thông qua việc
phân tích tình hình kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm sát nhân dân và
cụ thể đi sâu phân tích tình hình kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp
thuộc thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây (2002-2006), luận văn đánh
giá đúng thực trạng công tác kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân.
Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra các giải pháp, đề xuất có giá trị về mặt lý luận và
thực tiễn để vận dụng có hiệu quả vào hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự,
nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động này trong thời gian tới. Đồng thời, đƣa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật nƣớc ta về vấn đề này.
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc
thẩm hình sự nhƣ: khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
về kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các văn bản Nghị quyết của Đảng
1. Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới”.
2. Nghị quyết số 49 ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị “về chiến lƣợc cải
cách tƣ pháp đến năm 2020”.
Các văn bản pháp luật
3. Hiến pháp năm 1959.
4. Hiến pháp 1980.
5. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi.
6. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.
7. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
8. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960.
9. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, năm 1988, năm 1992.
10. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
11. Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao, về việc hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ tƣ “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự.
12. Thông tƣ liên ngành số 01 ngày 15/10/1994 của Bộ nội vụ - Viện kiểm
sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao về hƣớng dẫn giải quyết các vụ án
trọng điểm.
13. Thông tƣ liên ngành số 01/LN ngày 08/12/1988 của Toà án nhân dân tối
cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong
Bộ luật tố tụng hình sự.
14. Quyết định số 01/2003/QĐ/VKSTC-TCCB ngày19/02/2003 của Viện
trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
15. Quy định số 02 ngày 13/10/2004 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao quy định về cơ cấu cán bộ Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
16. Quy chế kiểm sát xét xử hình sự ban hành kèm theo quyết định số 48
ngày 06/08/1996 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
17. Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử hình sự đƣợc ban hành kèm theo quyết định số 121 ngày 16/09/2004 của Viện
trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
18. Quy chế công tác KSĐT (ban hành kèm theo Quyết định số 83 ngày
24/03/1998 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
19. Quy chế công tác KSXX - HS (ban hành kèm theo Quyết định số 43
ngày 20/07/1998 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Các tài liệu khác
20. Báo cáo công tác tổ chức, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân các cấp ngày
16/01/2007 của Vụ tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
21. Báo cáo tổng kết năm (2002, 2003, 2004, 2005, 2006) của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
22. Báo cáo tổng kết năm của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng
các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006.
23. Báo cáo công tác kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải
Phòng các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006.
24. Thông báo rút kinh nghiệm số 126 ngày 18/03/2003 của Viện thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà nội về vụ án Nguyễn Văn Liêm
phạm tội đánh bạc, năm 2002.
25. Thông báo rút kinh nghiệm số 132 ngày 11/02/2007 của Viện thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà nội về vụ án Nguyễn Văn Ngữ
phạm tội Trộm cắp tài sản, năm 2006.
26. Thông báo rút kinh nghiệm số 78 ngày 01/12/2002 của Viện thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà nội về vụ án Lê Minh Lại phạm
tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, năm 2002.
27. Hồ sơ kiểm sát vụ án Nguyễn Văn Thanh phạm tội Cố ý gây thƣơng tích,
năm 2006.
28. Thủ tục xét xử các vụ án hình sự - tác giả Đinh Văn Quế, nhà xuất bản
thành phố Hồ Chí Minh.
29. Tạp chí kiểm sát số 3 năm 2004.
30. Tạp chí kiểm sát số 2 năm 2005
31. Tạp chí kiểm sát số 5 năm 2005.
32. Tạp chí kiểm sát số 3 năm 2007.
33. Tạp chí kiểm sát số 8 năm 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l0_01585_6988_2009472.pdf