MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.4
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC: .5
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC:.7
1.3. ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG AO NUÔI TÔM: .8
1.3.1. Các chế phẩm vi sinh sản xuất từ các loài vi khuẩn Bacillus sp và
các vi khuẩn khác:.10
1.3.2. Chế phẩm EM: .10
1.3.3. Vi sinh quang tự dưỡng:.12
1.3.3.1. Giới thiệu chung về vi khuẩn quang tự dưỡng: .12
1.3.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố lý hóa đến sinh trưởng của vi khuẩn
quang hợp tía không lưu huỳnh: .14
1.3.3.3. Ứng dụng của VKQH tía trong nuôi trồng thuỷ sản: .15
1.4. DỊCH BỆNH TÔM: .19
1.4.1.Tình hình bệnh tôm trên thế giới: .19
1.4.2. Tình hình dịch bệnh tôm tại Việt Nam: .20
1.4.3. Vi khuẩn Vibrio sp:.23
1.5. CHẤT HỮU CƠ TRONG CÁC AO NUÔI TÔM: .24
1.5.1. Nguồn gốc chất hữu cơ trong các ao thủy sinh:.24
1.5.2. Chất hữu cơ từ nguồn nước cấp:.24
1.5.3. Chất hữu cơ từ thức ăn :.24
1.5.4. Chất hữu cơ từ phân bón:.25
1.5.5. Chất hữu cơ hình thành trong quá trình nuôi tôm:.25
1.6. VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT TRONG CÁC QUÁ TRÌNH BIẾN
ĐỔI VẬT CHẤT TRONG AO NUÔI THỦY SẢN:.28
1.6.1. Phân huỷ các hợp chất carbon:.28
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuôi tôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa vào cơ thể của tôm còn
86% là chất thải.
25
Với một lượng lớn chất dinh dưỡng thải ra môi trường hàng ngày
như vậy nên kích thích phytoplankton và vi khuẩn phát triển mạnh, tiếp
theo đó là macrozooplankton phát triển theo. Hậu quả là quá nhiều chất
hữu cơ tích tụ trong nước và trong bùn đáy[30].
1.5.4. Chất hữu cơ từ phân bón:
Trong quá trình nuôi tôm để gia tăng các phiêu sinh thực vật cũng
như các động vật nhỏ dưới đáy ao phát triển tạo thêm nguồn thức ăn thiên
nhiên người ta thường cho thêm phân hữu cơ. Bón phân cho ao cũng có
mục đích thay cho chất dinh dưỡng đã bị đẩy ra khỏi ao khi ta thay nước
trong ao. Các loại phân bón hữu cơ thường được dùng cho ao hồ là: Phân
gà, phân trâu bò, phân heo, phân vịt, cám gạo, bột hạt bông, các phụ
phẩm của công nghệ mía đường v.v
Phân hữu cơ cung cấp thức ăn bằng cách nhả dần các chất dinh
dưỡng qua hoạt động của các vi khuẩn, nhờ vậy các ấu trùng của tôm có
thể sử dụng ngay được khi chúng vừa được chuyển vào ao. Tuy nhiên khi
bón phân phải sử dụng đúng liều lượng, nếu bón quá nhiều sẽ gây ô
nhiễm môi trường nước vì phân của động vật có chứa 15-25% chất khô
và 93-95% chất hữu cơ [28].
1.5.5. Chất hữu cơ hình thành trong quá trình nuôi tôm:
Cường độ chất hữu cơ trong hồ nuôi tôm lớn hơn nhiều trong hồ
nuôi cá. Chất hữu cơ trong hồ nuôi tôm chứa từ 10-40%, những loại chất
này thường chứa axit, có nồng độ Nitơ thấp. Khi cải tạo hồ nuôi người ta
cần bón cần bón vôi, thông khí nhằm tăng lượng Nitơ. Sự phân huỷ chất
hữu cơ thay đổi theo thời gian và giảm dần về cuối vụ [28].
Chất hữu cơ lắng trong hồ nuôi tôm do từ thức ăn, phân và sản phẩm
trao đổi chất của tôm, số lượng thức ăn lắng xuống có liên quan đến
lượng thức ăn trong ngày và mật độ nuôi. Thức ăn cung cấp từ 400
kg/ha/ngày với mật độ 50con/m2 [28] và khoảng 607 kg/ha/ngày nuôi với
mật độ cao hơn (Wyban et.al 1988) [31 ]. Mức độ chất dinh dưỡng cao và
26
tiếp tục cung cấp CO2 có thể là nguyên nhân kích thích sự phát triển của
phytoplankton và hậu quả là làm tăng chất hữu cơ ở đáy ao.
Các nhà nuôi tôm đã tăng mật độ nuôi cùng với việc cung cấp thức
ăn cho chúng, khi mật độ tôm dày đặc thì thức ăn lắng xuống càng nhiều
vì một số lượng lớn thức ăn không tiêu thụ cùng với phân của chúng và
vỏ do tôm lột xác lắng xuống đáy ao. Các vi sinh vật có khả năng phân
huỷ chất hữu cơ giải phóng ra chất hữu cơ hoà tan trong nước tiếp theo
phytoplanktonphát triển và tạo sự nở hoa nước. Tế bào phytoplankton có
quãng đời ngắn, chúng chết tạo ra nhiều chất lắng xuống đáy hồ.
Kết quả của quá trình trên là môi trường hồ nuôi bị ô nhiễm, làm cho
tôm tăng trưởng kém, bị bệnh. Sự tích luỹ chất hữu cơ quá mức được coi
là sự nguy hiểm trong quá trình sản xuất tôm. Sự phân giải chất hữu cơ
đòi hỏi phải sử dụng nhiều Oxygen và sản phẩm tạo ra là chất độc, sự tích
luỹ chất độc như NH3 và CO2 gây hại cho tôm. Tỷ lệ sử dụng Oxygen cao
trong suốt quá trình phân giải chất hữu cơ của vi khuẩn làm cho môi
trường ao nuôi bị thiếu oxy, ở tình trạng này các vi khuẩn dị dưỡng có thể
sử dụng Sulfate và hợp chất oxy Sunfur tạo ra chất nhận điện tử và
Sulfide. Chất H2S là chất độc cao đối với nước. Nồng độ chất hữu cơ cao
tạo ra nhiều phiêu sinh thực vật phát triển ở trong hồ. Sự nở hoa nước là
nguyên nhân làm thay đổi lượng O2 và pH. Chất hữu cơ tích lũy gây hại
cho tôm và có lợi cho vi sinh vật [31].
Dựa trên nghiên cứu động học chất hữu cơ trong hệ thống nuôi tôm
thâm canh khép kín tại Thái Lan đã đưa ra một số kết luận sau :
- Thức ăn không tiêu hóa được là nguồn chất hữu cơ quan trọng nhất
gây ra các vấn đề về môi trường trong các ao nuôi thâm canh. Khoảng
61,7 – 68,1% thức ăn thừa bỏ lại trong ao như là chất bài tiết của tôm và
xác vỏ tôm .
- Chất dinh dưỡng giải phóng ra từ sự phân huỷ chất thải hữu cơ tạo
ra sinh khối tảo gấp 1,4 – 1,6 lần chất thải hữu cơ.
- Khoảng 18,4 đến 25% cacbon hữu cơ trong thức ăn tiêu hóa được
đồng hoá và sử dụng trong quá trình hô hấp của tôm.
27
- Chỉ còn khoảng 11,7- 13% cacbon hữu cơ trong thức ăn tiêu hóa
được đồng hoá và tạo năng suất tôm nuôi.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ hô hấp của tôm sú
(Penaeus monodon). Tỷ lệ hô hấp khác nhau ở các cỡ tôm khác nhau ở
nhiệt độ 200C; 250C và 300C có thể được miêu tả theo phương trình:
R = 0,352 W0,4770 200C
R = 0,3791W0,6810 250C
R = 1,0060W0,5376 300C
Với:
R: Tỷ lệ hô hấp (mgO2/h)
W: Trọng lượng tươi của cơ thể tôm (g)
- Sự gia tăng tốc độ dòng nước chảy tạo ra sự gia tăng tỷ lệ hô hấp
của tôm.
- Tôm hô hấp mạnh hơn khi nuôi với nền đáy bằng cát so với nền
đáy là đất hoặc chất dẻo plastic.
- Có sự tương quan thuận giữa tỷ lệ quang hợp trung bình với mật độ
tôm nuôi và tỷ lệ hô hấp trung bình với tỷ lệ tôm nuôi.
- Không có sự liên quan giữa số lượng chất hữu cơ đưa vào đáy ao
nền đất với mật độ tôm nuôi, giữa tỷ lệ hô hấp bùn đáy với mật độ tôm
nuôi, giữa lượng chất hữu cơ tích luỹ ở bùn đáy với mật độ tôm nuôi. Có
sự gia tăng quan trọng chất hữu cơ trong đáy ao khi nuôi với mật độ 60
con/m2.
- Thức ăn và sự quang hợp của phytoplankton là 2 nguồn chất hữu
cơ quan trọng nhất được đưa vào trong ao.
- Sự hô hấp của nước là một quá trình quan trọng nhất để giảm chất
hữu cơ trong ao tôm tiếp theo là sự hô hấp của bùn đáy và hô hấp của
tôm.
28
- Chỉ có một phần trăm nhỏ của toàn bộ chất hữu cơ đưa vào ao (5,6
– 6,8%) được giữ lại trong hồ khi thu hoạch tôm và lượng nhỏ hơn (2,1 –
3,4%) được thoát ra ngoài qua nước thải.
- Một lượng lớn chất hữu cơ cho vào (24,2 – 40%) tích lũy trong lớp
bùn đáy ao và hầu hết các chất hữu cơ tích luỹ lại nằm ở lớp trên cách
đáy ao 2 cm.
- Sự gia tăng mật độ tôm nuôi lên 60 con/m2 đã làm tăng lượng chất
hữu cơ đưa vào và phần lớn chất hữu cơ tích lũy trong ao. Điều này ảnh
hưởng quan trọng đến tỉ lệ sống, phát triển và hệ số chuyển hóa thức ăn
(FCR).
- Mật độ nuôi trong các hệ thống thâm canh khép kín. Dựa trên kết
quả nghiên cứu của tác giả nếu nuôi 40-45 con/m2 là thích hợp[32][33].
1.6. VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT TRONG CÁC QUÁ TRÌNH BIẾN
ĐỔI VẬT CHẤT TRONG AO NUÔI THỦY SẢN:
1.6.1. Phân huỷ các hợp chất carbon:
Vi sinh vật có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống tuần hoàn
vật chất trong thiên nhiên. Chúng phân hủy các chất thải, biến chúng
thành những chất vô hại. Hệ vi sinh vật trong các ao nuôi tôm rất phong
phú và chúng có khả năng rất lớn trong việc phân giải các chất hữu cơ.
Tuy nhiên chúng có phát huy tác dụng hay không còn tùy thuộc vào
môi trường xung quanh nơi chúng tồn tại: Nồng độ quá lớn các chất hữu
cơ trong ao, sự có mặt của các chất độc như các kim loại nặng, các loại
hóa chất độc hại ở nồng độ quá cao, độ pH, nhiệt độ quá thấp hoặc quá
cao, nhu cầu oxygen không thích hợp, là những yếu tố rất quan trọng
ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của vi sinh vật.
Phân giải cellulose: Cellulose là một trong những thành phần chủ
yếu của tổ chức thực vật. Trong xác thực vật thì thành phần chất hữu cơ
chiếm tỷ lệ cao nhất là cellulose. Hàm lượng cellulose trong xác hữu cơ
thay đổi từ 30 - 80 %. Cellulose là một hợp chất rất bền vững. Đó là loại
29
polysacchrit cao phân tử. Chúng cấu tạo bởi nhiều gốc -D-Glucose, liên
kết với nhau nhờ dây nối 1,4 glucozit.
Mỗi phân tử cellulose thường chứa 1.400 đến 10.000 gốc glucose.
Trọng lượng phân tử cellulose thay đổi khác nhau phụ thuộc vào từng
loại thực vật, thí dụ trọng phân tử cellulose ở bông là 150.000 -500.000
dalton còn ở cây gai là 1.840.000.
Trong tự nhiên có nhiều vi sinh vật có khả năng phân giải celllulose.
Chúng có ý nghĩa rất lớn đối với vòng tuần hoàn cacbon trên trái đất và
làm sạch môi trường, tăng độ phì nhiêu của đất. Trong điều kiện hiếu khí
nhiều nhóm nấm mốc, nấm thượng đẳng, xạ khuẩn, vi khuẩn tham gia
phân giải cellulose.
Các nghiên cứu cho thấy có hai loại enzym chính để phân giải
cellulose là cellulase C1 và cellulase Cx. Enzym cellulase C1 tác động sơ
bộ và các phân tử cellulose thiên nhiên và biến chúng thành các các chuỗi
cellulose mạch thẳng, sau đó dưới tác động của cellulase Cx cellulose bị
phân hủy thành celobiose (hai phân tử glucose), loại đường này có thể tan
trong nước, và dưới tác dụng của glucosidase biến thành glucose.
Ngoài các vi sinh vật hiếu khí phân giải cellulose còn có các vi sinh
vật yếm khí, chúng thuộc các loài Clostridium thermocellum, Clostridium
omelianskii
Phân giải tinh bột: Tinh bột (C6H10O5)n là những hợp chất
hydrocacbon cao phân tử, chúng có trong các loại nước thải sinh hoạt và
một số loại nước thải công nghiệp có dùng tới các nguyên liêu có tinh
bột. Tinh bột cấu tạo bởi hai thành phần chính là amyloz và amylopectin,
amyloz tan được trong nước nóng còn amilopectin tạo thành hồ keo trong
nước nóng. Trong tinh bột tỷ lệ amylose thường vào khoảng 25% còn
amylopectin chiếm khoảng 75 %.
Nhiều vi sinh vật có khả năng phân hủy tinh bột do chúng có hệ
enzym amylase như:
- amylase: (-1,4 D-glucan-4 glucanohydrolase ) thủy phân liên kết
1,4 trong tinh bột, tạo ra dextrin phân tử thấp và một lượng maltose.
30
- amylase: (-1,4 D-glucan- maltohydrolase) thủy phân liên kết 1,4
trong tinh bột,tạo ra malto và một lượng nhỏ các dextrin cao phân tử.
- amylase: (glucoamylase, -1,4 D-glucan gluchydrolase): thủy phân
liên kết 1,4 trong tinh bột và tạo ra sản phẩm cuối cùng là glucose [34].
1.6.2. Vai trò vi sinh vật trong việc chuyển hóa các hợp chất chứa
nitrogen:
Vi sinh vật là tác nhân hết sức quan trọng tham gia vào quá trình phân
hủy các hợp chất nitrogen, làm giảm nguồn đạm trong ao nuôi.
1.6.2.1. Phân giải protein amon hóa:
Protein: Protein là một trong những thành phần quan trọng của phiêu
sinh vật bị chết. Protein thường chứa 15,0 - 17,5 % nitơ (tính theo chất
khô). Muốn phân giải protein trước tiên vi sinh vật phải tiết ra các men
ngoại bào và phân cắt protein thành các phân tử nhỏ hơn (polipeptit,
oligopeptit, peptit). Các chất này tiếp tục được phân hủy thành các axit
amin nhờ các enzym peptidase, hoặc có thể được các vi sinh vật hấp thu
trực tiếp và phân hủy thành axit amin sau khi vào tế bào. Một phần các
axit amin được các vi sinh vật sử dụng trong quá trình sinh tổng hợp
protein của chúng, một phần khác được tiếp tục phân giải thành các sản
phẩm khác nhau như NH3, CO2,
Các vi sinh vật không có hệ enzym ngoại bào phân hủy protein đòi
hỏi phải được cung cấp các peptit, oligopeptit, hoặc axit amin[37].
1.6.2.2. Vi sinh vật tham gia vào quá trình nitrat hóa (Nitrification):
Sau quá trình phân hủy protein amon được sinh ra, trong điều kiện
hiếu khí nhờ các vi khuẩn tự dưỡng amon được oxy hoá thành nitrate để
cung cấp cho tảo và thực vật bậc cao. Quá trình tự dưỡng của vi khuẩn
nitríte hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter ) tiến hành như sau :
NH4+ + 1,5 O2 Nitrosomonas NO2 - + 2 H + + H2O + 273 kJ
31
NO2- + 0,5 O2 Nitrobacter NO3- + 75 kJ
Và toàn bộ :
NH4 + 2 O2 NO3 + 2H+ + H2O + 350 kJ
Năng lượng sinh ra được sử dụng để thực hiện các qúa trình sinh tổng
hợp, tạo tế bào mới, và một phần thoát nhiệt. Điều kiện chung cho sự phát
triển các vi khuẩn nitrite hóa là pH: 5,5 - 9 nhưng tốt nhất là 7,5, khi pH
dưới 7 vi khuẩn phát triển chậm lại, oxy hòa tan 0,5 mg/l, nhiệt độ từ 5 -
40oC.
Nitrat là quá trình oxy hóa NH3 thành HNO3. Vi sinh vật nhận được
năng lượng cho hoạt động sống của mình thông qua quá trình này. Việc
oxy hóa đi kèm với việc đồng hóa CO2. Các vi sinh vật thực hiện quá
trình này là các vi sinh vật tự dưỡng hóa năng vô cơ và thuộc loại hiếu
khí bắt buộc.
Nitrate hóa được thực hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu oxy hóa NH3 thành nitrite và được thực hiện bởi một số
giống vi khuẩn gọi chung là vi khuẩn nitrite hoá. Một số giống sau đây
thường được nhắc tới:Nitrosomonas; Nitrosocystis; Nitrosococcus;
Nitrosolobus; Nitrosospira. Tất cả các vi sinh vật này đều giống nhau về
mặt sinh lý - sinh hóa, nhưng khác nhau về đặc điểm, hình thái và cấu
trúc tế bào.
Các đại diện của giống Nitrosomonas không sinh nội bào tử, tế bào
nhỏ, hình bầu dục, kích thước 0,4-1,0x0,9-2,0m. Trên môi trường lỏng
Nitrosomonas trải qua một số phase phát triển tùy thuộc vào một số điều
kiện. Hai pha chủ yếu là: phase di động - khi đó tế bào có một tiên mao
hay một chùm tiên mao và pha tập đoàn khuẩn nhầy (zooglea) - cấu tạo
bởi các tế bào không di động.
Giai đoạn thứ hai của quá trình nitrate hóa liên quan với việc oxy hóa
HNO2, thành HNO3. Các vi khuẩn gây ra quá trình này gồm có:
32
Nitrobacter winogradskyi, Nitrobacter agilis, Nitrospina gracilis,
Nitrococcus mobilis. Tế bào Nitrobater có đặc điểm đa hình thái
(polymorphism): trong dịch nuôi cấy thường có dạng hình que tròn, hình
hạt đậu, hình trứng, hình quả lê, di động bằng đơn mao hoặc không di
động. Điều đó liên quan đến sự tồn tại ở chung một chu kỳ phát triển xác
định đặc trưng đối với các vi khuẩn mọc chồi. Trong những điều kiện
không thuận lợi Nitrobacter có thể tạo thành capsule. Việc tạo thành tập
đoàn khuẩn nhầy được coi là đặc trưng đối với giống Nitrospina gracilis
là những trực khuẩn thẳng, mảnh dẻ có kích thước 0,30,4 x 2,76,5m,
thỉnh thoảng hình thành những dạng hình cầu, không di động.
Nitrococcus mobilis là những tế bào tròn, đường kính 1,5m, có 12 tiêm
mao.
Vi khuẩn nitrate hóa không sử dụng các hợp chất hữu cơ và chuyển
hóa một cách chặt chẽ đối với việc oxy hóa cơ chất thành NH3+ và
Nitrate.
Quá trình biến đổi từ amoniac thành nitrate liên quan tới một loạt các
phản ứng phức tạp, chúng kiểm soát toàn bộ quá trình chuyển hóa tạo ra
sự thiếu hụt của các hợp chất có khả năng sinh ra nitrite trong hệ thống.
Vi khuẩn nitrate hóa là những cơ thể nhạy cảm đặc biệt đối với nhiều
chất ức chế. Nhiều tác nhân vô cơ và hữu cơ có thể gây ức chế phát triển
và hoạt động của chúng. Nồng độ cao của amoniac và axit nitrate cũng
gây ức chế. Ảnh hưởng của pH rất quan trọng, khoảng pH thích hợp nhất
cho việc nitrat hóa rất hẹp khoảng 7,5-8,6. Tuy nhiên các hệ thống đã
được làm quen với điều kiện pH thấp cũng có thể nitrat hóa một cách
hoàn hảo. Nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của
vi khuẩn nitrate hóa. Tuy nhiên việc đánh giá các ảnh hưởng này là vấn
đề khó khăn. Nồng độ oxy hòa tan trên 1mg/l là rất cần thiết cho quá trình
nitrate hóa. Nếu hàm lượng oxy hòa tan thấp dưới 1mg/l thì khi đó oxy
trở thành yếu tố giới hạn, và quá trình nitrite hóa sẽ xảy ra chậm chạp
hoặc dừng hẳn.
33
Vi sinh vật tham gia vào quá trình phản nitrate (denitrification ): Phản
nitrat là bước thứ ba của quá trình loại bỏ đạm sau giai đoạn amon hóa,
giai đoạn nitrate hóa.
Việc khử nitrogen bằng vi sinh vật thực hiện việc khử nitrate thành
nitrogen phân tử gắn liền với việc oxy hóa các chất hữu cơ như đường,
rượu, acid hữu cơ thành CO2 và H2O được thực hiện trong điều kiện thiếu
oxygen “anoxic”, chất nhận hydrogen cuối cùng là NO3. Năng lượng sinh
ra khi oxy hóa cơ chất được vi sinh vật sử dụng trong quá trình hoạt động
sống của mình. Quá trình loại nitrat có thể xảy ra cả trong điều kiện hiếu
khí lẫn trong điều kiện kỵ khí nhưng đặc biệt mạnh trong điều kiện thiếu
khí .
Vi sinh vật thực hiện quá trì loại bỏ nitrate phân bố rất rộng rãi trong
tự nhiên. Chúng phần lớn thuộc các giống: Achromobacter, Aerobacter,
Alcaligenes, Bacillus, Brevibacterium, Flavobacterium,Lactobacillus,
Micrococcus, Proteus, Pseudomonas, và Spirillum. Vi khuẩn loại bỏ
nitrate thuộc loại dị dưỡng hóa năng hữu cơ, kỵ khí không bắt buộc, có
khả năng khử nitrate đồng hóa (dissimilatory nitrat reduction). Trong điều
kiện hiếu khí, vi khuẩn oxy hóa chất hữu cơ, chúng sử dụng oxy không
khí làm chất nhận hydrogen cuối cùng. Quá trình khử nitrate chia làm hai
bước. Bước đầu tiên biến đổi nitrat thành nitrit, và bước thứ hai tạo ra
oxit nitric, oxit nitrat, và khí nitrogen. Ba chất cuối cùng là các sản phẩm
dạng khí có thể thải ra khí quyển. Trong hệ thống khử nitrat, hàm lượng
oxy hòa tan là một thông số quyết định (critical parameter). Sự có mặt
của DO (oxygen hòa tan) sẽ ức chế hệ thống enzym tham gia vào quá
trình khử nitrate. Các chất kiềm tạo ra trong quá trình chuyển hóa nitrat
thành nitơ dạng khí sẽ làm tăng pH. Độ pH thích hợp nhất nằm trong
khoảng giữa 7 và 8 là những điểm tối ưu khác nhau cho các quần thể vi
khuẩn khác nhau. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tốc độ khử nitrat và sinh
trưởng của vi sinh vật. Các vi sinh vật kể trên rất mẫn cảm đối với những
thay đổi nhiệt độ.
Quá trình khử nitrate sinh hóa là giai đoạn khử nitơ chính trong các hệ
thống xử lý nước thải công nghiệp, và các hệ thống tự làm sạch trong tự
34
nhiên trên mặt đất và hệ thống nước ngầm. Để đạt được việc khử nitrat
tối đa, các điều kiện cần thiết là: thiếu khí, tỷ lệ carbon/ nitơ tối thiểu là
2/1 (dựa vào TOC và tổng số N)[36].
1.6.3. Biến đổi sulfur:
Sự chuyển hóa sulfur trong các hệ thống ao nuôi thủy sinh được
nghiên cứu nhiều, nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình
thành sulfide. Do sự dư thừa sulfide ở trạng thái tự do làm tăng mùi thối
khó chịu và ức chế hoạt động của các vi sinh vật. Giống như nitrogen sự
chuyển hóa sulfur khá phức tạp, có sự tham gia của nhiều quá trình, một
số là sự oxy hóa hóa học và số khác là sinh học.
Trong các lớp lắng phía trên của quá trình yếm khí hoặc yếm khí tùy
nghi các vi sinh vật thường phân hủy protein và các axit amin thành
amoniac và giải phóng H2S từ các axit amin chứa sulfur (Methinin,
Cystin, Cystein). Lượng sulfur sinh ra ở con đường này phụ thuộc vào
hàm lượng sulfur hữu cơ có trong ao.
Hydrogen sulfide đồng thời cũng được sinh ra từ sulfat trong các lớp
lắng yếm khí do hoạt động của các vi khuẩn khử sulfate ( Desulfovibrio ).
Giới hạn hoạt động của nó phụ thuộc vào các chất hữu cơ, nhiệt độ, vì tỷ
lệ khử sulfat giảm mạnh khi nhiệt độ xuống dưới 15oC.
Sự giảm nồng độ sulfide trong những giờ chiếu sáng là do sự oxy hóa
sulfide mạnh, khi có sự quang hợp sinh ra oxygen, cũng như sự quang
hợp của các vi khuẩn yếm khí để khử nồng độ sulfide trong ao hồ.
Các nhóm vi sinh vật tham gia vào quá trình chuyển hóa sulfur có thể
kể đến các nhóm :
+ Vi khuẩn lưu huỳnh :
Đặc điểm của nhóm này thường có chứa các giọt lưu huỳnh trong tế bào.
Những giống vi khuẩn lưu huỳnh có vai trò quan trọng là :
- Loại hình sợi : Beggiatoa, Thiothrix, Thiospirilopsis và Thioploca
35
- Loại không phải hình sợi ( hình cầu, hình bầu dục, hình que hay hình
xoắn) : Achromatium, Thiovorum, Macromonas, Thiospira, Thiophysa.
Đặc điểm chung của nhóm này oxy hóa lưu huỳnh như sau :
H2S + 1/2 O2 S + H2O + naêng löôïng.
Löu huyønh ñöôïc sinh ra tích luõy trong teá baøo sau ñoù coù theå tieáp tuïc oxy
hoùa thaønh sulfate:
2 S + 3 O2 + 2H2O 2H2SO4 + naêng löôïng
Năng lượng sinh ra được vi khuẩn dùng để đồng hóa CO2.
+ Vi khuẩn Sulfate :
Nhóm vi khuẩn này có khả năng oxy hóa H2S, S và các hợp chất khác
chứa lưu huỳnh. Chúng khác với vi khuẩn lưu huỳnh ở chỗ không chứa S
trong tế bào. Vi khuẩn lưu huỳnh chỉ gồm một giống Thiobacillus thuộc
họ Nitrobacteriaceae.
1.7. CÁC YẾU TỐ HÓA LÝ TỚI MÔI TRƯỜNG NUÔI TÔM:
1.7.1. Yếu tố vật lý:
- Nhiệt độ: Tôm cũng như tất cả các động vật sống dưới nước thuộc loại
máu lạnh. Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của
tôm: hô hấp tiêu thụ thức ăn, đồng hóa thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh
tật, sự tăng trưởng, Nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại
miền Nam nước ta nhiệt độ có thể nuôi tôm quanh năm, trong khi miền
Bắc nước chỉ khai thác được vào mùa nóng. Nhiệt độ thích hợp tại các ao
hồ vùng nhiệt đới khoảng 28-30oC, tôm lớn nhanh hơn nhưng dễ mắc
bệnh.
- Độ mặn: Tôm sú có thể chịu được độ mặn từ 3-45‰ nhưng độ mặn lý
tưởng cho tôm sú là 18-20‰.
Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng từ 5 – 15‰ , khi độ mặn
tăng quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây hại phát triển dẫn
36
đến các dịch bệnh như: các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, phát sáng và
EMS đặc biệt là ảnh hưởng đến chu kỳ lột vỏ của tôm nuôi.
Ở độ mặn thấp (5–15 ‰) tôm sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với độ
mặn cao. Đó là do ở độ mặn thấp thấp sẽ khiến sự trao đổi (protein) trong
cơ thể tôm tốt hơn và khi độ mặn thấp thì tôm bắt buộc phải sử dụng tổng
acid amin tự do để bù vào sự thay đổi thể tích tế bào vì thế mà thời gian
nuôi tôm ngắn và có thể nuôi được ở mật độ cao.
- Độ đục: Độ đục của nước được xác định bởi đĩa secchi, độ đục của nước
ao thích hợp nếu đĩa secchi được đọc ở trong khoảng 25-40cm. Điều này
có nghĩa là nếu độ đọc trên đĩa secchi mà ngắn hơn 25cm thì nước ao quá
đục, ngược lại nếu độ đọc này ở mức xa hơn 40cm thì nước ao lại quá
trong, đồng nghĩa với nước quá nghèo chất dinh dưỡng .
Trong ao, độ đục thường do các phiêu sinh vật phát triển. Độ đục
trong nước sẽ bất lợi nếu gây ra bởi đất sét hoặc các vật vô cơ, chúng cản
trở sự xuyên qua của ánh sáng, làm giảm khả năng sản xuất của ao. Nếu
độ đục gây ra bởi các chất vô cơ mà quá cao thì sẽ ảnh hưởng đến bộ
phận hô hấp của tôm[27].
1.7.2. Yếu tố hóa học:
- Oxy hòa tan trong nước: là yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật
nuôi tôm. Lượng dưỡng khí thấp trong ao dễ gây chết cho tôm. Trong ao,
hiện tượng quang tổng hợp của các phiêu sinh vật là yếu tố chính tạo nên
oxygen hòa tan trong nước. Vì hiện tượng này chỉ xảy ra ban ngày, dưới
ánh nắng mặt trời nên về ban đêm và ngay cả về ban ngày nhưng thời tiết
âm u kéo dài làm ao không đủ oxygen cho tôm. Để giải quyết vấn đề này,
người ta sử dụng máy tạo oxygen (quạt, máy sục khí). Các triệu chứng
của tôm khi ao thiếu oxygen làm tôm tập trung gần mặt nước, gần vị trí
dẫn nước vào ao hoặc dọc theo bờ ao, tôm giảm di chuyển nhưng gia tăng
tốc độ hô hấp, có thể hôn mê và chết .
- Độ pH: pH có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi, pH
thấp có thể làm tổn thương các phần phụ, mang, ảnh hưởng quá trình lột
37
xác và cứng vỏ tôm. Tôm sú có khả năng chịu được pH 6-9, nhưng pH
thích hợp cho ao nuôi tôm khoảng 7,5-8,5. Một sự thay đổi nhỏ của pH
cũng gây ảnh hưởng quan trọng cho ao nuôi tôm. Độ pH của ao thường
tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm.
- Cacbondioxyde (CO2): Cacbon dioxyde là thành phần tự nhiên trong
nước, lớp đất đáy ao hồ và các lớp nước sâu thường có nhiều
cacbondioxyde do sự oxy hóa các chất hữu cơ của vi khuẩn hiếu khí cũng
như kỵ khí. CO2 cần thiết cho sự quang tổng hợp để tạo ra phiêu sinh
cũng như oxygen cần thiết cho tôm trong ao. CO2 không phải là độc tố
khi ta cung cấp đủ oxygen. Nếu trong ao mà lượng CO2 quá nhiều người
ta có thể thêm vôi vào, nhưng điều này không cần thiết lắm vì gia tăng
máy sục khí ta có thể đẩy CO2 ra khỏi môi trường .
- Hợp chất Nitrogen: gồm ba chất chính là Amonia, Nitrite và Nitrate.
Amonia trong ao xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động
vật trong nước cũng như từ sự phân hủy các chất hữu cơ với tác dụng của
vi khuẩn. Lượng amonia gây ra không đáng lo ngại lắm trong ao hồ vì
phytoplankton sẽ sử dụng chúng.
Dưới tác dụng của vi khuẩn NH3 sẽ trở thành Nitrite (NO2) tiếp theo
là Nitrate (NO3). Ở dạng NO3 thì vô hại.
Chất Hydro sulfide (H2S): H2S là chất khí được tạo thành dưới điều
kiện kỵ khí. pH rất có ảnh hưởng tới độ độc của H2S. Với pH=5, nhiệt
độ=24oC có 99,1% H2S ở dạng chất độc, pH=8 với nhiệt độ=24oC chỉ có
8% H2S ở dạng chất độc. Dù lượng độc sulfide rất nhỏ (0,001 ppm) mà
hiện diện trong một thời gian liên tục vẫn làm giảm sự sinh sản của tôm
[27].
1.7.3. Yếu tố sinh học:
Trong ao hồ nuôi tôm, ngoài các yếu tố vật lý và hóa học còn có
những yếu tố sinh học như các loại cá tạp, giáp xác các loại, phiêu sinh
thực vật (phytoplankton), phiêu sinh động vật (zooplankton), nấm, vi
khuẩn và virus [27].
38
CHƯƠNG 02: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 . VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Các chủng vi sinh vật dùng trong nghiên cứu:
Các chủng vi sinh vật dùng trong nghiên cứu được phân lập từ tôm sú
phát triển tốt tại các ao nuôi tôm tại Cần Giờ, Nhà Bè Thành phố Hồ Chí
Minh và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nước ao và bùn trong ao
nuôi tôm có năng suất cao, các sản phẩm lên men có vi sinh vật hữu ích,
các chủng vi sinh vật hiện có tại Viện Sinh học Nhiệt đới.
- Nhóm chế phẩm quang tự dưỡng:
+ Thành phần vi sinh vật: Rhodopseudomonas sp., và Rhodospirillium
sp.,
+ Mật độ: 1x108-9cfu/ml.
- Nhóm chế phẩm EM gốc thủy sản:
+ Thành phần vi sinh vật: Bacillus sp,. , Lactobacillus acidophilus
và nấm men Saccharomyces boulardii.
+ Mật độ: 1x108-9cfu/ml.
- Hoạt hoá EM gốc TS: Khuấy đều 1 lít EM gốc cộng 18 lít nước và cộng
với 1 kg rỉ đường và 20 gram phân DAP cho vào can 20 lít đậy nắp, sau
1-2 ngày mở nắp cho thoát khí, để lên men tiếp tục sau 3-4 ngày đem sử
dụng.
+ Trong các ao thực nghiệm: sử dụng khoảng 20 lít EM đã hoạt hoá
cho 1.00
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_khao_sat_anh_huong_cua_mot_so_che_pham_vi_sinh_vat.pdf