Luận văn Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học an ninh nhân dân

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU .9

Chương 1.15

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.15

1.1.1 Tài liệu nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .15

1.1.2 Tài liệu trong nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .17

1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.19

1.2.1 Kỹ năng .19

1.2.2 Thích ứng .19

1.2.3 Kỹ năng thích ứng.21

1.2.4 Môi trường học tập của sinh viên đại học.21

1.2.4.1 Sinh viên đại học.21

1.2.4.2 Học tập.24

1.2.4.3 Môi trường học tập của sinh viên đại học .26

1.3 Lý luận về kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm

thứ nhất trường ĐHANND.27

1.3.1 Sinh viên an ninh.27

1.3.2 Đặc điểm môi trường học tập của sinh viên An ninh .29

1.3.3 Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên An ninh .33

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường học tập

của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học An ninh nhân .38

Chương 2.41

2.1 Thể thức và phương pháp nghiên cứu .41

2.1.1 Mục đích nghiên cứu.41

2.1.2 Dụng cụ nghiên cứu.41

2.1.3 Mẫu nghiên cứu.44

pdf109 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học an ninh nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng “vừa” (02 điểm) và ảnh hưởng “ít” (01 điểm). - Thang đánh giá: + Mức độ ảnh hưởng nhiều: 2,51 điểm – 3 điểm. + Mức độ ảnh hưởng vừa: 1,51 điểm – 2,5 điểm. + Mức độ ảnh hưởng ít: 1 điểm – 1,5 điểm. Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát mức độ biểu hiện KN TƯ với MTHT và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc hình thành KN này của SV năm thứ nhất trường ĐHANND. 44 Giao đoạn khảo sát này được chúng tôi tiến hành qua 02 bước: điều tra thử và điều tra chính thức. - Khách thể điều tra thử: Chúng tôi tiến hành điều tra trên 100 SV năm nhất trường ĐHANND để đảm bảo độ tin cậy của phiếu điều tra. Trên cơ sở kết quả điều tra thử, chúng tôi hoàn chỉnh và bổ sung lại phiếu điều tra để tiến hành điều tra chính thức. - Khách thể điều tra chính thức: Chúng tôi tiến hành điều tra chính thức trên 583 SV năm thứ nhất trường ĐHANND. 2.1.3 Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu là toàn bộ SV khóa D21 trường ĐHANND. Bảng 2.1 Mẫu nghiên cứu theo khối thi, đối tượng tuyển sinh, giới tính Tiêu chí phân loại sinh viên Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng Khối thi Khối A 288 49,4 583 Khối C 234 40,1 Khối D 61 10,5 Đối tượng Học sinh phổ thông 472 81,0 583 Cán bộ, chiến sỹ nghĩa vụ 63 10,8 Học sinh trường văn hóa thuộc lực lượng vũ trang 8 1,4 Sinh viên trường đại học, cao đẳng khác 40 6,9 Giới tính Nam 524 89,9 583 Nữ 59 10,1 2.2 Kết quả nghiên cứu 45 2.2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên năm nhất về kỹ năng thích ứng với môi trường học tập 2.2.1.1 Hiểu biết chung của sinh viên năm nhất về kỹ năng thích ứng với môi trường học tập Nhận thức rõ ràng, đầy đủ về KN TƯ với MTHT sẽ giúp SV năm thứ nhất chủ động, dễ dàng hơn trong việc TƯ với một MTHT. Đồng thời, giúp SV ý thức hơn trong việc tự rèn luyện các KN cần thiết nhằm nhanh chóng hòa nhập và phát triển trong môi trường lực lượng vũ trang. Bảng 2.2 Hiểu biết của SV về KN thích úng với MTHT STT Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) 1 Hoàn toàn không biết 4 0,69 2 Không biết 51 8,75 3 Biết một chút 330 56,60 4 Biết nhiều 187 32,08 5 Biết rất nhiều 11 1,89 Điểm trung bình: 3,26 Biểu đồ 2.1 Hiểu biết của SV về KN TƯ với MTHT 46 Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy có 32,08 % SV chọn mức độ biết nhiều và 1,89 % SV cho rằng mình biết rất nhiều về KN TƯ với MTHT. Mức độ biết một chút được đa số SV lựa chọn với số lượng 330 SV, chiếm tỷ lệ khá cao 56,60 %. Trong khi đó, số SV không biết hoặc hoàn toàn không biết chiếm tỷ lệ nhỏ là 9,44 %. Như vậy, đa số SV năm thứ nhất trường ĐHANND đã có hiểu biết nhất định về KN TƯ với MTHT, tuy chỉ ở mức trung bình. Với MTHT hoàn toàn khác so với bậc học phổ thông, SV an ninh không chỉ phải phát huy tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, khả năng giao tiếp ứng xử, mà còn phải sinh hoạt trong môi trường tập thể với các quy định nghiêm ngặt của lực lượng vũ trang về giờ giấc, nội quy, điều lệnh Do đó, TƯ nhanh, tốt với MTHT mới sẽ là một lợi thế để SV hòa nhập và hơn nữa là có thể đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện. Với chủ trương nâng cao và chuẩn hóa chất lượng đào tạo SV tại các trường công an nhân dân đảm bảo chính quy, tinh nhuệ, đáp ứng yêu cầu thực 47 tiễn của cuộc đấu tranh chống tội phạm thì đòi hỏi năng lực TƯ của mỗi SV phải được đảm bảo. Tuy nhiên, với mức độ hiểu biết về KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất chỉ đạt mức trung bình và thậm chí gần 10% dưới trung bình như kết quả khảo sát, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng TƯ, kết quả học tập và rèn luyện của SV. Đặc biệt, việc không hiểu biết nhiều về KN TƯ với MTHT cũng sẽ làm hạn chế ý thức tự rèn luyện KN này ở bản thân mỗi SV. 2.2.1.2 Hiểu biết của sinh viên đối với các kỹ năng bộ phận của kỹ năng thích ứng với môi trường học tập Khảo sát sâu hơn về mức độ hiểu biết của SV năm nhất về KN TƯ với MTHT, chúng tôi đưa ra hệ thống gồm 04 KN cơ bản và đề nghị SV đánh giá theo 05 mức độ biểu hiện. Kết quả tự đánh giá về mức độ hiểu biết đối với từng KN bộ phận của SV năm nhất được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây: Bảng 2.3 Hiểu biết của SV năm nhất đối với các KN bộ phận STT Kỹ năng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1 Kỹ năng xác định vấn đề 3,17 0,56 4 2 Kỹ năng tìm giải pháp 3,22 0,61 2 3 Kỹ năng giải quyết vấn đề 3,22 0,53 3 4 Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 3,44 0,68 1 Điểm trung bình chung: 3,26 Biểu đồ 2.2 Hiểu biết của SV năm nhất đối với các KN bộ phận 48 Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy điểm trung bình của từng KN bộ phận do SV năm nhất tự đánh giá từ 3,17 đến 3,44. Điểm trung bình chung của 04 KN là 3,26. Kết quả này tương đương với kết quả điều tra ở trên về mức độ nhận thức chung của SV năm nhất về KN TƯ với MTHT. Như vậy, hiểu biết của SV năm nhất về các KN bộ phận của KN TƯ với MTHT cũng chỉ ở mức trung bình. Trong các KN bộ phận của KN TƯ với MTHT của SV năm nhất, KN hợp tác, chia sẻ được SV chọn có điểm trung bình cao nhất là 3,44 nghĩa là SV biết nhiều nhất về KN hợp tác, chia sẻ. Hợp tác, chia sẻ không chỉ là KN cần thiết trong TƯ MTHT, mà còn là một KN sống cơ bản giúp mỗi cá nhân có thể tồn tại, phát triển trong xã hội con người. Kế đến là KN tìm giải pháp (điểm trung bình: 3,22), KN giải quyết vấn đề (điểm trung bình: 3,22) và KN có điểm trung bình thấp nhất là KN xác định vấn đề (điểm trung bình: 3,17). Điều này cho thấy SV đều có hiểu biết về các KN 49 này nhưng mức độ chưa sâu sắc, hoàn thiện, chỉ dừng lại ở mức trung bình và hầu như không có sự chênh lệch giữa các KN. Khi được hỏi về các KN TƯ này, đa số SV cho rằng có nghe nói, có biết nhưng không được trang bị một cách bài bản mà chủ yếu do các em tự tích lũy, tự học tự những người xung quanh. SV cũng cho rằng gia đình, nhà trường ít quan tâm đến việc trang bị cho các em những KN này. Việc hạn chế, thiếu vắng các KN TƯ không chỉ gây khó khăn cho SV trong TƯ với MTHT mà thậm chí khó khăn ngay trong TƯ với cuộc sống hiện tại đang từng ngày thay đổi. 2.2.1.3 Đánh giá của sinh viên năm nhất về vai trò của kỹ năng thích ứng với môi trường học tập Để tìm hiểu về đánh giá của SV năm thứ nhất đối với vai trò của KN TƯ với MTHT, chúng tôi đề nghị SV cho ý kiến ở 05 mức độ, cụ thể như sau: Bảng 2.4 Đánh giá của SV về vai trò của KN TƯ với MTHT STT Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) 1 Hoàn toàn không quan trọng 1 0,17 2 Không quan trọng 7 1,20 3 Bình thường 20 3,43 4 Quan trọng 233 39,97 5 Rất quan trọng 322 55,23 Điểm trung bình: 4,49 Biểu đồ 2.3 Đánh giá của SV về vai trò của KN TƯ với MTHT 50 Kết quả khảo sát cho thấy, đa số SV đánh giá cao vai trò quan trọng của KN TƯ với MTHT (555 SV chọn mức rất quan trọng và quan trọng chiếm 95,2 %). SV nhận thức được việc cần thiết phải có KN TƯ mỗi khi phải thay đổi môi trường sống, học tập, rèn luyện. Nếu thiếu KN TƯ, con người sẽ phải mò mẫm từng bước trong quá trình TƯ, thậm chí có khi không TƯ được dẫn tới bị chọn lọc xã hội đào thải. MTHT tại trường An ninh nhân dân mang những nét đặc thù của MTHT, rèn luyện của lực lượng vũ trang với tính chất nghiêm khắc và kỷ luật chặt chẽ, đòi hỏi mỗi SV phải nỗ lực cao trong việc TƯ. Do vậy, SV an ninh ý thức rất cao về vai trò của KN TƯ. Tuy nhiên, một số ít SV vẫn chọn mức độ bình thường chiếm 3,43 % và rất ít SV cho rằng KN TƯ với MTHT không quan trọng chiếm tỷ lệ 1,37 %. Điều này có nghĩa hầu như SV đã khẳng định muốn TƯ nhanh, hiệu quả với MTHT thì cần phải có các KN phù hợp. 51 Ngoài ra, thông qua trao đổi với SV, chúng tôi được biết đa số các em đều ý thức được tầm quan trọng của việc TƯ với MTHT, song nếu không biết xác định vấn đề cần giải quyết để TƯ, không biết tìm kiếm giải pháp, không quyết tâm thực hiện giải pháp, cũng như không biết chia sẽ, hợp tác với người khác thì việc TƯ rất khó khăn. Theo đó, đa số SV đều hiểu được tầm quan trọng của các KN TƯ với MTHT. 2.2.1.4 Mức độ quan tâm rèn luyện kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm nhất Để tìm hiểu mức độ quan tâm rèn luyện KN TƯ với MTHT của SV năm nhất, chúng tôi thiết lập thang đo 05 mức độ, kết quả thu được như sau: Bảng 2.5 Mức độ quan tâm rèn luyện KN TƯ với MTHT STT Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) 1 Hoàn toàn không quan tâm 4 0,69 2 Không quan tâm 8 1,37 3 Đôi khi 79 13,55 4 Quan tâm 326 55,92 5 Rất quan tâm 166 28,47 Điểm trung bình: 4,10 Biểu đồ 2.4 Mức độ quan tâm rèn luyện KN TƯ với MTHT 52 Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 chứng tỏ SV rất tích cực trong việc rèn luyện KN cần thiết để TƯ hiệu quả với MTHT. Có 84,39 % SV được hỏi đã rất quan tâm hoặc quan tâm đến việc rèn luyện KN, chỉ 13,55 % đôi khi quan tâm và 2,06 % SV cho rằng mình không quan tâm đến việc rèn luyện KN TƯ với MTHT. Điểm trung bình của thang đo là 4,10, điều này khẳng định SV năm thứ nhất quan tâm đến việc rèn luyện KN TƯ với MTHT ở mức cao. Tuy nhiên, điểm trung bình này vẫn thấp hơn khi so với điểm trung bình khi khảo sát về tầm quan trọng của KN TƯ với MTHT là 4,49. Điều này chứng tỏ, đa số SV tuy thấy được tầm quan trọng của KN TƯ với MTHT nhưng để rèn luyện được nó cần rất nhiều sự nỗ lực. Qua trò chuyện, một số SV cho biết rất lung túng, bỡ ngỡ khi vừa mới bước chân vào trường ĐHANND. Các em không biết phải sinh hoạt như thế nào, giao tiếp mọi người ra sao Mọi thứ với các em đều mới lạ, nhất là các quy định về chế độ sinh hoạt, giờ giấc, quy tắc ứng xử, lễ tiết, tác phong, điều lệnh Những lúc như vậy, các em cảm thấy KN để TƯ nhanh, hiệu quả là hết 53 sức cần thiết. Các em cũng cho biết nếu được trang bị một cách đầy đủ, hệ thống các KN TƯ, nhất định các em sẽ rèn luyện nghiêm túc. Vì các KN này không chỉ cần thiết khi các em ở trong MTHT, mà nó luôn quan trọng với mỗi con người khi phải TƯ thường xuyên với các thay đổi của cuộc sống. 2.2.1.5 Hiểu biết của sinh viên đối với kỹ năng thích ứng với môi trường học tập theo khối thi, đối tượng và giới tính + Hiểu biết chung của sinh viên đối với kỹ năng thích ứng với môi trường học tập Bảng 2.6 Hiểu biết chung về KN TƯ với MTHT theo giới tính Giới tính Nam Nữ Điểm trung bình 3,25 3,34 Độ lệch chuẩn 0,67 0,63 Mức ý nghĩa 0,322 Kiểm nghiệm T -0,991 Kết quả kiểm nghiệm giả thuyết về sự bằng nhau giữa điểm trung bình của nam và nữ ở bảng 2.6 cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ hiểu biết chung đối với KN TƯ với MTHT. Bảng 2.7 Hiểu biết chung về KN TƯ với MTHT theo đối tượng tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh Học sinh phổ thông Cán bộ, chiến sỹ nghĩa vụ Học sinh trường văn hóa thuộc lực lượng vũ trang Sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác Điểm trung bình 3,25 3,21 3,63 3,35 Độ lệch chuẩn 0,67 0,77 0,52 0,48 54 Mức ý nghĩa 0,306 Kết quả phân tích phương sai ANOVA ở bảng 2.7 cho thấy không có sự khác biệt giữa các loại đối tượng tuyển sinh về mức độ hiểu biết chung đối với KN TƯ với MTHT. Bảng 2.8 Hiểu biết chung về KN TƯ với MTHT theo khối thi Khối thi Khối A Khối C Khối D Điểm trung bình 3,24 3,29 3,20 Độ lệch chuẩn 0,65 0,66 0,77 Mức ý nghĩa 0,486 Kết quả phân tích phương sai ANOVA ở bảng 2.8 cho phép ta khẳng định không có sự khác biệt giữa các khối thi về mức độ hiểu biết chung đối với KN TƯ với MTHT. Như vậy, hầu như không có sự khác biệt về mức độ hiểu biết đối với các KN TƯ với MTHT giữa các khối thi, giới tính và đối tượng tuyển sinh trong SV năm thứ nhất. + So sánh hiểu biết của sinh viên đối với các kỹ năng bộ phận - Theo giới tính Bảng 2.9 Hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận theo giới tính Các kỹ năng Nam Nữ Kiểm nghiệm T Mức ý nghĩa Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xác định vấn đề 3,16 0,58 3,27 0,45 -1,481 0,139 Tìm giải pháp 3,21 0,60 3,31 0,65 -1,138 0,256 Giải quyết vấn đề 3,19 0,53 3,41 0,50 -2,940 0,003* Hợp tác, chia sẻ 3,46 0,69 3,20 0,41 4,272 0,000* 55 (*: có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với mức α = 0,05) Kiểm nghiệm giả thuyết về sự bằng nhau giữa điểm trung bình của nam và nữ ở bảng 2.9 cho thấy có sự khác biệt giữa SV nam và SV nữ về mức độ nhận thức đối với KN giải quyết vấn đề và KN hợp tác, chia sẻ. Điểm trung bình của KN giải quyết vấn đề của nam (3,19) thấp hơn nữ (3,41), nói lên mức độ hiểu biết của SV nữ về KN giải quyết vấn đề cao hơn nam. Ngược lại, điểm trung bình của KN hợp tác, chia sẻ của nam (3,46) cao hơn nữ (3,20), nói lên mức độ hiểu biết của nam SV về KN hợp tác, chia sẻ cao hơn nữ SV. - Theo khối thi Bảng 2.10 Hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận theo khối thi Các kỹ năng Điểm trung bình Mức ý nghĩa Khối A Khối C Khối D Xác định vấn đề 3,10 3,23 3,26 0,015* Tìm giải pháp 3,17 3,31 3,11 0,013* Giải quyết vấn đề 3,21 3,19 3,34 0,128 Hợp tác, chia sẻ 3,47 3,40 3,41 0,468 (*: có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với mức α = 0,05) Phân tích phương sai ANOVA ở bảng 2.10 cho thấy có sự khác biệt giữa các khối thi về mức độ nhận thức đối với KN xác định vấn đề và KN tìm kiếm giải pháp. Để làm rõ hơn sự khác biệt cụ thể giữa các khối thi, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể theo từng cặp khối thi đối với 02 KN: xác định vấn đề và tìm kiếm giải pháp. Bảng 2.11 Kết quả kiểm nghiệm T Khối thi Xác định vấn đề Tìm kiếm giải pháp Kiểm nghiệm T Mức ý nghĩa Kiểm nghiệm T Mức ý nghĩa Khối A -2,492 0,013* -2,71 0,007* 56 (*: có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với mức α = 0,05) Kết quả kiểm nghiệm giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể ở bảng 2.11 cho thấy: có sự khác biệt ý nghĩa giữa khối A và khối C về mức độ nhận thức đối với KN xác định vấn đề và KN tìm kiếm giải pháp. Điểm trung bình của KN xác định vấn đề của khối A (3,10) thấp hơn khối C (3,23), nói lên mức độ hiểu biết của SV khối A về KN xác định vấn đề thấp hơn khối C. Ngoài ra, điểm trung bình của KN tìm kiếm giải pháp của khối A (3,17) cũng thấp hơn khối C (3,31), nói lên mức độ hiểu biết của SV khối A về KN tìm kiếm giải pháp thấp hơn SV khối C. - Theo đối tượng dự thi Bảng 2.12 Hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận theo đối tượng dự thi Các kỹ năng Điểm trung bình Mức ý nghĩa Học sinh phổ thông Cán bộ, chiến sỹ nghĩa vụ Học sinh trường văn hóa thuộc lực lượng vũ trang Sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác Xác định vấn đề 3,15 3,14 3,50 3,30 0,148 Tìm giải pháp 3,21 3,13 3,00 3,50 0,011* Giải quyết vấn đề 3,22 3,14 3,00 3,30 0,306 Hợp tác, chia sẻ 3,42 3,43 3,50 3,60 0,460 (*: có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với mức α = 0,05) Khối C Khối C -0,514 0,608 1,690 0.095 Khối D Khối A -1,904 0,058 0,493 0,623 Khối D 57 Phân tích phương sai ANOVA ở bảng 2.12 cho thấy có sự khác biệt giữa các đối tượng dự thi về mức độ nhận thức đối với KN tìm kiếm giải pháp. Để làm rõ hơn sự khác biệt cụ thể giữa các đối tượng dự thi, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể theo từng cặp đối tượng dự thi đối với KN tìm kiếm giải pháp. Bảng 2.13 Kết quả kiểm nghiệm T Đối tượng dự thi Kỹ năng tìm giải pháp Kiểm nghiệm T Mức ý nghĩa Học sinh phổ thông 1,656 0,045* Cán bộ, chiến sỹ nghĩa vụ Học sinh phổ thông 7,309 0,001* Học sinh trường văn hóa thuộc lực lượng vũ trang Học sinh phổ thông -2,761 0,006* Sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác Cán bộ, chiến sỹ nghĩa vụ 3,003 0,004* Học sinh trường văn hóa thuộc lực lượng vũ trang Cán bộ, chiến sỹ nghĩa vụ -3,231 0,002* Sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác Học sinh trường văn hóa thuộc lực lượng vũ trang -4,655 0,001* Sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác (*: có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với mức α = 0,05) Kết quả kiểm nghiệm giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể ở bảng 2.13 cho thấy: có sự khác biệt ý nghĩa giữa các đối tượng dự thi về mức độ nhận thức đối với KN tìm kiếm giải pháp. Xếp theo thứ hạng từ thấp đến cao, ta có: điểm trung bình học sinh trường văn hóa thuộc lực lượng vũ trang (3,00), điểm trung bình cán bộ chiến sỹ nghĩa vụ (3,13), điểm trung bình học sinh phổ thông (3,21), điểm trung bình SV các trường đại học, cao đẳng khác (3,50). Như vậy, chúng ta có thể nhận định rằng: đối tượng dự thi là SV các trường đại học, cao đẳng khác có mức độ nhận thức về KN tìm kiếm giải 58 pháp cao nhất và đối tượng dự thi có mức độ nhận thức thấp nhất chính là học sinh các trường văn hóa thuộc lực lượng vũ trang. Qua trao đổi, được biết, học sinh các trường văn hóa thường là con em của đồng bào dân tộc thiểu số được cử đi học nên khi đến môi trường mới thường rụt rè, ngại tiếp xúc Do đó, các em thường tự mình giải quyết khó khăn, ít khi nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. 2.2.2 Thực trạng mức độ biểu hiện của sinh viên năm nhất với các kỹ năng bộ phận của kỹ năng thích ứng với môi trường học tập 2.2.2.1 Mức độ biểu hiện của sinh viên đối với các kỹ năng bộ phận của kỹ năng thích ứng với môi trường học tập Để tìm hiểu mức độ biểu hiện của SV năm nhất đối với các KN bộ phận của KN TƯ với MTHT, chúng tôi yêu cầu SV tự đánh giá mức độ biểu hiện thích hợp của mình khi sống, học tập và rèn luyện tại trường Đại học An ninh. Kết quả khảo sát thu được như sau: Bảng 2.14 Biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận STT Các kỹ năng bộ phận Điểm trung bình Thứ hạng 1 Xác định vấn đề 3,64 2 2 Tìm giải pháp 3,40 4 3 Giải quyết vấn đề 3,56 3 4 Hợp tác, chia sẻ 3,80 1 Giá trị trung bình: 3,60 Biểu đồ 2.5 Biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận 59 Bảng 2.14 và biểu đồ 2.5 cho thấy: SV năm nhất có khuynh hướng biểu hiện ở mức cao đối với các KN bộ phận của KN TƯ với MTHT, tuy còn một vài hạn chế. KN hợp tác, chia sẻ được SV biểu hiện tốt nhất trong các KN bộ phận. Mức độ biểu hiện KN xác định vấn đề xếp thứ hai, xếp thứ ba là mức độ biểu hiện KN giải quyết vấn đề. KN tìm kiếm giải pháp có mức độ biểu hiện thấp nhất trong các KN TƯ với MTHT. Để làm rõ mức độ biểu hiện của SV năm nhất về các KN bộ phận của KN TƯ với MTHT, chúng ta phân tích kết quả cụ thể biểu hiện từng KN này: + Kỹ năng xác định vấn đề Bảng 2.15 Biểu hiện của SV đối với KN xác định vấn đề Biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1. Nhận thấy cần thiết phải có một phương pháp phù hợp để học tập và rèn 4.24 0.80 1 60 luyện. 2. Suy ngẫm về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân. 4.04 0.70 2 3. Cho rằng một số phẩm chất của bản thân chưa đáp ứng được môi trường mới, cần phải trau dồi thêm. 3.92 0.78 3 4. Nắm vững nội quy, quy chế, điều lệnh nội vụ. 3.92 0.67 4 5. Xác định được sự hạn chế năng lực của bản thân. 3.84 0.71 5 6. Tìm thông tin từ chính các bạn sinh viên cùng khóa. 3.84 0.82 6 7. Biết mình cần rèn luyện thêm những kỹ năng. 3.84 0.70 7 Biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 8. Nhận biết được ưu và nhược điểm của bản thân. 3.76 0.72 8 9. Dành thời gian suy ngẫm về những khó khăn mình gặp phải khi sống và học tập ở trường. 3.72 0.92 9 10. Tìm hiểu thông tin từ anh, chị sinh viên khóa trước. 3.72 0.80 10 11. Dành thời gian suy ngẫm về những gì mình học. 3.63 0.60 11 12. Dành thời gian suy ngẫm về cách mình học. 3.56 0.69 12 13. Xác định được nguyên nhân dẫn đến những khó khăn. 3.46 0.74 13 14. Tìm kiếm thông tin từ thầy, cô giáo. 2.76 0.73 14 15. Tìm kiếm thông tin từ nhân viên phục vụ. 2.33 0.84 15 61 Điểm trung bình chung: 3,64 Kết quả bảng 2.15 cho thấy mức độ biểu hiện về KN xác định vấn đề của SV năm nhất tương đối cao với điểm trung bình chung là 3,64. Trong quá trình TƯ với MTHT, rèn luyện tại trường ĐHANND, SV năm nhất đã có khuynh hướng thường xuyên tư duy xác định các vấn đề cần giải quyết, cần khắc phục. So với kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết của SV năm nhất đối với KN xác định vấn đề chỉ ở mức trung bình (3,17) thì thực tế, SV lại có sự biểu hiện KN này khá tốt. Trong KN xác định vấn đề, biểu hiện có điểm trung bình cao nhất là “nhận thấy cần thiết phải có một phương pháp phù hợp để học tập và rèn luyện”, “suy ngẫm về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân” (điểm trung bình từ 4,04 đến 4,14). Tiếp đến là các biểu hiện như “cho rằng một số phẩm chất của bản thân chưa đáp ứng được môi trường mới, cần phải trau dồi thêm”, “nắm vững nội quy, quy chế, điều lệnh nội vụ”, “xác định được sự hạn chế năng lực của bản thân”, “tìm thông tin từ chính các bạn SV cùng khóa”, “biết mình cần rèn luyện thêm những KN”, đều ở mức cao (điểm trung bình từ 3,46 đến 3,92). Điều này cho thấy SV năm nhất đã có những KN cơ bản và thực hiện khá đầy đủ, chính xác, ổn định các thao tác hành động trong việc xác định vấn đề cần TƯ. Biểu hiện có điểm trung bình thấp nhất trong thang đo KN xác định vấn đề là “tìm kiếm thông tin từ thấy cô giáo” (điểm trung bình là 2,76) và “tìm kiếm thông tin từ nhân viên phục vụ” (điểm trung bình là 2,33). MTHT của SV an ninh là môi trường rèn luyện trong lực lượng vũ trang, có sự nghiêm khắc, sự tuân thủ chặt chẽ về chế độ lãnh đạo, chỉ huy Thầy cô giáo với vai trò vừa là thầy vừa là lãnh đạo trực tiếp nên SV ngại tiếp xúc, giao tiếp. Với nhân viên phục vụ, đa phần là người kém SV về trình độ học vấn, họ chủ yếu là những lao động phổ thông nên SV cũng ngại tìm kiếm thông tin từ họ vì cho rằng họ không có nhiều thông tin cần thiết. 62 + Kỹ năng tìm giải pháp Bảng 2.16 Biểu hiện của SV đối với KN tìm giải pháp Biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1. Cân nhắc trong việc lựa chọn một giải pháp. 3.81 0.77 1 2. Xác định được những việc trước mắt cần giải quyết. 3.77 0.66 2 3. Xác định được mục tiêu trong từng thời điểm. 3.76 0.78 3 4. Tâm sự về khó khăn, khúc mắc với bạn bè cùng khóa. 3.75 0.86 4 5. Suy nghĩ nhằm tìm ra hướng khắc phục khó khăn, hạn chế của bản thân. 3.70 0.70 5 6. Rút kinh nghiệm từ việc quan sát những thành công, thất bại của những người xung quanh. 3.63 0.75 6 7. Chia sẽ khó khăn, khúc mắc của mình cho anh, chị sinh viên khóa trước. 3.47 0.83 7 Biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 8. Để giải quyết một vấn đề, có nhiều giải pháp khác nhau. 3.41 0.69 8 9. Tự tin vào khả năng đạt được mục tiêu của mình. 3.39 0.76 9 10. Lựa chọn phương án tối ưu. 3.33 0.66 10 11. Hỏi ý kiến người thân trong gia đình. 3.27 0.99 11 12. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy, cô giáo. 2.76 0.70 12 13. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên phục vụ. 2.14 0.78 13 Điểm trung bình chung: 3,40 63 Kết quả khảo sát cho thấy mức độ biểu hiện KN tìm kiếm giải pháp của sinh chỉ ở mức trung bình (Điểm trung bình chung là 3,40). Như vậy, mặc dù SV xác định vấn đề rất tốt nhưng các em lại gặp khó khăn trong việc tìm giải pháp, tìm nguồn hỗ trợ. Sáu biểu hiện có điểm trung bình ở mức cao là “Cân nhắc trong việc lựa chọn một giải pháp”, “Xác định được những việc trước mắt cần giải quyết”, “Xác định được mục tiêu trong từng thời điểm”, “Tâm sự về khó khăn, khúc mắc với bạn bè cùng khóa”, “Suy nghĩ nhằm tìm ra hướng khắc phục khó khăn, hạn chế của bản thân”, và “Rút kinh nghiệm từ việc quan sát những thành công, thất bại của những người xung quanh” (điểm trung bình từ 3,63 đến 3,81). Qua trao đổi, các em SV cho biết, mỗi khi gặp khó khăn thường tự mình cân nhắc cách giải quyết hoặc có tham khảo ý kiến của bạn bè cùng tiểu đội, cùng lớp. Các em cũng thường chú ý quan sát cách ứng phó của mọi người xung quanh đối với MTHT nhằm học tập những ưu điểm và né tránh những thất bại. Kế đến là các biểu hiện ở mức trung bình như “Chia sẽ khó khăn, khúc mắc của mình cho anh, chị SV khóa trước”, “Có nhiều giải pháp cho một vấn đề”, “Tự tin vào khả năng đạt được mục tiêu của mình”, “Lựa chọn phương án tối ưu”, và “Hỏi ý kiến người thân trong gia đình” (điểm trung bình từ 3,27 đến 3,47). Các em SV cũng cho biết, rất hạn chế trong việc tham khảo ý kiến, sự giúp đỡ từ SV khóa trước và nhất là ít khi trao đổi với gia đình vì các em cho rằng gia đình không biết được MTHT của các em như thế nào. Các em thường lựa chọn giải pháp tự mình giải quyết và theo đó, SV thường có ít giải pháp cho một vấn đề và thường không tự tin nhiều vào giải pháp của mình. Hai biểu hiện “Tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy, cô giáo” và “Tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên phục vụ” được SV lựa chọn ở mức thấp (điểm trung bình từ 2,14 đến 2,76). Điều này cho thấy, SV rất ngại khi tiếp xúc và tranh thủ sự giúp đỡ từ thầy cô giáo và nhân viên phục vụ trong trường. Đây là sự hạn chế lớn đối 64 với sự TƯ của SV vì thầy cô giáo, những nhân viên phục vụ là người biết rất nhiều về môi trường SV đang sống, học tập và họ luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ. + Kỹ năng giải quyết vấn đề Bảng 2.17 Biểu hiện của SV đối với KN giải quyết vấn đề Biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1. Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_24_4937980178_1337_1869326.pdf
Tài liệu liên quan