Luận văn Mô hình và cơ chế thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƢƠNG I: CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TỪ CÁC TRƢỜNG ĐẠI

HỌC ĐANG ĐƢỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI.7

1.1- Mô hình tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ tại các trƣờng đại học của

Pháp: .7

1.1.1- Văn phòng sở hữu trí tuệ .7

1.1.2- Trung tâm tạo giá trị .9

1.1.3- Vườn ươm doanh nghiệp .10

1.1.4- Doanh nghiệp trong trường đại học .13

1.1.5- Công viên khoa học .16

1.1.6- Trung tâm cạnh tranh:.17

1.2.Các mô hình và chính sách chuyển giao công nghệ tại các trƣờng đại học của Nhật Bản.23

1.2.1- TLO – Mô hình thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa trường đại học và ngành công

nghiệp:.23

1.2.2- Mô hình các khu ươm tạo công nghệ.25

1.3-Mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa các trƣờng đại học và doanh

nghiệp tại Hàn Quốc:.26

1.3.1- Các bộ phận cấu thành trong mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ:.27

1.3.2- Các bộ, ngành và hành lang pháp lý trong việc hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công

nghệ:.29

1.3.3- Quản lý sở hữu trí tuệ tại các trường đại học.30

1.4-Mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tại đại học Thanh Hoa (Trung Quốc): .31

1.4.1-Giới thiệu tổng quan về đại học Thanh Hoa: .31

1.4.2-Mô hình tập đoàn công nghiệp đại học Thanh Hoa:.32

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN CHẾ TẠO GIÀN KHOAN TỰ NÂNG 90 M.36

2.1 Khái quát về công ty PVShipyard .36

2.1.1 Lịch sử hình thành.36

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ .36

pdf98 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mô hình và cơ chế thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ năm 1994, đại học Thanh Hoa đã bắt tay xây dựng hệ thống công viên khoa học (Science Park) với diện tích ban đầu là 25 ha tại Bắc Kinh. Công viên khoa học đại học Thanh Hoa:  Thành lập năm 1994;  Diện tích 25 ha, 69000 m2 sàn (tại Bắc kinh );  Là môi trường thu hút sự sáng tạo và đổi mới, nơi qui tụ của trí tuệ và tài năng;  Là nơi tương tác, giao thoa giữa NCKH và công nghiệp;  Là nơi tập trung của các công nghệ cốt lõi (core technology) & nuôi dưỡng các doanh nghiệp xuất sắc MBA – Le Ba Vuong 2013 35 Hệ thống công viên được tổ chức như một doanh nghiệp thuộc tập đoàn Thanh Hoa Holdings. Đến nay hệ thống này đã có thêm 6 chi nhánh nằm tại các địa phương khác. Hệ thống công viên này đã thu hút trên 400 doanh nghiệp vào hoạt động. Trong đó có nhiều công ty đa quốc gia như: NEC, SUN, Google, Schlumberger, Không riêng gì Thanh Hoa, nhiều trường đại học khác của Trung Quốc đã xây dựng riêng cho mình hệ thống các công viên khoa học và hệ thống này đang phát triển rất có hiệu quả. Trong từng khu công viên khoa học đều có hệ thống ươm tạo doanh nghiệp khoa học – công nghệ. Đây là điểm riêng biệt trong mô hình ở Trung Quốc vì ở các quốc gia khác mô hình công viên khoa học và hệ thống ươm tạo thường được xây dựng trong mối liên kết của nhiều trường đại học và viện nghiên cứu. MBA – Le Ba Vuong 2013 36 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN CHẾ TẠO GIÀN KHOAN TỰ NÂNG 90 M 2.1 Khái quát về công ty PVShipyard 2.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) được ra đời năm 2007 bởi các cổ đông chiến lược là : Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Tính đến năm 2013, sau sáu năm hoạt động PVShipyard đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam chế tạo thành công giàn khoan tự nâng, song song với việc chế tạo giàn khoan tự nâng 90m hiện công ty PVShipyard được PVN tin tưởng giao phó cho các dự án đóng mới tiếp theo mà nổi bât là dự án giàn khoan tự nâng 130m sẽ được tiến hành khởi công vào cuối năm 2013.Ngoài các dự án đóng mới giàn khoan tự nâng cho đối tác trong nước công ty đã mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng trong khu vực và quốc tế như đấu thầu quốc tế các dự án đóng mới xà lan tiếp trợ khoan, dự án đóng mới liftboat cho tập đoàn livingstone. Trụ sở chính văn phòng và nhà máy của công ty toạ lạc tại địa chỉ:64A Đường 30 tháng 4, Phường Thắng nhất, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Website: www. PVShipyard.com.vn 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ Nét đặc thù của PVShipyard là chuyên chế tạo, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan biển như giàn khoan tự nâng, giàn bán chìm, tàu khoan, các kết cấu thượng tầng ngoài khơi, các phương tiện nổi hay tàu chuyên chở dầu FPSO, FSOvv. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty PVShipyard là một công ty con trực thuộc tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí - PTSC. Công ty PVShipyard được hạch toán độc lập và báo cáo tình hình tài chính theo quí đối với công ty mẹ. MBA – Le Ba Vuong 2013 37 Tính đến tháng 11 năm 2013, qui mô của PVShipyard là một công ty lớn với tổng số lượng nhân sự lên đến 1127 người. Trong đó, bộ máy quản lý gồm 48 người, kĩ sư và chuyên gia là 258 người, nhân viên và các lao động tay nghề cao là 218 người, công nhân trực tiếp tham gia sản xuất là 903 người. Công ty được tổ chức và hoạt động theo sơ đồ dưới đây: Hình 2.1: Sơ đồ tổ chứccông ty PVShipyard Chịu trách nhiệm cao nhất là đại hội đồng cổ đông, bên dưới là hội đồng quản trị và tiếp đến là ban tổng giám đốc.Ngoài ra vì công ty có tới 3 cổ đông lớn là VINASHIN, LILAMA và BIDV nên các công ty mẹ thành lập ra một ban kiểm soát để giám sát hoạt động của ban lãnh đạo công ty PVShipyard. Công ty PVShipyard có bảy phòng ban bao gồm:  Phòng Hành Chính Nhân Sự: Chịu trách nhiệm về tuyển dụng nhân sự cho dự án, các công tác liên quan đến công đoàn Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Ban Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát Phòng HCNS Phòng Thương Mại Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng ATCL Phòng Thiết Kế Phòng Quản lý dự án Nhà máy chế tạo MBA – Le Ba Vuong 2013 38  Phòng Thương Mại: Chịu trách nhiệm triển khai mua sắm hàng hoá và dịch vụ liên quan đến các dự án  Phòng An toàn chất lượng: Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng và an toàn của dự án  Phòng Tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý nguồn tiền của dự án  Phòng Thiết kế: Triển khai thiết kế các bản vẽ thi công cho dự án  Phòng kỹ thuật: Quản lý, lập kế hoạch, điều phối chung tình hình triển khai dự án, liên lạc và thu thập các thông tin từ các phòng ban khác để có thể kiểm soát chính xác tiến độ và chất lượng dự án  Nhà máy chế tạo: Triển khai thi công, chế tạo theo kế hoạch được phê duyệt 2.1.4 Cơ sở vật chất của công ty Để đảm bảo đủ năng lực phục vụ cho công tác chế tạo các dựán lớn, công ty PVShipyard đã đầu tư rất nhiều trang thiết bị hiện đại cùng hệ thống nhà xưởng, bến bãi, cầu cảng rộng. Dưới đây là các hạng mục cơ sở vật chất chính của công ty : Hạng mục cơ sở vật chất Mô tả Máy cắt CNC 02 trạm Trạm hàn 10 trạm x 6 mỏ Nhà phun sơn tổng đoạn 3,240m2 (72m x 45m x 18.2m) Xưởng panel 4,838m2 (118m x 41m x17.7m) Xưởng điện tự động 900 m2 Nhà kho 2,400 m2 Tổng diện tích thi công 140,000 m2 Đường trượt (3 đường) (169m, trọng tải đạt 150T/m) Cầu cảng (273m , + 5.5 m, -10.2m) (Dài/độ cao đáy bến theo hệ hải đồ/chiều cao mặt bến) Hệ thống thiết bị nâng hạ Cẩu các loại bao gồm cẩu CC6800 (1,250T) Bảng 2.1: Hạng mục cơ sở vật chất công ty PVShipyard MBA – Le Ba Vuong 2013 39 2.1.4.1 Phân xưởng cắt thép chế tạo cụm kết cấu chính - Nhiệm vụ: Đảm nhận công việc cắt thép và chế tạo các chi tiết của phân đoạn chân, kết cấu cơ khí - Qui mô phân xưởng: Kích thước phân xưởng cắt thép 115x80m (9.200m2),chiều cao 15,66m, chiều ngang phân xưởng được chia làm 4 nhịp mỗi nhịp là 20m, chiềudọc phân xưởng chia làm 17 gian, mỗi gian là 6m . Bên trên phân xưởng có bố trí 08 cầu trục chạy trên ray, khoảngcách ray là 19m, chiều cao nâng hàng Hmax = 12m, sức nâng Qmax = 15 tấn. 2.1.4.2 Phân xưởng chế tạo kết cấu ống - Nhiệm vụ: + Nhận các chi tiết từ phần cắt để chế tạo kết cấu ống. + Kiểm tra sắp xếp đồng bộ để phục vụ cho việc chế tạo chân đế của giàn khoan. + Phối hợp theo tiến độ để lắp ráp các cụm chi tiết khác để lăp ráp phần chân đế của giànkhoan. - Trang bị công nghệ: + Máy cắt profile của ống CNC, máy bán tự động cắt profile của ống chạy điện, máy hànthiết bị ủ nhiệt để thường hóa sau khi hàn, máy mài các loại. + Sử dụng các máy hàn có hiệu suất cao như: máy hàn bán tự động CO2, máy hànmột chiều, chỉ sử dụng máy hàn xoay chiều để hàn đính. + Thiết bị cắt cầm tay được dùng loại cắt khí gas, đảm bảo rà lắp chính xác, đảm bảomĩ thuật. Có trang bị mỏ hỏa công, thiết bị dũi cơ khí hoặc bằng cực than. + Và các loại máy công cụ cầm tay trong đó có máy mài cầm tay để sản phẩm đượcxuất xưởng đảm b ảo mĩ thuât. 2.1.4.3 Phân xưởng ống - Nhiệm vụ: + Gia công, chế tạo ống - từ vật liệu ống. + Thử áp lực và các yêu cầu thử nghiệm khác theo qui trình thử ống và hệ thống - Trang bị công nghệ: + Bố trí máy cắt ống. MBA – Le Ba Vuong 2013 40 + Sử dụng các máy hàn có hiệu suất cao như: máy hàn bán tự động CO2, máy hàn mộtchiều, trong đó có bố trí máy hàn TIG đảm bảo chất lượng hàn ống và chỉ sử dụng máyhàn xoay chiều để hàn đính. + Thiết bị cắt cầm tay được dùng loại cắt khí gas, máy cắt plasma đảm bảo rà lắp chínhxác, đảm bảo mĩ thuật. + Và các loại máy công cụ cầm tay trong đó có máy mài cầm tay để sản phẩm được xuất xường đảm bảo mĩ thuât. + Các dụng cụ đo và kiểm tra các trụ chính, vị trí các ống kết nối và ống giằng: dùng livô, thủy bình, bố trí khu vực lắp đồng bộ các hệ ống tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, đảmbảo chất lượng. 2.1.4.4 Phân xưởng sơn và giá đỡ ống - Nhiệm vụ: + Chuyên làm sạch, sơn ống. + Trang bị các trang bị làm sạch bằng khí nén, sử dụng bình chứa hạt mài. + Sử dụng các thiết bị sơn yếm khí, áp lực cao. +Trong môi trường làm việc này, phân xưởng được quan tâm đến vấn đề môi trườnglàm việc: bụi, khí sơn. + Qui mô phân xưởng có kích thước 20x90m, cao 7m, chiều ngang phân xưởngthiết kế 1 nhịp 20m, chiều dọc đượ c chia làm 8 gian, mỗi bước gian là 7,5m. Bên trên bốtrí 02 cẩu trục có sức nâng max = 5T chạy dọc hai bên nhà. 2.1.4.5 Kho chứa vật tư - Nhiệm vụ chủ yếu của kho là nhập kho, nghiệm thu, chỉnh lý phân loại, bảo quản và chuyển đi các sản phẩm trong danh mục chế tạo như, chi tiết van và phụ kiện ống mua ngoài, đèn, công tắc, dụng cụ đo, chi tiết vặn chặt, chi tiết neo buộc, chi tiết tiêu chuẩn,thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị cứu sinh, thiết bị vệ sinh, cửa, cửa sổ, nắp, sản phẩm chi tiết dự phòng, sản phẩm cung ứng của chủ đầu tư, đồ kim khí - Trong kho chỉ xếp những vật tư lắp đặt thiết bị trên tàu ở dạng chi tiết nhỏ - thiết bị lớn (như cần cẩu) không để trong kho. - Trang bị hệ thống giá kê và trang bị cẩu chuyển và xe vận chuyển trong kho đảm bảo thuận lợi cho sử dụng. MBA – Le Ba Vuong 2013 41 2.1.4.6 Phân xưởng phục vụ sản xuất và giàn giáo - Nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng ngoài việc sửa chữa hệ thống giàn giáo phục vụ sản xuất ngoài ra còn có tính chất như một kho cất giữ chuyên về giàn giáo. - Qui mô phân xưởng dựcó kích thước 20x30m, cao 7m, chiều ngang phân xưởng thiết kế 1 nhịp 20m, chiều dọc được chia làm 4 gian, mỗi bước gian là 7,5m. 2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Theo báo cáo tài chính năm 2011, do chậm tiến độ bàn giao giàn khoan tự nâng 90 mét và chi phí sản xuất quá lớn, công ty PVShipyard đang chịu lỗ hơn 10 tỷ đồng tính từ 1/1/2011 đến 1/11/2011. Hình 2.2: Trích dẫn báo cáo tài chính năm 2011 PVShipyard 2.2.Các đặc trƣng cơ bản của công nghiệp dầu khí biển Một trong những khám phá vĩ đại nhất của thế kỷ 20 là dầu mỏ và nó đã có nhiều ứng dụng rất quan trọng trong hoạt động của con người. Con người đã tìm ra phương pháp khoan qua nước từ những công trình nổi trên biển và đã khoan thành công vào cuối những năm 1890. Thăm dò dầu khí đã bắt đầu từ những năm 1900, thăm dò ban đầu được tập trung ở trên thềm lục địa. Giếng khoan được xây dựng từ một hệ thống cố định và khai thác trên đất liền (land rig). Không lâu sau giàn khoan di động được phát triển như giàn khoan chìm ( Submersible ) vào năm 1949 , các giàn khoan hình dạng tàu ( DrillShip ) trong năm 1953 , giàn khoan tự nâng ( Jack- up rig ) vào năm 1954, và giàn khoan bán chìm ( Semisubmersible) năm 1962. Tàu khoan , giàn bán chìm được gọi là những công trình nổi, những kết cấu này nổi MBA – Le Ba Vuong 2013 42 trong suốt qúa trình hoạt động. Công trình nổi được trang bị phương tiện đặc biệt mà không như trên đất liền như cơ cấu bù chuyển động, hệ thống giữ vị trí , các hệ thống định vị động . Hình 2.2: Các công cụ khoan Việc khai thác xa bờ có ảnh hưởng đến lựa chọn phương án vận chuyển sản phẩm khai thác về bờ hoặc đến thị trường tiêu thụ, phương án chứa đựng sản phẩm khai thác , ...liên quan đến giá thành công trình. Độ sâu nước liên quan đến vật liệu để xây dựng công trình phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí. Giá thành công trình tăng theo độ sâu nước. Định nghĩa vùng nước sâu được trình bày như bảng Định nghĩa vùng nước sâu Vùng nước sâu 3000ft 900m Vùng nước rất sâu 7000ft 2100m Vùng nước đang nghiên cứu và thăm dò 10200ft 3100m Vùng nước đang sản xuất 8000ft 2400m MBA – Le Ba Vuong 2013 43 2.2.1.Các loại giàn khoan dầu khí Theo đặc điểm địa hình, có giàn khoan trên đất liền và giàn khoan biển. Giàn khoan trên đất liền gồm có giàn khoan tự hành , giàn khoan bán tự hành , giàn khoan cố định. Hình 2.3: Các loại giàn khoan trên đất liền Giàn khoan trên biển được phân loại theo chiều sâu nước .Đối với giàn khai thác gồm có Hinh 2.4: Các giàn khoan khai thác phân loại theo chiều sâu nƣớc MBA – Le Ba Vuong 2013 44 Các giàn khoan thăm dò và sửa giếng gồm có : Tàu khoan, giàn bán tiềm thủy,giàn tự nâng Tàu khoan Giàn tự nâng Giàn bán tiềm thủy Hình 2.5 : Các giàn khoan thăm dò và sửa giếng 2.2.2.Mô tả chung giàn khoan tự nâng 90m nƣớc. Giàn khoan tự nâng sẽ được chế tạo bao gồm thân giàn hình tam giác, có ba (03) chân, mỗi chân được lắp đặt một đế chống lún tại đáy chân. Tại đáy của mỗi đế chống lún chân giàn khoan được trang bị một đầu bịt hình chóp. Giàn khoan được thiết kế có khả năng thực hiện công tác khoan và sửa giếng cho 16 giếng khoan (bao gồm 4 hàng và mỗi hàng có 4 giếng khoan). Với điều kiện khoảng cách giữa mặt nước biển và đáy thân giàn là 90ft (27,7m). Nâng hạ chân hoặc thân giàn khoan được thực hiện bởi động cơ điện thông qua hệ thống thanh răng và bánh răng. Hệ thống máy phát điện trang bị trên giàn khoan sẽ cung cấp điện năng cho việc vận hành hệ thống nâng hạ. Khu nhà ở và sinh hoạt sẽ được đặt ở phía trước của trên thân giàn khoan có khả năng cung cấp chỗ ở và sinh hoạt cho 100 người. Khu nhà ở sẽ bao gồm các khu vực chính sau: Khu nhà bếp, phòng ăn tập thể, phòng điều trị, phòng giải trí, phòng tập thể dục, phòng giặt ủi, phòng làm việc, phòng thay đồ, phòng điều khiển và các dạng phòng ở cho 01 người, 02 người và 04 người. Các phòng ở sẽ được phân bổ như sau: 02 phòng đơn, 03 phòng đôi và 23 phòng 04 người. Khu vực bố trí nhà ở sẽ được thiết kế xa khu vực vận hành và làm việc trên giàn khoan. Sàn sân bay sẽ được bố trí phía trước (phía mũi) của giàn khoan. Sàn sân bay được thiết kế cho các loại trực thăng sau MI-17, Sykosky 61 và Sykorsky 92. Việc bố trí khu nhà ở xa về phía trước (phía mũi) để tạo không gian rộng rãi cho boong chính phía sau khu nhà ở. MBA – Le Ba Vuong 2013 45 Hai (02) dầm chính đỡ sàn khoan được đặt trên boong chính phía sau khu vực nhà ở. Kết cấu những dầm chính này có khả năng di chuyển ra và vào theo hướng dọc giàn khoan. Hệ thống thanh răng và bánh răng truyền động được trang bị để dịch chuyển hai (02) dầm chính. Hệ kết cấu đỡ tháp khoan và sàn khoan được bố trí và liên kết phía trên, cuối hệ thống dầm chính. Hệ thống dầm chính có khả năng dịch chuyển ra vào tới 70ft (21,5m) tính từ tâm của giếng khoan đến mặt sau của thân giàn khoan. Sàn khoan có khả năng dịch chuyển ngang 15ft (4,6 m) trên hệ thống dầm chính sang 02 bên (mạn trái và mạn phải). Các ống thông hơi cho các khoang và ống thông gió cho các khu vực làm việc được bố trí hợp lý tạo không gian cho boong chính. Giàn khoan được thiết kế có khả năng hoạt động ngoài khơi , không giới hạn cho những vùng biển sâu: Việt nam, Đông nam Á và Nam Á. Mẫu thiết kế của giàn khoan là mẫu đã được chế tạo và hoạt động tốt, mẫu thiết kế phải được phê duyệt của đăng kiểm tuân theo các quy định của đăng kiểm cho các hồ sơ tính toán sau: - Phân tích kết cấu bao gồm phân tích mỏi. - Tính toán ổn định. - Tính toán, chứng minh đảm bảo kết cấu chịu được lực giữa các chân truyền lên thân và hệ thống nâng hạ. - Các bản vẽ thân giàn và kết cấu chính. - Các bản vẽ bố trí thiết bị Các hệ thống chính trên giàn khoan tự nâng bao gồm: 2.2.2.1-Thân chính Thân chính là một dạng kết cấu bản vỏ thường có dạng hình tam giác. Kết cấu vỏ bao gồm: Sàn trên, sàn dưới, sàn trung gian, sàn thao tác, vách bao xung quanh, các vách dọc bằng thép tấm và các kết cấu dầm, xương gia cường. Thân chính được chia thành nhiều khoang gồm: - Buồng máy - Buồng bơm bùn - Buồng máy phụ - Kho chứa dụng cụ và thiết bị - Các két chứa dung dịch khoan - Các két nước dằn - Các két nước sinh hoạt MBA – Le Ba Vuong 2013 46 Trên mặt boong chính bố trí hệ thống ống, đường dẫn dịch chuyển tháp khoan, bồn chứa xi măng, các hệ thống bơm, hệ thống cẩu, các hệ thống thông gió và cabin buồng ở. Hình 2.6 Các khoan trong thân chính 2.2.2.2-Khối nhà ở và sân bay trực thăng Khối nhà ở gồm nhiều tầng, được chia thành các buồng ở cho công nhân và kỹ sư làm việc trên giàn khoan với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, nghỉ ngơi. Bố trí các buồng phòng giải trí, phòng thể thao, phòng hút thuốc, phòng tắm hơi giúp mọi người sống và làm việc trên giàn khoan giải trí sau giờ làm việc. Bố trí các văn phòng làm việc, phòng điều khiển, phòng thông tin liên lạc, hệ thống tiếp nhiên liệu, hệ thống cứu hoả và hệ thống cung cấp nước... Sân bay trực thăng: bố trí phía đối diện với tháp khoan trong phạm vi cần cẩu có thể phục vụ cẩu chuyển. MBA – Le Ba Vuong 2013 47 Hình 2.7. Bố trí khối nhà ở và giàn sân bay 2.2.2.3-Sàn khoan Sàn khoan cùng với hệ thống trượt cho phép điều chỉnh vị trí tháp khoan ra cách mép ngoài thân giàn khoan tới 20 mét theo chiều dọc và 9 mét theo chiều ngang. 2.2.2.4-Cần cẩu Hệ thống cần cẩu thường bao gồm ba chiếc được bố trí ở các góc của thân giàn đảm bảo tầm với và sức nâng tại mọi vị trí trên giàn. 2.2.2.5-Các loại bơm Bơm nước sạch, bơm nước giằng và nước bẩn, bơm nước cho tháp khoan, bơm cứu hoả, bơm nước nóng, bơm nước sinh hoạt, bơm vệ sinh, bơm bùn, bơm cung cấp dầu. 2.2.2.6-Chân giàn khoan Chân giàn khoan được chế tạo bằng thép cường độ cao có kết cấu theo kiểu thanh giằng được liên kết với nhau. Chân giàn khoan bao gồm các phân đoạn và các chi tiết. 2.2.2.7-Các hệ thống chính trên giàn khoan tự nâng - Hệ thống máy phát điện: Được sử dụng để cung cấp toàn bộ điện năng tiêu thụ trên giàn khoan. Các máy phát điện này là loại đặc biệt được chế tạo để làm việc trong môi trường trên biển với độ tin cậy cao, được tích hợp hệ MBA – Le Ba Vuong 2013 48 thống điều khiển hiện đại có thể giám sát và điều khiển tại chỗ hoặc đồng bộ cùng với hệ thống điều khiển trên giàn khoan. Trong trường hợp các máy phát điện chính gặp sự cố thì máy phát điện dự phòng sẽ đảm bảo cấp điện cho các hoạt động quan trọng, cần thiết trên giàn khoan. - Hệ thống nâng hạ: gồm có tháp khoan, tời khoan, ròng rọc động, ròng rọc tĩnh, tháp khoan, thiết bị kẹp cáp chết (deadline anchor), cuộn cáp dự trữ (drill line spooler). Đây là một trong những hệ thống quan trọng của các loại giàn khoan. - Hệ thống xoay: cần chủ đạo, đầu xoay thủy lực, bàn roto (rotary table), đầu quay di động (top drive). Hiện nay người ta thường khoan bằng đầu quay di động là chủ yếu, đặc biệt khi cần thi công giếng khoan sâu. - Hệ thống tuần hoàn dung dịch: bơm cao áp, bể lắng, máy khuấy, súng phun, máy tách cát, tách bùn, tách khí, sàng rung, phểu trộn dung dịch... - Hệ thống kiểm soát giếng: bộ đối áp (BOP), hệ thống điều khiển đối áp (BOP control unit) - Ngoài ra còn có các hệ thống phụ trợ khác như: hệ thống khí nén; hệ thống neo; hệ thống thiết bị thông tin liên lạc; hệ thống điện thoại; hệ thống báo động; các hệ thống cứu sinh cứu hoả; hệ thống điều hoà không khí và nhiệt độ; hệ thống ống thông gió; hệ thống làm lạnh thực phẩm. 2.2.3.Nguyên lý hoạt động của giàn tự nâng Các trạng thái và các quá trình hoạt động của giàn tự nâng, hình 2.2.3: - Trạng thái di chuyển: Ở trạng thái di chuyển, giàn tự nâng giống như một phương tiện nổi di chuyển trên biển nhờ các tầu kéo. Các chân giàn tự nâng được rút chân giàn khỏi đáy biển và chuyển sang trạng thái di chuyển. - Quá trính nâng: Tại vị trí cần khoan, các chân giàn được hạ xuống và cắm sâu vào đáy biển. Sau khi hạ chân, thân giàn và sàn công tác được nâng lên đến chiều cao thiết kế để đảm bảo an toàn khi làm việc. - Trạng thái khai thác: Khi các chân giàn đã được cắm ổn định xuống đáy biển và thân giàn đã được nâng cao đến vị trí thiết kế. Trong trạng thái khai thác, giàn tự nâng hoạt động giống như một giàn khoan cố định, diện tích làm việc trên thân giàn giống như trên giàn cố định. - Quá trình hạ: Quá trình hạ ngược với quá trình nâng, xảy ra sau khi kết thúc công việc khoan. MBA – Le Ba Vuong 2013 49 - Quá trình nâng, hạ dược thực hiện nhờ hệ thống nâng hạ. Tùy theo trọng lượng của giàn và kết cấu của thiết bị trên giàn mà tốc độ nâng là từ 5m/h đến 20m/h và tốc độ hạ giàn từ 10m/h đến 30 m/h. - Giàn tự nâng có độ ổn định tốt nhất trong nhóm công trình biển di động vì sóng biển chỉ tác động vào phần chân cột có kích thước nhỏ và độ chắn sóng bé. Hình 2.8. Giàn khoan tự nâng và các giàn nhẹ đỡ đầu giếng 2.3.Thực trạng công tác NCKH và CGCN tại công ty PVShipyard 2.3.1. Ban quản lý dự án khoa học và công nghệ Tại văn bản số 522/TTg-DK ngày 7/4/2008 Thủ tướng Chính phủ đã đưa dự án đầu tư chế tạo (đóng mới) giàn khoan tự nâng vào danh sách các dự án thuộc Chương trình cơ khí trọng điểm quốc gia. Bộ khoa học và công nghệ đã ký kết hợp đồng nghiên cứu – triển khai dự án khoa học công nghệ câp nhà nước “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế a) Jackup khoan thăm dò b) Jackup và giàn nhẹ kiểu trọng lực c) Jackup và giàn nhẹ bằng thép d) Jackup trong trạng thái di chuyển MBA – Le Ba Vuong 2013 50 tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam”. Shipyard đã triển khai thành lập ban quản lý dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ, mô hình quản lý dự án theo kiểu ma trận nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực của tất cả các phòng/bộ phận trong công ty. Các trưởng , phó phòng , tổ trưởng phụ trách các mảng kết cấu, ống, điện, thiết bị hàng hải, thiết bị khoan, giám đốc nhà máy chế tạo, phó giám đốc nhà máy chế tạo được giao làm chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu khoa học. Các kỹ sư thiết kế, kỹ sư giám sát được giao nhiệm vụ nghiên cứu các chuyên đề thuôc đề tài chính. Các chuyên đề sau khi nghiên cứu, hoàn thiện xong phải bảo vệ trước hội đồng nghiệm thu đề tài ban dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ. Chuyên đề được nghiệm thu sẽ được chủ nhiệm các đề tài tổng hợp và báo cáo trước hội đồng. Dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước :“Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” được phân ra làm 11 đề tài chính 1. Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo thân giàn khoan tự nâng 90m nước 2. Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo chân giàn khoan tự nâng 90m nước 3. Nghiên cứu thiết kế chi tiết, công nghệ chế tạo hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan cho giàn khoan tự nâng 90m nước 4. Nghiên cứu tính toán, thiết kế thi công lắp dựng chân giàn khoan tự nâng 90m nước 5. Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu thiết kế, công nghệ chế tạo, lắp đặt hệ cơ cấu nâng hạ và hãm giàn khoan tự nâng 90 m nước 6. Nghiên cứu thiết kế chi tiết, chế tạo và lắp đặt hệ thống bơm sục bùn trên giàn khoan tự nâng 90 m nước MBA – Le Ba Vuong 2013 51 7. Nghiên cứu thiết kế chi tiết theo mẫu, chế tạo và lắp đặt hệ thống báo động sự cố tập trung trên giàn khoan tự nâng 90 m nước 8. Nghiên cứu thiết kế, tích hợp, lắp đặt hệ thống giám sát và điều khiển tập trung,tự động mạng cung cấp điện trên giàn khoan tự nâng 90m nước 9. Nghiên cứu lựa chọn tính toán và lập quy trình hạ thủy thân giàn khoan tự nâng 90m nước 10. Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm chuyên dụng để thiết kế 3D giàn khoan tự nâng 90m nước và quản lý đồng bộ dự án KHCN 11. Nghiên cứu thiết kế chi tiết, công nghệ chế tạo hệ thống tuần hoàn dung dịch khoan. 2.3.2.Các kết quả đạt đƣợc trong NCKHCN - Điều tra, khảo sát trực tiếp trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo các giàn khoan tự nâng trong nước và thế giới, ví dụ như giàn Tam Đảo, giàn PVD I, các giàn thiết kế và thi công của Keppel, Le Tourneau . - Nghiên cứu các yêu cầu, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, các quy phạm và tiêu chuẩn liên quan đến việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Giàn khoan tự nâng. - Hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia trong nước và nước ngoài giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành các công trình đầu khí. - Sử dụng thiết kế cơ sở (basic design) của nước ngoài làm cơ sở nghiên cứu, chuyển giao thiết kế chi tiết thông qua việc các hợp đồng tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ chế tạo thông qua việc hướng dẫn lập các qui trình triển khai, các qui trình chế tạo, lắp đặt và hướng dẫn tại công trường. - Áp dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình chế tạo, lắp đặt, tích hợp các hệ thống lên Giàn khoan tự nâng 90m nước tại Căn cứ chế tạo giàn khoan của Công ty PVShipyard tại phường Thắng Nhất, Tp. Vũng Tàu (thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam). - Chuyển giao công nghệ thiết kế thông qua đào tạo - Triển khai thiết kế chi tiết, chế tạo và nghiên cứu ứng dụng vào dự án - Ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng các phân mềm tính toán, đồ họa, quản lý dự án + Sử dụng phần mềm SACS, SAP để phân tích, tính toán kết cấu + Sử dụng phần mềm Smart Marine 3D để mô hình hóa và triển khai bản vẽ MBA – Le Ba Vuon

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271903_135_1951692.pdf
Tài liệu liên quan