Luận văn Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .3

LỜI CẢM ƠN .4

MỤC LỤC.5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.8

MỞ ĐẦU .9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ .14

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .14

1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài.14

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước.14

1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài .15

1.2.1. Khái niệm biện pháp GD.15

1.2.2. Khái niệm GD nhận thức.16

1.2.3. Khái niệm GD thái độ, thái độ sống.17

1.2.4. Khái niệm kỹ năng .19

1.2.5. Khái niệm năng lượng .20

1.2.6. Khái niệm tiết kiệm - việc sử dụng năng lượng (một cách) tiết kiệm.21

1.2.7. Khái niệm hiệu quả - việc sử dụng năng lượng (một cách) hiệu quả .21

1.3. Những vấn đề chung của việc GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.22

1.3.1. Ý nghĩa việc GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.22

1.3.2. Những đặc điểm tâm lý nhận thức của trẻ 5- 6 tuổi cần thiết cho việc GD nhận

thức- kỹ năng và thái độ .23

1.3.3. Các nhiệm vụ GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả .25

1.3.4. Nội dung GD căn bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả .276

1.3.5. Kinh nghiệm về phương pháp GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

ở các nền GD tiên tiến.28

1.4. Các điều kiện GD nhận thức cho trẻ MG 5- 6 tuổi .30

1.5. Biện pháp hình thành kỹ năng sử dụng đối tượng cho trẻ 5- 6 tuổi.32

1.6. Các biện pháp GD thái độ sống tiết kiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi.33

1.7. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc GD trẻ MG 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết

kiệm, hiệu quả .36

Tiểu kết chương 1 .37

Chương 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ .38

2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng vấn đề.38

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng vấn đề.38

2.2.1. Nội dung nghiên cứu thực trạng vấn đề .38

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng vấn đề .39

2.3. Tổ chức nghiên cứu thực trạng vấn đề.42

2.4. Đối tượng tham gia nghiên cứu thực trạng.42

2.5. Kết quả nghiên cứu thực trạng vấn đề.42

2.5.1. Thực trạng nhận thức về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của

CBQL, GVMN và PH của trẻ MG 5-6 tuổi .42

2.5.2. Những biện pháp của CBQL, GVMN và PH để GD cho trẻ 5-6 tuổi nhận thức

đúng trong việc sử dụng năng lượng.43

2.5.3. Thực trạng GD thực hành để tập kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu

quả cho trẻ MG 5-6 tuổi .49

2.5.4. Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN và PH về hình thức tổ chức GD tiết

kiệm năng lượng cho trẻ ở trường MN.50

2.5.5. Những khó khăn trong việc vận dụng các biện pháp GD trẻ sử dụng năng lượng

tiết kiệm, hiệu quả.527

2.5.6. Thực trạng hình thành kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ

5-6 tuổi ở các trường MN.53

2.5.7. Thực trạng thực hiện nội dung GD này trong chương trình CSGD MN của BộGD&ĐT .54

2.5.8. Thực trạng về công tác và kết quả bồi dưỡng GV nhằm GD trẻ MG sử dụng

năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở một số trường MN, quận Bình Tân.56

Tiểu kết chương 2 .59

Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ

MẪU GIÁO 5-6 TUỔI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ .60

3.1. Đề xuất chương trình thực nghiệm GD trẻ MG 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết

kiệm, hiệu quả .60

3.2. Tổ chức thực nghiệm.66

3.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm.68

Tiểu kết chương 3 .75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM.77

TÀI LIỆU THAM KHẢO .81

PHỤ LỤC .85

pdf109 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hầu như mỗi ngày, không chỉ riêng với nội dung tiết kiệm năng lượng mà với tất cả các nội dung GD khác. Số lượng 8/30 chiếm 26.7% người không chọn biện pháp này cho biết rằng: “Trong sử dụng nước thì có thể cho bé thực hành, GV quan sát nhắc nhở, còn trong sử dụng điện thì không dám. Bởi vì các công tắc đèn, quạt đều thiết kế cố định cao hơn tầm tay với của trẻ là một, thứ hai nữa là an toàn cho trẻ trên hết, không dám dùng các thiết bị hay dụng cụ có điện cho trẻ thực hành”. Bên cạnh đó, theo quan sát thực tế, khi có GV đứng cạnh nhắc nhở thì trẻ mới làm đúng, lúc GV không chú ý đến là trẻ hay nghịch nước hoặc không tắt vòi nước, vì GV không phải lúc nào cũng theo sát được với trẻ. Mặc dù vậy, vẫn có một vài trẻ nhớ lời nhắc nhở của cô mà làm đúng dù cô không có ở đó. Tạo tình huống có vấn đề trong tiết kiệm năng lượng thường chỉ có cúp điện, cúp nước rồi cho trẻ suy nghĩ bàn bạc hướng giải quyết, có trẻ đưa ý kiến cũng hay như mở cửa sổ, ra sân học... biện pháp này cũng thường được sử dụng. Kết quả khảo sát biện pháp này cũng 48 đạt ở mức độ cao với điểm trung bình là 1.37, tỉ lệ 70%. Nhưng thực tế quan sát thì chưa thấy GV dùng biện pháp này trong tổ chức HĐ cho trẻ dù ở nội dung GD nào. Làm mẫu cách sử dụng năng lượng, biện pháp này chiếm tỉ lệ 50% số người lựa chọn, đạt điểm trung bình là 1.53, xếp loại trung bình. Đối với trẻ MN, nội dung GD này rất cần mẫu của cô để trẻ có thể thực hành để hình thành kỹ năng, nhưng theo khảo sát thì biện pháp này chỉ có 15/30 GV chọn. Phải chăng GV gặp khó khăn khi sử dụng biện pháp này. GV trường MN 19/5 chia sẻ về sự khó khăn thực hiện biện pháp GD này, vì cô làm mẫu tốt nhưng khi tổ chức thực hành học trò thì đông, trẻ nhốn nháo, khó bao quát từng trẻ; khó sử dụng nước để GD vì nhà vệ sinh chật chội, nhưng thực hành trong sử dụng điện thì “không biết tổ chức như thế nào”. Cũng qua thực tế quan sát, chúng tôi thấy rằng việc làm mẫu cho trẻ chủ yếu trong sử dụng tiết kiệm nước như: rửa tay, rửa mặt, nước uống. Trong sử dụng tiết kiệm điện chỉ có thao tác tắt mở công tắc đèn, tắt mở ti vi đầu đĩa bằng remote, nhưng chủ yếu là GV làm, trẻ không được làm vì công tắc cao hơn trẻ và GV phải bảo quản tốt các thiết bị điện nên không dám để cho trẻ làm. Biện pháp tổ chức làm thí nghiệm chỉ đạt 30%, xếp loại trung bình với điểm trung bình là 1.97. Theo đó, là tỉ lệ phân vân 43.3%, còn 26.7% cho rằng biện pháp này không phù hợp. Kết quả trên cho thấy làm thí nghiệm trong nội dung GD này chưa được sử dụng. Qua trao đổi với GV thì nội dung GD này mới, chưa biết tổ chức cụ thể như thế nào, mà làm thí nghiệm đòi hỏi nhiều thời gian trong khi GD tiết kiệm năng lượng chỉ lồng ghép nên không phù hợp lắm”. Song song đó, biện pháp tham mưu cấp chủ quản thay các thiết bị trong trường nhằm tiết kiệm năng lượng hơn xếp loại trung bình, tương ứng điểm trung bình 1.77 với tỉ lệ 36.7%. Với thực tế quan sát trong phần thực trạng trang bị những điều kiện phục vụ cho việc GD tiết kiệm năng lượng thì kết quả này cụ thể cho thực tế trên. Các trường công lập thường HĐ theo định mức kinh phí của ngân sách nhà nước phân bổ, mỗi khi mua sắm, sửa chữa phải lên dự toán đầu năm tài chánh, và đợi đến lúc được khoản kinh phí đó thì đã qua một học kỳ của năm học, nên việc tham mưu trên thường ít đề xuất. Kết quả này phản ánh đúng thực tế. Như vậy, qua kết quả điều tra với kết quả quan sát thực tế, các biện pháp GV sử dụng trong GD trẻ tiết kiệm năng lượng tập trung vào biện pháp phổ biến là dùng trực quan: cho trẻ xem phim, tranh ảnh. Đồng thời, người lớn làm gương cho trẻ hằng ngày. Kế đến là dùng thơ ca, bài hát, chuyện kể để dạy cho trẻ. Bên cạnh đó, biện pháp phối hợp với PH cũng 49 được sử dụng, nhưng thực tế biện pháp này chưa được khai thác, với nhiều lý do khách quan. Thuận lợi là các biện pháp này quen thuộc với GD trẻ MN, GV sử dụng thành thạo. Tuy nhiên cũng gặp khó khăn, nổi trội nhất là nội dung GD này mới nên tư liệu tranh ảnh, bài hát thơ ca chưa nhiều, điều kiện trang bị cho việc GD này chưa được quan tâm đầu tư. 2.5.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp GD trẻ tiết kiệm năng lượng của PH Biểu đồ 2.1. Biện pháp giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng của phụ huynh Theo biểu đồ 2.1, thì biện pháp a và b được chọn với tỉ lệ cao (100%). Theo PH thì hai biện pháp này có thể thực hiện dễ dàng. Còn biện pháp làm mẫu thì phải cân nhắc vì sự an toàn cho trẻ. Biện pháp còn lại thì không phải lúc nào cũng giám sát để nhắc nhở trẻ được, vì lứa tuổi của trẻ năng động. Như vậy, ý kiến của PH và GVMN có điểm tương đồng nhau trong việc sử dụng các biện pháp GD trẻ tiết kiệm năng lượng. Điều này cho ta kết luận, cả GVMN và PH đều có cách sử dụng biện pháp GD trẻ tiết kiệm năng lượng giống nhau, như thế rất thuận lợi trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc GD nội dung này cho trẻ. 2.5.3. Thực trạng GD thực hành để tập kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ MG 5-6 tuổi Quan sát thực tế, việc GD kỹ năng chủ yếu vào các giờ vệ sinh: sử dụng tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa mặt, chải răng, sử dụng nước uống. Kỹ năng sử dụng điện năng rất ít, trẻ không được hành động với những đồ dùng, trang thiết bị điện. Chỉ một vài trẻ cao lớn có thể với tay tắt được công tắc điện và sợi dây nối với công tắc quạt gắn tường. Còn với xăng 100 100 82.2 86.7 0 0 13.3 11.1 0 0 4.4 2.2 0 20 40 60 80 100 120 a. Trò chuyện với trẻ b. Làm gương cho trẻ hàng ngày c. Làm mẫu cách sử dụng năng lượng d. Tổ chức và theo dõi, nhắc nhở trẻ thực hành trong đời sống Tỉ lệ ph ần tr ăm (% ) Nên sử dụng Còn phân vân Không thích hợp 50 dầu thì trẻ hoàn toàn không được thực hành kỹ năng nào. Điều này hợp lý với lứa tuổi của trẻ. Bảng 2.4. Biện pháp giáo dục kỹ năng tiết kiệm năng lượng cho trẻ Thứ tự Các biện pháp Kết quả Tỉ lệ % Trung bình 1 Dùng trực quan: cho trẻ xem phim, tranh ảnh 100.0 1.0 2 Làm gương cho trẻ hàng ngày 100.0 1.0 3 Làm mẫu cách sử dụng năng lượng 50.0 1.53 4 Theo dõi, nhắc nhở trẻ thực hành trong đời sống 73.3 1.27 Theo số liệu bảng 2.4 biện pháp dùng trực quan và làm gương cho trẻ vẫn được sử dụng nhiều như phần trên. GV cho biết khi dùng trực quan trẻ nhìn thấy mẫu, cách làm. Gần hơn là tấm gương của người lớn quanh trẻ có tác động thường xuyên hơn. Tương tự, biện pháp tổ chức và theo dõi, nhắc nhở trẻ thực hành trong đời sống chiếm 73.3%, với điểm trung bình 1.27 tương ứng với mức độ cao. Qua trao đổi với GV và quan sát ở nhóm lớp, chúng tôi thấy rằng biện pháp này được có hiệu quả đối với trẻ, vì khi có GV đứng cạnh nhắc nhở thì trẻ mới làm đúng, lúc GV không chú ý đến là trẻ hay nghịch nước hoặc không tắt vòi nước, vì GV không phải lúc nào cũng theo sát được với trẻ. 2.5.4. Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN và PH về hình thức tổ chức GD tiết kiệm năng lượng cho trẻ ở trường MN Nhận thức về hình thức tổ chức GD nội dung tiết kiệm năng lượng cho trẻ ở mỗi đối tượng khảo sát có sự khác nhau rõ rệt. Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về hình thức tổ chức giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Hình thức CBQL GVMN N Tỉ lệ % N Tỉ lệ % Chủ yếu dạy trên giờ học, có mục đích yêu cầu chuyên biệt về GD sử dụng năng lượng. 5 15.6 8 26.6 Lồng ghép vào một số chủ đề. 25 78.1 12 40.0 Lồng ghép vào càng nhiều chủ đề càng tốt. 2 6.3 5 16.7 Ý kiến khác. 0 0 5 16.7 Qua bảng 2.5, ở CBQL phần lớn cho rằng nội dung này thực hiện lồng ghép vào một số chủ đề với số người chọn là 25/32, tỉ lệ 78.1%, nhóm đối tượng này nhận thức quan điểm 51 tích hợp sẽ làm HĐ nhận thức được nhẹ nhàng, không gò ép. Điều này phù hợp quan điểm chỉ đạo của Sở Giáo dục. Tuy nhiên, với vai trò sẽ tập huấn lại cho GV, thì con số còn lại 7/32 (21.9%) không phải là ít. Minh chứng cụ thể là chỉ có 12/30 (40%) GV nhận thức đúng việc sử dụng hình thức thực hiện nội dung GD này, còn hơn một nửa còn lại nhận thức chưa sát với chỉ đạo. Chẳng hạn 26.6% GV cho rằng thực hiện nội dung này chủ yếu dạy trên giờ học, có mục đích yêu cầu chuyên biệt về GD sử dụng năng lượng. Nghĩa là trong thực hiện chương trình CSGD, vốn dĩ “quá tải” nay phải bổ sung một mảng nội dung GD nữa. Nhiều GV khác (chiếm 16.7% số người được hỏi) lập luận rằng nội dung GD khô khan, khó tổ chức HĐ sinh động phù hợp trên giờ học, GV đồng ý lồng ghép vào càng nhiều chủ đề càng tốt. Xuất phát từ áp lực kiểm tra của CBQL và áp lực theo yêu cầu của chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, GV có tâm lý “thà dư hơn thiếu”, dẫn đến việc thực hiện chương trình một cách dàn trải, ôm đồm làm cho “rối càng thêm rối”. Đó cũng là tình trạng phổ biến của đa số GVMN nói chung và GV dạy lớp 5-6 tuổi nói riêng. Một số ý kiến khác thì chọn hình thức GD mọi lúc mọi nơi (chiếm tỉ lệ 16.7%). Về phía PH “Biết là cần dạy con, nhưng chưa kịp dạy vì hàng ngày chúng tôi rất bận rộn. Rất muốn GV dạy điều này cho con chúng tôi”, có 6.7% PH suy nghĩ như thế. Thực tế có đến 40 người (88,9%) mong mỏi GVMN dạy con mình nội dung tiết kiệm năng lượng thường xuyên mỗi ngày. Bảng 2.6. Nhận thức của phụ huynh về hình thức dạy trẻ tiết kiệm năng lượng ở trường mầm non Hình thức PH N Tỉ lệ % Hàng ngày 40 88.9 Trong đợt phát động phong trào 5 11.1 Tổng cộng 45 100 Có 11.1% số PH được hỏi thì nghĩ nên dạy trẻ trong các đợt phát động, “vì bé còn rất nhỏ”. Do vậy, khi khảo sát mức độ cần thiết GD nội dung này cho trẻ 5-6 tuổi, kết quả có 4.4% PH cho rằng không cần thiết phải GD trẻ tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, số còn lại 95.6% đồng ý cần thiết phải dạy cho con trẻ. Bên cạnh đó 100% CBQL và GVMN đều thấy cần thiết dạy cho trẻ. 52 Như vậy, đa số PH và tất cả CBQL, GVMN được khảo sát đều cho rằng nội dung GD sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là nội dung GD cần thiết cho trẻ. Nội dung này được PH đánh giá cao và hy vọng trường MN GD cho trẻ hằng ngày. Trong khi CBQL chỉ yêu cầu mức độ lồng ghép phù hợp ở một số chủ đề. Thực tế, GVMN thực hiện lồng ghép được càng nhiều chủ đề càng tốt. Tóm lại, thực trạng sử dụng hình thức cho nội dung GD này cần quan tâm ở GVMN. Vì đây là lực lượng trực tiếp thực hiện nội dung này trên trẻ, có vai trò quyết định hiệu quả hay không hiệu quả. 2.5.5. Những khó khăn trong việc vận dụng các biện pháp GD trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Kết quả khảo sát cho thấy có 3 khó khăn cơ bản: năng lực nhận thức của độ tuổi (5- 6 tuổi), thời gian và sự kết hợp GD với PH. Cả 3 nhóm đối tượng điều tra này đều nghĩ rằng, 5- 6 tuổi là lứa tuổi mà trẻ còn rất hạn chế về khả năng nhận thức, chưa ý thức đến sự kiên trì thực hành để tập thành kỹ năng và thành thói quen. Ngoài ra, trẻ 5- 6 tuổi rất thích chơi với nước để nghịch nước, thay vì học cách sử dụng nước một cách tiết kiệm. Vì vậy, nếu không được theo dõi nhắc nhở là trẻ khó chuyển từ kỹ năng thành thói quen. Một vấn đề là sự an toàn cho bé. Do trẻ còn nhỏ, chưa từng được tiếp xúc với các thiết bị điện nên sợ rủi ro, từ đó không cho cháu tự ý sử dụng. Điều này rất hợp lý với tâm trạng của các bậc PH. Như thế, theo khảo sát thì từ CBQL, PH đến GVMN đều cho rằng trẻ 5-6 tuổi còn nhỏ, chưa phù hợp với nội dung GD tiết kiệm năng lượng, làm cho việc GD này không thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng do đặc điểm lứa tuổi của trẻ còn nhỏ nên khó có thể làm đúng theo khi người lớn làm mẫu hoặc hướng dẫn. Do đó, việc dùng các biện pháp làm mẫu, làm gương cho trẻ hằng ngày gặp khó khăn. Ở biện pháp này, theo một số ý kiến nhận định do bản thân người lớn chưa gương mẫu trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm nên khó GD được trẻ. Khó khăn nữa là thời gian luyện tập. Để GD trẻ thực hiện được việc tiết kiệm năng lượng cần nhắc nhở trẻ hằng ngày, trong các tình huống đời sống. GVMN một ngày ở lớp với hơn 40 trẻ 5-6 tuổi rất bận rộn: nội dung chuyên môn, báo cáo số liệu đột xuất... hầu như rất khó nhắc nhở trẻ. Ngoài ra, GVMN không có thời gian để tìm kiếm nguồn tư liệu cho nội dung GD này như hình ảnh, các video clip vì thực tế việc trang bị phương tiện để dạy trực quan rất ít, nên dẫn đến có một vài tư liệu mà cả trường cùng sử dụng cho mọi lứa tuổi MG. Tương tự biện pháp dùng trực quan, biện pháp trò chuyện với trẻ, kể chuyện, khai thác bài hát tuyên truyền gây hứng thú giúp trẻ dễ nhớ, nhưng hiện tại nguồn bài thơ, truyện, bài 53 hát tuyên truyền cho nội dung này ít, đặc biệt dành cho trẻ MG càng khó tìm. Mà GV không có thời gian để sưu tầm, chưa đủ khả năng để sáng tác. Về phía PH, hàng ngày cũng rất bận rộn với công việc khó có thời gian theo dõi, nhắc nhở trẻ nên khó hình thành thói quen này do “không có thời gian chú ý đến việc cháu sử dụng nước như thế nào, còn điện thì thấy bé đến gần ổ điện là nhắc liền, nguy hiểm”. Như vậy, cả GVMN và PH đều không có thời gian tổ chức GD một cách có hệ thống. Sự phối hợp giữa PH và GVMN cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp GD tiết kiệm năng lượng cho trẻ. Theo khảo sát CBQL và GVMN thì PH rất ít quan tâm đến nội dung GD này. Ở trường cô giáo cố gắng dạy trẻ cách sử dụng tiết kiệm nhưng về nhà PH không quan tâm, nhắc nhở trẻ, không gương mẫu, đôi lúc làm trái lại những gì cô dạy nên khó giúp trẻ hình thành được thói quen. Điều này còn thể hiện trong thực tế quan sát ở bảng tuyên truyền của lớp: chưa thấy nội dung GD này trên bảng tuyên truyền. Song song đó, qua quan sát giờ đón trả trẻ, chưa nghe GV có sự trao đổi với PH về nội dung tiết kiệm năng lượng. Ngoài những khó khăn trong các biện pháp trên chiếm đa số, thì một số ít khó khăn ở các biện pháp khác cũng đáng quan tâm. Cụ thể, với biện pháp tham mưu cấp chủ quản thay các thiết bị trong trường nhằm tiết kiệm năng lượng hơn thì CBQL gặp khó khăn trong việc tìm nguồn kinh phí. Bên cạnh đó, biện pháp tạo tình huống có vấn đề và tổ chức làm thí nghiệm là hai biện pháp đánh giá khó khăn nhiều nhất, nhiều ý kiến đánh giá hai biện pháp này không khả thi. Tạo tình huống có vấn đề GVMN ít sử dụng, còn làm thí nghiệm thì không cụ thể và nếu thí nghiệm với điện càng khó vì nguy hiểm cho trẻ. Do đó, qua thực tế quan sát ở nhóm lớp không thấy GV sử dụng hai biện pháp này cho nội dung GD tiết kiệm năng lượng. Tóm lại, theo khảo sát, khó khăn trong sử dụng các biện pháp GD trẻ tiết kiệm năng lượng vì đặc điểm lứa tuổi của trẻ còn nhỏ nên trò chuyện trẻ mau chán, tổ chức làm thí nghiệm trẻ không hiểu; làm mẫu làm gương thì trẻ hay quên, khó thực hiện đúng, ngay cả bản thân người lớn cũng chưa làm gương được; nguồn tư liệu trực quan ít, mà GV không có thời gian để tìm kiếm để đầu tư tổ chức các HĐ nên biện pháp trực quan gặp khó khăn; bài hát, thơ truyện cũng không nhiều làm cho việc trò chuyện với trẻ, kể chuyện, khai thác bài hát tuyên truyền không phong phú; biện pháp tổ chức theo dõi nhắc nhở trẻ thực hành trong đời sống không thuận lợi do bận rộn, không đủ thời gian từ PH đến GVMN; tham mưu cấp chủ quản thay các thiết bị trong trường nhằm tiết kiệm năng lượng hơn khó ở chỗ không tìm được nguồn kinh phí; PH ít quan tâm đến nội dung GD này dẫn đến công tác phối hợp chưa có, làm cho công tác tuyên truyền đến PH khó thực hiện. 2.5.6. Thực trạng hình thành kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN 54 Thực trạng này được khảo sát chủ yếu qua việc quan sát trẻ thực hành hằng ngày ở trường MN và qua trao đổi trò chuyện với PH. Quan sát 120 trẻ MG 5-6 tuổi, ở 3 trường MN khác nhau. Thời điểm quan sát giờ vệ sinh trước và sau khi ăn, lúc trẻ uống nước, ra sân chơi. Đa số trẻ mở nước to khi rửa tay, rửa mặt và chải răng, để vòi nước chảy khi không dùng đến, chưa chú ý khi tắt vòi nước, chưa gạt vòi nước tắt hẳn còn để nước chảy rò rỉ. Khi chải răng có bé dùng ca đựng nước, có trẻ không dùng ca mà trực tiếp trên vòi nước, để vòi nước chảy khi đang chải răng. Trường MN 19/5 có trang bị máy sấy tay trong nhà vệ sinh. Trẻ sấy tay theo ý thích. Trẻ đứng đưa tay vào máy trong thời gian dài, có trẻ thực hiện nhiều lần. Trẻ vừa sấy tay vừa cười, rủ bạn khác cùng chơi với mình. Vì nhà vệ sinh chật, trẻ vào đông nên cô chưa bao quát, nhắc nhở trẻ kịp thời. Như thế, có thể hằng ngày cô không GD, nhắc nhở trẻ hoặc không cho cháu sử dụng máy sấy tay nên trẻ thấy thích thú khi được dùng đến. Trong lúc thực hiện trẻ không chú ý đến việc mình đang sử dụng nước mà trẻ nhìn vào gương, nhìn bạn, nói chuyện, đùa giỡn trong khi để nước chảy. Nước uống: tắt vòi không kỹ, nước còn chảy ra ngoài. Trẻ hứng nước nhiều, uống không hết đổ ra ngoài. Một số trẻ biết dùng nước tiết kiệm nhưng không thường xuyên, đợi cô nhắc nhở. Bảng 2.7. Kết quả quan sát mức độ hành vi của trẻ trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Mức độ Tổng cộng Cao Trung bình Thấp N 10 24 86 120 Điểm TB 2.63 Như vậy, kỹ năng sử dụng năng lượng của trẻ ở mức độ thấp. Trong đó, số trẻ ở mức độ thấp chiếm hơn 2/3 mẫu khảo sát. Điều này rất đáng quan tâm. 2.5.7. Thực trạng thực hiện nội dung GD này trong chương trình CSGD MN của Bộ GD&ĐT 55 Theo chương trình CSGD MN mới 2009 của Bộ GD&ĐT, trong lĩnh vực nhận thức GD trẻ biết về thời tiết (nắng, mưa, gió, bão, nóng, lạnh) làm thay đổi trong sinh hoạt (người, cây, con vật). Ngày, đêm, mặt trời, mặt trăng: sự khác nhau ở quang cảnh, sinh hoạt. Nước: nước có ở đâu, lợi ích, tác hại (người, cây, con vật). Trạng thái thay đổi của nước (lỏng, cứng, hơi..), đặc điểm, tính chất (không màu, không mùi, trong suốt giống thủy tinh: thấy được vật trong đó). Bé làm gì để sử dụng nước tiết kiệm. Ô nhiễm nước (nước sạch - nước bẩn)  làm gì để bảo vệ khỏi sự ô nhiễm. Không khí, ánh sáng: sự cần thiết cho đời sống, phân biệt tối - sáng, ánh sáng tự nhiên - nhân tạo. Bé có thể làm gì để tiết kiệm điện. Thế nào là môi trường sống tốt, làm gì để bảo vệ môi trường. Thiên nhiên: nước (tính chất, trạng thái, nước bốc hơi, ). Không khí, sức gió. Mối quan hệ giữa môi trường sống (ánh sáng, không khí, nước, đất) với sự tồn tại, trưởng thành của cây. Như vậy, với những nội dung trên cho thấy rằng việc GD tiết kiệm năng lượng có hai nội dung: tiết kiệm nước, tiết kiệm điện. Hai nội dung này được đưa vào lĩnh vực nhận thức về các hiện tượng tự nhiên. Do đó, khi tổ chức HĐ cho trẻ GV thường chú trọng nước là một dạng thể của hiện tượng tự nhiên chứ chưa được xem với vai trò tạo ra năng lượng. * Kế hoạch chương trình của trường, của lớp Qua xem hồ sơ của 6 GVMN ở 3 trường MN, nhận thấy rằng: hầu hết các kế hoạch chương trình dạy của trẻ 5-6 tuổi gồm các nội dung ở từng lĩnh vực GD được phân bố vào các HĐ trong ngày, từ đón trẻ đến trả trẻ. Ở lứa tuổi này, việc đưa nội dung theo chủ đề là phổ biến, còn các giờ kỹ năng đều lồng ghép vào chủ đề. Tuy nhiên, nội dung GD tiết kiệm năng lượng chưa thấy thể hiện trong kế hoạch, có chăng chỉ là những nội dung của chương GDMN mới của Bộ GD. Có thể chấp nhận điểm này vì kế hoạch ở giai đoạn này mang tính chung chung theo chương trình khung của Bộ, mức độ cụ thể là ở nhóm lớp. Từ kế hoạch năm học của trường, GVMN chủ động lựa chọn chủ đề, nội dung sắp xếp vào từng tháng trong năm học. Khi phân bổ vào từng tháng GVMN dựa vào tình hình học sinh của trẻ ở lớp mình, cũng như xem thời điểm nào phù hợp với nội dung, chủ đề gì. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì hầu như các kế hoạch này đều do CBQL đưa xuống từ sự thống nhất giữa tổ trưởng chuyên môn và GV. Như vậy, vẫn có sự bàn bạc của GV. Theo tham khảo kế hoạch của 3 lớp 5-6 tuổi thì nội dung GD này vẫn còn sơ xài, rất ít nội dung. GV 56 cho biết: “GD tiết kiệm năng lượng chỉ lồng ghép nếu có thể. Chương trình lớp 5-6 tuổi vừa dạy kỹ năng, vừa thực hiện theo chủ đề, vừa lồng ghép nội dung chuẩn 5 tuổi đã không đủ thời gian, nên nội dung này có cũng được, không có cũng không sao”. Chính vì lý do đó mà hầu hết các kế hoạch tháng đều không có. Như vậy, nội dung GD này chưa được GV quan tâm trong hồ sơ soạn giảng. Mặc dù nội dung này GV thực hiện GD trẻ hằng ngày trong các giờ vệ sinh. 2.5.8. Thực trạng về công tác và kết quả bồi dưỡng GV nhằm GD trẻ MG sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở một số trường MN, quận Bình Tân Sau khi được phòng MN - Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức học tập bồi dưỡng thực hiện nội dung GD này, tổ MN phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân triển khai đến các trường qua chuyên đề cấp quận “Phương pháp tích hợp nội dung GD sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ MG” 1F2. Chuyên đề được tổ chức trong 01 ngày (27/02/2013) tại một trường MN công lập và một trường MN dân lập - tư thục. Chuyên đề tổ chức 06 HĐ học cho trẻ MG: 01 HĐ cho trẻ 3-4 tuổi, 03 HĐ cho trẻ 4-5 tuổi và 02 HĐ cho trẻ 5-6 tuổi. Qua các hình thức tổ chức trên thấy rằng chuyên đề chỉ tập trung thực hiện nội dung GD này vào HĐ học, chưa chú trọng đưa vào các HĐ khác trong ngày. Như vậy, trẻ chỉ được làm quen với nội dung này thông qua giờ học, nếu GV không tổ chức trên giờ học thì trẻ sẽ không được lĩnh hội, chưa kể đến GV chưa nắm được cách tổ chức nội dung này trong các giờ HĐ khác trong ngày vì chuyên đề chưa tổ chức hình thức này. Thông thường, giờ học đi sâu về nhận thức hơn là thực hành, nghĩa là chưa quan tâm đến hình thành kỹ năng và thái độ trong thực tế cho trẻ. Vì có thể trên giờ học trẻ nhận thức được, hiểu được thái độ mình phải như thế nào cho phù hợp nhưng khi thực hành trong thực tế trẻ hay thay đổi theo tình huống, theo kiểu bắt chước bạn khi không có sự giám sát, nhắc nhở của người lớn. Điều này cho thấy chưa có sự đồng bộ giữa GD nhận thức, GD thái độ và hình thành kỹ năng trong chuyên đề này. Thực trạng này cần quan tâm trong chương trình thực nghiệm. Tuy nhiên việc đưa nội dung này tập trung vào hình thức tổ chức giờ học. Có 2 giờ học cho trẻ 5-6 tuổi theo chuyên đề. a) Giờ học thứ nhất với đề tài “Nước với đời sống con người”. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được lợi ích của nước đối với đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người. 2 Xem phụ lục 3. 57 - Trẻ biết một số loại nước trong tự nhiên. - Phát triển khả năng quan sát, phán đoán, ngôn ngữ cho trẻ. - GD trẻ biết sử dụng nước sạch, biết tiết kiệm nước và biết bảo vệ nguồn nước của mình. Với yêu cầu trên, giờ học được tiến hành bằng 3 HĐ: - HĐ 1: cho trẻ xem tranh, đàm thoại về công dụng của nước. Cô viết các từ chỉ công dụng của nước lên bảng. GD trẻ phải biết tiết kiệm nước mọi lúc mọi nơi. - HĐ 2: cho trẻ xem file trình chiếu về các loại nước. Đàm thoại về sự ô nhiễm của nước, mình phải làm gì để bảo vệ nguồn nước. - HĐ 3: Chia nhóm, cho trẻ chọn những hành động đúng sai khi sử dụng nước trong sinh hoạt hằng ngày. b) Giờ học thứ hai “Đồ dùng sử dụng điện”. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết gọi tên và phân biệt được đồ dùng bằng điện. - Trẻ biết lợi ích của năng lượng điện. - GD trẻ biết sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng điện. Giờ học này được tổ chức với 2 HĐ: - HĐ 1: cho trẻ đọc bài vè về các đồ dùng sử dụng điện. Đàm thoại về đặc điểm cách vận hành các loại đồ dùng đó. Tìm những đồ dùng đó trong các hình có sẳn trong rổ. GD trẻ không được tự ý cắm điện, không chọc tay vào ổ điện, không được đứng dưới cột điện khi trời mưa. Tiếp theo, cho trẻ xem đoạn clip về tiết kiệm điện. Đàm thoại nội dung đoạn phim. GD trẻ khi không sử dụng điện phải biết tiết kiệm: ra khỏi phòng tắt đèn, tắt quạt, tắt tivi khi đi ngủ hoặc không xem nữa. - HĐ 2: cho trẻ kết nhóm, mỗi nhóm một bức tranh, đánh dấu vào những hành động đúng trong sử dụng tiết kiệm điện, trẻ tự kiểm tra. Qua mục đích yêu cầu của 2 giờ học chúng ta thấy rằng nội GD nhận thức được đưa ra một cách đầy đủ từ nhận thức về đặc điểm của đối tượng: đồ dùng điện, các loại nước đến lợi ích, công dụng. Bên cạnh đó, yêu cầu hình thành kỹ năng cũng được quan tâm như GD trẻ biết sử dụng nước sạch, biết tiết kiệm nước và biết bảo vệ nguồn nước của mình, GD trẻ biết sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng điện. Song việc hình thành kỹ năng này chỉ qua lời nói như là “dặn dò” của GV đối với trẻ chứ chưa có thực hành cụ thể nào. Đáng quan tâm trong mục đích yêu cầu này là chưa thấy đưa ra nội dung GD thái độ cho trẻ. Đó là thái độ (tự giác, vui thích...) khi sử dụng nước, điện một cách tiết kiệm. Vì 58 nhận thức, kỹ năng trẻ có thể lĩnh hội được, làm được nhưng thái độ, tình cảm đối với việc tiết kiệm không có thì trẻ không hứng thú, không thích từ đó trẻ sẽ làm theo ý của mình khi không có ai “canh chừng”. Như vậy, nhận thức hành vi đó sẽ không bền vững. Về biện pháp tổ chức của chuyên đề. Nổi bật ở 2 giờ học của chuyên đề là biện pháp dùng trực quan: hình ảnh trên file trình chiếu, đoạn clip, hình ảnh bài tập cho trẻ. Theo sau đó là biện pháp đàm thoại với trẻ về nội dung của các giáo cụ trực quan trên. Theo quan sát, thì trẻ hứng thú theo dõi các đoạn clip. Tuy nhiên hạn chế do màn hình tivi và máy laptop nhỏ và bố trí cao, xa tầm m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_17_9679631881_1274_1871569.pdf
Tài liệu liên quan