Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn của học viên

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, hình vẽ, đồ thị

Mở đầu. 1

Chương 1. Cơ sở lý thuết về công tác quản lý thu thuế. 5

1.1. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.5

1.1.1. Sự tồn tại khách quan của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.5

1.1.2. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế.6

1.1.3. Quan điểm về phát triển kinh tế ngoài quốc doanh và các chính sách

kinh tế của Nhà nước.12

1.1.4. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tác động đến quản lý

thu thuế.18

1.2. Nội dung quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.22

1.2.1. Sự ra đời và phát triển của thuế.22

1.2.2. Một số sắc thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.25

1.3. Nội dung công tác quản lý thuế ngoài quốc doanh.36

1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu.36

1.3.2. Triển khai thực hiện cơ chế chính sách thuế.37

1.3.3. Tổ chức thực hiện các biện pháp hành thu.42

Chương 2. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế

ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 44

2.1. Khái quát về bộ máy quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.44

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.44

pdf128 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ tiêu thu thuế ngoài quốc doanh là do ảnh hưởng chung tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động, với xu thế tăng trưởng thấp hơn năm 2008, lạm phát gia tăng, giá cả không ổn định..., một số chính sách của Nhà nước giảm thuế GTGT, TNDN trong quý IV năm 2009 nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Thuế ngoài quốc doanh Các loại thuế khác Hình 2.4: Tỷ trọng thuế NQD so với tổng số thu NS Tỉnh năm 2009 - Năm 2010 + Tổng số thu Tỉnh: 22.771 tỷ đồng, bằng 142 % dự toán pháp lệnh. + Số thu NQD: 795 tỷ đồng, bằng 152% dự toán pháp lệnh. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 59 Biểu 2.3: Kết quả thu NSNN năm 2010 Đơn vị : Triệu đồng STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN PHÁP LỆNH QUYẾT TOÁN SO SÁNH PHÁP LỆNH A Tổng số thu NSNN trên địa bàn 16.618.080 22.771.344 137% I Thu nội địa 4.658.080 10.471.745 225% 1 Thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương 1.929.960 5.445.503 282% 2 Thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 145.800 94.686 65% 3 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 422.240 718.161 170% 4 Thu từ khu vực thuế CTN và dịch vụ NQD 642.600 795.334 124% a - Thuế VAT 459.707 567.509 123% b - Thuế thu nhập doanh nghiệp 183.480 178.666 97% c - Thuế TTĐB hàng nội địa 3.024 3.413 113% d - Thuế tài nguyên 16.245 14.064 87% e - Thuế môn bài 5.520 22.879 414% f - Thu khác ngoài quốc doanh 2.886 8.803 305% 5 Lệ phí trước bạ 228.000 289.166 127% 6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1.060 1.300 123% 7 Thuế Thu nhập cá nhân 136.400 260.800 191% 8 Thu khác 1.199.900 2.866.795 239% II Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, VAT hàng NK 16.618.080 12.299.599 103% III Thu khác khác tại địa phương (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh) Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 60 Trong năm 2010 tổng số thu NSNN của Tỉnh tăng hơn so với kế hoạch giao là 37%, tập trung tăng ở một số sắc thuế: Thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương tăng 182%; Thu từ DN đầu tư nước ngoài tăng 70%%, thu từ khối DNNQD tăng 24%; Thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 91%; Thu khác từ đất tăng 139%... Thuế ngoài quốc doanh Các loại thuế khác Hình 2.5: Tỷ trọng thuế NQD so với tổng số thu NS Tỉnh năm 2010 Biểu 2.4: Kết quả thu NSNN năm 2011 Đơn vị : Triệu đồng STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN PHÁP LỆNH QUYẾT TOÁN SO SÁNH PHÁP LỆNH A Tổng số thu NSNN trên địa bàn 22.699.200 28.374.000 125% I Thu nội địa 9.926.110 13.301.000 134% 1 Thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương 3.735.458 5.187.390 138% 2 Thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 202.564 226.215 111% 3 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 587.544 718.161 122% 4 Thu từ khu vực thuế CTN và dịch vụ NQD 721.814 801.000 111% a - Thuế VAT 527.851 543.231 103% b - Thuế thu nhập doanh nghiệp 152.642 201.548 132% c - Thuế TTĐB hàng nội địa 3.213 4.879 152% d - Thuế tài nguyên 12.521 17.875 143% e - Thuế môn bài 18.652 24.542 132% Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 61 f - Thu khác ngoài quốc doanh 6.935 8.925 129% 5 Lệ phí trước bạ 278.564 399.030 143% 6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1.287 1.532 119% 7 Thuế Thu nhập cá nhân 256.218 360.800 141% 8 Thu khác 4.142.661 5.606.872 135% II Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, VAT hàng NK 12.688.888 14.846.000 117% III Thu khác khác tại địa phương 84.202 Trong năm 2011 tổng số thu NSNN của Tỉnh tăng hơn so với kế hoạch giao là 25%, tập trung tăng ở một số sắc thuế: Thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương tăng 38%; Thu thuế thu nhập cá nhân 41%; Thu khác từ đất tăng 135%... Thuế ngoài quốc doanh Các loại thuế khác Hình 2.6: Tỷ trọng thuế NQD so với tổng số thu NS Tỉnh năm 2011 Biểu 2.5: Số thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Tỉnh Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu giao Năm trước 2008 539,745.0 110 % 112 % 2009 595,000.0 99 % 110 % 2010 795,334.0 124 % 133 % 2011 801,000.0 111 % 100,7 % % so với Năm Số thuế CTN-DV ngoài quốc doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 62 Qua số liệu trên đã chứng tỏ số thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngoài quốc doanh ngày càng tăng, Tuy nhiên năm 2008 tỷ lệ tăng thấp và năm 2009 không đạt chỉ tiêu giao do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, một số chính sách của Nhà nước giảm 50% thuế suất thuế GTGT, 30% thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý IV năm 2008 và năm 2009 do đó ảnh hưởng đến các khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nên tỉ lệ giảm xuống). Số nộp ngân sách hàng năm của khu vực này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong số thu ngân sách nội địa toàn Tỉnh và đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương. Tuy vậy, so với chỉ tiêu giao thu nộp ngân sách hàng năm của Nhà nước thì năm 2009 không hoàn thành, làm ảnh hưởng đến cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn. Tình hình và kết thu thuế trong lĩnh vực này được nhìn nhận phân tích rõ hơn qua từng sắc thuế như sau: Biểu 2.6: Số thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Phân loại theo sắc thuế) Đơn vị tính: Triệu đồng. Năm Loại thuế Số nộp NS Tỷ trọng (%) Số nộp NS Tỷ trọng (%) Số nộp NS Tỷ trọng (%) Số nộp NS Tỷ trọng (%) Tổng số 539,745 116% 587,227 99% 795,334 124% 801,000 111% 1. Thuế GTGT 306,966 112% 432,908 104% 567,509 123% 543,231 103% 2. Thuế TNDN 205,629 125% 115,589 75% 178,666 97% 201,548 132% 3. Thuế TTĐB 2,249 97% 3,140 116% 3,413 112% 4,879 152% 4.Thuế T.nguyên 3,928 40% 9,569 53% 14,064 86% 17,875 143% 5.Thuế Môn bài 17,834 120% 19,710 428% 22,879 414% 24,542 132% 6. Thu khác 3,139 174% 6,311 242% 8,803 305% 8,925 129% 2009 20102008 2011 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh) - Thuế môn bài: là một loại thuế thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh, được nộp ngay từ đầu năm. Trong Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 63 những năm qua với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhất là đối với lĩnh vực kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ, số cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển nhanh với nhiều hình thức đa dạng và phong phú trong tất cả các ngành nghề. Năm 2008 số cơ sở quản lý thu môn bài số tiền là: 306.966 triệu đồng thì năm 2009 đã lên tới 432.908 triệu đồng, đến năm 2011 số thuế môn bài đã tăng là: 543.231 triệu đồng với 38.856 doang nhiệp và hộ kinh doanh. - Hàng năm, Cục Thuế đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan: ngành chủ quản, ban quản lý chợ, chính quyền cơ sở, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để nắm và đưa hết các cơ sở có hoạt động kinh doanh vào diện nộp thuế môn bài. Đồng thời,đã điều tra nắm chắc hoạt động kinh doanh của các cơ sở về vốn, doanh thu, lao động để phân loại qui mô kinh doanh được đúng nhằm để thu đúng bậc theo qui mô và thu nhập của cơ sở, trên cơ sở đó để quản lý thu các loại thuế khách theo đung chính sách ch độ. 2.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thu NSNN 2.2.3.1 Về kinh tế: Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có bước phát triển khá, là động lực quan trọng tạo nguồn thu cho NSNN. Bên cạnh đó cũng gặp những khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý và thu NSNN như: thiên tai diễn biến phức tạp, lạm phát, cắt giảm đầu tư công, giá cả thị trường có nhiều biến động, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sản phẩm hàng hóa tồn kho nhiều, thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, không có giao dịch... đã làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá than xuất khẩu giảm 30%, giá bán than nội địa thấp hơn giá thành nhưng chưa được Chính phủ điều chỉnh tăng theo lộ trình; lượng than tồn kho có lúc lên gần 10 triệu tấn; sản lượng than tốt giảm từ 45 triệu xuống còn 40 triệu tấn. Sự giảm sút của riêng ngành than đã xấp xỉ 3% trong GDP. Ngành điện, xi măng, đóng tàu, xây dựng và một số dịch vụ giảm 2,1%. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 64 Sản xuất công nghiệp cũng suy giảm theo tình hình khó khăn của kinh tế vĩ mô. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng, bằng 99% so với năm 2009. Tuy vậy, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định. Trồng trọt toàn tỉnh đạt mức sản xuất lương thực gần 233 nghìn tấn, đạt 100% kế hoạch. Chăn nuôi giảm nhẹ. Trong khi trồng mới rừng đạt 13.589 ha, vượt 14,3% kế hoạch. Tổng sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đạt gần 89 nghìn tấn, vượt 7% kế hoạch, tăng 7,6 % so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức doanh thu dịch vụ hàng hóa bán lẻ đạt gần 40 nghìn tỷ đồng, tăng 25,5% so với năm 2009. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Quảng Ninh năm 2010 đạt hơn 1.800 triệu USD, giảm 28,4% so với năm trước. Kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 3.000 triệu USD, tăng 14,9 % so với cùng kỳ. Trong khi gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2011, Quảng Ninh vẫn nỗ lực tập trung mọi nguồn lực để xây dựng chương trình, mục tiêu phát triển nông thôn mới. Ước tính tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 5.886 tỷ đồng, trong đó huy động từ ngân sách trên 500 tỷ đồng. 2.2.3.2 Về chính sách: Gia đoạn năm 2008 đến 2012 chính sách thuế có nhiều thay đổi như thực hiện Luật thuế mới; thực hiện chính sách của Nhà nước về miễn, giảm, gia hạn nộp các loại thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đảm bảo an sinh xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến số thu ngân sách trên địa bàn. 2.2.3.3 Về công tác quản lý thu: 2.2.3.3.1. Công tác quản lý kê khai và kế toán thuế: Công tác đăng ký thuế: Thực hiện cấp mã số thuế theo hướng dẫn Luật quản lý thuế về đăng ký thuế; tiếp nhận và cấp mã số thuế đúng thời gian quy định. Cập nhật thông tin bổ sung tình trạng MST kịp thời, gắn công tác theo dõi mã số thuế với công Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 65 tác quản lý kê khai thuế, quản lý mã số thuế đang hoạt động và thu hồi mã số thuế của người nộp thuế khi không còn hoạt động sản xuất kinh doanh. * Tổng số đối tượng đang quản lý Năm 2008: 279.350 mã, bao gồm: - Doanh nghiệp : 7.359 mã. Trong đó: + Doanh nghiệp NQD: 6.597 mã. + Đơn vị sự nghiệp: 762 mã. - Hộ kinh doanh cá thể : 27.119 mã, trong đó: + Hộ KD nộp thuế tháng: 20.054 mã. + Hộ KD có mức thu nhập thấp: 7.065 mã. - Thu nhập cao: 244.872 mã. * Tổng số đối tượng đang quản lý đến 31/12/2012: 352.296 mã, bao gồm: - Doanh nghiệp : 10.196 mã. Trong đó: + Doanh nghiệp NQD: 9.388 mã. + Đơn vị sự nghiệp: 808 mã. - Hộ kinh doanh cá thể : 28.660 mã, trong đó: + Hộ KD nộp thuế tháng: 20.596 mã. + Hộ KD có mức thu nhập thấp: 8.064 mã. - Thu nhập cá nhân: 313.440 mã. * Tổng số doanh nghiệp được cấp mới trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012: 4.682 mã. * Tổng số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012: 2.460 đơn vị - Số doanh nghiệp tạm nghỉ KD: 615 đơn vị - Số doanh nghiệp ngừng hoạt động (bỏ trốn, giải thể): 1.845 đơn vị (786 đơn vị bỏ trốn, 1.059 đơn vị giải thể). 2.2.3.3.2 Công tác quản lý thu nợ: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 66 - Tính đến thời điểm ngày 31/12/2012, tổng số nợ toàn Ngành Thuế Quảng Ninh là 88 tỷ 052 triệu đồng (trong đó số nợ doanh nghiệp NQD: 38 tỷ 072 triệu đồng) so với số nợ tại thời điểm 01/01/2008 tăng 19 tỷ 980 triệu đồng. + Nợ khó thu: 16 tỷ 216 triệu đồng (Tăng 2 tỷ 644 triệu đồng) + Nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh: 2 tỷ 714 triệu đồng (Tăng 508 triệu đồng) + Nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày: 69 tỷ 122 triệu đồng (Tăng 16 tỷ 828 triệu đồng) - Đánh giá thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm 2012 của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và Chi cục: + Tổng số nợ tại thời điểm 31/12/2012 không vượt quá 10% so với tổng số thu ngân sách năm 2012. Tổng số nợ tại thời điểm 31/11/2012 là 88.052 triệu đồng, bằng 15% so với số thu NSNN năm 2012. *) Nguyên nhân chủ yếu: - Đối với nhóm nợ khó thu tồn đọng 16.216 triệu đồng, trong đó có 6,7 tỷ đồng của 08 doanh nghiệp có khó khăn về tài chính đã bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. - Đối với nhóm nợ có khả năng thu: tăng so với năm trước là do số lượng doanh nghiệp Cục quản lý tăng từ năm 2008 đến năm 2012, nhiều đơn vị có số thuế nợ lớn có khó khăn về kinh tế nên không có khả năng nộp thuế như. *) Những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý thu nợ thuế: - Do nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của một số bộ phận người nộp thuế chưa cao, chưa có ý thức tự giác, có đơn vị cố tình dây dưa chiếm dụng tiền thuế mặc dù đã được đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố tình nợ thuế. Mặt khác, do quy định thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 67 thuế, mức tính phạt chậm nộp đối với tiền thuế chậm nộp rất thấp so với tỷ lệ lãi vay ngân hàng, nên các đơn vị nợ thuế có cơ hội chiếm dụng tiền thuế, trì hoãn việc trả nợ. Điều đó cho thấy, chế tài liên quan đến công tác cưỡng chế nợ của cơ quan thuế chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm, nợ đọng thuế dẫn đến số nợ phát sinh mới tăng. - Do nền kinh tế trên toàn thế giới có nhiều biến động khiến nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản, giải thể, khó có khả năng thanh toán nợ dẫn đến nợ khó thu tăng cao 2.3. Thực trạng về tổ chức triển khai các qui trình biện pháp hành thu thực hiện các luật thuế. - Về tổ chức bộ máy thu thuế: Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tuy số thuế thu nộp vào ngân sách không lớn ( trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh tỷ trọng chiếm từ 17 - 25 % tổng thu ngân sách) nhưng đối tượng quản lý thu thuế khá nhiều chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể lại trải dài trên khắp các địa bàn, ở đâu có dân là ở đó có kinh doanh buôn bán và dịch vụ. Do đó lực lượng cán bộ thuế để quản lý thu ở lĩnh vực này khá lớn chiếm 60% trong tổng số công chức, khối lượng công việc để quản lý lĩnh vực này chiếm phần lớn, phải nói rằng đây là lĩnh vực sôi động, phức tạp rất khó thu thuế. Mặt khác trình độ nhận thức, trình độ văn hoá, chính trị, ý thức về pháp luật của người sản xuất kinh doanh cũng rất đa dạng, phong phú. Đòi hỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức, về năng lực vận động quần chúng của cán bộ thuế phải cao. Trong những năm qua ngành thuế cũng đã chú trọng đến công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cho cán bộ thuế, song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giao. Trước đây, ở cấp cơ sở (các các chi cục Thuế địa phương) thành lập các trạm thuế vùng, miền để quản lý thu thuế trên địa bàn (ở Tỉnh Quảng Ninh có 13 Chi cục Thuế quản lý các đội thuế liên phường). Việc thành lập đội thuế Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 68 liên phường đã gắn bó hơn công tác thuế với công tác thường xuyên của chính quyền phường địa phương và có tác động tích cực, hiệu quả rõ nét trong việc quản lý thu thuế ở cơ sở. Cùng với việc thành lập đội thuế liên phường thì hội đồng tư vấn thuế xã, phường cũng được thành lập (thành phần hội đồng gồm: Chủ tịch, đại diện các tổ chức mặt trận, phụ nữ, thanh niên, đại diện người nộp thuế) tham gia tư vấn với cơ quan thuế trong công việc thực hiện công tác thuế trên địa bàn. Tuy vậy thời gian qua hoạt động của hội đồng tư vấn thuế còn chưa đạt yêu cầu,chưa tích cực và có hiệu quả một phần do năng lực còn hạn chế, phần khác do lý do ý thức trách nhiệm chưa cao. - Về triển khai các đề án đổi mới quản lý thu thuế của ngành: cùng với việc ban hành, bổ sung, sửa đổi hệ thống tổ chức thu thuế thống nhất, Bộ Tài Chính - Tổng cục thuế đã có các đề án cải tiến công tác hành thu như: Qui trình tách 3 bộ phận trong quản lý thuế, qui trình thu thuế trực tiếp qua kho bạc Nhà nước, đề án hiện đại hoá thu nộp NSNN (thực hiện chứng từ điện tử). + Qui trình tách 3 bộ phận trong quản lý thu thuế: trước đây việc quản lý thu thuế đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện theo qui trình khép kín. Tức là một (hoặc 1 nhóm) cán bộ thuế vừa trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, khảo sát, định doanh số chịu thuế, vừa tính thuế và trực tiếp thu tiền thuế từ người nộp thuế sau đó nộp vào kho bạc Nhà nước. Năm 2005 chuyển qua thực hiện qui trình thu thuế tách 3 bộ phận độc lập gồm: Bộ phận quản lý trực tiếp đối tượng nộp thuế với nhiệm vụ điều tra liên hộ kinh doanh, nắm tình hình sản xuất kinh doanh, khảo sát định doanh số tính thuế (cán bộ thuế ở các đội thuế liên phường); Bộ phận tính thuế ra thông báo thuế cho đối tượng nộp thuế ở Kho bạc, chấm bộ theo dõi số thu nộp, tồn đọng; Bộ phận kiểm tra lại những việc làm của 2 bộ phận trên và kiểm tra toàn diện việc quản lý thu. Qui trình này có ưu điểm và tiến bộ hơn khắc phục được những nhược điểm của qui trình khép kín trước đây Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 69 như: dễ gây ra tuỳ tiện, tiêu cực, thông đồng với công thương gia, thiếu tính khoa học Đến nay, qui trình tách 3 bộ phận thực hiện khá hoàn chỉnh, có nề nếp. Song tồn tại là bộ phận kiểm tra còn thiếu còn yếu về nghiệp vụ do đó chưa thực hiện tốt việc kiểm tra các khâu và chưa bao quát được diện quản lý. + Qui trình nộp thuế trực tiếp qua kho bạc: Trước đây cán bộ trực tiếp thu tiền thuế của người nộp thuế sau đó theo định kỳ lịch qui định nộp vào kho bạc, điều này dẫn đến việc cán bộ thuế chậm nộp xâm tiêu hoặc làm mất mát tiền thuế, thậm chí đã có trường hợp cán bộ thu 1 lượng tiền thuế lớn rồi bỏ trốn Qui trình nộp thuế qua kho bạc là 1 đề án nhằm đổi mới công tác thu nộp thuế, theo đề án này thì người nộp thuế sau khi có thông báo nộp thuế của cơ quan thuế họ sẽ trực tiếp đến điểm thu thuế của Kho bạc Nhà nước để nộp thuế theo ngày, giờ qui định trên thông báo, nếu nộp chậm sẽ bị phạt. Việc thực hiện qui trình nộp thuế trực tiếp qua kho bạc có tác dụng hiệu quả và ưu điểm hơn: tiền thuế vào ngân sách Nhà nước nhanh, gọn, kịp thời, cán bộ thuế giảm bớt thời gian thu tiền có điều kiện đi sâu vào quản lý hơn; đối với người nộp thuế thì yên tâm hơn khi thấy tiền của mình đã nộp vào kho bạc Nhà nước (nhiều cán bộ thuế trực tiếp thu tiền về cho cơ quan thuế chỉ tiêu 1 phần và chỉ nộp cho Nhà nước 1 phần). Hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm và nghhĩa vụ của người nộp thuế được nâng cao hơn. Những hộ kinh doanh nhỏ, hộ kinh doanh xa địa điểm nộp tiền vào kho bạc, những nơi xa xôi hẻo lánh do cán bộ trực tiếp thu (số tiền này chiếm khoảng gần 45% số hộ nộp thuế và tương ứng với 35% số thuế phải nộp). Việc để cho cán bộ thuế trực tiếp thu tiền thuế đối với các hộ kinh doanh này là phù hợp với điều kiện địa bàn rộng,các hộ kinh doanh rải rác, xa trung tâm và qui mô kinh doanh nhỏ, lẻ hàng tháng chỉ nộp vài chục ngàn đồng tiền thuế; nếu đối tượng đến kho bạc nộp sẽ dẫn đến gây phiền hà cho dân, không có hiệu quả kinh tế xã hội . Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 70 - Công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về thuế trong những năm qua cũng đã được chú trọng và hoàn thiện. Cơ quan thuế đã phối kết hợp với cơ quan thông tin đại chúng như Đài phát thanh, truyền hình Tỉnh, đài phát thanh truyền hình Tỉnh để phổ biến nội dung chính sách thuế, viết bài, tin về hoạt động của ngành thuế, kết quả thực hiện công tác thuế của các ngành địa phương... nêu gương người tốt việc tốt. - Thực hiện phương châm mỗi cán bộ thuế là một “Tuyên truyền viên tích cực về pháp luật thuế” động viên cán bộ thuế viết tin bài từ cơ sở trang bị phương tiện loa, đài tại các đội thuế để phát tin ở các khu vực trung tâm chợ, thị trấn, thị tứ, treo áp phích cổ động, tuyên truyền qua các bản tin về thuế, các số báo chuyên đề.... Song công tác tuyên truyền vẫn còn yếu cả về nội dung và hình thức, còn đơn điệu, chưa thường xuyên, liên tục do đó chất lượng tuyên truyền chưa cao, chưa rộng rãi để mọi người dân thông hiểu pháp lụât và tự nguyện chấp hành. - Thực tế trong những năm qua công tác thuế được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Uỷ và chính quyền các cấp, sự phối hợp tích cực thường xuyên của các ngành, các đoàn thể. Công tác thuế phải được coi là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, mọi cấp, mọi ngành. Song cũng có lúc, có nơi còn khoán trắng cho cơ quan thuế, chưa gắn trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện công tác thuế đối với hoạt dộng của các tổ chức, với mỗi cán bộ, Đảng viên trong khi xem xét, đánh giá. Có nhiều trường hợp cố tình chây lỳ, trốn tránh trách nhiệm nộp thuế theo pháp luật, thậm chí có nơi cán bộ thuế bị một số phần tử xấu lăng mạ, hành hạ trong lúc thi hành công vụ nhưng chưa được chính quyền và các cơ quan pháp luật xử lý kịp thời, nghiêm minh. 2.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên điạ bàn tỉnh Tỉnh Quảng Ninh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 71 Qua nghiên cứu, xem xét thực trạng quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên điạ bàn tỉnh Tỉnh Quảng Ninh, chúng ta thấy được những ưu điểm nhược điểm sau đây: - Những kết quả đạt được Thứ nhất, là đã tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế được Nhà nước ban hành, bổ sung và sửa đổi trong từng thời kỳ. Phát huy được tác dụng của từng sắc thuế cũng như cả hệ thống đồng bộ các chính sách thuế trên địa bàn vừa đảm bảo thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, vừa thể hiện thuế là một công cụ quan trọng trong quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế. Trong những năm qua nhất, tình hình kinh tế chung và sản xuất kinh doanh khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển và chiếm vị trí quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, xây dựng, vận tải, dịch vụ, du lịch.... đã huy động được mọi nguồn vốn, lao động và đầu tư phát triển sản xúât, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp đáng kể đối với NSNN. Điều đó khẳng định đường lối đúng đắn về phát triển nên kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong đó việc xây dựng và ban hành một hệ thống chính sách thuế đồng bộ áp dụng thống nhất đối với tất cả các thành phần kinh tế và triển khai thực hiện nó có tác dụng kích thích sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng tạo điều kiện cho kinh tế ngoài quốc doanh phat triển đúng hướng. Thứ hai, Kết quả thu thuế đối với lĩnh vực khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn ngày càng tăng, năm sau tăng hơn năm trước với tốc độ tăng từ 10% đến trên 26%, đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị kinh doanh 72 Tốc độ tăng thu cao hơn rất nhiều so với tốc độ trượt giá chứng tỏ rằng năng lực tổ chức quản lý thu thuế trên địa bàn ngày càng cao, hạn chế dần tình trạng thât thu thuế trong lĩnh vực này. Thứ ba, Bộ máy tổ chức ngành thuế được thành lập thống nhất từ TW đến tận các xã, phường và ngày càng hoàn thiện đã phát huy tốt tác dụng tạo điều kiện cho sự thống nhất và nâng cao hiệu lực khi thực hiện các Luật thuế. Một trong những thắng lợi nhất của tổ chức ngành thuế là xây dựng được mạng lưới uỷ nhiệm thu thuế tại các phường, Ban quản lý các chợ là chân rết của ngành thuế tại cơ sở. Đội ngũ cán bộ thuế đã từng bước được đào tạo và đào tạo lại, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao (đến nay số trình độ cán bộ từ đại học trở lên chiếm 97% trong đó 65% có trình độ đại học về chuyên ngành kinh tế, tài chính). Phẩm chất đạo đức cách mạng, quan điểm, lập trường được rèn luyện và bồi dưỡng, đảm bảo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ ngày càng nặng nề và khó khăn. Thứ tư, các biện pháp quản lý và thu thuế được tổ chức và cải tiến tương đối tốt, góp phần chống thất thu, chống tiêu cực, đã đưa công tác quản lý thu thuế đi vào nề nếp và khoa học hơn: như cống tác quản lý và thu thuế tách 3 bộ phận, công tác thu thuế trực tiếp qua kho bạc, công tác ứng dụng tin học trong quản lý và thu thuế theo hướng hiện đại hoá... Thứ năm, công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật về thuế đã được hoàn thiện cho các tầng lớp dân cư và các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được tạo điều kiện cho nhân dân tìm hiể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271731_9159_1951910.pdf
Tài liệu liên quan