Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành hoá chất giai đoạn từ nay đến năm 2020

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 0

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 0

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 0

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I: NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC . 7

1. Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành Hoá chất, chỉ tiêu

đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. .7

1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .7

1.2. Nguồn nhân lực trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá .12

1.3. Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế chuyển đổi .13

1.4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực ngành

Hoá chất . 18

2. Tính cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 21

2.1. Sản xuất hiện đại và yếu tố con người . 21

2.2. Lý thuyết tăng trưởng về nguồn nhân lực . 23

3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực . 25

3.1. Chỉ tiêu chất lượng chuyên môn . 25

3.2. Chỉ tiêu chất lượng sức khoẻ . 27

3.3. Chỉ tiêu chất lượng tinh thần . 28

3.4. Các chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng nguồn nhân lực . 29

4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu nguồn nhân lực . 30

4.1. Nghiên cứu theo tài liệu . 31

4.2. Nghiên cứu theo phỏng vấn điều tra . 31

4.3. Nghiên cứu theo cách tiếp cận khoanh vùng văn hoá của từng ngành

kinh tế. 32

4.4. Nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực theo từng vùng (khu vực) địa lý

xã hội. . 32

4.5. Kết hợp các nghiên cứu nguồn nhân lực . 33

pdf115 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành hoá chất giai đoạn từ nay đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không biết chữ trong ngành Hoá chất là 2.1%; tỷ lệ học hết cấp II (THCS) là 9.87%. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành Hoá chất còn phụ thuộc vào nguồn nhân lưc hợp tác của các Viện Khoa học lớn và các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy trình độ nguồn nhân lực có sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức nghiên cứu (Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam; Viện hoá học công nghiệp; Vụ Khoa học công nghệ, Cục Hoá chất – Bộ Công Thương, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại Học Quốc gia Hà Nội) nên đội ngũ cán bộ có trình độ cao cũng là phần cơ bản cho chất lượng nguồn nhân lực của ngành Hoá chất. Tỷ lệ nhân lực của các cơ quan nghiên cứu, quản lý có chất lượng cao tham gia vào hoạt động của ngành là đáng tự hào cho ngành Hoá chất: Tiến sỹ 0.38%; Thạc sỹ 1.38%. Ngành Hoá chất là ngành đặc thù trong phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực của ngành phụ thuộc rất nhiều trình độ khoa học công nghệ. Sự phân bổ đội ngũ có trình độ và tay nghề cao theo các vùng kinh tế nói lên sự thu hút của đội ngũ khoa học kỹ thuật. Điều kiện địa lý trong sự phát triển của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến phân bổ nguồn nhân lực. Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 46 Bảng 2-4: Sự phân bổ nhân lực theo vùng của ngành Hoá chất Vùng I Vùng II Vùng III Tiến sỹ 3 3.1% 52 53.6% 42 43.3% Thạc sỹ 41 11.3% 164 45.3% 157 43.4% Đại học 127 15.1% 411 48.9% 303 36.0% Cao đẳng 1529 48.3% 992 31.4% 639 20.3% Trung cấp 2535 42.89% 1812 30.65% 1564 26.45% THPT 1688 13.35% 6134 48.50% 4825 38.15% THCS 1933 74.89% 221 8.60% 427 16.51% Cấp I và chưa biết chữ 496 90.67% 19 3.47% 32 5.85% Nguồn: Tập đoàn Hoá chất Việt Nam Trên số liệu thống kê của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam về sự phân bổ nguồn nhân lực 3 vùng của quy hoạch cho chúng ta thấy rõ chất lượng của nguồn nhân lực không đồng đều. Nhóm nguồn nhân lực có trình độ cao: - Chủ yếu tập trung vào vùng II và III. Nguyên nhân chủ yếu ở các vùng này là khu vực thành phố và các tỉnh có điều kiện phát triển hơn về kinh tế. Tâm lý con người lao động luôn muốn tồn tại và phát triển ở các vùng kinh tế có điều kiện thuận lợi hơn, cập nhật thông tin nhanh hơn. Và hơn thế là điều kiện phát triển gia đình của chính người lao động. - Ở nhóm này, tập trung nhiều hơn nhân lực học vị cao do ngành Hoá chất có sự hợp tác của các Viện nghiên cứu, trường Đại học và cơ quan quản lý nhà nước khác. Do đó số lượng Tiến sỹ, Thạc sỹ có phần tăng cao so với bình quân toàn ngành. - Sự phân bổ nguồn nhân lực có trình độ cao của Vùng I còn hạn chế do các điều kiện khách quan mạng lại. Khu vực địa lý cũng là vấn để ảnh hưởng trực tiếp khả năng thu hút được nhóm này. Hơn nữa nhóm lao động có trình Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 47 độ cao chủ yếu được đào tạo tại các Thành phố lớn và các Trường đào tạo tại nước ngoài. Vì thế, đối tượng này thường không muốn đến các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội chậm phát triển, mức độ hấp dẫn kém Nhóm nguồn nhân lực có trình độ Đại học: - Sự phân bổ nguồn nhân lực của nhóm này tương đối phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội. Tại vùng I tỷ lệ nhóm có trình độ Đại học chiếm 15.1%. Nguyên nhân chính của sự phân bổ nguồn nhân lực có trình độ Đại học của vùng I còn thấp chủ yếu do hai nguyên nhân: (i) Điều kiện tiếp thu kiến thức và năng lực còn hạn chế của vùng làm ảnh hưởng sự phát triển nhận thức dân số. Điều kiện giao thông, điều kiện kinh tế không cho phép dân trong vùng có khả năng học tập để nâng cao trình độ văn hoá. Do đó họ sẽ tìm cách phát triển bằng con đường khác, làm cho tình trạng chung trong vùng còn yếu kém về khả năng phát triển. (ii) Nhân lực có trình độ Đại học của con người xuất thân từ vùng I trở lại quê hương làm việc còn hạn chế, chủ yếu họ tập trung vào các thành phố lớn. Nguồn nhân lực có trình độ Đại học từ các vùng khác cũng không bị thu hút bởi vùng I do nhu cầu và điều kiện kinh tế-xã hội không có khả năng đáp ứng được mong muốn của nhóm người lao động này. - Tại vùng II và III, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển một cách rõ rệt. Hơn nữa các trường Đại học chủ yếu tập trung vào các Thành phố lớn và các tỉnh lân cận. Nguồn nhân lực trình độ Đại học được tiếp cận với xã hội có điều kiện phát triển hơn. Do đó họ sẽ tìm mọi cách để tồn tại ở môi trường này, không có hoặc hạn chế sự trở về khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội kém hơn. Đây cũng là một yếu tố dẫn đến nguồn nhân lực ở vùng IIvà III có tỷ lệ lao động trình độ chuyên môn cao hơn vùng I. - Ảnh hưởng bởi tiếp thu văn hoá xã hội cũng dẫn đến nguồn nhân lực của nhóm có trình độ Đại học trở lên có xu hướng chuyển dịch về vùng II và III. Vì vậy sự thiếu hụt hay tỷ lệ lao động có trình độ cao tại vùng I còn rất nhiều hạn chế, đòi hỏi phải có giải pháp thu hút nguồn nhân lực này. Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 48 Nhóm nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng, Trung cấp, nghề - Theo số liệu thống kê, nhóm này có xu hướng phát triển hơn ở vùng I so với vùng II và III. Sự khác biệt này ảnh hưởng bởi các nguyên nhân cơ bản sau: (i) Sức cạnh tranh kém của nhóm có trình độ Cao đẳng, Trung cấp với nhóm có trình độ văn hoá cao hơn ở vùng II và III. Do đó nhóm lao động này có xu hướng dịch chuyển về vùng I có điều kiện kinh tế-xã hội kém hơn. (ii) Nguồn nhân lực xuất phát từ nhân dân vùng I không có điều kiện kinh tế và trình độ để cạnh tranh vào Đại học. Do đó, họ chấp nhận học các trường Cao đẳng, Trung cấp để nâng cao kiến thức văn hoá và tu nghiệp sau này. Nguồn nhân lực này có chiều hướng trở về quê hương để làm việc. (iii) Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Hoá chất, Bộ Công Thương xây dựng các trường đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực vùng I. Vì vậy, xu thế các sinh viên khi tốt nghiệp ở lại vùng này làm việc chiếm tỷ lệ lớn hơn dẫn đến nguồn nhân lực của nhóm Cao đẳng, Trung cấp, nghề chiếm tỷ lệ bình quân cao hơn hẳn vùng II và III. Nhóm nguồn nhân lực có trình độ văn hoá khác (Lao động phổ thông) Đặc trưng của nhóm này sử dụng thời gian và sức lực để lao động sản xuất. Do đó nguồn nhân lực sẽ phân bổ đều so với nhu cầu lao động của từng vùng. - Vùng I: nguồn nhân lực sử dụng trong ngành Hoá chất không cao, mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực trong vùng phù hợp và là giải pháp hợp lý nhất. Mức độ mong muốn thu nhập của nguồn nhân lực sẵn có phù hợp hơn với nguồn nhân lực thu hút từ vùng kinh tế khác đến. Ở vùng này do đặc điểm kinh tế-xã hội kém phát triển hơn, tỷ lệ lao động không biết chữ và hết cấp I so với toàn ngành Hoá chất rất cao (90,67%) dẫn đến đặc điểm lao động phổ thông có trình độ văn hoá kém tăng. Điều này rất ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. - Vùng II: Đặc điểm vùng này nằm trong khu vực Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, điều kiện về văn hoá - xã hôi cao hơn rõ rệt. Tuy nhiên điều Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 49 kiện phát triển ngành Hoá chất ở vùng II là cao nhất do được hưởng các lợi thế về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số, điều kiện giao thông, điều kiện phát triển sản xuất, điều kiện về nhận thức xã hội Vì vậy tỷ lệ lao động phổ thông đã tốt nghiệp THPT là rất cao (48.5%) so vơi vùng I (13.35%), vùng III (38.15%). Tỷ lệ lao động phổ thông hết cấp I và chưa biết chữ ở vùng II (3.47%) thấp nhất so với vùng I (90.67%) và vùng III (5.85%). - Vùng III: Đặc điểm quy hoạch ngành Hoá chất vùng III gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng TàuDo đặc điểm văn hoá vùng miền có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực của ngành Hoá chất. Tại các tỉnh phía Nam, chất lượng của lao động phổ thông cũng khác hẳn so với các tỉnh phía Bắc. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên lực lượng Lao động chất lương cao ở các tỉnh thuộc vùng III chủ yếu do nhân lực của vùng II chuyển đến. Nguồn nhân lực phổ thông đáp ứng nhu cầu lại sử dụng chủ yếu tại địa phương và di chuyển từ các vùng trong cả nước mà trình độ nhận thức kém. Chất lượng nguồn nhân lực theo chiều hướng phụ thuộc vào chế độ làm việc và đãi ngộ, vị trí làm việcDo đó nguồn nhân lực phản ánh thực chất của nền kinh tế vùng (tỷ lệ lao động chất lượng cao, lao động có trình độ văn hoá thấp vẫn tồn tại với tỷ lệ lớn). Nhận xét: Theo đặc thù phát triển ngành Hoá chất, ngành công nghiệp có sự nhạy cảm về công tác an toàn trong hoạt động kinh tế, ngành công nghiệp nặng này có đặc thù tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm độc hại. Do đó, yếu tố nhận thức tri thức luôn phải được bổ sung và hoàn thiện. Cũng do đặc thù của ngành Hoá chất, nguồn lao động theo nhu cầu của ngành cần hoàn thiện và có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu khoa học công nghệ tiên tiến nhằm ổn định sản xuất và giảm thiểu rủi ro về môi trường lao động đặc thù của ngành. Hơn nữa, tỷ lệ tri thức phản ánh trình độ nguồn nhân lực trong ngành Hoá chất cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 50 hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo và thu hút nhân tài, nâng cao hiệu quả công nghệ. Từ đó dẫn đến ổn định nguồn nhân lực tiến tới nguồn nhân lực chất lượng cao và hiệu quả. 2.2.4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật Trình độ chuyên môn kỹ thuật trong ngành Hoá chất phản ánh lên sự ổn định và phát triển của ngành. Ngoài trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Trong hoạt động ngành Hoá chất, vấn đề cốt lõi của chất lượng nguồn nhân lực là sự phát triển, sự ổn định về công nghệ và kỹ thuật. Nó thể hiện hai khả năng: Quản lý kinh tế (trình độ văn hoá các ngành kinh tế, tài chính) và quản lý kỹ thuật (trình độ văn hoá các ngành kỹ thuật như Dầu mỏ, Hoá chất, mỏ, cơ khí, than, tin học). Quá trình phát triển nhận lực của ngành phụ thuộc vào sự phân bổ hài hoà hệ thống lao động chất lượng cao trong hệ thống quản lý, theo vùng và theo đặc điểm của từng vùng trong hoạt động của ngành Hoá chất. Để phân tích cụ thể sự phân bổ nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngành. Chúng ta phân tích nguồn nhân lực của ngành có trình độ chuyên môn Đại học trở lên để thấy được rõ tính cấp thiết của nguồn nhân lực ngành Hoá chất. Bảng 2-5. Phân bổ lao động chuyên môn kỹ thuật của ngành Vùng I Vùng II Vùng III Qlý kinh tế Qlý kỹ thuật Qlý kinh tế Qlý kỹ thuật Qlý kinh tế Qlý kỹ thuật Tiến sỹ 3 (100%) 4 (7.7%) 48 (92.3%) 1 (2.38%) 41 (97.62%) Thạc sỹ 5 (12,2%) 36 (87.8%) 73 (44.52%) 91 (55.48%) 61 (38.85%) 96 (61.15%) Đại học 33 (26.2%) 93 (73.8%) 152 (36.98%) 259 (63.02%) 87 (28.71%) 216 (71.29%) Nguồn: Tập đoàn Hoá chất Việt Nam Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 51 Tỷ lệ phân bổ nguồn nhân lực trong các vùng cũng rất khác nhau, xét theo từng vùng phát triển trong quy hoạch ngành Hoá chất thì sự khác biệt đó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện kinh tế - xã hội. - Thứ nhất: sự chênh lệch nhau về điều kiện sống có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân bổ nguồn nhân lực. Ở vùng I, điều kiện sống gặp rất nhiều kho khăn. Hơn nữa tại vùng I khả năng hoạt động thương mại cũng như phân bổ nguồn vốn đầu tư cho ngành hạn chế, cơ sở hoạt động ngành Hoá chất chủ yếu đi vào sản xuất và khai thác mỏ Hoá chất. Sản phẩm ngành hoá là các nguyên liệu thô và nguyên liệu trung gian trong sản xuất công nghiệp. Vì vậy trong ngành hoạt động Hoá chất thì các sản phẩm này giá trị kinh tế không cao, không mang lại sức thu hút cho nguồn nhân lực. Mặt khác vùng kinh tế này chịu nhiều tác động thiên tai như bão, lũ hơn so với vùng II và III nên không hấp dẫn để đầu tư của các tổ chức nước ngoài dẫn đến sự hấp dẫn của lao động trình độ cao giảm. Ở vùng II, nguồn nhân lực trình độ cao là thế mạnh của vùng. Điều kiện kinh tế-xã hội của vùng mang lại nhiều thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Hơn nữa, sức hấp dẫn của vùng này thể hiện mức thu nhập, trình độ dân trí, mật độ dân cư, điều kiện sinh hoạt, điều kiện giao thông thuận lợiđã mang lại cho vùng II một nguồn nhân lực dồi dào và có sự lựa chọn hợp lý và cạnh tranh. Điểm mạnh của vùng này còn thể hiện rõ khả năng cạnh tranh nhân lực trình độ cao do quy hoạch các trường Đại học, cao đẳng trong vùng. Nguồn nhân lực tri thức phát triển tại đây và xu thế ở lại khu vực có điều kiện hơn là tất yếu của người lao động. Vùng III trong quy hoạch hoạt động hóa chất có nhiều điểm thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực của ngành như Giao thông, nếp sống, điều kiện tự nhiên, điều kiện dân sinh. Tuy nhiên sự khác nhau giữ vùng III và vùng II là mức đầu tư từ các tổ chức khác vào ngành rất lớn, mức sống qua đó cải thiện nên đã thu hút được nguồn nhân lực trình độ cao. - Thứ hai: Sự thu hút nhân lực có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ, Đại học Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 52 trong từng vùng cũng khác nhau, nó thể hiện đặc thù của ngành Hoá chất. Ngành Hoá chất là ngành kinh tế có đặc tính kỹ thuật cao, vì vậy sức hấp dẫn của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật luôn có xu hướng mạnh hơn các nhân lực quản lý kinh tế. Môi trường hoạt động và phát huy năng lực của ngành kỹ thuật có phần hấp dẫn hơn so với quản lý kinh tế. Nó thể hiện rõ nhất ở lao động trình độ tiến sỹ (Vùng I: Tiến sỹ kỹ thuật chiếm 100%; Vùng II: Tiến sỹ kinh tế/kỹ thuật là 7.7/92.3; vùng III: Tiến sỹ kinh tế/kỹ thuật là:2.38/97.62), lao động ở trình độ Thạc sỹ (Kinh tế/kỹ thuật) (Vùng I: 12.2/87.8; Vùng II: 44.52/55.48; vùng III: 38.85/61.15), lao động trình độ Đại học (Kinh tế/kỹ thuật) (Vùng I: 26.2/73.8; Vùng II: 36.98/62.02; Vùng III: 28.71/71.29). - Thứ ba: Do đặc điểm riêng của ngành trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần đầu tư chương trình nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đầu tư trí tuệ là một lợi thế rất lớn cho nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật. Sự hỗ trợ của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý, trường học là nguồn nhân lực chất lượng cao cần khai thác. Chính vì vậy, tại các vùng quy hoạch phát triển ngành Hoá chất luôn thể hiện rõ đội ngũ nhân lực có trình độ cao nằm trong vùng II, III. Vùng có ưu tiên trong nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành. Thực trạng nguồn nhân lực của ngành Hoá chất còn được xem xét dưới góc độ phân bổ theo nhóm trong chiến lược phát triển ngành. Điều xem xét dưới góc độ phản ánh chất lượng nguồn nhân lực ở đây thể hiện rõ theo nhu cầu, xu thế phát triển của từng nhóm cụ thể. Qua đó thấy rõ được sự dịch chuyển nguồn nhân lực bên trong ngành Hoá chất một cách rõ rệt. Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 53 Bảng 2-6. Phân bổ lao động theo nhóm hoạt động thuộc ngành Hoá chất Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác Tập đoàn Hoá chất 39 81 67 - - - Nhóm công nghiệp phân bón 21 142 428 1860 1721 6490 Nhóm công nghiệp Hoá chất cơ bản 17 49 73 224 760 2217 Nhóm công nghiệp mỏ Hoá chất 5 29 25 56 438 1791 Nhóm công nghiệp cao su 8 37 110 673 1910 2816 Nhóm Công nghiệp Pin-ắc quy 1 9 41 153 416 768 Nhóm công nghiệp tảy rửa 3 7 36 103 447 1302 Nhóm công nghiệp Hoá chất thực phẩm 3 8 61 91 219 391 Nguồn: Tập đoàn Hoá chất Việt Nam-2012 Số liệu thống kê cho thấy, xu hướng dịch chuyển nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào nhóm có khả năng phát triển kinh tế cao. Ngoài nhóm quản lý chung của ngành có chức năng nghiên cứu phát triển, đội ngũ cán bộ chất lượng cao có xu hướng chuyển dịch theo vùng, nhóm công nghiệp có quy mô và mức đầu tư ưu tiên trong chiến lược phát triển ngành. Thứ nhất, xu thế dịch chuyển nhân lực và nhân lực chất lượng cao về nhóm ngành công nghiệp phân bón, nhu cầu sử dụng lượng lớn sản phẩm phân bón vào sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu. Tỷ lệ tăng trưởng theo năm luôn ở mức 5,3%/năm, cao nhất so với toàn ngành Hoá chất. Nguồn lao động của toàn ngành Hoá chất cũng tập trung chủ yếu vào nhóm công nghiệp phân bón, sức hút nguồn lực vào trong nhóm này là rất cao vì nhu cầu lao động và sản lượng lớn. Hơn nữa các Công ty sản xuất phân bón có quy mô lớn, đầu tư có chiều sâu, phạm vi lớn nên thu hút được nguồn lao động có chất lượng và một lượng lao động cao. Thứ hai, nhóm ngành công nghiệp Hoá chất cơ bản có sản phẩm phụ vụ rộng khắp toàn ngành công nghiệp. Sản phẩm không chỉ phục vụ cho các nhóm ngành khác trong hoạt động Hoá chất mà còn phục vụ cho các ngành kinh tế khác. Vì vậy chất lượng nguồn nhân lực chủ yếu tập trung vào công Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 54 tác triển khai sản phẩm mới, sản phẩm chất lượng và chuyển giao công nghệ. Nguồn nhân lực trong nhóm giữa lao động chất lượng cao và lao động phổ thông có tỷ lệ hài hoà cho thấy sản phẩm của ngành phụ thuộc rất nhiều vào tính ổn định và chất lượng của nguồn nhân lực. Thứ ba, nhóm công nghiệp mỏ Hoá chất: Khả năng ứng dụng công nghiệp khai thác mỏ đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng tương đối cao. Đặc thù của nhóm mỏ hóa chất là khai thác nguyên liệu đầu vào của ngành Hoá chất nên công nghệ khai thác cần có tính an toàn và ổn định. Đội ngũ lao động phục vụ công tác khai thác phải có trình độ cao để tránh gặp rủi ro do năng lực người lao động. Nguồn nhân lực của nhóm cần có sự chọn lựa và đào tạo kỹ thuật đặc thù trong ngành để vận hành hệ thống công nghệ khai thác. Do đó, nguồn nhân lực cho nhóm chiếm ưu thế và độ ổn định ở tỷ lệ cao trong ngành. Thứ tư, nhóm công nghiệp cao su: Chất lượng nguồn nhân lực của nhóm tập trung chủ yếu công tác quản lý và phát triển thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp của nhóm phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ sản lượng các sản phẩm cao su, nhựaNgoài việc mở rộng thị trường trong nước, nhóm công nghiệp ngành cao su phụ thuộc vào giá trị sản lượng xuất khẩu. Sức hấp dẫn nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm này còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng sản phẩm trong nhóm. Thứ năm, nhóm công nghiệp Pin-ắc quy, công nghiệp tảy rửa và công nghiệp thực phẩm: Cả ba nhóm này đều thể hiện chất lượng và nguồn nhân lực hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do sự phát triển có phần không thuận lợi do sức cạnh tranh chưa cao so với các nước đầu tư vào Việt Nam. Lợi nhuận các sản phẩm cho các nhóm công nghiệp này trong ngành Hoá chất không phải là thế mạnh của ngành. Mức đầu tư công nghệ tiên tiến, đầu tư chất xám chưa tương xứng với nhu cầu của toàn xã hội. Do đó chất lượng nguồn nhân lực của các nhóm này còn hạn chế. Cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng toàn diện nhóm kinh tế này. Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 55 Nhận xét: Số liệu khảo sát của Tập đoàn Hoá chất cho thấy tỷ lệ về trình độ chuyên môn kỹ thuật phản ánh rất lớn nhu cầu đặt ra của ngành. Tỷ lệ trình độ chuyên môn trong nguồn nhân lực có ưu tiên rất lớn đến phát triển nhân lực khoa học kỹ thuật. Sự chênh lệch đó cho thấy đặc thù ngành Hoá chất có nhu cầu rất cao về chuyên môn để vận hành hệ thống máy móc và đảm bảo tính an toàn trong nghành Hoá chất. Mặt khác, từng nhóm ngành cụ thể, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cũng khác nhau do yêu cầu của nhóm khác nhau, đồng thời phản ánh xu thế đầu tư khoa học công nghệ, vốn để phát triển nhóm công nghiệp trong ngành Hoá chất. Đây chính là hiệu ứng chuyển dịch nguồn nhân lực trong cùng ngành Hoá chất, rất dễ tạo tâm lý không ổn định cho người lao động. 2.2.5. Tình trạng sức khỏe Ngành Hoá chất nằm trong khối kinh tế thống nhất của Việt Nam. Vì vậy, để thấy được tình trạng thể lực cho ngành chúng ta phải xem xét tình trạng sức khỏe và thể lực của người lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Xét trên tổng thể tình trạng sức khoẻ cả nước, theo khảo sát năm 2013 của Bộ Y tế về tình trạng dinh dưỡng, chỉ số dinh dưỡng của người trưởng thành còn hạn chế và rất không đồng đều giữa các vùng. Tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành phản ánh bởi chỉ số BMI ( Body Mass Index ) cho thấy số người bình thường là 52,1%, người quá gầy chiếm 4,6%, người gầy 12,5%, người hơi gầy 8,1%, số người béo và quá béo 22,4%. Các cuộc điều tra trước đây cho thấy, tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên tỷ lệ người quá béo và quá gày cần được điểu chỉnh cho phù hợp độ tuổi lao động. Quan tâm đến tình trạng sức khoẻ nguồn nhân lực của hoạt động ngành Hoá chất không chỉ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, Chủ trương chung của Tập đoàn Hoá chất, Bộ Công Thương đối với lĩnh vực có yếu tố nguy Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 56 hiểm độc hại còn thể hiện tình trạng sức khoẻ tổng hợp của ngành. Điều đó phản ánh khả năng lao động, chất lượng lao động và năng suất lao động. Kết quả cho thấy, tổng kiểm tra sức khoẻ của ngành theo số liệu báo cáo an toàn vệ sinh lao động năm 2012 như sau: Bảng 2-7. Chỉ số sức khỏe tổng quát của ngành Hoá chất Người Quản lý (%) Người sản xuất trực tiếp (%) Người phải đi điều trị, nghỉ dưỡng Sức khoẻ loại A 87,16 52,2 Sức khoẻ loại B 13,8 34,67 Sức khoẻ loại C 0.04 11,53 Sức khoẻ loại D 1,6 21 Nguồn: Tập đoàn Hoá chất Việt Nam 2012 Các chỉ số sức khoẻ theo số liệu của Tập đoàn Hoá chất cho thấy vẫn còn tỷ lệ sức khoẻ không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đặt ra của ngành. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên do các yếu tố sau: Một là, môi trường làm việc của ngành: sức khoẻ của các hoạt động Hoá chất chủ yếu ảnh hưởng bởi môi trường lao động. Mặc dù đã được cải thiện nhiều so với điều kiện làm việc trước đây nhưng khả năng ảnh hưởng môi trường làm việc này rất rõ rệt. Do đó, sức hấp dẫn đối với nguồn lao động bị hạn chế. Hai là, điều kiện làm việc: nguồn nhân lực chủ yếu trong ngành được thu hút theo từng vùng quy hoạch. Xét trên mặt tổng thể của ngành Hoá chất, các khu vực tập trung trong hoạt động Hoá chất 3 vùng chủ yếu Lào Cai, Khu vực Thành phố Hà Nội, Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thì điều kiện làm việc tại khu vực tỉnh Lào cai có phần khó khăn hơn. Tuy nhiên tổng thể điều kiện làm việc của các ngành kinh tế khác điều kiện làm việc ngành Hoá chất. Ngành Hoá chất còn bị hạn chế rất nhiều do công nghệ chưa cao, diện tích Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 57 làm việc chật hẹp, không thông thoáng do đặc thù ngành. Do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ người lao động, sức hấp dẫn thu hút lao động trí tuệ, giảm tính cạnh tranh so với các ngành kinh tế khác. Ba là, khả năng tại nạn trong ngành Hoá chất tăng cao do các yếu tố tiếp xúc hàng ngày. Mức độ rủi ro cho con người cao nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ chung của ngành kinh tế. Các chỉ số về sức khoẻ trong môi trường làm việc ngành Hoá chất giảm. Vì vậy chỉ số sếp loại sức khoẻ của toàn ngành Hoá chất giảm tỷ lệ tốt và tăng tỷ lệ xấu. Tuy nhiên, so với thống kê những năm trở lại đây, tình trạng sức khoẻ của ngành Hoá chất có phần được cải thiện. Mặc dù không cải thiện rõ rệt nhưng đã cho thấy sự chú trọng đến chất lượng của nguồn nhân lực đã được quan tâm hơn và có phần phát triển. Bảng 2-8: Tỷ lệ sức khoẻ ngành Hoá chất các năm gần đây Năm 2009 (%) Năm 2010 (%) Năm 2011 (%) Năm 2012 (%) Năm 2013 (%) (Chưa chính thức) Sức khoẻ loại A 58.40 58.58 58.50 58.62 58.70 Sức khoẻ loại B 36.51 35.90 36.48 36.31 36.30 Sức khoẻ loại C 5.07 5.49 4.94 5.02 5.84 Sức khoẻ loại D 0.02 0.03 0.08 0.05 0,16 Nguồn: Bộ Lao động – Thương Binh – Xã Hội Thực trạng sức khoẻ nguồn nhân lực ngành Hoá chất trong những năm gân đây có phần ổn định bền vững. Tuy nhiên, để ngành kinh tế Hoá chất phát triển, chúng ta cần có chiến lược để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành. Cải thiện sức khoẻ loại A và giảm tỷ lệ sức khoẻ loại B, hạn chế tối đa các loại C và D để hiệu quả phát huy sức mạnh nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế ngành Hoá chất. Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Đức Thiện Niên khoá: 2011 - 2013 58 Thống kê hiện trạng sức khoẻ của 5 năm gần nhất trong ngành Hoá chất cho thấy. Công tác ổn định và nâng cao chất lượng nhân lực trong ngành cần có định hướng rõ ràng. Tỷ lệ sức khoẻ không đủ khả năng lao động vẫn ở mức cao (0.02 – 0.16)%. Tuy nhiên, con số thống kê này đã được kiểm soát ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273269_6877_1951377.pdf
Tài liệu liên quan