Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xi măng La Hiên

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. iii

MỤC LỤC. iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ . ix

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu.1

3. Đối tượng nghiên cứu.1

4. Phương pháp nghiên cứu.2

5. Kết cấu của luận văn .2

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.3

1.1. Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .3

1.1.1. Khái niệm và phân loại .3

1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh .3

1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu qủa kinh doanh đối với doanh nghiệp trong cơ

chế thị trường .8

1.1.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.9

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .10

1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.10

1.2.1.1. Các yêu cầu để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .10

1.2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .10

1.2.2. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp.22

1.2.2.1. Về mặt thời gian.22

1.2.2.2. Về mặt không gian .22

pdf103 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xi măng La Hiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hành động này làm giảm lợi nhuận của ngành và kết quả đó phụ thuộc vào quyền lực thương thuyết của khách hàng. Một nhóm người mua sẽ có sức mạnh đối với một ngành nghề nếu có những điều kiện, hoàn cảnh sau: - Nhóm người này có tính tập trung cao hoặc mua những khối lượng hàng hóa lớn so với doanh số của người bán. - Sản phẩm nhóm này mua chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng phí tổn người mua bỏ ra. - Những sản phẩm nhóm người này thuộc loại hàng chuẩn hoặc không có tính dị biệt. - Nhóm người này mua ít gặp phải phí tổn chuyển đổi. - Lợi nhuận của nhóm người mua này thấp. - Người mua tạo ra một mối đe dọa có cơ sở là họ có thể rút ra khỏi thị trường. - Sản phẩm không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của người mua. - Người mua có đủ thông tin. 1.3.3.3. Nhà cung cấp Nhà cung ứng có thể tác động một lực mặc cả nhất định đối với các bên tham gia trong ngành nghề bằng cách đe dọa tăng giá bán sản phẩm, giảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc thay đổi các điều kiện bán hàng, thanh toán. Một nhóm những nhà cung ứng sẽ có một sức mạnh mặc cả nếu có những điều kiện sau đây xảy ra: 32 - Nhóm này chỉ do một vài công ty thống trị và tập trung hóa cao hơn ngành nghề mà nhóm này bán hàng. - Nhóm này không chịu sức ép của các sản phẩm thay thế. - Sản phẩm, dịch vụ của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của người mua. 1.3.3.4. Sản phẩm thay thế Tất cả các công ty ở một lĩnh vực ngành nghề có cạnh tranh, theo nghĩa rộng, với những ngành nghề sản xuất những sản phẩm thay thế. Những sản phẩm thay thế ấy làm giảm mức lợi nhuận tiềm ẩn của một ngành nghề bằng cách áp đặt một mức trần đối với những mức giá mà những công ty trong ngành nghề ấy có thể đưa ra trong phạm vi có thể thu được lợi nhuận. Để đánh giá sức ép này người ta thường sử dụng chỉ tiêu thời gian của một vòng đời công nghệ. Nếu vòng đời công nghệ càng ngắn thì sức ép cạnh tranh của các sản phẩm thay thế càng lớn. 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG I Chương I đã trình bày được hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, các quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của việc đưa các nhân tố và chỉ tiêu đánh giá nhằm lấy đó làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II sẽ đi sâu phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên. 34 Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN. 2.1. Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của công ty cổ phần xi măng La Hiên: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 2.1.1.1. Tên và địa chỉ Công ty Hiện nay, Công ty có tên chính thức như sau: - Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI - Tên viết tắt: LHC - Tên tiếng Anh: LA HIEN CENMENT JOIN STOCK COMPANY Biểu tượng của Công ty: Địa chỉ của Công ty: - Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại: 0280 3829154 - Fax: 0280 3829 056 - Tài khoản số: 39010000000429 Ngân hàng ĐT & PT Thái Nguyên. - Email: congtycpxmlh@yahoo.com.vn - Website: - Phương châm hoạt động của công ty: “CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM QUYẾT ĐỊNH SỰ HƯNG THỊNH CỦA CÔNG TY” 2.1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty - Về việc thành lập: Công ty cổ phần xi măng La hiên (tiền thân là Nhà máy xi măng La Hiên) được thành lập theo Quyết định số 925/NL-TCCB ngày 31/12/1994 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công thương), là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Than Nội 35 Địa (tiền thân của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp mỏ Việt Bắc-TKV) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam. Đến ngày 18/12/2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành Quyết định số 3676/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa Nhà máy xi măng La Hiên. Ngày 25/12/2006, Nhà máy xi măng La Hiên được đổi tên thành Nhà máy xi măng La Hiên theo Quyết định số 0299/QĐ-HĐQT do Hội đồng quản trị VVMI ban hành. Ngày 30/01/2007, Nhà máy xi măng La Hiên được chuyển thành đơn vị trực thuộc Công ty TNHH một thành viên-Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc – TKV theo quyết định số 26/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV. Ngày 19/09/2007, Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam ban hành Quyết định số 2228/QĐ-HĐQT về việc phê duyệt phương án và chuyển Nhà máy xi măng La Hiên thành Công ty cổ phần. Ngày 18/10/2007, Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam ban hành Quyết định số 2429/QĐ-HĐQT về việc điều chỉnh phương án cổ phần hóa Nhà máy xi măng La Hiên. Và ngày 01 tháng 1 năm 2008 Công ty cổ phần xi măng La Hiên chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp số: 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và điều lệ của Công ty cổ phần xi măng La Hiên. Công ty cổ phần xi măng La Hiên được hoạt động kinh doanh theo giấy đăng ký kinh doanh số: 1703000349 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 01 tháng 01 năm 2008. - Các sự kiện khác: Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lập được nhiều thành tích xuất sắc, được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng nhì (năm 2009), hạng ba (năm 1999), được Thủ tướng chính phủ, các Bộ ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tặng nhiều bằng khen. 36 2.1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty Sau hai năm thực hiện cổ phần hóa, Công ty đã có những bước phát triển mạnh, cụ thể: Vốn điều lệ 100 tỷ đồng, giá trị tài sản của Công ty trên 700 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng ở mức cao, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch năm đề ra. Công ty hiện có hai dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng với công suất thiết kế 132.000 tấn/năm và một dây chuyền sản xuất xi măng lò quay có công suất 300.000 tấn/năm đi vào hoạt động từ quý III năm 2005. Những năm gần đây Công ty sản xuất đạt 100% công suất thiết kế, xi măng không đủ bán cho khách hàng. Công ty đã xây dựng được hệ thống cung ứng và bán xi măng tại 9 tỉnh ở phía Bắc, đồng thời cung cấp một phần xi măng cho đầu tư xây dựng cơ bản của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty 37 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần xi măng La Hiên (Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự - Công ty cổ phần xi măng La Hiên) P. K ỹ thuật sản xuất xi ă Px. Thành phẩm Px. Lò quay Px. Lò N ung Px. Liệu sống Px. C ấp liệu P. K ỹ thuật an toàn P. H ành chính Đ ội bảo vệ Trạm y tế P. K inh doanh - Thị trường B ộ phận bán hàng P. K ỹ thuật m ỏ Px. K hai thác đất sét Px. V ận tải Px. C ơ điện P. C ơ điện P. Tổ chức nhân sự P. Thanh tra P. K ế hoạch - V ật tư P. K ế toán-Thống kê-Tài chính GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất xi măng Phó Giám đốc Hành chính - Y tế - Bảo vệ Phó Giám đốc Tiêu thụ Phó Giám đốc Khai thác mỏ Phó Giám đốc Kỹ thuật cơ điện và đầu tư XDCB 38 Như vậy, với việc áp dụng mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng, mỗi bộ phận quản lý của Công ty đều có chức năng, nhiệm vụ riêng song đều có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại để hỗ trợ cho nhau. Cách tổ chức này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định. Do đó để hoạt động có hiệu quả, các nhà quản lý của từng bộ phận phải phát huy chức năng của mình và thường xuyên trao đổi, thu thập thông tin báo cáo lên Ban Giám đốc (Giám đốc và các Phó Giám đốc) để đi đến thống nhất và có quyết định đúng đắn nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất - kinh doanh của Công ty. Để phát huy chức năng của các bộ phận quản lý, trước tiên mỗi bộ phận quản lý của Công ty phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình. Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty, tôi được biết chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý của Công ty cổ phần xi măng La Hiên như sau: * Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý + Ban Giám đốc - Giám đốc: Là người đại diện cho toàn bộ công nhân viên trong toàn Công ty, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty. - Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất xi măng: Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc. Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất xi măng chịu trách nhiệm về kỹ thuật, về máy móc thiết bị công nghệ trong sản xuất cũng như xây dựng kế hoạch sửa chữa và mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất. - Phó Giám đốc Kỹ thuật cơ điện và đầu tư XDCB: Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc, chịu trách nhiệm vế các vấn đề cơ khí, điện, vận tải của toàn nhà máy. - Phó Giám đốc Khai thác mỏ: Phụ trách khối khai thác, kỹ thuật mỏ. - Phó Giám đốc Tiêu thụ: Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc, chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm, phụ trách Phòng Kinh doanh - Thị trường, xây dựng kế hoạch tiêu thụ và tìm hiểu thị trường. 39 - Phó Giám đốc Hành chính - Y tế - Bảo vệ: Phụ trách công tác an ninh, đời sống của Công ty. + Các phòng ban chức năng - Phòng Tổ chức nhân sự: Quản lý bộ máy tổ chức, theo dõi quản lý, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ chính của phòng bao gồm: • Thực hiện công tác quản lý lao động trong toàn Công ty nắm vững yêu cầu của sản xuất, tình hình cán bộ công nhân viên chức, giúp Giám đốc bố trí xây dựng bộ máy quản lý và bố trí sử dụng cán bộ công chức, viên chức • Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, hưu trí, mất sức hoặc thôi việc, đồng thời làm công tác tuyển dụng, đào tạo hợp đồng lao động đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty • Giải quyết các vấn đề tiền lương, tiền thưởng y tế và bảo hiểm xã hội và phong trào thi đua trong toàn Công ty. - Phòng Kinh doanh - Thị trường: Thực hiện việc giới thiệu sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, quản lý sản phẩm, ký kết các hợp đồng về mua bán sản phẩm. Nhiệm vụ chính của phòng Kinh doanh – Thị trường là: • Bán sản phẩm, nghiên cứu thăm dò thị trường • Hoạch định các chiến lược tiêu thụ • Giới thiệu quảng cáo sản phẩm • Lập các biểu báo cáo về tình hình tiêu thụ. - Phòng Kế hoạch - Vật tư: Xây dựng kế hoạch cung ứng nhằm đảm bảo cho sản xuất - kinh doanh được tiến hành tốt. Nhiệm vụ chính của phòng là lập kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch tháng, năm trình Giám đốc. • Tổng hợp kế hoạch sản xuất – kinh doanh, kế hoạch bảo hộ lao động và kế hoạch khai thác của nhà máy trình Giám đốc phê duyệt. • Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. • Lập trình xin bổ sung kế hoạch kinh phí cho công tác bảo hộ lao động. • Thảo công văn, hợp đồng kinh tế trong việc bán vật tư hàng hóa, cân đối việc mua bán vật tư hàng hóa theo nhu cầu từng thời điểm sản xuất, thanh lý hợp đồng kinh tế. 40 - Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính: Thống kê, lập kế hoạch tài chính, thực hiện việc hạch toán kinh tế, tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách kinh tế theo đúng quy định và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. • Phòng có chức năng kiểm tra và hạch toán kiểm tra xác định tình trạng tài chính hiện tại và theo dõi hoạt động sản xuất - kinh doanh dưới hình thức tiền tệ vốn dựa trên thước đo giá trị. • Hạch toán chi tiết chi phí mua sắm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, hạch toán với người mua, người bán, với ngân sách Nhà nước, đồng thời theo dõi các nguồn hình thành tài sản. • Tổ chức thông tin kịp thời tới các số liệu cần thiết cho Giám đốc Công ty, lập báo cáo đầy đủ, kịp thời với cơ quan cấp trên. - Phòng Cơ điện: Quản lý điện, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của nhà máy. Nhiệm vụ chính của Phòng Cơ điện là: • Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của nhà máy • Định kỳ tập hợp báo cáo về sửa chữa thiết bị máy móc trong nhà máy - Phòng Kỹ thuật sản xuất xi măng: Quản lý máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ trong nhà máy và công tác điều độ sản xuất; định kỳ tập hợp báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng của Công ty. - Phòng Kỹ thuật an toàn: Hướng dẫn, triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; hướng dẫn, triển khai các văn bản pháp quy về quản lý kỹ thuật an toàn trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, máy, thiết bị; phối hợp với các đơn vị chức năng, thống nhất kế hoạch kiểm định các máy, thiết bị; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kiểm tra kỹ thuật an toàn theo từng tháng, quý, năm. - Phòng Thanh tra (KCS): Quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty, cụ thể: • Đảm bảo đúng chất lượng nguyên vật liệu nhập để sản xuất xi măng • Đảm bảo quy trình kỹ thuật đầu ra của sản phẩm 41 - Phòng hành chính: Quản lý công tác văn thư, tiếp đón khách, tổ chức các cuộc họp. Nhiệm vụ chính của phòng là: • Tiếp đón khách cho Giám đốc • Đóng dấu, tiếp nhận công văn, thư báo, văn bản • Phân loại công văn trình Giám đốc, trực điện thoại, phục vụ hội thảo, hội họp. - Đội bảo vệ: Chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Giám đốc về toàn bộ công tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ sản xuất và tài sản của Công ty, cụ thể: • Lập kế hoạch, phương án tổ chức và quản lý chỉ đạo công tác bảo vệ sản xuất, tài sản của Công ty, phát hiện xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của công nhân viên chức. • Lập phương án và tổ chức chỉ đạo công tác phòng chống cháy nổ, tổ chức phong trào dân quân tự vệ, quần chúng bảo vệ an ninh trật tự. - Trạm y tế: Là nơi phụ trách việc lập kế hoạch hoạt động y tế hàng năm trình Giám đốc duyệt, có kế hoạch cụ thể từng tháng, quý. • Tổ chức huấn luyện cho người lao động về cách sơ cứu khi có tai nạn xảy ra, mua sắm, bảo quản trang thiết bị, thuốc men. • Có nhiệm vụ trực cấp cứu theo ca sản xuất, theo dõi, quản lý sức khỏe cán bộ công nhân viên, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ, và quản lý hồ sơ vệ sinh, môi trường lao động, thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động. Qua việc xem xét chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chức năng, tôi thấy rằng công ty đã phân công chức năng, nhiệm vụ như vậy là tương đối phù hợp với mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý trực tuyến - chức năng mà Công ty đã lựa chọn. Mỗi phòng ban đã có những nhiệm vụ, công việc riêng phù hợp với tên gọi, vị trí ở cấp quản lý của mình. + Các phân xưởng sản xuất Các phân xưởng sản xuất là nơi thực hiện các công việc của quy trình công nghệ sản xuất. Phụ trách các phân xưởng là các Đốc công, các Đốc công chịu trách nhiệm: - Giám sát tiến độ sản xuất của phân xưởng, đảm bảo tiến độ sản xuất, an toàn sản xuất, theo dõi giám sát công nhân lao động. - Đồng thời thực hiện nhiệm vụ do các phòng ban giao, theo dõi chấm công cho lao động trong phân xưởng. 42 Với cách phân chia các phân xưởng sản xuất theo quy trình công nghệ sản xuất, việc quản lý sản xuất trở nên thuận tiện hơn. Bởi vì mỗi bộ phận sản xuất có những đặc điểm khác nhau, chịu sự quản lý của các bộ phận quản lý, các phòng ban chức năng khác nhau. Công ty đã phân công chức năng nhiệm vụ các phân xưởng như vậy là phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1.3.1. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty. Công ty cổ phần Xi măng La Hiên được thành lập với chức năng chính là sản xuất xi măng. Nghành nghề kinh doanh gồm có: - Sản xuất, mua bán xi măng và vật liệu xây dựng - Khai thác, chế biến và mua bán đá, đất sét, các loại khoáng sản - Chế tạo gia công các sản phẩm cơ khí, kết cấu thép, phụ tùng - Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi, điều hòa không khí; hoàn thành hệ thống xây dựng - Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp - Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát... - Mua bán, xuất khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hóa - Vận tải hành khách, hàng hóa bằng ô tô. 2.1.3.2. Các sản phẩm chính và dịch vụ của công ty Sản phẩm chính của Công ty cổ phần Xi măng La Hiên là xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB30 và PCB40 theo TCVN 6260:1997 dùng cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất Clinke pooclăng thương phẩm Cpc40, Cpc50, Cpc60 được sản xuất theo dây chuyền công nghệ lò quay phương pháp khô là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo một hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Như vậy, Công ty cổ phần xi măng La Hiên có nhiều chức năng, nhiệm vụ đa dạng. Tuy nhiên, chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất xi măng (hai loại chính là PCB30 và PCB40) nhằm cung cấp một lượng lớn xi măng cho tỉnh Thái Nguyên và nhiều tỉnh phía Bắc lân cận. 43 2.1.3.3. Công nghệ sản xuất. Nhà máy được sản xuất theo dây truyền liên tục từ đầu vào nguyên liệu cho đến đầu ra sản phẩm xi măng bao. Do vậy, các mối liên hệ của bộ phận sản xuất được thể hiện qua sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy. Hình 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng Đá phụ gia khoáng sản Đất sét, cát non Than, quặng sắt Đạo hàm Đập búa Si lô đá 1.2.3 Sấy Si lô đất sét cát non Si lô than Hệ thống cân định lượng Nghiền Phân ly Si lô.L.si (1.2.3) 44 Hệ thống cân bằng định lượng Nghiền Phân ly Si lô XM (1,2,3,4) Đóng bao Nhập kho Si lô.L.si (4.5) Trộn ẩm Vẽ viên Nung Si lô CLKI Đập Si lô (T. Cao, xỉ) Phụ gia Thạch cao 45 Sơ đồ cho thấy dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng được thiết kế một cách khoa học, đồng bộ và khép kín khâu sản xuất vật liệu đầu vào đến khâu nung clanhke và khâu đầu ra là sản phẩm sản xuất trong mỗi bộ phận, trong từng phân xưởng được nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng một cách khoa học, quy cách, kỹ thuật, chất lượng. - Phân xưởng liệu sống: Thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị nguyên liệu và nghiền bột liệu sống cụ thể : + Đá vôi: Được vận chuyển về nhà máy ô tô về bãi chứa hoặc đổ vào máng đựng hàm khí đã được kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu kỹ thuật cao sau máy đạp bùn đã được đập nhỏ đạt kích thước (40-60mm) sau đó được chuyển vào máy đập búa để đạt kích thước (20mm đưa vào si lô chứa đá vôi). + Đất sét: Khai thác đất sét thịt bằng cơ giới, dùng máy gạt cắt tầng gom thành đống, bốc xúc lên ô tô bằng máy xúc vận chuyển về kho đổ thành đống để đồng nhất sơ bộ, lấy mẫu phân tích tại đầu kho (sau khi đã đồng nhất kiểm tra đạt yêu cầu đưa vào máy sấy rồi vào si lô chứa) . + Quặng sắt : Được nhập về đổ xuống bãi chứa kiểm tra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tiến hành phỏi, đồng nhất kiểm tra chất lượng sau đó cào vào si lô quặng sắt. + Cát non được nhập về đổ xuống bãi chứa kiểm tra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đồng nhất, lấy mẫu kiểm tra chất lượng rồi đưa vào si lô chứa cát. + Than cám: Than nhập về đổ xuống bãi riêng 20-25 tấn, lấy một mẫu kiểm tra, làm đồng nhất, đều bằng máy xúc hoặc máy gạt thành từng lô 100-200 tấn lấy mẫu kiểm tra lần 2 đo độ ẩm đạt yêu cầu chuyển vào si lô chứa. + Các loại nguyên liệu sống từ các si lô chứa được cấp vào máy nghiền qua hệ thống cân điện tử. Bột liệu sống sau máy nghiền qua máy phân ly để đảm bảo độ mịn theo yêu cầu rồi đổi vào các si lô. Bột liệu sống sau máy phân ly được kiểm tra từng giờ. + Phân xưởng lò nung : Thực hiện nhiệm vụ đồng nhất liệu sống và nung luyện clanh ke. + Đồng nhất bột liệu sống trước khi đưa vào bó bằng phương pháp rút ở nhiều si lô theo tỉ lệ nhất định để vào si lô đồng nhất. + Nung Clinker: 46 Bột liệu và nước định lượng trong máy trộn ẩm, sau đó đưa xuống máy vê viên. Viên liệu cần có kích thước hợp lý từ 5-10mm, 75% độ ẩm và 12-14% viên liệu cần được đưa vào lò thực hiện quá trình nung Clinker. Clinker khi ra lò được kiểm tra phân loại và được đưa vào các si lô chứa. Phân xưởng thành phần: nhiệm vụ cấp phụ gia, thạch cao, nghiền xi măng và đóng bao xi măng. + Thạch cao được nhập về bãi, lấy mẫu kiểm tra chất lượng sau đó đưa vào máy đập hàm và đập búa đến kích thước nhỏ hơn 25mm trước khi đưa vào si lô chứa thạch cao. + Phụ gia nhập về được gia công trong máy đập hàm và đập búa ở phân xưởng liệu sống và vận chuyển thành kho của phân xưởng và đưa vào hệ thống băng tải, gẫy nâng và đưa vào si lô chứa phụ gia. + Nghiền xi măng: Xi măng được nghiền từ Clinher, thạch cao và phụ gia từ các si lô chứa được cấp qua hệ thống cân bằng điện tử để định lượng, đưa vào máy nghiền chu trình kín có máy phân ly trung gian và hệ thống làm lạnh bằng nước bột xi-măng nghiền được phân loại theo chất lượng và đưa vào các si lô chứa. + Đóng bao xi măng: Xi măng từ các si lô được cấp vào máy đóng bao theo tỷ lệ nhất định. Vỏ bao đựng xi măng được đóng dấu sê ri. Bao xi măng được vận chuyển xếp vào khu chứa theo lô, trong lô xếp mỗi chồng 10 bao thẳng hàng. Xi măng bao trước khi xuất xưởng được kiểm tra đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam 6230 ; 1997. 2.1.3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh thời gian qua. - Trong năm Công ty đã không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra do thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, tuy nhiên vẫn đảm bảo duy trì ổn định và giữ vững các vùng thị trường truyền thống. - Trong năm Công ty cũng đã mở thêm một số vùng thị trường mới, lựa chọn các đối tượng khách hàng có tiềm lực kinh tế tốt. Đánh giá các đối tượng cạnh tranh để xây dựng các chính sách bán hàng hợp lý nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh và thu hồi được công nợ sau bán hàng. 47 - Duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống và làm việc cho người lao động, không để sản phẩm tồn kho làm giảm chất lượng sản phẩm và ứ đọng vốn. Bảng 2.1: Tình hình thực hiện so với kế hoạch STT Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2012 TH năm 2012 TH/KH 2012 TH 2012 2011 A Chỉ tiêu hiện vật I Sản lượng sản xuất Tấn 800.000 723.834,14 90,47% 97,60% 1 Xi măng “ 784.762 718.454,46 91,55% 98,38% 2 Clinker thương phẩm “ 15.238 5.379,68 35,30% 47,46% II Sản lượng tiêu thụ “ 800.000 724.142,14 90,51% 97,69% 1 Xi măng “ 784.762 718.762,46 91,59% 98,47% 2 Clinker thương phẩm “ 15.238 5.379,68 35,30% 47,46% B DT, thu nhập khác 768.579,0 0 658.627,22 85,69% 99,64% 1 Xi măng Tr.đ 757.496,8 4 641.263,72 84,66% 98,87% 2 Clinker thương phẩm Tr.đ 11.082,16 3.718,73 33,56% 47,32% 3 Doanh thu khác Tr.đ 13.644,76 299,84% C Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 6.966,00 (9.962,96) (143,02) D Cổ tức 5% 0% E Nộp NS Nhà nước Tr.đ 16.000,00 21.706,72 135,67% 108,65% F Lao động và thu nhập 1 Lao động bình quân Người 922 854 92,62% 94,78% 2 Thu nhập bình quân đ/ng/th 4.619.216 4.669.679 101,09% 101,38% (Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty năm 2012) 48 * Nguyên nhân chủ yếu không hoàn thành kế hoạch năm và thấp hơn năm liền kề: - Năm 2012 trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới biến động rất phức tạp và khó khăn nhiều hơn năm 2011. Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, hệ quả là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn đó. Về chi phí giá cả vật tư đầu vào có nhiều biến động do Nhà nước điều chỉnh tăng giá xăng dầu, tăng giá điện. Giá than tăng và sự tăng giá của các vật tư, nguyên vật liệu đầu vào làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, trong khi đó giá bán sản phẩm tăng không đáng kể do cung nhiều hơn cầu, sản phẩm chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Điều đó đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2.2. Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên. 2.2.1. Phân tích hiệu quả tài chính 2.2.1.1. Tình hình tài chính của công ty Phân tích kinh doanh là việc phân chia, phân giải các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận động, phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Phân tích kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của con người. Kinh doanh theo đúng nghĩa của từ là hoạt động kiếm lời, là hoạt động sinh lợi của con người. Bởi vậy, con người thường xuyên điều tra, tính toán, cân nhắc, soạn thảo và lựa chọn p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272642_0441_1951729.pdf
Tài liệu liên quan