MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận
văn 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Cấu trúc của luận văn 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 3
1.1. Cơ sở lý luận về thuế GTGT 3
1.1.1. Khái niệm thuế GTGT 3
1.1.2. Đặc trưng của thuế GTGT 3
1.1.3. Các phương pháp xác định thuế GTGT 6
1.1.4. Quá trình ban hành và hoàn thiện Luật thuế GTGT đến
năm 2011 ở Việt Nam 11
1.2. Quản lý thuế GTGT 12
1.2.1. Nội dung quản lý thuế GTGT 12
1.2.2. Sự cần thiết thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thuế
GTGT 15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT 17
1.3.1. Cơ quan quản lý thu thuế 17
1.3.2. Người nộp thuế 20
1.4. Các yêu cầu của Nhà nước trong hoạt động thu thuế GTGT 20
1.4.1. Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước 20
1.4.2. Đảm bảo khách quan, công bằng nhằm khuyến khích mọi
93 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Nam Định quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thuế VAT theo loại hình doanh nghiệp ở Văn
phòng Cục thuế tỉnh Nam Định.
ĐVT: %
Năm
Tổng thu
thuế
GTGT
DN
trung
ương
DN địa
phương
DN đầu tư
nước ngoài
DN ngoài
quốc
doanh
Đơn vị
khác
2007 18,45 -5,34 106,55 -75,51 28,18 -63,04
2008 10,34 18,97 -15,93 2.816,67 7,04 -64,71
2009 8,67 13,38 24,76 -69,81 7,34 -50,00
2010 5,00 -15,57 4,55 -11,99 13,35 2.766,67
2011 63,60 248,41 820,64 1.870,97 -16,59 302,33
Nguồn: Phần mềm quản lý thuế tại Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định
Từ số trên bảng 2.6 ta thấy từ năm 2007-2011 số thu thuế GTGT của các
doanh nghiệp do văn phòng Cục thuế Nam Định quản lý có số thu luôn năm sau cao
hơn năm trước. Tuy nhiên số thu thuế GTGT có tốc độ tăng trưởng không ổn định,
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 38 - Lớp Cao học QTKD 2010
khu vực DN ngoài quốc doanh có số thu thuế GTGT năm sau luôn cao hơn so với
năm trước, năm 2011 thấp hơn năm 2010 là 16,59% và số thu thuế GTGT khu vực
DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị khác năm 2011 tăng đột
biến so năm 2010.
Với những số liệu phân tích trên đây cho thấy thì doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp có đóng góp số thuế GTGT
lớn nhất. Số liệu này cho thấy, để quản lý tốt hơn về thu nộp GTGT thì cần tập
trung hơn nữa vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp thuộc
sở hữu nhà nước.
Mục tiêu công tác quản lý thuế GTGT cũng là một trong những mục tiêu
quản lý thuế nói chung của Cục thuế tỉnh Nam Định được thể hiện ở công tác giao
dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2011 và quản lý thu ở các lĩnh vực thu:
Cục thuế đã chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở kế hoạch và đầu tư
tham mưu cho UBND tỉnh giao dự toán thu cho các huyện, thành phố với số giao
tăng từ 5% trở lên so với Bộ Tài chính giao, công tác giao dự toán thu ngân sách
hàng năm được thực hiện xong trước ngày 31/12 và đảm bảo đúng quy định của
Luật NSNN.
Công tác quản lý một số lĩnh vực thu năm 2011 như sau:
- Thu DN trung ương 171,2 tỷ, đạt 118% dự toán trung ương và dự toán tỉnh,
bằng 130% so năm 2010 trong đó Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định là 160,6 tỷ
chiếm 93,8% số thu doanh nghiệp trung ương.
- Thu DN địa phương 153,3 tỷ, đạt 109% dự toán trung ương, 106% dự toán
tỉnh và bằng 114% so với năm 2010 trong đó Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định
123,3 tỷ chiếm 80,4% số thu DN địa phương.
- Thu Công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh 339,9 tỷ, đạt 111% dự
toán trung ương và dự toán tỉnh, bằng 139% so với năm 2010 trong đó Văn phòng
Cục thuế tỉnh Nam Định 144,3 tỷ chiếm 42,5% số thu doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 39 - Lớp Cao học QTKD 2010
- Thu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 21,6 tỷ, đạt 309% dự toán trung ương,
240 dự toán tỉnh, bằng 121% so năm 2010.
- Thu tiền sử dụng đất 516,7 tỷ, đạt 207% dự toán trung ương, 178% dự toán
tỉnh, bằng 185% so năm 2010.
- Thu lệ phí trước bạ 97,5 tỷ, đạt 135% dự toán trung ương và dự toán tỉnh,
bằng 130% so năm 2010.
- Thu phí, lệ phí 19,9 tỷ, đạt 111% dự toán trung ương và dự toán tỉnh, bằng
101% so năm 2010.
- Thu phí xăng dầu 119,3 tỷ, đạt 117% dự toán trung ương, 116% dự toán
tỉnh và bằng 121% so năm 2010.
2.3. Phân tích công tác quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Nam
Định.
2.3.1. Về phân cấp quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp:
Việc phân cấp quản lý thuế GTGT của Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định
đã căn cứ vào đối tượng quản lý, dựa vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, đặc
điểm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp do Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định
quản lý là các doanh nghiệp thuộc địa bàn thành phố Nam Định có quy mô lớn so
với tỉnh, có ngành nghề kinh doanh phức tạp, doanh nghiệp ở các khu công nghiệp
và các doanh nghiệp nhà nước. Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định phân cấp quản
lý thu thuế đối với hai Phòng kiểm tra thuế. Phòng kiểm tra thuế số 1 giúp Cục
trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán
thu đối với các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp có thu và các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phòng kiểm tra thuế số 2 giúp Cục trưởng
Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đơn vị khác. Văn phòng Cục thuế tỉnh
Nam Định cũng phân cấp nhiệm vụ cho các phòng chức năng khác như: Phòng
Tuyên truyền hỗ trợ, Phòng Kê khai và Kế toán thuế, Phòng Quản lý nợ và cưỡng
chế nợ thuế, Phòng Thanh tra thuế, Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán, Phòng
Quản lý thuế thu nhập cá nhân, Phòng Quản lý các khoản thu từ đất, Phòng Tin học,
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 40 - Lớp Cao học QTKD 2010
Phòng Kiểm tra nội bộ, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính Quản trị Tài vụ
Ấn chỉ. Mỗi phòng có chức năng khác nhau và thực hiện các công việc khác nhau
và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Văn phòng Cục thuế về công việc của mình, từ
đó tăng cường công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng.
2.3.2. Về ban hành và thực hiện quy trình quản lý thuế GTGT đối với
doanh nghiệp:
Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp được thực hiện theo
quy định tại:
*/ Quy trình đăng ký thuế (Ban hành kèm theo Quyết định số 443/QĐ-TCT
ngày 29/4/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế): Thực hiện các quy định về
Đăng ký thuế của Luật quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
thi hành Luật Quản lý thuế. Cải tiến thủ tục quản lý thuế, chuẩn hoá công tác quản
lý thuế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế.
*/ Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế (Ban hành kèm
theo Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục
thuế ): nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành
chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ,
đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế hiện hành và các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật.
*/ Quy trình quản lý nợ thuế ( Ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-
TCT ngày 14/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế): nhằm quy định trách
nhiệm, nội dung, trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện của cơ quan thuế và công
chức thuế trong việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu, đôn đốc thu hồi và xử lý các
khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN, đã được
quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế, để triển khai thực
hiện thống nhất trong cơ quan thuế các cấp.
*/ Quy trình cưỡng chế nợ thuế (Ban hành kèm theo Quyết định số
490/QĐ-TCT ngày 8/5/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế). Quy trình này
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 41 - Lớp Cao học QTKD 2010
chỉ áp dụng đối với các trường hợp là người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt vi
phạm pháp luật về thuế.
*/ Quy trình hoàn thuế (Ban hành kèm theo Quyết định Quyết định số
905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế). Ban hành quy
trình hoàn thuế với mục đích:
+ Xác định cụ thể nội dung và trình tự công việc cơ quan thuế, công chức
thuế thực hiện giải quyết hoàn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế;
+ Nhằm cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết hoàn thuế cho
người nộp thuế:
+ Nhằm hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đúng các thủ tục hành chính và
các quy định của pháp luật thuế, Luật Quản lý thuế về hoàn thuế; Cơ quan thuế thực
hiện kiểm tra hồ sơ theo trình tự và nội dung quy định.
*/ Quy trình kiểm tra thuế (Ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-TCT
ngày 29/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế).
- Mục đích:
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm
chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi
phạm về thuế.
+ Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong
việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế.
+ Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế từ đó tránh gây
phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ.
- Phạm vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng cho cán bộ kiểm tra thuế thuộc Cục thuế, Chi cục thuế
trong việc thực hiện kiểm tra hồ sơ khai các loại thuế và hồ sơ khai các khoản thu
phải nộp NSNN theo từng lần phát sinh, theo tháng, quý và năm (gọi chung là hồ sơ
khai thuế).
- Yêu cầu đối với cán bộ kiểm tra hồ sơ khai thuế:
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 42 - Lớp Cao học QTKD 2010
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát các loại hồ sơ khai thuế được giao mà người
nộp thuế gửi đến cơ quan Thuế.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra đối với các hồ sơ khai thuế được
giao.
+ Giữ bí mật thông tin được phản ánh trong hồ sơ khai thuế của người nộp
thuế trừ các trường hợp công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người
nộp thuế theo quy định Luật Quản lý thuế.
Các bộ phận của Văn phòng Cục thuế tham gia thực hiện các quy trình:
- Bộ phận Đăng ký thuế: là bộ phận thực hiện nhiệm vụ đăng ký thuế và cấp
mã số thuế cho NNT thuộc Phòng Kê khai và Kế toán thuế tại Văn phòng Cục thuế.
- Bộ phận Kê khai và kế toán thuế: Phòng Kê khai và Kế toán thuế tại Văn
phòng Cục thuế.
- Bộ phận Hỗ trợ người nộp thuế: Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp
thuế tại Văn phòng Cục thuế.
- Bộ phận quản lý thu nợ: Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế tại Văn
phòng Cục thuế.
- Bộ phận Kiểm tra: Phòng Kiểm tra thuế số 1 và Phòng Kiểm tra thuế số 2
tại Văn phòng Cục thuế.
- Bộ phận Tin học: Phòng Tin học tại Văn phòng Cục thuế.
- Bộ phận Hành chính văn thư.
Thực trạng thực hiện các quy trình của các bộ phận chức năng trong
thời gian qua như sau:
2.3.2.1. Công tác Đăng ký thuế.
Đăng ký thuế là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thuế. Hoạt động đăng
ký thuế nếu làm tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế thực hiện
nghĩa vụ thuế của mình, hạn chế thất thu thuế, đảm bảo cho chính sách thuế được
thực hiện tốt. Với ý nghĩa đó, Cục thuế Nam định đã rất quan tâm tới hoạt động này.
Những quy định cho đăng ký thuế được hướng dẫn, thông báo công khai, cụ thể, rõ
ràng để việc đăng ký thuế được thuận lợi. Ngoài ra, các cán bộ thực hiện công tác
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 43 - Lớp Cao học QTKD 2010
đăng ký thuế còn có trách nhiệm rà soát, đối chiếu, kiểm tra thường xuyên các cơ sở
kinh doanh trên địa bàn nhằm phát hiện các cơ sở, hộ cá nhân có hoạt động SXKD
chưa đăng ký thuế để hướng dẫn đăng ký thuế và đưa vào quản lý thu. Năm 2011
cấp mã số thuế cho 622 doanh nghiệp qua cơ chế “một cửa” liên thông. Cán bộ làm
bộ phận đăng ký thuế sau khi cấp mã số thuế cho doanh nghiệp sẽ phân cấp doanh
nghiệp để quản lý. Trong đó theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định thì
Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định sẽ theo dõi doanh nghiệp ở các Khu công
nghiệp, và các doanh nghiệp Nhà nước. Còn lại sẽ phân cấp cho các Chi cục thuế để
theo dõi.
2.3.2.2. Công tác Kê khai, kế toán thuế.
Hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp tự kê
khai, nộp đầy đủ, đúng hạn hồ sơ khai thuế, kiểm tra chặt chẽ nội dung kê khai,
phân tích tờ khai để phát hiện kê khai sai, có dấu hiệu gian lận để yêu cầu doanh
nghiệp điều chỉnh hoặc kê khai lại. Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ người
nộp thuế trong việc lập tờ khai, xử lý phạt chậm nộp tờ khai và không nộp tờ khai,
số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn đã tăng lên cả về số lượng và chất
lượng.
2.3.2.3. Công tác Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.
Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định đã không ngừng hoàn thiện công tác
tuyên truyền, hỏi đáp chính sách thuế và tăng cường hỗ trợ người nộp thuế nhằm
nâng cao sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Trong năm, đã
cung cấp 2.750 ấn phẩm, 3.500 lượt văn bản. Hướng dẫn, trả lời vướng mắc về chế
độ chính sách thuế bằng nhiều hình thức với tổng số 1.768 lượt đối tượng người
nộp thuế.
Phối hợp với các cơ quan như Báo Nam Định, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Đài
phát thanh truyền hình tỉnh, truyền hình cáp Nam Định và các phương tiện thông tin
đại chúng thường xuyên tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế. Đã thực hiện
tuyên truyền 348 lượt trên Đài truyền hình, 2.048 lượt trên Đài phát thanh tỉnh và
các huyện, đăng tải trên báo và tạp chí 83 số, trên panô áp phích là 43 lượt, tổ chức
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 44 - Lớp Cao học QTKD 2010
họp báo 01 cuộc về Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế bảo vệ môi
trường.
2.3.2.4. Công tác Hoàn thuế.
- Thực hiện nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy định của Luật Quản lý
thuế và Quy trình hoàn thuế nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
nhanh chóng quay vòng vốn để nâng cao cao hiệu quả trong sử dụng vốn, góp phần
thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Năm 2011, Cục thuế Nam Định đã giải
quyết hoàn thuế cho 138 hồ sơ với số thuế đã hoàn là 292 tỷ đồng. Trong đó: hoàn
cho xuất khẩu là 123 tỷ; dự án ODA là 7,6tỷ; đầu tư mới, mở rộng và các trường
hợp khác là 161,4 tỷ đồng.
2.3.2.5. Công tác Kiểm tra, xác minh hoá đơn.
- Kiểm tra hoàn thuế GTGT:
+ Kiểm tra trước khi hoàn thuế: 41 hồ sơ, kết quả xác định số thuế không
đủ điều kiện và loại trước khi hoàn là 5.948 triệu đồng, quyết định truy thu 68 triệu
đồng, phạt vi phạm pháp luật về thuế 75 triệu đồng, các đơn vị đã chấp hành nộp
đầy đủ số tiền thuế truy thu và vi phạm vào NSNN.
+ Kiểm tra sau khi hoàn thuế: 91 hồ sơ, quyết định thu hồi số tiền thuế đã
hoàn là 1.485 triệu đồng, phạt vi phạm pháp luật về thuế 423 triệu đồng, các đơn vị
đã chấp hành nộp đầy đủ số tiền thuế truy thu và vi phạm vào NSNN.
- Kiểm tra hồ sơ khai thuế 5.044 lượt hồ sơ, yêu cầu điều chỉnh 80 hồ sơ, số
thuế điều chỉnh tăng 387 triệu đồng.
- Công tác xác minh hoá đơn: gửi đi xác minh 4875 số hoá đơn, có kết quả
trả lời 3.134 số hoá đơn; nhận xác minh 4.852 số hoá đơn, trả lời được 2.807 số hoá
đơn. Qua công tác xác minh hoá đơn đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm
về sử dụng hoá đơn.
- Công tác tiếp nhận đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện
đúng theo Luật khiếu nại tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Năm 2011 đã
giải quyết dứt điểm 5 đơn tố cáo và 4 đơn khiếu nại.
2.3.2.6. Công tác Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 45 - Lớp Cao học QTKD 2010
Đến hết ngày 31/12/2011 tổng số nợ thuế của các doanh nghiệp do Văn
phòng Cục thuế tỉnh Nam Định quản lý là 119.861 triệu đồng, bằng 19,01% tổng số
thu Văn phòng Cục thuế Nam Định năm 2011. Trong đó số thuế GTGT nợ là
21.180 triệu đồng, chiếm 17,67% tổng số nợ thuế, bằng 3,36% tổng số thu thuế của
Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định và bằng 8,39% tổng số thu thuế GTGT của
Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định năm 2011.
Các doanh nghiệp có số nợ thuế lớn như: Công ty TNHH Đức Phương,
Công ty Cổ phần bia NaDa, Công ty Cổ phần tập đoàn Honlei Việt Nam, Công ty
TNHH Luveco, Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Nam Hà, Công ty CP xây
lắp điện Nam Hà, Công ty Cổ phần xây lắp I Nam Định, Công ty CP thương mại
Nam Định.
2.3.2.7. Công tác Tin học:
Đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại ngành thuế, từ cơ chế quản lý cũ sang cơ
chế quản lý theo chức năng, Người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp, tự chịu trách
nhiệm. Trong giai đoạn 2007-2011, Ngành thuế toàn quốc nói chung và ngành thuế
tỉnh Nam Định nói riêng đã triển khai, nâng cấp rất nhiều các ứng dụng CNTT phục
vụ công tác này:
- Đối với cơ quan thuế cấp cục và Chi cục thuế:
+ Triển khai, nâng cấp các ứng dụng quản lý thuế cấp Cục (QLT_TKN), cấp
Chi cục (VATCC và VATWIN): Là các ứng dụng chủ đạo, cốt lõi trong hệ thống
ứng dụng CNTT của ngành thuế. Các ứng dụng này quản lý bao quát toàn bộ Người
nộp thuế: Từ các doanh nghiệp tới các hộ và cá nhân thu nhập cao ... Các ứng dụng
này cho phép cơ quan thuế quản lý Người nộp thuế về các mặt: tự động theo dõi số
thu, nộp thuế, cung cấp tối đa thông tin cho người nộp thuế, hỗ trợ phân tích thông
tin để thanh tra, kiểm tra thuế, phục vụ cho các lĩnh vực quản lý nội bộ ngành.
+ Triển khai, nâng cấp ứng dụng đăng ký cấp mã số thuế cấp cục (TINC),
cấp Chi cục (TINCC): Đảm bảo việc cấp MST cho doanh nghiệp hộ cá thể, cá nhân
nộp thuế thay đổi thông tin cho người nộp thuế theo đúng thời gian quy định, quản
lý người nộp thuế chính xác.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 46 - Lớp Cao học QTKD 2010
+ Triển khai ứng dụng phục vụ công tác thanh tra thuế (TTR) cấp Cục và cấp
Chi cục, ứng dụng phục vụ Báo cáo tài chính cấp Cục và Chi cục (BCTC); ứng
dụng QLAC, ứng dụng quản lý nợ (QTN), ứng dụng quản lý hồ sơ thuế (QHSCC),
các ứng dụng hỗ trợ Nhận tờ khai mã vạch 2 chiều, ứng dụng kết nối trao đổi thông
tin Thuế - Kho bạc - Hải quan, ứng dụng đăng ký cấp MST một cửa liên thông
Thuế - Sở Kế hoạch đầu tư, ứng dụng quản lý thuế đất .....
Ngoài ra trong giai đoạn này ngành thuế Nam Định đã đưa các trang tin điện
tử nội ngành của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế. Trang web Cục thuế tỉnh như một
kênh cung cấp 1 kênh hữu ích để tìm kiếm, tra cứu các văn bản pháp quy, các văn
bản hướng dẫn thuế.
- Đối với Người nộp thuế: Để tạo điều kiện ngày một tốt hơn cho NNT, cơ
quan thuế đã phát triển và cung cấp miễn phí cho NNT các ứng dụng giúp NNT kê
khai, nộp thuế, hoàn thành các thủ tục, nghĩa vụ về Thuế tốt hơn. Cụ thể: Ứng dụng
Nhập tờ khai mã vạch 2 chiều (HTKK)...
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, hiện đại
hoá công sở. Cán bộ công chức được trang bị máy tính để bàn để sử dụng, 100%
lãnh đạo phòng được trang bị máy tính xách tay để phục vụ công tác chuyên môn
nghiệp vụ. Năm 2011 đã triển khai các chương trình ứng dụng phần mềm quản lý
thuế cấp Chi cục trên môi trường mới, phối hợp cùng Tổng cục thuế triển khai mô
hình quản lý thuế cấp Cục cho Chi cục thuế thành phố Nam Định. Triển khai mở
rộng các ứng dụng phần mềm phục vụ kết nối thu NSNN, trao đổi thông tin ngành
Thuế - Kho bạc - Hải quan, nâng cấp các chương trình ứng dụng đã triển khai trước
đây.
2.3.3. Xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ:
Thực hiện Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2009 của
Thủ tướng Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14
tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế. Cơ cấu tổ
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 47 - Lớp Cao học QTKD 2010
chức, bộ máy của Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định hiện nay bao gồm 1 Cục
trưởng 2 Phó cục trưởng và 13 phòng thuộc văn phòng Cục thuế:
*/ Phòng tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế.
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác tuyền truyền về chính
sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý. Tổng
số cán bộ, công chức: 8.
*/ Phòng kê khai và kế toán thuế.
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ
sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục quản lý. Tổng số cán
bộ, công chức: 12.
*/ Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn
đốc thu tiền nợ thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
Tổng số cán bộ, công chức: 6.
*/ Phòng kiểm tra thuế số 1.
Giúp Cục trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm
thực hiện dự toán thu đối với doanh nghiệp nhà nước (gồm doanh nghiệp trung
ương và địa phương); các đơn vị sự nghiệp có thu, các đơn vị thu phí và lệ phí thuộc
các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám
sát kê khai thuế đối với Chi cục thuế các huyện: Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ,
Nghĩa Hưng, Nam Trực. Tổng số cán bộ, công chức: 9.
*/ Phòng kiểm tra thuế số 2.
Được thành lập từ tháng 6/2010. Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám
sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài; Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác
kiểm tra, giám sát kê khai thuế đối với các huyện: Trực Ninh, Mỹ Lộc, Ý Yên, Vụ
Bản, Thành phố Nam Định. Tổng số cán bộ, công chức: 8.
*/ Phòng thanh tra thuế.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 48 - Lớp Cao học QTKD 2010
Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp
thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế;
gian lận thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi Văn phòng Cục Thuế quản lý.
Tổng số cán bộ, công chức: 13.
*/ Phòng tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán.
Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý
thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà
nước thuộc phạm vi Văn phòng Cục Thuế quản lý. Tổ chức thực hiện công tác pháp
chế về thuế thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Cục Thuế quản lý. Tổng số cán
bộ, công chức: 10.
*/ Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính
sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ
chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc
phạm vi quản lý của Văn phòng Cục Thuế. Tổng số cán bộ, công chức: 6.
*/ Phòng kiểm tra nội bộ.
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác
kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế;
giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan
thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên
quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công
chức thuế trong phạm vi quản lý Cục trưởng Cục Thuế. Tổng số cán bộ, công chức:
6.
*/ Phòng Tin học.
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết
bị tin học ngành Thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác
quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng
tin học trong công tác quản lý. Tổng số cán bộ, công chức là 5.
*/ Phòng tổ chức cán bộ.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Trần Mạnh Hùng - 49 - Lớp Cao học QTKD 2010
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác
tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện
công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế. Tổng số cán bộ, công chức: 5.
*/ Phòng hành chính - quản trị - tài vụ - ấn chỉ.
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác
hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục thuế. Tổng số cán bộ, công chức:
24.
*/ Phòng Quản lý các khoản thu từ đất.
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoản thu
từ đất trên địa bàn Cục Thuế quản lý. Tổng số cán bộ, công chức: 6.
2.3.4. Đánh giá những thành công:
2.3.4.1. Về mục tiêu:
Tổng thu do Văn phòng Cục thuế tỉnh Nam Định quản lý chiếm tỷ trọng
38,2% tổng thu nội địa. Ngành thuế Nam Định nói chung và Cục thuế Nam Định
nói riêng đã phấn đấu hoàn thành vượt mức tổng thế dự toán được Bộ Tài Chính,
Uỷ ban nhân dân tỉnh và Tổng cục thuế giao và như vậy có thể nói, trong công tác
quản lý thuế GTGT, việc xác định các nhiệm vụ, các mục tiêu đã được quán triệt
tương đối phù hợp.
2.3.4.2. Về phân cấp:
Cục thuế đã áp dụng mô hình tổ chức theo chức năng. Theo mô hình này,
trong một cơ quan thuế, Cục thuế tổ chức ra các phòng chức năng riêng rẽ, mỗi
phòng thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc
thuế, ví dụ: Phòng Xử lý tờ khai thuế, Phòng Tính thuế, Phòng Kiểm tra đối tượng
nộp thuế...Tránh gây sự phiền hà cho người nộp thuế, tạo điều kiện cho người nộp
thuế tự tính, tự khai, tự nộp, xác định nghĩa vụ nộp thuế của mình và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ khai thuế đã
nộp cho cơ quan thuế. Việc phân cấp như vậy, cho tới nay chưa thấy những khiếm
khuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271761_6677_1951681.pdf