1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 5
3.1. Mục đích .5
3.2. Nhiệm vụ .5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu .5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .5
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn. 6
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn. 6
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6
7.1. Ý nghĩa lý luận.6
7.2. Ý nghĩa thực tiễn.6
8. Kết cấu của luận văn. 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN. 8
1.1. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT
ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN. 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu và đối tượng của kiểm tra sau thông quan.8
1.1.2. Phân biệt kiểm tra sau thông quan với một số nghiệp vụ có liên quan.15
1.1.3. Phân loại nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan .18
1.1.4. Vai trò của kiểm tra sau thông quan .20
1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM
TRA SAU THÔNG QUAN.21
1.2.1. Nội dung của hoạt động kiểm tra sau thông quan.21
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra sau thông quan .30
1.3. KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN CỦA
MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH.37
1.3.1. Kinh nghiệm trong hoạt động kiểm tra sau thông quan của một số địa phương .37
1.3.2. Bài học rút ra cho Cục Hải quan Quảng Ninh .42
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH . 45
2.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH .45
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan Quảng Ninh và hoạt động kiểm tra sau
thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh.45
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục
Hải quan Quảng Ninh.49
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI
QUAN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008-2013 VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 51
2.2.1. Thực trạng hoạt động thu thập, xử lý thông tin, xác định đối tượng phải
118 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài
chính ra Nghị định số 192-TC về hệ thống tổ chức các cơ quan thuế quan và thuế
gián thu từ trung ương đến địa phương và khu vực; vùng Quảng Ninh ngày nay
thuộc về khu vực thứ nhất của Bắc bộ và có 4 chánh thu sở, 5 phụ thu sở. Tuy
nhiên, do tình hình chính trị lúc bấy giờ phức tạp nên các tổ chức này chưa hoạt
động được.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946-1954), tổ chức Hải quan
trên đất mỏ đã phối hợp với các lực lượng thực hiện chủ trương bao vây kinh tế và
đấu tranh kinh tế với địch, kiểm soát hàng hoá XNK, đấu tranh chống buôn lậu giữa
vùng tự do và vùng tạm chiếm.
Phòng Hải quan Hải Ninh được thành lập năm 1954, làm nhiệm vụ quản lý
XNK trên địa bàn Hải Ninh; Chi sở Hải quan Hồng Quảng được thành lập năm
1955 làm nhiệm vụ quản lý, kiểm soát tàu thuyền qua lại trên địa phận Hồng Quảng
(Quảng Yên, Hòn Gai, Cẩm Phả); Năm 1964, khi có quyết định hợp nhất khu Hồng
Quảng và tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh thì ngày 08/02/1964 Chi Cục Hải
quan Quảng Ninh cũng được thành lập trên cơ sở hợp nhất Chi sở Hải quan Hồng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 46 Khóa 2012 - 2014
Quảng và Phòng Hải quan Hải Ninh. Từ ngày thành lập (08/02/1964) đến nay, Cục
Hải quan Quảng Ninh có những tên gọi sau:
- Chi Cục Hải quan Quảng Ninh thuộc Bộ ngoại thương theo Quyết định số
47/BNT-TCCB thành lập Chi Cục Hải quan Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất Chi sở
Hải quan Hồng Quảng và Phòng Hải quan Hải Ninh.
- Hải quan tỉnh Quảng Ninh thuộc Tổng Cục Hải quan theo Quyết định của
Tổng Cục Hải quan vào tháng 5/1985.
- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh thuộc Tổng Cục Hải quan theo Quyết định
số 91/TCHQ-TCCB ngày 01/6/1994 của Tổng Cục Hải quan [8].
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước và của tỉnh Quảng Ninh, Hải quan
Quảng Ninh cũng từng bước đổi mới và phát triển vượt bậc về mọi mặt. Khi thành
lập (năm 1964) Chi Cục Hải quan Quảng Ninh lúc bấy giờ chỉ có 18 người, trụ sở
làm việc phải đóng nhờ, trang thiết bị, phương tiện vô cùng thiếu thốn. Đến nay, sau
hơn 50 năm xây dựng, củng cố và trưởng thành, Cục Hải quan Quảng Ninh đã có
đội ngũ trên 500 cán bộ công chức, gồm 21 đơn vị thuộc và trực thuộc (9 Phòng
tham mưu giúp việc, 7 Chi Cục Hải quan, 3 Đội kiểm soát, 01 Chi cục kiểm tra sau
thông quan và 01 đơn vị tương đương); cơ sở vật chất từ trụ sở làm việc đến các
phương tiện hoạt động đều được trang bị khang trang, hiện đại. Trong quá trình xây
dựng và phát triển, Cục Hải quan Quảng Ninh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
chính trị được giao, không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đầu tư, du lịch phát triển, đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá Hải quan.
2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển lực lượng kiểm tra sau thông quan Cục Hải
quan Quảng Ninh
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập sâu với kinh tế khu
vực và thế giới, mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương. Toàn cầu hoá
và các hiệp định tự do thương mại làm cho kim ngạch XNK hàng hoá của mỗi quốc
gia tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh việc hàng rào thuế quan được giảm dần theo lộ
trình cụ thể thì việc xuất hiện các hình thức bảo hộ mới như hàng rào kỹ thuật, vệ
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 47 Khóa 2012 - 2014
sinh an toàn, môi trường, chống bán phá giá, ngày càng gia tăng và mâu thuẫn
sâu sắc. Việc thực hiện cam kết quốc tế đặt ra yêu cầu Hải quan Việt Nam phải tiến
hành cải cách, hiện đại hoá nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát
triển và hoà nhập với Hải quan thế giới và khu vực. Cải cách, phát triển và hiện đại
hoá để nâng cao năng lực quản lý cả về chất lượng và hiệu quả nhằm giải quyết các
mâu thuẫn giữa sự tăng nhanh của khối lượng hàng hoá XNK, phương tiện, hành
khách XNC, yêu cầu tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, du lịch trong điều kiện
nguồn lực còn hạn chế. KTSTQ là một trong những giải pháp của ngành Hải quan
nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển và hiện đại hoá đã đề ra. Luật Hải quan
năm 2001 lần đầu tiên quy định về công tác KTSTQ, đây là cột mốc quan trọng, là
cơ sở pháp lý để hình thành và phát triển hoạt động KTSTQ sau này.
Tại Cục Hải quan Quảng Ninh, tháng 4/2003 Phòng KTSTQ được thành lập
theo Quyết định 37/2003/QĐ-BTC ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài
chính; thời gian đầu thành lập, Phòng KTSTQ được biên chế 8 công chức với cơ
cấu 02 Đồng chí lãnh đạo đơn vị, 06 công chức thừa hành. Chức năng, nhiệm vụ
của Phòng KTSTQ là tham mưu cho Cục trưởng về công tác phúc tập hồ sơ Hải
quan và KTSTQ trên địa bàn quản lý; trực tiếp KTSTQ theo quy định của pháp luật.
Qua hơn 3 năm thực hiện (từ 2003 đến 2006), hoạt động KTSTQ tại Cục Hải
quan Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra,
hướng dẫn, phân loại doanh nghiệp XNK, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý
Hải quan trên địa bàn. Tuy nhiên, mô hình Phòng KTSTQ bộc lộ nhiều bất cập
trong triển khai thực hiện nhiệm vụ như: thiếu tính chủ động trong công tác kiểm
tra; là đơn vị tham mưu không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Ngày 6/6/2006, Bộ tài chính ban hành Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC khai
sinh tên gọi Chi cục KTSTQ, Tổng Cục Hải quan có Quyết định 1092/QĐ-TCHQ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục
KTSTQ. Đây là một sự kiện đánh dấu sự thay đổi quan trọng đồng thời đã tháo gỡ
được những khó khăn vướng mắc liên quan đến tính chủ động trong công việc,
thẩm quyền của lực lượng KTSTQ trong thực hiện nhiệm vụ. Chi cục KTSTQ chính
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 48 Khóa 2012 - 2014
thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 21/07/2006 với mô hình 3 đội công
tác, gồm:
Đội nghiệp vụ 1: KTSTQ về trị giá Hải quan và thuế suất hàng hoá XNK
Đội nghiệp vụ 2: KTSTQ đối với hàng XNK theo các loại hình gia công, sản
xuất - xuất khẩu; kiểm tra thực hiện chính sách thương mại;
Đội tổng hợp: Thực hiện công tác tham mưu, tổng hợp.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh
Nguồn: Chi cục kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan Quảng Ninh
Tính đến tháng 12 năm 2013, lực lượng làm công tác KTSTQ tại Cục Hải
quan Quảng Ninh gồm 36 công chức; 100% công chức có trình độ đại học các
chuyên ngành luật, ngoại thương, tài chính, kế toán, kiểm toán.
ĐỘI TRƯỞNG
ĐỘI PHÓ
ĐỘI NV 2
PHÓ CCT
CHI CỤC TRƯỞNG
P. CT PHỤ
TRÁCH MẢNG
P. CT PHỤ
TRÁCH MẢNG
P. CT PHỤ TRÁCH
MẢNG KTSTQ
CỤC TRƯỞNG
ĐỘI TRƯỞNG
ĐỘI PHÓ
ĐỘI NV 1
PHÓ CCT
ĐỘI TRƯỞNG
ĐỘI PHÓ
ĐỘI TH
P. CT PHỤ
TRÁCH MẢNG
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 49 Khóa 2012 - 2014
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại
Cục Hải quan Quảng Ninh
2.1.2.1. Thuận lợi
Do yêu cầu cải cách, phát triển hiện đại hóa Hải quan và thực hiện các điều
ước, cam kết quốc tế của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế như: WCO,
WTO, ASEAN, APEC, cùng với yêu cầu tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật nghiệp
vụ tiên tiến về Hải quan với mục tiêu chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”
thì KTSTQ là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình cải cách, phát triển hiện đại hóa
Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan Quảng Ninh nói riêng; đặc biệt,
năm 2011 được Tổng Cục Hải quan chọn là “Năm KTSTQ”. Vì vậy, hoạt động
KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ
đạo sâu sát của Tổng Cục Hải quan và cấp ủy, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh trong
việc định hướng và triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Hệ thống văn bản pháp luật về KTSTQ tiếp tục hoàn thiện hoàn thiện, tạo
hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động KTSTQ (Luật Hải quan năm 2001,
Luật sửa đổi bổ sung Luật Hải quan năm 2005; Nghị định số 154/2005/NĐ-CP;
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009; Thông tư số 194/2010/TT-BTC
ngày 06/12/2010; Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013; Quyết định số
621/2006/QĐ-TCHQ về Quy trình phúc tập hồ sơ và KTSTQ; Quyết định số
1383/2009/QĐ-TCHQ ngày 14/7/2009 về Quy trình KTSTQ, kiểm tra thuế đối với
hàng hoá xuất, nhập khẩu; Quyết định số 2579/QĐ-TCHQ ngày 5/12/2011 về sửa
đổi, bổ sung Quyết định số 1383); Quyết định số 3550/2013/QĐ-TCHQ ngày
01/11/2013 về Quy trình KTSTQ, kiểm tra thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
thay thế Quyết định số 1383/2009/QĐ-TCHQ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, đội ngũ công chức KTSTQ tại Cục Hải quan
Quảng Ninh có tuổi đời bình quân còn trẻ, có nhiệt huyết công tác và được đào tạo
các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Công tác phối kết hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài ngành trên
địa bàn được duy trì và phục vụ có hiệu quả hoạt động KTSTQ. Cơ sở vật chất,
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 50 Khóa 2012 - 2014
trang thiết bị cho lực lượng KTSTQ được quan tâm, đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu;
các trang thiết bị hỗ trợ như: máy tính xách tay, camera, máy ảnh, máy ghi âm,..
được trang cấp đầy đủ theo nhu cầu; hệ thống máy tính được cài đặt và phân quyền
cho phép công chức KTSTQ được khai thác tất cả các chương trình quản lý nghiệp
vụ của ngành Hải quan.
2.1.2.2. Khó khăn
Khối lượng công việc phải giải quyết lớn, bình quân hàng năm có trên 1.200
doanh nghiệp hoạt động XNK qua địa bàn, số lượng hồ sơ phát sinh khoảng trên
40.000 bộ, trong đó số hồ sơ được miễn kiểm tra, thông quan luồng xanh chiếm trên
70% (đây là đối tượng chính của KTSTQ). Tuy nhiên, lực lượng công chức KTSTQ
tại Cục Hải quan Quảng Ninh còn mỏng (năm 2006 có 8 công chức; năm 2007 có
14 công chức; năm 2008 có 16 công chức; năm 2009 có 22 công chức; năm 2010 có
24 công chức; năm 2011 có 36 công chức; năm 2012, 2013 có 36 công chức).
Công chức KTSTQ đa số còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, có ít kinh
nghiệm thực tế và kỹ năng làm việc nên còn nhiều lúng túng trong thực hiện nhiệm
vụ, hiệu quả công việc còn nhiều hạn chế. Cá biệt có công chức có tư tưởng ngại
khó, trông chờ, ỷ lại, chọn chỗ, chọn việc.
Ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của một số doanh nghiệp không cao, có
doanh nghiệp do vô ý dẫn đến sai sót, vi phạm pháp luật; tuy nhiên cũng có doanh
nghiệp cố ý lợi dụng kẽ hở của chính sách để gian lận, trốn thuế. Khi bị KTSTQ thì
trây ỳ, né tránh, không hợp tác với cơ quan Hải quan; một số doanh nghiệp tạm
ngừng hoạt động hoặc làm thủ tục phá sản, giải thể gây khó khăn cho hoạt động
KTSTQ.
Hoạt động KTSTQ nhằm thẩm định việc tuân thủ pháp luật của doanh
nghiệp trong hoạt động XNK hàng hóa, vì vậy phải thường xuyên thực hiện việc
xác minh, thu thập chứng cứ tại các cá nhân, tổ chức có liên quan như: Ngân hàng,
Thuế, Công an, Quản lý thị trường, các đơn vị và cá nhân sản xuất, tiêu thụ hàng
hóa XNK Tuy nhiên, việc phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân ngoài địa bàn
tỉnh Quảng Ninh chưa hiệu quả, việc cung cấp thông tin, tài liệu thường xuyên bị
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 51 Khóa 2012 - 2014
kéo dài thời gian, hiệu quả thấp làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng KTSTQ.
Trang thiết bị, cơ sở vật chất mặc dù đã được Tổng Cục Hải quan và Cục Hải
quan tỉnh quan tâm, đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng về lâu dài cần có quy hoạch
định hướng dài hạn, xứng tầm với vị trí, vai trò của hoạt động KTSTQ trong quản lý
Hải quan hiện đại. Hiện tại trụ sở Chi cục KTSTQ vẫn nằm trong khối văn phòng
Cục, chưa có trụ sở riêng, chưa được đầu tư các trang thiết bị như: Máy giám định
tài liệu, ô tô
Chế độ đãi ngộ đối với công chức KTSTQ chưa được quan tâm đúng mức,
công chức KTSTQ không được hưởng phụ cấp đặc thù (như lực lượng làm công tác
kiểm soát CBL, công tác tin học và công tác Quản lý rủi ro), chưa có cơ chế trích
thưởng từ kết quả KTSTQ (như lực lượng thanh tra, kiểm toán), vì vậy chưa động
viên công chức KTSTQ yên tâm công tác lâu dài, chưa thu hút được công chức vào
lực lượng KTSTQ làm việc.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI
CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 VÀ NHỮNG KẾT
QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2.2.1. Thực trạng hoạt động thu thập, xử lý thông tin, xác định đối tượng phải
kiểm tra và những kết quả đạt được
2.2.1.1. Các nguồn thông tin và phương pháp phân tích , xử lý thông tin
Căn cứ các yêu cầu thu thập thông tin về các dấu hiệu vi phạm như đã nêu ở
Chương 1 (dấu hiệu gây thất thu thuế; khai sai trị giá hàng hóa góp vốn đầu tư;
xuất khẩu, nhập khẩu trái quy định, trái phép hàng hóa...), công chức KTSTQ được
phân công theo dõi các địa bàn có hoạt động XNK hàng hoá thường xuyên rà soát,
thu thập thông tin từ các nguồn cụ thể sau:
- Nguồn thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan được cập
nhật số liệu thường xuyên và dùng để tra cứu phục vụ các lĩnh vực nghiệp vụ, gồm
các chương trình:
+ Chương trình số liệu XNK: thống kê tất cả các doanh nghiệp có hoạt động
XNK qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh với đầy đủ các tiêu chí (số tờ khai, tên hàng hoá,
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 52 Khóa 2012 - 2014
mã số, giá, thuế suất, đối tác XK, đối tác NK....)
+ Chương trình quản lý giá tính thuế GTT22 (GTT01): đây là chương trình
thống kê và đưa ra cảnh báo đối với tất cả giá các mặt hàng XNK phát sinh trên
toàn quốc.
+ Chương trình kế toán thuế KT559: chương trình này theo dõi số thu thuế,
các khoản truy thu, truy hoàn thuế... phát sinh tại Cục Hải quan Quảng Ninh; theo
dõi các doanh nghiệp nợ thuế phát sinh trên toàn quốc.
+ Chương trình quản lý vi phạm: chương trình này thống kê tất cả các vi phạm
và mức độ xử lý doanh nghiệp trong hoạt động XNK trong phạm vi toàn quốc.
+ Chương trình quản lý quản lý rủi ro: chương trình phân loại doanh nghiệp
theo các tiêu chí và đánh giá mức độ rủi ro ở khâu thông quan trong phạm vi toàn quốc.
+ Chương trình quản lý C/O: thống kê tất cả các mẫu và chữ ký trên C/O làm
cơ sở đối chiếu, so sánh và áp dụng ưu đãi thuế quan.
+ Chương trình STQ01: cập nhật kết quả KTSTQ, phân loại doanh nghiệp
theo các tiêu chí và đánh giá mức độ rủi ro ở khâu sau thông quan trong phạm vi
toàn quốc.
- Nguồn thông tin từ các đơn vị trong ngành Hải quan:
+ Thông tin từ cấp trên: các văn bản chỉ đạo của cấp trên về thông tin doanh
nghiệp hoặc các hành vi vi phạm cần tập trung rà soát, theo dõi, kiểm tra trên địa bàn...
+ Thông tin từ các đơn vị Hải quan trên địa bàn: các thông tin ở khâu thông
quan hoặc do lực lượng chống buôn lậu, các đơn vị tham mưu cung cấp về các dấu
hiệu nghi vấn doanh nghiệp gian lận, trốn thuế cần tập trung kiểm tra tại doanh
nghiệp để làm rõ...
- Nguồn thông tin từ các đơn vị ngoài ngành Hải quan:
+ Thông tin từ Ban quản lý khu kinh tế, sở kế hoạch và đầu tư, Sở công
thương: thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi
đầu tư trên địa bàn; các hành vi vi phạm trong hoạt động SXKD...
+ Thông tin từ cơ quan thanh tra, kiểm toán: trên cơ sở các kiến nghị của cơ
quan thanh tra, kiểm toán về các sai sót, tồn tại của các doanh nghiệp, cơ quan quản
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 53 Khóa 2012 - 2014
lý có liên quan đến lĩnh vực XNK để rà soát, thu thập thông tin...
+ Thông tin từ cơ quan thuế: các doanh nghiệp giải thể, bỏ trốn khỏi địa chỉ
kinh doanh, các doanh nghiệp vi phạm, nợ thuế trầy ỳ...
+ Thông tin từ cơ quan công an, quản lý thị trường: các doanh nghiệp vi
phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...
- Các nguồn thông tin khác:
+ Thông tin từ đơn thư tố cáo, phản ánh của quần chúng: thông tin về các
hành vi vi phạm, gian lận trốn thuế có liên quan đến hoạt động XNK...
+ Thông tin từ thị trường: thông tin về giá cả chào hàng, chủng loại hàng hoá
đang được chào bán trên thị trường...
+ Thông tin do Cán bộ công chức tự tụ thập, suy luận, phân tích, đánh giá từ
nhiều nguồn.
Thông tin về dấu hiệu vi phạm thường chưa đầy đủ, cụ thể, chính xác nên
diện phải xem xét thường rất rộng, khó đánh giá phạm vi, mức độ rủi ro, nếu xem
xét tất cả sẽ lãng phí nguồn lực. Do vậy, cần có sự phân tích, nhận dạng tương đối
chính xác về dấu hiệu vi phạm làm cơ sở cho việc xác định đối tượng kiểm tra.
Thông tin thu thập được phải được quản lý, sử dụng đúng chế độ mật. Để thực hiện
khâu nghiệp vụ này, công chức KTSTQ làm công tác phân tích, xử lý thông tin căn
cứ các thông tin thu thập được tiến hành so sánh, phân tích và đánh giá mức độ rủi
ro trong việc thất thu thuế, vi phạm chính sách mặt hàng.... trong một khoảng thời
gian nhất định. Việc phân tích, đánh giá được thực hiện dưới các hình thức:
- Phân tích dấu hiệu nghi vấn: trong hoạt động XNK tất cả hàng hoá của một
doanh nghiệp cần phân tích, so sánh dấu hiệu nghi vấn đối với một mặt hàng cụ thể
của nhiều doanh nghiệp khác nhau có hoạt động XNK trên cùng địa bàn hoặc trên
phạm vi toàn quốc.
- Phương pháp phân tích thông tin đối với mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ được
thực hiện khác nhau, cụ thể:
+ Lĩnh vực tên hàng, mã số hàng hoá:
Đối chiếu tên hàng, mã số hàng hóa doanh nghiệp khai với các quy định
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 54 Khóa 2012 - 2014
hiện hành về phân loại hàng hóa và quy tắc phân loại hàng hóa của Tổ chức Hải
quan thế giới (WCO).
So sánh, đối chiếu tên hàng, mã số hàng hóa doanh nghiệp khai với tên
hàng, mã số hàng hóa đã được TCHQ hướng dẫn toàn ngành thực hiện hoặc Trung
tâm phân tích, phân loại đã xác định. Đồng thời, đối chiếu tên hàng, mã số hàng hóa
doanh nghiệp khai với tên hàng, mã số hàng hóa đa số các doanh nghiệp khác khai
và đã được Hải quan chấp nhận hoặc xác định lại cho doanh nghiệp khác.
So sánh tên hàng, mã số hàng hóa doanh nghiệp khai với tên hàng, mã số
hàng hóa của nhà sản xuất ghi ở các tài liệu thương mại hoặc công bố trên internet.
+ Lĩnh vực trị giá Hải quan:
So sánh, đối chiếu giá doanh nghiệp khai báo với dữ liệu giá GTT01
(GTT22) và với danh mục quản lý rủi ro về giá của TCHQ và của Cục Hải quan
Quảng Ninh.
So sánh, đối chiếu giá doanh nghiệp khai báo với giá do đa số các doanh
nghiệp khác khai, đã được Hải quan chấp nhận hoặc ấn định với doanh nghiệp khác.
So sánh, đối chiếu giá doanh nghiệp khai báo với giá bán trên thị trường
nội địa, sau khi trừ các chi phí nội địa, lãi hợp lý.
So sánh, đối chiếu giá doanh nghiệp khai báo trên tờ khai với giá ghi trên
các chứng từ khác (ví dụ: giá nhập khẩu khai là giá CIF, nhưng lại đúng bằng giá
FOB trên C/O; các trường hợp nhập khẩu theo giá FOB, C&F phải xem xét các yếu
tố cấu thành của trị giá hàng nhập khẩu C, I, F)
Các trường hợp giá nhập khẩu có chiết khấu do có hợp đồng nguyên tắc
ghi nhận sẽ nhập khẩu lượng hàng lớn; các trường hợp giá nhập khẩu cao bất
thường đối với các mặt hàng có thuế suất thuế nhập khẩu 0%; các khoản điều
chỉnh giá phát sinh sau khi hàng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (phí bản quyền,
hàng nhập khẩu của các đại lý độc quyền tiêu thụ còn tồn kho tại thời điểm nhà
cung cấp ở nước ngoài điều chỉnh tăng giá bán ở thị trường nội địa).
+ Lĩnh vực gia công, sản xuất - xuất khẩu:
So sánh lượng nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu với năng lực
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 55 Khóa 2012 - 2014
sản xuất của doanh nghiệp.
So sánh với định mức, tỷ lệ hao hụt của doanh nghiệp khác, đã được Hải
quan chấp nhận.
So sánh trọng lượng với số lượng hàng chứa trong container.
So sánh tổng phí gia công của các sản phẩm gia công xuất khẩu khai trên
các tờ khai xuất khẩu với tổng phí gia công trên các chứng từ thanh toán.
+ Lĩnh vực xuất xứ hàng hoá:
Xem xét đối tượng là hàng hoá có xuất xứ từ các nước thuộc diện được
hưởng ưu đãi thuế quan với Việt Nam.
Kiểm tra hình thức của C/O theo qui định.
So sánh, đối chiếu chữ ký, con dấu trên C/O với chữ ký, con dấu mẫu.
So sánh nội dung C/O với nội dung các chứng từ khác thuộc hồ sơ Hải
quan như: tên hàng, lượng hàng, hàm lượng xuất xứ, phương tiện vận tải, số tham
chiếu C/O
Kiểm tra cách ghi các nội dung trên C/O.
+ Lĩnh vực ưu đãi đầu tư:
So sánh nội dung giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư với quy định của pháp luật.
Đối chiếu thông tin chi tiết các tài liệu thuộc hồ sơ xin giấy phép đầu tư,
như luận chứng (hoặc giải trình) kinh tế kỹ thuật - một bộ phận không tách rời của
giấy chứng nhận đầu tư, điều lệ doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết cần
nghiên cứu hồ sơ hoàn công công trình.
Phân tích thông tin về các loại hàng hóa có thể sử dụng cho tạo tài sản cố
định cũng được, sử dụng cho mục đích khác.
Sau khi nhận rõ dấu hiệu, nếu đó là dấu hiệu của một hành vi vi phạm có thể
gây thất thu lớn (ví dụ chênh lệch lớn về mức thuế suất), hoặc vi phạm lớn chính
sách quản lý XNK, hoặc đây là thủ đoạn mới, nếu không ngăn chặn thì sẽ lan rộng,
hoặc theo quy định của pháp luật sắp hết thời hạn KTSTQ công chức KTSTQ xác
định cụ thể tên, địa chỉ các doanh nghiệp cần kiểm tra đề xuất lãnh đạo Chi cục phê
duyệt và tiến hành các bước tiếp theo. Nếu đó là dấu hiệu của một hành vi vi phạm,
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ QTKD
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lương Ngọc Thành 56 Khóa 2012 - 2014
nhưng hậu quả nhỏ (ví dụ sai mã số hàng hóa, nhưng không thay đổi thuế suất),
thì đề nghị tạm dừng, đưa vào diện theo dõi tiếp hoặc chuyển thông tin về đối tượng
cho các đơn vị Hải quan cửa khẩu xử lý, khắc phục.
Kết thúc giai đoạn thu thập, xử lý thông tin đối với trường hợp đã có dấu
hiệu vi phạm là việc xác định được doanh nghiệp phải được tiến hành KTSTQ.
2.2.1.2. Thực trạng hoạt động thu thập, xử lý thông tin và xác định đối tượng
phải kiểm tra
a/ Kết quả:
- Nguồn thông tin thu thập từ cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan [2]
Cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan là một nguồn thông tin quan trọng phục vụ
cho hoạt động KTSTQ. Các thông tin được khai thác là tình hình hoạt động XNK
của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định nhằm phục vụ cho công tác
phân loại xác định đối tượng KTSTQ. Các tiêu chí được thu thập như: số lượng,
loại hình doanh nghiệp; loại hình XNK, số tờ khai, hàng hoá XNK, kim ngạch
XNK, số thuế nộp ngân sách qua các năm, số lần vi phạm pháp luật, tình trạng hoạt
động, việc chấp hành pháp luật Hải quan Dưới đây là một số thông tin thu thập
được từ cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan.
+ Về số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK hàng năm qua địa bàn
quản lý:
Số lượng doanh nghiệp có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong
giai đoạn 2008-2013 không ổn định,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273142_6928_1951345.pdf