Luận văn Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh thị xã Phú Thọ

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG.1

1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại:.1

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại:.1

1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại:.1

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn:.1

1.1.2.2 Hoạt động tín dụng:.2

1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: .2

1.1.2.4 Các hoạt động khác:.2

1.2 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ:.3

1.2.1 Khái niệm ngân hàng bán lẻ:.3

1.2.2 Đặc điểm dịch vụ ngân hàng bán lẻ :.4

1.2.3 Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ:.4

1.2.3.1 Đối với nền kinh tế:.4

1.2.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng:.5

1.2.3.3 Đối với khách hàng: .6

1.2.4 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ:.6

1.2.4.1. Dịch vụ huy động vốn:.6

1.2.4.2 Dịch vụ tín dụng bán lẻ:.9

1.2.4.3 Dịch vụ thanh toán: .10

1.2.4.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử: .10

1.2.4.5 Dịch vụ khác: .11

pdf105 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh thị xã Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2011 2012 2012 2013 12/11 13/12 1. Thu nhập 50.000 55.000 13.000 13.500 10 4 2. Chi phí 43.000 48.000 12.000 12.000 5 - 3. Chênh lệch thu nhập – chi phí 7.000 7.000 1.000 1.500 0 50 (Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ) Năm 2012 là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trong cùng một năm. Chẳng hạn, lạm phát đầu năm rất cao và thanh khoản tiền đồng đầu năm 2012 khủng hoảng nhưng cuối năm lại dồi dào. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2012 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Sở dĩ phải điểm qua một vài nét nổi bật này để có thể nhìn tổng quát và những nhận xét thấu đáo đối với hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ. Nhìn chung, giai đoạn 2011 đến 2013 đánh dấu nhiều bước thăng trầm Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 33 trong các mặt hoạt động của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ. Năm 2011, hầu hết các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh đều đạt kết quả rất cao. Bước sang năm 2012, nguồn vốn tăng 3% so với năm 2011, trong đó vốn huy động tăng 38,89%, dư nợ cho vay tăng 23,08%, đây là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương thị xã Phú Thọ vì năm 2012 là năm đầy biến động, điển hình là “cơn bão” lãi suất huy động của các NHTM trên địa bàn. Năm 2012, không phải là một năm dễ dàng để các ngân hàng có thể vượt qua được chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm, nếu không nói rằng có quá nhiều sóng gió xảy ra trong hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, trong năm 2012 thu nhập tăng 10%, tuy nhiên chi phí tăng 5% kết quả là lợi nhuận bằng 0. Trước tình hình đó, trong năm 2013 chi nhánh đã tiếp tục đẩy mạnh các mặt hoạt động kinh doanh và bằng nhiều sự nỗ lực, NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng cao, điển hình là lợi nhuận tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. 2.3 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Chi nhánh thị xã Phú Thọ 2.3.1 Hoạt động huy động vốn 2.3.1.1 Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn thị xã Phú Thọ Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Số dư đến Tốc độ tăng trưởng(%) Chỉ tiêu 31/12/11 31/12/12 31/12/13 12/11 13/12 Nguồn vốn huy động 2.059.572 2.738.018 3.165.481 32,98 15,61 Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 34 1. Theo thời gian 2.059.572 2.738.018 3.165.481 32,98 15,61 - Không kỳ hạn 640.841 900.960 958.117 40,59 6,34 - Kỳ hạn dưới 12 tháng 922.186 1.469.988 1.779.360 59,40 21,05 - Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 496.545 367.070 428.004 -26,08 16,60 2. Theo hình thức huy động vốn 2.059.572 2.738.018 3.165.481 32,94 15,61 - Tiền gửi tiết kiệm 868.365 1.876.741 2.184.804 116,12 16,41 +Nội tệ +Ngoại tệ qui đổi, vàng 822.810 45.555 1.769.269 107.472 2.082.793 102.011 115,03 135,92 17,72 -5,08 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 653.924 691.698 818.181 5,78 18,29 +Nội tệ +Ngoại tệ qui đổi, vàng 639.773 14.151 675.165 16.542 772.655 45.526 5,53 16,90 14,44 115.21 - Tiền gửi trái phiếu, kỳ phiếu 489.848 101.293 115.328 -79,32 -13,86 +Nội tệ +Ngoại tệ qui đổi, vàng 463.561 21.287 70.074 31.219 109.966 5.362 -85,04 46,66 56,93 -82.82 - Tiền gửi khác 47.435 68.286 47.168 43,96 -30,93 + Nội tệ 47.435 68.286 47.168 (Nguồn báo cáo tổng kết của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ) Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 35 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn thị xã Phú Thọ 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 2011 2012 2013 Năm Triệu đồng Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tổ chức kinh tế Tiền gửi trái phiếu Tiền gửi khác 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 2011 2012 2013 Năm Triệu đồng Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tổ chức kinh tế Tiền gửi trái phiếu Tiền gửi khác Với vai trò là ngành kinh tế huyết mạch trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mục tiêu lợi nhuận, các NHTM đã duy trì và đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nhanh nâng dần khả năng tự cân đối nguồn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Công tác phát triển sản phẩm tiền gửi của các NHTM có nhiều bước phát triển. Điều này được thể hiện qua việc đưa ra nhiều sản phẩm huy động với nhiều hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi TCKT, tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi khác dưới hình thái giá trị nội tệ, ngoại tệ và vàng. Nhìn chung, NHTM đưa ra các kỳ hạn gửi rất phong phú (1 tuần đến 60 tháng) với nhiều phương thức trả lãi (trả sau, trả định kỳ từ 1, 2, 3 đến 12 tháng ) và nhiều sản phẩm (tiết kiệm bậc thang với số tiền gửi càng lớn thì được tính lãi suất càng cao, lãi suất phân tầng theo số dư) tạo cho khách hàng sự chủ động và nhiều lựa chọn phù hợp với thu nhập và khả năng chi tiêu của mình. Một điểm nổi bật so với trước đây (nếu rút trước hạn phải rút hết tiền gốc và được hưởng lãi không kỳ hạn) là các NHTM cho phép khách hàng rút gốc linh hoạt. Chính sách phí và lãi suất linh hoạt điều chỉnh phù hợp với sự quản lý vĩ Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 36 mô của Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát thúc đẩy phát triển kinh tế, đổi mới tư duy, phong cách làm việc “tìm kiếm khách hàng chứ không đợi khách hàng tìm kiếm ngân hàng”. Đưa tiêu chí chất lượng và phong cách phục vụ lên hàng đầu và coi đó là lợi thế cạnh tranh qua việc quy định nhân viên đeo bảng tên để khách hàng tiện giao dịch, giữ xe cho khách hàng, bố trí nhân viên đứng quầy là cán bộ trẻ, vui vẻ và linh hoạt thị phần của các NHTM mở rộng theo từng thế mạnh của mình tạo nên môi trường cạnh tranh khá sôi nổi, đặc biệt là mặt bằng lãi suất và chính sách khách hàng đã duy trì được nền khách hàng cũ và mở rộng thu hút khách hàng mới, tạo lập được nền vốn ổn định và tăng trưởng mạnh. Thực tế cho thấy nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn thị xã Phú Thọ tăng dần qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 2.059.027 triệu động thì năm 2012 là 2.738.018 triệu đồng (tăng 32.98%). Năm 2013 là 3.165.481 triệu đồng (tăng 15.61%) so với năm trước. Tiền gửi của dân cư luôn cao hơn nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, điều đó cho thấy tiềm lực vốn trong dân cư rất mạnh và lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng rất cao cả ngoại tệ, nội tệ và vàng (tăng mạnh qua các năm: năm 2011: 868.365 triệu đồng, năm 2012 1.876.741 triệu đồng, năm 2013: 2.184.804triệu đồng) điều đó đòi hỏi các NHTM cần biết thế mạnh của mình so với các định chế tài chính trung gian khác để có thể phát huy và đưa ra chính sách hợp lý để thu hút thêm đối tượng này. Tuy nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế về số tuyệt đối không bằng nguồn tiền gửi tiết kiệm nhưng cũng tăng qua các năm (năm 2011: 653.924 triệu đồng, năm 2012: 691.698 triệu đồng, năm 2013: 818.181 triệu đồng). Đặc điểm của loại vốn này chỉ là bộ phận vốn nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh, số dư tiền gửi thể hiện dòng tiền vào ra của doanh nghiệp, với số dư tăng cao qua các năm cho thấy sự lớn mạnh về quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế. Điều này cho thấy các NHTM đã làm tốt công tác huy động vốn của mình. Tuy nhiên, sự chênh lệch tỷ trọng giữa loại tiền gửi VNĐ, ngoại tệ và Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 37 vàng qua các năm là khá cao. (Năm 2011: ngoại tệ vàng 4%, VNĐ 96% trong nguồn vốn huy động) dù tỷ trọng huy động ngoại tệ, vàng lại tăng dần qua các năm (năm 2011 là 4%, năm 2012 là 6%, năm 2013 là 5%). Điều đó cho thấy sự nỗ lực của các NHTM duy trì từng bước tăng tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ, vàng để đáp ứng nhu cầu về vốn ngoại tệ cho nền kinh tế trong quá trình hội nhập giao lưu mua bán của các doanh nghiệp ngày càng cao đòi hỏi cần phải có nguồn ngoại tệ đủ lớn. 2.3.1.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Số dư đến Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 31/12/11 31/12/12 31/03/13 12/11 13/12 Số dư nguồn vốn huy động 180.000 250.000 275.000 38,89 10 1. Nguồn vốn huy động ngắn hạn 90.000 155.000 150.000 72,22 -3,23 2. Nguồn vốn huy động trung và dài hạn 48.000 50.000 45.092 4,17 -9,82 Theo kỳ hạn 3. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn 42.000 45.000 79.908 7,14 77,57 1. Nguồn vốn huy động từ dân cư 100.800 135.000 159.500 33,93 18,15 Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư 56% 54% 58% 2. Nguồn vốn huy động từ DNNVV 41.400 52.500 66.000 26,81 25,71 Theo đối tượng Tỷ trọng huy động vốn từ DNNVV 23% 21% 24% (Nguồn báo cáo tổng kết của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ) Năm 2011 là là năm thị trường tiền tệ gặp khó khăn, phức tạp và khả năng Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 38 cạnh tranh của các NHTM trở nên quyết liệt hơn, NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ đã tích cực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các sản phẩm tiền gửi lúc này đã phong phú và hấp dẫn hơn và đã nghiêm túc chấp hành các chính sách vĩ mô của NHNN để có những quyết sách kịp thời, hiệu quả, đảm bảo giữ được nguồn vốn và tăng trưởng tốt hơn so với các NHTM khác. Cụ thể, NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng như triển khai tiết kiệm dự thưởng phát hành giấy tờ có giá, sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt và tiết kiệm bậc thang hầu hết các sản phẩm dịch vụ truyền thống của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ đều có bước phát triển vượt bậc. NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ đã gắn kết được giữa tăng trưởng và chất lượng, giữa hiệu quả và các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đã khẳng định được uy tín của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ trên thị trường. Với đặc thù kinh tế của tỉnh Phú Thọ là ngân sách hàng năm hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương. Hơn nữa số lượng các chi nhánh ngân hàng mới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng tăng thêm làm cho công tác huy động vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, với nhiều hình thức huy động mới đã được triển khai thống nhất từ NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ đã khơi tăng thêm lượng khách hàng nên lượng huy động vốn tại chi nhánh thị xã Phú Thọ đều hoàn thành kế hoạch và tăng qua các năm, đáp ứng nhu cầu vốn của địa phương. Năm 2011, vốn huy động của NHTMCP Công thương thị xã Phú Thọ là 180 tỷ đồng, đạt 112,5% kế hoạch được giao. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh phát triển mạnh, đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Trong đó, huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng 56% trong tổng nguồn vốn huy động. Tại chi nhánh NHTMCP Công thương thị xã Phú Thọ, công tác huy động vốn từ dân cư đóng vai trò nền tảng và chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vào năm 2012 thật “ảm đạm” và kéo theo những Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 39 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2011 2012 2013 Năm Triệu đồng Tổng nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động từ dân cư Nguồn vốn huy động từ DNVVN thay đổi trong quyết định sử dụng đồng tiền của người dân, tính toán kỹ lưỡng hơn trong bối cảnh lạm phát, xem xét các kênh đầu tư khác nhau, đồng thời cũng giảm đi các khoản tiết kiệm do thu nhập đang đi xuống. Huy động vốn từ khách hàng cá nhân của NHTMCP Công thương vì thế cũng bị ảnh hưởng khá mạnh. Giá trị huy động vốn tuy có cao hơn trong năm 2011, tuy nhiên tỷ trọng huy động vốn từ dân cư trong tổng nguồn vốn huy động chỉ chiếm 54%. Xét về mặt tỷ lệ huy động vốn từ dân cư so với tổng nguồn vốn huy động thì tỷ trọng đã bị giảm sút, nhưng xét về lượng thì có sự gia tăng đáng kể. Năm 2011 huy động vốn từ dân cư là 100.800 triệu đồng, năm 2012 huy động vốn từ dân cư là 135.000 triệu đồng, tăng 33,93% so với năm 2011. Biểu đồ 2.2: Tình hình số dư huy động theo thành phần kinh tế của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ Số dư nguồn vốn huy động tăng cao vào năm 2013 do chi nhánh luôn chú trọng tiếp thị, hướng khách hàng vào sản phẩm tiền gửi trung dài hạn đảm bảo cho nguồn vốn ổn định và an toàn. Tuy nhiên, dưới sự tác động của việc tăng giá cả, thị trường biến động ảnh hưởng đến tâm lý người dân nên khách hàng luôn chọn sản phẩm tiền gửi ngắn hạn để tối đa hóa lợi nhuận của mình, do đó số dư tiền gửi ngắn hạn vào năm 2013 tăng mạnh. Bên cạnh nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn huy động từ các Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng góp phần đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh thị xã Phú Thọ. Năm 2011, nguồn vốn huy động từ DNVVN là 41.400 triệu đồng, năm 2012 nguồn vốn huy động từ DNNVV là 52.500 triệu đồng, tăng 26.81% so với năm 2011. Và ở năm 2013 là 66.000 triệu nguồn vốn huy động từ DNNVV tăng 25.71% so với năm 2013. Qua phân tích huy động vốn theo thành phần kinh tế của chi nhánh thị xã Phú Thọ thời gian từ năm 2011 đến 2013 cho thấy tỷ trọng huy động vốn của Chi nhánh tập trung ở tầng lớp dân cư và doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là đối tượng khách hàng thuộc chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với dịch vụ huy động vốn. Điều này thể hiện tiềm năng phát triển dịch vụ huy động vốn ở chi nhánh thị xã Phú Thọ. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn 2012 tăng cao hơn tốc độ huy động vốn 2011. Tốc độ huy động của năm 2012 là 38,9%, cao hơn tốc độ huy động của các NHTM trong toàn thị xã là 32,98%. Năm 2013 tốc độ huy động vốn của chi nhánh là 10% thấp hơn tốc độ huy động của các NHTM trong thị xã là 15,61%. Tốc độ huy động của chi nhánh thị xã Phú Thọ thấp hơn tốc độ huy động của các NHTM trong toàn thị xã, điều này cho thấy thị phần huy động đã phần nào chia sẽ sang các NHTM khác. Có được những kết quả như trên chi nhánh thị xã Phú Thọ đã áp dụng những biện pháp chính sách cụ thể như: lãi suất nhạy bén, chính sách khách hàng, phong cách phục vụ, cũng như các hình thức khuyến mãi tặng áo mưa, tặng đồng hồ và ly tách chi nhánh luôn quán triệt tư tưởng cho cán bộ công nhân viên ngân hàng xem trọng công tác huy động vốn với phương châm “vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”, đồng thời đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng thêm nguồn vốn huy động để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh ngân hàng. Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 41 2.3.1.3 Sản phẩm huy động vốn Bảng 2.6: So sánh sản phẩm huy động vốn của NHTMCP Công thương thị xã Phú Thọ với các ngân hàng khác trên địa bàn thị xã Huy động vốn VIETINBANK BIDV AGRIBANK Sản phẩm cơ bản - Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gứi thanh toán - Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi thanh toán Sản phẩm riêng - Tiền gửi thanh toán 5 trong 1 Sản phẩm cơ bản - Tiết kiệm không kỳ hạn - Tiết kiệm có kỳ hạn - Tiết kiệm không kỳ hạn - Tiết kiệm có kỳ hạn - Tiết kiệm không kỳ hạn - Tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm Sản phẩm riêng - Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang - Tiết kiệm rút gốc linh hoạt - Tiết kiệm dự thưởng. - Tiết kiệm bậc thang. - Tiết kiệm rút gốc linh hoạt - Tiết kiệm kỳ hạn thả nổi - Tiết kiệm bảo an vẹn toàn - Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang. - Tiết kiệm tuần năng động Bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn. NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ đã có điểm nổi trội so với trước đây (nếu rút trước hạn thì rút hết gốc và được hưởng lãi không kỳ hạn) là cho phép khách hàng rút gốc linh hoạt. Rút gốc linh hoạt là việc ngân hàng cho phép khách hàng gửi 1 lần nhưng được rút gốc nhiều lần. Số tiền rút gốc trước hạn được hưởng lãi và số tiền gốc còn lại vẫn được hưởng lãi suất gửi ban đầu nhằm đáp Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 42 ứng nhu cầu chi tiêu bất thường của khách hàng. Đây là sản phẩm duy nhất khác biệt so với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm truyền thống, dù chưa đủ để tạo nên sự phong phú, đa dạng cho dòng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm nhưng NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ cũng đã góp phần cung cấp thêm một sự lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng có nhu cầu gửi tiền kỳ hạn dài mà vẫn yên tâm với lãi suất được hưởng. Bảng 2.7: Lãi suất huy động vốn của tiền gửi tiết kiệm đến 31/12/2013 trên địa bàn thị xã Phú Thọ Đơn vị tính: %/năm Tiền gửi VIETINBANK BIDV AGRIBANK Không kỳ hạn 1 tháng 2 tháng 2,4 7 7,1 3 7,3 7,4 3 7,4 7,6 (Nguồn: Báo cáo lãi suất huy động vốn của NHTMCP Công thương, NH Đầu tư & Phát triển, NH Nông nghiệp và PTNT thị xã Phú Thọ). Nhìn chung, mức lãi suất huy động của chi nhánh NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ vẫn thấp hơn các NHTM trên địa bàn, cụ thể là của BIDV, Agribank nhưng nguồn vốn huy động vẫn đảm bảo tăng trưởng tốt và luôn giữ được khách hàng cũ. Điều đó là nhờ vào lòng tin của khách hàng đối với Vietinbank. Cùng với NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ, các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh cũng tung ra sản phẩm riêng của mình, như Agribank với “Tiết kiệm thả nổi, tiết kiệm bảo an vẹn toàn, tiết kiệm tuần năng động và tiền gửi thanh toán 5 trong1”. Và BIDV là tiết kiệm dự thưởng chủ yếu tập trung khai thác nhu cầu gửi ngắn hạn của khách hàng, rút vốn trước hạn nhưng vẫn được lãi suất, hay tiền gửi tiết kiệm nhưng vẫn có chức năng giống tiền gửi thanh toán. Đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, hầu hết các ngân hàng đều tạo ra những “nét riêng” trong sản phẩm của mình. Sản phẩm tiết kiệm lãi suất bậc Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 43 thang theo kỳ hạn hay theo số dư là một trong những sản phẩm được xem là khá hấp dẫn hiện nay. NHTMCP Công thương cũng đã triển khai sản phẩm tiết kiệm bậc thang theo số dư, BIDV và Agribank cũng đã triển khai vào dòng sản phẩm tiết kiệm sản phẩm này. Tóm lại, khai thác dòng sản phẩm huy động của ngân hàng ngày càng được chú trọng. Vì vậy, chi nhánh NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ nên nhìn lại dòng sản phẩm của mình để đảm bảo tính cạnh tranh so với các NHTM trên địa bàn. 2.3.2 Hoạt động tín dụng 2.3.2.1 Tình hình cho vay của các NHTM trên địa bàn thị xã Phú Thọ Bảng 2.8: Tình hình cho vay của các NHTM trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 12/11 13/12 1. Doanh số cho vay 6.059.662 9.291.988 13.555.432 53,34 45,88 2. Doanh số thu nợ 5.237.497 8.543.583 10.995.088 63,12 28,69 3. Dư nợ cho vay 4.333.618 5.321.746 6.866.117 22,80 29,02 ( Nguồn Báo cáo tổng kết NHNN tỉnh Phú Thọ) Hoạt động cho vay đã đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế địa phương, các NHTM trên địa bàn thị xã luôn tập trung vốn tài trợ cho những ngành then chốt, trọng điểm theo định hướng phát triển kinh tế địa phương. Hoạt động tín dụng của các NHTM trong năm 2011 đến năm 2013 đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tổng dư nợ tín dụng năm 2012 đạt 5.321.746 triệu đồng tăng 22,80% so với năm 2011. Bước sang 2013 tổng dư nợ tín dụng là 6.866.117 triệu đồng tăng 29,02% so với năm 2012. Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 44 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 2011 2012 2013 Năm Triệu đồng Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Các NHTM trên địa bàn luôn đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện các dự án phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, đầu tư vốn cho vùng nông thôn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể là doanh số cho vay của các NHTM năm 2011 là 6.059.660 triệu đồng, năm 2012 là 9.291.988 triệu đồng tăng 53,34% so với năm 2011. Biểu đồ 2.3: Tình hình cho vay của các NHTM trên địa bàn thị xã Phú Thọ Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành quyết định về mức lãi suất cho vay của các NHTM đến thời điểm 05/2013 tố i đ a là 10%/năm. Và thực hiện quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04/4/09 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, mặt bằng lãi suất vay hiện ở mức 8-9%/năm. Các NHTM trên địa bàn đã cho vay theo chủ trương kích cầu của chính phủ, trong đó dư nợ cho vay 2013 là 6.866.117 triệu đồng tăng 29% so với năm trước. Bên cạnh đó, công tác thu nợ của các NHTM trên địa bàn có chuyển biến tích cực, do trong những năm qua thực hiện tập trung đầu tư vốn cho các dự án có hiệu quả cũng như lấy địa bàn nông nghiệp nông thôn là địa bàn chính để phục vụ và phát triển kinh doanh. Đồng thời tăng cường công tác quản lý tín dụng, kiên quyết khắc phục tình trạng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn để giảm nợ Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 45 quá hạn. Cụ thể là doanh số thu nợ năm 2012 đạt 8.543.583 triệu đồng tăng 63.12% so với năm 2011 và năm 2013 đạt 10.995.088 triệu đồng. 2.3.2.2 Tình hình cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ Bảng 2.9: Tình hình cho vay của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 12/11 13/12 Doanh số cho vay 750.000 790.000 1.106.000 5,33 40 Doanh số thu nợ 716.244 767.134 1.311.799 7,11 71 Dư nợ cho vay 260.000 320.000 364.800 23,08 14 Dư nợ quốc doanh 40.000 37.000 48.840 -7,5 32 Dư nợ ngoài quốc doanh 220.000 283.000 319.790 28,64 13 1. Dư nợ cho vay các DNVVN 106.508 157.440 188.928 47,40 20 1.1 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 21.362 18.893 15.114,4 -11,56 -20 1.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn 85.446 138.547 173.183,8 62,15 25 2. Dư nợ cho vay cá nhân 98.592 104.960 120.704 6,46 15 2.1 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 19.719 12.596 14.485,4 -36,12 15 2.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn 78.873 92.364 106.218 17,10 15 Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 46 3. Tổng dư nợ cho vay DNVVN và cá nhân 205.400 262.400 307.008 27,75 17 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ) Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ và hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ trong năm 2011 đến năm 2013 đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh việc mở rộng các đối tượng vay thì phương thức vay cũng ngày càng đa dạng như cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng và các loại hình cho vay theo các phương thức khác tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh. Doanh số cho vay không ngừng gia tăng trong khi có sự cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn ngày càng gay gắt. Năm 2012, trong bối cảnh hoạt động tài chính ngân hàng phải hứng chịu những thử thách lớn dù NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ chỉ là một ngân hàng thương mại trên một tỉnh nghèo nhưng vẫn không tránh khỏi những khó khăn chung của hệ thống ngân hàng. NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ đã tập trung vào mục tiêu “quản lý tốt, lợi nhuận cao, tăng trưởng hợp lý” do đó kéo theo một loạt những thay đổi trong chính sách hoạt động, đặc biệt đối với lĩnh vực tín dụng là lĩnh vực được xem là nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng. Năm 2012 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 320.000 triệu đồng tăng 23,08% so với năm 2011. Bám sát mục tiêu của chi nhánh phát huy nội lực, phục vụ cao nhất cho đầu tư phát triển của thị xã Phú Thọ, nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng để tìm kiếm những dự án mới, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khách hàng cá nhân trên địa bàn. Luận văn cao học Học viên: Vi Thu Trang 47 Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2011 2012 2013 Năm Triệu đồng Dư nợ quốc doanh Dư nợ ngoài quốc doanh Dư nợ cho vay Dư nợ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay cho thấy tiềm năng về nguồn vốn để đầu tư phát triển vào phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tại thị xã Phú Thọ. Mặt khác, kinh tế phát triển đã làm đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn, nhu cầu về vật chất, trang thiết bị thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày do đó nhu cầu về vốn của đối tượng thuộc thành phần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273591_7226_1951538.pdf
Tài liệu liên quan