LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI (BHXH) .5
1.1 Cơ sở lý luận chung về Bảo hiểm xã hội.5
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo hiểm xã hội .6
1.1.2 Nội dung công tác thu Bảo hiểm xã hội .11
1.1.3 Các phương pháp tăng cường thu Bảo hiểm xã hội.23
1.1.3.1 Áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro .23
1.1.3.2 Phân tích mức độ tuân thủ về kê khai nộp BHXH.24
1.1.3.3 Công tác thu BHXH áp dụng phương pháp kiểm tra tại các đơn vị, doanh
nghiệp từ tổng hợp đến chi tiết.25
1.1.3.4 Công tác thu BHXH do công chức BHXH sử dụng phương pháp kiểm
tra chứng từ gốc tại các đơn vị, doanh nghiệp. .25
1.1.3.5 Công tác thu BHXH sử dụng các phương pháp kiểm tra bổ trợ .26
1.1.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu BHXH.26
1.1.4.1 Chỉ tiêu số thu BHXH .27
1.1.4.2 Chỉ tiêu số lượng lao động .27
1.4.1.3 Chỉ tiêu số nợ BHXH .27
1.4.1.4 Chỉ tiêu thời gian nợ BHXH .28
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH của cơ quan Bảo hiểm xã hội địa
phương.29
1.2.1 Các nhân tố bên ngoài.29
1.2.2 Các nhân tố bên trong .32
1.3 Kinh nghiệm công tác thu BHXH tại một số BHXH cấp huyện.32
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện Mai Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách, pháp luật
BHXH.
Thực hiện chế độ thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Bộ phận giám định chi: gồm 2 cán bộ.
Bộ phận Giám định chi có chức năng giúp Giám đốc tổ chức việc thực hiện các chế độ
ốm đau, thai sản, dưỡng sức, khám chữa bệnh; việc phục vụ thanh quyết toán chi
BHXH, công tác giám định y tế phục vụ thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh theo
quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Xây dựng kế hoạch chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, khám chữa
bệnh hàng quý, năm theo hướng dẫn của BHXH tỉnh Sơn La và chuyển cho bộ phận
Kế toán chuẩn bị nguồn để cấp phát cho đối tượng.
Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và tổng hợp hồ sơ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, khám
chữa bệnh hàng quý, năm trên địa bàn huyện Mai Sơn.
Thực hiện công tác giám định, tổ chức thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giám
định các hồ sơ bệnh án và phối hợp với cơ sở khám chữa bệnh trong việc tổ chức
khám chữa bệnh cho người có sổ, thẻ.
Theo dõi, kiểm tra sổ, thẻ BHYT và việc khám chữa bệnh.
Tiếp nhận, phân loại, khai thác sử dụng và tổ chức quản lý, hồ sơ, tài liệu liên quan
đến nhiệm vụ của bộ phận theo quy định.
Thực hiện chế độ thông tin kịp thời, tổng hợp báo cáo theo định kỳ hàng tháng, quý,
năm theo quy định.
Bộ phận kế toán: gồm 5 cán bộ do phó GĐ Vì Thị Thanh Nga trực tiếp phụ trách.
Bộ phận Kế toán có chức năng giúp Giám đốc thực hiện công tác tổ chức hạch toán, kế
toán của BHXH huyện Mai Sơn theo quy định của pháp luật.
39
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Chủ trì phối hợp với các bộ phận để lập, giao kế hoạch và tổng hợp đánh giá tình hình
thực hiện kế hoạch tài chính: thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư
xây dựng,... hàng quý và hàng năm.
Chuyển kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của BHXH tỉnh Sơn La theo quy định.
Tổ chức cấp phát kịp thời kinh phí để chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp
BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy, nguồn kinh
phí đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và các nguồn kinh
phí khác của BHXH huyện Mai Sơn.
Thực hiện đầy đủ chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán đúng
chế độ kế toán theo quy định.
Theo dõi, lưu trữ , quản lý chứng từ sổ sách kế toán theo quy định.
Thực hiện chế độ thông tin, tổng hợp báo cáo tài chính theo định kỳ tháng, quý, năm
gửi BHXH tỉnh Sơn La theo quy định.
Bộ phận BHXH tự nguyện: gồm 2 cán bộ.
Bộ phận Bảo hiểm tự nguyện có chức năng giúp Giám đốc quản lý và tổ chức thực
hiện các chế độ BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Tổ chức khai thác đối tượng, thực hiện thu quỹ BHXH tự nguyện cho đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện theo quy định.
Quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện. Theo dõi thời hạn sử dụng sổ, thẻ
bảo hiểm, sự biến động đối tượng.
Quản lý các đối tượng là Người có công với Cách mạng theo, Pháp lệnh ưu đãi người
40
có công với Cách mạng, quy định và đối tượng người nghèo theo quy định hiện hành.
Theo dõi thời hạn sử dụng sổ, thẻ bảo hiểm và sự biến động đối tượng.
Hàng quý, năm phối hợp với các bộ phận có liên quan thẩm tra số liệu thu, chi quỹ
BHXH tự nguyện làm cơ sở cho việc lập báo cáo quyết toán.
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân trong việc tham gia BHXH tự nguyện.
Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện tại địa
phương, đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc và kiến nghị biện pháp phát triển,
mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện Mai Sơn
2.1.2.1 Chức năng
Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, có chức
năng tổ chức, triển khai thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Tổ chức tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện Luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế trên địa bàn huyện, cụ thể gồm:
- Xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, năm trên các lĩnh vực được phân cấp. Thu
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các đối tượng bắt buộc và tự nguyện theo quy định
của Luật BHXH, Luật BHYT.
- Tổ chức quản lý và chi các khoản chi trong phạm vi chính sách như: lương hưu, trợ
cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, tuất.
- Thực hiện chương trình cải cách hành chính, thực hiện “một cửa” tiếp nhận hồ sơ
trong quản lý, thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị,
đối tượng được hưởng, bảo đảm chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
41
- Giải quyết chế độ chính sách theo thẩm quyền đã được phân cấp.
- Thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế và quản lý các đối tượng.
- Phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh đóng trên
địa bàn thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế.
- Thực hiện nhiệm vụ thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối tượng bắt buộc, bảo hiểm xã hội
tự nguyện, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định của pháp luật
- Thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, quyết toán của
hệ thống Bảo hiểm xã hội huyện theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý việc chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, khám chữa
bệnh; việc giám định y tế, quyết toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định.
2.2 Thực trạng công tác quản lý thu BHXH của BHXH huyện Mai Sơn
2.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch thu BHXH
Công tác xây dựng kế hoạch thu có vai trò rất quan trọng, việc xây dựng kế hoạch là
khâu đầu tiên, có tính chất quyết định đến công tác thu BHXH bắt buộc hàng năm của
cơ quan BHXH các cấp. Kế hoạch lập ra càng sát với thực tế và phù hợp với tình hình
cụ thể của địa phương thì công tác thu càng hoàn thiện và có hiệu quả.
Tại BHXH huyện Mai Sơn việc lập kế hoạch thu gửi lên BHXH tỉnh Sơn La trước
05/11 hàng năm. Kế hoạch thu được lập dựa trên số liệu thu năm trước, số lao động,
quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nhân với hệ số phát triển 5% để xác định dự
toán thu năm kế hoạch.
Số tiền dự toán thu được tính toán theo công thức sau:
Số tiền dự toán thu = Số lao động dự toán x Lương bình quân dự toán x Tỉ lệ đóng
(%).
42
Sau đó, cán bộ thu sẽ tổng hợp số tiền dự toán thu theo từng khu vực như: khu vực
hành chính sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh,...
và cuối cùng là xác định tổng thu của cả năm kế hoạch.
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch thu cho các đơn vị đang tham gia BHXH, cán bộ thu
còn đưa ra dự toán về các đơn vị có thể đăng ký tham gia BHXH bắt buộc năm kế
hoạch. Dựa vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Mai Sơn, dựa vào số
doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động tăng để đưa ra dự toán thu BHXH bắt
buộc.
Sơ đồ 2. Quy trình quản lý thu BHXH
2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH theo phân cấp tại BHXH huyện
Để thực hiện tốt mục tiêu thu quỹ BHXH năm sau cao hơn năm trước; đồng thời mở
rộng đối tượng thu BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo nguyên tắc cân đối thu chi và giảm
Ngân sách Nhà nước, tăng Ngân sách BHXH, BHXH huyện Mai Sơn đã tổ chức thực
hiện công tác thu đối với nhiều biện pháp và hình thức: BHXH huyện đã giao nhiệm
Giao kế hoạch thu
Thực hiện thu
Nhập danh sách + Tờ khai
Kiểm tra đối chiếu và cấp sổ
Kiểm tra đối chiếu tiền thu (kết chuyển)
Xác nhận tiền thu vào sổ BHXH và hồ sơ
BHXH
Q
u
y
trìn
h
tác n
g
h
iệp
Thẩm định kết quả thu
Báo cáo kết quả thu
Xây dựng kế hoạch thu
43
vụ cụ thể chi tiết cho từng cán bộ chuyên thu tại bộ phận thu BHXH, chịu trách nhiệm
quản lý các đơn vị tham gia BHXH.
Để thực hiện tốt mục tiêu thu quỹ BHXH một cách đầy đủ, kịp thời và đúng luật thì
mỗi cán bộ thu nói riêng và bộ phận thu nói chung đã cố gắng thực hiện tốt các nhiệm
vụ được giao như:
* Thực hiện rà soát, lập danh sách các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn nhằm phát
hiện thêm các đối tượng mới cần tham BHXH trên địa bàn quản lý của huyện mình.
Việc phát hiện thêm các đối tượng mới phải đóng BHXH có ý nghĩa rất quan trọng với
sự tồn tại và phát triển không chỉ đối với BHXH huyện Mai Sơn nói riêng mà còn ảnh
hưởng đến cả BHXH nói chung. Từ đó làm tăng thêm số lượng lao động phải đóng
góp vào quỹ BHXH và tất nhiên dẫn đến Ngân sách của quỹ BHXH tăng lên, tách xa
dần Ngân sách Nhà nước. Hoạt động này thực hiện tốt được nhờ đó mà hoạt động
BHXH cũng được thực hiện tốt hơn theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít.
* Thường xuyên cử cán bộ tiếp xúc với các đơn vị sử dụng lao động. Công tác thu có
được thực hiện một cách hiệu quả hay không trước tiên là phải tạo điều kiện cho cán
bộ chuyên trách được khảo sát thực tế. Với việc tiếp xúc trực tiếp với các đơn vị sử
dụng lao động như vậy, các cán bộ chuyên trách công tác thu BHXH đã nắm rõ các
công việc:
+ Nắm chắc tình hình số lượng lao động có trong các đơn vị để tránh tình trạng các
đơn vị sử dụng lao động kê khai số lao động ít hơn so với thực tế gây thiệt thòi cho
người lao động khi họ gặp khó khăn. Hơn nữa còn có thể nắm chắc được tình hình sản
xuất kinh doanh của đơn vị và tình hình quỹ lương thực tế.
+ Tuyên truyền, giải thích các chế độ cho người sử dụng lao động giúp họ hiểu được
quyền lợi và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm
tham gia BHXH đối với người lao động. Các cán bộ còn cung cấp thêm cho họ các
sách báo có liên quan đến ngành BHXH nhằm giúp họ nắm được các thông tin về
BHXH.
44
+ Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động, quỹ tiền lương tham
gia đóng BHXH.
+ Hướng dẫn các đơn vị làm phiếu tăng, giảm mức đóng BHXH hàng tháng đến người
lao động, lập bảng đối chiếu nộp BHXH cho cơ quan BHXH
+ Quy định và thông báo lịch làm việc của các cán bộ chuyên thu cho các đơn vị sử
dụng lao động trên địa bàn huyện.
* Thực hiện đôn đốc, theo dõi, ghi chép kết quả đóng góp BHXH:
+ Hàng tháng, cán bộ thu căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương đơn vị đăng
ký và phiếu tăng giảm mức đóng BHXH để xác định số tiền BHXH phải đóng. Đồng
thời đôn đốc nhắc nhở các đơn vị đóng BHXH theo đúng quy định, cũng như thông
báo kịp thời những đơn vị nợ tiền đóng BHXH từ hai tháng trở lên để các đơn vị khẩn
trương nộp tiền.
+ Ngoài ra các cán bộ chuyên trách còn ghi chép chi tiết và chính xác kết quả đóng
BHXH của từng cơ quan, từng đơn vị vào đầy đủ các mẫu sổ sách. Hàng tháng phải
đối chiếu với cán bộ tổng hợp thu của BHXH tỉnh Sơn La về kết quả đóng BHXH của
từng đơn vị tên địa bàn huyện.
+ Hàng tháng khi đối chiếu kết quả đóng của các đơn vị, các cơ quan được phân công
theo dõi, các cán bộ phải kiểm tra lại số lao động, quỹ tiền lương tham gia BHXH
hàng tháng trong kỳ, đối chiếu số đơn vị đã đóng trong kỳ, đối chiếu từ ngày đầu
tháng, đầu quý, đến ngày cuối cùng của kỳ đối chiếu.
+ Hàng tháng đã tổng hợp kết quả đóng BHXH theo khối quản lý. Từ đó, các cán bộ
thu phải xác nhận để thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho những
người được hưởng trợ cấp đồng thời hướng dẫn các đơn vị viết tờ khai cấp sổ BHXH,
ghi chép vào sổ BHXH.
* Lập kế hoạch phối hợp với các cấp các ngành để tổ chức kiểm tra việc thực hiện điều
lệ BHXH tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện các chính sách BHXH cho người lao
động.
45
Với việc tổ chức thực hiện BHXH một cách khoa học như trên và với và với tinh thần
trách nhiệm của cán bộ thu nói riêng cũng như của tất cả các cán bộ trong BHXH
huyện Mai Sơn nói chung, công tác thu luôn được hoàn thành, năm sau thường cao
hơn năm trước với tốc độ tăng cao. Không chỉ có vậy, để tiến hành các công tác một
cách hiệu quả hơn, các cán bộ tại BHXH huyện Mai Sơn đã và đang không ngừng trau
dồi kiến thức về chính sách BHXH cũng như trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Hoạt động cơ bản của cơ quan BHXH cấp huyện là hoạt động thu, chi BHXH theo
phân cấp của hệ thống BHXH Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn khó
khăn, các doanh nghiệp nhiều năm liền chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhưng
BHXH huyện Mai Sơn đã vận dụng linh hoạt các biện pháp để mở rộng đối tượng
tham gia, thu đúng, thu đủ và nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, số thu năm sau luôn cao
hơn năm trước bình quân khoảng 16,5%.
Trên địa bàn huyện Mai Sơn, năm 2015 mới có 166 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc
với 4.627 lao động tham gia BHXH. Đến năm 2018 BHXH huyện đã giao dịch với
246 đơn vị với 6.075 người tham gia BHXH bắt buộc. Đặc biệt năm 2018 công tác
phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện đều đạt trên 102,51%
so với kế hoạch được giao. Riêng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện vượt 107,86%
so với kế hoạch; tỉ lệ bao phủ BHYT đã đạt 98,6% dân số.
Qua số liệu trên cho thấy, số đơn vị và số người tham gia BHXH hàng năm đều tăng
hơn so với năm trước. Tuy nhiên đối tượng tham gia vẫn chưa đầy đủ. Trên địa bàn
huyện Mai Sơn, vẫn còn rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp không tham gia BHXH; các
Doanh nghiệp tư nhân vẫn còn chưa tham gia hết so với số lao động thực tế tại đơn vị
hiện có.
Cùng với sự phát triển đối tượng tham gia, số thu không ngừng tăng lên, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc chi trả các chế độ BHXH cho người thụ hưởng kịp thời, đầy đủ và
bảo đảm mục tiêu cân đối thu- chi các quỹ..
46
Bảng 2.1. Số tiền thu, chi BHXH tại huyện Mai Sơn giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vi tính: T đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
Số thu BHXH (kế hoạch giao hàng
năm) 69,777 70,599 77,063 85,321
Tốc độ phát triển ( ) 100,00 101,17 109,15 110,71
Số chi BHXH (các chế độ BHXH
hàng năm) 161,017 170,090 189,451 209,727
Tốc độ phát triển ( ) 100,00 105,63 111,38 110,70
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác hàng năm của BHXH huyện Mai Sơn)
Trong những năm qua, BHXH huyện Mai Sơn đã thực hiện tốt việc giải quyết hồ sơ và
chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp theo đúng quy định, đảm bảo an toàn tiền
mặt, kịp thời, đầy đủ cho đối tượng thụ hưởng. Công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
theo cơ chế “Một cửa” tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu cải cách
TTHC. Công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ lưu trữ được thực hiện theo quy trình, đúng quy
định, bảo đảm an toàn và phục vụ kịp thời cho việc khai thác hồ sơ lưu trữ của các đơn
vị nghiệp vụ. Công tác cấp mới, cấp đổi, gia hạn, điều chỉnh thông tin nhân thân trên
sổ BHXH, thẻ BHYT đảm bảo kịp thời, chính xác, giúp người tham gia thụ hưởng đầy
đủ các quyền lợi theo quy định.
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị tính: T đồng
Năm 2015 2016 2017 2018
1. Kế hoạch thu BHXH 69,777 70,599 77,063 85,321
2. Số đã thu BHXH 69,265 85,934 77,419 87,601
3. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu BHXH (3=2/1) 99,26 121,72 100,46 102,06
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác hàng năm của BHXH huyện Mai Sơn)
47
- Qua bảng thống kê số liệu có thể nhận thấy, giai đoạn 2015 - 2018, kết quả thu
BHXH tại BHXH huyện Mai Sơn luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thu được
giao, trong đó năm 2016 số tiền thu BHXH tăng 21% kế hoạch. Năm 2015, do ảnh
hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, song với sự nỗ lực của BHXH huyện, số thu
BHXH chưa hoàn thành kế hoạch (chỉ đạt 99,26%).
- Số kế hoạch thu hàng năm có sự tăng so với năm trước là do số kế hoạch này đã được
tính yếu tố tăng lương, tăng khai thác đơn vị mới phát sinh và phân cấp thu BHXH.
Với kết quả thu BHXH đã đạt được trong giai đoạn 2015 - 2018, ngành BHXH huyện
Mai Sơn đã thực sự hình thành được quỹ tập trung, thống nhất, độc lập với ngân sách
Nhà nước, đảm bảo chủ động cho việc chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ góp phần
giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách nhà nước đảm bảo an sinh cho toàn xã hội.
* Tình hình các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc
Bảng 2.3 : Tình hình đơn vị SDLĐ tham gia BHXH tại BHXH huyện Mai Sơn
giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị tính: Đơn vị
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1 Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc 166 183 246 272
2 Số đơn vị SDLĐ bắt buộc tham gia BHXH 231 249 294 315
3 Tỷ lệ đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt
buộc (3=1/2)
71,86 73,49 83,67 86,34
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác hàng năm của BHXH huyện Mai Sơn)
Nhận xét: Qua số liệu thống kê trên có thể thấy tỷ lệ đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt
buộc có xu hướng tăng qua các năm đặc biệt là năm 2017 và năm 2018 tỷ lệ này là
83,67 % và 86,34%, Tỷ lệ này so với mặt bằng chung các quận, huyện trên địa bàn
tỉnh Sơn La có thế nói là ở tầm khá cao. Bên cạnh đó qua số liệu số đơn vị bắt buộc
phải tham gia BHXH ở trên có thể thấy rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn
huyện vẫn còn chưa tham gia BHXH, công tác phát triển đối tượng tham gia bắt buộc
mới còn chưa được phát huy tối đa.
* Tình hình NLĐ tham gia BHXH bắt buộc
48
Bảng 2.4 : Tình hình NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn huyện Mai Sơn
giai đoạn 2015 – 2018
(Đơn vị tính: người / %)
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1 Số NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc 5.637 5.763 5.858 6.075
2 Số NLĐ bắt buộc phải tham gia BHXH 5.871 5.909 6.103 6.325
3 Tỷ lệ số NLĐ tham gia BHXH bắt buộc (3 = 1/2) 96,01 97,52 95,98 96,04
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác hàng năm của BHXH huyện Mai Sơn)
Nhận xét: Qua số liệu thống kê trên có thể thấy tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc có
xu hướng tăng qua các năm đặc biệt là năm 2018 số NLĐ tham gia BHXH bắt buộc so
với năm 2015 tăng lên 7,7%. Nhưng thực tế hiện nay số lao động tham gia tại các công
ty thực tế lại cao hơn rất nhiều so với số LĐ đang tham gia BHXH bắt buộc, điều này
cũng là tình trạng chung trên toàn địa bàn tỉnh Sơn La, cũng như cả nước. Nó khẳng
định một bộ phận không nhỏ người lao động đang chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi
mà đáng lẽ ra khi tham gia lao động họ phải được hưởng.
Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ NLĐ chưa được tham gia đầy đủ BHXH trên
địa bàn còn rất nhiều. BHXH huyện Mai Sơn cần tăng cường phối hợp liên ngành
tuyên truyền, kiểm tra đơn vị để đàm bảo quyền lợi cho NLĐ nâng cao BHXH bắt
buộc.
2.2.3 Vấn đề nợ đọng, trốn đóng BHXH được công chức quản lý BHXH phát hiện
trong quá trình thực thi công vụ
Nợ đọng, trốn đóng BHXH là một trong những vấn đề bức xúc trong hoạt động thu
BHXH đối với BHXH huyện Mai Sơn nói riêng và toàn tỉnh, toàn ngành BHXH nói
chung. Tình trạng nợ BHXH xảy ra phổ biến ở tất cả các địa phương trên cả nước đã
gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Chính phủ.
Hiện nay, sự chây ỳ, cố tình của các doanh nghiệp vẫn chưa được các cơ quan chức
năng giải quyết dứt điểm, dẫn đến nhiều doanh nghiệp có số lượng lớn có xu hướng
ngày càng gia tăng. Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH diễn ra nhiều năm qua cũng
đang là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết ở BHXH huyện Mai Sơn. Qua số liệu báo
49
cáo tình hình thực hiện BHXH hàng năm tại BHXH huyện Mai Sơn cho thấy tình hình
nợ đọng các năm qua.
Bảng 2.5 :Tình hình đơn vị SDLĐ nợ đọng và trốn đóng BHXH
giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị tính: Đơn vị
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1 Số đơn vị SDLĐ nợ đọng BHXH bắt buộc 13 17 22 18
2 Số đơn vị SDLĐ trốn đóng BHXH bắt buộc 23 25 31 35
3 Số đơn vị SDLĐ bắt buộc tham gia BHXH 112 116 211 221
4 Tỷ lệ đơn vị SDLĐ nợ đọng BHXH bắt buộc (4 = 1/3) 11,60 14,65 10,42 8,14
5 Tỷ lệ đơn vị SDLĐ trốn đóng BHXH bắt buộc (5 = 2/3) 20,53 21,55 14,69 15,83
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác hàng năm của BHXH huyện Mai Sơn)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ đơn vị SDLĐ nợ đọng BHXH bắt
buộc có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt năm 2017 là 22 đơn vị tăng 9 đơn vị so
với năm 2015, đến nắm 2018 số đơn vị nợ đọng có giảm đáng kể là 04 đơn vị so với
năm 2017.
- Tỷ lệ đơn vị SDLĐ trốn đóng BHXH bắt buộc có xu hướng tăng qua các năm, đặc
biệt năm 2018 là 35 đơn vị tăng 12 đơn vị so với năm 2015.
- Số đơn vị nợ đọng và trốn đóng BHXH liên tục tăng năm sau tăng hơn năm trước
song tỷ lệ đơn vị nợ đọng có xu hướng giảm.
* Tỷ lệ số tiền thu và nợ đọng BHXH
Bảng 2.6: Tình hình thu và nợ đọng BHXH tại BHXH huyện Mai Sơn
giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị tính: T đồng
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1 Tổng số tiền thu BHXH trong kỳ 69,265 85,934 77,419 87,601
2 Tổng số tiền nợ đọng BHXH trong kỳ 3 3,5 6,2 5,1
3 Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ 69,777 70,599 77,063 85,321
4 Tỷ lệ thu BHXH trong kỳ (4 = 1/3) 99,266 121,721 100,46 102,67
5 Tỷ lệ nợ BHXH trong kỳ (5=2/3) 4,29 4,95 8,04 5,97
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác hàng năm của BHXH huyện Mai Sơn)
50
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy Số tiền thu BHXH bắt buộc qua các năm có sự
tăng lên năm sau cao hơn năm trước. So với số phải thu thì tỷ lệ tiền thu được trong kỳ
đều khả quan, đảm bảo mức thu chung của cả nước. Nhưng bên cạnh đó số tiền nợ
BHXH của các đơn vị SDLĐ cũng tăng cao, đặc biệt trong năm 2017 và năm 2018 số
tiền nợ BHXH đã là 11,2 tỷ và 10,5 tỷ chiếm 8,04% và 5,97% tăng cao hơn hẳn so với
các năm trước. Chính bởi vậy BHXH huyện Mai Sơn cần tăng cường các biện pháp
thu trong đó có đôn đốc thu, nhất là đối với các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
2.2.4 Công tác giám sát và đảm bảo chất lượng kiểm tra thu BHXH
Thực hiện sự chỉ đạo của BHXH tỉnh Sơn La và văn bản của ngành để đánh giá khách
quan kết quả thực hiện chế độ chính sách BHXH với tất cả các đối tượng, thành phần
kinh tế tham gia BHXH.
Ban Giám đốc BHXH Mai Sơn chủ động bố trí phân công cán bộ tới cơ sở, nắm bắt
tình hình khó khăn, thuận lợi của đơn vị, nhất là các kỳ chi lương, thường xuyên sâu
sát tới các tổ hoặc gặp thành viên trong tổ để nắm tình hình chi lương, nếu có sự sai
lệch, hoặc hiện tượng chi không đúng chế độ kịp thời tham gia, để có những phương
án tổ chức thực hiện được tốt hơn, so với yêu cầu quản lý, vì thế không có đơn thư
khiếu nại tố cáo.
Ban giám đốc BHXH huyện chủ động đề xuất với Thường trực huyện uỷ, HĐND và
Uỷ Ban nhân dân huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành giám sát thực hiện việc
thu nộp BHXH và các chính sách BHXH liên quan tới chủ sử dụng lao động và người
lao động trên địa bàn huyện thường xuyên ở một số xã, cơ quan đơn vị , doanh nghiệp
trên địa bàn huyện.
* Công tác kiểm tra thu BHXH
51
Bảng 2.7: Công tác kiểm tra thu BHXH tại BHXH huyện Mai Sơn
giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị tính: Đơn vị Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1 Đơn vị sử dụng lao động 10 07 18 06
2 Trạm y tế 10 10 12 16
3 Đại lý thu 0 05 05 04
4 Số tiền truy thu BHXH 57,246 604,3 8,286 178,586
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác hàng năm của BHXH huyện Mai Sơn)
Thống kê kết quả Công tác kiểm tra cho thấy: từ năm 2015 đến năm 2018 là 103 đơn
vị, trong đó: Kiểm tra đơn vị sử dụng lao động là 41 đơn vị, trạm y tế là 48 đơn vị, đại
lý thu là 14 đơn vị. Qua kiểm tra xử lý thu hồi, truy thu BHXH là: 244,722 triệu đồng.
Qua kiểm tra nhìn chung công tác giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho người lao
động được kịp thời, việc trích nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đúng quy định,
công tác theo dõi và quản lý quỹ KCB cho các đối tượng được đảm bảo đúng chế độ
quy định đối với người có thẻ BHYT.
Hàng năm cơ quan BHXH huyện phối hợp kiểm tra liên ngành về thực hiện luật
BHXH, BHYT tại 11 đơn vị: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra đoàn kiểm
kiểm tra của BHXH tỉnh đã xuống đơn vị kiểm tra tại một số cơ sở nhìn chung công
tác chấp hành luật BHXH, BHYT thực hiện ở cơ sở được đánh giá là tốt.
Tuy nhiên công tác kiểm tra, giám sát thực hiện thu BHXH còn gặp nhiều khó khăn
như địa bàn huyện rộng, số lượng đơn vị đông, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
chiếm đa số, mặt khác một số ít cán bộ thu năng lực chuyên môn còn hạn chế gây ảnh
hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra thu BHXH.
* Công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chi trả BHXH
52
Bảng 2.8: Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chi trả BHXH tại BHXH huyện Mai
Sơn giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị tính: Bộ
STT Đối tượng
Số hồ sơ (bộ)
2015 2016 2017 2018
1 Hưu trí 215 239 298 291
2 T/C BHXH 1 lần 63 71 69 75
3 Tử tuất 76 83 80 85
4 Tai nạn lao động & bệnh NN 00 05 10 18
5 Trợ cấp thất nghiệp 39 52 48 47
6 Hồ sơ di chuyển lương hưu 41 38 46 50
7 Trợ cấp QĐ 613 15 12 19 17
8 Hồ sơ Ốm đau, TS, DSPHSK 702 740 742 751
Cộng: 1.151 1.240 1.312 1.334
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác hàng năm của BHXH huyện Mai Sơn)
Qua bảng thống kê cho thấy BHXH huyện Mai Sơn đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận
và giải quyết hồ sơ chi trả BHXH cho người lao động cụ thể năm 2015: 1.151 bộ hồ
sơ, năm 2016: 1.240 bộ hồ sơ, năm 2017: 1.312 bộ hồ sơ, năm 2018: 1.334 bộ hồ sơ,
đồng thời không để hồ sơ thanh toán tồn đọng qua các năm.
* Công tác duyệt chế độ ốm đau, thai sả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mot_so_giai_phap_tang_cuong_quan_ly_thu_bhxh_tai_ba.pdf