Luận văn Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.v

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT .vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .vii

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI.5

1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại.5

1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại.5

1.1.2. Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại .7

1.1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại .9

1.2. Khái quát về hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân

hàng thương mại.11

1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp .11

Khái niệm hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp .11

1.2.2. Phân loại hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.12

1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp .15

1.2.4. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 16

1.3. Chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân

hàng thương mại.19

1.3.1. Quan niệm về chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại

ngân hàng thương mại .19

1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng

doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại .20

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh

nghiệp tại NHTM.22

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng

doanh nghiệp của ngân hàng thương mại .26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI

VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH.32

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba

Đình .32

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.32

2.1.2. Cơ cấu tổ chức .33

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Ba Đình một lượng vốn huy động tăng nhanh và bền vững qua các năm, góp phần điều hòa và cung cấp đủ vốn tín dụng tại chi nhánh.”Cơ cấu huy động vốn của VCB Chi nhánh Ba Đình trong các năm qua như sau: 37 Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu cuối kỳ Thực hiện 31/12/16 (tỷ đồng) Thực hiện 31/12/17 (tỷ đồng) Thực hiện 31/12/18 (tỷ đồng) Thực hiện 31/12/19 (tỷ đồng) Thực hiện 31/03/2020 (tỷ đồng) Năm 2017/ năm 2016 Năm 2018/ năm 2017 Năm 2019/ năm 2018 +/- % +/- % +/- % Huy động 9.320 12.105 15.312 18.538 16.898 2.785 130 3.207 126 3.226 121 - HĐ KHDN BB 3.043 4.189 6.381 9.056 6.645 1.146 138 2.192 152 2.675 142 - HĐ bán lẻ 6.277 7.916 8.931 9.482 9.252 1.639 126 1.015 113 551 106 - HĐ USD 77 108 138 146,09 133 31 139 30 128 8 106 HĐ bình quân 10208,9 11008 13705 16303 17.206 799,1 108 2697 1,245 2598 119 - HĐ KHDN BB 3.265 3.745 5.054 7.210 7.841 480 115 1.309 135 2.156 143 - HĐ bán lẻ 6.944 7.263 8.651 9.093 9.365 319 105 1.388 119 442 105 - HĐ KKH 2.215 2.335 2.931 2.944 3.091 120 105 596 126 13 100 Tỷ trọng KKH (%) 21,7 21,2 21,4 18,1 17,96 -0,5 97,7 0,2 100,8 -3,3 84,4 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình các năm 2016-2019 và hết Quý 1/2020 38 Qua bảng số liệu ta thấy, trong 4 năm qua, quy mô huy động vốn của Chi nhánh tăng trưởng rất nhanh: Đến 31.12.2019, huy động vốn tại CN ở mức 18.538 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2018“và huy động có kỳ hạn vẫn giữ vai trò chủ đạo trong tổng vốn huy động. Sự tăng trưởng này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng hiện nay, khi mà NHNN khuyến khích nhân dân không sử dụng tiền mặt. Huy động vốn không kỳ hạn cũng có sự tăng trưởng nhanh, nhiều tài khoản tiền gửi được mở để phục vụ cho nhu cầu thanh toán. Chính vì thế mà nguồn vốn huy động cũng tăng lên tương ứng. Trong giai đoạn 2016-2019 này, với những biến động của nền kinh tế, kết quả đạt được của Ngân hàng là một điều hết sức đáng khâm phục. Vietcombank Chi nhánh Ba Đình luôn là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống NHTM về hiệu quả và quy mô huy động vốn. Nguồn vốn lớn và ổn định, vững chắc, mức tăng trưởng tốt, đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo khả năng cung ứng nguồn vốn vay cho khách hàng và khả năng thanh toán cho VCB Chi nhánh Ba Đình, nâng cao vị thế của VCB Chi nhánh Ba Đình trên thương trường, mở rộng công tác tín dụng, cho vay, góp phần nâng cao lợi nhuận của chi nhánh. 2. Công tác tín dụng: Cùng với hoạt động huy động vốn, công tác sử dụng vốn cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình họat động kinh doanh của ngân hàng. Nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn có thể xem như là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của ngân hàng. NHTM huy động vốn với mục đích chính là cho vay, nếu quy mô huy động vốn lớn mà không có kế hoạch sử dụng vốn tốt, không cho vay ra được, thì dẫn đến “ách tắc” vốn; cho vay được mà không thu hồi được nợ lại càng không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân hàng. Do vậy, sử dụng vốn cần được chú trọng đặc biệt, có kế hoạch, chiến lược rõ ràng, vì chỉ cần một sai lầm nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, có thể đi tới phá sản bất cứ một ngân hàng nào. Nhận thức rõ điều này, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và của NHNN Việt Nam với phương châm phát triển – an toàn – hiệu quả. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành, trong những năm qua, công tác tín dụng của 39 Vietcombank Chi nhánh Ba Đình đã đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp, khả quan. Có thể nhận thấy điều đó qua bảng số liệu”những năm vừa qua. Kết quả hoạt động cho vay của VCB Chi nhánh Ba Đình trong 4 năm từ 2016 – 2019 thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2. Kết quả cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu cuối kỳ Thực hiện 31/12/201 6 Thực hiện 31/12/ 2017 Thực hiện 31/12/2 018 Thực hiện 31/12/2 019 Thực hiện 31/03/2020 Năm 2017/ năm 2016 Năm 2018/ năm 2017 Năm 2019/ năm 2018 +/- % +/- % +/- % Tín dụng (tỷ đồng) 6.375 7.792 10.030 13.795 14.838 1.417 122,2 2.238 128,7 3.765 137,5 Tỷ trọng TD TDH (%) 68 68,0 63,0 69,8 70,29 0,0 100,0 -5,0 92,6 6,8 110,8 + KHDN BB (tỷ đồng) 4.641 5.122 6.554 9.030 9.823 481 110,4 1.432 128,0 2.477 137,8 + SME (tỷ đồng) 138 295 349 382 293 156 213,2 54 118,5 33 109,5 + dân cư (tỷ đồng) 1.596 2.376 3.128 4.383 4.562 780 148,9 752 131,6 1.255 140,1 TD bình quân 6.761 7.215 9.317 11.220 14.475 454 106,7 2.102 129,1 1.903 120,4 + KHDN BB (tỷ đồng) 5.591 4.818 6.059 7.052 9.489 - 773 86,2 1.241 125,8 993 116,4 + SME (tỷ đồng) 120 230 354 401 236 110 191,7 124 153,9 47 113,1 + dân cư (tỷ đồng) 1.050 2.167 2.904 3.775 4.558 1.117 206,4 737 134,0 871 130,0 Tín dụng bình quân PGD 658 1.210 1.556 2.322,14 658 552 183,9 347 128,6 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình các năm 2016-2019 và hết Quý 1/2020. 40 Bảng trên chỉ ra rằng dư nợ cho vay có sự tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn 2016-2019. Tổng dư nợ năm 2017 tăng mạnh, đạt 122,2% so với năm 2016. Năm 2018, Chi nhánh vẫn tiếp tục đạt được sự tăng trưởng 128,7% trong hoạt động cho vay. Đến hết năm 2019 dư nợ tín dụng đạt 13.795 tỷ đồng, tăng 38% so với cuối năm 2018, cao hơn mức toàn hàng 15.9%. Trong đó (KHBB tăng 38%, thể nhân tăng 40%, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 9%) Phân loại theo thời gian: Phần lớn dư nợ cho vay là trung dài hạn: Năm 2016 dư nợ trung dài hạn chiếm 68% tổng dư nợ, duy trì mức 68% đến 31/12/2017 rồi giảm xuống còn 63% năm 2018 và tăng trở lại, đạt mức 69,8% tại thời điểm cuối năm 2019. Phân loại theo đối tượng khách hàng: Phần lớn dư nợ cho vay là dư nợ KHBB: Năm 2016 dư nợ KHBB LÀ 5.591 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82,69% tổng dư nợ. Trong các năm tiếp theo, dư nợ bán buôn lần lượt là 4.818 tỷ đồng; 6.059 tỷ đồng; 7.052 tỷ đồng và tương ứng chiếm tỷ lệ 66,78% năm 2017; 65,03% năm 2018 và 62,85% trong năm 2019. Đóng góp lớn thứ hai vào tổng dư nợ là dư nợ dân cư (khách hàng cá nhân) và cuối cùng là dư nợ SME. 3. Công tác vốn và kinh doanh ngoại tệ và tài trợ thương mại: Doanh số kinh doanh ngoại tệ đến hết 31/12/2019 đạt 118% kế hoạch 2019, Thu lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 27.4 tỷ đồng, đạt 161% kế hoạch trung ương giao tăng trưởng 31% so với năm 2018. Việc hợp tác và thực hiện thành công 850 triệu USD của GIC năm 2018 đã đẩy mức kế hoạch chỉ tiêu TTQT,TTTM ở mức cáo 1.200 triêu USD. Mặc dù rất nỗ lực trong công tác tăng Doanh số TTQT, TTTM đến cuối năm 2019 chỉ tiêu này mới đạt ở mức 64% so với KH năm 2019 41 Bảng 2.3. Kết quả công tác vốn và kinh doanh ngoại tệ và tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình năm 2019 Đơn vị : triệu USD Chỉ tiêu KH 2019 Thực hiện So với kế hoạch 2019 So với 2018 2017 2018 201 9 31/03/ 2020 +/_ % +/_ % Doanh số mua bán ngoại tệ 760 786 1,283 898 104 138 118 (385) 70 Doanh số TTQT, TTTM 1,200 864 1,498 767 108 (433) 64 (731) 51 Thu lãi KDNT 17 11 21 27 25,1 10 161 7 131 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình các năm 2016-2019 và hết Quý 1/2020 4. Công tác Phát triển thẻ: Hết 31.12.2019, các chỉ tiêu về phát hành thẻ của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình có mức hoàn thành thấp so với Kế hoạch năm 2019, hoàn thành xấp xỉ mức hoàn thành chung trên địa bàn Hà Nội: Bảng 2.4.Kết quả công tác phát triển thẻ của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội năm 2019 Mã CN Tên CN DS Thanh toán Thẻ Doanh số sử dụng thẻ Tích lũy % kế hoạch Tích lũy % kế hoạch 1 Sở Giao dịch 43,374 108 4,634 79 2 Hà Nội 3,306 91 1,931 84 30 Hoàn Kiếm 1,194 101 1,017 91 45 Thành Công 3,841 107 2,011 89 49 Thăng Long 1,505 94 1,202 84 54 Chương Dương 1,110 99 935 87 61 Ba Đình 2,238 114 1,108 80 69 Hà Tây 463 123 413 86 42 Mã CN Tên CN DS Thanh toán Thẻ Doanh số sử dụng thẻ Tích lũy % kế hoạch Tích lũy % kế hoạch 71 Thanh Xuân 1,193 104 617 99 85 Hà Thành 626 180 458 98 93 Hoàng Mai 3,869 435 442 120 94 Sóc Sơn 174 92 84 129 96 Đông Anh 359 152 226 104 97 Nam Hà Nội 393 91 250 101 99 Tây Hồ 1,610 267 351 93 Tổng cộng 65,254 114 15,679 86 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình các năm 2016-2019 và hết Quý 1/2020 Doanh số thanh toán thẻ đạt 113% Kế hoạch năm 2019, chiếm tỷ trọng 3.4% doanh số và đứng thứ 5 trên địa bàn Hà Nội về doanh số sau chi nhánh Sở giao dịch, Hoàng Mai, Thành Công, Hà Nội. 5. Kết quả kinh doanh. Cùng mới bước chuyển mình mạnh mẽ về quy mô, phương thức hoạt động, hiệu quả kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình qua các năm có những thay đổi rõ rệt. Quy mô tăng trưởng các năm 2017, 2018, 2019 tương ứng ở mức 56%/47%/12% so với năm trước Hết 31/12/2019, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 441.5 tỷ đồng tăng 11 % so với năm 2018, đạt 96% kế hoạch năm 2019. Trong đó Thu ngoài lãi đạt 103.7 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2018, đạt 98% kế hoạch năm 2019. 43 Biểu đồ 2.1. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016-2019 Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình các năm 2016-2019 và hết Quý 1/2020 Với những nỗ lực của toàn thể cán bộ, lãnh đạo trong hoạt động kinh doanh, cuối năm 2019, VCB Chi nhánh Ba Đình được vinh dự ghi nhận là một trong hai mươi chi nhánh tiêu biểu hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động kinh doanh năm 2019 và một trong ba chi nhánh vinh dự được nhận cờ thi đua của Chính phủ tại hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh 2020. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình 2.2.1. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 2.2.1.1. Điều kiện vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp VCB Chi nhánh Ba Đình tuân thủ các quy định tại quy chế cho vay 268/QĐ- HĐQT-CSTD ngày 08/03/2017 của Vietcombank, cụ thể như sau: Đối tượng cho vay VCB Chi nhánh Ba Đình cho vay đối với các nhu cầu của KHDN để đưa vào hoạt động SXKD, đầu tư dự án, tài sản cố định đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Các điều kiện vay vốn - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. 168.29 274.8 397.1 441.5 43.58 56.23 88 103.7 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 LN từ HĐKD LN ngoài lãi 44 - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp - Có phương án sử dụng vốn khả thi - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và VCB. Loại hình cho vay VCB Chi nhánh Ba Đình xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại hình cho vay như sau: - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn tối đa 01 (một) năm. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm. - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm)”năm. 2.2.1.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp Để đảm bảo hiệu quả“việc giảm thiểu rủi ro hoạt động cho vay, ngân hàng nhất thiết phải tuân theo một quy trình thống nhất khi thực hiện một hoạt động cho vay đối với KHDN. Theo quyết định 2503/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018 về việc quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và Quyết định 512/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 31/03/2020 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, quy trình này bao gồm các bước sau: Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp Nguồn: Quyết định 512/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 31/03/2020 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB Chi nhánh Ba Đình tuân thủ các bước trong quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp quy định tại hai công văn số 2503/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018 và 512/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 31/03/2020 nói trên, cụ thể như 45 sau: Bước 1: Phân tích trước khi cho vay Mục đích của bước này là xác định nhu cầu vay vốn hiện tại và định hướng tăng trưởng vốn vay trong tương lai của KHDN. Cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện các nội dung sau: - Đánh giá hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp: tính đầy đủ, cụ thể của các hồ sơ pháp lý, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý để hoạt động cũng như để vay vốn tại Ngân hàng. - Đánh giá quy mô tài sản: Chi tiết tài sản của DN sẽ thể hiện quy mô và hiệu quả quản lý tại doanh nghiệp đó. Tài sản của doanh nghiệp cũng có thể được coi như một nguồn để đánh giá khả năng trả nợ của KHDN. - Đánh giá chi tiết về nợ phải trả của doanh nghiệp: bao gồm lịch sử tín dụng, chi tiết các khoản nợ nhà cung cấp hay các khoản nợ khác của DN. - Đánh giá dòng tiền: Việc xác định dòng tiền là đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá nguồn trả nợ của DN. Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận trong quá khứ hoặc tương lai, nhưng nghĩa vụ nợ tại ngân hàng lại đến hạn tại một thời điểm khác, dẫn đến việc DN dù có lợi nhuận nhưng có thể không trả nợ được đúng hạn. - Sử dụng các chỉ số tài chính: các loại này bao gồm hệ số thanh khoản, hệ số hoạt động, hệ số cân nợ và hệ số thu nhập. - Thẩm định Phương án sử dụng và trả nợ vốn vay của KHDN với các khoản mục chi tiết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận dự kiến có khả thi và hợp lý hay không. Phương án trả nợ bao gồm số tiền trả nợ, kỳ hạn trả nợ có phù hợp với Phương án kinh doanh dự kiến không. - Đánh giá về tài sản đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp: Tài sản không có tranh chấp về mặt pháp lý, được phép thế chấp tại ngân hàng, giữa chủ tài sản và doanh nghiệp có quan hệ gì (trong trường hợp tài sản đảm bảo của bên thứ ba). Đánh giá về giá trị tài sản thông qua việc tự định giá hoặc Công ty thẩm định giá uy tín. Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng cho vay Hợp đồng cho vay là văn bản ghi lại thoả thuận giữa người nhận tài trợ (khách hàng) và ngân hàng, với nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản cho vay (hoặc hạn mức cho vay) trong một khoảng thời gian và lãi suất nhất định. Hợp đồng cho vay xác định quyền lợi trách nhiệm của các bên 46 trong mối quan hệ vay vốn, đồng thời phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Do vậy, cả ngân hàng lẫn khách hàng đều cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi kí kết hợp đồng cho vay. Sau đây là nội dung chính của hợp đồng cho vay. - Khách hàng: Họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân. - Mục đích sử dụng vốn: Bổ sung vốn lưu động hay đầu tư tài sản cố định. - Số lượng cho vay: Là số tiền (hoặc hạn mức cho vay) ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng. Số lượng này có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau. - Lãi suất: Hợp đồng cho vay phải ghi rõ lãi suất mà khách hàng trả đồng thời xác định tính chất của lãi suất (là lãi suất cố định hay biến đổi trong suốt kì hạn cho vay). Nếu lãi suất có thay đổi thì phải xác định rõ các điều kiện thay đổi đó. - Phí: Để có được các cam kết tín dụng có thể khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản phí (ví dụ, phí cam kết) được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên hạn mức cam kết. Mức phí và các điều kiện nộp phải được thể hiện trong Hợp đồng cho vay. - Thời hạn cho vay: Các bên phải nêu rõ thời hạn của khoản vay là bao lâu (có thể là vài tháng hoặc vài năm) kể từ lúc khoản cho vay đầu tiên được giải ngân đến khi người vay trả toàn bộ gốc và lãi. Cũng có trường hợp thời hạn không xác định cụ thể trước mà tuỳ theo thời gian luân chuyển của vật tư hàng hoá là đối tượng tài trợ của ngân hàng. - Các loại đảm bảo: Hợp đồng tín dụng có thể ghi rõ các loại đảm bảo (nếu có) cho các khoản cho vay (kèm theo các hợp đồng phụ) như hợp đồng bảo lãnh, vật tư hàng hoá trong kho, tài sản cố định, hoặc các chứng khoán có giá Các nội dung quan trọng liên quan đến các đảm bảo như quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng hoặc bán, định giá, bảo hiểm, người bảo quản, quyền sử dụng đối với các đảm bảo đều phải được xác định và ghi rõ trong hợp đồng cho vay. - Giải ngân: Hợp đồng cho vay thường xác định các điều kiện và kì hạn giải ngân. Thường các khoản cho vay nhỏ và trong thời gian ngắn, ngân hàng cấp tiền vay một lần vào đầu kì. Đối với các khoản vay lớn và trong thời gian dài, ngân hàng cấp tiền theo nhiều kì hạn và với các điều kiện cụ thể của mỗi lần cấp vốn. - Điều kiện thanh toán: Hình thức thanh toán nợ đến hạn được các bên thỏa thuận và nêu rõ trong hợp đồng về kỳ hạn trả và số tiền trả. Nợ đến hạn bao gồm cả phần gốc và lãi. - Các điều kiện khác: Tuỳ thuộc điều khoản cuối cùng song rất quan trọng, 47 bao gồm các thoả thuận giữa ngân hàng cho vay và khách hàng về ưu tiên thanh toán, kiểm soát tài sản thế chấp và các hoạt động khác của người vay, phong toả tài sản, điều kiện và phương thức phát mại tài sản, nộp báo cáo định kì, phạt vi phạm hợp đồng Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cho vay Sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng, như đã thỏa thuận, ngân hàng sẽ giải ngân vốn vay theo nhu cầu của doanh nghiệp. Kèm theo việc cho vay, ngân hàng kiếm soát khách hàng: Sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không? Quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ không?... Ngân hàng sẽ có cơ hội thu thập thêm nhiều thông tin về KHDN thông qua quá trình này. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượng cho vay đang được đảm bảo. Ngược lại, khi chất lượng khoản cho vay bị đe doạ ngân hàng cần có các biện pháp xử lí kịp thời. Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn hoặc ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng cho vay. Khi phát hiện thấy rủi ro của khoản vay, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn khoản vay, hoặc sử dụng thêm tài sản bảo đảm khác. Đối với ngân hàng đây là bước đi khá nguy hiểm. Do vậy cho tài trợ gắn liền với kiểm soát khách hàng giúp ngân hàng ngăn chặn được các ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục đích của khách hàng. Đây cũng là quá trình ngân hàng thu thập thêm các thông tin bổ sung cho các thông tin đã có ở bước 1 và ra các quyết định cụ thể nhằm hạn chế kịp thời các khoản cho vay xấu. Bước 4: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới Quan hệ cho vay kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Các khoản cho vay đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản cho vay an toàn. Một số trường hợp, các khoản cho vay đã không hoàn trả hoặc không hoàn trả đủ đúng hạn. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của KHDN đang gặp vấn đề, khả năng thanh khoản bị ảnh hưởng. Việc xem xét, tìm ra nguyên nhân là rất quan trọng để giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các quyết định mới liên quan đến tính an toàn của các khoản vay. - Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình không trả nợ, hoặc kinh doanh yếu kém không còn cách cứu vãn, ngân hàng áp dụng phương án thanh lý là sử dụng các biện pháp có thể được thu hồi khoản nợ, bao gồm phong toả”và bán tài sản thế chấp, xử lý các khoản tiền gửi - Trường hợp khách hàng gặp khó khăn tài chính nhưng vẫn cố gắng và tìm 48 mọi cách khắc phục, trả nợ thì ngân hàng có thể áp dụng các phương án khác như gia hạn nợ, kéo dài thời gian cho vay, ân hạn lãi, giảm lãi vay, 2.2.2. Số lượng DN có quan hệ cho vay với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình Số lượng DN và cơ cấu DN có quan hệ vay vốn tại Vietcombank Chi nhánh Ba Đình được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5. Cơ cấu doanh nghiệp có quan hệ cho vay với VCB Chi nhánh Ba Đình Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Đến 31/03 /20 Chênh lệch 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số DN 225 261 278 284 287 36 116 17 107 6 102 1.DN Nhà nước 32 25 16 14 14 -7 78 -9 64 -2 88 2.Cty cổ phần 139 176 187 192 194 37 127 11 106 5 103 3.Cty TNHH 54 60 75 78 79 6 111 15 125 3 104 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình các năm 2016-2019 và hết Quý 1/2020 Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại VCB Chi nhánh Ba Đình đang có sự tăng trưởng lên qua các năm, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các năm và của từng loại hình doanh nghiệp lại khác nhau. Tốc độ tăng trưởng đạt mức 16% năm 2017 rồi giảm xuống 7% năm 2018 và 2% năm 2019. Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp còn tương đối thấp. Trong số các loại hình doanh nghiệp vay vốn tại VCB Chi nhánh Ba Đình, loại hình doanh nghiệp nhà nước liên tục giảm về số lượng qua các năm. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp nhà nước vay vốn tại VCB Chi nhánh Ba Đình năm 2016 là 32 doanh nghiệp, giảm xuống còn 25 doanh nghiệp năm 2017, tiếp tục giảm xuống còn 16 doanh nghiệp năm 2018 và chỉ còn lại 14 doanh 49 nghiệp năm 2019 và duy trì số lượng này đến hết Quý 1 năm 2020. Biểu đồ 2.2. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp có quan hệ cho vay với ngân hàng năm 2019 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Chi nhánh Ba Đình năm 2019 Về cơ cấu của loại hình doanh nghiệp, có thể dễ dàng nhận thấy loại hình loại hình doanh nghiệp đóng góp tỉ trọng lớn trong quan hệ cho vay tại VCB Chi nhánh Ba Đình là doanh nghiệp cổ phần, với mức đóng góp 62% trong năm 2016, tăng lên mức 67% trong hai năm 2017; 2018 và đạt mức 68% tổng số doanh nghiệp vay vốn tại VCB Chi nhánh Ba Đình năm 2019 và hết Quý 1 năm 2020. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và loại hình doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp một tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu loại hình doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng. Số liệu thống kê cho thấy, số lượng doanh nghiệp vay vốn tại VCB Chi nhánh Ba Đình tăng chậm trong năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc tiếp cận và cấp tín dụng với các doanh nghiệp mới còn khó khăn. Các doanh nghiệp chủ yếu đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng khác với các điều kiện tín dụng tương đối ưu đãi. Trong khi đó, VCB đã đưa thêm quy định mới về tỷ lệ tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp có tính chất tư nhân gia đình (loại doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam) lên mức tối thiểu 45% đảm bảo toàn bộ bằng tài sản. Điều này hạn chế rất nhiều việc cấp tín dụng mới cho doanh nghiệp khi các doanh nghiệp hiện được tín chấp ở mức cao và các tài sản như hàng tồn kho, khoản phải thu, vốn là một trong các tài sản chính của doanh nghiệp mang thế chấp lại có quy định nhận là m tài sản bảo đảm chính thức rất chặt chẽ, khó đáp ứng được trên thực tế. Bên cạnh đó, với mục tiêu ổn định lạm phát,“NHNN đã ban hành chính sách 5% 68% 27% DN Nhà nước Cty cổ phần Cty TNHH 50 hạn chế tăng trưởng tín dụng làm tốc độ cho vay ra của ngân hàng giảm. Mặt khác, VCB Chi nhánh Ba Đình thực hiện nghiêm ngặt chấm điểm doanh nghiệp trước khi cho vay, công tác thẩm định trong ngân hàng kĩ lưỡng hơn, chỉ cho vay với những doanh nghiệp có phương án vay vốn mang tính khả thi cao, điểu này tránh được tình trạng không thu hồi được vốn của ngân hàng. Hơn nữa tình hình khó khăn, một số DN không đảm bảo được các điều kiện về cho vay như phương án trả nợ hay TSBĐ, vì vậy số lượng doanh nghiệp có quan hệ cho vay của các NHTM tăng chậm lại. 2.2.3. Các quy định về thẩm quyền giữa Trụ sở chính VCB và chi nhánh VCB có liên quan đến chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp VCB Chi nhánh Ba Đình tuân thủ các quy định về thẩm quyền giữa Trụ sở chính VCB và chi nhánh VCB có liên quan đến chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, cụ thể như sau: 2.2.3.1. Thẩm quyền liên quan đến quy trình cho vay: Điều 18. Thẩm định và quyết định cho vay tại quyết định 268/QĐ-HĐQT- CSTD ngày 08/03/2017 ban hành quy định về cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: - Chi nhánh thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng theo quy định này để xem xét quyết định cho vay. Chi nhánh được sử dụng kết quả xếp hạng nội bộ của VCB, kết hợp với thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam và các kênh thông tin khác. - Khi thẩm định và quyết định cho vay, ngoài các quy định tại quy định này, chi nhánh phải tuân thủ các quy định có liên quan khác của pháp luật và VCB. Điều 47. Điều khoản thi hành t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_cho_vay_doi_voi_khach.pdf
Tài liệu liên quan