MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
TÓM TẮT LƯỢC LUẬN VĂN . iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.iv
MỤC LỤC.v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BẢN ĐỒ .x
PHẦN I: MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.1
3. Phương pháp nghiên cứu.2
4. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu.3
5. Kết quả và những đóng góp mới kỳ vọng đạt được của nghiên cứu .4
6. Bố cục đề tài nghiên cứu.4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NÂNG CAO.5
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC.5
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ .5
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN.5
1.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp.5
1.1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp .5
1.1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp.7
1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ.14
1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.14
1.1.2.2. Các tiêu chí nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ .15
1.1.3. Vai trò của các DNVVN .19
1.1.3.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp quan trọng vào GDP.19
1.1.3.2. Làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế .19
1.1.3.3. Tạo ra nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp .20
1.1.3.4. DNVVN có vai trò to lớn trong việc phát huy tiềm năng huy động mọi
nguồn lực xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.20
1.1.3.5. DNVVN là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nông
nghiệp và sản xuất nhỏ lên nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa.21
1.1.4. Đặc điểm, ưu thế và hạn chế của Doanh nghiệp vừa và nhỏ .22
1.1.4.1. Đặc điểm và ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ .22
1.1.4.2. Một số hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ .23
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DNVVN .24
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.24
1.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài .25
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên - cơ sở hạ tầng .25
1.2.2.2. Nhân tố kinh tế vĩ mô.25
1.2.2.3. Nhân tố Văn hóa - xã hội .26
1.2.2.4. Nhân tố ổn định chính trị .26
1.2.2.5. Nhân tố chính sách thuế của Nhà nước.27
1.2.2.6. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.28
1.2.3. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp.29
1.2.3.1. Nhân tố vốn .29
1.2.3.2. Nhân tố nguồn nhân lực và trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.29
1.2.3.3. Nhân tố khoa học và công nghệ .30
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD của DNVVN.30
1.2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển về số lượng và cơ cấuDNVVN .31
1.2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của DNVVN .31
1.2.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh củaDNVVN .31
1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DNVVN .35
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN ở
một số nước .35
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .39
1.3.2.1. Hình thức tổ chức và tiêu chí phân loại .40
1.3.2.2. Cơ chế chính sách hỗ trợ.40
1.3.2.3. Chính sách khuyến khích phát triển DNVVN .40
1.3.2.4. Thông tin công nghệ.40
1.3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực .41
1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN ở
trong nước .41
1.3.4. Bài học kinh nghiệm và vận dụng vào huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình .44
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH
QUẢNG BÌNH.47
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN
QUẢNG NINH .47
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .47
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .47
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết.49
2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên.49
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .51
2.1.2.1. Dân số và lao động.51
2.1.2.2. Đặc điểm về đất đai.52
2.1.2.3. Về cơ sở hạ tầng.53
2.1.3. Đánh giá chung .54
2.1.3.1. Thuận lợi .54
2.1.3.2. Khó khăn .55
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH.56
2.2.1. Quy mô và số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
huyện Quảng Ninh .56
2.2.1.1. Theo loại hình doanh nghiệp (LHDN) .56
2.2.1.2. Theo lĩnh vực kinh doanh (LVKD) .57
2.2.2. Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ .59
2.2.2.1. Lao động.59
2.2.2.2. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ .61
2.2.2.3. Thực trạng công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất tại các doanh nghiệpvừa và nhỏ .64
2.2.2.4. Thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ .66
2.2.3. Đánh giá chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở huyện Quảng Ninh giai đoạn
2011 - 2013 .69
2.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐIA BÀN HUYỆN QUẢNG
NINH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG .70
2.3.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ .70
2.3.2. Tình hình lãi lỗ của các DN qua các năm .74
2.3.3. Tình hình thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp.76
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.77
2.3.4.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.77
2.3.4.2. Ảnh hưởng của các nhân tố nội tại bên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.80
2.3.5. Đánh giá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về môi trường kinh doanh trên địa
bàn huyện Quảng Ninh.86
2.3.5.1. Mẫu điều tra .86
2.3.5.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach`s Alpha87
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN QUẢNG NINH.92
3.1.1. Chủ trương và chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta .92
3.1.1.1. Chủ trương và chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ .92
3.1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản hướng dẫn chính sách phát triển DNVVN.93
3.1.2. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Quảng Ninh.94
3.1.2.1. Quan điểm .94
3.1.2.2. Định hướng.96
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNVVN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH.97
3.2.1. Nhóm các giải pháp từ phía nhà nước và chính quyền địa phương.97
3.2.1.1. Về chính sách thị trường .97
3.2.1.2. Về chính sách đất đai .99
3.2.1.4. Về chính sách công nghệ và môi trường.103
3.2.1.5. Chính sách về thuế .105
3.2.1.6. Về chính sách đào tạo nguồn nhân lực.107
3.2.1.7. Về cải cách hành chính, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ .109
3.2.1.8. Hỗ trợ phát triển các tổ chức đại diện, tổ chức hỗ trợ và tư vấn doanh
nghiệp vừa và nhỏ .110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.116
I. KẾT LUẬN.116
II. KIẾN NGHỊ.117
TÀI LIỆU THAM KHẢO.120
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
142 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xi măng.
+ Nhóm phi kim loại:
Đá vôi xi măng: Phân bố ở Lèn Áng, Áng Sơn, Trường Sơn, Trường Xuân.
Riêng mỏ Lèn Áng có trữ lượng khoảng 15,2 triệu tấn, có hàm lượng CaO 55%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Sét xi măng: Phân bố ở Áng Sơn khoảng 7,8 triệu tấn.
Sét gạch ngói: Phân bố ở Hàm Ninh, Phúc Duệ - Long Đại khoảng 1 triệu m3.
Photphorit dùng làm phân bón: Phân bố ở Rào Trù khoảng 150.000 tấn.
- Tài nguyên biển: Với 19,5 km bờ biển và ngư trường rộng lớn, Quảng Ninh
có tài nguyên sinh vật biển đa dạng và phong phú, có nhiều loài cá ở tầng nổi, tầng
đáy trên trăm loài; trong đó có nhiều loài đặc sản quý như tôm hùm, cá mú, cá hồng,
mưc... Nhưng do không có cửa lạch, người dân chủ yếu đầu tư các phương tiện nhỏ
khai thác ven bờ.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số trung bình của huyện năm 2014 có 89.462 người, chiếm khoảng
10,32% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số của huyện năm 2014 đạt 75 người/km2.
Nguồn lao động khá dồi dào, hiện có 56.103 người trong độ tuổi lao động,
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 46.627 người, trong đó: Ngành
Nông - Lâm - Thủy sản: 30.506 người, chiếm 65,43%; Ngành Công nghiệp - Xây
dựng: 5.728 người, chiếm 12,28%; Ngành Thương mại - Dịch vụ: 10.393 người,
chiếm 22,29%.
Bảng 2.1: Dân số và lao động trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Chi tiêu ĐVT Năm
2012 2013 2014
1. Dân số trung bình người 88.682 89.062 89.462
Nam % 49,64 50,28 50,26
Nữ % 50,36 49,72 49,74
Thành thị % 4,98 5,00 5,05
Nông thôn % 95,02 95,00 94,95
2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên %0 12,49 11,12 9,88
3. Mật độ dân số người/km2 75 75 75
4. Dân số trong độ tuổi lao động người 55.578 55.833 56.103
5. LĐ đang làm trong các ngành kinh tế người 45.971 46.074 46.627
Nông, lâm, thủy sản % 66,07 66,07 65,43
Công nghiệp - xây dựng % 12,07 12,07 12,28
Dịch vụ % 21,86 21,86 22,29
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh 2014
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
2.1.2.2. Đặc điểm về đất đai
Theo số liệu kiểm kê đất thì toàn huyện có 119.169,19 ha đất tự nhiên. Trong
đó: đất nông nghiệp có 107.962,41 ha chiếm 90,91%; đất phi nông nghiệp có
7.416,74 ha chiếm 5,9%; đất chưa sử dụng 487,45 ha chiếm 3,19%.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất của huyện Quảng Ninh năm 2014
Đơn vị tính:ha
Số TT Chỉ tiêu Năm 2014 Tỷ trọng(%)
TỔNG DIỆN ĐẤT TÍCH TỰ NHIÊN 119.169,19 100,00
1 Đất nông nghiệp 108.341,72 90,91
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.077,57 6,78
1.2 Đất lâm nghiệp 99.811,67 83,75
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 408,86 0,34
1.4 Đất nông nghiệp khác 43,62 0,04
2 Đất phi nông nghiệp 7.033,47 5,90
2.1 Đất ở 515,52 0,43
2.2 Đất chuyên dùng 3.704,87 3,11
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,61 0,002
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 410,49 0,35
2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 2.399,78 2,01
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,2 0,000
3 Đất chưa sử dụng 3.794,00 3,19
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh 2014
Đất nông - lâm - thủy sản có 107.962,41 ha, chiếm 90,91% diện tích đất tự
nhiên của huyện. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 8.077,57 ha, chiếm 6,78%;
đất lâm nghiệp có 99.811,67 ha, chiếm 83,75%; đất nuôi trồng thủy sản có 408,68
ha, chiếm 0,34%; đất nông nghiệp khác có 43,62 ha, chiếm 0,04%
Đất phi nông nghiệp có 7.033,47 ha, chiếm 5,90% diện tích đất tự nhiên của
huyện. Trong đó: Đất ở có 515,52 ha, chiếm 0,43%; đất chuyên dùng 3.704,87 ha,
chiếm 3,11%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Đất chưa sử dụng có 3.794 ha, chiếm 3,19% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó đất bằng chưa sử dụng 543,93 ha; đất đồi núi chưa sử dụng 3.082,67 ha;
đất núi đá không có cây 167,4 ha.
Quảng Ninh là huyện có diện tích đất nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng
đến 90,91% tổng diện tích đất tự nhiên. Riêng diện tích đất lâm nghiệp 99.811,67 ha
chiếm 92,13 trên tổng diện tích đất nông nghiệp, cho thấy điều kiện phát triển các
nghề rừng còn lớn.
2.1.2.3. Về cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống khu công nghiệp
Hiện nay khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu với quy mô 300 ha đã
được hình thành. Theo quy hoạch phát triển khu kinh tế và cụm điểm Công
nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp, làng nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, sẽ
hình thành 2 điểm công nghiệp Áng Sơn và Nam Long với quy mô 70 - 100
ha. Đến nay, điểm công nghiệp TTCN Áng Sơn đã có quy hoạch chi tiết
b. Giao thông
Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ và giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được
đầu tư theo hướng kiên cố, đảm bảo giao thông đi lại khá thuận lợi. Đến nay, 100%
số xã có đường ô tô về đến trung tâm
Hệ thống đường giao thông trên địa bàn được kiên cố năm 2014 là 320 km,
trong đó: xã 80 km; quốc lộ 114 km (gồm Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh); tỉnh lộ
38 km; huyện lộ 88 km.
Về giao thông các tuyến đường tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 11, đường Hiền - Xuân -
An - Vạn Ninh và đường Dinh Mười - Hải Ninh đã được nâng cấp kiên cố.
c. Hệ thống điện
Hiện nay toàn huyện có 15/15 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia, số hộ dùng
điện năm 2014: 23.390 hộ đạt đạt 96,02%
Mạng lưới điện ngày một phát triển, có trên 50% số xã được hưởng lợi từ dự
án cải tạo lưới điện nông thôn REII, số hộ sử dụng điện lưới Quốc gia tăng khá.
Tính năm 2014 có 100% số xã được sử dụng điện lưới Quốc gia, có 23.390 hộ,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
chiếm 96,02% số hộ toàn huyện huyện được sử dụng điện lưới Quốc gia. Toàn
huyện có 92 trạm biến áp với tổng công suất 18.400 KVA đáp ứng nhu cầu sản xuất
và sinh hoạt trên địa bàn, trong đó trạm biến áp trung gian Áng Sơn công suất
(25.000x2) MV đã được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu cho cụm công nghiệp
Áng Sơn và lâu dài sẽ thay thế trạm trung gian Nguyệt Áng.
d. Thông tin liên lạc
Trên địa bàn huyện có 2 tổng đài, 3 bưu cục, và 13/15 điểm bưu điện văn hóa
xã. Ngoài ra, một số doanh nghiệp bưu chính đã bắt đầu triển khai các dịch vụ
chuyển phát bằng nhiều hình thức, phương thức mới, mang lại nhiều cơ hội sử dụng
dịch vụ cho xã hội, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, nâng cao chất lượng phục vụ và
giảm giá cước phục vụ.
Về lĩnh vực viễn thông: Đến nay đảm bảo 15/15 xã, thị trấn có điện thoại,
trên 80% lưu vực không gian của huyện được phủ sóng thông tin di động, truy cập
và kết nối Internet băng thông rộng và ngày càng phát triển, mức độ sẵn sàng cho
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được nâng cao. Bưu chính viễn thông
đảm bảo thông tin thông suốt, 15/15 xã, thị trấn đã có sóng điện thoại di động.
2.1.3. Đánh giá chung
2.1.3.1. Thuận lợi
Quảng Ninh có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của
tỉnh Quảng Bình. Là cửa ngỏ phía Nam của thành phố Đồng Hới - trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, có các tuyến giao thông Bắc - Nam gồm đường bộ,
đường sắt đi quan nên Quảng Ninh có nhiều cơ hội thuận lợi trong phát triển kinh
tế. Trong bối cảnh cả nước và tỉnh Quảng Bình đang có sự chuyển biến tích cực và
bước vào thời kỳ phát triển ổn định theo hướng CNH - HĐH, Quảng Ninh có khả
năng tận hưởng thế mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ
thuật, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, là địa bàn lý tưởng để phát
triển các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp trong tương lai sớm hòa nhập xu thế
chung của của cả tỉnh.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển vùng sinh thái
nông nghiệp đa dạng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Nhiều sản phẩm
nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn ngày càng khẳng định vị trí đây là điều kiện để
cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề nông sản phát triển.
Nhiều nguồn tài nguyên có lợi thế để phát triển: Tài nguyên khoáng sản để
sản xuất và chế biến vật liệu xây dựng, trong đó sản xuất xi măng tại Quảng Ninh sẽ
là một trong những trọng điểm của cả nước để cung ứng cho khu vực phía Nam.
Ngoài ra các mỏ đá ở Rào Trù, Rào Đá, Áng Sơn có chất lượng tốt và cử ly vận
chuyển kinh tế cho việc cung cấp đá để phục vụ cho các công trình giao thông, thủy
lợi và xây dựng dân dụng trên địa bàn và cung cấp cho các địa phương lân cận.
Nguồn tài nguyên nhân lực khá dồi dào với 58.025 lao động trong độ tuổi,
chiếm 65,15% tổng dân số. Tuy chất lượng lao động chưa cao, hầu hết là lao động
phổ thông, nhưng người dân Quảng Ninh có truyền thống cần cù hiếu học, siêng
năng, cần cù, chịu khó trong lao động... dạy nghề, đây là yếu tố cơ bản có tác dụng
thúc đẩy sự chuyển hoá nguồn nhân lực về chất đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực có các
doanh nghiệp trong tương lai.
Nằm trong vùng du lịch trọng điểm Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình, Quảng
Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển các tuyến du lịch
văn hoá, du lịch sinh thái, tâm linh và lịch sử với các điểm như Nhà Thờ Nguyễn
Hữu Cảnh, lăng mộ Hoàng Kế Viêm, hồ Rào Đá - Chùa Non - núi Thần Đinh, bến
phà và sông Long Đại, bãi tắm Hải Ninh.
Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đang từng bước phát huy hiệu quả. Điện
lưới quốc gia, thông tin liên lạc, đường ô tô phát triển đến 100% xã, thị trấn trong
toàn huyện, thuận lợi cho phát triển sản xuất, đời sống, mở mang ngành nghề, nhà
máy, xí nghiệp trên địa bàn.
2.1.3.2. Khó khăn
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu vẫn
thường xuyên xảy ra như: Bảo, lụt, gió Tây Nam khô nóng, cát bay, cát nhảy đã làm
ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, hệ thống hạ tầng cơ sở trên địa bàn và đời sống của
người dân.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Địa hình phức tạp bị chia cắt, độ dốc lớn nên đất canh tác thường bị bào mòn
và rửa trôi có xu hướng bị thái hoá do ảnh hưởng của khí hậu môi trường và chế độ
canh tác chưa hợp lý.
Là một trong những huyện có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế chưa thoát
được tình trạng tự cung tự cấp, tỷ lệ sản xuất hàng hóa và tích lũy nội bộ nên kinh tế
còn thấp, thu ngân sách năm 2013 chỉ đạt xấp xỉ 11,08% tổng chi. Tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế còn chậm hơn so với mặt bằng chung của tỉnh, cơ cấu ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, chuyển dịch
chậm, sức ép lao động, việc làm ngày càng lớn, đời sống của phần lớn dân cư còn
khó khăn, thiếu tích luỹ để mở rộng sản xuất .
Tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn, mặt bằng dân trí
nhìn chung chưa cao, chất lượng nguồn lao động còn hạn chế, lao động có trình độ
chuyên môn, kỷ thuật chiếm tỷ trọng thấp.
Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất tuy từng bước được cải thiện nhưng vẫn
còn yếu kém, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH
2.2.1. Quy mô và số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện
Quảng Ninh
2.2.1.1. Theo loại hình doanh nghiệp (LHDN)
Trên địa bàn huyện Quảng Ninh (theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm
2014 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình) tại thời điểm 31/12/2013 có 121 doanh
nghiệp đang thực tế có hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó 60 công ty TNHH
chiếm 49,59%, 44 hợp tác xã chiếm 36,36%. Số lượng cụ thể hàng năm như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Bảng 2.3: Số lượng và cơ cấu các DNVVN phân
theo loại hình doanh nghiệp ở huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011-2013
LHDN
2011 2012 2013
Tốc độ tăng
(%)
Số
lượng
(DN)
Cơ
cấu
(%
Số
lượng
(DN)
Cơ
cấu
(%
Số
lượng
(DN)
Cơ
cấu
(%
2012/
2011
2013/
2012
1. DNNN 1 0,73 1 0,74 1 0,83 0,00 0,00
2. HTX 51 37,23 52 38,52 44 36,36 1,96 -15,38
3. DNTN 12 8,76 11 8,15 13 10,74 -8,33 18,18
4. CTTNHH 68 49,63 67 49,63 60 49,59 -1,47 -10,45
5. CTCP 5 3,65 4 2,96 3 2,48 -20,00 -25,00
Tổng cộng 137 100 135 100 121 100 -1,46 -10,37
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp các năm từ 2011-2013
Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình
Qua số liệu thống kê về số lượng và cơ cấu các DNVVN phân theo loại hình
DN qua 03 năm (2011-2013) tại bảng 2.3 nhận thấy: Quy mô về số lượng và loại
DNVVN tại huyện Quảng Ninh giảm xuống, năm 2011 có 137 doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh, năm 2012 giảm còn 135 doanh nghiệp, năm 2013 có 121
doanh nghiệp.
Số lượng doanh nghiệp năm 2013 giảm 16 doanh nghiệp so với năm 2011,
sự giảm xuống của các doanh nghiệp chủ yếu là do sự giảm xuống của loại hình
công ty TNHH và HTX còn các loại hình khác thay đổi không đáng kể. Trong đó
công ty TNHH giảm 8 doanh nghiệp; HTX giảm 7 doanh nghiệp, điều quan trọng là
tỷ trọng loại hình doanh nghiệp DNTN không có sự thay đổi đáng kể và có tăng.
2.2.1.2. Theo lĩnh vực kinh doanh (LVKD)
Phân chia theo lĩnh vực hoạt động, ta thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ
được bố trí đều trên lĩnh vực hoạt động, trong đó tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực:
Nông, lâm nghiệp và thủy sản; thương mại; xây dựng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu các DNVVN phân
theo lĩnh vực kinh doanh ở huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013
LVKD
2011 2012 2013
Tốc độ tăng
(%)
Số
lượng
(DN)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(DN)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(DN)
Cơ
cấu
(%)
2012/
2011
2013/2
011
Nông, lâm, thủy sản 33 24,09 32 23,71 32 26,45 -3,03 0,00
Công nghiệp 24 17,51 25 18,52 18 14,88 4,17 -28,00
Xây dựng 34 24,82 32 23,70 25 20,66 -5,88 -21,88
Thương mại 32 23,36 30 22,22 30 24,79 -6,25 0,00
Vận tải và dịch vụ 14 10,22 16 11,85 16 13,22 14,29 0,00
Tổng cộng 137 100 135 100 121 100 -1,46 -10,37
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp các năm từ 2011-2013
Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Đa phần hoạt động sản xuất kinh doanh về
nông, lâm nghiệp và thủy sản, số lượng doanh nghiệp qua các năm từ 33 doanh
nghiệp năm 2011 giảm xuống 32 doanh nghiệp năm 2013, chiếm 26,45% trên tổng
số các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh tại huyện Quảng Ninh.
- Công nghiệp: Năm 2011 toàn huyện có 24 DN (chiếm 77,51% trong tổng
số DN), đến năm 2013 giảm xuống còn 18 DN (chiếm 14,88% trong tổng số DN).
Như vậy qua 2 năm số doanh nghiệp công nghiệp giảm 6 doanh nghiệp.
- Xây dựng (XD): Đây là lĩnh vực mà các DNVVN tại huyện Quảng Ninh
năm 2011 hoạt động nhiều nhất với 34 doanh nghiệp, chiếm 24,82% số lượng
doanh nghiệp đến năm 2013 giảm xuống còn 25 doanh nghiệp, chiếm 20,66% trên
tổng số các DNVVN, tương đương giảm 9 doanh nghiệp.
- Thương mại (TM): Số lượng doanh nghiệp năm 2011 là 32 doanh nghiệp
chiếm 23,36% thì đến năm 2012 giảm xuống còn 30 doanh nghiệp chiếm 22,22%
trên tổng số các doanh nghiệp và số lượng ổn định đến năm 2013.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
- Dịch vụ và vận tải (DV-VT) : Số DN hoạt động trong lĩnh vực này ít nhất
trong số các loại hình kinh doanh (KD) trên địa bàn, có số lượng doanh nghiệp hoạt
động năm 2011 là 14 doanh nghiệp chiếm 10,22%, đến năm 2013 tăng lên 16 DN
chiếm 14,29% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.
2.2.2. Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN nói chung
thông thường được phân tích theo hai tiêu chí là loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực
kinh doanh. Nhìn chung DNVVN trên địa bàn Quảng Ninh thuộc thành phần doanh
nghiệp ngoài nhà nước, do đặc thù của huyện Quảng Ninh và phạm vi nghiên cứu
của đề tài vì vậy chúng tôi lựa chọn phân tích theo lĩnh vực kinh doanh là chính để
dể dàng đi sâu vào phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của các DNVVN
trên địa bàn huyện Quảng Ninh.
2.2.2.1. Lao động
Lao động là một yếu tố vật chất quan trọng, quyết định đến hoạt động sản
xuất kinh doanh và phả ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Số lao dộng bình
quân một doanh nghiệp phân theo lĩnh vực kinh doanh được thể hiện qua bảng 2.4
Bảng 2.5: Số lao động bình quân một doanh nghiệp phân theo lĩnh vực kinh
doanh ở huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Lao động
LVKD 2011 2012 2013
So sánh (%)
2012/2011 2013/2012
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 16 17 16 108,16 89,27
Công nghiệp 16 20 19 127,49 97,61
Xây dựng 29 28 44 98,96 153,91
Thương mại 7 6 7 85,72 113,07
Vận tải và dịch vụ 7 7 6 103,09 84,03
Bình quân/1 Doanh nghiệp 16 17 19 104,11 110,58
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp các năm từ 2011-2013
Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Số liệu ở bảng trên phản ánh: Số lao động bình quân ở các ngành nghề khác
biệt nhau. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân một doanh nghiệp là 17
lao động năm 2012 và giảm xuống 16 năm 2013; ngành công nghiệp bình quân một
doanh nghiệp năm 2011 là 16 lao động và tăng lên 19 năm 2013; ngành xây dựng
29 năm 2011 tăng lên 44 năm 2013; ngành thương mại 6 năm 2012 tăng lên 7 năm
2013; ngành vận tải và dịch vụ 7 năm 2011 giảm xuống 6 năm 2013.
Quy mô lao động bình quân một doanh nghiệp có xu hướng tăng lên từ năm
2011 có bình quân 16 lao động trên 1 doanh nghiệp, năm 2012 có 17 lao động trên 1
doanh nghiệp và đến năm 2013 có 19 lao động trên 1 doanh nghiệp. Việc thu hút
lao động làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng thu hút
lao động xã hội, giải quyết sự mất cân đối giữa phát triển dân số và phát triển kinh
tế cũng như lao động dư thừa do tinh giảm biên chế trong các tổ chức đơn vị nhà
nước và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, góp phần thực hiện chủ trương thúc
đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Từ đó có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã
góp phần vào việc cân đối lực lượng lao động trong các ngành, giải quyết việc làm
và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Bảng 2.6: Trình độ lao động bình quân trên một DNVVN phân theo
LVKD ở huyện Quảng Ninh năm 2013
Phân loại BQ/1 DN(lao động)
Phân theo trình độ (%)
Đại học Caođẳng
Trung
cấp Sơ cấp
Chưa
qua đào
tạo
Nông, lâm, thủy
sản 15,6 2,4 1,2 7,8 4,4 83,8
Công nghiệp 19,4 8,3 1,4 23,1 14,0 53,1
Xây dựng 43,7 8,6 6,6 19,4 13,3 52,2
Thương mại 6,6 8,0 2,5 22,1 14,1 53,3
Vận tải và dịch vụ 6,3 19,0 7,0 30,0 13,0 32,0
Trung bình 18,5 7,6 4,2 18,1 11,5 58,6
Nguồn: Kết quả tác giả điều tra
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
Theo số liệu thống kê tại bảng 2.5 ta thấy ở các ngành đội ngũ lao động có
trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ trọng rất thấp, thấp nhất ở ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản trình độ đại học 2,4% và cao nhất ở ngành vận tải và dịch vụ
19,0% trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Trình độ trung cấp, sơ cấp cũng
chiếm tỷ trọng không lớn, từ 7,8% trình độ trung cấp ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản đến 30,0% ở ngành vận tải và dịch vụ. Chỉ có số lao động chưa qua đào tạo
chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 32% ở ngành vận tải và dịch vụ lên 83,8% ở ngành nông,
lâm nghiệp và thủy sản. Nếu xét về trình độ thì ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
có trình độ thấp nhất, ngành vận tải và dịch vụ có trình độ tương đối đồng đều.
Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thì chính sách nguồn nhân lực cần
được chú trọng hơn nữa để nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp.
2.2.2.2. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vốn là một yếu tố vật chất quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào, bất kỳ
doanh nghiệp nào. Vốn ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh. Doanh nghiệp có tiềm lực vốn lớn sẽ có điều kiện đầu tư mỡ rộng quy
mô sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị, đầu tư dây chuyền công nghệ, mua
sắm nguyên vật liệu hàng hóa và chủ động trong sản xuất kinh doanh
Tình hình vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được điều tra thể hiện ở
bảng 2.6.
Qua nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 ta
thấy: vốn sản xuất kinh doanh bình quân một DN tăng từ năm 2011 là 6.898,8 triệu
đồng lên 8.969,1 triệu đồng năm 2012 và tăng lên 9.107,9 triệu đồng năm 2013.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
Bảng 2.7: Quy mô và cơ cấu vốn SXKD tính bình quân trên một DN
phân theo LVKD ở huyện Quảng Ninh 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
LVKD
Năm So sánh (%)
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 2.247,7 3.476,5 3.505,2 154,67 100,83
Công nghiệp 13.216,3 14.710,6 14.460,1 111,31 98,30
Xây dựng 9.333,7 11.859,6 14.327,1 127,06 120,81
Thương mại 3.534,5 5.975,5 6.586,1 169,06 110,22
Vận tải và dịch vụ 8.808,6 10.815,3 10.865,4 122,78 100,46
Bình quân/1 Doanh nghiệp 6.898,8 8.969,1 9.107,9 130,01 101,55
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp các năm từ
2011-2013 Cục Thống kê Quảng Bình
Nếu đi sâu vào tìm hiểu từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ta thấy quy mô và
cơ cấu vốn của từng ngành như sau:
Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu vốn SXKD tính bình quân trên
một doanh nghiệp phân theo LVKD ở huyện Quảng Ninh năm 2013
Chỉ tiêu
Tổng số
vốn
Vốn lưu động Vốn cố định
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
ĐVT Trđ Trđ % Trđ %
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3.505,2 1.564,1 44,62 1.941,1 55,38
Công nghiệp 14.460,1 5.756,1 39,81 8.704,0 60,19
Xây dựng 14.327,1 7.998,7 55,83 6.328,4 44,17
Thương mại 6.586,1 4.903,1 74,45 1.683,0 25,55
Vận tải và dịch vụ 10.865,4 2.027,9 18,66 8.837,5 81,34
Bình quân/1 Doanh nghiệp 9.107,9 4.406,4 48,38 4.701,5 51,62
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2013 Cục Thống kê Quảng Bình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
Ê
́ HU
Ế
63
Bảng 2.9: Quy mô và Cơ cấu vốn SXKD tính bình quân trên một doanh nghiệp
theo nguồn gốc hình thành ở huyện Quảng Ninh năm 2013
Chỉ tiêu
Tổng số
vốn
Vốn chủ sở hữu Vốn vay
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
ĐVT Trđ Trđ % Trđ %
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3.505,2 2.891,4 82,49 613,8 17,51
Công nghiệp 14.460,1 6.379,8 44,12 8.080,3 55,88
Xây dựng 14.327,1 5.776,7 40,32 8.550,4 59,68
Thương mại 6.586,1 2.406,6 36,54 4.179,5 63,46
Vận tải và dịch vụ 10.865,4 7.182,0 66,10 3.683,4 33,90
Bình quân/1 Doanh nghiệp 9.107,9 4.453,6 48,90 4.654,3 51,10
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2013 Cục Thống kê Quảng Bình
- Đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: vốn bình quân chung một
doanh nghiệp là 2.505,2 triệu đồng, trong đó vốn lưu động là 1.564,1 triệu đồng
chiếm 44,62%, vốn cố định là 1.941,1 triệu đồng chiếm 55,38%.
- Đối với ngành công nghiệp: vốn bình quân chung một doanh nghiệp là
14.460,1 triệu đồng, trong đó vốn lưu động là 5.756,1 triệu đồng chiếm 39,89%,
vốn cố định là 8.704 triệu đồng chiếm 60,19%. Cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định
chiếm tỷ trọng như vậy là khá phù hợp với sản xuất công nghiệp, bởi đây là lĩnh
vực cần đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị, nhà xưởng vừa cần đầu tư một lượng vốn
lưu động nhất định để mua sắm nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa dịch vụ và các chi
phí ngắn hạn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Đối với ngành xây dựng: Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của
khung hoảng kinh tế nên các công trình về đầu tư công về xây dựng trên địa bàn
giảm. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này giảm đi đáng kể, vốn
bình quân chung một doanh nghiệp là 14.327,1 triệu đồng, trong đó vốn lưu động
7.998,7 triệu đồng chiếm 55,83%, vốn cố định 6.328,4 triệu đồng chiếm 44,17%.
Tỷ trọng vốn cố định chiếm thấp hơn vốn lưu động là do qui mô các doanh nghiệp
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
không lớn, ít đầu tư trang bị máy móc công nghệ hiện đại, khi cần thiết thì thuê máy
móc thiết bị của các doanh nghiệp lớn. Vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, do
cần một lượng lớn để mua sắm nguyên nhiên liệu, trả tiền công nhân và trang trải
các chi phí khác trong quá trình xây dựng cơ bản.
- Ngành thương mại: Bình quân một doanh nghiệp là 6.586,1 triệu đồng,
trong đó vốn lưu động là 4.903,1 triệu đồng chiếm 74,45%, vốn cố định 1.683 triệu
đồng, chiếm 25,55%. Đối với ngành thương mại cơ cấu vốn lưu động chiếm tỷ
trọng cao trong tổng số vốn là do lĩnh vực này yêu cầu một lượng lớn vốn lưu động,
phục vụ cho nhu cầu lưu chuyển hàng hóa.
- Ngành vận tải và dịch vụ khác: Vốn bình quân một doanh nghiệp là
10.865,4 triệu đồng, trong đó vốn lưu động là 2.027,9 triệu đồng chiếm 18,66%,
vốn cố định là 8.837,5 triệu đồng, chiếm 81,34%. Do đặc điểm doanh nghiệp này
kinh doanh trong các lĩnh vực vận tải, dịch vụ nên cơ cấu vốn như vậy là tương đối
hợp lý.
Phân theo nguồn gốc hình thành vốn ta thấy: Các ngành có tỷ trọng vốn vay
lớn là ngành thương mại, xây dựng, công nghiệp (từ 55,88% đến 63,46%). Điều đó
cho thấy đối với ngành công nghiệp, do yêu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, dây chuyền
công nghệ phải tốn chi phí lớn, trong khi tiềm lực của các chủ doanh nghiệp có hạn;
mặt khác ngành công nghiệp được ưu tiên trong việc vay vốn trung và dài hạn. Đối
với thương mại do nhu cầu vốn cho kinh doanh lớn, chủng loại hàng phong phú,
hàng hóa có giá trị cao, chủ doanh nghiệp không đủ năng lực về vốn nên phải vay
vốn từ bên ngoài đầu tư cho kinh doanh
Nhìn chung quy mô và cơ cấu lượng vốn của các DNVVN tại huyện Quảng
Ninh vẫn còn nhiều hạn chế và đa số dựa vào vốn vay để thực hiện hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình.
2.2.2.3. Thực trạng công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
Bên cạnh quy mô và cơ cấu vốn, thực trạng về trang thiết bị, máy móc,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_cua_cac_doanh_nghiep_vua_va_nho_tren_dia_ban_huyen_quang_ninh.pdf