Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh tế - Xã hội của việc thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi

MỤC LỤC.1

LỜI MỞ ĐẦU :.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CHUYỂN

GIAO CÔNG NGHỆ VỀ NÔNG THÔN MIỀN NÚI.4

1.1. Khái quát về Khoa học và Công nghệ.4

1.1.1. Khái niệm về Khoa học và Công nghệ . 4

1.1.1.1. Khái niệm về Khoa học.4

1.1.1.2. Khái niệm về Công nghệ.4

1.1.1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.7

1.1.2. Hoạt động Khoa học - Công nghệ.8

1.1.3. Đặc điểm của hoạt động khoa học - công nghệ. 8

1.1.4. Nhiệm vụ của hoạt động KH&CN . 9

1.1.5. Vai trò của Khoa học và Công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã

hội .10

1.2. Dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi .15

1.2.1. Một số khái niệm. 15

1.2.1.1. Nhiệm vụ KH&CN.15

1.2.1.2. Chương trình KH&CN.15

1.2.1.3. Đề tài KH&CN:.15

1.2.1.4. Dự án khoa học và công nghệ:.16

1.2.1.5. Dự án xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công

nghệ phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi ( Dự án chuyển giao

công nghệ về nông thôn miền núi): .16

1.2.1.6. Chuyển giao công nghệ:.16

1.2.1.7. Hoạt động chuyển giao công nghệ.17

1.2.2. Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 2011-2015. 18

1.2.2.1. Tổng quan về Chương trình.18

1.2.2.2. Dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi .23

1.2.2.3. Quy trình triển khai dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền

núi.24

pdf82 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh tế - Xã hội của việc thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về việc phê Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015 3. Quyết định số 3018/QĐ-BKHCN ngày 26/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Thành lập Văn phòng giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 II. Các văn bản hướng dẫn về tài chính 4 Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ 5 Thông tư 07/2011/TT-BKHCN ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015. 6 Thông tư 101/2011/TTLT/BTC-BKHCN ngày 8/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính – Bộ Khoa học và Công nghệ việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015. 7 Thông tư 10/2011/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đánh giá, nghiệm thu dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 23 2011 – 2015 8 Thông tư 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 thông tư liên tịch về hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. 9 Thông tư 139/2010/TT - BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 10 Th«ng t­ 93 /2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước 11 Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân 12 Quyết định số 32/2008/TT - BTC ngày 29/5/2008 Quyết định về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước 1.2.2.2. Dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi - Thành phần tham gia: + Cơ quan quản lý: Văn phòng chương trình nông thôn miền núi, Bộ Khoa học và Công nghệ. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 24 Bên cạnh đó, Sở KH&CN tại tỉnh, thành phố triển khai dự án có trách nhiệm phối hợp theo dõi và quản lý với Văn phòng chương trình nông thôn miền núi trong quá trình triển khai dự án. + Cơ quan chủ trì: Đơn vị có tư cách pháp nhân và là đơn vị trực tiếp thực hiện dự án, tiếp thu và thụ hưởng kết quả của dự án. Chủ nhiệm dự án là cán bộ thuộc cơ quan chủ trì dự án, có chuyên môn phù hợp và có đã có kinh nghiệm triển khai các dự án thuộc cùng lĩnh vực. + Cơ quan chuyển giao công nghệ: Tổ chức có tư cách pháp nhân, có công nghệ cần chuyển giao và có lực lượng cán bộ khoa học am hiểu, làm chủ được công nghệ cần chuyển giao, có kinh nghiệm chuyển giao công nghệ. - Hoạt động chuyển giao dự án công nghệ về nông thôn miền núi: Là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ của các dự án về nông thôn miền núi ( công nghệ chăn nuôi, chế biến thực phẩm, công nghệ trồng trọt) từ bên có quyền chuyển giao công nghệ ( cơ quan có kinh nghiệm trong việc chuyển giao công nghệ đó: Viện Môi trường nông nghiệp, Trung tâm công nghệ thực vật, Công ty nước sạch,) sang bên nhận công nghệ ( cơ quan chủ trì dự án, địa phương chủ trì dự án) 1.2.2.3. Quy trình triển khai dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi B1. Lựa chọn các dự án Các dự án ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ được hình thành theo các nhóm gắn với các mục tiêu và nội dung cụ thể sau đây: Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 25 + Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo bảo đảm an ninh lương thực và chất lượng gạo xuất khẩu. Phát triển sản xuất lương thực cho vùng miền núi, dân cư phân tán, điều kiện khó khăn; + Phát triển sản xuất các loại nông sản nhiệt đới, dược liệu có lợi thế so sánh cao (cà phê, tiêu, điều, cao su, cây dược liệu, quả nhiệt đới,) theo hướng nông nghiệp an toàn; + Nâng cao hiệu quả sản xuất các mặt hàng còn phải nhập khẩu (hàng thay thế nhập khẩu) như: bông, cây dầu thực vật, cây làm nguyên liệu giấy, nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học; + Ứng dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ để có giá thành hạ, chất lượng cao; + Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các loại nông sản quý, các loại đặc sản, rau, hoa, nấm ở quy mô công nghiệp; + Phát triển nuôi thuỷ sản gắn với chế biến hiện đại, các hình thức nuôi công nghiệp, nuôi sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi; + Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô trang trại phù hợp, khép kín từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ; + Phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng máy móc công cụ cải tiến, cơ khí hóa các khâu sản xuất, nâng cao chất lượng lao động; + Phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện nhỏ, năng lượng biogas phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn; Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 26 + Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; các công nghệ tiên tiến về tưới tiêu, tiết kiệm nước cho vùng gò đồi, vùng khô hạn; + Xử lý môi trường nông thôn; + Công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao dân trí nông nghiệp, nông thôn. B2. Lựa chọn cơ quan chủ trì thực hiện dự án Dự án được triển khai trên các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa: địa bàn (huyện, xã), cộng đồng dân cư, tổ chức (doanh nghiệp hoặc các tổ chức thuộc cơ quan chuyên môn của địa phương) thụ hưởng dự án nên là “người” chủ trì dự án (để nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ và đảm bảo thực hiện mục tiêu hỗ tăng cường năng lực tự vươn lên sau này của người hưởng thụ kết quả của dự án). B3. Lựa chọn công nghệ và cơ quan chuyển giao công nghệ + Công nghệ đã tương đối ổn định, đã được đánh giá nghiệm thu ở các cấp. + Công nghệ có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội thiết thực cho người dân. + Công nghệ dự kiến đưa vào áp dụng phải “phù hợp” với điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu của địa bàn, phù hợp tập quán canh tác, trình độ sản xuất, khả năng tiếp thu của người dân hoặc là loại công nghệ thích hợp, tiên tiến hơn công nghệ hiện đang áp dụng tại địa phương. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 27 + Trong quá trình chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi cần xem xét tới mối quan hệ giữa “sức đẩy của công nghệ” và “sức kéo của nhu cầu”. Trong cuộc cách mạng KH&CN hiện nay, các viện nghiên cứu đã tạo ra không ít những công nghệ tiên tiến có những ưu việt nổi trội so với công nghệ truyền thống, nhưng khả năng ứng dụng và phổ cập chúng trong thực tiễn, nhất là trong điều kiện của các vùng khó khăn lại bị chi phối của “sức kéo của nhu cầu”. Những mô hình chuyển giao công nghệ thành công là nhờ hội đủ các yếu tố: + Lựa chọn trúng những vấn đề bức xúc của địa phương + Lựa chọn trúng địa bàn thực hiện dự án (thực sự chủ động, không ỷ lại trông chờ, cam kết mạnh, có ý chí vươn lên) + Lựa chọn trúng công nghệ tiến bộ, phù hợp, đưa lại hiệu quả nhanh (người dân được thụ hưởng ngay) + Phối hợp tốt nguồn lực và sự chỉ đạo giữa TW và địa phương, giữa các ban ngành ở địa phương + Đặc biệt là việc lựa chọn trúng cơ quan chuyển giao công nghệ, nhất là những cơ quan nắm vững công nghệ nguồn (các viện nghiên cứu, trường đại học, các trung tâm), có đội ngũ cán bộ khoa học có kinh nghiệm trong tổ chức chuyển giao công nghệ, nhiệt tình và am hiểu địa bàn. Các cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ nên tham gia ngay từ đầu quá trình xây dựng thuyết minh dự án (điều tra khảo sát địa bàn, lựa chọn vấn đề, lựa chọn giải pháp công nghệ) và chịu trách nhiệm về tính ổn định công nghệ, về tính hiệu quả kể cả hiệu quả nhân rộng, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn tăng Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 28 cường năng lực tiếp thu công nghệ cho địa phương đồng thời theo dõi, hỗ trợ công nghệ trong quá trình “nhân rộng” kết quả của mô hình. Ở một số dự án, tồn tại chủ yếu của cơ quan chuyển giao công nghệ là không ổn định số cán bộ làm công tác chuyển giao công nghệ cũng đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng và tiến độ thực hiện dự án. B4. Nghiệm thu đánh giá các dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi. Việc nghiệm thu, đánh giá các dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi được tiến hành khi kết thúc hợp đồng dự án. Việc nghiệm thu, đánh giá các dự án được thực hiện bởi hội đồng khoa học nghiệm thu đánh giá của Bộ KH&CN. 1.2.2.4. Quản lý và chi ngân sách nhà nước cho chương trình nông thôn miền núi NSNN chi cho đầu tư phát triển KH&CN về nông thôn miền núi có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Thực hiện theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt 278 dự án với tổng kinh phí là 1.300 tỷ đồng trong đó kinh phí hỗ trợ từ NSNN là 500 tỷ đồng. Nguyên tắc quản lý và chi ngân sách nhà nước cho chương trình nông thôn miền núi: Ngân Sách Nhà Nước (NSNN) cho Khoa học và Công nghệ và NSNN cho chương trình nông thôn miền núi nói riêng tuân theo quy tắc chung của quản lý chi NSNN theo quy định của pháp luật. Lập và Giao dự toán chi NSNN cho dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi (NTMN): Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 29 NSNN cho các dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi được phê duyệt theo từng giai đoạn cụ thể. Việc phân bổ NSNN cho các dự án chuyển giao công nghệ NTMN được tiến hành theo năm căn cứ vào kế hoạch triển khai hàng năm của Văn phòng chương trình NTMN. Trên cơ sở báo cáo đề xuất của văn phòng chương trình nông thôn miền núi nói riêng và các đơn vị khác trong Bộ KH&CN nói chung, Bộ KH&CN tổng hợp vào dự toán chung của Bộ KH&CN gửi tới Bộ Tài Chính. Trên cơ sở dự toán được giao, Bộ KH&CN tiến hành phân bổ dự toán hàng năm cho các đơn vị. Văn phòng chương trình nông thôn miền núi điều chỉnh chi NSNN cho từng dự án. Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước(KBNN): Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên. Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên của NSNN, hiện nay ở nước ta đã và đang triển khai việc chi trực tiếp qua KBNN như một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này. NSNN chi cho các dự án chuyển giao công nghệ về NTMN được thực hiện theo nguyên tắc này. Tất cả các khoản chi NSNN được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn thi. KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 30 định của pháp luật, tham gia với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi ngân sách nhà nước qua kho bạc của các đơn vị. Tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự ánsử dụng kinh phí NSNN (gọi chung là đơn vị sử dụng kinh phí Ngân Sách Nhà Nước) phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán NSNN. KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN biết, đồng thời gửi cơ quan tài chính đồng cấp giải quyết các trường hợp như chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt; chi không đúng chế độ, định mức chỉ tiêu tài chính Nhà Nước; không đủ các điều kiện chi theo quy định hiện hành về chi trực tiếp qua kho bạc Nhà Nước. 1.2.2.5. Quyết toán NSNN các dự án chuyển giao công nghệ về NTMN Đây là khâu cuối cùng của quản lý Ngân Sách, phản ánh đầy đủ, chính xác các nguồn tài chính của đơn vị và tình hình sử dụng nguồn vốn đó. Việc quyết toán NSNN phải đảm bảo các điều kiện sau: + Số liệu phải trung thực. + Nội dung báo cáo quyết toán phải đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo mục lục Ngân Sách Nhà Nước ( cụ thể là theo: chương - loại - khoản - mục - tiểu mục - nhóm - tiểu nhóm). + Không được quyết toán chi lớn hơn thu. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 31 1.2.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi 1.2.3.1.Hiệu quả kinh tế: Định nghĩa chung: Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng ( hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Công thức biểu diễn hiệu quả kinh tế: H= K/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế); K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của dự án chuyển giao công nghệ về NTMN là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu đã xác định là nâng cao kinh tế xã hội tại các địa phương. Hiệu quả kinh tế của dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản: Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 32 H = Doanh thu đạt được của dự án/ Tổng chi phí đầu tư cho dự án: Hiệu quả kinh tế của dự án so với tổng kinh phí dự án được đầu tư ROS = Lợi nhuận dự án thu được/ Tổng doanh thu*100%: Tỷ suất lãi thu được của dự án Tỷ suất lợi nhuận trên tổng mức đầu tư từ NSNN cho dự án = Lợi nhuận/Tổng mức đầu tư từ NSNN cho dự án: Từ việc tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng mức đầu tư từ NSNN cho dự án có thể thấy được hiệu quả của việc sử dụng NSNN để thực hiện dự án và đạt lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng mức đầu tư từ NSTW cho dự án= Lợi nhuận/Tổng mức đầu tư từ NSTW cho dự án: Từ việc tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng mức đầu tư từ NSTW cho dự án có thể thấy được hiệu quả của việc sử dụng NSTW để thực hiện dự án và đạt lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng mức đầu tư từ NSĐP cho dự án= Lợi nhuận/Tổng mức đầu tư từ NSĐP cho dự án: Từ việc tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng mức đầu tư từ NSĐP cho dự án có thể thấy được hiệu quả của việc sử dụng NSĐP để thực hiện dự án và đạt lợi nhuận. Với việc so sánh tỷ suất lợi nhuận trên tổng mức đầu tư từ NSNN, với cùng một mức đầu tư từ NSNN có thể so sánh được mức độ hiệu quả của các dự án khác nhau từ đó có thể lựa chọn được dự án có hiệu quả tối ưu để tiếp tục đề xuất đầu tư phát triển mở rộng quy mô và nhân rộng dự án. Ngoài ra, về chi tiết, hiệu quả kinh tế thu được từ việc triển khai các dự án có thể được biểu diễn qua được thể hiện qua một số chỉ tiêu về: - Giá thành sản phẩm ( hoặc giá thành sản xuất) - Sản lượng sản phẩm đạt được - Thu nhập của người lao động Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 33 Hiệu quả kinh tế đạt được về giá thành sản phẩm là mức độ giảm giá thành sản xuất khi thực hiện dự án chuyển giao công nghệ so với giá sản xuất khi chưa thực hiện dự án. Hiệu quả kinh tế đạt được về sản lượng sản phẩm đạt được là mức độ tăng lên về sản lượng khi thực hiện dự án chuyển giao công nghệ so với sản lượng khi chưa thực hiện dự án. Hiệu quả doanh thu: Từ hiệu quả về giảm giá thành sản xuất và tăng sản lượng dẫn tới sự tăng lên về doanh thu của người sản xuất. Hiệu quả kinh tế đạt được về thu nhập của người lao động là mức độ tăng thu nhập của người lao động khi thực hiện dự án so với thu nhập khi chưa thực hiện dự án. 1..3.2. Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội nói lên mức độ giải quyết các vấn đề xã hội khi thực hiện việc gì đó, như xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống, giải quyết việc làm ( tạo ra việc làm mới, tăng thêm việc làm),... Hiệu quả xã hội của việc triển khai các dự án chuyển giao công nghệ về NTMN là mức độ giải quyết các vấn đề xã hội của việc triển khai dự án tới các địa phương bao gồm: giải quyết việc làm, tạo nghề mới, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện môi trường sinh thái tại địa phương, cải thiện đời sống kinh tế dẫn tới đời sống xã hội được nâng cao tại địa phương Hiệu quả xã hội của việc triển khai các dự án chuyển giao công nghệ là đơn vị định tính, khó đo lường cụ thể, tuy nhiên, từ các kết quả triển khai dự án ta cũng có thể đánh giá tương đối. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 34 Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả nói chung và hiệu quả kinh tế - xã hội nói riêng của chương trình nông thôn miền núi cần có sự so sánh giữa kết quả thực tế đạt được của dự án với mục tiêu đặt ra của các dự án và của toàn bộ chương trình. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 35 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VỀ NÔNG THÔN MIỀN NÚI 2.1. Tình hình triển khai các dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi Tình hình chung triển khai các dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn miền núi : Tính đến thời điểm hiện nay đã có 278 dự án được phê duyệt và triển khai trên khắp cả nước. Đặc điểm của các dự án được triển khai tại từng vùng lãnh thổ : Các tỉnh trung du và miền núi Phía Bắc: + Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả đặc sản, cây dược liệu, rau an toàn, hoa chất lượng cao và nấm các loại kết hợp sơ chế bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. + Phát triển chăn nuôi hàng hoá ở những vùng có điều kiện. + Phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ thực vật quy mô vừa và nhỏ sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. + Phát triển các doanh nghiệp chế biến lâm sản, hàng thủ công truyền thống. + Phát triển trồng rừng nguyên liệu, canh tác nông lâm kết hợp. + Phát triển công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng quy mô vừa và nhỏ, phát triển thuỷ lợi vùng núi và vùng đồi. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 36 + Phát triển mạng lưới thông tin KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. + Khai thác tiềm năng thiên nhiên để phục vụ du lịch sinh thái. Các tỉnh vùng đồng bằng Sông: + Chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào các công thức luân canh để tăng hiệu quả kinh tế tổng hợp trên đơn vị canh tác, tăng khả năng sản xuất nông sản, thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. + Phát triển chăn nuôi (gia cầm, lợn, bò) theo hướng công nghiệp, quy mô trang trại, khép kín từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ. + Xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm an toàn và chất lượng như rau quả, nấm, hoa các loại ... + Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ. + Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và xử lý môi trường làng nghề. + Phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng máy móc công cụ cải tiến, cơ khí hoá các khâu sản xuất, nâng cao năng suất lao động. + Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, nghề phụ và ngành nghề mới để thu hút lao động nông nhàn. + Phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ thực vật quy mô vừa và nhỏ sự dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 37 + Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiểm môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng quy mô vừa và nhỏ, ứng dụng công nghệ mới về thuỷ lợi và cải tạo đất. Các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung: + Phát triển cây ăn quả chất lượng cao (cây ăn quả có múi...), cây công nghiệp (hồ tiêu, điều, bông, cây có dầu ...) kết hợp bảo quản hoặc sơ chế quy mô vừa và nhỏ. + Trồng rừng nguyên liệu và rừng vùng cải tạo đất cát, đất đồi chống sa mạc hóa; ứng dụng công nghệ mới về thủy lợi cho vùng thiếu nước, khô hạn. + Ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiểm môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng quy mô vừa và nhỏ. + Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến muối, công nghệ sinh học sản xuất các sản phẩm an toàn và chất lượng cao như rau quả, nấm các loại. + Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. + Phát triển chăn nuôi (gia cầm, lợn, dê, bò cừu, đà điểu...) theo hướng công nghiệp. + Phát triển thuỷ sản theo hướng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp gắn với chế biến. + Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, nghề phụ và ngành nghề mới để thu hút lao động nông nhàn. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 38 + Phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng biogas phục vụ sinh hoạt và đời sống ở nông thôn miền núi và hải đảo. + Phát triển công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn và miền núi, hải đảo. + Khai thác tiềm năng thiên nhiên để phục vụ du lịch sinh thái. Các tỉnh Tây Nguyên: + Tăng khả năng tự túc lương thực bằng việc tăng năng suất trên diện tích hiện có tại địa phương. + Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp kết hợp với chế biến, sơ chế để nâng cao giá trị của mặt hàng nông sản. + Phát triển cây cây ăn quả, kết hợp sơ chế bảo quản và chế biến ở quy mô vừa và nhỏ. + Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, qui mô trang trại khép kín từ sản xuất thức ăn đến nuôi, chế biến và thị trường tiêu thụ, đặc biệt chú ý phát triển đại gia súc (bò sữa, bò thịt ...). + Phát triển các doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và các chế phẩm dùng trong bảo vệ thực vật vừa và nhỏ sự dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ + Phát triển các doanh nghiệp chế biến lâm sản, hàng thủ công truyền thống. + Phát triển sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió, năng lượng biogas. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái 39 + Xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phát triển rau và hoa. + Trồng rừng và bảo vệ rừng phục vụ phát triển du lịch sinh thái. + Phát triển mạng lưới thông tin KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các tỉnh Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: + Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng nông sản nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (mía, bông, cây điều, cao su, cây có dầu và đậu đỗ). + Phát triển chăn nuôi hàng hoá. + Xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phát triển trồng rau, nấm và sản xuất các nông sản an toàn. + Phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến, sản xuất phân bón sinh học, chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ thực vật, xử lý môi trường làng nghề. + Xây dựng các mô hình cơ khí hoá trong sản xuất nông nghiệp. + Phát triển các doanh nghiệp chế biến lâm sản, hàng thủ công truyền thống. + Gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273642_8005_1951425.pdf
Tài liệu liên quan