Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH . vi

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI 7

1.1. Lịch sử phát triển công nghệ 4.0 và vai trò công nghệ 4.0 trong hoạt thanh

toán của ngân hàng thương mại .7

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến công nghệ 4.0 trong hoạt thanh toán của

ngân hàng thương mại .7

1.1.2. Lịch sử phát triển công nghệ 4.0 9

1.1.3. Vai trò của công nghệ 4.0 trong hoạt động thanh toán của ngân hàng 11

1.2. Một số ứng dụng công nghệ 4.0 áp dụng trong hoạt động thanh toán tại các

ngân hàng thương mại . 15

1.2.1. Ứng dụng vạn vật kết nối (Internet of Things) trong thanh toán . 15

1.2.2. Ứng dụng giao diện lập trình ứng dụng (open API) trong thanh toán . 17

1.2.3. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong thanh toán . 19

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động thanh toán

tại ngân hàng thương mại . 20

1.3.1. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến áp dụng công nghệ 4.0 trong hoạt

động thanh toán tại ngân hàng thương mại 20

1.3.2. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến áp dụng công nghệ 4.0 trong hoạt

động thanh toán tại ngân hàng thương mại 26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG HOẠT

ĐỘNG THANH TOÁN TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG ĐIỂN HÌNH .29

2.1. Khái quát về một số Ngân hàng thương mại điển hình 29

2.1.1. Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương – Vietcombank . 29

2.2.2. Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương – Vietinbank .29

2.2.3. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV . 30

pdf92 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôi đi làm về đến nhà gần 12h đêm, tắm rửa, ngủ một giấc tới sáng. Mở mắt ra kiểm tra điện thoại thì thấy tiền bị trừ liên tục. Số tiền bị trừ đều đều là 3,003,300 đồng/lần, mỗi lần trừ cách nhau khoảng 1 phút, cho tới khi trong tài khoản chỉ còn hơn 1,3 triệu đồng thì dừng. Ngay lập tức tôi đã gọi điện đến số điện thoại ghi trên thẻ, nhân viên báo là giờ khóa thẻ lại và thứ Hai ra điểm giao dịch nhờ kiểm tra lại". Tổng số tiền anh L. bị mất là 33 triệu đồng. Cùng ngày, anh N.C.D (TP. Hồ Chí Minh) cũng cho biết: Sáng sớm thức dậy tình cờ phát hiện toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng Vietcombank không cánh mà bay, mất sạch sẽ. Xem số dư trong tài khoản trên Internet Banking mà thấy mấy con số bên trái đi đâu mất tiêu hết, nhìn hoa cả mắt tưởng nhìn nhầm. Xem sao kê giao dịch thì thấy đã rút tiền từ máy ATM trong ngày 1/6/2019. Nguyên nhân xảy ra các sự cố một phần do khách hàng không tuân thủ các yêu cầu bảo mật của phía ngân hàng. Nhưng một nguyên nhân lớn hơn nữa mà ngân hàng nên xem xét chính là hạn chế về mặt kỹ thuật, có thể do các “tường lửa” chưa đảm bảo, cập nhật. * Thực trạng ứng dụng giao diện lập trình ứng dụng trong thanh toán 34 Để nâng cao trải nghiệm của khách hàng Vietcombank tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tra cứu số dư trên các ứng dụng hoặc các dịch vụ mở tài khoản, gửi tiền gửi tiết kiệm trên kênh ngân hàng điện tử (Internet Banking). Các sản phẩm, dịch vụ số của Vietcombank thông qua ứng dụng ngân hàng mở (Open API) đã mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng: Tháng 3/2016, Vietcombank ra mắt không gian giao dịch công nghệ số Vietcombank Digital Lab. Vietcombank Digital Lab nằm trong tổng thể dự án xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại (Smart Branch) theo chiến lược phát triển ngân hàng số của Vietcombank. Tuy nhiên khi sử dụng các ứng dụng của ngân hàng mở VCB phải chia sẻ các dữ liệu cho một bên thứ ba dẫn đến thách thức lớn nhất là an toàn thông tin khách hàng, nếu có khiếu nại trong quá trình vận hành khách hàng sẽ nghĩ ngay đến ngân hàng và ngân hàng phải là đầu mối giải quyết các khiếu nại đó, dù sai sót có thể đến từ đối tác thứ ba là fintech, nhà bán hàng hóa dịch vụ đối tác. Vì thế Vietcombank đã xây dựng một quy tắc giải quyết giữa các bên trong phát triển ngân hàng mở và hiện đã kết nối với các đối tác fintech, thực hiện thanh toán cho hệ thống chi trả tiền điện, nước, thẻ viện phí, thanh toán dịch vụ công,... Đồng thời, Vietcombank cũng xây dựng tiêu chuẩn dữ liệu cá nhân của khách hàng để đảm bảo quá trình chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba * Thực trạng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong thanh toán Theo chia sẻ của ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, Vietcombank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng đứng đầu về ngân hàng số, xác định phát triển ngân hàng số là nhiệm vụ then chốt trong chiến lược phát triển của Vietcombank trong giai đoạn phát triển mới. Hiện tại, Vietcombank đã triển khai ứng dụng của điện toán đám mây trong thanh toán tích cực mở rộng hợp tác với các đơn vị cung ứng dịch vụ, trung gian thanh toán như Vnpay, Momo trên nhiều lĩnh vực. Ngày 22/4/2020, Vietcombank ra mắt tính năng "Mua sắm trực tuyến - VNPAY Shopping" ngay trên ứng dụng VCB-Mobile B@nking. ứng dụng 35 mua sắm trực tuyến VNPAY shopping là kết quả của sự hợp tác Vietcombank với Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) (VCB News, 2020) Với mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 tại Việt Nam, Vietcombank không ngừng nắm bắt xu thế, cập nhật những thành tựu mới của công nghệ để đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Có thể kể đến là dịch vụ VCB-Mobile B@nking với phiên bản mới, thiết kế giao diện hiện đại, thân thiện, dễ dàng sử dụng với các tính năng đa dạng bao gồm các dịch vụ tài chính cơ bản và hỗn hợp như chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Vietcombank, thanh toán hóa đơn cho nhiều nhà cung ứng dịch vụ (Bill Payment), thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán bằng QR code. 2.2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương * Thực trạng ứng dụng vạn vật kết nối trong thanh toán Với thế mạnh hiện nay đang là một trong những ngân hàng có đầu tư vào lĩnh vực thanh toán ứng dụng công nghệ 4.0 tốt nhất vietinbank tăng cường phát triển hạ tầng kỹ thuật thông qua ứng dụng của hệ thống điện tử Ipay eFast cho khách hàng các nhân và khách hàng doanh nghiệp. Với tiện ích của hệ thống Ipay eFast các giao dịch tài chính được bảo mật dựa trên công nghệ tiên tiến hàng đầu tại Việt Nam các thông tin cá nhân của người sử dụng được bảo mật tuyệt đối. Hiện nay VietinBank đã đầu tư và phát triển mạnh sản phẩm, dịch vụ Mobile Banking. Phiên bản VietinBank iPay Mobile App 3.0 được VietinBank kỳ vọng đi xa hơn nhiều lần so với Internet Banking. VietinBank iPay Mobile App phiên bản mới, khách hàng có thể đăng nhập bằng vân tay, theo dõi được biểu đồ biến động số dư qua các tháng, quản lý dòng tiền cá nhân. VietinBank cũng cung cấp các dịch vụ mới nhất, ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất như: Chuyển tiền qua điện thoại di động, rút tiền mọi lúc mọi nơi, chuyển tiền qua QR Code, scan mã QR và thực hiện thanh toán một cách tiện lợi. Ngoài các tiện ích trên với phiên bản mới này 36 Vietinbank cũng đầu tư không nhỏ vào hệ thống bảo mật trong thanh toán cung cấp nhiều chức năng tài chính, phi tài chính và tiện ích vượt trội. Bên cạnh việc đầu tư cho các dịch vụ về thanh toán qua ứng dụng Vietinbank cũng chú trọng về an toàn trong hoạt động thanh toán thẻ. Vietinbank tăng cường đầu tư hệ thống công nghệ cao tạo cơ sở để quản lý hoạt động an toàn, đảm bảo chuẩn quốc tế, về phía các chủ thẻ cũng thường xuyên được VietinBank tư vấn, hướng dẫn cách dùng thẻ và các biện pháp bảo vệ ngay từ khi đăng ký và trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên cũng không nằm ngoài xu hướng của các ngân hàng trên thị trường Việt Nam thời gian gần đây, tại một số chi nhánh của Vietinbank đã ghi nhận các hình thức lừa đảo, giả mạo giao dịch ngân hàng điện tử với nhiều cách thức khác nhau phổ biến là thông báo trúng thưởng lừa khách hàng cung cấp thông tin tài khoản và truy cập vào website giả mạo; giả danh người thân, bạn bè nhờ nhận tiền từ nước ngoài; truy cập website giả mạo hoặc tải ứng dụng độc hại dẫn đến bị mất cắp thông tin bảo mật như tên truy cập, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực giao dịch (OTP )...", đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) * Thực trạng ứng dụng giao diện lập trình ứng dụng trong thanh toán VietinBank đến nay đã tạo ra một nền tảng công nghệ kết nối với 127 API - giao diện lập trình ứng dụng để cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó có 73 đối tác API là các công cụ ví điện tử, công cụ thu hộ..., trung bình một tháng có khoảng 7,5 triệu giao dịch qua nền tảng giao thức kết nối API. Trong đó phải kể đến công nghệ giao diện lập trình ứng dụng mở (APIs platform) dựa trên nền tảng của tảng công nghệ giao diện lập trình ứng dụng mở với tên gọi VietinBank iConnect. Phó Tổng Giám đốc Trần Công Quỳnh Lân cho biết: Với nền tảng hiện đại này, ứng dụng VietinBank iConnect giúp VietinBank thực hiện hai mục tiêu quan trọng gồm: Cung cấp các APIs ra bên ngoài giúp các công ty Fintech, 37 các ứng dụng Mobile Apps trên thị trường dễ dàng kết nối và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng của VietinBank trên chính ứng dụng Mobile Apps của mình. Một ví dụ điển hình của việc cung cấp APIs đó là sự hợp tác giữa VietinBank và Misa trong sản phẩm kết nối ERP doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm ERP do Misa cung cấp có thể kết nối trực tiếp với VietinBank để thực hiện các giao dịch tài chính như: Vấn tin tài khoản, thanh toán chuyển tiền, trả lương cho cán bộ... ngay trên chính phần mềm ERP đặt tại doanh nghiệp. Mục tiêu quan trọng thứ 2 đó là: Với nền tảng iConnect, VietinBank xây dựng một hệ sinh thái trên VietinBank iPay Mobile App. Thông qua hệ sinh thái này, các công ty Fintech và các ứng dụng Mobile Apps có điều kiện thuận lợi khi kết nối với APIs và dễ dàng cung cấp các dịch vụ của mình trên VietinBank iPay Mobile App. Khách hàng có thể mua sắm, đặt phòng khách sạn, vé máy bay, gọi xe, thanh toán hoá đơn, quản lý chi tiêu... ngay trên chính VietinBank iPay Mobile App. (theo nguồn tin tại websiteVietinBank) Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Trần Công Quỳnh Lân, đến nay, VietinBank đã xây dựng nền tảng iConnect với hơn 100 APIs, có quan hệ với 64 đối tác cung cấp các dịch vụ từ vấn tin, báo cáo giao dịch, mở đóng tài khoản đến thanh toán, nộp thuế và mở L/C... Trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục làm giàu kho tiện ích, cung cấp thêm nhiều APIs để kết nối mạnh hơn, rộng lớn hơn với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong cuộc sống. Cùng với các đối tác, VietinBank mong muốn xây dựng hệ sinh thái toàn diện, trong đó khách hàng là trọng tâm và được tận hưởng mọi tính năng, tiện ích của hệ sinh thái của Vietinbank đồng thời mở rộng các tính năng thanh toán dựa trên nền tảng của công nghệ API. * Thực trạng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong thanh toán Điện toán đám mây đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính, thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành 38 cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin. Ví điện tử momo và thanh toán trực tuyến là một trong những ứng dụng thanh toán điển hình của điện toán đám mây. Ngày 24/11/2010, hợp đồng ví MoMo liên kết với VietinBank chính thức có hiệu lực, cho phép 30 triệu thuê bao di động của Vinaphone có thể thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển khoản ngay trên điện thoại di động một cách nhanh chóng và thuận tiện. Ngay sau khi kích hoạt, chiếc điện thoại của người dùng sẽ trở thành một “thẻ thanh toán” di động. Ví điện tử MoMo được kết nối với tài khoản cá nhân tại VietinBank. Người dùng không cần phải mang theo tiền mặt, hoặc các loại thẻ thanh toán của ngân hàng mà chỉ cần sử dụng điện thoại di động với ví điện tử MoMo là có thể thực hiện giao dịch thanh toán bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu có sóng điện thoại di động. Sự liên kết của Vietinbank và các đối tác thứ 3 trong hoạt động thanh toán là một bước tiến mới trong công tác hiện đại hóa hạ tầng công nghệ của VietinBank. Bằng việc đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin từ 15-20% mỗi nămVietinBank đã nghiên cứu thành công và đang thực hiện việc đầu tư xây dựng điện toán đám mây ảo (Private Cloud). Xây dựng thành công Private Cloud sẽ đưa VietinBank là ngân hàng đầu tiên cung cấp hạ tầng như là dịch vụ (Infrastructure as a service - IaaS). Từ đó, VietinBank sẽ cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nhanh hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, nâng cao khả năng an toàn, bảo mật của hệ thống. Tính đến thời điểm hiện tại, VietinBank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam triển khai thành công QR PAY - tiện ích thanh toán chuyển tiền bằng mã vạch (Duy Khánh, 2018). Công nghệ này tận dụng tối đa hạ tầng công nghệ sẵn có và ưu thế của thiết bị di động cá nhân giúp người dùng chuyển tiền nhanh chóng, giảm sai sót trong quá trình thao tác và bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân. Sản phẩm QR PAY giúp nâng dịch vụ của VietinBank lên tầm cao mới và tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng tại Việt Nam. 2.2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam * Thực trạng ứng dụng vạn vật kết nối trong thanh toán 39 BIDV hiện đang trở thành ngân hàng tiên phong trên thị trường ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 trong triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới, mang tính cạnh tranh cao, giàu hàm lượng công nghệ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, tiện ích của khách hàng. BIDV thành lập Trung tâm Ngân hàng số - Digital Banking Center nhằm hướng tới mục tiêu đi trước đón đầu, khai phá những tiềm năng ứng dụng số hóa trong hoạt động ngân hàng một cách quy mô, tổng thể. Nhờ ứng dụng vạn vật kết nối trong thanh toán năm 2017 tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt ATM tại ngân hàng này đã giảm từ mức 59% xuống 47%; giao dịch trực tiếp tại quầy giảm từ 32% xuống 24% trong khi các kênh ngân hàng điện tử tăng từ 9% lên 29% (Nguyễn Hoài, 2019). Số liệu mới nhất từ BIDV cho thấy đến tháng 6/2020 tổng đạt 1.300 loại giao dịch thanh toán, chiếm 85% tổng giao dịch qua các kênh điện tử, xử lý bình quân 15,5 triệu giao dịch/tháng với tổng giá trị 11.000 tỷ đồng. Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cũng cho biết, thanh toán điện tử trong quý 1- 2020 của BIDV đã tăng 76%, tổng giá trị giao dịch tăng 124% so với cùng kỳ năm 2019 (Nguyễn Hằng, 2020) * Thực trạng ứng dụng giao diện lập trình ứng dụng trong thanh toán BIDV được biết đến là ngân hàng Việt Nam đầu tiên tham gia Sáng kiến Đổi mới Thanh toán Toàn cầu (SWIFT GPI) thông qua Giao diện Lập trình Ứng dụng (API) cùng với hơn 165 ngân hàng thương mại hàng đầu trên thế giới , giúp khách hàng trải nghiệm các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới nâng cao. Sáng kiến Đổi mới Thanh toán Toàn cầu (GPI - Global Payment Innovation Initiatives) của Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT) là một cuộc cách mạng về lĩnh vực thanh toán quốc tế trong vòng 30 năm trở lại đây. Trên thế giới, đến nay đã có 70 ngân hàng triển khai dịch vụ này, trong đó có 49/50 Ngân hàng lớn nhất thế giới đã triển khai như: JP Morgan Chase Bank, Wells Fargo, DeuschBank, HSBC BIDV là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam triển khai cả 3 vai trò đại lý gpi: Ngân hàng Người chuyển tiền (Instructing Bank), Ngân hàng 40 Trung gian (Intermediary Bank), Ngân hàng Người hưởng (Intructed Bank); cùng với phương thức trao đổi thông tin gpi là kết nối API trực tiếp với SWIFT (https://www.bidv.com.vn/) SWIFT GPI đã chính thức hoạt động từ tháng 01/2017 và thực hiện cách mạng hóa các giao dịch thanh toán quốc tế bằng cách kết hợp theo dõi khoản thanh toán theo thời gian thực nhanh hơn và đảm bảo thanh toán trong cùng một ngày. Dịch vụ này cải tiến các quy tắc kinh doanh liên ngân hàng, định dạng thống nhất mã điện thanh toán trên toàn bộ giao dịch và cung cấp cơ sở dữ liệu đám mây bảo mật - “Dữ liệu tra cứu” (Tracker) giúp báo cáo trạng thái thanh toán theo thời gian thực. Tính năng “Tracker” có khả năng truy cập thông qua Giao diện Lập trình Ứng dụng (API). Đây là một trong những điểm sáng đặc biệt của BIDV được các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận. Phương thức kết nối API là phương thức kết nối tiên tiến, an toàn nhất được sử dụng phổ biến giữa các đối tác muốn kết nối hệ thống công nghệ thông tin, giúp BIDV gửi/nhận thông tin gpi tức thì, đồng thời tạo thuận lợi cho việc triển khai dịch vụ tiếp theo của SWIFT gpi. Lợi thế này đem lại cho BIDV khả năng sẵn sàng cung cấp các giải pháp toàn diện đáp ứng hiệu quả được các nhu cầu của khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Do có lợi thế về hệ thống công nghệ hiện đại, quy trình tiên tiến và tự động hóa cao nên khi tham gia gpi, BIDV đã giúp khách hàng của mình được hưởng toàn bộ lợi ích mà SWIFT gpi có thể mang lại. Một số lợi ích nổi bật cho khách hàng của BIDV có thể kể đến như: Sử dụng được sớm nguồn tiền trong thanh toán khi tốc độ ghi có điện chuyển tiền quốc tế rất cao (63% lượng điện được ghi có trong 30 phút và 93% lượng điện được ghi có trong vòng 24h kể từ khi gửi điện); Kiểm soát tốt dòng tiền (biết rõ thời điểm ghi có, số phí bị thu, tỷ giá áp dụng); Được gián tiếp hưởng lợi từ việc các ngân hàng giảm phí, tăng tốc độ xử lý giao dịch. Ngoài ra, với các Doanh nghiệp có mã BEI SWIFT khi triển khai GPI4C (gpi standard for 41 connected Corporates) còn có thêm lợi ích trong việc quản lý và tra cứu tức thì thông tin giao dịch làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Triển khai SWIFT gpi là một trong những dự án trọng điểm của BIDV trong năm 2018, thể hiện nỗ lực và quyết tâm của BIDV nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán. SWIFT gpi liên tục phát triển với nhiều dịch vụ mới, do vậy trong thời gian tới, BIDV vẫn tiếp tục nâng cấp hệ thống, cải tiến quy trình trên mọi phương diện để đảm bảo đáp ứng chuẩn SWIFT cho mọi dịch vụ gpi được triển khai. BIDV đã đưa vào hoạt động hệ thống kênh thanh toán tại Việt nam cung cấp kết nối giữa các ngân hàng thông qua nền tảng internet, xử lý tự động các giao dịch thanh toán theo thời gian thực. Hệ thống ứng dụng cho phép xử lý theo lô lớn các giao dịch thanh toán giữa các định chế tài chính để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng giao dịch của BIDV nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. BIDV cũng liên tục đưa vào hoạt động hệ thống các sản phẩm ngân hàng điện tử hiện đại, đa dạng (Smart Banking, Internet Banking, Mobile Banking, iBank,), giúp co hẹp khoảng cách giữa khách hàng và ngân hàng, tạo thuận tiện cho khách hàng tổ chức, cá nhân tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến mà vẫn đảm bảo an toàn, nhanh chóng, phục vụ liên tục 24/7 cho các giao dịch của khách hàng. Chính sự quyết liệt triển khai một loạt các đổi mới trong sản phẩm dịch vụ trên đã góp phần thúc đẩy doanh số thanh toán của BIDV tăng trưởng mạnh mẽ 24% năm trong 2017 * Thực trạng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong thanh toán BIDV hiện đang trở thành ngân hàng tiên phong trên thị trường ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 trong triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới, mang tính cạnh tranh cao, giàu hàm lượng công nghệ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, tiện ích của khách hàng. BIDV cung cấp cho khách hàng hai lựa chọn gồm: ứng dụng thanh toán Samsung Pay (dành cho khách hàng sử dụng điện 42 thoại thông minh Samsung) có khả năng thanh toán trên tất cả các thiết bị POS hiện hành và ứng dụng thanh toán Pay+ (dành cho khách hàng sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng hệ điều hành iOS và Android) được xây dựng trên nền tảng công nghệ thanh toán QR code. “Thẻ ảo”, “thẻ số hóa” đã dần trở thành cụm từ phổ biến trong lĩnh vực thanh toán và công nghệ tích hợp “All in one” là xu hướng tất yếu trong một thế giới hiện đại ngày càng bận rộn. Dịch vụ của BIDV không nằm ngoài xu hướng đó nhằm mang lại những tiện ích ưu việt nhất cho các khách hàng của mình. Theo đó, khách hàng không cần phải mang theo thẻ vật lý bên mình mà có thể tích hợp thông tin thẻ lên thiết bị di động để sử dụng mọi lúc, mọi nơi mà vẫn đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin thẻ. 2.2.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn * Thực trạng ứng dụng vạn vật kết nối trong thanh toán Ứng dụng công nghệ vạn vật kết nối trong triển khai ATM trên hệ thống đến nay Agribank có hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp vùng miền cả nước, trải rộng từ địa bàn đô thị, thành phố lớn đến các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và được đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, các hệ thống thiết bị kỹ thuật và phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thanh toán của khách hàng. Riêng trong năm 2019, Agribank đã đầu tư bổ sung 4.000 POS mới, tăng tổng số POS lên gần 23.000 máy và được phân bổ khắp các vùng miền trong cả nước. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2019, số lượng POS của toàn hệ thống Agribank đạt 21.850 thiết bị, số lượng giao dịch đạt 5,5 triệu món, doanh số thanh toán đạt 42.275 tỷ đồng. Agribank đã tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại phát hành thẻ chip không tiếp xúc thương hiệu Visa, MasterCard và triển khai tính năng thanh toán không cần chạm tại hơn 20.000 POS. So với thẻ ATM thông thường, loại thẻ mới này cho phép chủ thẻ không cần đưa thẻ vào đầu đọc thẻ chip hoặc quẹt thẻ vào thiết bị POS như phương thức đọc thẻ 43 truyền thống mà chỉ cần đặt thẻ song song với bề mặt thiết bị khoảng cách tối đa là 04 cm là có thể thực hiện giao dịch. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán qua thẻ, Agribank đã triển khai thêm nhiều sản phẩm, chức năng tiện ích mới phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0 như: thanh toán bằng QR Code, Samsung Pay, thanh toán thẻ không tiếp xúc (Contactless) - công nghệ mới nhằm tối ưu hóa tiện ích, gia tăng tính bảo mật và rút ngắn thời gian giao dịch cho chủ thẻ. Công nghệ 4.0 ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống đã khiến xu hướng khách hàng sử dụng công nghệ trong giao dịch với ngân hàng trở nên bức thiết và quen thuộc. Để đón đầu xu thế này, ngày 25/8/2015, Agribank chính thức ra mắt dịch vụ Agribank E-Mobile Banking – ứng dụng Ngân hàng đa tiện ích được cài đặt trên các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng). Tính đến năm 2019, số lượng khách hàng sử dụng ứng dụng Agribank E-Mobile Banking tăng mạnh đạt gần 3 triệu người. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán Agribank E-Mobile Banking đã triển khai hình thức xác thực Soft OTP. Cụ thể, sử dụng Soft OTP Agribank E-Mobile Banking khi giao dịch bất kỳ dịch vụ nào trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking khách hàng không cần nhập mã OTP được gửi về tin nhắn SMS điện thoại như trước đây thay vào đó ứng dụng sẽ tự sinh ra mã OTP. Như vậy, sử dụng Soft OTP giúp khách hàng thực hiện xác thực nhanh chóng, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không cần di chuyển giữa ứng dụng hoặc nhập mã từ tin nhắn khi đang giao dịch. Đây được xem như một “bức tường chắn” vững chãi giúp khách hàng ngăn chặn các hình thức lừa đảo, gian lận khi giao dịch thanh toán trên ứng dụng của Agribank. Phần mềm Soft OTP được đánh giá là hình thức vừa mang lại hiệu quả bảo mật cao vừa giúp khách hàng đơn giản hóa các thao tác khi xác thực và được cung cấp hoàn toàn miễn phí cho người dùng. Tuy nhiên các hình thức thanh toán qua việc ứng dụng công nghệ 4.0 còn nhiều hạn chế do người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt, khi có đến 90% các giao dịch bằng thẻ đơn thuần chỉ là rút tiền tại máy ATM và chỉ có 10% 44 còn lại là dùng để thanh toán qua POS do thị trường thanh toán online còn chứa đựng nhiều các rủi ro tiềm ẩn về mất tiền của khách hàng. * Thực trạng ứng dụng giao diện lập trình ứng dụng trong thanh toán Hiện nay nhờ ứng dụng thành tựu của công nghệ giao diện lập trình ứng dụng Agribank nghiên cứu và triển khai hệ thống hóa đơn (BillPayment thống thanh toán) kết nối trực tuyến với Tổng công ty điện lực, Tổng công ty nước sạch, Công ty viễn thông, truyền hình cáp, công ty tài chính, trường đại học... Thông qua BillPayment, khách hàng dễ dàng thanh toán các loại hoá đơn của mình một cách đơn giản chỉ với vài thao tác trên điện thoại có cài đặt ứng dụng Agribank E-Mobile banking hoặc trên Internet Banking của Agribank. Theo đó, hàng triệu giao dịch về thanh toán hóa đơn được diễn ra mỗi ngày, thanh toán xử lý cùng lúc và ngay lập tức ghi nhận trên hệ thống các đơn vị, đối tác, ghi lệnh đã nộp đã trả cho hóa đơn của khách hàng, giảm tải thủ tục hành chính, tích cực góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. * Thực trạng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong thanh toán Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong giao dịch thanh toán, Agribank tích cực nghiên cứu các mô hình kinh doanh, mô hình ngân hàng số, tập trung dữ liệu toàn ngành, đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, an toàn thông tin mạng, đào tạo nguồn nhân lực, từ đó ứng dụng chính nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển mảng ngân hàng bán lẻ và triển khai mạnh mẽ các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, tạo bước phát triển mới của ngành ngân hàng - tài chính Việt Nam. Sự kết hợp giữa hệ thống Ngân hàng và các tổ chức Fintech đem lại lợi ích thiết thực về giảm chi phí, tăng tiện ích cho khách hàng và góp phần đắc lực phổ cập tài chính tại địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là một trong những mục tiêu nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, hướng tới các đối tượng chưa hoặc ít có cơ hội tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng. 45 Trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn kỹ lưỡng đối tác nhằm hạn chế tối đa rủi ro khi sử dụng ví điện tử, Agribank đã liên kết trực tiếp với một số ví điện tử uy tín đã được NHNN cấp phép (Momo, Airpay, Vimo, Senpay, Zalopay, Payoo, Moca, Onepay) áp dụng nhiều công nghệ mới nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng thanh toán không tiền mặt. Thực hiện theo quy định của NHNN, Agribank triển khai phương thức xác thực OTP cho những giao dịch có giá trị lớn bằng các giải pháp an toàn bảo mật cao, như phần mềm tạo mã OTP (soft OTP), thiết bị nhận mã OTP (Token), Token OTP loại nâng cao, xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học... nhằm tăng cường an ninh bảo mật các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán (ví AirPay áp dụng xác thực sinh trắc học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_hieu_qua_su_dung_cong_nghe_4_0_trong_hoat.pdf
Tài liệu liên quan