Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty TNHH một thành viên xây dựng 384 - Bộ quốc phòng

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn .iii

Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu.iv

Mục lục.v

Danh mục các bảng biểu .x

Danh mục các hình, đồ thị, biểu đồ.xi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2

2.1 Mục tiêu chung.2

2.2 Mục tiêu cụ thể.2

3. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận.3

3.1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu .3

3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích.4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .4

5. Nội dung nghiên cứu.5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .6

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤU THẦU VÀ CẠNH TRANH

TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG.6

1.1 Lý luận thực tiễn về đấu thầu .6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của đấu thầu .6

1.1.2 Mục tiêu của đấu thầu .8

1.1.3 Vai trò của đấu thầu .8

1.1.4 Các nguyên tắc đấu thầu .10

1.1.5 Phân loại đấu thầu .11

1.1.6 Phương thức đấu thầu .12

1.2 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh

nghiệp xây dựng.13

1.2.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.13

1.2.1.1 Khái niệm cạnh tranh và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng .13

1.2.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh

trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng .16

1.2.2 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng .17

1.2.3 Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.19

1.3 Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh

nghiệp xây dựng.20

1.3.1 Chỉ tiêu số lượng công trình và giá trị trúng thầu hàng năm .20

1.3.2 Chỉ tiêu về kinh nghiệm và giá bỏ thầu thi công của nhà thầu .20

1.3.3 Chỉ tiêu về tiềm lực tài chính, lợi nhuận.22

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của

doanh nghiệp xây dựng.24

1.4.1 Các nhân tố chủ quan.24

1.4.1.1 Trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu .24

1.4.1.2 Tiến độ thi công và chất lượng công trình .25

1.4.1.3 Năng lực hiện có của nhà thầu .25

1.4.2 Các nhân tố khách quan .31

1.4.2.1 Tình hình đối thủ cạnh tranh và thị phần của công ty.31

1.4.2.2 Điều kiện thị trường và các nhà cung cấp.32

1.4.2.3 Môi trường kinh doanh và cơ chế chính sách của Nhà nước.33

1.4.2.4 Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp - Chủ đầu tư - cơ quan Tư vấn .34

1.5 Một số kinh nghiệm dành thắng lợi trong cạnh tranh đấu thầu của

doanh nghiệp xây dựng. 35

1.5.1 Kinh nghiệm từng bước chiếm lĩnh thị trường .35

1.5.2 Kinh nghiệm về lựa chọn nhà thầu phụ .35

1.5.3 Kinh nghiệm quan hệ với chủ đầu tư và cơ quan Nhà nước, địa phương.36

1.5.4 Kinh nghiệm về sử dụng và điều động thiết bị .36

1.5.5 Kinh nghiệm về sử dụng công cụ luật pháp.36

1.5.6 Kinh nghiệm về lập hồ sơ giải ngân và thanh toán.37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU

TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG 384 - BQP .38

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên xây dựng 384 .38

2.1.1 Thông tin chung về công ty .38

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .39

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ .40

2.1.4 Tình hình lao động của công ty trong thời gian qua .43

2.1.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn.45

2.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty .46

2.2 Thực trạng đấu thầu của công ty thời gian qua.47

2.2.1 Đối với các công trình trúng thầu .48

2.2.2 Đối với các công trình không trúng thầu .50

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty thời gian qua .51

2.3.1 Đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty qua kết quả chấm thầu .51

2.3.1.1 Đối với các công trình trúng thầu .52

2.3.1.2 Đối với các công trình không trúng thầu .54

2.3.2 Đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty qua ý kiến của các chuyên gia .59

2.3.2.1 Thông tin chung về đối tượng được điều tra.59

2.3.2.2 Kiểm định độ tin cậy của biến với hệ số Cronbach’s Alpha.59

2.3.2.3 Kiểm định giả thiết sự khác biệt trong đánh giá của chuyên gia .60

2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty .64

2.4.1 Các nhân tố chủ quan .64

2.4.1.1 Nhóm nhân tố liên quan đến năng lực đấu thầu.64

2.4.1.2 Nhóm nhân tố liên quan đến nội lực doanh nghiệp .69

2.4.2 Các nhân tố khách quan .76

2.4.2.1 Các đối thủ cạnh tranh của công ty.76

2.4.2.2 Thị phần của Công ty.77

2.4.2.3 Điều kiện thị trường và các nhà cung cấp.78

2.4.2.4 Môi trường kinh tế và cơ chế chính sách của Nhà nước.79

Trường Đại học Kinh tế Huếviii

2.4.2.5 Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và Chủ đầu tư .80

2.4.2.6 Cơ quan tư vấn giám sát.81

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG

LỰC CANH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TNHH MTV

XÂY DỰNG 384 - BQP .83

3.1 Chiến lược quy hoạch, phát triển kinh tế và đường bộ miền trung đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030.83

3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế và đường bộ Miền Trung.83

3.1.2 Chiến lược quy hoạch kinh tế và đường bộ Miền Trung.84

3.1.3 Chiến lược phát triển kinh tế và đường bộ Quảng Trị.86

3.2 Chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2013-2020.88

3.2.1 Chiến lược về quản lý doanh nhiệp .88

3.2.2 Chiến lược về nâng cao năng lực canh tranh trong đấu thầu .89

3.2.2.1 Mục tiêu chung .89

3.2.2.2 Định hướng nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng .90

3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu

thầu của công ty.91

3.3.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dự thầu và chuyên môn hóa

công tác đấu thầu.91

3.3.2 Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu và kỹ thuật đấu thầu .92

3.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực nội tại của Công ty .94

3.3.3.1 Mở rộng ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường.94

3.3.3.2 Nâng cao năng lực tài chính.95

3.3.3.3 Nâng cao năng lực thiết bị và công nghệ.96

3.3.3.4 Nâng cao năng lực nhân sự và kinh nghiệm thi công .98

3.3.3.5 Tăng cường tổ chức thi công và quản lý chất lượng công trình.99

3.3.4 Nhóm giải pháp phụ trợ khác.100

3.3.4.1 Tham gia các hiệp hội nhà thầu .100

3.3.4.2 Tăng cường liên danh liên kết.101

3.3.4.3 Nâng cao uy tín của Công ty, tạo mối quan hệ tốt với các chủ đầu tư, các

ngân hàng, nhà cung cấp, quan chính quyền Nhà nước, địa phương.102

3.3.4.4 Xây dựng chiến lược Marketing .103

Trường Đại học Kinh tế Huếix

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.105

1. Kết luận .105

2 Kiến nghị.106

2.1 Đối với Công ty TNHH một thành viên xây dựng 384 .106

2.2 Đối với Tổng công ty xây dựng Trường Sơn.106

2.3 Đối với Nhà nước và các ban ngành có liên quan .107

2.3.1 Quy định pháp lý về giá tối thiểu của từng gói thầu.107

2.3.2 Nhà nước cần tổ chức quản lý công tác đấu thầu .107

2.3.3 Áp dụng những ưu đãi cho các nhà thầu xây dựng trong nước .107

Tài liệu tham khảo.109

Phụ lục.111

Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ .

Bản nhận xét của phản biện 1 .

Bản nhận xét của phản biện 2 .

pdf151 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty TNHH một thành viên xây dựng 384 - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khu công nghiệp xi măng tập trung Tiến-Châu-Văn Hoá, tỉnh Quảng Bình Bảng 2.9: So sánh kết quả chấm thầu ở Công trình không thắng thầu thứ nhất TT Nội dung đánh giá Mức điểm tối đa Công ty TNHH MTV XD 384 Công ty CPXL Dầu khí 1 Công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải I Tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ về tính hợplệ, tư cách pháp nhân của Nhà thầu Đạt Đạt Đạt Đạt II Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật 100 82 81 87 1 Tính khả thi về giải pháp kỹ thuật 40 34 36 37 - Mức độ đáp ứng về vật tư, vật liệu 6 5 5 6 - Giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công chủ yếu cho các công tác chính 28 25 26 26 - Biện pháp huy động máy móc, thiết bị 6 4 5 5 2 Tính khả thi của biện pháp thi công 10 8 7 9 - Bố trí công trường, chuẩn bị hiện trường xây dựng 3 2 2 3 - Có giải pháp và tính toán cho việc vận chuyển các loại vật liệu phục vụ thi công 7 6 5 6 3 Biện pháp bảo đảm VSMT an toàn laođộng và phòng chống cháy nổ 14 10 8 11 - An toàn lao động 2 1 1 1 - Kỹ thuật an toàn lao động công trường 4 2 2 3 - Bảo vệ môi trường và an ninh trật tự 8 7 5 7 4 Bảo hành công trình 2 2 2 2 5 Các biện pháp bảo đảm chất lượng 15 13 14 13 - Chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị được sử dụng 5 4 3 4 - Chất lượng của sản phẩm, cấu kiện, bán thành phẩm công trình 6 5 6 5 - Hệ thống quản lý chất lượng 4 0 3 3 6 Tiến độ thi công tổng thể và chi tiết 13 10 10 10 - Có đầy đủ biểu đồ tổng tiến độ chi tiết 10 10 10 10 - Thi công vượt so với tiến độ mời thầu 3 0 0 0 - Tiến độ thi công chậm sẽ bị loại Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 56 TT Nội dung đánh giá Mức điểm tối đa Công ty TNHH MTV XD 384 Công ty CPXL Dầu khí 1 Công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải 7 Biện pháp phối hợp với CĐT 6 5 4 5 - Có biện pháp phối hợp trong công tác tổ chức nghiệm thu 3 2 2 2 - Có cam kết phối hợp, hỗ trợ với CĐT và chính quyền địa phương trong việc giao nhận, GPMB công trình 3 3 2 3 III Giá dự thầu (tỷ đồng) 140,154 138,497 135,532 IV Xếp hạng Nhà thầu 3 2 1 (Nguồn: Chủ đầu tư - Ban QLDA Giao thông Quảng Bình, năm 2012) * Công trình không thắng thầu thứ hai: Gói thầu số 01: Xây lắp đường đoạnkm0+00 -km15+00, Dự án xây dựng Đường biên giới từ xã Tân Long đi A Dơi, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Bảng 2.10: So sánh kết quả chấm thầu ở Công trình không thắng thầu thứ hai TT Nội dung chấm thầu Điểm đánh giá tối đa Công ty TNHH MTV XD 384 Công ty CPXL Dầu khí 1 Công ty CPXD GT Thừa Thiên Huế I Tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ về tính hợplệ, tư cách pháp nhân của Nhà thầu Đạt Đạt Đạt Đạt II Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật 100 81,5 89,5 77,5 1 Hiểu biết và nhận thức của nhà thầu vềdự án và gói thầu 6 6 6 6 - Hiểu biết về dự án. 2 2 2 2 - Hiểu biết về gói thầu. 2 2 2 2 - Hiểu biết về hiện trường thi công. 2 2 2 2 2 Giải pháp kỹ thuật và công nghệ thi công 10 7,5 8 7 - Thi công nền đường 2 2 2 2 - Thi công mặt đường 2 2 2 2 - Thi công công trình thoát nước 2 1,5 2 1 - Thi công cầu 2 1 1.5 1 - Thi công các hạng mục khác 2 1 2 1 Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 57 TT Nội dung chấm thầu Điểm đánh giá tối đa Công ty TNHH MTV XD 384 Công ty CPXL Dầu khí 1 Công ty CPXD GT Thừa Thiên Huế 3 Biện pháp tổ chức thi công chi tiết 14 8 11,5 8,5 - Bố trí mặt bằng 2 1,5 1,5 2 - Huy động máy móc và thiết bị 3 1,5 2 1,5 - Thi công nền đường, mặt đường 3 1 2 1 - Thi công công trình thoát nước 3 2 3 2 - Thi công các hạng mục khác 3 2 3 2 4 Biện pháp đảm bảo chất lượng 10 7 8 7 - Nguồn và chất lượng vật liệu cung cấp 5 4 4 4 - Kiểm soát chất lượng của nhà thầu 5 3 4 3 5 Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường 5 4 4 4 6 Biện pháp đảm bảo phòng, chữa cháy 5 4 4 4 7 Biện pháp đảm bảo an toàn lao động 5 5 4 4 8 Biện pháp đảm bảo ATGT (trong điềukiện vừa thi công vừa khai thác) 5 4 5 4 9 Cung cấp thiết bị để thi công gói thầu 15 13 14 12 10 Năng lực nhân sự bố trí cho gói thầu 10 9 10 8 11 Tiến độ thi công 15 14 15 13 - Tiến độ thi công tổng thể 5 5 5 5 - Tiến độ thi công chi tiết 5 5 5 5 - Sự phù hợp giữa tiến độ thi công chi tiết và tiến độ thi công tổng thể 5 4 5 3 III Giá dự thầu (tỷ đồng) 121,478 116,675 122,357 IV Xếp hạng Nhà thầu 2 1 3 (Nguồn: Chủ đầu tư - Ban QLDA ĐT&XD giao thông Quảng Trị, năm 2012) Qua kết quả chấm thầu của các gói thầu Công ty đã tham gia và không thắng thầu nhận thấy: - Về mặt kỹ thuật: Tổng điểm tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật của Công ty so với một số công ty khác gần như là ngang nhau, chưa có khoảng cách lớn để tạo ra sự khác biệt; điểm đánh giá một số tiêu chí cụ thể như: biện pháp đảm Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 58 bảo ATLĐ, ATVS, tiến độ thi công tổng thể thậm chí còn cao hơn một số đối thủ. Tuy nhiên phần giải pháp kỹ thuật thi công các hạng mục chính mà Công ty đưa ra có phần kém hơn đối thủ. Đây là những công trình có giá trị lớn, do đó biện pháp thi công luôn được tính toán cẩn thận, có những giải pháp hợp lý nhưng tiết kiệm nhất cho những hạng mục đòi hỏi kỹ thuật cao. Hơn nữa trong biện pháp thi công cầu giao thông công ty đưa ra chưa chi tiết và các thiết bị thi công cầu quá cũ rão nên không đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. - Về giá dự thầu: Do biện pháp thi công đưa ra chưa hợp lý, một số máy móc thi công cầu phải đi thuê ngoài, bảng tính giá vật liệu đến công trình cao, Công ty áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 1.400.000đ nên giá dự thầu của 2 gói thầu trên còn cao hơn các đối thủ cạnh tranh dẫn đến không thắng thầu. Từ đó Công ty cần phải tổ chức rút kinh nghiệm trọng việc xây dựng biện pháp thi công chi tiết trong hồ sơ dự thầu, tìm hiểu kỹ các đối thủ cạnh tranh, cũng như tăng cường đầu tư, đổi mới và đồng bộ máy móc thiết bị thi công theo hướng hiện đại hóa, áp dụng các công nghệ mới, tăng cường công tác tổ chức quản lý và nâng cao năng suất máy móc thiết bị thi công để giảm giá thành, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty trong thời gian tới và lâu dài. Từ số liệu về các nhà thầu đã nêu ở phần trên và thị phần của Công ty TNHH MTV xây dựng 384 ta có thể thấy rõ vị trí hiện tại của Công ty là rất khiêm tốn. Trong hiện tại và trong tương lai, cùng với việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường, tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường ngày càng xuất hiện nhiều nhà thầu, đặc biệt là những nhà thầu đến từ nước ngoài với năng lực tài chính mạnh mẽ. Khi tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm sau những lần đấu thầu, nhận thấy một trong những nguyên nhân khiến công ty bị trượt thầu là do chưa tìm hiểu kỹ thông tin các năng lực của đối thủ, nhất là trong các gói thầu đấu thầu theo hình thức rộng rãi. Vì vậy, công ty cần phải tăng cường thu thập, tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh, nhất là các đối thủ trong lĩnh vực mà công ty còn yếu như dân dụng, thủy điện, cầu. Từ đó xây dựng được các chiến lược cạnh tranh để tuỳ theo thời điểm đưa ra thực thi cho phù hợp. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 59 2.3.2 Đánh giá năng lực canh tranh của công ty qua ý kiến của các chuyên gia Để làm rõ hơn năng lực cạnh tranh của Công ty, tôi đã lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, những người làm việc trong hội đồng chấm thầu của các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đã có nhiều thời gian tiếp xúc, làm việc với Công ty. Quy mô, cơ cấu của đối tường điều tra được thể hiện ở phần sau đây. 2.3.2.1 Thông tin chung về đối tượng được điều tra Qua bảng tổng hợp số liệu ở phần Phụ lục 2 ta có thể nhận xét: - Về số lượng: Do tính chất và quy mô của đề tài nên tổng số đối tường được điều tra, phỏng vấn là 35 đối tượng. Tổng số phiếu phát ra và thu về được là 35 phiếu. - Về giới tính: Tỷ lệ giới tính của đối tượng nam được điều tra là 82,9% nhiều hơn đối tượng nữ là 8,6%. Phù hợp với thực tiễn vì lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng là công việc phù hợp nhiều hơn với nam giới trong xã hội hiện nay. - Về Mức độ liên quan của đối tượng được điều tra với Tổ chấm thầu: Tổng số 35 đối trượng được điều tra đều là thành viên hoặc đã từng là thành viên của Tổ chấm thầu. - Về chức vụ của đối tượng được điều tra trong tổ chấm thầu: Có 8,6% số đối tượng được điều tra, phỏng vấn là tổ trưởng, 68,6% là tổ viên phụ trách kỹ thuật, 22,9% là tổ viên phụ trách tài chính. - Về giá trị các công trình mà đối tượng được điều tra phụ trách: Có 17,1% là được điều tra phỏng vấn là người đang phụ trách các công trình có giá trị <30 tỷ đồng; 42,9% là người đang phụ trách các công trình có giá trị 30-50 tỷ đồng; 40,0% là người đang phụ trách các công trình có giá trị >50 tỷ đồng. 2.3.2.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến với hệ số Cronbach’s Alpha Để kiểm định độ tin cậy của số liệu điều tra, tôi tiến hành kiểm tra mức độ tin cậy của các thông tin từ những đối tượng được điều tra bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tương quan biến tổng (Item - total correclation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6. Tiến hành kiểm định SPSS, ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đối với các đối tượng được điều tra trình bày ở phần phụ lục 3. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 60 Số liệu trên bảng cho thấy tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,7. Đồng thời các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3. Mặt khác, hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi đánh giá của các khách hàng như trình bày ở bảng trên bằng 0,799 là rất cao. Vì vậy có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng được điều tra về các nguồn lực, tiềm lực của Công ty khi điều tra đều cho ta kết quả tin cậy. Tóm lại, có thể kết luận rằng các thông tin thu được qua quá trình điều tra về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty TNHH một thành viên xây dựng 384 là khá đầy đủ và đáng tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu. 2.3.2.3 Kiểm định giả thiết sự khác biệt trong đánh giá của chuyên gia về Năng lực cạnh tranh của Công ty a. Đánh giá về Năng lực cạnh tranh của Công ty theo “Chức vụ của chuyên gia trong tổ chấm thầu” Qua ý kiến đánh giá của 35 đối tượng được điều tra và phân tích ANOVA được tiến hành với mức ý nghĩa α = 0,05, ta thu được kết quả đánh giá như sau: (Phương pháp kiểm định được trình bày tại phụ lục 4) Bảng 2.11 Bảng đánh giá của chuyên gia về năng lực cạnh tranh của Công ty Chỉ tiêu Bìnhquân Chức vụ của chuyên gia SigTổ trưởng Chuyên viên Kỹ thuật Chuyên viên Tài chính Năng lực về tài chính 3,00 4,33 2,92 2,75 0,015 Năng lực về nhân sự 3,31 5,00 3,38 2,50 0,012 Năng lực về xe máy, thiết bị 3,66 4,33 3,58 3,63 0,436 Kinh nghiệm thi công 3,71 4,00 3,58 4,00 0,360 Chất lượng, mỹ quan của các công trình 4,00 4,33 3,96 4,00 0,648 Chất lượng các hồ sơ dự thầu 4,23 4,67 4,13 4,38 0,308 Uy tín và thương hiệu của Công ty 3,66 4,00 3,63 3,63 0,731 (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 61 * Với mức ý nghĩa Sig. < α = 0,05 bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Có nghĩa có sự khác nhau trong trong đánh giá Năng lực tài chính và năng lực nhân sự của Công ty giữa các chuyên gia trong tổ chấm thầu. + Mức điểm đánh giá bình quân về Năng lực tài chính của Công ty là 3,30 cho thấy các chuyên gia đánh giá tình hình tài chính của Công ty tương đương các đối thủ cạnh tranh. Trong đó - Ý kiến đánh giá của tổ trưởng cho là 4,33, có nghĩa là tổ trưởng đánh giá năng lực tài chính của Công ty tốt hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Các tổ trưởng là các Trưởng ban QLDA của: Ban QLDA ĐT&XD giao thông Quảng Trị; Công ty CP Mỹ Hưng Tây Nguyên; Công ty CP Thủy điện Buôn Đôn, có nhiều năm làm việc, xét duyệt nhiều hồ sơ dự thầu của Công ty TNHH một thành viên xây dựng 384, do đó am hiểu và yên tâm về tài chính của Công ty nên đánh giá cao. - Ý kiến đánh giá của chuyên viên kỹ thuật là 2,92 và chuyên viên tài chính cho là 2,75. Các chuyên viên thường đi sâu vào phân tích chi tiết, đánh giá năng lực tài chính qua các chỉ tiêu: Khả năng thanh toán nhanh; Hệ số nợ; Hệ số nợ vốn CSH; Tỷ suất lợi nhận/doanh thu... Do đó họ thấy sự thiếu ổn định trong tài chính của các năm 2010 - 2012 nên thường đánh giá không cao. + Mức điểm đánh giá bình quân về Năng lực nhân sự của Công ty là 3,31 cho thấy các chuyên gia đánh giá tình hình tài chính của Công ty tương đương các đối thủ cạnh tranh. Trong đó - Ý kiến đánh giá của tổ trưởng tổ chấm thầu cho là 5,00. Họ tin tưởng tuyệt đối vào đội ngũ cán bộ thi công của Công ty nên đánh giá tốt hơn nhiều so với đối thủ. - Ý kiến đánh giá của chuyên viên kỹ thuật tổ chấm thầu cho là 3,38. Qua xét duyệt năng lực kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công nhân đã tham gia thi công các công trình trước đó họ cũng đã khẳng Công ty 384 nguồn nhân lực đồi dào. - Ý kiến đánh giá của chuyên viên tài chính tổ chấm thầu cho là 2,50 chỉ đánh giá nguồn nhân lực ở mức như đối thủ cạnh tranh. * Với mức ý nghĩa Sig. > α = 0,05 chấp nhận Ho, bác bỏ H1, tức là không tồn tại sự khác biệt trong đánh giá về “Năng lực về tài chính; Năng lực về xe máy, thiết bị, công nghệ thi công; Kinh nghiệm thi công các công trình; Chất lượng, mỹ quan của các công trình đã thi công; Chất lượng các hồ sơ dự thầu; Uy tín và thương hiệu của Công ty” giữa các thành viên trong tổ chấm thầu. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 62 b. Đánh giá về Năng lực cạnh tranh của Công ty theo “Giá trị các công trình mà chuyên gia phụ trách” Qua ý kiến đánh giá của 35 đối tượng được điều tra và phân tích ANOVA được tiến hành với mức ý nghĩa α = 0,05, ta thu được kết quả đánh giá như sau: (Phương pháp kiểm định được trình bày tại phụ lục 5) Bảng 2.12 Bảng đánh giá của chuyên gia về năng lực cạnh tranh của Công ty Chỉ tiêu Bìnhquân Giá trị công trình mà chuyên gia đang phụ trách Sig < 30 tỷ đồng 30-50 tỷ đồng > 50 tỷ đồng Năng lực về tài chính 3,00 4,00 3,33 2,21 0,000 Năng lực về nhân sự 3,31 5,00 3,87 2,00 0,000 Năng lực về xe máy, thiết bị 3,66 4,00 4,13 3,00 0,001 Kinh nghiệm thi công 3,71 3,50 3,80 3,71 0,745 Chất lượng, mỹ quan của các công trình 4,00 4,33 4,07 3,79 0,191 Chất lượng các hồ sơ dự thầu 4,23 4,17 4,33 4,14 0,718 Uy tín và thương hiệu của Công ty 3,66 3,67 4,00 3,29 0,037 (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra) Nhìn chung, mức điểm đánh giá bình quân về năng lực cạnh tranh của công ty đều rơi vào mức từ 3 - 4 điểm, cho thấy các chuyên gia đều đánh giá năng lực của Công ty bằng hoặc tốt hơn các đối thủ, không có chuyên gia nào đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty kém hơn đối thủ. * Với mức ý nghĩa Sig. < α = 5% cho thấy có sự khác biệt trong cách đánh giá của các chuyên gia về: Năng lực về tài chính; Năng lực về nhân sự; Năng lực về xe máy, thiết bị; Uy tín và thương hiệu của Công ty. + Mức điểm đánh giá bình quân của các tiêu chí này từ 3,00 - 3,66 cho thấy các chuyên gia đánh giá tình hình tài chính của Công ty tương đương các đối thủ cạnh tranh. Trong đó - Ý kiến của các chuyên gia đang phụ trách công trình có giá trị <30 tỷ đồng đều đánh giá: năng lực về tài chính; năng lực về nhân sự; năng lực về xe máy, thiết bị; uy tín và thương hiệu của Công ty tốt hơn các đối thủ. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 63 - Ý kiến của các chuyên gia đang phụ trách công trình có giá trị 30 - 50 tỷ đồng đánh giá năng lực về tài chính, năng lực về nhân sự của Công ty tương đương với các đối thủ. Năng lực về xe máy, thiết bị; uy tín và thương hiệu của Công ty lại tốt hơn các đối thủ - Ý kiến của các chuyên gia đang phụ trách công trình có giá trị >50 tỷ đồng thì lại cho rằng: Uy tín và thương hiệu của Công ty tương đương các đối thủ. Năng lực về tài chính; năng lực về nhân sự; năng lực về xe máy, thiết bị của Công ty kém hơn so với các đối thủ mà họ đang quản lý. Sở dĩ có những đánh giá khác nhau giữa các chuyên gia vì: Công ty thường tham gia đấu thầu, trúng thầu và thi công các công trình có giá trị < 50 tỷ. Các chuyên gia đã có nhiều năm phụ trách Công ty 384, họ nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu trong từng công trình, hạng mục công trình mà Công ty đã và đang thi công do đó họ có cách đánh giá chuẩn xác nhất về năng lực của Công ty. Đối với các chuyên gia phụ trách các công trình > 50 tỷ, họ ít có cơ hội tiếp xúc, làm việc với Công ty bởi những công trình có giá trị lớn Công ty thường không trúng thầu mà chỉ nhận thầu lại từ Tổng công ty xây dựng Trường Sơn. Do đó trên thực tế Công ty vẫn thi công các công trình lớn nhưng khi hoàn thiện hồ sơ hoàn công thì đều lấy tư cách pháp nhân là Tổng công ty. Tuy nhiên, năng lực về máy móc thiết bị và uy tín, thương hiệu của Công ty vẫn được chủ đầu tư đánh tương đương các đối thủ cạnh tranh. * Với mức ý nghĩa Sig. > α = 0,05. Có nghĩa rằng chấp nhận Ho, bác bỏ H1, tức là không tồn tại sự khác biệt trong đánh giá về “Kinh nghiệm thi công các công trình; Chất lượng, mỹ quan của các công trình đã thi công; Kinh nghiệm thi công các công trình; Chất lượng, mỹ quan của các công trình đã thi công; Chất lượng các hồ sơ dự thầu” giữa các thành viên trong tổ chấm thầu. Tóm lại, qua số liệu điều tra, có thể thấy rằng đại đa số ý kiến phỏng vấn đều đánh giá khá tốt về năng lực canh tranh của Công ty TNHH MTV xây dựng 384. Tuy nhiên vẫn còn một phần các ý kiến đánh giá năng lực của Công ty ở mức trung bình (tương đương với các đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô), thậm chí còn kém hơn các đối thủ. Công ty cần tìm hiểu kỹ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến tồn tại và có hướng khắc phục trong các vấn đề còn bị đánh giá là chưa tốt như: năng lực về tài chính; năng lực về nhân sự; năng lực về xe máy thiết bị và công nghệ thi Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 64 công; uy tín của Công ty. Từ đó đưa ra các biện pháp để khắc phục hạn chế, tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, tăng khả năng thắng thầu khi tham gia đấu thầu xây dựng các công trình có giá trị lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các tỉnh Miền Trung; Tây Nguyên và mở rộng thị trường ra cả nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa Công ty ngày càng phát triển vững mạnh, đảm bảo thu nhập và tạo niềm tin an tâm công tác cho người lao động. 2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty 2.4.1 Các nhân tố chủ quan 2.4.1.1 Nhóm nhân tố liên quan đến năng lực đấu thầu a. Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu * Công tác đào tạo cán bộ lập hồ sơ dự thầu: Với những chính sách lao động và đào tạo hợp lý, hàng năm công ty đều lập kế hoạch đào tạo cho CB CNV trong công ty theo 2 đợt: gửi đi thi nâng bậc cho các lái xe, lái máy và gửi tham gia các lớp tập huấn, khóa học ngắn hạn cho các CB CNV cơ quan công ty. Trong đó thường có 1 lớp ngắn hạn về bổ sung kiến thức, cập nhật văn bản Luật, Nghị định, thông tư, hướng dẫn cho cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác đấu thầu. Hàng năm, Phòng TCLĐ-HC và Phòng Chính Trị đều phải lập kế hoạch đào tạo trình Giám đốc công ty phê duyệt. Trong 3 năm qua công ty đã mời các giảng viên để tổ chức được 1 lớp tại công ty và gửi đi đào tạo gần 50 cán bộ thuộc các lĩnh vực, trong đó đã đào tạo được 12 cán bộ được cấp các chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực đấu thầu. Bảng 2.13: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu TT Bộ phận Tổng số Trong đó Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 Ban giám đốc 2 1 1 2 Phòng kinh doanh 5 4 1 3 Phòng Kế toán 1 1 4 Phòng TCLĐ - HC 1 1 5 Phòng XM-VT 1 1 6 Các BĐH, Ban CHCT 2 2 (Nguồn: Phòng TCLĐ HC - Công ty TNHH MTV xây dựng 384) Trư ờng Đạ họ Kin h tế Hu ế 65 Bảng 2.14: Kiến thức và kinh nghiệm đấu thầu của đội ngũ cán bộ tham gia đấu thầu TT Họ và tên Tổng số Đã qua đào tạo đấu thầu Số năm tham gia đấu thầu 10 1 Ban giám đốc 2 2 2 2 Phòng kinh doanh 5 5 1 1 3 3 Phòng Kế toán 1 1 1 4 Phòng TCLĐ - HC 1 1 1 5 Phòng XM-VT 1 1 1 6 Các BĐH, Ban CHCT 2 2 1 1 (Nguồn: Phòng TCLĐ HC - Công ty TNHH MTV xây dựng 384) Bảng 2.15: Danh sách cán bộ được cấp chứng chỉ liên quan đến đấu thầu TT Họ và tên Chức vụ Chứng chỉ đã đào tạo Nghiệp vụ đấu thầu Định giá xây dựng Chỉ huy trưởng QLDA ĐTXD công trình ATVS lao động 1 Nguyễn Văn D GĐ x x x x 2 Phan Bá Đ PGĐ x x x x 3 Lê Tiến D TP x x x x 4 Hoàng Ngọc T PP x x x x 5 Phạm Đình Đ PP x x x x 6 Lê Minh H Trợ lý x x x 7 Phạm Quang N Trợ lý x 8 Phạm Hữu T Trợ lý x x x 9 Phan Ngọc T Trợ lý x x 10 Trần Văn K Trợ lý x x 11 Võ Thành L Trợ lý x x x 12 Lê Hồng K Trợ lý x x (Nguồn: Phòng TCLĐ HC - Công ty TNHH MTV xây dựng 384) Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 66 Qua các bảng trên ta nhận thấy hầu hết đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu của Công ty đều có trình độ đại học, là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đấu thầu và đã được đào tạo cơ bản qua các lớp nghiệp vụ liên quan đến đấu thầu. * Công tác sử dụng cán bộ lập hồ sơ dự thầu: Mặc dù được đào tạo cơ bản về lĩnh vực đấu thầu nhưng phạm vi sử dụng cán bộ đấu thầu lại hạn chế. Các cán bộ lập hồ sơ dự thầu là quân số của Phòng Kinh doanh, số cán bộ này đều kiêm nhiệm, đảm nhận nhiều công việc trong phòng: lập bản vẽ thi công, hồ sơ hoàn công, hồ sơ nghiệm thu thanh toán với Chủ đầu tư, hồ sơ nghiệm thu thanh toán cho đơn vị Khi có hồ sơ mời thầu các cán bộ này mới tham gia công tác làm hồ sơ đấu thầu. Do công ty chưa có bộ phận chuyên trách làm hồ sơ đấu thầu nên công tác đấu thầu còn chưa chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu hồ sơ mời thầu đôi lúc chưa kỹ, việc lập hồ sơ đấu thầu đã có lúc sai sót, hiệu quả của hồ sơ dự thầu mang lại chưa cao, việc tham mưu về giá bỏ thầu còn chưa linh hoạt, đôi khi cón gây nguy hại đến lợi nhuận của Công ty. Ví dụ: Khi đấu thầu công trình Đường HCM đoạn qua thị xã Gia Nghĩa, các cán bộ lập hồ sơ dự thầu đã để sai sót ở hạng mục: “Mặt đường bê tông nhựa hạt trung 7cm” - Đơn vị tính trong HSMT là “100m2” mà các các cán bộ lập HSDT lại để là “m2”. Sai sót này đã làm giá dự thầu giảm mạnh, dẫn đến Công ty đã trúng thầu. Nhưng khi trúng thầu lại không kiểm tra lại, đến khi thi công mới phát hiện thì lúc này Công ty phải bù lỗ gần 8,3 tỷ đồng. Đây là một bài học lớn trong lập HSDT mà công ty phải rút kinh nghiệm. * Công tác quan hệ của cán bộ lập hồ sơ dự thầu: Công tác quan hệ của cán bộ lập hồ sơ dự thầu của Công ty tương đối tốt, do trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao các cán bộ này thường xuyên liên hệ với đối tác: Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, các nhà cung cấp vật liệu do đó việc nắm bắt thông tin rất nhanh nhạy. Đây cũng là một ưu điểm để đánh giá năng lực của cán bộ hồ sơ dự thầu. b. Công tác tổ chức chuẩn bị và tham gia đấu thầu * Công tác thu thập và xử lý thông tin: Công việc này trước năm 2011 do Phòng dự án đảm nhận đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty. Sau khi chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV thì Phòng Dự án bị sát nhập vào phòng Kinh doanh, từ đó công việc tìm kiếm thông tin dự thầu do bộ phận tiếp thị trực thuộc phòng đảm nhận. Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế 67 Để có được thông tin về các dự án sẽ đầu thầu xây lắp công ty sử dụng rất nhiều nguồn thông tin và các cách tiếp cận khác nhau: Thứ nhất, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, tivi... nhưng chủ yếu là qua Internet. Công ty đã dăng ký và thường sử dụng trang web để tìm kiếm thông tin dự án. Đồng thời cũng quan tâm đến các thông tin về những công trình dự định đầu tư trong tương lai gần trên các phương tiện này, mà chủ yếu là để xác định chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Thứ hai, Duy trì mối quan hệ với những chủ đầu tư mà công ty đã từng có công trình nhận thầu thi công xây lắp và thông qua chất lượng của những công trình này để có được các mối thầu. Thứ ba, Tạo lập quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp chính quyền (Quân khu 4, Sở xây dựng, Giao thông, NN&PTNT các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên) để lấy thông tin về kế hoạch đầu tư của các bộ, ngành cũng như Nhà nước. Sau khi thu thập được các thông tin, Công ty có bộ phận để đánh giá xem xét lại đã chính xác chưa, còn hiệu lực không và có thể khai thác được không, phân tích xem công ty có thể dự thầu công trình nào, các đối thủ cạnh tranh của những công trình đó là ai. Việc đánh giá này thường có hai giai đoạn: Giai đoạn sơ lược: Bao gồm xem xét những thông tin thu thập được có chính xác không, còn hiệu lực không, cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là ai, nguồn vốn có dự án từ đâu, tính hợp pháp của công trình Giai đoạn chi tiết: Trong giai đoạn này những người có trách nhiệm phải tính toán chi tiết từng hạng mục công trình để tính giá thành xây lắp là bao nhiêu và xem xét những yêu cầu của dự án Công ty có thể đáp ứng được không về năng lực và kinh nghiệm. Từ việc đánh giá đó công ty quyết định tham gia Đấu thầu hay không, nếu tham gia thì sẽ tổ chức lập hồ sơ dự thầu. Việc thu thập, xử lý và kết nối thông tin liên quan đến đấu thầu của Công ty còn hạn hẹp, chủ yếu qua các mối quan hệ quen biết, là đối tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_trong_dau_thau_cua_cong_ty_tnhh_mot_thanh_vien_xay_dung_384_bo_quoc_pho.pdf
Tài liệu liên quan