DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG HÌNH . iv
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP .6
1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.6
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp.6
1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp .10
1.2. Khái quát về năng lực tài chính doanh nghiệp.12
1.2.1. Khái niệm năng lực tài chính của doanh nghiệp.12
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp .13
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp .30
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .30
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.33
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẨN TRÚC THÔN .37
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần trúc thôn.37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Trúc Thôn .37
2.1.2 Hoạt động kinh doanh.39
2.2. Thực trạng năng lực tài chính của công ty cổ phần trúc thôn .40
2.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần Trúc Thôn .40
2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .56
2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty.62
2.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn.69
2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.75
2.3. Đánh giá chung về năng lực tài chính của công ty cổ phần trúc thôn.81
2.3.1. Những kết quả đạt được .81
2.3.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân.82
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY
121 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Trúc Thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nên tỷ trọng
hàng tồn kho là khá lớn, nhằm kịp thời cung cấp cho các khách hàng. Ta thấy
năm 2015 lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên khá nhiều so với năm
2014 là do công ty quyết định mở rộng phạm vi kinh doanh. Vì thế, việc gia
tăng tỷ trọng hàng tồn kho là mục tiêu chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường
đang trong giai đoạn phục hồi sau một thời gian dài “đóng băng” và năm
2015, công ty đẩy mạnh hàng tồn kho do xu thế giá giảm nhằm bảo toàn vốn
kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là lượng hàng tồn kho tăng hay giảm sẽ
có ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản mục khác như: chi phí tồn kho, chi
phí lãi vay... Vì thế chúng ta cần xem xét tính hợp lý của lượng hàng tồn kho
này trong phần phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến khoản mục này.
b. Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là tài sản cố định được đầu tư từ
những năm trước, năm 2016, Công ty chỉ đầu tư thêm một xe ô tô con phục
50
vụ Ban lãnh đạo làm tăng nguyên giá 1.060 triệu đồng.
Tài sản dài hạn của Công ty giảm dần trong các năm, sự giảm này chủ
yếu là do Công ty thực hiện việc khấu hao tài sản theo quy định. Giá trị hao
mòn lũy kế năm 2016 tăng 10.848 triệu đồng so với năm 2015. Năm 2016
tăng 13.516 triệu đồng so với năm 2014. Nhìn chung sự tăng giảm tài sản dài
hạn chủ yếu đến từ trích khấu hao tài sản cố định để tái đầu tư, tăng vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.
c. Đánh giá chung về tình hình tài sản của công ty
Qua những phân tích ở phần trên, chúng ta có thể có một số nhận xét
chung như sau: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hiện ở mức độ tương đối
tốt.
Trong đó, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền mặc dù có sự
tăng giảm thay đổi khác biệt trong từng năm nhưng mức độ biến động vẫn ở
trong mức cho phép. Khoản mục khoản phải thu giảm trong năm 2015, đến
năm 2016 lại có sự tăng lên cho thấy khả năng thu hồi nguồn vốn của công ty
vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả, gặp nhiều khó khăn. Do đó
đòi hỏi công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới các biện pháp thu
hồi nợ về cho ngân sách của mình. Trong khi đó, khoản mục hàng tồn kho
tăng cao trong năm 2015, điều này hoàn toàn dễ hiểu vì trong khoản thời gian
này, công ty đang thực hiện mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên, phân tích kết cấu trên chúng ta chỉ biết được sự hợp lý trong việc tăng
giảm của từng khoản mục, để biết được mức độ hiệu quả của các biển động
trên ta cần kết hợp với những phân tích chỉ số tài chính ở phần sau để có cái
nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty.
2.2.1.3. Huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên cạnh việc xem xét tình hình sử dụng vốn thì việc tìm hiểu về nguồn
vốn cũng không kém phần quan trọng. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư, ban
quản trị và những đối tượng khác thấy được khả năng tài trợ về mặt đầu tư tài
chính, mức độ tự chủ và sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh
51
nghiệp cũng như nhũng khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt để đưa ra
những biện pháp xử lý kịp thời.
Sự biến động của tài sản qua 3 năm như phần phân tích ở trên cũng kéo
theo sự thay đổi bên phần nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua các bảng số liệu
2.1 đã được trình bày thì hai khoản mục là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở
hữu luôn có sự biến động không ngừng qua các năm:
Năm 2014: Nợ phải trả chiếm hơn 104% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có
tỷ trọng là -4%.
Năm 2015: Nợ phải trả giảm đi đáng kể khi chỉ còn ở mức 61% trong
khi vốn chủ sở hữu là 39%.
Năm 2016: Nợ phải trả đã giảm chỉ còn 46,8% vốn chủ sở hữu 53,2 %. Để
tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho nguồn vốn biến động như vậy chúng ta sẽ đi
vào tìm hiểu chi tiết cơ cấu nguồn vốn thông qua sự phân tích ở từng chỉ tiêu
sau:
Bảng 2.4: Tình hình nguồn VKD theo thời gian huy động và sử dụng vốn
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Nguồn vốn 31/12/2016 31/12/2015 31/12/2014
C/L
2016/2015
C/L
2015/2014
A. Nợ phải trả 78.116 125.409 215.76 -47.293 -90.351
I. Nợ ngắn hạn 78.116 125.409 148.697 -47.293 -23.288
1. Vay và nợ ngắn hạn 57.613 86.907 106.523 -29.294 -19.616
2. Phải trả người bán 18.973 37.125 40.988 -18.152 -3.863
3. Người mua trả tiền 147 62 209 85 -147
4. Thuế và các khoản
nộp NN
1.074 77 41 997 36
5. Phải trả người lao
động
309 1.241 936 -932 305
II. Nợ dài hạn 0 0 67.063 0 -67.063
1. Vay và nợ dài hạn 0 0 67.063 0 -67.063
B. Vốn chủ sở hữu 88.476 80.000 -8.530 8.476 -71.470
52
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
80.000 80.000 40.000 0 -40.000
8. Quỹ đầu tư phát triển
10. LNST chưa phân
phối
8.476 -48.530 8.476 48.530
TỔNG NGUỒN VỐN 166.592 205.412 207.230 -38.82 -1.818
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Trúc Thôn năm 2014, 2015, 2016)
a. Nợ phải trả:
Là một phần vô cùng quan trọng trong nguồn vốn của doanh nghiệp nói
riêng và cả nền kinh tế nói chung. Trong quá trình hoạt động của mình, các
doanh nghiệp dĩ nhiên sẽ phải đối diện với những nhu cầu phát sinh về nợ bao
gồm cả nợ vay ngân hàng và tín dụng thương mại, nhưng tùy theo đặc điểm
của từng ngành khác nhau và chi phí sử dụng mỗi từng khoản nợ mà tỷ lệ của
nợ phải trả sẽ cao hay thấp đối với từng doanh nghiệp.
Thông qua bảng 2.4 ta thấy rằng: nợ phải trả có chiều hướng giảm dần
về mặt giá trị, nhưng xét về mặt tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp thì lại có sự biến động khá nhiều trong 3 năm gần đây.
Năm 2014 là 215.76 triệu đồng, đến năm 2015 thì nợ phải trả giảm chỉ còn
125.409 triệu đồng, năm 2016 giảm còn 78.116 triệu đồng hay chi tiết hơn thì
khoản mục nay đã giảm đi 23.288 triệu đồng và tương ứng với mức giảm 15,66%
so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu cho sự thay đổi này là do công ty trong giai
đoạn tái cơ cấu chuyển đổi mô hình từ TNHH MTV sang cố phần hóa nên đã có sự
dịch chuyển từ từ nguồn vốn ngắn hạn sang nguồn vốn dài hạn. Nguyên nhân làm
cho tổng nợ phải trả giảm trong năm 2015-2016 chủ yếu là do sự thay đổi của các
yếu tố sau:
- Nợ ngắn hạn:
Đây là nguồn tài trợ nhanh nhất mà công ty có thể huy động được khi
nguồn vốn không đủ đế đáp ứng cho nhu cầu sản xuất - kinh doanh tức thời,
tuy nhiên khi sử dụng nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn này nhiều sẽ dẫn đến tình
trạng không đảm bảo an toàn trong trong hoạt động của doanh nghiệp khi các
53
khoản nợ này đến hạn rất nhanh vì thời gian vay là khá ngắn (thường chỉ dưới
1 năm trở lại). Nhìn chung ta thấv nợ ngắn hạn chiếm gần như toàn bộ số nợ
phải trả và có xu hướng thay đổi khác nhau trong 3 năm từ 2014 - 2016. Năm
2014, khoản mục này đạt mức 148.697 triệu đồng. Năm 2015 đạt 125.409
triệu đồng, đã giảm 23.288 triệu đồng tương ứng với tôc độ giam gàn 15.66%
so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2016 thì con số nợ phải trả đạt 78.116 triệu
đồng và giảm 47.293 triệu đồng so với năm trước.
Khoản mục nợ ngắn hạn chịu tác động của khá nhiều thành phần khác
nhau như: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước...
Để biết được nguyên nhân tạo nên sự thay đổi khác nhau qua từng năm như
vậy ta sẽ tiếp tục phân tích các khoản mục cấu thành nên khoản mục nợ ngắn
hạn này:
Vay và nợ ngắn hạn:
Khoản mục này có sự biến động rất lớn trong 3 năm gần đây, cụ thể:
Năm 2014 là 106.523 triệu đồng chiếm 71,64% trên tổng số nợ ngắn hạn của
công ty. Năm 2015, vay và nợ ngắn hạn giảm lên 86.907 triệu đồng, giảm
19.616 triệu đồng tương ứng với giảm 18,41% so với năm 2014 và chỉ chiếm
69,3% so với tổng số nợ ngắn hạn.
Đến năm 2015, con số này đạt 57.613 triệu đồng, giảm 29.294 triệu đồng
tương ứng với mức giảm 33,71% so với năm trước đó. Nguyên nhân làm cho
khoản vay và nợ ngắn hạn có sự biến động lớn như vậy chủ yếu là do công ty
được xử lý tài chính giảm khoản vay và nợ ngắn hạn. Mặt khác khi Công ty
TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) tham gia tái cơ cấu đã dùng một phần nợ
ngắn hạn để chuyển thành vốn góp của cổ đông nên nó đã giảm đi một khoản
đáng kể.
Phải trả người bán
Ta có thể thấy được rằng khoản mục này chiếm một tỷ trọng tương đổi
lớn trong tổng nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm về mặt giá trị trong 3 năm
qua, đặc biệt là năm 2016 với số tiền 18.973 triệu đồng, đã giảm 18.152 triệu
54
đồng tương ứng với mức 95, 6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ
yếu gây ra sự thay đổi ở khoản mục phải trả người bán như vậy do sau khi cố
phần hóa công ty thu về một lượng lớn tiền bán cổ phần, qua đó công ty đã
dùng tiền này để mua nguyên - vật liệu trả tiền ngay với giá ưu đãi làm giảm
chi phí tăng lợi nhuận công ty.
Người mua trả tiền trước: Gạch men, gạch chịu lửa là mặt hàng hiện
nay sản lượng sản xuất trong nước đã thừa nhu cầu thực tế. Mặt khác gạch
men, gạch chịu lửa có xuất xứ Trung Quốc tràn ngập thị trường nhất là khu
vực phía Bắc, do đó các nhà phân phối có rất nhiều sự lựa chọn trong việc
cung cấp hàng hóa của các nhà sản xuất, vì vậy rất ít xuất hiện người mua trả
tiền trước.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Đây là khoản mục mang tính
chất bắt buộc, nhìn chung thì thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có xu
hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể qua các năm như sau: Năm 2016, thuế
phải nộp đạt 1.074 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 997 triệu đồng.
Phải trả người lao động: Khoản mục này có sự biến động qua 3 năm như
sau: Năm 2014, với số dư là 936 triệu đồng chiếm 0,63% so với tổng số nợ
ngắn hạn. Năm 2015, tăng lên đạt 1.241 triệu đồng, nhiều hơn 305 triệu đồng so
với cùng kỳ năm trước, tương ứng mức tăng 32,58% so với năm 2014. Đến năm
2016 thì khoản mực này giảm xuống đạt 309 triệu đồng tương ứng với tốc độ
giảm là 31,58%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do công ty quyết định
chuyển một số nhân viên kinh doanh trở thành cộng tác viên để tăng cường độ
làm việc và giảm tải vấn đề thiếu trách nhiệm trong công việc. Đồng thời, giảm
bớt một bộ phận công nhân thi công do thiếu trách nhiệm và tay nghề còn yếu
kém.
-Nợ dài hạn:
Đây là nguồn tài trợ cho công ty khi thiếu hụt vốn và có tính an toàn cao
hơn khoản nợ ngắn hạn khá nhiều, công ty có thể sử dụng nguồn vốn này để
tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy trên
55
bảng 2.4 trên khoản mục này chỉ còn xuất hiện năm 2014 với số dư là 67.063
triệu đồng là do năm 2013 công ty đã tiến hành thanh lý hợp đồng vay dài hạn
và trả hết nợ ngân hàng.
Qua 3 năm hoạt động gần đây, ta thấy nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ chủ
yếu khi công ty cần vốn để thực hiện các phương án sản xuất - kinh doanh,
trong khoản mục này thì phần chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản vay và nợ
ngắn hạn. Đây là khoản tài trợ làm tăng thêm khả năng phát sinh thêm chi phí
nên công ty cân phải hạn chế bớt vay nợ để đảm bảo khả năng thanh toán và
giảm rủi ro cho bản thân công ty. Tiếp theo là khoản phải trả người bán, đây
là phương án tài trợ ít tốn kém chi phí, tiện dụng và linh hoạt trong kinh
doanh. Hơn nữa, nó còn tạo những mối quan hệ hợp tác một cách lâu bền.
Riêng khoản mục nợ dài hạn chỉ xuất hiện năm 2014 nên không ảnh hưởng
nhiều đến sự biến động của tổng nợ phải trả. Trong thời gian tới, doanh
nghiệp nên tìm các phương hướng mới để đẩy mạnh việc sử dụng những ưu
đãi từ các khoản vay dài hạn và cân đối giữa vay ngắn hạn và vay dài hạn để
biện pháp sử dụng vốn được tốt hơn.
b. Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất vì quyết định tính tự chủ
của đơn vị trong mọi hoạt động kinh doanh. Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh
doanh thương mại thì việc có được một nguồn tài trợ an toàn và vững chăc sẽ
đảm bảo được tính cạnh tranh khi phải đối mặt với cơ chế và sự biến đổi liên
tục của thị trường hiện nay.
Do đó, qua số liệu ở bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 bị
âm. Tuy nhiên, từ năm 2015 - 2016 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được bổ
sung liên tục và tăng đều về mặt giá trị trong các năm. Cụ thể như sau:
Năm 2015: nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 80.000 triệu đồng trong khi
năm 2014 nguồn vốn chủ sở hữu là âm 8.530 triệu đồng. Do đó, tỷ trọng của
nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn cũng đạt mức 38,95%.
Năm 2016: nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tiếp tục tăng về mặt giá trị khi đạt
56
mức 88.476 triệu đồng, tăng 8.476 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với
tốc độ tăng là 10,6%
Những năm gần đây tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm
về mặt giá trị là một điểm khá khả quan đối với tình hình tài chính của công
ty, giúp chúng ta ngày một chủ động hơn nữa trong nguồn vốn sử dụng cho
hoạt động sản xuất - kinh doanh của bản thân công ty.
c. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn của công ty
Qua phân tích trên ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty giảm dần
trong 3 năm qua về mặt giá trị. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu đều có sự
tăng trưởng. Sau khi cổ phần hóa. do có được nguồn tiền lớn từ việc bán cổ
phần nên nhu cầu về vốn giảm đã làm cho nợ phải trả giảm theo mà chủ yếu
là từ sự giảm của khoản mục nợ ngắn hạn. Khoản mục này giảm đồng nghĩa
việc công ty vay nợ càng ít và tất nhiên làm cho chi phí tài chính giảm làm
tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì nguồn vốn
chủ sở hữu sau cổ phần hóa qua các năm cũng tăng tương đối cao về mặt giá
trị và xu hướng chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Điều này cho thấy công ty kiểm
soát được tính tự chủ về mặt tài chính của công ty mình. Đây là một dấu hiệu
tốt cho thấy vấn đề sử dụng nguồn vốn và quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty trong 3 năm qua phần nào có hiệu quả.
2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nếu như phần trước chúng ta dựa vào số liệu từ bảng cân đối kế toán để
phân tích và nhận biết một phần nào về sức mạnh tài chính, tình hình quản lý
sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn... thì việc phân tích các khoản
mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ bổ sung thêm các thông
tin về tài chính, góp phần làm cho bức tranh tài chính công ty sinh động hơn,
nó cho biết việc quản lý, chỉ đạo kinh doanh của các nhà quản lý và đánh giá
hiệu quả hoạt động của công ty.
Để thuận lợi cho việc phân tích, dựa trên các khoản thực tế của Báo cáo
kết quả kinh doanh đồng thời có sự điều chỉnh, ta lập bảng phân tích như sau:
57
Bảng 2.5. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2014 - 2016
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014
C/L 2016/2015 C/L 2015/2014
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu BH&CCDV 220.914 260.409 266.596 -39.495 -15.17 -6.187 -2.32
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 976 312 203 664 212.82 109 53.69
3. Doanh thu thuần về BH&CCDV 219.938 260.097 266.393 -40.159 -15.44 -6.296 -2.36
4. Giá vốn hàng bán 197.399 241.582 251.869 -44.183 -18.29 -10.287 -4.08
5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 22.539 18.515 14.524 4.024 21.73 3.991 27.48
6. Doanh thu hoạt động tài chính 172 156 77 16 . 10.26 79 102.60
7. Chi phí tài chính 6.030 9.520 1-2.936 -3.49 -36.66 -3.416 -26.41
Trong đó: Chi phí lãi vay 5.825 9.520 12.453 -3.695 -38.81 -2.933 -23.55
8. Chi phí bán hàng 4.338 3.334 4.370 1.004 30.11 -1.036 -23.71
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.160 3.805 3.296 355 9.32 509 15,44
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 8.183 2.012 (6.001) 6.171 306.71 8.013 -133.53
11. Thu nhập khác 295 845 420 -550 -65.09 425 101.19
12. Chi phí khác 0 0 0 0 0
13. Lợi nhuận khác 295 845 420 -550 -65.09 425 101.19
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 8.478 2.857 (5.581) 5.621 196.74 8.438 -151.19
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.696 571 0 -1.125 -197.02 571 0.00
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 6.782 2.286 (5.581) 4.496 196.68 7.867 -140.96
(Nguồn: Báo cáo KQKD của CTCP Trúc Thôn)
58
a. Tình hình doanh thu
Nhìn chung thì về mặt tổng giá trị thì doanh thu của công ty có xu hướng
giảm trong các năm 2015 - 2016 nhưng giảm chỉ giảm nhẹ và giảm trị tuyệt
đối do giá gạch men, gạch chịu lửa mạ màu có xu hướng giảm giá toàn cầu.
Nguyên nhân của sự thay đổi sẽ được phân tích thông qua những khoản mục
nhỏ của doanh thu công ty như sau:
Doanh thu thuần: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn, có thể nói là
lớn nhất (hơn 90%) trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2014, là 266.393
triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,8% Năm 2014, doanh thu thuần đạt 260.097
triệu đồng, giảm 6.296 triệu đồng với tốc độ giảm là 2,36 % so với năm trước
2014. Đến năm 2016, giảm 219.938 triệu đồng, giảm 40.159 triệu đồng với
năm 2015.
Doanh thu hoạt động tài chính: khoản mục này chiếm tỷ lệ khá thấp và
không có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng doanh thu. Doanh thu
hoạt động tài chính có xu hướng tăng giảm không giống nhau qua các năm.
Năm 2015 đạt 156 trệu đồng và tăng 79 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng
102,6% so với năm 2014. Đến năm 2016, thì doanh thu hoạt động tài chính
tiếp tục tăng lên mức 172 triệu đồng. Tương ứng với tốc độ tăng 10,26% so
với năm trước. Điều này cho thấy khả năng đầu tư vào lĩnh vực hoạt động tài
chính của công ty là không cao và có phần chưa hiệu quả, do đó công ty cần
có chủ trương và biện pháp thích hợp, tích cực hơn nữa để đầu tư vào lĩnh vực
này nhằm tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp.
Doanh thu khác: Đây là khoản chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp
được hưởng do thanh toán tiền hàng sớm hơn thời hạn yêu cầu và một số
khoản thu khác. Khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối thấp.
Tóm lại; Qua phần phân tích ở trên, ta thấy tình hình doanh thu có xu
hướng giảm trong 2 năm 2015, 2016. Trong đó đặc biệt là năm 2016, doanh
thu của công ty đã giảm 15,17%. Công tác quản lý và các công tác khác có
những sự biến động, vì vậy Công ty cần nhanh ổn định các mặt và đẩy mạnh
59
công tác bán hàng, chính sách thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng nhằm
tăng doanh thu từng bước mang lại thành công của công ty
b. Chi phí:
Tình hình biến động của khoản mục chi phí của công ty trong 3 năm từ
2014 - 2016 sẽ được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.6: Chi phí trong hoạt động kinh doanh Của công ty
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1. Giá vốn hàng bán 197.399 93,14 241.582 93,45 251.869 92,44
2. Chi phí tài chính 6.030 2,85 9.520 3,69 12.936 4,75
3. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
4.160 1,96 3.805 1,48 3.296 1,2
4. Chi phí bán hàng 4.338 2,05 3.334 1,29 4.370 1,61
Tổng cộng 211.97 100 258.241 100 272.471 100
(Nguồn: Báo cáo KQKD của CTCP Trúc Thôn)
Chi phí sản xuất kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng vì muốn tạo ra
doanh thu thì cần phải bỏ một lượng vốn đầu tư để mua vào sản phẩm dịch
vụ, đồng thời thực hiện những biện pháp và công việc cần thiết để tiêu thụ
được sản phẩm hay dịch vụ đó. Vì thế, chi phí được xem là yếu tố đầu vào
của quá trình hoạt động kinh doanh và đồng nghĩa nó có ảnh hưởng vô cùng
lớn đến kểt quả hoạt động sản xuất - kinh doanh mà công ty đạt được.
Do đó, chúng ta cần phải xem xét những yếu tố tác động đến chi phí để
có biện pháp hợp lý và hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí để nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản
phẩm - dịch vụ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qua bảng 2.6 ta
thấy tổng chi phí giảm dần qua 3 năm. để hiểu rõ nguyên nhân của sự biến
động này ta cần phải xem xét cụ thể và chi tiết của từng yếu tố trong khoản
mục chi phí:
Giá vốn hàng bán: bao gồm tất cả các chi phí đầu tư ban đầu để mua
60
hàng hóa và một số yếu tố khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh
doanh. Năm 2015, giá vốn hàng bán ở mức 241.582 triệu đồng chiếm tỷ trọng
95,45% trên tổng khoản mục chi phí. Đến năm 2016, con số này có mức giảm
khá đáng kể chỉ còn 197.399 triệu đồng, đã giảm đi 44.183 triệu đồng tương
ứng với mức giảm khá đáng kể, lên đến 18,28% so với cùng kỳ năm 2015
nhưng xét về mặt tỷ trọng thì lại giảm xuống chỉ còn chiếm 93,14% trên tổng
chi phí. Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vốn hàng bán trong năm 2015 do
thị trường nguyên vật liệu có sự biến động bất ngờ đặc biệt là thị trường gạch
men, gạch chịu lửa đã giảm giá bán đi khá nhiều để tăng cường tiêu thụ. Đồng
thời trong năm 2016, Ban điều hành công ty thực hiện tối ưu hóa mọi hoạt
động nên khâu sản xuất cũng đã tiết kiệm nguyên - nhiên vật liệu cho làm cho
giá vốn hàng bán được cắt giảm hiệu quả và triệt để như đã đề cập ở trên.
Chi phí tài chính: Ta thấy chi phí tài chính có sự giảm dần qua 3 năm.
Trong năm 2014, chi phí tài chính là 12.936 triệu đồng, chiếm 4,75% trên
tổng chi phí. Năm 2015, chi phí tài chính đã giảm 9.520 triệu đồng, giảm
3.416 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,69% so với tổng chi phí. Đến năm 2015,
chi phí tài chính lại tiếp tục giảm còn 6.030 triệu đồng tương ứng với mức
giảm 3.490 triệu với năm 2014. Nguyên nhân chính làm cho chi phí tài chính
giảm mạnh là do công ty tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm nguồn vốn vay.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là khoản mục chi phí có ảnh hưởng
lớn đến chất lượng của việc điều hành và quản lý hoạt động sản xuất - kinh
doanh của doanh nghiệp. Khoản mục này có sự tăng dần qua các năm như
sau:
Năm 2014: chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.296 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 1 .2% trong tổng giá trị của khoản mục chi phí.
Năm 2015: chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.805 triệu đồng, tăng 509
triệu đồng tương ứng với 15,44% so với cùng kỳ năm 2014. Xét về mặt tỷ
trọng thì khoản mục này chiếm 1,48% trong tổng chi phí.
Năm 2015: chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 4.160 triệu đồng, tăng 355
61
triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng gần 9.32% so với năm 2015. Nguyên nhân
chính làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp trong các năm biến động theo xu
hướng tăng là do tiền lương phải trả cho người lao động và chi phí đào tạo tăng
theo chính sách quản lý của đơn vị nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân
viên.
Chi phí bán hàng: Đây là khoản mục có tính chất ổn định và có ảnh
hưởng tương đối thấp đến tổng cơ cấu chi phí.
Tóm lại: Qua phần phân tích ở trên, ta thấy tình hình tổng giá trị của
khoản mục chi phí có xu hướng giảm trong các năm, nguyên nhân gây ra vấn
đề này là do sự tác động chủ yếu của 2 yếu tố: giá vốn hàng bán chi phí tài
chính có sự biến động mạnh và xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, nhìn chung thì
tổng chi phí vẫn còn ở mức khá cao, do đó cần những biện pháp thích hợp để
kiểm soát và cắt giảm những khoản mục chi phí không cần thiết để nâng cao
hiệu quả sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp.
c. Tình hình lợi nhuận
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng và quan trọng nhất mà công ty muốn
đạt tới. Vì thế để hiểu rõ hơn tình hình biến động của khoản mục lợi nhuận
như thế nào, chúng ta tiến hành xem xét sự biến động của tổng lợi nhuận
trước thuế, vì đây là khoản mục có tính chất quyết định đến sự lãi, lỗ của
doanh nghiệp trong một năm kinh doanh. Tổng lợi nhuận trước thuế năm
2015 là 2.857 triệu đồng, tăng 8.438 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng
150,19% so với cùng kỳ năm 2014. Đến năm 2016, con số này đã tăng lên
mức 8.478 triệu đồng, hơn năm trước 5.621 triệu đồng, ứng với mức tăng
196,4% so với năm 2015.
Tóm lại: Qua phần phân tích ở trên, ta có thể thấy: mặc dù 2 khoản mục
doanh thu và chi phí đều có sự biến động giảm theo các năm, một phần là nhờ
vào chính sách quản lý và tiết kiệm các khoản mục chi phí của công ty rất tốt
nên đã giúp cho lợi nhuận tăng lên với tốc độ khá khả quan. Từ khi làm ăn
thua lỗ phải tái cơ cấu đến năm 2015 công ty đã làm ăn có lãi, điều này chứng
62
tỏ chính sách kinh doanh của công ty đang được thực hiện hiệu quả và đem về
những kết quả hết sức đáng khen. Trong các năm qua, công ty không chỉ chú
tâm đến sự tăng trưỏng lợi nhuận về mặt số lượng mà cả lợi nhuận trên
phương diện chất lượng. Với những bước đi hiệu quả và hợp lý, công ty cố
gắng đưa ra một mức giá cạnh tranh nhất có thể để chiếm được lòng tin của
khách hàng đồng thời mở rộng được thị trường, do đó thu hút được càng
nhiều khách hàng với số lượng cũng như chất lượng của đơn hàng càng ngày
càng tăng lên.
2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty
Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ:
Phân tích nhóm chỉ tiêu quản trị nợ là một trong những yếu tố vô cùng
quan trọng và cần thiết khi thực hiện phân tích tình hình tài chính của công ty.
Thông qua việc đi sâu vào các chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được những
mối quan hệ giữa tình hình công nợ hiện tại của công ty so với tài sản và
nguồn vốn chủ sở hữu cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của
công ty đối với các khoản vay nợ như thế nào, để từ đó ban lãnh đạo doanh
nghiệp có thể đưa ra những biện pháp hợp lý và kịp thời để đảm bảo khả năng
thanh toán của công ty luôn ở mức an toàn.
63
Bảng 2.7: Chỉ tiêu về khả năng quản trị nợ của Công ty cổ phần Trúc
Thôn giai đoạn 2014-2016
CHỈ
TIÊU
ĐƠN VỊ
TÍNH
NĂM
2016
NĂM
2015
NĂM
2014
CHÊNH
LỆCH
2016/2015
CHÊNH
LỆCH
2015/2014
Nợ phải trả Triệu đồng 78.116 125.411 215.760 -47.295 -90.351
Nguồn vốn chủ sở
hữu
Triệu đồng 88.476 80.000 (8.530) 8.476
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_cao_nang_luc_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_tru.pdf