MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CÁC CƠ
QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN .11
1.1. Những vấn đề chung về công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện . 11
1.1.1. Khái niệm, phân loại công chức . 11
1.1.2. Đặc điểm công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện . 14
1.1.3. Vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân
dân cấp huyện . 16
1.2. Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện . 17
1.2.1. Khái niệm. 17
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực của đội ngũ công chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện nhằm đáp ứng yêu cầu về
cải cách nền hành chính công vụ ở nước ta hiện nay . 20
1.3. Nội dung năng lực công chức chuyên môn cấp huyện . 22
1.3.1. Về trình độ . 22
1.3.2. Về kỹ năng . 23
1.3.3. Về thái độ làm việc. 24
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực công chức các cơ quan chuyên môn
cấp huyện. 24
1.4.1. Các yếu tố khách quan. 24
1.4.2. Các yếu tố chủ quan . 25
1.5. Kinh nghiệm nâng cao năng lực công chức của một số địa phương . 26
1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương . 26
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh . 29
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Yên phong, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế nói trên, điều kiện tự nhiên của Yên Phong có
những hạn chế nhất định nhƣ thiên tai, ô nhiễm môi trƣờng,..
36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số - lao động.
Theo địa giới hành chính hiện nay, huyện Yên Phong có 14 đơn vị hành
chính gồm: Thị trấn Chờ và 13 xã là: Hòa Tiến, Yên Phụ, Văn Môn, Tam
Giang, Yên Phụ, Dũng Liệt, Trung Nghĩa, Long Châu, Yên Trung, Yên Phụ,
Thụy Hòa, Dũng Liệt, Yên Trung với 74 thôn làng, khu phố.
Số liệu thống kê mới nhất năm 2015 cho thấy dân số huyện Yên Phong
là: 162.592 ngƣời, chiếm 14,08% dân số toàn tỉnh, (trong đó nam: 76.786
ngƣời và nữ: 85.806 ngƣời). Dân cƣ phân bố không đồng đều, mật độ dân số
trung bình toàn huyện là 1.327 ngƣời/km2 trong đó xã có mật độ dân số đông
nhất là Văn Môn với 2.403 ngƣời/km2, Yên Phụ là 1.905 ngƣời/km2, thấp
nhất là xã Dũng Liệt với 1.017 ngƣời/km2 (Chi cục thống kê huyện Yên
Phong 2016).
Lực lƣợng lao động của Huyện khá dồi dào, lao động trong độ tuổi
chiếm khoảng trên 60% dân số. Hiện nay nguồn lực lao động không nhỏ của
Huyện là lao động từ các nơi khác chuyển tới do mở rộng các khu công
nghiệp đóng trên địa bàn Huyện. Lực lƣợng lao động làm việc trong các lĩnh
vực kinh tế lao động nông nghiệp 67,8%, lao động công nghiệp xây dựng,
dịch vụ chiếm 32,2% (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, năm 2016).
Thu nhập bình quân đạt 42,54 triệu đồng/ngƣời/năm (giá hiện hành);
tăng 5,74 triệu đồng (15,6%) so với năm 2014; Số hộ nghèo là 1.206 hộ (tỷ lệ
3,5%); số hộ cận nghèo là 1.009 hộ (tỷ lệ 3,0%) theo tiêu chí mới giai đoạn
2016-2020 (Chi cục thống kê huyện Yên Phong 2016).
37
Bảng 2.1 Tình hình dân số huyện Yên Phong giai đoạn (2013- 2016)
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2013 2014 2015 2016
Tổng số dân Ngƣời 142.223 150.778 153.331 162.592
- Dân số thành thị Ngƣời 14.892 15.258 15.560 15.971
- Dân số nông thôn Ngƣời 127.331 135.520 137.771 140.6210
Dân số trong độ tuổi
lao động
Ngƣời 89.600 96.498 98.180 101.262
(Nguồn: Chi cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh)
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới cơ chế quản lý nhà
nƣớc, kinh tế tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng đã có
bƣớc phát triển rõ rệt. Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trƣởng bình quân
giai đoạn 2014-2016 đạt trên 102,8%/năm (bảng 2.2); Yên Phong là một trong
các huyện có điều kiện để phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, các
ngành nghề thủ công truyền thống và làm nền tảng cho nông nghiệp phát triển
bền vững.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng tăng tỉ trọng
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản. Tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh do có sự quan tâm đầu tƣ, thu hút nguồn lực
trong và ngoài nƣớc. Với sự đóng góp to lớn của các Cụm công nghiệp đa
ngành nghề, khu công nghiệp Yên Phong I với các tập đoàn hàng đầu thế giới
nhƣ Samsung, ORION, Rƣợu Hà Nội So với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong tỉnh Bắc Ninh thì sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở huyện Yên Phong ở
mức độ cao hơn.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a) Bƣu chính - viễn thông:
38
Mạng lƣới bƣu chính viễn thông đã thay đổi căn bản từ hệ analog lạc hậu
sang hệ digital hiện đại. Mạng thông tin di động và Internet tuy mới xuất hiện
nhƣng đã phát triển rất nhanh. Bắc Ninh là tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh thành của cả
nƣớc về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2009. Toàn tỉnh
ƣớc có 35.000 máy vi tính, 52 mạng Lan; mạng diện rộng (WAN) đƣợc thiết
lập kết nối các sở, ban, ngành, địa phƣơng với Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh.
Hoạt động mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ
đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc.
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn (2014-2016)
CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 So sánh (%)
GTSX trên địa
bàn
Triệu đồng
CC
(%)
Triệu đồng
CC
(%)
Triệu đồng
CC
(%)
2015/2
014
2016/2
015
BQ
1.1. Theo giá
hiện hành
550.778.673 100 458.352.190 100 525.878.359 100 83 115 99
- KV, nông lâm
thủy sản
1.387.575 0 1.426.915 0 1.465.987 0 103 103 103
-KV công
nghiệp, xây
dựng
47.640.000 99 454.433.596 99 522.160.584 99 83 115 99
- KV dịch vụ 1.751.098 0 2.061.679 0 2.251.788 0 118 109 -
1.2. Theo giá
so sánh 1994
21.692.621 100 21.556.004 100 26.858.160 100 99 125 112
- KV, nông lâm
thủy sản
363.106 2 368.972 2 359.692 1 102 97 100
-KV công
nghiệp, xây
dựng
20.911.056 96 20.736.679 96 2.600.521 10 99 13 56
- KV dịch vụ 418.459,00 1,93 450.353,00 2,09 493.177,00 1,84 107,6 109,5 108,6
(Nguồn: Thống kê và Báo cáo kinh tế huyện Yên Phong)
39
b) Hệ thống giao thông
Mạng lƣới giao thông trên địa bàn huyện Yên Phong có nhiều thuận lợi
cho việc vận chuyển, giao lƣu kinh tế trong và ngoài tỉnh với tổng chiều dài
50 km, trong đó hầu hết là đƣờng nhựa, đặc biệt là có đoạn quốc lộ 18 đƣờng
cao tốc chạy qua với chiều dài 11,3 km.
Mạng lƣới đƣờng tỉnh lộ và huyện lộ, đƣờng nông thôn tuy bƣớc đầu đã
đƣợc đầu tƣ nâng cấp, nhƣng nhìn chung chất lƣợng còn hạn chế, gây khó khăn
cho giao thông trong huyện và nội tỉnh. Đƣờng sông cũng là một lợi thế đáng kể
của Yên Phong, 3 con sông: sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê
chảy qua Yên Phong tạo ra một mạng lƣới đƣờng thủy nối liền với các huyện
và tỉnh bạn.
Một số trục đƣờng chính trên địa bàn Huyện đƣợc thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Quy mô đƣờng giao thông chính của huyện Yên Phong
Tên đƣờng Điểm đầu - Điểm cuối
Chiều
rộng
(m)
Chiều
dài
(km)
1. Đƣờng quốc lộ 18 Sông Cà Lồ-Ngã ba thôn Đông Yên, Yên Phụ 50,0 11,30
2. Đƣờng quốc lộ 3 Xã Văn Môn - Xã Tam Giang 34,5 3,00
3. Đƣờng tỉnh lộ
- Đƣờng TL 295 Sông Ngũ Huyện Khê-Cầu Đông Xuyên 29,0 6,70
- Đƣờng TL 286 Sông Cà Lồ-hết thôn Đông Yên, Yên Phụ 29,0 12,00
- Đƣờng TL 277 Sông Ngũ Huyện Khế-sông Cầu 29,0 8,40
4. Đƣờng huyện lộ TL 286 - Nga ba cầu vƣợt QL 18 20,0 0,95
(Nguồn: Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Yên Phong)
c) Công trình thuỷ lợi
Các công trình thủy lợi của Huyện đã góp phần tích cực vào phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng
40
hệ số sử dụng đất, phát triển ngành nghề dịch vụ. Các công trình thủy lợi
chính củahuyện đƣợc thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Các hạng mục công trình chính của huyện Yên Phong
TT Công trình thủy lợi chính Quy mô Vị trí
1 Trạm bơm Lƣơng Tân 0,32 ha Xã Yên Trung
2 Trạm bơm Vọng Nguyệt 0,55 ha Xã Tam Giang
3 Trạm bơm Phấn Động 0,75 ha Xã Ta Đa
4 Trạm bơm Hòa Tiến 0,52 ha Hòa Tiến
5 Kênh Bắc 15,20 km Xã Hòa Tiến - xã Tam Giang
6 Kênh Đồng Năng 12,50 km Xã Yên Phụ - xã Thụy Hòa
7 Kênh Thống Nhất 7,30 km Thị trấn Chờ - xã Dũng Liệt
8 Kênh Vạn An 11,50km
Xã Yên Phụ - xã Văm Môn -
Dũng Liệt
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Phong)
Bên cạnh việc thực hiện chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, hàng
năm tỉnh Bắc Ninh có chính sách hỗ trợ các huyện xây dựng kênh bê tông. Hệ
thống kênh tƣới tiêu ở một số nơi và một số tuyến đã bị xuống cấp chƣa có
biện pháp khắc phục do không đƣợc tu bổ, nạo vét, khơi thông thƣờng xuyên
nên vẫn còn xảy ra hạn hán, úng cục bộ ở một số vùng. Ngoài ra một số trạm
bơm đã xuống cấp nhất là khu vực bể hút, bể xả bị bồi lắng, nứt vỡ bê tông,
thiết bị máy móc phần nào hƣ hỏng, việc thay thế không đồng bộ, không đƣợc
bảo dƣỡng thƣờng xuyên làm cho hiệu quả hoạt động của công trình thủy lợi
không cao.
2.1.1.4. Văn hoá - xã hội - y tế
* Văn hóa: Các hoạt động văn hóa, thể thao đã có nhiều đóng góp quan
trọng cho việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phƣơng. Năm 2016, toàn
Huyện có 28.730 hộ đạt chuẩn văn hóa (chiếm 88,6% cao hơn năm 2015 là
1,6%), 50 thôn (khu phố) đạt chuẩn văn hóa (chiếm 66,7%).
41
* Y tế: Trong những năm qua, y tế Huyện đã thực hiện 10 chuẩn Quốc
gia về y tế, duy trì thƣờng xuyên công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, sức khỏe
sinh sản, tiêm phòng đầy đủ 6 loại Vắcxin cho trẻ em dƣới 1 tuổi. Năm 2016,
toàn Huyện có 01 Bệnh viện Đa khoa huyện, 5 phòng khám đa khoa khu vực,
12 trạm y tế xã, thị trấn với 268 giƣờng bệnh. Đội ngũ cán bộ ngành y là 232
ngƣời, trong đó: 64 bác sĩ, 66 y sĩ, 67 y tá và 35 hộ sinh.
* Giáo dục: Từ năm 2013 đến năm 2016, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 100%, tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng năm 2014 đạt 66%. Hiện tỷ lệ huy
động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo của Huyện đạt 100%; Tiếp tục giữ vững phổ
cập Tiểu học, Trung học cơ sở và đang hoàn thiện phổ cập THPT, quy mô bậc
học, cấp học đi vào ổn định. Việc xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia và kiên cố
hóa trƣờng học đƣợc chú trọng đầu tƣ. Đến năm 2016, toàn huyện có 42/52
trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, bằng 80,8% tăng 12 lần so với năm 2010.
Trung tâm dạy nghề hoàn thành 27 lớp dạy nghề (81 học viên, trong đó
155 học viên là hộ nghèo và 32 học viên là ngƣời tàn tật). Triển khai 3 Đề án
đào tạo nghề của Thủ tƣớng Chính phủ đến các ngành, các xã, thị trấn.
* Đánh giá chung về điều kiện kinh tế
Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong đã đạt
đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ, tiếp tục phát triển ổn định. Qua những năm
thúc đẩy phát triển công nghiệp, huyện Yên Phong đã thu hút hàng trăm doanh
nghiệp đầu tƣ, trong đó có doanh nghiệp lớn nhƣ Tập đoàn Sam Sung. Công
tác đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc quan tâm. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều
chuyển biến tích cực, công tác quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững, quan hệ
đối ngoại đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng
đƣợc coi trọng. Công tác giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, kịp thời và
hiệu quả.
42
2.2. Thực trạng năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Ban
Thƣờng vụ Tỉnh uỷ đã ban hành 9 Chƣơng trình công tác lớn, trong đó,
Chƣơng trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Tỉnh uỷ về "Đẩy mạnh cải
cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lƣợng phục vụ của đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 - 2015 xác định nhiệm vụ "nâng cao
trách nhiệm và chất lƣợng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức"
là một khâu đột phá trong quá trình thực hiện. Nhằm đổi mới công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh, tạo sự chuyển mạnh mẽ về trật tự, kỷ cƣơng
hành chính, nếp sống văn minh đô thị, nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng
cấp, từng ngành, thái độ, chất lƣợng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, Ban Chỉ đạo Chƣơng trình 08 đã tham mƣu Tỉnh uỷ
xác định rõ chủ đề hành động của Tỉnh nhằm thực hiện "Năm kỷ cƣơng hành
chính - 2013";
Công tác xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện công vụ luôn đƣợc tỉnh quan
tâm, chỉ đạo. Công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, điều động,
luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức đƣợc thực hiện công khai, dân chủ
đúng quy định, việc đổi mới có hiệu quả công tác thi tuyển công chức đƣợc
dƣ luận ghi nhận, đánh giá cao. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục
đƣợc chuẩn hoá, có sự chuyển biến mạnh về đổi mới tƣ duy, phong cách làm
việc, trách nhiệm và chất lƣợng phục vụ nhân dân đƣợc tốt hơn, góp phần
từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động, điều hành của bộ máy chính quyền
các cấp. (BC tổng kết Chương trình 08).
Bên cạnh thành tựu chung của toàn tỉnh, công tác xây dựng, nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cũng nhƣ nâng cao năng lực đội ngũ công chức các cơ
43
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện cũng có nhiều chuyển biến
tích cực.
2.2.1. Số lượng, độ tuổi, giới tính và dân tộc
2.2.1.1. Về số lượng
Hiện nay, tổng số cơ quan quản lý nhà nƣớc thuộc Huyện có 14 đơn vị,
trong đó có 13 xã và 1 thị trấn. Tính đến ngày 31/12/2016, tổng số cán bộ,
công chức của Huyện có 182 ngƣời, trong đó, công chức các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND Huyện là 80 ngƣời (chiếm 44,0%) trong tổng số cán bộ,
công chức toàn huyện. Số lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đƣợc thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Số lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2016
STT
Năm
Khối
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
1
Công chức chuyên môn toàn
Huyện
170 179 169 175
2
Công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND
Huyện
70 78 79 80
3 Tỷ lệ % 41,2 43,6 46,7 45,7
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Phong)
Qua khảo sát cho thấy giai đoạn 2013 - 2016, số lƣợng công chức các
cơ quan chuyên môn thuộc huyện Yên Phong có sự tăng từ 170 ngƣời (năm
2013) lên 179 ngƣời (năm 2014) và giảm xuống 169 ngƣời (năm 2015) và lại
tăng lên 175 ngƣời (năm 2016).
Huyện Yên Phong đã tổ chức thi tuyển công chức hành chính đƣợc bốn
kỳ thi, do đó số lƣợng cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc của Huyện nói
chung và cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Huyện nói riêng
đƣợc củng cố và tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng.
44
2.2.1.2. Về cơ cấu
Qua khảo sát cho thấy, đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Huyện có số lƣợng đông nhất là độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi (chiếm 60%).
Qua kết quả thống kê tại bảng 2.6 ta thấy sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi qua
từng năm nhƣng tăng, giảm không nhiều và giữ ở mức ổn định. Số lƣợng
công chức ở độ tuổi dƣới 30 tăng nhanh ở năm 2014 (tăng 12% so với năm
2013) do đƣợc bổ sung một số lƣợng công chức hành chính trẻ qua kỳ thi
tuyển năm 2014, sau đó giảm (năm 2015) và lại tăng ở năm 2016 (21,3%). Số
lƣợng công chức ở độ tuổi trên 50 trong 3 năm gần đầy luôn thấp hơn nhiều
so với độ tuổi từ 30 đến 50. Điều này chứng tỏ, đội ngũ công chức các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND Huyện đã có sự trẻ hóa.
Bảng 2.6: Cơ cấu độ tuổi đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2016
Năm Tổng số
Chia theo độ tuổi
Dƣới 30 tuổi Từ 30 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi
2013 70 6 24 40
2014 78 16 46 16
2015 79 15 49 15
2016 80 17 52 11
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Phong)
2.2.2. Về trình độ
- Trình độ đào tạo:
Qua số liệu thống kê ở bảng 2.7 cho thấy, đội ngũ công chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong có trình độ
chuyên môn khá cao và đƣợc nâng lên qua từng năm. Tính đến ngày
31/12/2016, tỉ lệ công chức có trình độ trên đại học chiếm 37,5%; đại học
chiếm 62,5%.
45
Nguyên nhân là do trong những năm qua, UBND Huyện đã ban hành
nhiều cơ chế, chính sách để thu hút và nâng cao năng lực đội ngũ công chức
nhƣ: tăng cƣờng tuyển dụng công chức có trình độ đào tạo từ đại học trở lên;
có chính sách khuyến khích và hỗ trợ công chức đi học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ. Số công chức có trình độ trung cấp trở xuống còn
chiếm 7,14% (năm 2013) là do một số công chức đƣợc UBND Huyện tuyển
dụng trƣớc thời điểm 25/3/1993 để làm công tác văn thƣ, thủ quỹ tại một số
đơn vị và đƣợc giảm dần vào các năm tiếp theo, đến năm 2016 thì không còn
công chức có trình độ chuyên môn cao đẳng trở xuống.
Bảng 2.7: Trình độ đào tạo của công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2016
Năm Tổng số
Trình độ chuyên môn
Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Sơ cấp
2013
70 1 14 50 5
Tỷ lệ % 1,43 20,00 71,43 7,14
2014
78 1 25 49 3
Tỷ lệ % 1,28 32,05 62,82 3,85
2015
79 1 27 49 2
Tỷ lệ % 1,27 34,18 62,02 2,53
2016
80 1 29 50
Tỷ lệ % 1,25 36,25 62,50
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Phong)
- Về trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước
Qua số liệu thống kê ở bảng 2.8 ta thấy, đội ngũ công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong có trình độ lý luận
chính trị từ trung cấp trở lên chiếm trên 50,0% (trong đó cử nhân chiếm
46
2,86% đến 6,25%; cao cấp chiếm trên 10,0 %; trung cấp chiếm đến 50,0%);
số còn lại chủ yếu có trình độ sơ cấp.
Trình độ quản lý nhà nƣớc của đội ngũ này chiếm trên 60,0% (trong đó
trình độ QLNN ngạch chuyên viên chính chiếm trên dƣới 20,0%, chuyên viên
chiếm trên 40,0%); số còn lại chƣa đƣợc bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà
nƣớc. Nhƣ vậy, đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định hiện hành, hiện nay còn
khoảng 40,0% công chức chƣa đƣợc bồi dƣỡng kiến thức về quản lý nhà
nƣớc. Nguyên nhân là do số công chức này đƣợc tuyển dụng từ các đơn vị sự
nghiệp và mới tuyển dụng qua kỳ thi tuyển.
Bảng 2.8: Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nƣớc của đội ngũ công
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Yên Phong
giai đoạn 2013-2016
Năm Tổng số
Trình độ chính trị Quản lý nhà nƣớc
Cử
nhân
Cao
cấp
Trung
cấp
CV
Cao
cấp
CV
Chính
Chuyên
viên
2013
70 2 8 38 17 28
Tỷ lệ % 2,86 11,43 54,29 24,29 40,00
2014
78 4 9 39 13 38
Tỷ lệ % 5,13 11,54 50,00 16,67 48,72
2015
79 4 9 39 13 34
Tỷ lệ % 5,06 11,39 49,37 16,46 43,04
2016
80 5 9 42 15 37
Tỷ lệ % 6,25 11,25 52,5 18,75 46,25
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Phong)
Nhƣ đã phân tích ở trên, đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong đã có những bƣớc tiến rõ rệt, có
trình độ không ngừng đƣợc nâng cao. Ngoài ra, kiến thức và sự am hiểu pháp
47
luật trong đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện Yên Phong cũng đƣợc cải thiện do chủ trƣơng tăng cƣờng đào tạo, bồi
dƣỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là việc đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật những năm qua.
2.2.3. Về kỹ năng trong thực thi công vụ
Về kỹ năng, thái độ công tác của công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong cũng có chuyển biến rõ rệt. Theo
kết quả điều tra xã hội học của Ban Tuyên giáo huyện ủy về kỹ năng (đánh
giá trên một số tiêu chí khung nhƣ: tư duy tổng hợp, lập kế hoạch, thực thi
nhiệm vụ, làm việc với công dân, tổ chức, làm việc độc lập) và thái độ công
tác (đánh giá trên một số tiêu chí khung nhƣ: nhận thức về công việc, yêu
thích và tự hào với công việc, thái độ ứng xử trong thực thi nhiệm vụ) của
công chức đƣợc đánh giá khá tích cực, nhất là thông qua một số chỉ tiêu nằm
trong các tiêu chí khung nêu trên, cụ thể về kỹ năng đƣợc đối tƣợng điều tra là
ngƣời dân ghi nhận, nhƣ: Nắm vững quy trình nghiệp vụ (93%) Tiếp nhận hồ
sơ nhanh, không sai sót (87,6%) Giải đáp thắc mắc cụ thể, rõ ràng (76,9 %)
[46]; về thái độ công tác của công chức có chuyển biến qua từng năm, so sánh
giữa năm 2013 và 2014 qua chỉ tiêu đánh giá mức "Trách nhiệm, nhiệt tình khi
làm việc": năm 2013 là 52,4 % ngƣời trả lời ghi nhận, thì năm 2014 đã tăng
lên 63,5 ngƣời trả lời ghi nhận [47], bổ sung cho kết quả này ở chỉ tiêu "Rất
quan tâm lắng nghe" là 36,90 %; lắng nghe có mức độ" là 58,80% [47]... cho
thấy đây là tỉ lệ đáng ghi nhận; sự chuyển biến này tiếp tục đƣợc củng cố rõ
hơn khi mức độ hài lòng của ngƣời dân đối với năng lực chuyên môn, thái độ,
ý thức của đội ngũ công chức: chỉ tiêu "Năng lực chuyên môn của đội ngũ công
chức" là 52,9%, "Thái độ, ý thức phục vụ” là 53,9% [47]. Đây chính là kết
quả của việc thực hiện nghiêm túc Chƣơng trình số 08 của tỉnh Bắc Ninh.
48
2.2.4. Thái độ, hành vi trong thực thi công vụ
Nghiên cứu kết quả điều tra, khảo sát năm 2014 của Viện Nghiên cứu
phát triển Kinh tế - xã hội đánh giá về sự hài lòng của tổ chức và ngƣời dân
với sự phục vụ của các cơ quan hành chính huyện Yên Phong trên một số lĩnh
vực cũng cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể tại bảng 2.9 (Thang
điểm: 5) [48]
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát đánh giá sự phục vụ của công chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong
Thang điểm: 5
TT
Yếu tố/Tiêu chí/
Tiêu chí thành phần
Giấy
CN
quyền
sử dụng
đất
Chứng
thực
Giấy
phép
xây
dựng
nhà ở
Giấy
khai
sinh
Đăng
ký
kết
hôn
Chứng
minh
nhân
dân
1
Đánh giá sự phục vụ
của công chức
3.83 3.84 4.05 4 3.98 4.08
1.1
Thái độ phục vụ của
công chức (có sẵn
sàng, có nhiệt tình chu
đáo, lịch sự, thân thiện
và có tinh thần trách
nhiệm)
3.87 3.84 4.07 4 3.98 4.08
1.2
Trình độ, kỹ năng giải
quyết công việc của
công chức (có đủ trình
độ chuyên môn nghiệp
vụ, kinh nghiệm và bản
lĩnh giải quyết xử lý
công việc)
3.79 3.83 4.04 4 3.97 4.09
2 Chỉ số hài lòng (%) 71.11 73.77 82.16 83.51 81.23 90.35
(Nguồn: Văn phòng HĐND - UBND huyện Yên Phong)
49
2.2.5. Kết quả thực thi công vụ
Một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện Yên Phong là kết quả thực hiện nhiệm vụ
đƣợc giao, để xác định những tồn tại hạn chế nhằm đƣa ra giải pháp thích
hợp. Qua kết quả khảo sát, đánh giá ở bảng 2.9 có thể thấy sự chuyển biến
tích cực về năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện Yên Phong những năm gần đây.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trên thực tế một bộ phận công chức
chuyên môn cấp huyện vẫn còn bộc lộ những yếu kém cần đƣợc tháo gỡ, bổ
sung, nâng cao hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lƣợc cải cách hành
chính của Huyện. Theo báo cáo đánh giá chất lƣợng công chức năm 2015, vẫn
còn tình trạng bố trí cán bộ chƣa phù hợp với chuyên ngành đào tạo; một số kỹ
năng, nhƣ kỹ năng lập kế hoạch công tác còn hạn chế, nhiều công chức vẫn làm
việc theo nếp truyền thống: cứ đến cơ quan, lãnh đạo giao việc gì thì làm việc
đó mà chƣa chủ động xây dựng cho mình một kế hoạch làm việc khoa học; kỹ
năng tƣ duy phát hiện vấn đề và tham mƣu đề xuất giải quyết công việc một
cách tự tin, sáng tạo, đúng pháp luật còn thể hiện sự thiếu tự giác, thiếu chủ
động; kỹ năng thực thi nhiệm vụ còn bất cập, nhất là việc kịp thời báo cáo, đề
xuất, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo đối với các khó khăn, vƣớng mắc trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ; hay, khả năng thuyết phục cấp trên, đồng nghiệp,
nhân dân mới chỉ đáp ứng yêu cầu một phần; kỹ năng làm việc độc lập cũng là
một khâu yếu của một bộ phận công chức, trong đó chú ý là việc chủ động
nghiên cứu tìm hiểu và tham mƣu về lĩnh vực đƣợc phân công...
Một trong những hạn chế dễ thấy nhất là năng lực một bộ phận công chức
trong giải quyết thủ tục hành chính. Sản phẩm của cơ quan hành chính nhà nƣớc
đo đếm đƣợc chính là kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công
dân. Thông qua kênh phản ánh của ngƣời dân và tổ chức khi họ đƣợc công chức
50
giải quyết công việc, nhất là các lĩnh vực nhƣ: thực hiện chế độ, chính sách,
giải quyết khiếu kiện, khiếu nại, lĩnh vực đất đai, giải toả, đền bù... là những
lĩnh vực gắn với lợi ích của ngƣời dân thì dễ dàng nhận thấy vẫn còn một bộ
phận không nhỏ công chức chƣa có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm
vụ, làm việc theo kiểu quan liêu, hách dịch, hành chính hoá, gây nhũng nhiễu,
phiền hà cho nhân dân.
Ngoài ra, hiện tƣợng đến cơ quan chỉ đọc báo, uống trà, vào mạng xem
tin tức, làm việc theo kiểu đối phó, tác phong chậm chạp, thái độ thờ ơ, lãnh
cảm có nơi, có lúc vẫn biểu hiện; một số công chức còn nặng về lý luận chung
chung, kỹ năng làm việc thiếu tính chuyên nghiệp; một bộ phận công chức
không nắm chắc quy trình làm việc; nếu hiểu quy trình thì họ hay “làm tắt”,
cắt xén quy trình.
Cũng do hạn chế về năng lực công vụ mà một số sản phẩm của hoạch
định chính sách thấp; chất lƣợng văn bản không cao, có nhiều lỗi trong văn
bản quy phạm. Tình trạng "9 không” tồn tại trong không ít văn bản hiện nay,
đó là: Không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tƣơng thích, không
minh bạch, không tiên liệu trƣớc, không hợp lý, không hiệu quả và không
hiệu lực. Trên thực tế, không ít chính sách vừa đƣợc ban hành đã phải sửa đổi
vì chƣa phù hợp thực tiễn. Có những chính sách ban hành nhƣng hiệu lực thi
hành thấp, không đƣợc cuộc sống xã hội đón nhận.
Để tăng mức độ hài lòng của ngƣời dân, doanh nghiệp về năng lực, nhất
là thái độ, tinh thần phục vụ, kết quả làm việc của đội ngũ công chức đƣợc cải
thiện hơn thì đòi hỏi thời gian tới mỗi công chức nói chung và công chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong nói riêng cần
có nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu chiến lƣợc cải cách hành chính
của địa phƣơng trong chiến lƣợc tổng thể cải cách hành chính của tỉnh nói
riêng và cả nƣớc nói hcung. Mỗi công chức cần nâng cao ý thức trách nhiệm,
51
tinh thần phục vụ nhân dân - thực sự phấn đấu thực hiện lời Bác Hồ dạy:
"Công chức là công bộc của dân", chuyển từ nền hành chính "xin - cho" sang
nền hành chính phục vụ.
2.3. Đánh giá chung về năng lực công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
2.3.1. Những kết quả đạt được
Giai đoạn 2013-2016, quán triệt và vận dụng sáng tạo đƣờng lối đổi mới
của Đảng và thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khoá VIII) về chiến lƣợc
cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_luc_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon_thuoc_uy.pdf