Luận văn Năng lực của công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ NĂNG LỰC CÔNG

CHỨC LÀM VIỆC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA THUỘC ỦY BAN

NHÂN DÂN CẤP XÃ . 9

1.1. Công chức cấp xã và công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc Ủy

ban nhân dân cấp xã.9

1.1.1. Khái niệm. 9

1.1.2. Đặc điểm . 13

1.1.3. Vị trí, vai trò. 15

1.1.4. Trách nhiệm, quyền lợi, thời hạn làm việc . 17

1.1.5. Tiêu chuẩn. 18

1.2. Năng lực của công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc Ủy ban

nhân dân cấp xã.20

1.2.1. Quan niệm về năng lực . 20

1.2.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức. 22

1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức cấp

xã. . .23

1.3.1. Kiến thức. 23

1.3.2. Kỹ năng . 25

1.3.3. Thái độ, hành vi . 30

1.3.4. Kết quả thực hiện công việc. 34

pdf150 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực của công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số lượng người tự cho rằng mình sử dụng kỹ năng này rất tốt khá ít (khoảng 14%); bên cạnh đó có đến 28% công chức tự nhận mình sử dụng kỹ năng viết báo cáo ở mức độ trung bình, đặc biệt là không có người tự nhận mình sử dụng kỹ năng này kém. Như vậy, qua việc khảo sát, đánh giá mức độ thành thạo, khả năng sử dụng các kỹ năng trong thực thi công vụ của công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc UBND huyện Ba Vì, ta thấy đa số công chức này đều đã thực hiện tốt các kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ. Tuy vậy, đối tượng công 57 chức này sử dụng các kỹ năng ở mức độ bình thường tức là chỉ biết thực hiện nhưng không thành thạo, không giỏi, không thường xuyên sử dụng vẫn chiếm tỉ lệ không hề nhỏ, trung bình khoảng ¼ số lượng công chức được khảo sát. Những tồn tại, hạn chế về mặt kỹ năng này có thể là do một bộ phận công chức cấp xã mới được tuyển dụng nên chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác; hoặc một số công chức ở độ tuổi trung niên tuy có kinh nghiệm lâu năm nhưng những kỹ năng đòi hỏi sự cập nhật, mới mẻ, thay đổi như kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm hỗ trợ, giao tiếp hành chính... thì vẫn còn chưa thực sự tốt do tâm lý ngại thay đổi, quen với tác phong làm việc cũ. 2.3.3. Về thái độ, hành vi Thái độ, hành vi của công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã trên địa bàn huyện Ba Vì được đánh giá theo một số tiêu chí sau: Thái độ với công vụ được giao; Thái độ với đồng nghiệp; Thái độ phục vụ nhân dân. Tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát đối với công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Vì về việc họ tự đánh giá như thế nào về thái độ, hành vi của mình trong khi thực thi công vụ. Kết quả cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.9: Đánh giá thái độ, hành vi của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã trên địa bàn huyện Ba Vì trong hoạt động thực thi công vụ. Qua số liệu Bảng 2.9 ta có thể thấy phần lớn công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã được khảo sát trên địa bàn huyện Ba Vì đều tự đánh giá mình có thái độ, hành vi đối với công vụ được giao; với đồng nghiệp và có thái độ phục vụ nhân dân tốt (tỉ lệ các tiêu chuẩn đều ở mức cao, dao động từ 66,7% đến 78,9%); ở mức độ trung bình có tỉ lệ thấp (dao động từ 4,4% đến 21,1%) và đặc biệt không ai trong số họ nhận thấy mình có thái độ, hành vi được đánh giá ở mức kém cả. 58 Để có cái nhìn khách quan về mặt thái độ, hành vi phục vụ nhân dân của công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 75 người dân thuộc các xã được khảo sát, đã giao tiếp với công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã đó trong khi yêu cầu giải quyết công việc hay thực hiện thủ tục, sử dụng dịch vụ công. Và kết quả thu được nhìn chung đa số công chức tại bộ phận một cửa có thái độ tốt khi giao tiếp công vụ với công dân. Kết quả khảo sát đánh giá thái độ, hành vi phục vụ công dân khi giao tiếp công vụ của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã trên địa bàn huyện Ba Vì được thể hiện qua một số biểu hiện, thái độ, hành vi cụ thể sau: + Biểu hiện qua hành vi chấp hành giờ giấc làm việc và trang phục của công chức bộ phận một cửa tại các xã, thị trấn được khảo sát được thể hiện qua Bảng 2.10: Đánh giá về việc chấp hành giờ giấc làm việc của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã trên địa bàn huyện Ba Vì và Bảng 2.11: Đánh giá về trang phục của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã trên địa bàn huyện Ba Vì (Phụ lục 5). Qua dữ liệu từ 2 Bảng 2.10 và Bảng 2.11, có thể nhận thấy thực trạng về giờ giấc, trang phục làm việc của công chức tại bộ phận một cửa được thuộc UBND các xã, thị trấn được khảo sát trên địa bàn huyện Ba Vì được công dân đánh giá khá tốt: 52% tỉ lệ công chức chấp hành đúng giờ làm việc và 36% tỉ lệ công chức mặc đồng phục và đeo thẻ theo quy định . Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng đến muộn, về sớm diễn ra hay tình trạng không mặc đồng phục mà mặc trang phục thiếu nghiêm túc, lịch sự của một số công chức tại bộ phận một cửa thuộc Ủy ban nhân dân một số xã vẫn chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 64%). Điều này có thể có nhiều nguyên nhân: do xã đó ít công việc nên công chức về sớm; do bận việc cá nhân như đón con, về chăm sóc con nhỏ...; do không có người kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, quản lý về giờ giấc, trang phục; do không được cấp trang phục hay trợ cấp về trang phục đáp ứng nhu cầu hoặc cũng có thể do chính ý thức của công chức đó. Dù 59 vì lý do gì đi nữa thì việc một số bộ phận số ít công chức không tuân thủ nghiêm chỉnh giờ làm việc và trang phục thì đều là những hành vi không đúng với yêu cầu, nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp công vụ, vì vậy, rất cần được nhà quản lý, lãnh đạo cơ quan quan tâm, nhắc nhở, khiển trách và có biện pháp xử lý thỏa đáng. + Việc thực hiện yêu cầu “Tôn trọng nhân dân” trong thực hiện văn hóa ứng xử với công dân của công chức tại bộ phận một được người dân đánh giá khá tốt qua các mức độ cụ thể được biểu hiện qua Biểu đồ 2.9. Qua biểu đồ có thể nhận thấy, công chức thể hiện thái độ tôn trọng người dân ở mức độ rất tốt và tốt chiếm tỉ lệ cao (khoảng 64%). Bên cạnh đó, một bộ phận vẫn có những biểu hiện chưa tôn trọng người dân khi giao tiếp hay đôi khi còn tỏ thái độ quan liêu, hách dịch được người dân đánh giá ở mức kém (khoảng 7%). Biểu đồ 2.9: Mức độ thực hiện yêu cầu “Tôn trọng nhân dân” trong thực hiện văn hóa ứng xử với công dân của công chức (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019) + Tiếp theo đó là mức độ tập trung lắng nghe khi giao tiếp với công dân của công chức qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy đa số công chức tại bộ phận một cửa đã tập trung lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu cần trình bày của người dân khi họ thực hiện dịch vụ công hay giải quyết công việc. Từ Biểu đồ 2.10 ta thấy mức độ tập trung lắng nghe khi giao tiếp của công chức được công dân đánh giá ở mức tốt chiếm tới 75%, mức rất tốt có 5%, chỉ một 60 số trong số họ được đánh giá ở mức trung bình (chiếm tỉ lệ khoảng 20%) và đặc biệt là không có công chức nào được đánh giá ở mức độ kém và rất kém. Biểu đồ 2.10: Mức độ tập trung lắng nghe khi giao tiếp với công dân của công chức (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019) + Biểu hiện thái độ phục vụ nhân dân tốt tiếp theo đó là việc hướng dẫn và giải thích cụ thể cho công dân khi họ thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và yêu cầu giải quyết công việc. Qua khảo sát, ta thấy đa số người dân đã được công chức hướng dẫn và giải thích cụ thể khi giải quyết công việc (chiếm 81%). Tuy vậy, vẫn còn một số người đánh giá công chức chưa hướng dẫn họ cụ thể hay giải thích rõ ràng về yêu cầu của họ (chiếm khoảng 19%), có thể là do bản thân người công chức chưa nắm rõ thủ tục, chưa giải quyết được vấn đề công việc yêu cầu hoặc có thể do chính người dân chưa tiếp nhận được những nội dung hướng dẫn, giải thích đó của công chức. Trong số những người được công chức hướng dẫn và giải thích cụ thể khi giải quyết công việc, họ nhận thấy mức độ hữu ích của các thông tin, nội dung mà công chức hướng dẫn và giải thích họ là khá cao. Cụ thể, tỉ lệ mức độ hữu ích của những thông tin, nội dung đó lần lượt là: mức độ rất cao có tỉ lệ 7%, mức độ cao có tỉ lệ 76% và có 17% được nhận định ở mức độ trung bình. 61 + Biểu hiện thái độ phục vụ nhân dân chuẩn mực của công chức trong giao tiếp công vụ đối với công dân đó là thực hiện chuẩn mực “4 xin, 4 luôn”. Mức độ thực hiện các chuẩn mực đó được người dân đánh giá qua lời nói và hành vi của công chức khi giao tiếp với họ đó là lời nói “xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép”; và hành vi “luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ”. Qua khảo sát, mức độ thực hiện các chuẩn mực đó được biểu hiện qua Biểu đồ 2.11: Biểu đồ 2.11: Mức độ thực hiện chuẩn mực “4 xin, 4 luôn” khi giao tiếp với công dân của công chức (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019) Qua biểu đồ, có thể nhận thấy đa số công chức đã nói “Xin chào” khi gặp công dân (có tỉ lệ 91%) và nói “Xin cảm ơn” sau khi công dân thực hiện đúng theo yêu cầu của công chức (có tỉ lệ 56%). Tuy nhiên, việc xin lỗi khi công chức không giải quyết công việc của người dân đúng thời hạn hay vì những lý do khác vẫn còn tồn tại (chiếm tỉ lệ 44%). Việc tuân thủ chuẩn mực “4 luôn” trong khi giao tiếp với công dân được công chức tại bộ phận một cửa về cơ 62 bản là thực hiện tốt hơn “4 xin”, điều này được thể hiện ở Biểu đồ 2.11. Công chức đã mỉm cười khi gặp dân (tỉ lệ luôn mỉm cười được 65%); đã biết nhẹ nhàng khi giao tiếp, hướng dẫn, giải thích cho dân (tỉ lệ luôn nhẹ nhàng lên đến 73%); đã lắng nghe yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng của dân (tỉ lệ luôn lắng nghe đạt 80%) và đã tận tình giúp đỡ dân khi cần thiết (tỉ lệ luôn giúp đỡ ở mức 84%). + Thái độ phục vụ nhân dân tốt là thái độ của công chức khi giao tiếp, giải quyết công việc cho người dân không có những biểu hiện như gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu hay những biểu hiện thể hiện tính không liêm khiết, dẫn đến tham nhũng. Qua khảo sát, tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Vì, vẫn còn tình trạng công chức gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu khi giải quyết công việc cho công dân, chiếm tỉ lệ 16%. Bộ phận này chủ yếu là nhóm công chức lớn tuổi do quen với tác phong làm việc cũ nên vẫn còn thái độ quan cách, “hành là chính” gây khó khăn cho dân. Tuy vậy qua khảo sát thì thái độ này của công chức rất ít khi xảy ra chứ không thường xuyên. Bên cạnh những biểu hiện vừa nêu thì những biểu hiện của tính liêm khiết cũng được coi là thái độ phục vụ nhân dân tốt. Theo kết quả khảo sát, đa số công chức đều liêm khiết (có tỉ lệ 82%), bên cạnh đó vẫn có những cá nhân có biểu hiện vụ lợi cá nhân (chiếm tỉ lệ 15%) và biểu hiện vòi vĩnh, tham nhũng (có tỉ lệ 3%). Vấn đề này cần được người lãnh đạo quan tâm sát sao hơn nữa đến bộ phận này để có những chỉnh đốn, xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động công vụ của cơ quan, đến niềm tin với chính quyền địa phương xã đó. Và cuối cùng, đánh giá một cách tổng thể về văn hóa ứng xử, thái độ phục vụ và hành vi giao tiếp của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã được khảo sát trên địa bàn huyện Ba Vì, khi giao tiếp công vụ với công dân đã được họ đánh giá đa số ở mức độ hài lòng (đạt tỉ lệ 65%). Cụ thể mức độ hài lòng của người dân được thể hiện qua Biểu đồ 2.12: 63 Biểu đồ 2.12: Mức độ hài lòng của công dân về văn hóa ứng xử, thái độ phục vụ và hành vi giao tiếp của công chức (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019) Trên đây là thực trạng khách quan về thái độ, hành vi của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã được khảo sát trên địa bàn huyện Ba Vì qua đánh giá của người dân khi giao tiếp với họ trong hoạt động công vụ. 2.3.4. Về kết quả thực hiện công việc Kết quả thực hiện công việc của công chức cấp xã là việc ghi nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong hoạt động công vụ trong một năm của công chức cấp xã. Kết quả thực hiện thi công vụ được đánh giá qua số liệu báo cáo về kết quả đánh giá, xếp loại công chức cấp xã cuối năm 2019 từ Phòng Nội vụ, huyện Ba Vì, cụ thể thể hiện qua Biểu đồ 2.13: Biểu đồ 2.13: Đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của công chức (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo đánh giá xếp loại công chức cấp xã năm 2019 từ phòng Nội vụ, UBND huyện Ba Vì) 64 Từ số liệu báo cáo đánh giá, xếp loại công chức cấp xã cuối năm 2019 từ Phòng Nội vụ, huyện Ba Vì cho thấy có khoảng 20% công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, 61% hoàn thành tốt nhiệm vụ và 19% hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là không có công chức nào không hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì Năng lực thực thi công vụ của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó thực trạng một số yếu tố quan trọng có tác động lớn đến năng lực thực thi công vụ của họ được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.14: Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến năng lực thực thi công vụ của công chức (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019) 65 Từ Biểu đồ 2.14, ta có thể nhận thấy hầu như đội ngũ công chức tại bộ phận một cửa được khảo sát đều thấy bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ ĐT, BD; chế độ, chính sách đãi ngộ; cơ hội thăng tiến; định hướng giá trị nghề nghiệp; môi trường, điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc. Kết quả khảo sát cho thấy đa số công chức đều nhận thấy mình bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tố trình độ ĐT, BD (chiếm tỉ lệ 84% cảm thấy tác động rất nhiều). Như vậy họ đã nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của việc ĐT, BD nâng cao trình độ. Thông qua ĐT, BD công chức cấp xã mới có cơ hội được trang bị, cập nhật những kiến thức mới về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện và cải thiện kỹ năng, thái độ, hành vi. Yếu tố thứ hai có tác động lớn đối với công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã là chế độ, chính sách đãi ngộ (chiếm tỉ lệ 69% cảm thấy tác động rất nhiều). Bởi chế độ, chính sách đãi ngộ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công chức, hầu hết người lao động đi làm là để hưởng lương và các chế độ đãi ngộ đủ để họ đáp ứng các nhu cầu của đời sống, công chức cũng vậy. Mức lương đảm bảo chi trả cho cuộc sống, chế độ đãi ngộ hợp lý thì mới kích thích được họ gắn bó với nghề, yêu nghề, và có động lực nâng cao năng lực của bản thân để phát triển. Theo quy định của Quyết định số: 07/2016/QĐ-UBND ngày 08/03/2016 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội; Quyết định số: 2492/QĐ-UBND ngày 02/06/2011 của UBND TP Hà Nội về việc quy định chế độ bồi dưỡng, cấp trang phục đối với trưởng bộ phận, công chức, lao động hợp đồng làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Nghị quyết số: 03/2017/NQ-HĐND ngày 03/07/2017 của 66 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân; chế độ bồi dưỡng, cấp trang phục đối với Trưởng bộ phận, công chức làm việc tại Bộ phận tiệp nhận và trả kết quả đó là: - Chế độ bồi dưỡng: Trưởng bộ phận và các công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của Thành phố. Ngoài chế độ bồi dưỡng theo quy định của Thành phố, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức hỗ trợ hợp lý đối với công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trên cơ sở điều kiện, thẩm quyền, khả năng của cơ quan, đơn vị. Quy định chế độ bồi dưỡng đối với Trưởng bộ phận và công chức làm việc chuyên trách (hệ số theo mức lương tối thiểu/người/tháng) ở cấp xã, phường, thị trấn là 0,6 và đối với công chức làm việc kiêm nhiệm (hệ số theo mức lương tối thiểu/người/tháng) ở cấp xã, phường, thị trấn là 0,02. - Trang phục: Trưởng bộ phận và các công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được cấp trang phục (trừ người công tác trong các ngành đã được cấp trang phục): + Năm đầu tiên được cấp tối thiểu: 3.000.000 đồng/người/năm gồm 02 bộ xuân hè và 02 bộ thu đông; + Từ năm thứ hai trở đi mỗi năm được cấp tối thiểu: 1.500.000 đồng/người/năm gồm 01 bộ xuân hè và 01 bộ thu đông; Thủ trưởng, cơ quan, đơn vị quyết định mẫu đồng phục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan, đơn vị mình phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội. - Ngoài ra, công chức cấp xã tại bộ phận một cửa làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo 67 nghề thanh tra là 60.000 đồng/ngày/người và đối với công chức phân công phối hợp làm nhiệm vụ hoặc giao nhiệm vụ vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được hưởng chế độ phụ cấp: 50.000 đồng/ngày/người. Như vậy, tuy công chức cảm thấy chế độ, chính sách tác động nhiều đến thái độ, hành vi, mục tiêu và định hướng nghề nghiệp của họ, nhưng có thể thấy các chế độ, các khoản phụ cấp chỉ ở mức tương đối, chưa thực sự là động lực để thúc đẩy công chức đam mê với nghề, hay tự nâng cao năng lực của chính bản thân để phát triển con đường chức nghiệp của mình. Yếu tố tiếp theo cũng có tác động lớn đến năng lực của công chức cấp xã tại bộ phận một cửa đó là cơ hội thăng tiến (chiếm 40% cảm thấy tác động rất nhiều và 51% tác động nhiều). Khi công chức nhận thấy được cơ hội thăng tiến công việc trong tương lai đối với họ sẽ là động lực thúc đẩy việc nâng cao trình độ của mình, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện bằng cấp; công việc được giải quyết hiệu quả hơn, năng suất hơn. Kiến thức, thái độ, hành vi của công chức được nâng cao đáp ứng tốt yêu cầu công việc đặt ra sẽ tạo được niềm tin đối với lãnh đạo, tạo sự ủng hộ của đồng nghiệp, sẽ được cân nhắc đưa vào quy hoạch và tạo điều kiện hơn nữa cho họ phát triển khả năng của mình. Tuy vậy, nếu lãnh đạo không công bằng, khách quan, không đánh giá chân thực năng lực thực thi công vụ của công chức khiến công chức không nhận thấy được cơ hội thăng tiến đối với họ thì đó cũng sẽ là rào cản lớn trong việc tự nâng cao năng lực thực thi công vụ của bản thân công chức, bởi họ sẽ quan niệm rằng nếu mình tốt hơn nữa mà cũng không được lãnh đạo công nhận thì họ cố gắng cũng bằng không. Một yếu tố không kém phần quan trọng đó là định hướng giá trị nghề nghiệp đối với công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì. Nghề công chức có thể nhận định là một nghề không giúp 68 họ có thu nhập quá cao hay được gọi là nghề làm giàu trong xã hội, tuy nhiên, đây được coi là một nghề nghiệp mà có chỗ đứng, địa vị trong xã hội. Công chức là những người đại diện thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, họ là cầu nối để đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đến nhân dân. Chính vì vậy mà định hướng được giá trị nghề nghiệp của mình sẽ giúp đội ngũ công chức này nhận thức được tốt hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động công vụ, đối với chính quyền địa phương, đối với nhân dân. Và nhất là phải thấm nhuần được tư tưởng của Hồ Chủ tịch đó là công chức là công bộc của dân, phục vụ nhân dân. Môi trường, điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực thực thi công vụ của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì (chiếm tỉ lệ 36% công chức cảm thấy ảnh hưởng rất nhiều, 51% cảm thấy ảnh hưởng nhiều). Như vậy, có thể thấy môi trường làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã. Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự sáng tạo, tinh thần cống hiến, thái độ, hành vi tích cực, đồng thời tạo sự tin tưởng, hài lòng của công chức đối với bộ máy chính quyền cấp xã. Ngược lại nếu điều kiện cơ sở vật chất không tốt, phương tiện làm việc thiếu thốn, hỏng hóc sẽ tác động làm cho công chức tại bộ phận một cửa có tâm lý chán chường, không muốn gắn bó, tâm huyết, dẫn đến nguy cơ trì trệ và kém hiệu quả trong hoạt động thực thi công vụ. Hiện nay, phần lớn điều kiện và môi trường làm việc của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, TP Hà Nội còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy tính tích cực, hăng say, sáng tạo của họ trong thực thi công vụ. Trụ sở UBND các xã, thị trấn gần như đã cũ và có phần xuống cấp, trang thiết bị làm việc không hiện đại, đầy đủ, không 69 đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa và tham gia cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Bên cạnh đó, qua kết quả khảo sát và đánh giá thực trang mức độ ảnh hưởng của môi trường, điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc đến năng lực thực thi công vụ của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì là rất lớn, có đến 36% công chức cảm thấy ảnh hưởng rất nhiều, 51% cảm thấy ảnh hưởng nhiều. Do đó, yêu cầu về tạo môi trường, điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ đối với đội ngũ công chức này là khá cao. 2.5. Đánh giá thực trạng năng lực của công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã huyện Ba Vì 2.5.1. Những ƣu điểm - Về kiến thức: + Về trình độ văn hóa: đội ngũ công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc UBND huyện Ba Vì, TP Hà Nội đạt yêu cầu về trình độ văn hóa theo quy định. Tất cả đều đã đạt trình độ trung học phổ thông, đây là yêu cầu cơ bản về trình độ, là cơ sở, nền tảng để đội ngũ công chức này tiếp tục tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn để phục vụ yêu cầu công tác. + Về chuyên môn, nghiệp vụ: qua thực trạng có thể nhận xét rằng phần lớn công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã đều đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, và chủ yếu công chức có trình độ đại học. Như vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn khá cao là một thuận lợi đối với đội ngũ công chức trong việc áp dụng các kiến thức vào công việc chuyên môn theo vị trí việc làm được phân công đảm nhận. Trình độ chuyên môn nghiệp cụ cao cũng là cơ sở quan trọng để hình thành những kỹ năng nghề nghiệp trong thực tế công vụ. Bên cạnh đó, một số 70 bộ phận công chức cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với vị trí công tác đều được sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường công tác của mỗi người. + Về trình độ ngoại ngữ và tin học: công chức cấp xã tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã đa phần đều qua ĐT, BD về tin học và ngoại ngữ. Họ về cơ bản có thể sử dụng được máy tính phục vụ công việc khá thành thạo, đã được bồi dưỡng để biết triển khai, hướng dẫn dịch vụ công qua internet đến với công dân. Về ngoại ngữ thì ở một số xã vùng núi như xã Tẩn Lĩnh, xã Yên Bài, xã Ba Trại... nơi có lượng dân số là người dân tộc thiểu số khá cao thì công chức làm tại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã đã có người biết sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp với công dân trong khi giải quyết công vụ hiệu quả hơn. + Về trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước: qua thực trạng ta có thể nhận thấy trên địa bàn huyện Ba Vì, công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã đã được tiếp cận và đào tạo về lý luận chính trị và quản lý nhà nước, sau khi được đào tạo họ đã có những nhận thức cơ bản về hệ thống chính trị và nền hành chính nhà nước, góp phần vào hiệu quả thực thi công vụ của công chức. - Về kỹ năng: Công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì đa số đều thực hiện các kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ ở mức độ đánh giá là tốt. Những kỹ năng mà họ sử dụng thành thạo, đáp ứng cao đối với hoạt động công vụ qua thực trạng khảo sát được theo thứ tự sau: kỹ năng soạn thảo văn bản (90%); kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết công việc (85,5%); kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin (83,3%); kỹ năng giao tiếp hành chính (81,1%); kỹ năng lập kế hoạch (80%); kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp trong công tác (75,6%); kỹ năng viết báo cáo (72,2%); kỹ 71 năng sử dụng máy vi tính, áp dụng tin học, phần mềm hỗ trợ để giải quyết công việc. Như vậy, phần lớn công chức cấp xã đều thực hiện tốt các kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được về cơ bản yêu cầu, nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của chính quyền cấp xã. Đạt được kết quả này là nhờ vào hoạt động thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, thường xuyên quan tâm, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để họ được trau dồi, rèn luyện và trao đổi kinh nghiệm. - Về thái độ, hành vi: Đối với thái độ phục vụ, hành vi giao tiếp của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã được công dân đánh giá ở mức độ hài lòng khá cao (qua khảo sát có 65% công dân cảm thấy hài lòng và 17% công dân cảm thấy rất hài lòng). Như vậy, có thể đánh giá đa số công chức đều có ý thức phục vụ nhân dân với thái độ tận tụy, tinh thần trách nhiệm cao, hướng dẫn tận tình, chu đáo, phong cách phục vụ phù hợp với xu thế và yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, những biểu hiện thực hiện văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp công vụ cũng đang được hình thành tích cực trong đội ngũ công chức cấp xã tại chính quyền địa phương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_cua_cong_chuc_lam_viec_tai_bo_phan_mot_cua.pdf
Tài liệu liên quan