Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG

CHỨC CẤP XÃ . 10

1.1. Một số vấn đề chung về công chức cấp xã . 10

1.1.1. Khái niệm . 10

1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã. 11

1.1.3. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã . 12

1.1.4. Nhiệm vụ của công chức cấp xã . 13

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực thực thi công vụ của công

chức xã. 16

1.2.1. Năng lực . 16

1.2.2. Công vụ và công vụ của công chức cấp xã. 18

1.2.3. Năng lực thực thi công vụ. 19

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức xã. 20

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức

cấp xã. 28

1.3.1. Công tác tuyển dụng công chức cấp xã. 29

pdf127 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2016) đạt 3.726,8 tỷ đồng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2016 đạt tỷ lệ: nông, lâm nghiệp 43,55%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 21,92%; thương mại, dịch vụ 34,53%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,7 triệu đồng. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp được thực hiện gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tổng sản lượng lương thực đến năm 2016 đạt 8.527 tấn, tăng 390 tấn so với năm 2010, đạt 100,6% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Giá trị sản phẩm trồng trọt trên đơn vị diện tích năm 2016 ước đạt 55,811 triệu đồng/ha; tăng 23,4 triệu đồng/ha so với năm 2010. Tổng đàn gia súc đến năm 2015 trên 30.000 con; gia cầm có 102.672 con, tăng 31.931 con so với năm 2010. Toàn huyện đã trồng mới 24.808,42 ha rừng; 1.764,96 ha cây cao su đại điền; 128,7 ha cây cao su tiểu điền. Sản xuất công nghiệp - TTCN có nhiều chuyển biến tích cực. Cụm công nghiệp tinh dầu quế được đầu tư xây dựng. Đến cuối năm 2016, có gần 300 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện, tăng 50 cơ sở so với năm 2010, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động; trong đó, doanh nghiệp tư nhân có một số ngành phát triển mạnh và 45 ổn định như gia công mộc, cơ khí, may mặc, in ấn, điện tử ...; các ngành như công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển. Giá trị ngành công nghiệp - TTCN đạt 504,4 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 19,5% . Thương mại - dịch vụ tiếp tục có bước phát triển, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Hàng hóa đa đạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ, nhất là hệ thống chợ nông thôn từng bước được đầu tư, thúc đẩy lưu thông, trao đổi hàng hóa trên địa bàn. Các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính, viễn thông, xăng dầu, điện, nước... phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng tiện ích và hiện đại hóa. Khu di tích lịch sử Trung Trung Bộ Nước Oa và công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 bước đầu đưa vào khai thác đã mở ra cơ hội phát triển về du lịch trên địa bàn huyện. Bình quân mỗi năm có 4.300 lượt khách đến tham quan. Giá trị ngành thương mại - dịch vụ đạt 1.231,2 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 22%. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, tạo ra diện mạo mới của khu vực đô thị và khu vực nông thôn trong quá trình phát triển. Hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Trà My và khu vực phụ cận đến năm 2020, định hướng đến 2030; triển khai thực hiện quy hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác khảo sát, điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Trà My với các xã lân cận. Xây dựng Đề cương lập hồ sơ đề xuất Phát triển khu vực đô thị Trà My. Lập quy hoạch phát triển vùng gồm: Vùng 1 (Trà Sơn, Trà Tân và thị trấn Trà My), vùng 2 (Trà Giáp, Trà Giác, Trà Ka, Trà Bui và Trà Đốc), vùng 3 (Trà Nú, Trà Kót, Trà Đông, Trà Dương và Trà Giang) triển khai từ năm 2017. Giá trị xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện trong 5 năm qua thực hiện trên 350 tỷ đồng. 46 Xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo mạnh mẽ, đạt được kết quả bước đầu. Đến nay, 01 trong 02 xã được chọn thực hiện thí điểm đã đạt 19 tiêu chí; phấn đấu có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017 và không có xã nào đạt dưới 8 tiêu chí. Công tác quản lý tài chính, thu chi ngân sách được thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo cân đối giữa thu và chi, đáp ứng nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện. Thu ngân sách trên địa bàn đạt và vượt kế hoạch đề ra, tăng bình quân hàng năm 66,7% [19]. Về văn hóa - xã hội Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin, truyền thông tập trung hướng về cơ sở, đẩy mạnh công tác xã hội hóa; tạo được động lực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thiết chế văn hóa cơ sở được quy hoạch, xây dựng; các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian, di tích lịch sử từng bước được quản lý, phục dựng, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Huyện đã xây dựng đề án và sưu tầm được 106 hiện vật văn hoá vật thể và phi vật thể. Tổ chức lễ hội văn hoá dân tộc Cor tại xã Trà Kót và đăng cai tổ chức thành công Lễ hội Văn hoá - Thể thao 9 huyện miền núi của tỉnh lần thứ XVIII, nhằm phát huy truyền thống văn hóa, cách mạng, quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Bắc Trà My. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm là xây dựng đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa đạt được kết quả tốt, ngày càng đi vào chiều sâu, có tác dụng tích cực trong đời sống xã hội. Bình quân hằng năm có trên 23 thôn được công nhận văn hoá cấp huyện; 16 thôn được công nhận thôn văn hoá cấp tỉnh, đạt tỷ lệ 20%. Đến nay, có 70/80 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 03 xã có nhà văn hoá; hằng năm có 67% gia đình và 90% cơ quan đạt chuẩn văn hoá. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được chú trọng đầu tư phát triển. Hệ thống giáo dục toàn huyện có 43 đơn vị trường học; 7 trường Phổ thông Dân tộc bán 47 trú THCS. Đến nay, toàn huyện có 538 phòng học, xoá được 13 phòng học tạm, nhà ở cho giáo viên có 146 phòng, nhà ở cho học sinh có 58 phòng; trang thiết bị từng bước được đầu tư và đưa vào sử dụng hiệu quả; việc huy động trẻ đến trường được thực hiện tốt, đạt tỷ lệ 99,87%. Nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá học sinh có sự đổi mới. Chất lượng giáo dục được đánh giá đúng thực chất; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, THCS, tốt nghiệp THPT trên 94%; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học khoảng 40%, tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được triển khai tích cực, đến nay đã có 01 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý, giảng dạy của giáo viên tiếp tục được bồi dưỡng nâng cao; cán bộ quản lý được quan tâm đào tạo về lý luận chính trị. Sự nghiệp y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình có nhiều cố gắng. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Hoạt động khám, chữa bệnh được duy trì tốt, chất lượng có cải thiện. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng. Hoạt động y tế dự phòng, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được coi trọng; các dịch bệnh xảy ra được khống chế kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình có tiến bộ. Quy mô dân số ổn định, chất lượng dân số từng bước được nâng lên. Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản thường xuyên triển khai đến vùng sâu, vùng khó khăn. Chính sách đối với người có công với cách mạng, an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm chăm lo. Chi trả trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cho các đối tượng chính sách chu đáo, kịp thời; thăm hỏi, động viên được tiến hành thường xuyên. Các chế độ chính sách mới được tập trung giải quyết nhanh chóng, đúng đối tượng. Chương trình giảm nghèo bền vững được triển khai tích cực, đạt được kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 3,046% [19]. 48 Về quốc phòng - an ninh Quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. Thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Tình hình an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo đảm bảo; an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, văn hóa tư tưởng ổn định. Các loại tội phạm được phát hiện kịp thời và đấu tranh có hiệu quả; các biện pháp bảo đảm an toàn trật tự, an toàn giao thông được triển khai đồng bộ, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí [19]. Công tác xây dựng chính quyền Chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã có sự chuyển biến tích cực. Tổ chức các kỳ họp, tiếp xúc với cử tri có sự đổi mới; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Việc thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương được chú trọng. Chức năng giám sát được tăng cường; mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri được duy trì khá tốt. Bộ máy chính quyền các cấp được quan tâm xây dựng vững mạnh; công tác quản lý, điều hành có sự chuyển biến tiến bộ. Đã tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đạt được kết quả rõ nét. Phong cách, lề lối làm việc có sự thay đổi theo hướng tăng cường trách nhiệm cá nhân, nâng cao đạo đức công chức, công vụ. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả kết quả qua “một cửa liên thông” khá nhanh chóng, hiệu quả, từng bước cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính và dịch vụ công. Cải cách tư pháp được quan tâm, hoạt động của các cơ quan tư pháp tiếp tục có sự chuyển biến khá rõ nét, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đạt nhiều kết quả tốt. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở được được duy trì thường xuyên. Công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phòng chống 49 tham nhũng, lãng phí được tăng cường; một số vụ việc tồn đọng kéo dài được xử lý dứt điểm [19]. Công tác xây dựng Đảng Công tác chính trị tư tưởng được chú trọng. Các cấp ủy đảng đã quan tâm chăm lo bồi dưỡng, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời quán triệt, phổ biến rộng rải các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy đến các cấp, các ngành, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân; phương pháp triển khai có sự đổi mới, tỷ lệ tham gia, chất lượng học tập có nâng lên. Công tác thông tin tuyên truyền về tình hình thời sự, chính trị, xã hội được tiến hành với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần định hướng tư tưởng, củng cố niềm tin, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, đồng thuận trong xã hội, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được quan tâm kiện toàn, củng cố, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong tình hình hiện nay. Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai thực hiện sâu rộng, xuyên suốt gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Hàng năm, Huyện ủy đã xây dựng chủ đề học tập và làm theo để tập trung chỉ đạo, trong đó chú trọng việc làm theo với phương châm “hướng về cơ sở, gần dân, trọng dân, chăm lo lợi ích của nhân dân”; thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội, tổ chức đối thoại với cán bộ, đảng viên và nhân dân. 100% các cơ quan, đơn vị xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức của đảng viên, cán bộ, công chức Tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp ngày càng được thể hiện rõ hơn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. 50 Nghị quyết Trung ương 04 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, được toàn xã hội và nhân dân đồng tình cao. Công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên có bước tiến bộ rõ nét. Các tổ chức trong hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Công tác cán bộ được triển khai đồng bộ, đạt được kết quả quan trọng. Đội ngũ cán bộ được xây dựng ổn định về số lượng, nâng cao về chất lượng. Hầu hết, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ được tiến hành thường xuyên; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ được nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng cán bộ được quan tâm chăm lo, đảm bảo dân chủ, đúng quy trình, tạo sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được tăng cường, có sự chuyển biến tích cực. Nhiều tổ chức cơ sở đảng đã giữ vững và phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác phát triển đảng viên được cấp ủy các cấp tích cực thực hiện, trong 5 năm đã kết nạp được 689 đảng viên mới [19]. 2.1.3. Giới thiệu chung về công chức cấp xã huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Tính đến tháng 12 năm 2016, để phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội với khối lượng công việc phù hợp với tình hình và điều kiện của huyện miền núi, tổng số công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bắc Trà My tăng khá nhanh, từ 115 người năm 2011 lên đến 156 người năm 2016 (tăng 35,65%), riêng tổng số công chức không bao gồm các chức danh công an và quân sự là 131 người. Cơ cấu tuổi công chức xã cũng thay đổi nhanh, theo hướng trẻ hóa. Trong đó, số 51 công chức có độ tuổi trên 50 đã giảm mạnh, từ 25% năm 2011 xuống còn dưới 5% năm 2016; trong khi số người trong độ tuổi từ 35 trở xuống đã tăng mạnh, từ 45% lên đến 82,5% trong khoảng thời gian tương ứng. Đây là sự thay đổi cơ cấu phù hợp với xu hướng phát triển và đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong quản lý của địa phương. Tuy nhiên, nhìn về chiều sâu thì năng lực đội ngũ công chức cấp xã vẫn còn yếu, chuyên môn ở một số chức danh chưa được đào tạo; đặc biệt là đội ngũ công chức là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao, vùng xa của huyện. 2.1.3.1. Theo cơ cấu giới tính và độ tuổi Tình hình cơ cấu công chức xã của huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua theo giới tính và độ tuổi được thể hiện qua số liệu ở Phụ lục 1 và Biểu đồ 2.1 dưới đây. Qua số liệu Biểu đồ 2.1, ta nhận thấy rằng tổng số công chức ở huyện Bắc Trà My cơ bản được đảm bảo theo đúng chức danh quy định, vừa đảm bảo số lượng để giải quyết trực tiếp công tác chuyên môn tại UBND các xã. Nữ 46% Nam 54% Nữ Nam Biểu đồ 2.1: Số lƣợng công chức xã của huyện Bắc Trà My theo giới tính đến năm 2016. (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bắc Trà My, năm 2016) Bên cạnh đó, tỷ lệ giới tính của công chức tại UBND các xã không có sự cân đối giữa nam và nữ, trong đó công chức nữ chiếm tỷ lệ ít hơn nam. Do đặc thù công chức cấp xã thường xuyên tiếp xúc và đi kiểm tra thực tế trong quá trình giải quyết hồ sơ của công dân, tổ chức, vì thế tỷ lệ công chức 52 nữ thường thấp hơn nam. Điều này chứng tỏ thiếu sự cân bằng về giới tính sẽ thiếu sự cân bằng trong tâm lý cũng như môi trường làm việc. Dưới 35 tuổi 82,5% Từ 36 đến 45 tuổi 13,3% Từ 46 đến 55 tuổi 5,2% Dưới 35 tuổi Từ 36 đến 45 tuổi Từ 46 đến 55 tuổi Biểu đồ 2.2: Độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã huyện Bắc Trà My (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bắc Trà My) Qua biểu đồ 2.2 cũng cho thấy, hiện nay cơ cấu công chức xã ở huyện còn thiếu đồng bộ và chưa xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi. Độ tuổi công chức xã ở huyện dần được trẻ hóa ở một số chức danh như Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tư pháp - Hộ tịch. Các công chức độ tuổi dưới 30 tuổi được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường đại học công lập, năng động, có khả năng nắm bắt những những vấn đề mới, nhiệt tình với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, về kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm thực tiễn số công chức nay chưa nhiều, chưa mạnh dạn phát huy sáng kiến, một số trẻ công chức còn bị động chờ việc, ngại đi cơ sở và ngại va chạm. Công chức xã trong độ tuổi từ 30 tuổi đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ lớn, đây chính là độ chín trong công việc, am hiểu rõ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên việc giải quyết hồ sơ công việc được nhanh chóng. Công chức xã trong độ tuổi từ 46 tuổi đến 60 tuổi có xu hướng giảm dần, đội ngũ công chức này có kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, tuy nhiên một số công chức trong độ tuổi này thiếu kiến thức do không được đào tạo bài bản chủ yếu là các công chức được tuyển dụng trong những 53 năm về trước, hệ đào tạo chủ yếu là trung cấp, cao đẳng, đại học tại chức, kiến thức về ngoại ngữ, tin học còn yếu. 2.1.3.2. Về thời gian công tác Tìm hiểu về thời gian công tác có vai trò hết sức quan trọng trong việc phản ánh thực tế, nắm bắt năng lực thực tế của từng công chức, từ đó có sự đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực công chức xã. Thời gian công tác thông thường có sự đan xen về thâm niên công tác giữa các chức danh công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự chuyển giao về kinh nghiệm công tác của những người có thâm niên công tác dài cho những người có thâm niên công tác ít. Bên cạnh đó, những người có thâm niên công tác ít sẽ tạo nên sức trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công việc. Đây là sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong công việc. Dưới 5 năm 36% Từ 6 đến 10 năm 35% Trên 10 năm 29% Dưới 5 năm Từ 6 đến 10 năm Trên 10 năm Biểu đồ 2.3: Thời gian công tác của công chức cấp xã huyện Bắc Trà My (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bắc Trà My) Qua biểu đồ 2.3 và Phụ lục 3 cho thấy, công chức xã có thời gian công tác giữa các mức thâm niên có tỷ lệ khá ổn định, điều này có sự hỗ trợ của lẫn nhau trong công tác và thay thế các vị trí khi đến tuổi nghỉ hưu, Điều đó cho thấy rằng công chức xã ở huyện Bắc Trà My đều đang có kinh nghiệm làm việc hết sức dày dặn. Kinh nghiệm làm việc phong phú là một yếu tố quan trọng giúp công chức xã không bị lúng túng, bị động khi giải 54 quyết các công việc có tính chất phức tạp và nhạy cảm. Đó là điều quan trọng giúp cho họ làm việc hiệu quả cao và là động lực giúp họ gắn bó, công tác lâu dài với cơ quan. 2.2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã huyện Bắc Trà My. 2.2.1. Thực trạng năng lực công chức cấp xã huyện Bắc Trà My. 2.2.1.1. Về kiến thức - Trình độ văn hoá: Là nền tảng ban đầu cho việc tiếp thu những kiến thức mới, khả năng nắm bắt vấn đề cũng như thái độ và cách ứng xử của mỗi cá nhân được đánh giá thông qua kết quả học tập mà cá nhân đó tham gia các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc gia. Theo số liệu thống kê, trình độ học vấn của công chức xã ở huyện Bắc Trà My có trình độ học vấn Trung học phổ thông (THPT) đạt 100%, cao hơn so với tiêu chuẩn chung. - Trình độ chuyên môn: Trong những năm qua, huyện Bắc Trà My thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung đặc biệt là công chức cấp xã. Khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức xã ở huyện Bắc Trà My có trình độ đại học ngày càng tăng thể hiện qua bảng 2.4. (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bắc Trà My) Sơ cấp 0% Trung cấp 37% Cao đẳng 6% Đại học trở lên 57% Chưa Đào tạo 0% Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Chưa Đào tạo Biểu đồ 2.4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức xã huyện Bắc Trà My đƣợc thể hiện qua Phụ lục 4. 55 Qua Biểu đồ 2.4 và Phụ lục 4 cho thấy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức xã ở trình độ đại học trở lên chiếm tỷ trọng lớn. Số lượng công chức xã có trình độ đại học ngày càng tăng và ở trình độ trung cấp ngày càng giảm dần. Tóm lại, so với yêu cầu công tác vẫn còn một khoảng cách nhất định, nhưng kết quả đã phân tích ở trên đã khẳng định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức xã ở huyện Bắc Trà My ngày càng chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc được giao trong giai đoạn hiện nay. - Trình độ lý luận chính trị: Việc trạng bị kiến thức về lý luận chính trị đối với công chức xã có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Khi có nhận thức về lý luận chính trị thì công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, là cơ sở cho việc xử lý một cách tỉnh táo đối với các tình huống phát sinh trong thực tiễn. Đây chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của đội ngũ công chức trong việc xử lý các tình huống, vấn đề nhạy cảm thường xuyên xảy ra ở cơ sở và đối phó với các thế lực thù địch về xuyên tạc các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước và đây cũng chính là thước đo lòng tin, uy tín, sự tín nhiệm của người dân đối với họ. Trong những năm qua, chất lượng công chức xã ở huyện Bắc Trà My được nâng lên về nhận thức thông qua trình độ lý luận chính trị được đào tạo tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện và trường Chính trị tỉnh, thể hiện ở biểu đồ 2.5 và Phụ lục 5 dưới đây. Qua biểu đồ 2.5 cho thấy, công chức xã ở huyện ngày càng được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, trong đó phần lớn là được đào tạo ở trình độ lý luận trung cấp và sơ cấp chính trị. Nhìn chung, phần lớn công chức xã ở huyện được trang bị kiến thức về trình độ lý luận chính trị đảm bảo trong quá trình xử lý các tình huống, vấn đề nhạy cảm thường xuyên xảy ra ở cơ sở và đối phó với các thế lực thù địch về xuyên tạc, chống đối các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 56 Sơ cấp 0,7% Trung cấp 66% Cao cấp 0,7% Chưa đào tạo 32,6% Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Chưa đào tạo Biểu đồ 2.5: Trình độ lý luận chính trị của công chức xã huyện Bắc Trà My, tính đến tháng 12 năm 2016. (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bắc Trà My) - Trình độ Quản lý nhà nước: Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức xã ở huyện Bắc Trà My được thể hiện qua số liệu bảng 2.6. Chuyên viên 46,7% Cán sự 47,4% Chưa đào tạo 5,9% Chuyên viên Cán sự Chưa đào tạo Biểu đồ 2.6: Trình độ quản lý nhà nƣớc của công chức xã ở huyện Bắc Trà My, tính đến tháng 12 năm 2016. (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bắc Trà My) Qua biểu đồ 2.6 và Phụ lục 6 cho thấy, công chức xã ở huyện ngày càng được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước để đảm bảo tốt hơn trong công việc. Nhìn chung, công chức xã ở huyện được trang bị kiến thức về trình độ quản lý nhà nước đảm bảo trong quá trình thực thi công vụ, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực phân công phụ trách. Tuy nhiên, vẫn còn số ít công chức xã phụ trách các lĩnh vực chưa qua đào tạo về kiến thức quản lý nhà 57 nước, do đó rất khó khăn trong quá trình thực thi công vụ, hạn chế về công tác tham mưu giải quyết các tình huống thực tế xảy ra như: Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội. Qua thực tế đây cũng là những cán bộ trẻ mới vào nghề hoặc công việc quá nhiều chưa sắp xếp được thời gian và công việc để tham gia các lớp học bồi dưỡng. - Trình độ tin học Tin học A 19,3% Tin học B 62,2% Tin học C 0% Khác 18,5% Tin học A Tin học B Tin học C Khác Biểu đồ 2.7. Trình độ tin học công chức xã huyện Bắc Trà My. (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bắc Trà My) Qua bảng số liệu ở Phụ lục 7 và Biểu đồ 2.7 cho thấy, công chức xã ở huyện ngày càng được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học, trong đó chủ yếu là được đào tạo ở trình độ tin học A, B, một số cán bộ Địa chính - xây dựng, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội, Văn phòng - thống kê đã được đào tạo ở trình độ đại học và kỹ thuật viên tin học nhưng số lượng còn hạn chế. Như vậy, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định thì công chức xã ở huyện Bắc Trà My đạt yêu cầu về trình độ tin học so với quy định. Nhưng trên thực tế, công chức xã ở huyện chưa có nhiều kỹ năng về công nghệ thông tin, máy tính, internet, chủ yếu làm việc theo giấy tờ truyền thống do đó hiệu quả làm việc sẽ không cao. - Trình độ ngoại ngữ 58 Chứng chỉ A 5,2% Chứng chỉ B 50,4% Chứng chỉ C 11,1% Khác 0% Chưa đào tạo 33,3% Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C Khác Chưa đào tạo Biểu đồ 2.8. Trình độ ngoại ngữ công chức xã huyện Bắc Trà My (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bắc Trà My) Trong tổng số 135 công chức xã có 07 công chức có trình độ ngoại ngữ trình độ A; 68 công chức công chức có trình độ ngoại ngữ B trở lên và 15 công chức xã có trình độ ngoại ngữ C. Như vậy, công chức xã ở huyện có trình độ ngoại ngữ cơ bản đảm bảo yêu cầu theo quy định chung của tỉnh Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế tại địa phương thì do điều kiện và môi trường làm việc và địa phương là huyện miền núi, công chức xã thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với nhân dân là đồng bào dân tộc là chủ yếu, do đó về việc áp dụng kiến thức cũng như kỹ năng ngoại ngữ trong quá trình thực thi công vụ là không nhiều chỉ có một số công chức xã sử dụng kiến thức này vào trong công tác nghiên cứu khoa học là chủ yếu do đó còn nhiều hạn chế. 2.2.1.2. Về kỹ năng Công chức xã là những ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong_chuc_cap_xa_huye.pdf
Tài liệu liên quan