Luận văn Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

LỜI CẢM ƠN 1

MỞ ĐẦU 2

1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2

2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN 4

3. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 5

1.1.1. Khai thác và chế tác đá 5

1.1.2. Vấn đề ô nhiễm không khí và tiếng ồn 5

1.1.3. Kinh nghiệm quản lý về an toàn lao động và an toàn sức khoẻ nghề nghiệp 7

1.2. TỔNG QUAN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 12

1.2.1. Khái niệm và lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam 12

1.2.2. Vấn đề về môi trường làng nghề 14

1.2.3. Vấn đề về bệnh nghề nghiệp làng nghề 17

1.2.4. Các giải pháp KHCN giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp làng nghề 20

1.3. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ TÁC ĐÁ 22

1.3.1. Tình hình khai thác và chế tác đá trong nước 22

1.3.2. Làng nghề đá Hoa Lư – Ninh Bình 23

CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 28

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 28

2.3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường và sức khỏe cộng đồng trong khu vực làng nghề nghiên cứu 28

 

doc90 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương pháp tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành: Lấy mẫu ở 3 thôn trong xã Ninh Vân (2 thôn ở làng nghề Ninh Vân, bị tác động hoặc có thể bị ảnh hưởng, một thôn không bị ảnh hưởng của làng nghề chế tác đá Ninh Vân) + Đất mặt: 4mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu đất + Nước mặt: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu nước mặt + Nước thải: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu nước thải + Nước sinh hoạt: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu nước + Không khí: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu không khí 2.4.3. Phương pháp xác định mức độ bụi và tiếng ồn Bụi và tiếng ồn được đo nhanh tại địa điểm nghiên cứu bằng các thiết bị đo hiện trường, cụ thể như sau: Hàm lượng bụi được đo bằng máy EPAM 5000 (Mỹ) Độ ồn được đo bằng máy ONO SOKKI (LA-5111) 2.4.4. Phương pháp phân tích mẫu đất mặt, nước, không khí - Phân tích tại phòng phân tích - Viện Môi trường Nông nghiệp, theo các phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành, các chỉ tiêu: Loại mẫu Chỉ tiêu phân tích và đánh giá + Đất mặt pH, N tổng số, P tổng số, K tổng số, Ca, Mg, Cu, Zn, As, Cd, Pb + Nước mặt pH, BOD5, COD, chất rắn hòa tan (TDS), chất rắn lơ lửng (TSS), Pb, Cd, As, Cu, Zn, Hg. + Nước thải pH, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, As, Hg, Pb, Cu, Mn, Fe. + Nước cấp sinh hoạt Độ đục, pH, độ cứng, TDS, TSS, As, Pb, Cr, Cu, Zn, Hg.. + Khí SO2, CO, NO2, O3, Bụi lơ lửng, Bụi PM10, Pb 2.4.5. Phương pháp xây dựng mô hình tại làng nghề Triển khai tại khu điểm nghiên cứu: * Chọn 2 cơ sở sản xuất trong làng nghề để triển khai việc áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ nhằm đảm bảo VSATLĐ, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và mắc bệnh nghề nghiệp: - Cải thiện môi trường lao động nơi sản xuất, thông qua cải tiến trang thiết bị làm việc, lắp đặt thêm các thiết bị nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường lao động đến người sản xuất (như quạt thông gió, quạt sử dụng hơi nước làm giảm nồng độ bụi...). - Đánh giá hiệu quả của việc cải thiện môi trường lao động thông qua một số chỉ tiêu như bụi và tiếng ồn (thông qua kết quả đo nhanh trước và sau khi xây dựng mô hình) - Hỗ trợ và hướng dẫn người lao động sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân. - Sử dụng các biện pháp y học bảo vệ sức khỏe người lao động. - Tập huấn, tuyên truyền, để nâng cao nhận thức người lao động về VSATLĐ, bệnh nghề nghiệp và nâng cao kỹ thuật lao động an toàn cho người lao động. + Tổ chức 4 buổi tập huấn. + In ấn tờ rơi về an toàn vệ sinh lao động ở xưởng khai thác và chế tác đá. - Tăng cường công tác tổ chức quản lý, giám sát và đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác VSATLĐ. 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý tất cả các số liệu qua thu thập tài liệu, điều tra, phỏng vấn, quan trắc và phân tích tại hiện trường, bố trí thực nghiệm bằng phương pháp thống kê sử dụng phần mềm Excel. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ 3.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân Để làm ra một tác phẩm đá mỹ nghệ từ một phiến đá thô sơ, người nghệ nhân phải thực hiện rất nhiều khâu. Từ nổ mìn lấy đá thô; dùng máy xẻ tạo thành những tấm đá có dạng khối (đá xẻ) đến các công đoạn như: băm, đục, đẽo, khắc, chạm trổ hoa văn,.Như vậy, để làm ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ đời sống, người thợ đá làng Ninh Vân phải thực hiện rất nhiều công đoạn và họ vẫn đang ngày ngày phải làm việc trong điều kiện sản xuất còn rất hạn chế. * Vốn đầu tư: Hầu hết các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về vốn. Theo ông Nguyễn Quang Diệu cho biết để có được điều kiện sản xuất như hiện nay, các cơ sở sản xuất đều phải vay vốn từ các nguồn vay khác nhau song ngân hàng vẫn là nguồn vay chủ yếu. Với nghề làm đá, mỗi doanh nghiệp cần một số vốn rất lớn để xây dựng xưởng sản xuất, vốn để đầu tư máy móc, thuê nhân công, * Cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất: Khó khăn về vốn cho nên việc đầu tư cho xây dựng, sữa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; xây dựng nhà xưởng; mở rộng mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất còn rất hạn chế. Do đó, một số con đường đã bị xuống cấp; nhà xưởng và mặt bằng sản xuất không đảm bảo điều kiện cho công nhân làm việc. Phần lớn họ làm việc dưới điều kiện trên không có mái che, có chăng chỉ là những mảnh bạt nhỏ dựng tạm bợ (Có khoảng 8/69 cơ sở có nhà xưởng kiên cố), dưới thì các tấm đá xếp không gọn gàng, các vỉa đá vụn vứt lởm chởm. Có nhiều hộ dân trong xã đã lấn chiếm đường giao thông, đất công, tận dụng đất trống trong khu dân cư để làm mặt bằng sản xuất và trưng bày sản phẩm gây nên tiếng ồn và thải ra một lượng bụi lớn gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Hình 3.1: Công nhân làm việc trong điều kiện tạm bợ, không có mái che * Quy mô sản xuất: Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phần lớn là quy mô hộ gia đình, mới chỉ có khoảng gần 70 hộ có quy mô doanh nghiệp. Năm 2007, UBND xã đã có đề án thành lập khu sản xuất làng nghề tập trung, xa khu dân cư, trên phạm vi 11ha, đặt ở hai thôn Xuân Phúc, Xuân Thành. Theo số liệu điều tra, tới nay, dự án đã hoàn thành và khu quy hoạch đủ diện tích cho 69/453 cơ sở làm đá, mỗi cơ sở có từ 900-1200m2. Tuy nhiên, giải pháp này mới chỉ khắc phục được tình trạng làm đá lẻ tẻ, tự phát và hạn chế được một phần quá trình suy giảm chất lượng môi trường ở khu dân cư. Còn ở khu quy hoạch sản xuất đá thì tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn không ngừng gia tăng. Lượng cây xanh được trồng ở khu quy hoạch tuy có nhưng còn quá ít nên không phát huy tác dụng. * Quy trình công nghệ và thiết bị máy móc: Quy trình sản xuất tuy đã được cải tiến, một số công đoạn đã dùng máy công nghiệp thay cho thủ công trước kia như: máy băm, tiện, cắt, rút lỗ. Tuy nhiên, với trình độ kỹ thuật còn hạn chế, các máy móc này vẫn còn nhiều nhược điểm, trong khi tiến hành các thao tác trên đá bằng các công cụ này đã tạo ra một lượng bụi lớn gấp chục lần so với làm thủ công như trước kia. Hơn thế nữa, việc vận hành máy còn đem lại nguy cơ không an toàn cho người lao động. Với những lưỡi cưa sắc, nếu không cẩn thận, người sử dụng máy có thể bị đứt chân, tay bất cứ lúc nào. Do thiếu vốn để cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Do đó, các máy móc, thiết bị cũ; máy móc thô sơ không có các thiết bị che chắn hay hút bụi vẫn còn sử dụng nhiều gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động. * Các yếu tố phục vụ sản xuất: Một yếu tố hạn chế đã ảnh hưởng rất lớn tới việc cải tiến công nghệ, máy móc là nguồn nước ở đây rất khan hiếm do mực nước ngầm sâu, lại có lớp đá cứng nên việc khoan giếng gặp khó khăn, thậm chí không thể khoan được giếng để lấy nước phục vụ sản xuất và máy hút bụi vì máy hút bụi cần nước để làm rơi các hạt bụi xuống bể lắng ở đầu ra. Nguồn nước sản xuất chủ yếu được lấy từ các giếng tự tạo, sau đó tuần hoàn tái sử dụng. Ngoài ra, nguồn điện ở đây không ổn định và không đủ cho nhu cầu sản xuất. Do đó, việc cải tiến máy móc, công nghệ cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống điện cũng chưa được thiết kế an toàn, dây điện ngổn ngang, chằng chịt khiến nguy cơ tai nạn do điện giật là rất có thể xảy ra. Hình 3.2: Dây điện chằng chịt và bể nước tự tạo ở nơi làm việc * Điều kiện lao động: Nguồn lao động ở làng đá Ninh Vân rất rồi dào, đặc biệt là trong lúc nông nhàn. Theo báo cáo tham luận trực tuyến của ông Nguyễn Quang Diệu trưởng ban quản lý làng nghề với Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 66 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, toàn xã có 5113 người trong độ tuổi lao động thì có đến 3000 lao động làm nghề đá (chiếm 58,67%), trong đó có khoảng 2000 lao động thường xuyên và 1000 lao động không thường xuyên, thu nhập của lao động chuyên làm nghề bình quân đạt 4,5-5 triệu đồng/người/tháng, lao động bán chuyên 3-3,5 triệu đồng/người/ tháng, cao gấp 2 - 3 lần so với các ngành nghề khác, gấp khoảng 4 lần so với lao động thuần nông [11]. Theo kết quả phỏng vấn ông Lương Xuân Nghĩa (chủ cơ sở sản xuất) thì, trình độ tay nghề của người lao động chưa đồng đều. Bên cạnh những người làm nghề lâu đời có tay nghề cao thì hầu hết công nhân ở các xưởng đá đều là những thợ trẻ, mới tham gia làm nghề được 3 - 5 năm, một số ít làm nghề được 7 – 10 năm. Mà đối với nghề đá, để trở thành những người thợ lành nghề thì thường phải có thâm niên khoảng 10 năm mới làm được những công đoạn phức tạp trong chế tác đá. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của nghề làm đá, phải làm những công việc nặng nhọc và thường xuyên tiếp xúc với bụi đá, tiếng ồn, lại làm việc với cường độ cao (thường từ 8-12 giờ/ngày, thậm chí có khi phải làm đêm), trang thiết bị bảo vệ cá nhân ( giầy, ủng, gang tay, kính..) thiếu thốn nên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người lao động. Mặt khác, đa phần họ đều là nông dân, ít được học hành, trình độ dân trí thấp nên nhận thức về an toàn vệ sinh lao động và những tác hại của nghề đến môi trường và sức khỏe còn hạn chế cũng như ý thức giữ gìn vệ sinh nơi làm việc chưa cao. Theo số liệu điều tra [16], trong tổng số 60 người lao động được phỏng vấn thì có tới 44% không dùng quần áo bảo hộ lao động, số còn lại dùng quần áo bảo hộ lao động nhưng không thường xuyên và cũng chỉ là những bộ quần áo lao động thông thường mà họ mặc bên ngoài khi làm việc, không phải là quần áo bảo hộ; chỉ có 22,9 % người lao động đeo khẩu trang khi làm việc nhưng chỉ là loại khẩu trang vải. Mũ bảo hộ chỉ có 4,9% người dùng, đó là những công nhân ở xưởng khai thác đá, số còn lại không dùng hoặc chỉ dùng những chiếc mũ vải thông thường. Kính mắt có 19,6% người dùng nhưng do đặc thù nghề đá nên kính nhanh bị vỡ do bị đá bắn vào nên khi kính hỏng, họ ít thay. Lý do khiến người lao động không hoặc ít dùng các thiết bị bảo hộ lao động là: chúng gây vướng và cản trở trong công việc, ví dụ khi thực hiện công đoạn chạm khắc trên đá, nếu dùng găng tay sẽ làm vướng, người công nhân khó điều khiển máy theo các đường nét hoa văn. Do máy móc thô sơ, không có các thiết bị che chắn hay hút bụi cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động. Bên cạnh đó có nhiều công đoạn của các sản phẩm đòi hỏi phải làm bằng thủ công nên thời gian người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với lượng bụi và tiếng ồn là rất lớn. Hình 3.3: Công nhân làm việc không có trang thiết bị bảo hộ lao động Nhận thức của người dân về an toàn lao động còn hạn chế. Đa số các tai nạn xảy ra tại các cơ sở sản xuất không mang tính chất nghiêm trọng và người lao động nhiều khi không nghĩ đó là tai nạn lao động. Ví dụ có người bị trầy xước chân tay do đi lại va chạm vào đá, họ không hề băng bó vết thương hoặc dùng bất cứ loại thuốc gì để sát trùng. Một số ít người dùng miếng vải nhỏ băng vết xước lại rồi lại tiếp tục công việc bình thường, mà miếng vải người lao động dùng thường là những mảnh vải không đảm bảo vệ sinh. Lại cũng có người trong khi đục đẽo đá sơ ý bị lưỡi đục đục vào ngón tay và bị gọt mất một mảng da gây chảy máu. Người lao động này cũng chỉ nhai vài cọng cỏ dịt vào vết thương cho cầm máu rồi lại làm việc bình thường. Nhiều người lao động bị các vỉa đá nhỏ bắn vào mắt hoặc bị đá lăn vào chân, họ cũng không tới bệnh viện hoặc cơ quan y tế để chữa trị. Nguy cơ tai nạn lao động khi làm việc trên cao đối với những công nhân làm việc ở xưởng khai thác đá là rất lớn, vì ngày ngày họ phải làm việc trên cao mà không hề thắt dây an toàn, khả năng trượt ngã là rất có thể. * Hệ thống tổ chức, quản lý Về quản lý hành chính trong xã - Chủ tịch xã phụ trách trực tiếp về Công an, Quân sự, Tư pháp và phụ trách chung về tất cả các lĩnh vực. - Phó chủ tịch phụ trách văn hoá phụ trách về VHXH; Thể thao, Du lịch; Dân số; Chính sách; Y tế; Giáo dục. - Phó chủ tịch phụ trách kinh tế phụ trách về Kinh tế, XDCB; Địa chính; Thuỷ lợi; Nông Lâm nghiệp - Các trưởng thôn phụ trách các hộ dân trong thôn mình dưới sự chỉ đạo của chủ tịch và phó chủ tịch về tất cả các mặt. P.Chủ tịch phụ trách kinh tế (Kinh tế, XDCB; Địa chính; Thuỷ lợi; Nông Lâm nghiệp) P.Chủ tịch phụ trách văn hoá (VHXH; Chính sách; Y tế; Giáo dục; Dân số) UBND xã Chủ tịch UBND xã ( CA; QS;TP) Lãnh đạo thôn Các trưởng thôn Làng nghề BQL làng nghề Hộ gia đình thuần nông (sống trong khu dân cư) Hộ sản xuất gia đình (trong khu dân cư) Cơ sở sản xuất nhỏ (cụm gia đìmh); Cơ sở sx trung bình (DN nông thôn) Các cơ sở sản xuất tập trung ngoài khu dân cư ( có 69 cơ sở sản xuất tập trung) Hình 3.4: Cơ cấu hệ thống tổ chức, quản lý hành chính xã Ninh Vân UBND tỉnh ( Sở TN & MT) UBND huyện ( Phòng TN & MT) UBND xã (Chủ tịch UBND xã) Cán bộ chuyên môn TN & MT xã Các ban nghành của xã (kinh tế, XDCB, thuỷ lợi, giáo dục) Lãnh đạo thôn (Trưởng thôn) Tổ cán bộ chuyên môn VSMT thôn ( Vệ sinh viên và cán bộ môi trường) BQL làng nghề (Cán bộ quản lý làng nghề) Hộ gia đình thuần nông (sống trong khu dân cư) Hộ sản xuất gia đình (trong khu dân cư) Các cơ sở sản xuất tập trung ngoài khu dân cư ( có 69 cơ sở sản xuất tập trung) Cơ sở sản xuất nhỏ (cụm gia đình); Cơ sở sx trung bình (DN nông thôn) Về quản lý môi trường trong xã Hình 3.5: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường ở xã Ninh Vân Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức cá nhân trong quản lý môi trường làng nghề[2]. - Sở TN & MT: Tham mưu, xây dựng các quy định liên quan tới BVMT tại địa phương và trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành. - UBND huyện, xã: Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước, UBND các cấp tỉnh, huyện, xã về công tác BVMT trên địa bàn; Lựa chọn, bố trí khu tập kết rác thải của xã; đưa ra các biện pháp xử phạt hành chính cụ thể đối với những hành vi đổ rác bừa bãi ra môi trường trên cơ sở thực hiện nghị định của chính phủ về xử phạt hành chính. - Bộ phận chuyên trách về TN & MT huyện, xã; Tham mưu xây dựng các văn bản, lập kế hoạch cấp huyện, xã; kết hợp với các bộ phận chuyên trách khác xây dựng kế hoạch hàng năm về BVMT xã; phối hợp với cán bộ VSMT cấp thôn trong việc hướng dẫn thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện luật BVMT, các quy định BVMT trong xã; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT cho các tổ chức, đoàn thể và nhân dân trong xã. - Trưởng thôn, cán bộ phụ trách VSMT thôn: Xây dựng cụ thể hoá các quy định về BVMT trên địa bàn thôn dưới dạng Hương ước, Quy ước, Quy định về BVMT; Lập báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình BVMT thôn cho xã; trợ giúp cho các cấp khi các cấp xuống kiểm tra; tham gia tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức về môi trường cho người dân trong thôn - Tổ VSMT thôn: Thu gom rác thải ở thôn tới bãi tập kết xã; Nạo vét kênh mương, cống rãnh thoát nước.. - Hộ sản xuất ở làng nghề: Có quy định về an toàn lao động, VSMT ở cơ sở sản xuất; tuân thủ các quy định về BVMT của các cấp; áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do cơ sở mình gây ra; đóng phí BVMT do nhà nớc quy định; đóng góp nhân lực và kinh phí trong BVMT thôn (tự nguyện). - Hộ gia đinh: Tuân thủ các quy định về VSMT của thôn, xã. - Ban quản lý làng nghề tham gia công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức VSMT của nhân dân trong thôn; tham gia các hoạt động VSMT của thôn. Hệ thống tổ chức, quản lý môi trường làng nghề đá Ninh Vân đang được áp dụng giống như hệ thống tổ chức, quản lý môi trường làng nghề nói chung. Tuy nhiên, việc tổ chức áp dụng hệ thống đó vào thực tiễn chưa đồng bộ nên việc quản lý môi trường ở đây đạt hiểu quả chưa cao. Về công tác an toàn lao động trong xã Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn lao động còn hạn chế: Người lao động trong các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ quy mô hộ gia đình thường phải làm việc trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, tham gia vào tất cả các công việc tại cơ sở, từ đục, đẽo, trạm, khắc đến vẽ hoa văn và xẻ đá. Trong khâu nào cũng có rủi ro và tai nạn lao động có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào của quá trình lao động sản xuất. 3.1.2. Hiện trạng môi trường tại làng nghề đá Ninh Vân 3.1.2.1. Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn Người dân ở làng đá Ninh Vân đang phải sống trong môi trường Bụi và Tiếng ồn rất lớn. Dọc các tuyến đường chính, trong các cơ sở sản xuất, các cơ sở khai thác, nơi nào cũng có bụi; bụi trắng đường, trắng nhà cửa, trắng cỏ cây. Trong khung giờ làm việc cả làng nghề đá này không tìm thấy một nơi thực sự yên tĩnh kể cả khu nghĩa trang. Đặc biệt tại thôn Xuân Phúc và Xuân Thành, hoạt động làm đá còn rầm rộ hơn. Cả thôn như một công trường lớn, ồn ã và bụi bẩn, các mảnh đá vụn được thải ra ngay trên mặt bằng sản xuất [16]. Hình 3.6: Công nhân làm việc trong môi trường bụi trắng xóa Kết quả phân tích 12 mẫu khí được lấy ở khu sản xuất đá tại Ninh Vân được thể hiện qua bảng 3.1. Bảng 3.1: Kết quả phân tích mẫu khí Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Bụi lơ lửng (µg/m3) Bụi PM10 (µg/m3) CO (µg/m3) SO2 (µg/m3) NO2 (µg/m3) O3 (µg/m3) Pb (µg/m3) KK 1 Thôn Dưỡng Thượng, xã Ninh Vân 599 145 392 185 35 83 KPHĐ KK 2 590 144 391 186 36 89 KPHĐ KK 3 586 134 388 179 33 81 KPHĐ KK 4 478 137 378 172 38 87 KPHĐ KK 5 Thôn Xuân Thành, xã Ninh Vân 684 141 395 183 39 76 KPHĐ KK 6 580 148 389 146 31 75 KPHĐ KK 7 476 139 387 176 33 89 KPHĐ KK 8 682 151 381 175 38 76 KPHĐ KK 9 Thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân 491 135 389 178 37 85 KPHĐ KK 10 687 155 379 191 36 84 KPHĐ KK 11 583 149 384 182 37 76 KPHĐ KK 12 586 147 385 186 39 78 KPHĐ QCVN05: 2009/BTNMT (trung bình 1 giờ) 300 - 150(TB 24 giờ) 30000 350 200 180 - 1.5( TB 24 giờ) Ghi chú: “-”: chưa có quy chuẩn; “KPHĐ”: không phát hiện được Nguồn: Viện Môi trường Nông nghiệp[16]. Kết quả phân tích môi trường không khí cho thấy: Nồng độ bụi lơ lửng tại 12 điểm đo vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,59 – 2,29 lần. Nồng độ các khí SO2, CO, NO2, NOx đo được đều trong giới hạn quy chuẩn cho phép (bảng 3.1). Kết quả đo tiếng ồn tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân được thể hiện qua bảng 3.2a, 3.2b, 3.2c, 3.2d, 3.2e. Bảng 3.2a: Kết quả đo độ ồn tại khu sản xuất tập trung ngoài khu dân cư TT Thời gian Leq (dB) LMax (dB) Lmin (dB) Ghi chú 1 6h – 8h 80,7 87,5 70,0 Các máy chưa hoạt động hết 2 9h – 11h 95,2 99,5 84,7 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 3 12h – 14h 69,4 93,0 49,1 Công nhân nghĩ ăn trưa 4 13h – 15h 88,7 87,5 70,0 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 5 17h – 19h 91,3 100,4 84,6 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 6 20h – 22h 70,4 91,0 48,6 Một số máy hoạt động 7 23h – 01h 64,9 89,1 40,0 Rất ít máy làm việc 8 02h – 05h 49,6 56,8 38,2 Các máy nghỉ hoàn toàn Khu sản xuất tập trung ngoài khu dân cư là khu vực trực tiếp sản xuất, độ ồn tác động trực tiếp lên người công nhân đang làm việc. Nhìn chung, do hoạt động sản xuất diễn ra liên tục nên độ ồn của khu vực này là rất lớn, độ ồn trung bình vào giờ làm việc cao điểm (9h – 11h và 13h – 19h) vào khoảng 90 dB vượt QCVN 26:2010 BTNMT tới 20 dB, chưa kể, độ ồn tối đa có lúc vượt quá 100 dB. Mức ồn trung bình tới 90 dB và kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn tới người lao động, thậm chí vượt quá giới hạn chịu đựng cho phép. Vào các khung giờ khác, độ ồn tuy có giảm nhưng vẫn vượt quy chuẩn cho phép, vào thời điểm 23h-1h độ ồn vẫn còn vượt quá quy chuẩn cho phép 10 dB do tại thời điểm đo đang vào thời vụ nên hoạt động sản xuất vẫn chưa chấm dứt. Độ ồn chỉ giảm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép vào khung giờ ban đêm (bảng 3.2a). Bảng 3.2b: Kết quả đo độ ồn tại khu vực ngã 3 Cổng cuốn – Thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân TT Thời gian Leq (dB) LMax (dB) Lmin (dB) Ghi chú 1 6h – 8h 77,1 90,3 58,8 Các máy chưa hoạt động hết 2 9h – 11h 81,7 90,3 65,6 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 3 12h – 14h 77,1 96,3 49,1 Công nhân nghỉ ăn trưa 4 13h – 15h 82,4 90,1 68,2 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 5 17h – 19h 81,4 89,0 64,7 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 6 20h – 22h 63,4 81,0 48,2 Một số máy hoạt động 7 23h – 01h 61,9 81,4 44,8 Rất ít máy làm việc 8 02h – 05h 49,6 56,8 38,2 Các máy nghỉ hoàn toàn Tại khu vực ngã 3 Cổng cuốn - thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân. Phần lớn các hộ sản xuất đều làm nghề đá, do đó độ ồn là rất lớn, thậm chí vào cả những giờ nghỉ, do thời điểm này là khoảng thời gian trả hàng cho các hợp đồng nên họ làm hầu hết các thời gian tròn ngày kể cả ban đêm. Tuy nhiên, vị trí đo nằm ngoài khu vực sản xuất và khá xa khu sản xuất tập trung, do đó độ ồn tại khu vực này không quá lớn. Tuy vậy, tại tất cả các khung giờ, độ ồn vẫn cao hơn quy chuẩn cho phép từ 5 – 10 dB (bảng 3.2b). Bảng 3.2c: Kết quả đo độ ồn tại khu sơ chế Mã Vô - thôn Xuân Thành, xã Ninh Vân TT Thời gian Leq (dB) LMax (dB) Lmin (dB) Ghi chú 1 6h – 8h 83,7 88,5 71,2 Các máy chưa hoạt động hết 2 9h – 11h 91,6 95,5 80,1 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 3 12h – 14h 71,8 90,0 54,3 Công nhân nghĩ ăn trưa 4 13h – 15h 86,8 92,5 71,7 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 5 17h – 19h 92,1 98,4 82,4 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 6 20h – 22h 73,5 89,4 50,6 Một số máy hoạt động 7 23h – 01h 66,1 85,1 43,7 Rất ít máy làm việc 8 02h – 05h 50,1 57,8 38,9 Các máy nghỉ hoàn toàn Bảng 3.2d: Kết quả đo độ ồn tại khu nghĩa trang - thôn Xuân Thành xã Ninh Vân TT Thời gian Leq (dB) LMax (dB) Lmin (dB) Ghi chú 1 6h – 8h 66,1 81,1 53,1 Các máy chưa hoạt động hết 2 9h – 11h 68,9 75,4 60,1 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 3 12h – 14h 64,8 73,2 54,7 Công nhân nghĩ ăn trưa 4 13h – 15h 66,3 72,5 51,3 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 5 17h – 19h 69,8 73,8 58,0 Phần lớn các máy đi vào hoạt động 6 20h – 22h 63,0 79,9 55,3 Một số máy hoạt động 7 23h – 01h 59,1 75,2 45,8 Rất ít máy làm việc 8 02h – 05h 47,8 60,8 40,9 Các máy nghỉ hoàn toàn Tại khu sơ chế Mã Vô - thôn Xuân Thành, xã Ninh Vân. Các nguyên liệu đầu vào sau khi khai thác được vận chuyển về và sơ chế tại đây, khu vực này có hơn 20 máy xẻ đá cỡ lớn hoạt động suốt ngày từ 6h – 18h gây ra tiếng ồn rất lớn cho người lao động cũng như khu dân cư trong làng nghề (bảng 3.2c). Tại khu sơ chế Mã Vô, độ ồn gần tương tự như độ ồn tại khu sản xuất tập trung ngoài khu dân cư tại bảng 2a. Điểm đo độ ồn tại khu nghĩa trang - thôn Xuân Thành, xã Ninh Vân, nằm cách khá xa khu vực sản xuất, do đó độ ồn giảm hẳn, nếu xét theo QCVN 26:2010 BTNMT thì độ ồn ở đây vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép, tuy nhiên đây là khu nghĩa trang, đòi hỏi yên tĩnh, nếu xét theo đối tượng là khu vực nhạy cảm thì vị trí đo này vẫn bị ô nhiễm tiếng ồn ở mức độ nhẹ (bảng 3.2d). Bảng 3.2e: Kết quả đo độ ồn tại khu chợ, cây thị - thôn Xuân Phúc xã Ninh Vân TT Thời gian Leq (dB) LMax (dB) Lmin (dB) Ghi chú 1 6h – 8h 73,9 87,5 58,3 Thời điểm xe cộ qua lại nhiều 2 9h – 11h 64,9 81,1 42,6 3 12h – 14h 69,8 83,6 56,4 4 13h – 15h 70,3 80,5 57,2 Thời điểm xe cộ hoạt động nhiều 5 17h – 19h 69,8 74,3 58,8 6 20h – 22h 68,0 78,7 56,5 7 23h – 01h 56,1 70,2 45,5 8 02h – 05h 46,8 60,2 42,4 Ở khu chợ, cây thị - thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân, chỉ có một số ít các hộ dân sản xuất đá, tuy nhiên ở đây xe cộ qua lại nhiều cho nên tiếng ồn cũng đáng kể. Địa điểm này gần khu chợ, tiếng ồn ở đây đo được từ nhiều nguồn ô nhiễm ồn khác nhau, trong đó ô nhiễm ồn từ hoạt động của chợ lớn hơn so với từ hoạt động của làng nghề (bảng 3.2e). Nhìn chung, ở khu vực làng nghề Ninh Vân không có nơi nào là không phát ra tiếng ồn, thậm chí tiếng ồn ở một số khu vực vượt ngưỡng cho phép rất cao. 3.1.2.2. Chất lượng nước Tác động của sản xuất làng nghề đến môi trường không chỉ dừng lại ở môi trường không khí. Nguồn nước ở Ninh Vân cũng đã có những dấu hiệu bị ảnh hưởng. Kết quả phân tích 12 mẫu nước mặt, 12 mẫu nước sinh hoạt và 12 mẫu nước thải tại Đồng Chèm – thôn Xuân Phúc – xã Ninh Vân; Đồng Đá U – thôn Xuân Thành – xã Ninh Vân; Đồng Mả Vối – Dưỡng Thượng – Ninh Vân. Được thể hiện qua bảng 3.3a, 3.3b, 3.3c. Bảng 3.3a: Kết quả phân tích mẫu nước mặt STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả trung bình (N = 8) Độ lệch chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT 1 pH 7,74 0,19 6,0 – 8,5 2 BOD5 mg/l 2,00 0,14 4 3 COD mg/l 4,80 0,29 10 4 TS mg/l 468 28,00 - 5 TSS mg/l 105 10,36 20 6 TDS mg/l 363 21,51 - 7 Hg µg/l 0,62 0,12 1 8 As µg/l 4,02 0,53 10 9 Pb µg/l 0,001 0,000 20 10 Cd µg/l 0,09 0,04 5 11 Cu mg/l 0,02 0,02 0,1 12 Zn mg/l 0,18 0,05 0,5 Nguồn: Viện Môi trường Nông nghiệp[16]. Kết quả phân tích mẫu nước mặt cho thấy: Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) và cặn hòa tan (TDS) trong nước mặt ở Ninh Vân là rất lớn. Lượng cặn lơ lửng lên tới 105 mg/l, gấp 5,25 lần quy chuẩn cho phép. Hàm lượng kim loại nặng và BOD5, COD chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm (bảng 3.3a). Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt cho thấy: Nước sinh hoạt ở Ninh Vân chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm. Nước có pH trung tính, độ đục và hàm lượng As đều trong giới hạn cho phép (bảng 3.3b). Bảng 3.3b: Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả trung bình (N = 8) Độ lệch chuẩn QCVN 02:2009/BYT 1 pH 7,57 0,30 6,0 – 8,5 2 Độ đục NTU 1 0,62 5 3 TS mg/l 344 28,05 - 4 TSS mg/l 23 3,42 - 5 TDS mg/l 321 27,73 - 6 Hg µg/l 0,28 0,08 - 7 As µg/l 1,26 0,23 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_647_8245_1869643.doc
Tài liệu liên quan