Luận văn Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản lĩnh, huyện Ba vì, thành phố Hà Nội

Danh mục các hình vẽ, đồ thị 3

Danh mục các bảng biểu 4

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 4

MỞ ĐẦU 6

1. Tính cấp thiết của đề tài 6

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7

3. Phạm vi nghiên cứu 7

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7

5. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 8

6. Cấu trúc luận văn 14

Chương 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 15

1.1. Tổng quan về nghiên cứu biến đổi sử dụng đất 15

1.2. Tổng quan về nghiên cứu sinh kế bền vững 17

1.3. Tổng quan về mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế 20

1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 24

Chương 2 – ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 1993 – 2010 TẠI XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 27

2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 27

2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nộinăm 1993, 2005, 2010 35

2.3. Biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993 - 2010 43

Chương 3 –MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 49

3.1. Hướng nghiên cứu mối quan hệ kinh tế xã hội sử dụng kết hợp giữa mô hình phân tích nhân tố và không gian hóa bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) 49

3.2. Ứng dụng phân tích thành phần chính và hệ thông tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của người dân tại xã Tản Lĩnh 51

3.3. Đánh giá kết quả phân tích và ý nghĩa 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

docx90 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản lĩnh, huyện Ba vì, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tụ đã hình thành nên đất thung lũng, đất dốc tụ và đất nâu vàng trên phù sa cổ là loại đất tốt phù hợp cho trồng trọt các loại nông sản. + Bề mặt tích tụ coluvi – deluvi nằm ở độ cao trên 100m, phân bố ở phía Tây Nam của xã, là sản phẩm của quá trình lở tích và sườn tích, vật liệu tích tụ hỗn độn không đồng nhất, hạt mịn, dăm, sạn, mảnh đá phong hóa. * Chế độ khí hậu Khu vực vùng núi Ba Vì nằm ở phía Tây đồng bằng châu thổ sông Hồng nên chịu sự ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu miền Bắc là nhiệt đới ẩm gió mùa: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình mà khí hậu ở đây cũng bị chi phối có những nét đặc trưng riêng mà các nhà địa lý đã gọi là “Đặc khu khí hậu Ba Vì”. Khí hậu vùng này có những nét độc đáo “nắng Sơn Tây, mây Ba vì ” với đặc trưng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Trên nền đồng bằng thấp nhưng địa hình núi Ba vì cao đón nắng gió từ nhiều phía, khí hậu khu vực có sự phân bố rõ rệt theo độ cao và phân hóa theo mùa: mùa đông rất lạnh ít mưa kéo dài từ tháng 11 cho đến tháng 3; mùa hè thì mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đăng Khôi [4], đặc trưng nhiệt ẩm tại đây như sau: - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm ở Ba Vì tương đối cao; trung bình là 240C. Về mùa đông, trong các tháng 12, 1, 2, nhiệt độ trung bình tháng giảm xuống dưới 180C. Sự hạ thấp nhiệt độ mùa đông, kèm theo độ ẩm không khí xuống, độ bốc hơi của đất tăng lên do tác dụng của gió đã làm cho cây cỏ vừa bị rét vừa bị thiếu nước, do đó tốc độ sinh trưởng trong mùa đông chậm hơn mùa hè nhiều. - Chế độ mưa và ẩm. Do ảnh hưởng trực tiếp của các dãy núi có tác dụng chắn gió đối với các luồng gió mùa, nên lượng mưa ở đây khá lớn và có xu hướng tăng nhanh khi càng gần núi. Núi Ba Vì không những có khí hậu đặc sắc (khí hậu núi cao) mà còn gây tác dụng không nhỏ đến chế độ khí hậu và thủy văn của vùng lân cận. Những trận lũ đột xuất về mùa hè của các con suối xung quanh Ba Vì, và thượng lưu sông Tích là hậu quả trực tiếp và rõ rệt của tình hình mưa lớn trên núi Ba Vì và vùng lân cận. Nếu ở lân cận đồng bằng lượng mưa năm vào khoảng 1.800mm thì đến sát chân núi Ba Vì, lượng mưa đã tăng lên đến 1.900 – 2.000mm và hơn nữa. Đó là những lượng mưa thuộc loại lớn trên miền Bắc. Mưa không rải đều suốt năm mà tập trung vào môt mùa, mùa mưa, kéo dài, từ tháng 4 đến hết tháng 10. Bên cạnh mùa mưa, là mùa ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 3. Lượng mưa có sự phân hóa rõ rệt giữa hai mùa, nhưng số ngày mưa thay đổi không nhiều quá các tháng. Nếu trong các tháng giữa mùa mưa, số ngày mưa vào khoảng 13 -15 ngày thì tháng giữa mùa mưa, số ngày mưa cũng đạt tới 10 ngày, đó là chưa kể những trường hợp có mưa nhỏ (mưa phùn) với lượng mưa không đo được, thường xảy ra trong nhiều ngày liên tiếp vào thời kỳ cuối mùa ít mưa. Số ngày có mưa trong 5 tháng mùa ít mưa cũng chiếm tới 24% tổng số ngày mưa trong năm. Mùa ít mưa không hoàn toàn là mùa khô vì trong những tháng đầu và cuối mùa vẫn có khả năng xẩy ra mưa lớn. Cuối mùa là giai đoạn mưa phùn ẩm ướt, lượng mưa tăng dần và đặc biệt có nhiều ngày âm u, mưa nhỏ, duy trì tình trạng ẩm ướt thường xuyên. * Chế độ thủy văn Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi Ba Vì. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều phụ lưu của sông Hồng. Về mùa khô các suối nhỏ thường cạn kiệt. Các suối ở đây thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng đệm. Khu vực nghiên cứu có mạng lưới dòng chảy mặt khá phong phú với một hệ thống các suối nhỏ chủ yếu bắt nguồn từ núi Ba Vì và có hệ thống rất nhiều hồ chứa nước như hồ Suối Hai, hồ Tiên Sa, vừa có nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân, đồng thời tạo nên không gian thắng cảnh tuyệt đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi vãn cảnh cho du khách. Trong đó, về dòng chảy mặt, suối ở đây ngắn, dốc phù hợp với địa hình và các cấu tạo của đất đá, tiết diện dọc của suối chưa cân bằng. Về dòng chảy ngầm, nguồn nước ngầm trong khu vực tương đối dồi dào. Gương nước ngầm nông, thấy có vết lộ nước nguồn ở giếng Tiên và giếng dân dùng cho sinh hoạt của nhân dân. * Đặc điểm thổ nhưỡng Tản Lĩnh nằm trong vùng đồng cỏ Ba Vì nên thổ nhưỡng mang những đặc điểm chung mà tác giả Nguyễn Đăng Khôi [6] đã nêu như sau: Đại bộ phận đất đồng cỏ là những đồi phù sa cổ, một ít diện tích còn lại là những đồi phiến thạch sét. Các đồi phù sa cổ là thêm sông bậc 2, chúng được hình thành do sự nâng lên của các bãi cổ và các đáy sông cổ. Còn các đồi phiến thạch sét là các đồi bào mòn. Loại đất đồng cỏ phù sa cổ hay thềm bậc 2 bao gồm những đồi thấp có độ cao từ 25m đến trên 60m. Ở vùng đồng cỏ Ba Vì, chúng tạo thành một dải lớn, một “đồng bằng đồi” chạy dài liên tục theo hướng Tây bắc - đông nam, từ Trung hà xuống tận Đồng Yên. Cấu trúc điển hình nhất và phổ biến nhất của loại đất này là: lớp trên cùng bao gồm cát pha màu xám, thành phần cơ giới nhẹ, cũng có nơi là sét pha màu vàng đỏ, dày trung bình 40 – 50 cm, nhưng cũng có nơi dày hàng mét. Lớp thứ hai là lớp đá ong rắn chắc, lớp này dày 2- 3m, có nơi dày hơn hoặc mỏng hơn. Lớp thứ ba là lớp đá cuội lẫn cát sỏi vụn; cuội bao gồm nhiều loại khác nhau về kích thước, độ mài tròn và thành phần thạch học; sự sắp xếp của chúng thường theo thứ tự kích thước: dưới cùng là những đá tảng cỡ 40 -50cm, trên đó là cuội to chừng 20 -30cm, trên cùng là cuội to chừng 1- 2cm đến hàng chục cm, trái lại có nơi dày hàng chục mét. Dưới lớp cuội là lớp sét màu loang lở, có lẽ là diệp thạch sét bị phong hóa, xen kẽ là các lớp diệp thạch ngậm than. Chiều dày tổng cộng của lớp phủ của thềm thường dao động 3 -5cm. * Sinh vật: Thảm thực vật khá phong phú và đa dạng phân bố theo đai cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Hệ thực vật ở đây đều có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, trong đó đáng chú ý thực vật ở đây có rất nhiều loại quý như kim giao, thông đỏ, bách xanh (họ Long não 16 loài, họ cúc 14 loài, họ Thầu Dầu 12 loài). Thủy sinh có tảo lục, tảo cánh thẳng, cánh nưa, cánh úp[2] Từ đường đồng mức 100m trở xuống là khu vực sườn, chân sườn núi thấp, đồi. Người dân tiến hành trồng và khai thác rừng sản xuất vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn đất, tạo cảnh quan sinh thái đồng thời tạo nguồn nguyên liệu phục vụ đời sống người dân. Phân bố với diện tích rải rác nhỏ hẹp theo hộ gia đình là diện tích cây ăn quả với các loại cây trồng như vải, nhãn, bưởi, ngoài ra còn có chè xanh và chè đắng trồng trong vườn nhà. Động vật hoang dã : Động vật có vú có 45 loài nhiều bộ (Gặm nhấm, Dơi, linh trưởng). Động vật làm thuốc có 8 loài (châu chấu, Bọ hung, Bọ ngựa, Sơn dương, Tắc kè...). Ếch nhái có 15 loài. Đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Trong đó có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt nam đó là: Bọ ngựa xanh thường, Cà cuống, Bướm khế, Ngài mặt trăng, Bướm rồng đuôi trắng, Bướm phượng Hêlen, Bướm đuôi kiếm [2]. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội * Dân số Theo số liệu điều tra năm 2009, xã Tản Lĩnh tổng số dân là 10 853 người, trong đó hơn 90% số dân thuộc dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc Mường với 8 682 lao động nông nghiệp, số lao động phi nông nghiệp là 2 170 lao động làm các ngành nghề khác nhau như công nhân viên chức, tiểu thủ công nghiệp, du lịch – dịch vụ hay các lao động làm thuê tại các đô thị và vùng lân cận khác. Do đặc thù của địa bàn nên mức tăng dân số của xã chủ yếu là gia tăng dân số tự nhiên, mặt khác khi tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân được nâng cao nên tốc độ tăng dân số của xã Tản Lĩnh đang có chiều hướng giảm: từ 1.6% năm 2000 còn 1.53% năm 2001 và năm 2009 đạt 1.2%. * Cơ cấu kinh tế Là một xã bán sơn địa, trên địa bàn xã có những thuận lợi nhất định nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn về nhiều mặt, song dưới sự chỉ đạo và cố gắng của các cấp các ngành cùng nhân dân trong xã, Tản Lĩnh đã xây dựng một nền kinh tế phát triển, tăng trưởng nhanh, có nhiều thành tựu đáng kể: các chỉ tiêu kinh tế tăng ổn định, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của khu vực được thể hiện ở bảng 2.1. Theo đó: - Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã Tản Lĩnh, với thế mạnh trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm, nhất là chăn nuôi, chế biến các sản phẩm từ sữa bò của địa phương đang được đầu tư và phát triển tốt. - Phi nông nghiệp cũng có những thành tựu đáng kể, nhất là hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp như khai thác gỗ, làm gò hàn hay sản xuất phân đạm vi sinh đang phát triển nhanh. Ngành dịch vụ và du lịch phát triển khá nhanh với các nghề chính như vận tải hàng hóa, cung cấp vật liệu xây dựng, dịch vụ nhà hàng ăn uống, cung ứng vật tư nông nghiệp đang ngày càng phát triển. Bảng 2.1.Cơ cấu kinh tế các ngành của xã Tản Lĩnh Hạng mục ĐVT Năm 2008 Năm 2009 1. Cơ cấu kinh tế % 100 100 - Nông nghiệp % 45 35,5 - Phi nông nghiệp % 55 64,5 2. Tổng sản lượng thực quy ra thóc Tấn 3985 3785,4 3. Bình quân lương thực/người Kg/năm 370 274 4. Thu nhập bình quân/người Triệu/năm 5,228 6,425 5.Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới % 10,97 9,72 Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Tản Lĩnh 2008 – 2009 [7,8] * Cơ sở hạ tầng Đồng thời với sự phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã đã từng bước được đầu tư xây mới và nâng cấp. Hệ thống giao thông của xã đã được đầu tư xây dựng mở rộng và làm mới như đường 87A và đường vào Ao Vua được trải nhựa với tổng chiều dài 12km; đường vào Vườn quốc gia được đổ bê tông với chiều dài 2km; hệ thống giao thông chính trong khu dân cư của xã như thôn Hát Giang, Đức Thịnh, được mở rộng và đổ bê tông kiên cố đã nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Hệ thống đường giao thông nội đồng của xã cũng được làm mới và mở rộng như các tuyến thuộc khu vực Cẩm Phương, Tam Mỹ đã được mở rộng vào các năm 2002, 2005 giúp cho việc sử dụng phương tiện cơ giới vào sản xuất nông nghiệp thuận tiện hơn. Tuy nhiên, ở các khu vực vùng sâu vùng xa của xã điều kiện giao thông còn chưa thực sự thuận lợi, hệ thống đường ở các khu vực cơ bản là hệ thống đường đất. Hiện nay, hệ thống thủy lợi của xã đã được đầu tư tu sửa thường xuyên, bên cạnh đó, xã đã tiến hành kiên cố hóa một phần hệ thống kênh mương thuộc thôn Đức Thịnh, Hát Giang, Cẩm Phương,song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới của các khu vực cao dẫn tới vẫn còn tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, cán bộ và Ủy ban nhân dân xã đã xây dựng một số công trình phục vụ cho lợi ích công cộng như trụ sở Ủy ban nhân dân, chợ, trường học, trạm xá, nhà văn hóa của một số thôn trong xã. Tuy nhiên, đánh giá chung hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng trong xã còn ở mức độ trung bình, cần tiếp tục được tu bổ và nâng cấp. 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nộinăm 1993, 2005, 2010 Xã Tản Lĩnh có diện tích 2777,1 ha; địa bàn thuộc khu vực bán sơn địa, đa dạng về địa hình khác nhau, cùng hệ thống bản đồ và sổ sách chưa hoàn chỉnh do đó công tác quản lý đất đai của xã còn gặp không ít khó khăn trong quản lý và sử dụng.Điểm hạn chế trong quản lý đất đai của Tản Lĩnh nói riêng và huyện Ba Vì nói chung là hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính chưa được hoàn chỉnh. Hệ thống bản đồ hiện nay đang được sử dụng là hệ thống bản đồ giải thửa được xã đo đạc từ năm 1987, chưa được chỉnh lý, bao gồm 48 tờ bản đồ tỉ lệ 1:1000, và được thành lập trên 15 năm nên các biến động đất đai xảy ra nhiều, lại chưa được chỉnh lý thường xuyên đã gây không ít khó khăn cho các cán bộ quản lý tại địa phương. Vì vậy, để đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, phương pháp phân loại có kiểm định theo thuật toán hợp lý tối đa (Maximum Likelihood) đã được áp dụng để phân loại ảnh Landsat chụp năm 1993, năm 2005, năm 2010. Kết quả ảnh phân loại gồm các loại hình sử dụng đất sau: - Đất trồng lúa (LUA) - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC) - Đất trồng cây hàng năm khác (HNK) - Đất trồng cây lâu năm (CLN) - Đất lâm nghiệp (LNP) - Đất ở tại nông thôn (ONT) - Đất chuyên dùng (CDG) - Đất có mặt nước chuyên dùng (MNC) Bảng 2.2. Bảng mô tả dữ liệu ảnh Landsat Loại ảnh Cột Hàng Thời gian chụp Độ phân giải với dải sóng nhìn thấy và cận hồng ngoại, hồng ngoại sóng ngắn Landsat TM 127 45 27/12/1993 30m Landsat TM 127 45 9/10/2005 30m Landsat ETM+ 127 45 3/10/2010 30m Hiện trạng sử dụng đất xã Tản Lĩnh năm 1993, 2005, 2010 lần lượt được thể hiện trên hình 2.2, 2.3 và 2.4, đồng thời cơ cấu và diện tích sử dụng các loại đất theo thời gian tương ứng cũng được thể hiện trong các bảng 2.3, 2.4, và 2.5. Từ những kết quả này, một số nhận xét có thể rút ra về hiện trạng sử dụng đất năm 1993, 2005 và 2010 tại xã Tản Lĩnh: - Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là loại đất ưu thế, luôn chiếm hơn 55% tổng cơ cấu sử dụng đất, mặc dù có xu hướng giảm diện tích từ năm 1993 tới 2010 (Năm 1993: 79%, năm 2005: 60,5%, năm 2010: 55,7%). Điều này thể hiện đặc trưng của loại hình sản xuất nông nghiệp tại xã Tản Lĩnh với các loại hình trồng trọt và chăn nuôi chính là: trồng lúa, trồng cây hàng năm khác, trồng cây lâu năm, trồng cỏ dùng vào chăn nuôi và trồng rừng. Bảng 2.3. Diện tích và cơ cấu các loại đất xã Tản Lĩnh năm 1993 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp 304,2 937,2 92,5 639,2 11 33,7 3,3 23 Đất phi nông nghiệp Đất ở tại nông thôn Đất chuyên dùng Đất có mặt nước chuyên dùng 643,2 4,4 156,4 23,2 0,2 5,6 Nguồn: Thống kê từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1993 sử dụng Arcgis10.0 Bảng 2.4. Diện tích và cơ cấu các loại đất xã Tản Lĩnh năm 2005 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp Đất trồng lúa 621,1 22,4 Đất trồng cây hàng năm khác 274,9 9,9 Đất trồng cây lâu năm 143,2 5,2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 30,3 1,1 Đất lâm nghiệp 608,8 21,9 Đất phi nông nghiệp Đất ở tại nông thôn 698 25,1 Đất chuyên dùng 62,6 2,3 Đất có mặt nước chuyên dùng 338,3 12,1 Nguồn: Thống kê từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2005 sử dụng Arcgis10.0 + Đất trồng lúa: với đặc trưng về địa hình và thổ nhưỡng, đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm và phía nam của xã, nơi có địa hình thấp hơn và lượng nước mặt dồi dào cũng như thổ nhưỡng phù hợp. Diện tích đất trồng lúa thường tập trung xung quanh khu vực sinh sống của người dân và chiếm tới khoảng Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực xã Tản Lĩnh năm 1993 Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tản Lĩnh năm 2005 Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực xã Tản Lĩnh năm 2010 20% tổng diện tích đất canh tác vào các năm 2005 và 2010. + Đất trồng cây hàng năm khác: Đất trồng cây hàng năm khác tại đây đa dạng về chủng loại cây trồng như rau, màu (ngô, đỗ tương, đậu, lạc), hoa, cây cảnh. Trong đó, đáng chú ý là nếu trong năm 1993, diện tích đất trồng cây hàng năm khác bao phủ hầu khắp các thôn theo hướng từ tây sang đông, chiếm hơn 33% tổng diện tích thì tới năm 2005 và 2010, diện tích trồng chỉ còn tập trung tại một số khu vực ở phía đông bắc của xã và chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất. Bảng 2.5. Diện tích và cơ cấu các loại đất xã Tản Lĩnh năm 2010 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất cỏ dùng vào chăn nuôi Đất lâm nghiệp 553,6 297,7 104 32,5 559,9 19,9 10,7 3,7 1,2 20,2 Đất phi nông nghiệp Đất ở tại nông thôn Đất chuyên dùng Đất có mặt nước chuyên dùng 806 107,3 316,1 29 3,9 11,4 Nguồn: Thống kê từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 sử dụng Arcgis10.0 + Đất trồng cây lâu năm: Đất trồng cây lâu năm chủ yếu là cây ăn quả như cây vải, chiếm diện tích không nhiều, từ 3% đến 5% tổng diện tích đất canh tác, chủ yếu tập trung tại phía tây bắc của xã. + Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp tại đây gồm rừng trồng sản xuất và rừng trồng đặc dụng (thuộc Vườn quốc gia Ba Vì) tập trung ở khu vực phía tây nam, bắc và tây bắc của xã. Trong đó, rừng trồng sản xuất chủ yếu là keo và bạch đàn để lấy gỗ. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích hơn 20% tổng diện tích đất tự nhiên. + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: Loại đất này chỉ xuất hiện thành khu vực tập trung từ năm 2005, xung quanh và trong khu vực trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada. Trong đó, loại cỏ chủ yếu được trồng là cỏ voi nhằm phục vụ chăn nuôi bò sữa. Loại đất này chiếm diện tích nhỏ, khoảng 1%. - Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp gồm các loại hình chính là đất ở tại nông thôn, đất chuyên dùng và đất có mặt nước chuyên dùng. + Đất ở tại nông thôn: Đất ở bao gồm diện tích nhà và vườn ao chuồng xung quanh nhà của người dân. Loại hình này chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm hơn 20% tổng diện tích đất tự nhiên. + Đất chuyên dùng: đất chuyên dùng được phân loại bao gồm đất giao thông, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở cơ quan, đất an ninh quốc phòng. Diện tích đất này chiếm tỷ lệ nhỏ chưa tới 5% tổng diện tích đất tự nhiên,. + Đất có mặt nước chuyên dùng: loại hình sử dụng đất này bao gồm đất ao hồ nhân tạo và các mặt nước được sử dụng vào mục đích như du lịch sinh thái, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Diện tích này tập trung chủ yếu ở phía bắc, cụ thể là khu vực hồ Suối Hai. Diện tích này chiếm khoảng hơn 10% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2005, 2010 do hồ Suối Hai được mở rộng so với năm 1993. Kết luận: - Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 55% trong cơ cấu sử dụng đất các năm 1993, 2005 và 2010. Trong đó, diện tích chiếm ưu thế chính qua các năm là đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác và đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, tuy chiếm diện tích nhỏ, chưa tới 5% trong tổng diện tích đất, loại hình đất cỏ dùng vào chăn nuôi xuất hiện từ năm 2005 cho thấy sự thay đổi trong sử dụng đất nói riêng cũng như trong sản xuất và đời sống của người dân tại xã Tản Lĩnh nói chung. - Đất phi nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 45% trong cơ cấu sử dụng đất năm 1993, 2005 và 2010 nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống phát triển kinh tế xã hội của người dân. Trong đó, diện tích đất ở luôn là diện tích lớn nhất trong nhóm đất phi nông nghiệp, bởi sự liên quan mật thiết với yếu tố dân số.Bên cạnh đó, sự phát triển của đất chuyên dùng tập trung chủ yếu vào hệ thống đường giao thông, cơ sở sản xuất kinh doanh, còn diện tích đất mặt nước chuyên dùng mở rộng vào năm 2005, 2010 do sự phát triển phục vụ du lịch sinh thái của hồ Suối Hai. 2.3. Biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993 - 2010 Tình hình tăng giảm diện tích đất khu vực xã Tản Lĩnh theo mục đích sử dụng được thể hiện qua bảng chu chuyển đất đai (bảng 2.3). Bảng thống kê các loại hình biến động sử dụng đất chính xảy ra trong giai đoạn năm 1993 - 2010 được trình bày trong bảng 2.6. Bảng 2.6. Bảng biến động diện tích các loại hình sử dụng đất giai đoạn 1993-2010 Đơn vị: ha Biến động giai đoạn 1993 – 2005 Biến động giai đoạn 2005 – 2010 Biến động giai đoạn 1993 – 2010 Đất trồng lúa 316,9 -67,5 249,4 Đất trồng cây hàng năm khác - 662,3 22,8 -639,5 Đất trồng cây lâu năm 50,7 -39,2 11,5 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 30,3 2,2 32,5 Đất lâm nghiệp -30,4 -48,9 -79,3 Đất ở tại nông thôn 54,8 108 162,8 Đất chuyên dùng 58,2 44,7 102,9 Đất có mặt nước chuyên dùng 181,9 -22,2 159,7 Chú thích: (+): Tăng diện tích; (-): Giảm diện tích Nguồn: Thống kê từ bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 1993 – 2005 và 2005 – 2010 sử dụng Arcgis desktop 10.0 - Giai đoạn 1993 - 2005 Đây là một giai đoạn dài (12 năm) nên diễn ra rất nhiều sự biến động đáng kể về diện tích cũng như mục đích sử dụng giữa các loại đất. + Đất nông nghiệp Trong giai đoạn này, diện tích không bị biến động chủ yếu là diện tích đất rừng đặc dụng thuộc quản lý của Vườn quốc gia Ba Vì và một phần rừng trồng sản xuất của người dân. Hai loại hình có sự thay đổi diện tích lớn nhất trong thời kỳ này là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Cụ thể: Diện tích đất trồng lúa có sự mở rộng lớn nhất, với diện tích năm 2005 tăng so với năm 1993 là 104,2%. Điều này thể hiện nhu cầu cần đáp ứng lương thực cho sự gia tăng dân số trong xã cũng như bán lương thực ra thị trường của người dân. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có sự suy giảm rõ rệt trong giai đoạn này, với diện tích năm 2005 giảm tới 70,7% so với năm 1993.Diện tích đất này chủ yếu được chuyển sang mục đích sử dụng là đất trồng lúa và đất ở tại nông thôn. Điều này cũng phù hợp với thực tế gia tăng dân số tại đây. Bên cạnh đó, đáng chú ý trong giai đoạn này là sự xuất hiện của loại hình đất cỏ dùng vào chăn nuôi. Tuy trước năm 2005, theo kết quả thu thập và điều tra về kinh tế xã hội, loại hình này đã tồn tại nhưng đến năm 2005, diện tích đất này mới xuất hiện thành tập trung thành các khu vựcvới tổng diện tích 30,3 ha. Trong đó, đất cỏ chủ yếu là cỏ voi phục vụ chăn nuôi bò sữa, chứng tỏ sự phát triển của ngành chăn nuôi này tại đây. Ngoài ra, diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2005 tăng so với năm 1993 là 54,8%. Điều này phù hợp với tình hình thực tế làLuật đất đai năm 1993 được thi hành và có hiệu lực, trong đó các hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài với cây lâu năm là 50 năm, giúp khuyến khích người dân yên tâm và mở rộng diện tích trồng trọt. + Đất phi nông nghiệp: Ba loại đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở, đất chuyên dùng và đất có mặt nước chuyên dùng đều có sự gia tăng về diện tích trong giai đoạn 1993 – 2005: Diện tích gia tăng lớn nhất trong năm 2005 so với năm 1993 là đất chuyên dùng, với diện tích đất gia tăng gấp tới 13 lần so với diện tích ban đầu năm 1993. Hình 2.5. Bản đồ biến động sử dụng đất xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993-2005 Hình 2.6. Bản đồ biến động sử dụng đất xã Tản Lĩnh giai đoạn 2005-2010 Trong đó, diện tích đất được mở rộng chủ yếu là hệ thống đường giao thông chính và một số cơ sở sản xuất kinh doanh trong xã, thể hiện sự xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng trong xã, phù hợp với xu hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa tại nông thôn nói chung. Diện tích đất ở năm 2005 tăng so với năm 1993 là 8,5%, phù hợp với sự gia tăng dân số trong giai đoạn này. Diện tích đất có mặt nước chuyên dùng năm 2005 tăng 116,3% so với năm 1993, chủ yếu do sự mở rộng của hồ Suối Hai nhằm phục vụ mục đích du lịch sinh thái cho địa phương. - Giai đoạn 2005 – 2010: Đây là khoảng thời gian ngắn so với giai đoạn trước (5 năm) nên sự biến động diễn ra không nhiều và lớn như thời kỳ 1993 – 2005. + Đất nông nghiệp: Diện tích các loại hình sử dụng đất bị suy giảm năm 2010 so với năm 2005 là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp, chủ yếu do sự chuyển đổi sang các loại hình phi nông nghiệp như đất ở hay đất chuyên dùng nhằm mục đích cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng trong xã. Trong đó, sự suy giảm diễn ra cụ thể như sau: Diện tích đất trồng lúa năm 2010 giảm so với năm 2005 là 10,8% Diện tích đất trồng cây lâu năm 2010 giảm so với năm 2005 là 39,2% Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 giảm so với năm 2005 là 48,9% Những diện tích đất nông nghiệp còn lại bao gồm đất trồng cây hàng năm khác và đất cỏ dùng vào chăn nuôi có sự gia tăng trong giai đoạn này, phù hợp với nhu cầu về phát triển sản xuất của người dân. + Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất ở và đất chuyên dùng tiếp tục có sự gia tăng trong giai đoạn này. Trong đó, diện tích đất ở năm 2010 tăng so với năm 2005 là 15,5% và diện tích đất chuyên dùng năm 2010 tăng so với năm 2005 là 71,4%. Nguyên nhân của sự gia tăng giai đoạn này cũng tương tự như giai đoạn 1993 – 2005, tức là phù hợp với sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng cũng như tăng trưởng về dân số trong xã. Diện tích đất có mặt nước chuyên dùng năm 2010 giảm 6,6% so với năm 2005 do chuyển sang các mục đích sử dụng đất nông nghiệp khác. Kết luận: Trong giai đoạn từ năm 1993 tới 2010, việc sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh diễn ra rất nhiều thay đổi, trong đó đáng chú ý là hai đặc điểm nổi bật sau: - Sự biến động sử dụng đất giữa các loại hình đất sản xuất nông nghiệp, đáng chú ý là sự gia tăng của đất trồng lúa (năm 2010 tăng 82% so với năm 2005), suy giảm của đất trồng cây hàng năm khác (năm 2010 giảm 68,2% so với năm 2005) và sự xuất hiện của đất cỏ phục vụ cho chăn nuôi. Sự chuyển đổi này diễn ra cùng với những thay đổi về kinh tế xã hội, trong đó có sự phát triển sinh kế của người dân mà trong phần tiếp theo sẽ có nghiên cứu cụ thể hơn. - Sự chuyển đổi từ các loại hình đất khác sang đất ở, đất chuyên dùng và đất có mặt nước chuyên dùng, dẫn đến sự gia tăng của các loại hình đất này. Sự chuyển đổi này cũng phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa chung của nông thôn Việt Nam, mà xã Tản Lĩnh không phải là ngoại lệ. Sự thay đổi này thể hiện sự gia tăng về dân số cũng như sự phát triển nhanh chóng trong cuộc sống và sản xuất của người dân xã Tản Lĩnh, đòi hỏi cơ sở vật chất hạ tầng cũng cần phải mở rộng để đáp ứng kịp thời. Ngoài ra, diện tích đất mặt nước chuyên dùng giai đoạn này cũng tăng lên do sự mở rộng của hồ Suối Hai nhằm phục vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluanvanthacsi_dinhdangword_53_3667_1869530.docx
Tài liệu liên quan