Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn .ii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .iii
Danh mục bảng biểu. v
Danh mục các hình vẽ, đồ thị.vi
MỤC LỤC.viii
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1. POLYURETHANE. 3
1.1.1. Giới thiệu chung về polyurethane. 3
1.1.2. Phương pháp tổng hợp polyurethane . 4
1.1.3. Các loại polyurethane. 9
1.1.4. Ứng dụng của Polyurethane. 10
1.2. CÁC CHẤT CHỐNG CHÁY. 12
1.2.1. Các hợp chất chống cháy chứa halogen. 13
1.2.2. Các chất chống cháy chứa phốt pho. 14
1.2.3. Các chất chống cháy chứa nitơ . 16
1.2.4. Vật liệu chống cháy cấu trúc nano. 17
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XỐP POLYURETHANE CHỐNG
CHÁY. 21
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 21
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. 23
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ. 25
2.1.1. Hóa chất . 25
2.1.2. Thiết bị . 25
69 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit chống cháy trên nền polyurethane, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hosphinate - OP(OR)R2 và 4) Phốt pho đỏ (Hình 1.7).
16
Hình 1.7. Cấu trúc chung của vật liệu chống cháy phốt pho
1.2.3. Các chất chống cháy chứa nitơ
Hầu hết các chất chống cháy chứa nitơ hoạt động chống cháy trong pha
rắn thông qua quá trình phân hủy thu nhiệt của chúng. Quá trình phân hủy của
FR nitơ hình thành các phân tử khí trơ giúp pha loãng nồng độ khí dễ cháy.
Bên cạnh đó, quá trình phân hủy cũng có thể hình thành lớp muội than trên bề
mặt vật liệu. Lớp than này ngăn cản sự khuếch tán của các sản phẩm phân hủy
dễ cháy của vật liệu và giảm sự tiếp xúc của ngọn lửa và oxi với vật liệu.
Trong số các hợp chất chống cháy chứa nitơ, sản phẩm thương mại
được sử dụng phổ biến nhất là ammonium polyphosphate (APP), melamine
cyanurate (MC), borate melamine và melamine polyphosphate (MPP). Cấu
trúc hóa học của một số FR nitơ thương mại được thể hiện trong Hình 1.8.
Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của một số FR chứa nitơ phổ biến
APP phân hủy khi tiếp xúc với lửa hoặc nhiệt tạo thành amoniac, axit
polyphosphoric và oxit phốt pho. Khi có mặt của một chất cho cacbon như
polyol, một lớp bao phủ trương phồng được hình thành thông qua các chất
trung gian là este phosphoric. Các ứng dụng chính của APP là lớp phủ cho
17
thép, gỗ và làm phụ gia trong nhựa polyeste không bão hòa, epoxit,
polyurethane và polyolefin.
Borate melamine phân hủy thu nhiệt thành các thành phần của nó và
thúc đẩy sự hình thành than khi kết hợp với phosphate.
Melamine phosphate bao gồm melamine orthophosphate (1:1 muối
melamine và axit photphoric), dimelamine orthophosphate (2:1), dimelamine
pyrophosphate, melamine pyrophosphate, và melamine polyphosphate. Trong
đó, MPP là chất chống cháy phổ biến nhất cho polyme. Sự phân hủy thu nhiệt
của MPP tạo ra ammonia, các hợp chất nitơ khác và polyphosphoric axit; sau
đó khử nước của polyme để hình thành than. MPP thường dùng làm chất
chống cháy cho các polyme như polyamide (PA6, PA6.6 gia cố sợi thủy tinh)
và polyeste. Ví dụ, sử dụng 25% MPP trong PA6.6/20% sợi thủy tinh cho khả
năng chống cháy của polyme đạt UL94 V-0. Khi MPP kết hợp với các chất
chống cháy phốt pho tạo ra hiệu ứng tương hỗ, cho phép giảm lượng chất
chống cháy tổng. Ví dụ: sự kết hợp của MPP và phosphinate sử dụng trong
PA6.6 gia cường sợi thủy tinh giúp khả năng chống cháy của polyme đạt
được phân loại UL94 V-0 với tổng lượng chất chống cháy giảm xuống còn
15-20%.
Ưu điểm của các chất chống cháy chứa nitơ là có độc tính thấp, thân
thiện với môi trường, ít tạp chất ngoại lai và quá trình cháy tạo ra ít khói. Tuy
nhiên, các hợp chất chứa nitơ có thể giải phóng ra HCN và NOx trong quá
trình cháy, phụ thuộc vào điều kiện cháy [18].
1.2.4. Vật liệu chống cháy cấu trúc nano
Trong những năm gần đây, các vật liệu nano vô cơ và tổ hợp như ống
nano cacbon, graphen oxit và các dẫn xuất của chúng, các hydroxit lớp kép,
montmorillonite và ống nano hallolar cũng đã được báo cáo là vật liệu có
khả năng chống cháy thân thiện với môi trường. Sự ổn định nhiệt của các vật
liệu cấu trúc nano này tốt, hơn nữa, chúng có khả năng tạo lớp than bao phủ
trên bề mặt vật liệu cháy. Do đó, chúng đã được sử dụng để thay thế một phần
vật liệu chống cháy thông thường. Ưu điểm của việc sử dụng các vật liệu cấu
18
trúc nano là việc đạt được kết quả chống cháy tốt với hàm lượng sử dụng thấp
vì chúng có kích thước hạt nhỏ và phân tán tốt trong nền polyme [19].
1.2.4.1. Ống nano cacbon
Các ống nano cacbon (CNT) có các liên kết cacbon-cacbon sp2 mạnh
hơn liên kết sp3 của kim cương vì vậy CNT có tính chất cơ học cực cao. Các
CNT cho thấy sự khác biệt trong tính chất của chúng như độ bền cơ học, độ
dẫn điện và khả năng chống cháy. Chúng được đánh giá là chất độn có khả
năng kết hợp được với nhiều polyme nhờ hình thái học, diện tích bề mặt riêng
lớn, độ bền kéo (50 GPa) và mô đun Young cao (1-1.8 TPa).
CNT là phụ gia chống cháy thú vị vì chúng có thể hình thành các lớp
than cacbon để bảo vệ bề mặt polyme. Bên cạnh đó, các ống nano còn hoạt
động như một rào cản khí. Sự hình thành một lớp bảo vệ cấu trúc mạng lưới
của các ống nano giúp giảm đáng kể tỷ lệ truyền nhiệt, bởi vì các lớp như vậy
hoạt động như một tấm chắn nhiệt chống lại sự truyền nhiệt từ ngọn lửa tới
vật liệu cháy và sự khuếch tán các khí dễ cháy từ vật liệu phân hủy ra vùng
ngọn lửa. Ngoài ra, các ống nano còn làm tăng độ nhớt của các sản phẩm
nóng chảy và sản phẩm lỏng. CNT cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng cháy
của polyme bằng cách thay đổi sự hấp thu năng lượng và tính dẫn nhiệt của
polyme [19].
1.2.4.2. Hydroxit lớp kép
Các hydroxit lớp kép (LDH), một loại vật liệu xếp lớp vô cơ, gần đây
đã thu hút được sự quan tâm vì các ứng dụng của chúng như là chất phụ gia
cho polyme. Thành phần hóa học của LDH được mô tả bằng công thức
chung:
[M2+1-x M
3+
x(OH)2]
x+.[An-]x/n.mH2O
Trong đó: M2+ là kim loại hóa trị 2 (Ca2+, Mg2+, Zn2+, Ni2+, Co2+, Mn2+,
Co2+ hoặc Fe2+);
M3+ là kim loại hóa trị 3 (Al3+, Cr3+, Mn3+, Fe3+, Co3+ hoặc Ni3+), An- là
anion hóa trị n (ví dụ CO32-, NO3-, PO43-, SO42- hoặc Cl-).
19
Cơ chế chống cháy của LDH được mô tả như sau: LDH giải phóng hơi
nước và cacbon dioxit trong quá trình phân hủy, đẩy mạnh việc pha loãng các
khí dễ cháy sinh ra từ quá trình phân hủy polyme, làm tăng thời gian bắt lửa
và giảm sự giải phóng nhiệt trong quá trình đốt (do quá trình giải phóng hơi
nước và lớp giữa của LDH hấp thụ một lượng nhiệt đáng kể); các sản phẩm
phân hủy nhiệt của LDH có diện tích bề mặt riêng lớn nên có khả năng hấp
thụ khói và khí được tạo ra trong quá trình đốt cháy. Nhiệt phân hủy của LDH
phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của các lớp cation và anion xen giữa. Thông
thường, quá trình phân hủy của LDH diễn ra trong 4 bước:
1. Mất nước hấp phụ vật lý (50 – 200oC)
2. Mất nước lớp giữa
3. Loại bỏ các nhóm hydroxyl từ các lớp thành hơi nước (250 – 500oC)
4. Mất anion lớp giữa, hình thành các oxit kim loại (ví dụ: Al2O3, MgO)
và CO2 (500 – 800oC)
Sự hình thành các oxit kim loại làm cản trở quá trình vận chuyển oxy
và chuyển khối đến và đi từ pha polyme bên dưới bề mặt cháy. Như vậy,
LDH chống cháy bằng cách kết hợp hoạt động pha khí và pha rắn trên vật liệu
cháy [19].
1.2.4.3. Montmorillonite
Các nanoclay smectite là một trong số các chất độn nano được nghiên
cứu nhiều nhất trong lĩnh vực nanocompozit. Trong số các nanoclay smectite
này, montmorillonite (MMT) là nổi bật hơn cả nhờ sự phong phú, thân thiện
với môi trường và tính chất hóa học được nghiên cứu kỹ lưỡng. MMT là một
nanoclay dioctahedral với liên kết lớp 2: 1 với bề mặt ưa nước (Hình 1.9).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng diện tích bề mặt và tỷ lệ chiều rộng/chiều
dày lớn là các đặc tính nổi bật làm cho MMT thích hợp để trở thành một chất
độn gia cường nano quan trọng trong chế tạo nanocompozit [20]. Bên cạnh
tác dụng gia cường, MMT cũng được xem là chất độn giúp cải thiện sự ổn
định nhiệt và khả năng chống cháy của polyme. Một trong những ưu điểm
chính của nanoclay là các lớp silicat trong cấu trúc của chúng có thể được
20
tách ra từng lớp trong các môi trường thích hợp. Khi phân tán trong các nền
polyme, các lớp silicat được tách ra và tạo ra một cấu trúc “mê cung” trong
các polyme, buộc các khí/ hơi phải di chuyển theo một con đường quanh co,
và do đó làm giảm tốc độ thẩm thấu hoặc khuếch tán của chúng.
Hình 1.9. Minh họa cấu trúc mạng (a); ảnh SEM (b) và TEM (c) của MMT
1.2.4.4. Graphit
Graphit được biết đến là một dạng thù hình của cacbon. Các nguyên tử
C trong graphit được sắp xếp theo cấu trúc lục giác trong đó một nguyên tử C
hình thành liên kết cộng hóa trị lai hóa sp2 với ba nguyên tử xung quanh. Các
lớp cacbon của graphit được gọi là graphen. Lực liên kết giữa hai lớp cacbon
là lực Van Der Waal yếu (Hình 1.10) [21].
Graphit có thể giãn nở nhiệt (EG) là một loại graphit được biến tính với
các chất xen kẽ. Các hợp chất xen kẽ được sử dụng rộng rãi nhất để chế tạo
EG là axit sulfuric. Do đó, EG còn được gọi là graphit bisulfat, chúng bao
gồm các lớp cacbon với các ion HSO4- và các phân tử H2SO4 xen giữa các
lớp. Vật liệu này thường được tổng hợp bằng tương tác hóa học trực tiếp của
graphit với H2SO4 đậm đặc và chất oxi hóa (như axit nitric, kali permanganat,
hydro peroxit, ozone, v.v.) [22]. Khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, EG giãn nở
mạnh và hình thành một lớp than cách nhiệt lớn, vì vậy EG là một vật liệu
chống cháy tiềm năng và thú vị cho các polyme.
21
Hình 1.10. Cấu trúc của graphit
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XỐP POLYURETHANE CHỐNG
CHÁY
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Năm 2005, Shi và cộng sự [23] đã nghiên cứu tổng hợp xốp PU cứng tỷ
trọng cao với chất độn EG, sử dụng chất trợ nở là nước. Tính chất cháy của
các composit được đánh giá. Kết quả thể hiện rằng giá trị LOI tăng tuyến tính
với hàm lượng EG. Sự phân hủy nhiệt của xốp được nghiên cứu bằng phương
pháp phân tích nhiệt trọng lượng. Kết quả chỉ ra rằng độ ổn định nhiệt của vật
liệu xốp tăng nhẹ khi thêm 20% khối lượng EG. Tính chất cơ lý của compozit
EG/PUF cũng đã được thảo luận. Nhìn chung, sự có mặt của EG dẫn đến sự
suy giảm của cơ tính của xốp PUF.
Năm 2006, nhóm tác giả này tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của EG với
các kích thước hạt khác nhau đến tính chất chống cháy của xốp PU cứng tỷ
trọng cao. Các kích thước hạt EG khác nhau thu được bằng cách nghiền trong
máy trộn tốc độ cao trong 4 và 13 phút. Các tác giả chứng minh rằng EG ban
đầu (EG0) và EG được nghiền trong 4 phút (EG4) đã cải thiện tính chất chống
cháy của compozit PUF, trong khi đó EG được nghiền trong 13 phút (EG13)
thì không [24].
22
Thirumal và cộng sự [25] đã khảo sát ảnh hưởng của 2 kích thước hạt
(180 và 300 µm) của EG như một phụ gia chống cháy đến cơ tính, hình thái,
độ dẫn nhiệt, tính chất nhiệt và tính chất chống cháy của xốp PU. Nghiên cứu
chỉ ra rằng cơ tính của PUF giảm với sự tăng của hàm lượng EG đối với cả 2
kích thước. Độ dẫn nhiệt của PUF được độn EG thể hiện rằng tính chất cách
nhiệt giảm khi hàm lượng EG tăng. Giá trị LOI của xốp PU được độn với EG
kích thước hạt lớn hơn thể hiện tính chất chống cháy tốt hơn PUF được độn
với EG kích thước hạt nhỏ hơn.
Năm 2019, Pablo Acuña và cộng sự [26] cũng đã so sánh tính chất
chống cháy và tính chất cơ lý của compozit PUF với 3 loại EG với kích thước
hạt và thể tích giãn nở khác nhau. Ba loại EG bao gồm EG1 (thể tích giản nở
= 250 cm3/g, kích thước hạt = 300 µm), EG2 (thể tích giản nở = 350 cm3/g,
kích thước hạt = 300 µm), và EG3 (thể tích giản nở = 350 cm3/g, kích thước
hạt = 500 µm). Kết quả chỉ ra rằng sự giãn nở cao của EG đã làm tăng giá trị
LOI, trong khi đó kích thước hạt lớn hơn của EG đã cải thiện thử nghiệm
cháy đứng. Kết quả kiểm tra nhiệt lượng hình nón cho thấy kích thước hạt EG
lớn hơn làm giảm đỉnh tốc độ giải phóng nhiệt của xốp PU. Hơn nữa, EG có
thể tích giản nở nhiệt lớn hơn dẫn đến sự giảm trong sự hình thành khói. Sự
kết hợp của cả hai đặc điểm này cho kết quả cao. Các tác giả cũng đã chỉ ra
rằng độ bền nén và khả năng cách nhiệt của bọt EG/PUF giảm.
Để cải thiện cơ tính và độ dẫn nhiệt của compozit EG/PUF, một số
nghiên cứu cũng đã được thực hiện. Modesti và cộng sự [27] đã kết hợp
triethylphosphate (TEP) vào compozit EG/polyisocyanurate-polyurethane
(PIR-PUR) sử dụng chất trợ nở n-pentan. Khả năng chống cháy của các hệ
xốp PU đã được nghiên cứu thông qua phân tích nhiệt lượng kế hình nón, chỉ
số LOI và thử nghiệm cháy DIN 4102-B2. Kết quả cho thấy sự có mặt của
TEP trong compozit EG/PIR-PUR đã nâng cao khả năng chống cháy của
compozit này. Hơn thế nữa, các compozit EG-TEP/ PIR-PUR cũng có độ bền
nén và khả năng cách nhiệt tăng đáng kể so với compozit EG/ PIR-PUR. Bian
và cộng sự [28] cũng tổng hợp xốp PU được độn với các hàm lượng EG
và/hoặc vật liệu cầu thủy tinh rỗng kích thước micro (HGM) khác nhau. Tính
23
chất chống cháy của các compozit đã được nghiên cứu bằng chỉ số LOI và các
thử nghiệm cháy đứng và cháy ngang. Compozit chứa 10% khối lượng HGM
và 20% EG có tính chất chống cháy cao nhất với chỉ số LOI đạt 30%. Việc bổ
sung hàm lượng HGM thích hợp đã cải thiện độ bền nén và mô đun nén của
EG/PUF. Khi hàm lượng HGM ở 10% khối lượng, độ bền nén và mô đun của
vật liệu compozit đạt giá trị tối đa.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 2015, TS. Hoàng Thị Đông Quỳ - Trường Đại học Khoa học tự
nhiên, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh đã nghiên cứu khả năng chống cháy của
polyester bất bão hòa khi sử dụng phụ gia chống cháy phosphor [29]. Trong
công bố này, aluminium hydrogen phosphite (AHP) được kết hợp với
triphenyl phosphate (TPP) làm chất chống cháy trên nền nhựa polyeste bất
bão hòa. Kết quả kiểm tra khả năng chống cháy bằng phương pháp UL 94 cho
thấy khả năng chống cháy của vật liệu đã có sự cải thiện đáng kể, cụ thể khi
thêm vào 15% khối lượng AHP kết hợp 15% khối lượng TPP mẫu đạt phân
loại UL94-HB. Ngoài ra, nhóm tác giả này cũng đã nghiên cứu khả năng
chống cháy của vật liệu compozit nhựa gỗ PVC- Bột gỗ (PVC-BG) dựa vào
phụ gia chống cháy phihalogen diammonium hydrogen phosphate (DAP).
PVC có chứa hàm lượng clo cao nên có khả năng chống cháy tốt, nhưng khi
thêm hàm lượng bột gỗ vào khá cao thì khả năng kháng cháy của compozit
PVC – BG giảm rõ rệt. Tuy nhiên, khi thêm 1,5% khối lượng DAP vào
compozit này khả năng chống cháy của vật liệu đã được cải thiện đáng kể, đạt
tiêu chuẩn phân loại V-0 của thử nghiệm UL-94 [30]. Tác giả Phạm Thị Thùy
Linh và cộng sự cũng đã đánh giá khả năng chống cháy của vật liệu compozit
PVC-BG sử dụng triphenylphosphate làm phụ gia chống cháy. Hiệu quả của
phụ gia chống cháy triphenylphosphate (TPP) đã được khảo sát thông qua
phương pháp UL-94, LOI và phương pháp phân tích nhiệt TGA. Với hàm
lượng TPP thêm vào 2,5% khối lượng đã cải thiện đáng kể khả năng chống
cháy của compozit, mẫu đạt chuẩn UL 94 V-0 và giá trị LOI 25% [31].
Có thể thấy rằng, ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về vật liệu chống
cháy, đặc biệt đối với vật liệu xốp PU. Bên cạnh đó, việc kết hợp các vật liệu
24
cấu trúc nano và các chất chống cháy phi-halogen cũng chưa từng công bố ở
Việt Nam. Vì vậy, với mong muốn cải thiện khả năng chống cháy của vật liệu
xốp PU, chúng tôi đã nghiên cứu chế tạo và đánh giá khả năng chống cháy
cũng như cơ tính của các compozit sử dụng các phụ gia chống cháy bao gồm
ammonium polyphosphate, melamine cyanurate và graphit giãn nở nhiệt. Sau
đó, so sánh và lựa chọn một phụ gia chống cháy phù hợp nhất cho nền xốp
PU và tiếp tục cải thiện các tính chất của compozit đó bằng nanoclay hữu cơ.
25
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.1.1. Hóa chất
- Polyol: là hệ Polyol SR650 (độ nhớt: 1560 ± 250 cps ở 25oC) trong đó
bao gồm hỗn hợp các polyete polyol, silicone, chất hoạt động bề mặt và
xúc tác, được cung cấp bởi SyncoPol, Thái Lan.
- Isocyanate: 4,4’-diphenylmethane diisocyanate (4,4’-MDI), NCO 31%,
được cung cấp bởi Tosoh Corporation, Nhật Bản.
- Tác nhân trợ nở là Cyclopentane (C5): độ tinh khiết > 95%, được cung
cấp bởi Zeon Coporation, Nhật Bản.
- Ammonium polyphosphate (APP): (NH4PO3)n với n > 1000 (pha II),
hàm lượng P ≥31% và N ≥14%, kích thước hạt trung bình 15-20 μm,
cung cấp bởi Shifang Changfeng Chemical Co., Ltd., Trung Quốc;
- Melamine cyanurate (MC): C3H6N6·C3H3N3O3, độ tinh khiết ≥ 99,5%,
xuất xứ Sigma – Aldrich.
- Graphit giãn nở nhiệt (EG): kích thước hạt = 100 mesh, độ pH = 5-10,
xuất xứ Trung Quốc.
- Nanoclay: Cloisite 20A, khoảng cách lớp d001 = 31,5 Å, sử dụng chất
biến tính là dimethyl dioctadecyl ammonium chloride, được cung cấp
bởi Shouthern Clay Products Inc., Texas, USA;
2.1.2. Thiết bị
- Cân phân tích điện tử Ohaus®;
- Máy khuấy từ gia nhiệt RCT basic IKA;
- Máy khuấy cơ IKA RW20 digital;
- Tủ sấy Memmert;
- Thiết bị kiểm tra đốt cháy ngọn lửa UL94;
- Các dụng cụ thí nghiệm như cốc thủy tinh, cốc nhựa, thìa cân
26
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Chuẩn bị mẫu xốp PUF
2.2.1.1. Chế tạo compozit trên nền polyurethane
Xốp PU chống cháy được tổng hợp theo phương pháp nở tự do và quy
trình tổng hợp các vật liệu compozit chống cháy trên nền polyme PUF được
thực hiện theo sơ đồ Hình 2.1.
Hình 2.1. Quy trình chế tạo compozit PUF ((*) vòng/ phút)
Thuyết minh quy trình:
Đầu tiên, chất trợ nở cyclopentane được trộn vào polyol với hàm lượng
9% khối lượng polyol. Một lượng nhất định của C5 được cho nhanh vào hỗn
hợp polyol và khuấy mạnh trong vòng 15s để thu được một hỗn hợp đồng
nhất (hỗn hợp A). Sau đó, cân lượng xác định của hỗn hợp A và chất chống
cháy theo số liệu trong Bảng 2.1 cho vào cốc nhựa 500ml có nắp đậy, khuấy
với tốc độ 350 vòng/ phút trong 30 phút để các chất chống cháy phân tán
đồng đều trong hỗn hợp A, thu được hỗn hợp B. Chuyển hỗn hợp B sang máy
Hỗn hợp A
Khuấy 350rpm, 30 phút
Hỗn hợp B
Polyol + C5
Khuấy 2000rpm(*), 15s
Chất chống cháy
Isocyanate
Khuấy 2000rpm, 10s
Compozit PUF
27
khuấy cơ, khuấy hỗn hợp với tốc độ 2000 vòng/ phút và cho nhanh lượng
isocyanate MDI với tỷ lệ mMDI/mhỗn hợp A = 1,4 g/g. Tiếp tục khuấy hỗn hợp
trên trong vòng 10s và bỏ ra khỏi máy khuấy để bọt nở tự do. Kết thúc phản
ứng thu được các mẫu compozit dạng xốp cứng. Đưa các mẫu vào tủ sấy và ủ
ở nhiệt độ 70oC trong vòng 24h để phản ứng polyme hóa xảy ra hoàn toàn.
Cuối cùng mẫu được đưa ra ngoài và được chuẩn bị để nghiên cứu các tính
chất theo kích thước tiêu chuẩn của các phép đo.
Bảng 2.1: Thành phần phối liệu của các compozit trên nền polyurethane
STT Mẫu Polyol + C5
(% kl)(*)
Isocyanate
(% kl)
APP
(% kl)
MC
(% kl)
EG
(% kl)
S1 PUF 41,67 58,33 - - -
S2 5APP/ PUF 39,58 55,42 5 - -
S3 10APP/PUF 37,50 52,50 10 - -
S4 15APP/PUF 35,42 49,58 15 - -
S5 20APP/PUF 33,33 46,67 20 - -
S6 25APP/PUF 31,25 43,75 25 - -
S7 5MC/PUF 39,58 55,42 - 5 -
S8 10MC/PUF 37,50 52,50 - 10 -
S9 15MC/PUF 35,42 49,58 - 15 -
S10 20MC/PUF 33,33 46,67 - 20 -
S11 25MC/PUF 31,25 43,75 - 25 -
S12 5EG/PUF 39,58 55,42 - - 5
28
S13 10EG/PUF 37,50 52,50 - - 10
S14 15EG/PUF 35,42 49,58 - - 15
S15 20EG/PUF 33,33 46,67 - - 20
S16 25EG/PUF 31,25 43,75 - - 25
(*) Phần trăm khối lượng
2.2.1.2. Chế tạo nanocompozit clay/EG/PUF
Quy trình chế tạo các nanocompozit clay/EG/PUF được thực hiện
tương tự quy trình tổng hợp các compozit PUF ở mục 2.2.1.1 với thành phần
phối liệu của các mẫu được thể hiện trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thành phần phối liệu của các nanocompozit clay/EG/PUF
STT Mẫu
Polyol + C5
(% kl)
Isocyanate
(% kl)
EG
(% kl)
Cloisite 20A
(% kl)
1 2,5clay/15EG/PUF 34,38 48,12 15 2,5
2 5clay/15EG/PUF 33,33 46,67 15 5
3 2,5clay/20EG/PUF 32,29 45,21 20 2,5
4 5clay/20EG/PUF 31,25 43,75 20 5
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu tính chất chống cháy
2.2.2.1. Phương pháp đo cháy
a. Phương pháp đo cháy ngang UL94-HB
UL94-HB (Horizontal Burning test) là phương pháp thử nghiệm khả
năng chống cháy của vật liệu với ngọn lửa theo phương ngang. Phương pháp
này được áp dụng dựa theo tiêu chuẩn ASTM D 635-98.
29
25mm 75mm 25mm
Mẫu
45o
Đầu đốt
45o
Hình 2.2. Mô hình thử nghiệm khả năng chống cháy theo phương pháp
UL94-HB
Nguyên tắc đo: Mẫu được chuẩn bị theo kích thước 125 x 13 x 3 mm3
và được chia làm 3 đoạn 25-75-25 mm. Đặt mẫu nằm ngang và nghiêng 45o
theo phương ngang, đốt bằng ngọn lửa với góc nghiêng 45o trong vòng 30
giây hoặc đến khi ngọn lửa cháy đến vị trí 25 mm được đánh dấu. Tính thời
gian cháy trong đoạn 75 mm để tính vận tốc cháy của mẫu.
Vận tốc cháy của mẫu được tính theo công thức:
V = 60 L/t (mm/phút)
Trong đó: L - chiều dài bị cháy (mm)
t - thời gian cháy (s)
Vật liệu đạt phân loại UL94-HB nếu thỏa mãn một trong các điều kiện
sau:
- Không có sự cháy sau khi ngừng đốt
- Sau khi ngừng đốt, mẫu không cháy vượt quá vạch 25mm đầu tiên
- Ngọn lửa tắt trong khoảng 25mm - 100mm.
30
- Vận tốc cháy ≤ 40mm/phút đối với mẫu có độ dày ≥ 3mm.
- Vận tốc cháy ≤ 75mm/phút đối với mẫu có độ dày < 3-13mm
b. Phương pháp đo cháy đứng UL94-V
UL94-V (Vertical Burning Test) là phương pháp thử nghiệm khả năng
chống cháy của vật liệu khi thử nghiệm với ngọn lửa theo phương dọc.
Phương pháp này được áp dụng dựa theo tiêu chuẩn ASTM D 3801.
Mẫu
Đầu đốt
300 mm
Cotton
Hình 2.3. Mô hình thử nghiệm khả năng chống cháy theo phương pháp
UL94-V
Nguyên tắc đo: Mẫu kiểm tra có kích thước 125 x 13 x 3 mm3. Mẫu
được đặt thẳng đứng cố định một đầu bởi giá đỡ. Đặt ngọn lửa có chiều cao
trung bình 20 mm dưới đầu mẫu sao cho nghiêng một góc 45o trong 10 giây,
sau đó đưa ngọn lửa ra ngoài, ghi nhận thời gian cháy lần một của mẫu cho
đến khi tắt. Ngay lập tức đặt ngọn lửa vào đầu mẫu thực hiện thao tác lần hai,
tiếp tục ghi nhận thời gian cháy. Đo 5 mẫu, ghi lại thời gian cháy, thời gian
31
phát sáng sau khi cháy, khả năng cháy tối đa, và sự nhỏ giọt của vật liệu nếu
có.
Tiêu chí đánh giá kết quả đo của phương pháp đo cháy đứng UL94-V
được trình bày trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tiêu chí phân loại khả năng chống cháy của vật liệu theo UL94-V
Tiêu chí
UL94-V
V-0 V-1 V-2
Thời gian cháy sau lần đốt thứ nhất
của mỗi mẫu
≤ 10s ≤ 30s ≤ 30s
Thời gian cháy sau lần đốt thứ hai
của mỗi mẫu
≤ 30s ≤ 60s ≤ 60s
Tổng thời gian cháy sau lần đốt sau
hai lần đốt của 5 mẫu
≤ 50s ≤ 250s ≤ 250s
Cho phép mẫu cotton đặt bên dưới
bắt cháy do sự nhỏ giọt của mẫu
Không Không Có
Các mẫu xốp PU được kiểm tra khả năng chống cháy trên thiết bị đo
cháy đứng và cháy ngang thuộc Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam.
2.2.2.2. Chỉ số oxi giới hạn
Chỉ số oxy giới hạn (Limited oxygen index - LOI) là hàm lượng thể
tích oxy thấp nhất đủ để duy trì sự cháy của vật liệu. Phương pháp này được
xác định dựa trên tiêu chuẩn ASTM D2863.
Nguyên tắc đo: Các mẫu xốp PU được chuẩn bị theo kích thước 10 x 10
x 125 mm3. Mẫu được đặt thẳng đứng trong ống hình trụ có cung cấp hỗn hợp
khí nitơ và oxy. Tùy theo loại vật liệu ta chọn giá trị LOI ban đầu, ngọn lửa sẽ
được đốt ở phần trên mẫu, khi mẫu bắt đầu cháy, di chuyển ngọn lửa và bắt
đầu bấm thời gian, nếu mẫu tắt trong vòng 3 phút, tiếp tục tăng giá trị LOI,
lặp lại quy trình đến khi đạt giá trị LOI thấp nhất mà mẫu cháy hơn 3 phút,
32
ghi nhận giá trị LOI này.
Chỉ số LOI của các mẫu xốp PU được xác định trên thiết bị Yasuda
No.214 của Phòng thí nghiệm trọng điểm Vật liệu polyme và compozit, đại
học Bách khoa Hà Nội.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sự ổn định nhiệt của xốp PU
Sự ổn định nhiệt của các mẫu xốp PU được nghiên cứu bằng phương
pháp phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) trên hệ LABSYS Evo STA, Viện
Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các mẫu được đo
trong môi trường không khí với tốc độ gia nhiệt là 10oC/phút, phạm vi nhiệt
độ đo từ 30 oC đến 800 oC.
2.2.4. Các phương pháp nghiên cứu tính chất cơ lý
2.2.4.1. Độ bền nén
Kiểm tra độ bền nén của các mẫu xốp PU được thực hiện theo tiêu chuẩn
ISO 4898 với kích thước các mẫu là 50 x 50 x 50 mm3 và tốc độ nén là 5
mm/phút. Các phép đo độ bền nén được tiến hành trên hệ Instron 3383 của
Viện Vật liệu xây dựng.
2.2.4.2. Độ dẫn nhiệt
Độ dẫn nhiệt của các mẫu xốp PU được xác định theo tiêu chuẩn DIN
EN 993-15 trên thiết bị THB–500–Transient hot bridge (Linseis), thuộc Trung
tâm phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam. Các mẫu được chuẩn bị theo các kích thước 60 x 40 x 5 mm3.
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu hình thái bề mặt
Hình thái bề mặt của các mẫu compozit PUF trước và sau khi đốt được
quan sát bằng thiết bị hiển vi điện tử truyền qua Hitachi S-4800 với hiệu điện
thế 5kV ở điều kiện nhiệt độ phòng thuộc Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
33
2.2.6. Các phương pháp nghiên cứu khả năng phân tán của vật liệu
cấu trúc nano
2.2.5.1. Nhiễu xạ tia X
Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) được ứng dụng để xác định khoảng
cách lớp cơ bản d001 của nanoclay trước và sau khi phân tán trong nền polyme
từ đó đánh giá được khả năng phân tán của nanoclay hữu cơ trong nền PUF.
Các mẫu được nghiên cứu trên máy D8 Advance Brucker, sử dụng bước sóng
tia X (λ =1,54060 Å) với chế độ quét dò, hiệu điện thế 40kV, cường độ dòng
điện 30mA, tốc độ quét 0,03o /s, góc nhiễu xạ từ 1,5o đến 15o tại Bộ môn Hóa
vô cơ, Trường đại học Khoa học tự nhiên.
2.2.5.2. Kính hiển vi điện tử truyề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_che_tao_vat_lieu_compozit_chong_chay_tre.pdf