MỤC LỤC
STT Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở khoa học 3
1.2 Tình hình sản xuât và nghiên cứu lúa trên thế giới 6
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới 6
1.2.2 Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới 13
1.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu lúa ở Việt Nam 21
1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa 21
1.3.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa trong nước 29
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 39
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1 Nội dung nghiên cứu 40
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.2.1 Đất đai nơi thí nghiệm40
2.2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm40
2.3 Kỹ thuật chăm sóc 42
2.3.1 Ngâm, ủ và làm mạ 42
2.3.2 Làm đất, cấy 42
2.3.3 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc 42
2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 43
2.4.1 Chỉ tiêu chất lượng mạ 43
2.4.2 Chỉ tiêu về hình thái 43
2.4.3 Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển 44
2.4.4 Chỉ tiêu sinh lý 45
2.4.5 Các chỉ tiêu năng suất 45
2.4.6 Tính chống đổ 46
2.4.7 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 46
2.4.8 Đánh giá chất lượng các giống lúa 49
2.4.9 Phương pháp sử lý số liệu 50
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 51
3.1 Đặc điểm thời tiết khí hậu nơi nghiên cứu 51
3.1.1 Nhiệt độ 51
3.1.2 Lượng mưa 53
3.1.3 Ẩm độ 54
3.2 Tình hình sinh trưởng phát triển của mạ 54
3.3. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa thí nghiệm 56
3.4 Chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí nghiệm 59
3.5 Khả năng đẻ nhánh của các dòng giống lúa 62
3.6 Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm 64
3.7 Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống lúa 66
3.8 Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống lúa thí nghiệm 68
3.9 Khả năng chống chịu của các dòng, giống lúa thí nghiệm 71
3.10 Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất 74
3.11 Năng suất thực thu 78
3.12 Chất lượng gạo 80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 83
1. Kết luận 83
1.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 83
1.2. Các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa 83
1.3 Khả năng chống chịu của các dòng giống 83
1.4 Năng suất 84
1.5 Chỉ tiêu về chất lượng 84
2. Đề nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
I Tiếng Việt 86
II Tiếng Anh 89
141 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của một số dòng, giống lúa nhập nội từ Nhật Bản tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Phương pháp theo dõi: Theo quy phạm khảo nghiệm giống lúa quốc
gia năm 2006 [5] và Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa năm
1996 [13].
Sơ đồ thí nghiệm vụ xuân 2008 :
Dải
bảo
vệ
Dải bảo vệ
Dải
bảo
vệ
I
1 3 2
7 5 8
6 9 (Đ/c) 4
II
5 2 1
9 (Đ/c) 4 6
3 8 7
III
2 1 9(Đ/c)
4 6 7
8 5 3
Dải bảo vệ
Sơ đồ thí nghiệm vụ mùa 2008 :
Dải
bảo
vệ
Dải bảo vệ
Dải
bảo
vệ
I
2 1 9(Đ/c)
4 6 7
8 5 3
II
1 3 2
7 5 8
6 9 (Đ/c) 4
III
5 2 1
9 (Đ/c) 4 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
3 8 7
Dải bảo vệ
* Thời gian theo dõi: 10 ngày/lần từ khi cấy đến khi lúa chín, riêng giai
đoạn lúa hồi xanh và trỗ theo dõi liên tục 2 ngày/lần.
2.3. Kỹ thuật chăm sóc
2.3.1. Ngâm, ủ và làm mạ
Thời gian ngâm ủ tùy thuộc vào mùa vụ. Vụ xuân gieo mạ khay, vụ
mùa gieo mạ dày xúc trên ruộng.
2.3.2. Làm đất, cấy
- Làm đất: Đảm bảo kỹ thuật.
- Tuổi mạ cấy 2,5 - 3 lá.
- Mật độ 27 khóm/m2 (khoảng cách 25cm x 15 cm), cấy 1 dảnh/khóm.
- Kỹ thuật cấy: Cấy ngửa tay, sâu 2 - 3 cm.
2.3.3. Biện pháp chăm sóc
* Lượng phân bón: Bón 10 tấn phân chuồng + 100 kg N + 80 kg P2O5 +
100 kg K2O (theo quy trình hiện hành cho giống Khang Dân 18 tại Thái Nguyên).
* Cách bón phân.
- Bón lót : trước khi cấy bón lót toàn bộ lượng phân chuồng + 100%
P2O5 + 40% N + 30% K2O.
- Bón thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh) kết hợp làm cỏ sục bùn : 30% N +
40% K2O.
- Bón thúc lần 2 (trước trỗ 15 - 20 ngày): 30% N + 30% K2O.
* Làm cỏ.
- Lần 1: Sau khi cấy lúa được 15 - 20 ngày.
- Lần 2: Sau lần 1 khoảng 25-30 ngày
* Tưới nước:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
- Khi lúa mới cấy tưới 2 - 3 cm, để lúa nhanh bén hồi rễ xanh. Các giai
đoạn sau: Tưới nông 3 - 5 cm để lúa sinh trưởng bình thường, lúa tốt rút nước
phơi hạn để hạn chế đẻ vô hiệu.
- Giai đoạn làm đòng vào chắc: Lúa cần nhiều nước để tạo năng suất
nên tưới ngập 5 - 10 cm.
2.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
Áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gien lúa của IRRI và
tiêu chuẩn ngành (của Bộ Nông nghiệp & PTNT).
2.4.1. Chỉ tiêu chất lượng mạ
- Ngày gieo mạ.
- Sức sống của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy.
+ Điểm 1: Mạnh - cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1
dảnh.
+ Điểm 5: Trung bình - cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh.
+ Điểm 9: Yếu - cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng.
- Số lá mạ khi cấy.
- Chiều cao cây mạ (cm).
2.4.2. Chỉ tiêu về hình thái
- Chiều dài lá (cm): Đo chiều dài lá ngay dưới lá đòng, đo ở giai đoạn
lúa trỗ.
- Chiều rộng lá (cm): Đo chỗ rộng nhất của lá ngay dưới lá đòng, đo ở
giai đoạn lúa trỗ.
- Màu phiến lá (theo thang điểm): Điểm 1 - xanh nhạt, điểm 2 - xanh,
điểm 3 - xanh đậm, điểm 4 - tím ở đỉnh lá, điểm 5 - tím ở mép lá, điểm 6 - có
đốm tím xen lẫn với màu xanh, điểm 7 - tím (theo dõi ở giai đoạn vươn lóng
đến trỗ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
- Góc lá: Độ mở góc đỉnh lá được đo giữa thân với lá ngay dưới lá
đòng. Theo thang điểm: Điểm 1- đứng, điểm 5 - ngang, điểm 9 - rũ xuống
(theo dõi ở giai đoạn vươn lóng đến làm đòng).
- Góc lá đòng: Đo góc giữa trục bông chính với gốc lá đòng. Theo
thang điểm: điểm 1 - đứng, điểm 3 - trung bình, điểm 5 - ngang, điểm 7 - gập
xuống (theo dõi ở giai đoạn vươn lóng đến làm đòng).
- Độ dài thân (cm): Đo từ mặt đất đến cổ bông, theo dõi ở giai đoạn
chín sữa đến chín.
- Chiều dài bông (cm): Đo từ cổ đến đỉnh bông.
- Chiều dài hạt (mm): Đo từ gốc vỏ mày đến mỏ hạt.
- Chiều rộng hạt (mm): Đo chỗ rộng nhất giữa hai nửa vỏ trấu.
2.4.3. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển
- Ngày cấy.
- Ngày bắt đầu đẻ nhánh.
- Ngày kết thúc đẻ nhánh.
- Ngày làm đòng: Là ngày có 50% số cây làm đòng.
- Ngày bắt đầu trỗ: Là ngày có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá
đòng khoảng 5 cm.
- Ngày kết thúc trỗ: Là ngày có 80% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá
đòng khoảng 5 cm.
- Thời gian trỗ bông: Số ngày từ bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ.
- Thời gian chín (thời gian sinh trưởng): Được tính từ khi gieo đến ngày
chín (80% số bông/quần thể chín) và được chia thành các nhóm.
+ Nhóm chín rất sớm: Dưới 100 ngày
+ Nhóm chín sớm: Từ 100 - 115 ngày
+ Nhóm chín trung bình: Từ 116 - 130 ngày
+ Nhóm chín muộn: Trên 130 ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
- Tổng số dảnh/khóm (dảnh).
- Tỷ lệ thành bông (%).
- Độ thuần đồng ruộng: Điểm 1 - cao; điểm 5 - trung bình; điểm 9 - thấp.
- Độ thoát cổ bông: Điểm 1- tốt; điểm 3 - trung bình; điểm 5 - vừa đúng
cổ bông; điểm 7 - kém.
- Độ cứng cây: Điểm 1 - cứng cây; điểm 5- trung bình; điểm 7- yếu;
điểm 9- rất yếu.
- Độ tàn lá: Điểm 1- Muộn và chậm; điểm 3 - trung bình; điểm 5 - sớm
và nhanh.
- Chiều cao cây khi thu hoạch: cm.
- Tổng thời gian sinh trưởng: Ngày.
2.4.4. Chỉ tiêu sinh lý
- Chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ: đẻ nhánh, làm đòng, trỗ bông, chín
(m
2
lá/m
2
đất), làm theo phương pháp cân nhanh của Suichi Yosida (1985).
- Khả năng tích luỹ chất khô: Ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng, trỗ bông,
chín, lấy mẫu bất kỳ, diệt men ở nhiệt độ 1050C, sấy khô ở nhiệt độ 38 - 400C
đem cân cho tới khi khối lượng các lần cân không thay đổi, rồi quy ra tạ/ha.
2.4.5. Các chỉ tiêu năng suất
- Số bông/m2: Đếm toàn bộ số bông có từ 10 hạt trở lên của các cây
theo dõi, từ đó lấy giá trị trung bình/khóm x 27 khóm/m2 = số bông/m2.
- Số hạt chắc/bông: Đếm toàn bộ số hạt chắc/bông của 15 khóm ở 3 lần
nhắc lại rồi từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt chắc/bông.
- Số hạt lép/bông: Đếm toàn bộ số hạt lép/bông của 15 khóm ở 3 lần
nhắc lại rồi từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt lép/bông.
- Tổng số hạt/bông (hạt).
- Tỷ lệ lép (%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
- Khối lượng nghìn hạt (gram): Hạt thóc đã tách ra khỏi bông, phơi
khô đến độ ẩm 13 - 14% sau đó tiến hành cân khối lượng 1000 hạt bằng
cách như sau:
Đếm mỗi lần 500 hạt, cân 3 lần được khối lượng P1 P2 P3 khi sự sai
khác giữa 2 lần cân < 3% thì khối lượng 1000 hạt được tính theo công thức:
P1 + P2 + P3
M1000 hạt (g) = x 2
3
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) đo đếm trên các cây mẫu theo dõi định sẵn.
Số bông/ m2 x số hạt chắc / bông x P1000 hạt
NSLT = (tạ/ha)
10.000
- Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm, tuốt, phơi khô tới ẩm
độ 13 - 14%, quạt sạch, cân khối lượng rồi cộng với những khóm đã nhổ về
làm thí nghiệm, sau đó quy ra tạ/ha.
2.4.6. Tính chống đổ
Theo dõi ở giai đoạn từ trỗ đến chín tính theo thang điểm:
- Điểm 1: Chống đổ tốt, không đổ.
- Điểm 3: Chống đổ khá, hầu hết các cây đều nghiêng nhẹ.
- Điểm 5: Chống đổ trung bình, hầu hết các cây nghiêng 300 (góc tạo
bởi thân cây và mặt ruộng).
- Điểm 7: Chống đổ yếu, hầu hết các cây bị nghiêng 450.
- Điểm 9: Chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều bị nằm rạp trên mặt đất.
2.4.7. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại
* Rầy nâu: Theo dõi (ở giai đoạn lúa làm đòng) cây chuyển vàng từng
bộ phận hay toàn bộ cây theo thang điểm:
- Điểm 0: Không bị hại.
- Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
- Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy.
- Điểm 5: Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10 - 25% số cây bị cháy
rầy, cây còn lại lùn nặng.
- Điểm 7: Hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn
nghiêm trọng.
- Điểm 9: Tất cả các cây chết.
* Sâu cuốn lá: Theo dõi ở giai đoạn đứng cái làm đòng, tính tỷ lệ bị sâu
ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng dinh
dưỡng theo thang điểm dưới đây:
- Điểm 0: Không có cây bị hại.
- Điểm 1: Từ 1- 10% cây bị hại.
- Điểm 3: Từ 11 - 20 % cây bị hại.
- Điểm 5: Từ 21-35% cây bị hại.
- Điểm 7: Từ 36 - 60% cây bị hại.
- Điểm 9: Từ 61 - 100% cây bị hại.
* Sâu đục thân: theo dõi (ở giai đoạn đứng cái làm đòng) tỷ lệ dảnh
chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến
chín ở 5 khóm điều tra, với 3 lần nhắc lại, đánh giá theo thang điểm.
- Điểm 0: Không bị hại.
- Điểm 1: Từ 1 - 10% dảnh hoặc bông bị hại.
- Điểm 3: Từ 11 - 20% dảnh hoặc bông bị hại.
- Điểm 5: Từ 21 - 30% dảnh hoặc bông bị hại.
- Điểm 7: Từ 31 - 50% dảnh hoặc bông bị hại.
- Điểm 9: Từ 51 -100% dảnh hoặc bông bị hại.
* Bệnh bạc lá: (ở giai đoạn đứng cái làm đòng) đánh giá trên diện tích
lá bị hại tính theo thang điểm:
- Điểm 1: Từ 1 - 5% diện tích lá bị hại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
- Điểm 3: Từ 6 - 12 % diện tích lá bị hại.
- Điểm 5: Từ 13 - 25% diện tích lá bị hại.
- Điểm 7: Từ 26 - 50% diện tích lá bị hại.
- Điểm 9: Từ 51 - 100% diện tích lá bị hại.
* Bệnh khô vằn: (ở giai đoạn đứng cái làm đòng) theo thang điểm
đánh giá độ cao của vết bệnh trên cây gồm có:
- Điểm 0: Không có triệu chứng hại.
- Điểm 1: Vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây.
- Điểm 3: Vết bệnh ở vị trí 20 - 30% chiều cao cây.
- Điểm 5: Vết bệnh ở vị trí 31 - 45% chiều cao cây.
- Điểm 7:Vết bệnh ở vị trí 46 - 65% chiều cao cây.
- Điểm 9: Vết bệnh ở vị trí trên 65% chiều cao cây.
* Bệnh đạo ôn:
Đạo ôn lá (theo dõi ở vụ xuân, tiến hành đánh giá theo thang điểm):
- Điểm 0: Không thấy có vết bệnh.
- Điểm 1: Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa chưa xuất hiện
vùng sinh sản bào tử.
- Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1 - 2mm có viền
nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.
- Điểm 3: Dạng hình vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện
đáng kể ở các lá trên.
- Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơn,
diện tích vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá.
- Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4- 10% diện tích lá.
- Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11 - 25% diện tích lá.
- Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26 - 50% diện tích lá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
- Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51 - 75% diện tích lá.
- Điểm 9: Hơn 75% diện tích lá bị bệnh.
Đạo ôn cổ bông: theo dõi ở vụ mùa, tiến hành đánh giá theo thang
điểm:
- Điểm 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống
bông.
- Điểm 1: Vết bệnh có trên một vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2.
- Điểm 3: Vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục
bông.
- Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc ở phần thân rạ
ở phía dưới trục bông.
- Điểm 7: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có
hơn 30% hạt chắc.
- Điểm 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc
phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
2.4.8. Đánh giá chất lượng các giống lúa
* Chất lượng xay sát:
- Tỷ lệ gạo lật và gạo sát: Sau khi thu hoạch phơi khô quạt sạch. Lấy mỗi
giống 2 kg đem xay (cân khối lượng gạo xay) và sát (cân khối lượng gạo xát),
làm nhắc lại 3 lần rồi tính tỷ lệ gạo lật (gạo xay), gạo sát theo % khối lượng thóc.
- Tỷ lệ gạo nguyên: Lấy 100g gạo xát rồi chọn riêng tất cả hạt gạo
nguyên ra, cân khối lượng gạo nguyên, làm nhắc lại 3 lần. Tính tỷ lệ gạo
nguyên theo % khối lượng gạo xát.
* Chất lượng thương trường: Phương pháp đo đếm và quan sát:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
- Dạng hạt: Đo chiều dài và chiều rộng. Sau đó tỉnh tỷ số chiều
dài/chiều rộng theo phương pháp của Viện nghiên cứu lúa quốc tế và đánh giá
theo thang điểm:
Điểm 1: dạng hình thon dài, tỷ số dài/rộng >3.
Điểm 2: dạng hình trung bình, tỷ số dài/rộng từ 2,1 đến 3.
Điểm 5: dạng hình bầu, tỷ số dài/rộng từ 1,1 đến 2.
Điểm 9: dạng hình tròn, tỷ số dài/rộng < 1,1.
- Đánh giá độ bạc bụng: lấy mẫu điển hình của gạo xát để đánh giá độ
bạc bụng theo % diện tích hạt:
Điểm 0: Không bạc bụng.
Điểm 1: ít (nhỏ hơn 10%).
Điểm 5: Trung bình (11 - 20%).
Điểm 9: Nhiều (lớn hơn 20%).
* Chất lượng chế biến: đánh giá cảm quan bằng cách nấu cơm các loại
gạo giống thí nghiệm, sau đó mời mọi người nếm thử (10 người) và cho điểm
và dựa vào chỉ tiêu phân tích.
- Đánh giá hương thơm khi nấu: bằng phương pháp cho điểm của IRRI:
Điểm 0: Không thơm.
Điểm 1: Hơi thơm.
Điểm 3: Thơm.
- Đánh giá độ dẻo: bằng phương pháp cho điểm của IRRI:
Điểm 1: Không dẻo.
Điểm 2: Trung bình.
Điểm 3: Dẻo.
2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Số liệu được xây dựng thành cơ sở dữ liệu trên Excel. Sau đó số liệu
được xử lý bằng chương trình SAS, IRRISTAT 4.0 bằng các phép phân tích
sau (Hoàng Văn Phụ và Nguyễn Thi Oanh, 2002) [11]:
- Phân tích biến động (Analysis of Variances).
- So sánh số trung bình (Mean Comparison).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu nơi nghiên cứu
Ngành sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Cũng như mọi cây trồng khác, quá trình sinh
trưởng phát triển của cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường trước hết
là điều kiện khí hậu thời tiết. Thời tiết khí hậu là yếu tố quan trọng nhất của
điều kiện sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên nhất đến quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên
điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta nói chung thuận lợi cho sự sinh
trưởng, phát triển của nó, nhưng đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu
bệnh hại phát triển. Nắm vững được diễn biến của thời tiết khí hậu giúp ta
bố trí thời vụ hợp lý.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc địa
hình phức tạp, không đồng nhất, có nhiều đồi núi. Qua theo dõi điều kiện khí
hậu thủy văn ở Thái Nguyên chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1
3.1.1. Nhiệt độ
Lúa là cây ưa nóng, để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một lượng
nhiệt từ 2.000 - 4.5000C tùy thuộc vào giống dài ngày hay ngắn ngày. Nhiệt
độ tối thích cho cây lúa sinh trưởng phát triển là khoảng 20 - 300C tùy thuộc
vào giai đoạn sinh trưởng. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến
đời sống cây lúa. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của hạt lúa,
mạ chậm ra lá, lá vàng, độ thoát bông kém, tỷ lệ lép cao, chín không đều,
khi nhiệt độ dưới 170C bắt đầu ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây
lúa, nhiệt độ dưới 130C cây lúa ngừng sinh trưởng kéo dài có thể chết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Nhiệt độ cao làm giảm khả năng đẻ nhánh, giảm số hoa, giảm tỷ lệ hạt chắc,
khối lượng hạt giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Bảng 3.1: Thời tiết khí hậu năm 2008 ở Thái Nguyên
Chỉ tiêu
Tháng
Nhiệt độ
trung bình
(
0
C)
Tổng lượng mưa
(mm)
Độ ẩm trung
bình (%)
1 14,4 12,3 83
2 13,5 18,4 77
3 20,8 24,6 86
4 24,0 129,7 87
5 26,7 120,8 80
6 28,1 238,8 83
7 28,4 523,3 83
8 28,2 359,7 85
9 27,7 207,1 86
10 26,1 154,1 85
11 20,5 200,1 79
12 17,3 5,3 75
Tổng 1994,2
Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn thành phố Thái Nguyên
Do đặc thù vụ Đông - Xuân ở Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và ở Thái
Nguyên nói riêng có mùa Đông giá lạnh bất thường. Nhiệt độ trung bình trong
vụ xuân năm 2008 tại Thái Nguyên dao động trong khoảng (13,5 - 28,10C),
nhiệt độ các tháng đầu năm tăng dần. Hai tháng đầu năm có đợt rét đậm rét hại
kéo dài 38 ngày, có nhiều ngày nhiệt độ xuống quá thấp dưới 80C, là thời kỳ
làm ngưng trao đổi chất trong cây lúa, đặc biệt là mạ xuân gieo muộn. Rét đậm
kết hợp với gió mùa thổi mạnh làm mạ xuân chết càng nhanh nên chúng tôi
phải gieo mạ lại vì vậy thời vụ muộn hơn hàng năm từ 20 - 30 ngày. (Thông
thường theo lịch vụ xuân hàng năm gieo từ ngày 10/01 - ngày 05/02). Sang
tháng 3 nhiệt độ đã ấm dần lên nhiệt độ trung bình là 20,80C tương đối thuận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
lợi cho lúa trong giai đoạn đầu đẻ nhánh. Từ tháng 4 đến tháng 6 nhiệt độ tăng
từ 24,0 - 28,10C rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và thu hoạch.
Vụ mùa 2008 nhiệt độ trung bình các tháng dao động ít từ 26,1 -
28,4
0
C, thuận lợi cho sinh trưởng thân lá đối với giống lúa Khang Dân 18
(Đ/c) thuộc loài phụ Indica còn đối với các dòng, giống lúa nhập nội thuộc
loài phụ Japonica và giống Khẩu Chan Tan có nguồn gốc ở vùng lạnh Hà
Giang (miền bắc Việt Nam) thì khả năng đẻ nhánh giảm; nhiệt độ tháng 9,
tháng 10 thuận lợi cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng về hạt và thu hoạch.
Tuy nhiên nhiệt độ như vậy cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho
sâu, bệnh phát sinh gây hại trong vụ mùa đặc biệt là sâu cuốn lá, sâu đục thân
và bệnh đạo ôn.
3.1.2.Lượng mưa
Cây lúa là cây cần nước và ưa nước điển hình. Sự thiếu hụt nước ở bất
cứ giai đoạn sinh trưởng nào cũng ảnh hưởng tới năng suất. Theo Goutchin để
tạo ra một đơn vị thân lá, lúa cần 400 - 500 đơn vị nước, để tạo ra 1 đơn vị hạt
lúa cần 300 - 350 đơn vị nước. Để tạo ra 1 gam chất khô cây lúa cần 628 gam
nước trong khi cây ngô chỉ cần 349 gam nước. Lượng mưa cần thiết cho cây
lúa trung bình từ 6 - 7 mm/ngày trong mùa mưa, 8 - 9mm/ngày trong mùa
khô. Lượng mưa thẩm thấu trong ruộng khoảng 0,5 - 0,6 mm/ngày thì một
tháng cây lúa cần khoảng 200 mm và một vụ lúa 5 tháng cần lượng mưa
khoảng 1000mm. Ở những vùng có lượng mưa trên 1000 mm trong 5 - 6
tháng thì đều trồng được lúa.
Trong ruộng lúa, nước là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến điều
kiện tiểu khí hậu. Nước mưa ngoài vai trò là nguồn nước tưới chủ yếu đối với
cây lúa, mưa nhiệt đới còn mang lại nguồn đạm khí trời đáng kể, việc lấy
nước tưới cho lúa cũng cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho ruộng lúa.
Ở vụ xuân năm 2008, từ tháng 2 đến tháng 6 lượng mưa dao động rất
lớn từ (18,4mm - 238,8mm). Tháng 2, tháng 3 lượng mưa chỉ đạt 18,4 -24,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
mm. Vào tháng 4, tháng 5, tháng 6 lượng mưa tăng dần đủ nước tưới thuận lợi
cho cây lúa phát triển.
Ở vụ mùa hầu hết các trà lúa nói chung không thiếu nước, vì lượng
mưa lớn vào tháng 7, tháng 8 và giảm dần vào tháng 9, đầu tháng 10 thuận lợi
cho lúa vào chắc và thu hoạch. Tuy nhiên mưa lớn tập trung vào tháng 7,
tháng 8 dẫn đến xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng trong đất và đặc biệt là việc
lượng mưa quá lớn gây thừa nước trên ruộng cũng ảnh hưởng một phần đến
khả năng đẻ nhánh của cây lúa.
3.1.3. Ẩm độ
Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến cây lúa. Ẩm độ quá cao
khí khổng bị thu hẹp gây khó khăn trong việc bốc hơi nước của cây, lượng CO2
xâm nhập vào cây giảm, tích lũy chất khô trong cây giảm. Ẩm độ quá thấp cây lúa
sinh trưởng, phát triển kém. Từ tháng 2 đến tháng 10 ẩm độ chênh lệch không
nhiều tháng 2 có ẩm độ trung bình thấp nhất là 77%, tháng 4 có ẩm độ trung bình
cao nhất là 87%.
3.2. Tình hình sinh trƣởng phát triển của mạ
Ông cha ta đã nói: “Tốt giống tốt má tốt mạ tốt lúa” để đảm bảo khi cấy
lúa đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển tốt ngoài việc giống phải đảm bảo
thì gieo mạ và chăm sóc sau gieo cũng rất quan trọng. Giai đoạn mạ sinh
trưởng phát triển tốt sẽ là tiền đề cho các giai đoạn sau phát triển tốt hơn. Tiêu
chuẩn mạ tốt là trước khi cấy phải đạt các chỉ tiêu sau: Cứng cây, đanh dảnh,
sinh trưởng khỏe (Nguyễn Đức Thạnh, 2006) [16]. Chất lượng mạ của các
dòng giống lúa thể hiện qua bảng 3.2
Nhìn vào Bảng 3.2 ta thấy: Mạ xuân, mặc dù có cùng tuổi mạ là 20
ngày nhưng ở các dòng, giống khác nhau có chiều cao cây mạ khác nhau ở độ
tin cậy 99%. Chiều cao cây mạ dao động từ (10 - 15cm), đều cao hơn giống
đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó dòng ĐH2 và ĐH50 có chiều cao cây
mạ thấp nhất là 10 cm, cao hơn đối chứng 1,7 cm, dòng ĐH3 có chiều cao cây
mạ lớn nhất là 15 cm, cao hơn đối chứng 6,7 cm. Các dòng, giống khác có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
chiều cao cây mạ lớn hơn đối chứng từ 1,7 đến 6,7 cm. Số lá mạ đạt từ 2,2 -
2,5 lá, sai khác không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Bảng 3.2. Tình hình sinh trưởng phát triển của mạ của các dòng giống lúa
* Sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức xác suất P < 0,05; ns sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng.
LSD 05: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa giữa các CT với α = 0,05; (Pr > F) < 0,01: Sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 99%;
Dòng, giống lúa
Vụ xuân 2008 Vụ mùa 2008
So sánh giữa 2 vụ
(Pr > F)
Số lá mạ
khi cấy
Chiều cao
cây mạ
(cm)
Sức sống
của mạ
(điểm)
Số lá mạ
khi cấy
Chiều cao
cây mạ
(cm)
Sức sống
của mạ
(điểm)
Số lá mạ
khi cấy
Chiều cao
cây mạ
(cm)
ĐH2 2,2 10,0 5 2,8 18,1 1 NS **
ĐH3 2,5 15,0 5 2,7 18,5 1 NS NS
ĐH 9 2,5 10,3 5 3,0 18,4 1 NS **
ĐH 50 2,2 10,0 5 2,7 17,8 1 NS *
ĐH 73 2,2 11,3 5 2,8 17,4 1 NS **
ĐH 77 2,2 11,3 5 3,0 18,3 1 * *
Koshihikari 2,3 13,5 5 3,0 18,3 1 NS *
Khẩu Chan Tan 2,2 10,7 9 3,0 19,4 1 * **
KD18 2,2 8,3 9 3,0 17,6 1 * **
So sánh (Pr > F) NS ** NS **
CV% 15,5 8,5
7,0 1,9
LSD05 1,6 0,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
(Pr > F) F) > 0,05: Sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Để đánh giá sức sống của cây mạ người ta thường chú ý tới một số chỉ
tiêu như màu sắc lá mạ, chiều cao cây, tỷ lệ sống... Do ảnh hưởng của đợt rét
đậm rét hại kéo dài ảnh hưởng đến sức sống của mạ. Tất cả các dòng, giống
lúa nhập nội từ Nhật Bản có chất lượng mạ trung bình được đánh giá điểm 5,
hầu hết các cây mạ không có nhánh đẻ (ngạnh trê), còn giống Khẩu Chan Tan
và giống Khang Dân 18 (đ/c) sức sống của mạ kém hơn, lá mạ ngả màu vàng,
có một số cây mạ bị chết được đánh giá qua thang điểm 9.
Đối với mạ mùa, do điều kiện thời tiết thuận lợi nên mạ của tất cả các
dòng, giống lúa thí nghiệm sinh tưởng phát triển tốt, được đánh giá ở điểm 1.
Chiều cao cây mạ của các dòng, giống lúa đã có sự thay đổi so với vụ xuân.
Dòng ĐH2, ĐH50, ĐH77, có chiều cao cây mạ tương đương so với đối
chứng, các dòng giống khác có chiều cao cây mạ lớn hơn đối chứng. Giống
Khẩu Chan Tan có chiều cao cây mạ lớn nhất là 19,4 cm, cao hơn đối chứng
1,8 cm. Số lá mạ của các dòng, giống thí nghiệm cũng sai khác không có ý
nghĩa thống kê so với đối chứng.
So sánh chất lượng mạ giữa 2 vụ chúng tôi thấy: Sức sống của mạ ở vụ
mùa cao hơn hẳn vụ xuân. Số lá mạ của hầu hết các dòng, giống biến động
không có ý nghĩa so với vụ xuân trừ dòng ĐH77, giống Khẩu Chan Tan và
đối chứng.
Chiều cao cây mạ của các dòng, giống lúa thí nghiệm giữa hai vụ rất
khác nhau. Các dòng, giống ĐH2, ĐH9, ĐH50, ĐH73, Koshihikari, Khẩu
Chan Tan và Khang Dân 18 có chiều cao cây mạ vụ mùa cao hơn vụ xuân
chắc chắn ở độ tin cậy 99%, chiều cao cây mạ vụ mùa của dòng ĐH77 cao
hơn vụ xuân ở độ tin cậy 95%, chỉ có dòng ĐH3 có sự sai khác về chiều cao
cây mạ giữa hai vụ xuân và mùa không chắc chắn.
3.3. Các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển của các dòng, giống lúa thí
nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Thời gian sinh trưởng (TGST) là khoảng thời gian được tính bằng ngày
kể từ khi gieo cho đến khi lúa chín (80% số bông/quần thể chín). Thời gian
sinh trưởng của cây lúa dao động từ 80 - 240 ngày, cá biệt có giống tới 270
như giống lúa nổi hoặc có giống chỉ có 75 ngày (Nguyễn Đức Thạnh, 2006)
[16]. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống và điều kiện
môi trường cây lúa sinh trưởng (mùa vụ, đất đai, kỹ thuật canh tác…) cùng
một giống nhưng trồng trong hai vụ khác nhau thời gian sinh trưởng cũng
khác nhau.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được chia làm hai thời kỳ sinh trưởng
sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
được tính từ gieo đến khi làm đòng. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan
như: Rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn sau,
thời kỳ này có các giai đoạn: Nẩy mầm, mạ, đẻ nhánh, vươn lóng. Thời kỳ sinh
trưởng sinh thực được tính từ khi cây lúa làm đòng cho đến khi chín. Nếu thời
kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định số bông/khóm thì thời kỳ sinh trưởng
sinh thực quyết định số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc. Thời kỳ này chia làm các giai
đoạn: Làm đòng, trỗ bông, chín sữa, vào chắc, chín. Như vậy sự khác nhau về
thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếu khác nhau ở giai đoạn sinh
trưởng sinh dưỡng. Thời gian sinh trưởng sinh thực rất ít biến động, thời gian
từ làm đòng đến trỗ khoảng 30 ngày thời gian từ trỗ đến chín 28 - 30 ngày.
Theo tác giả Bùi Huy Đáp (1980) [7]: Thời gian sinh trưởng của lúa mà
quá ngắn không đủ để cây đẻ nhánh và tạo nên một diện tích lá tốt, nếu thời
gian sinh trưởng quá dài làm cho cây bị che bóng lẫn nhau ảnh hưởng đến quá
trình quang hợp của bộ lá… Do vậy, tìm hiểu thời gian sinh trưởng của cây
lúa là rất cần thiết, là cơ sở để chúng ta bố tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_09_NL_TT_LTC.pdf